Nội dung quản lý nhà nước về lĩnh vực viễn thông

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về viễn thông tại Hà Tĩnh (Trang 67)

Bộ máy tổ chức công tác quản lý nhà nƣớc lĩnh vực viễn thông

Theo thông tƣ liên tịch số 03/2008/TTLT-BTTTT-BNV ngày 30/6/2008 của Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin truyền thông thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và thông tin thuộc UBND cấp huyện thì bộ máy thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực viễn thông tại địa bàn Hà Tĩnh bao gồm:

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nƣớc từ trung ƣơng tới cơ sở.

Sở Thông tin truyền thông làm cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng tham mƣu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực viễn thông, thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của UBND cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Phòng văn hóa và thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có chức năng tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực viễn thông.

Bên cạnh việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ƣơng, Hà Tĩnh đã ban hành nhiều văn bản chuyên ngành hƣớng dẫn và cụ thể

UBND Tỉnh Hà Tĩnh

Sở Thông tin truyền thông

61

hóa các chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc, giải quyết các vƣớng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả; tích cực triển khai các quyết định, quy hoạch, kế hoạch của tỉnh trong lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin, cụ thể nhƣ sau:

Công tác quy hoạch phát triển viễn thông:

Quy hoạch phát triển viễn thông Hà Tĩnh là quy hoạch tổng thể xác định mục tiêu, nguyên tắc, định hƣớng phát triển thị trƣờng viễn thông, cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ, dịch vụ viễn thông và các giải pháp thực hiện.

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 trong đó chỉ rõ định hƣớng phát triển “từng bƣớc xây dựng Hà Tĩnh trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nƣớc” do Thủ tƣớng chính phủ ban hành năm 2012, UBND Hà Tĩnh đã ra quyết định số 2036/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2012 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển Bƣu chính – Viễn thông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2020, trong đó chỉ rõ:

+ Về quan điểm: phát triển viễn thông đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển viễn thông và Internet trong xu thế hội tụ với công nghệ thông tin và truyền thông; xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông với công nghệ hiện đại, độ phủ rộng khắp, tốc độ và chất lƣợng cao; phổ cập các dịch vụ viễn thông cơ bản và Internet, ƣu tiên phát triển nhanh các dịch vụ mới, dịch vụ giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển kinh tế; phát huy mọi nguồn lực mở rộng, phát triển hạ tầng mạng lƣới viễn thông; tạo lập thị trƣờng cạnh tranh, phát triển lành mạnh.

+ Về mục tiêu: phát triển mạng lƣới công nghệ NGN; phát triển nâng cấp mạng thông tin di động lên công nghệ 3G, 4G; ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi nhằm đảm bảo an toàn mạng, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và đảm bảo mỹ quan đô thị; xây dựng hạ tầng viễn thông làm nền tảng cho việc ứng

62

dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử trên địa bàn tỉnh; xây dựng hạ tầng thông tin phục vụ tốt công tác phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh quốc phòng; xây dựng mạng truyền dẫn cáp quang đến năm 2020 đảm bảo 100 % số xã tổ chức đƣợc hội nghị truyền hình trực tuyến qua cáp quang.

+ Về chỉ tiêu phát triển: đến năm 2020 đạt 121.600 thuê bao điện thoại cố định, mật độ 9 thuê bao/100 dân; 1.342.000 thuê bao di động, tỷ lệ số ngƣời sử dụng đạt 80%; 189.618 thuê bao Internet, mật độ 14 thuê bao/100 dân. Ngầm hóa mạng ngoại vi đồng bộ với các ngành Xây dựng, Điện lực, Truyền hình đến năm 2015 đạt tỷ lệ 35 – 45%; đến năm 2020 đạt tỷ lệ 60 - 70 %.

Cấp giấy phép viễn thông

Theo quy định của Nhà nƣớc, Bộ Thông tin truyền thông cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, còn tại các địa phƣơng, trong quá trình thanh tra, kiểm tra chuyên ngành do Bộ TTTT và Sở TTTT tiến hành, nếu phát hiện sai sót, vi phạm nghiêm trọng các nội dung so với giấp phép đƣợc cấp thì đề xuất Bộ TTTT ra quyết định thu hồi giấy phép.

Đối chiếu với số liệu cấp giấy phép viễn thông của Hà Tĩnh tại bảng 2.3, có các nhận xét nhƣ sau:

Về cấp giấy phép dịch vụ viễn thông cố định: tỷ lệ số doanh nghiệp viễn thông đƣợc cấp giấy phép hằng năm đều tăng từ 7 doanh nghiệp năm 2008 lên đến 10 doanh nghiệp năm 2013, tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn còn rất thấp, đến năm 2013 mới có 3 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 30%.

Về cấp giấy phép dịch vụ di động 2G, 3G: số doanh nghiệp viễn thông hoạt động trên tổng số giấy phép đã cấp đạt tỷ lệ cao, trên 80%, nguyên nhân chủ yếu là xu hƣớng dịch vụ di động ngày càng phát triển, ngoài ra, đây

63

cũng là mảng dịch vụ đem lại nhiều lợi nhuận nên các doanh nghiệp viễn thông tập trung đầu tƣ, triển khai hạ tầng và cung cấp dịch vụ.

Về giấy phép dịch vụ di động không có hệ thống truy nhập vô tuyến chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp đăng ký nhƣng đến thời điểm này vẫn chƣa triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ.

Về giấy phép dịch vụ Internet: số doanh nghiệp viễn thông hoạt động trên tổng số giấy phép đã cấp đạt tỷ lệ rất thấp, đến năm 2013 mới chỉ có 4 doanh nghiệp hoạt động trên tổng số 90 giấy phép, đạt tỷ lệ hơn 4%, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do Bộ TTTT tạo điều kiện trong việc cấp giấy phép nhƣng khâu kiểm tra năng lực triển khai hoạt động của doanh nghiệp viễn thông chƣa đƣợc chú trọng nên rất nhiều doanh nghiệp chỉ đăng ký nhƣng không hoạt động.

Đối với tỉnh Hà Tĩnh, hàng năm đều tiến hành công tác kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn, qua đó phát hiện doanh nghiệp Đông dƣơng Mobile có giấy phép đăng ký thiết lập mạng di động năm 2009, tuy nhiên không triển khai hoạt động, đến năm 2012, Sở TTTT Hà Tĩnh đã đề xuất với Bộ TTTT tiến hành thu hồi giấy phép hoạt động của hãng di động này.

Đối với các giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, do số lƣợng doanh nghiệp đăng ký triển khai hoạt động trên địa bàn Hà Tĩnh không nhiều, ngoài ra, để kiểm tra chính xác các nội dung trong giấy phép nhƣ tần số, chủng loại thiết bị sử dụng thì Sở TTTT chƣa đủ các thiết bị chuyên ngành để kiểm tra, phát hiện sai sót.

Thiết lập mạng viễn thông

Đến hết năm 2013, tại Hà Tĩnh có 2 doanh nghiệp thiết lập mạng điện thoại cố định (VNPT, Viettel), 5 doanh nghiệp thiết lập mạng điện thoại di động (Viettel, Vinaphone, Mobiphone, VietnamMobile, Gtel Mobline), 3

64

doanh nghiệp thiết lập mạng internet (VNPT, Viettel, FPT). Các doanh nghiệp đã tiến hành đầu tƣ thiết bị, hạ tầng mạng lƣới, kết nối hệ thống và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trong quá trình triển khai thực hiện, các doanh nghiệp viễn thông gặp một số vƣớng mắc nhƣ: một số khu vực không thi công xây dựng đƣợc trạm BTS do ngƣời dân phản đối, một số tuyến đƣờng không đƣợc cấp phép xây dựng tuyến cáp treo.v.v. Mặc dù năm 2010 Hà Tĩnh đã có chỉ thị tăng cƣờng quản lý và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan tham mƣu nhƣ Sở TTTT, Sở Xây dựng, Sở Giao thông, Sở Công thƣơng, giữa Chính quyền địa phƣơng các cấp, giữa các doanh nghiệp viễn thông, điện lực, cấp nƣớc tuy nhiên thực tế cho thấy việc triển khai đồng bộ giữa các cơ quan nhà nƣớc và các doanh nghiệp vẫn chƣa đảm bảo yêu cầu đề ra.

Quản lý kết nối các mạng và dịch vụ, chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông

Đối với việc kết nối mạng viễn thông, các doanh nghiệp viễn thông tại Hà Tĩnh đã thiết lập các kênh truyền dẫn để đảm bảo tất cả mọi ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp khác nhau đều có thể liên lạc đƣợc với nhau, tập trung chủ yếu ở các dịch vụ sau:

Dịch vụ điện thoại cố định: từ năm 2003, khi Viettel mới triển khai cung cấp dịch vụ điện thoại cố định tại Hà Tĩnh, các khách hàng sử dụng dịch vụ của Viettel khi thực hiện cuộc gọi sang dịch vụ của VNPT đều gặp nhiều khó khăn. Trƣớc tình hình đó, Sở TTTT chỉ đạo Viettel và VNPT tiến hành thiết lập kết nối, đến năm 2013, tổng số kênh truyền dẫn là 12 kênh E1, đảm bảo cho hàng ngàn khách hàng liên lạc thông suốt giữa 2 nhà mạng.

Dịch vụ điện thoại di động và Internet: các nhà mạng tại Hà Tĩnh đều thiết lập kết nối đến hệ thống thiết bị chủ tại Hà Nội, sau đó giữa các nhà mạng tại Hà Nội tiến hành thiết lập kết nối với nhau.

Đối với công tác chia sẻ hạ tầng viễn thông, ngay từ năm 2010, UBND Hà Tĩnh tỉnh ra chỉ thị 21/2010/CT-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2010 về việc tăng cƣờng quản lý và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan tham mƣu nhƣ Sở

65

TTTT, Sở Xây dựng, Sở Giao thông, Sở Công thƣơng, giữa Chính quyền địa phƣơng các cấp, giữa các doanh nghiệp viễn thông, điện lực, cấp nƣớc nhằm tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Ngày 24 tháng 9 năm 2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2012/NĐ-CP quy định về việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật, theo đó, việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông, cung cấp năng lƣợng, chiếu sáng công cộng, cấp nƣớc, thoát nƣớc, viễn thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác đƣợc thực hiện theo nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm, bảo đảm cảnh quan, môi trƣờng, phù hợp với quy hoạch đô thị và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 27 tháng 12 năm 2013, Liên Bộ Xây dựng – Công thƣơng – Thông tin truyền thông đã ban hành thông tƣ liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT quy định dấu hiệu nhận biết các loại đƣờng dây, cáp và đƣờng ống đƣợc lắp vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

Thực hiện chỉ đạo của Trung ƣơng, Hà Tĩnh đã sớm triển khai các văn bản hƣớng dẫn chi tiết thực hiện việc phối hợp sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cụ thể: khi thi công các tuyến đƣờng điện theo dự án nông thôn mới, ngành điện lực và viễn thông đã phối hợp với nhau để sử dung chung 1 cột trên 1 tuyến đƣờng; đối với dự án mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh, việc thi công hệ thống thoát nƣớc đƣợc triển khai đồng bộ với việc di dời, dịch chuyển các tuyến cáp ngầm.

Ngoài việc phối hợp liên ngành, Sở TTTT đã sớm chủ động ban hành kế hoạch sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn Hà Tĩnh, tập trung ở 2 lĩnh vực chính, đó là sử dụng chung hạ tầng trạm BTS và sử dụng chung hệ thống truyền dẫn. Đối với sử dụng chung hạ tầng trạm BTS (chung nhà trạm, chung cột anten), căn cứ vào hơn 1000 BTS hiện có trên địa bàn của các nhà mạng Vinaphone, Viettel, Mobiphone (tính đến hết năm

66

2013), căn cứ vào kế hoạch phát triển mở rộng vùng phủ sóng di động hàng năm của các nhà mạng, Sở TTTT tiến hành lập danh sách các trạm BTS hiện có và đề xuất các khu vực nên sử dụng chung hạ tầng để các doanh nghiệp lựa chọn. Kết quả từ năm 2010 đến năm 2013, đã có hơn 150 trạm BTS đƣợc sử dụng chung, tập trung chủ yếu giữa hai nhà mạng Vinaphone và Mobiphone. Với cách làm tƣơng tự đối với sử dụng chung hệ thống truyền dẫn, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nhƣ VNPT và Viettel đã tiến hành trao đổi sợi cáp quang trên các tuyến đƣờng trục quan trọng nhƣ Quốc lộ 1A, Quốc lộ 8A, một số khu vực vùng sâu, vùng xa nhƣ đồn biên phòng 571 tại huyện Hƣơng Khê, một số xã tại huyện Vũ Quang, đảm bảo an toàn cho mạng lƣới thông tin liên lạc chung nhƣ giảm chi phí đầu tƣ của Nhà nƣớc, của doanh nghiệp.

Quản lý tài nguyên viễn thông

Thực hiện phân cấp của Nhà nƣớc, việc quản lý tài nguyên viễn thông bao gồm: tần số, kho số viễn thông, tên miền và địa chỉ Internet đều do Bộ TTTT tiến hành cấp phép. Tại Hà Tĩnh, chỉ có việc kiểm tra các doanh nghiệp viễn thông sử dụng nguồn tài nguyên với giấy phép đƣợc cấp. Tuy nhiên, công tác kiểm tra gặp nhiều khó khăn vì Sở TTTT không có các thiết bị chuyên dùng để đo kiểm cũng nhƣ năng lực chuyên môn kỹ thuật của cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế, đối với công tác này chủ yếu là việc tự chấp hành của doanh nghiệp.

Công tác quản lý chất lƣợng đối với dịch vụ viễn thông:

Chất lƣợng dịch vụ viễn thông là khả năng đáp ứng yêu cầu hoạt động thông suốt, ổn định, tin cậy của mạng viễn thông và yêu cầu thông tin liên lạc của ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông cả về âm thanh, dữ liệu hoặc hình ảnh, video.

Thông tƣ số 08/2013/TT-BTTTT ngày 26 tháng 3 năm 2013 của Bộ Thông tin truyền thông quy định về quản lý chất lƣợng dịch vụ viễn thông áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng dịch vụ viễn thông; các tổ chức, cá

67

nhân cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Theo quy định, doanh nghiệp viễn thông đƣợc Bô ̣ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông có trách nhiệm thực hiện việc công bố chất lƣợng theo Quy chuẩn kỹ thuâ ̣t quốc gia đối với các dịch vụ viễn thông thuộc “Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lƣợng”, mức chất lƣợng công bố không đƣợc trái với mức quy định của Quy chuẩn kỹ thuâ ̣t quốc gia. Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lƣợng bao gồm 3 dịch vụ: dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ truy nhập Internet công nghệ ADSL.

Căn cứ vào nội dung bản công bố chất lƣợng dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông, Sở Thông tin truyền thông tiến hành lập kế hoạch định kỳ kiểm tra thực hiện tại các doanh nghiệp này. Ngoài ra, khi tiếp nhận các phản ánh của cá nhân, tổ chức về chất lƣợng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn, Sở Thông tin truyền thông đã phối hợp với các đơn vị đo kiểm thuộc Cục Viễn thông – Bộ Thông tin truyền thông để tiến hành kiểm tra, lấy mẫu và yêu cầu doanh nghiệp viễn thông phải thực hiện đúng cam kết về chất lƣợng dịch vụ.

Quản lý giá cƣớc viễn thông, khuyến mại đối với dịch vụ viễn thông

Tại Hà Tĩnh tập trung chủ yếu vào công tác giá cƣớc và quản lý khuyến mãi đối với dịch vụ viễn thông, còn việc quản lý giá cƣớc kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông đã đƣợc Bộ TTTT giám sát thực hiện.

Về quản lý giá cƣớc, tôn trọng quyền định giá của doanh nghiệp theo cơ chế thị trƣờng, các cơ quan quản lý nhƣ Sở Công thƣơng, Sở TTTT chỉ tiếp nhận hồ sơ xây dựng giá cƣớc dịch vụ viễn thông và hồ sơ đăng ký triển khai chƣơng trình khuyến mãi dịch vụ. Ngoài ra, kết hợp trong quá trình thanh tra, kiểm tra,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về viễn thông tại Hà Tĩnh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)