Thành tựu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về viễn thông tại Hà Tĩnh (Trang 85)

Mặc dù chịu nhiều ảnh hƣởng do khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, thiên tai bão lụt nhƣng ngành viễn thông Hà Tĩnh giai đoạn 2008 – 2013 đã thực hiện tốt những mục tiêu đề ra, cùng với sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn, công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực viễn thông đã đạt đƣợc những thành tựu sau:

Thứ nhất, công tác tham mƣu ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực viễn thông tại Hà Tĩnh ngày càng phù hợp với tính hình thực tiễn tại địa phƣơng, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho tổ chức, cá nhân thực hiện, nâng cao tính hiệu lực của công tác quản lý nhà nƣớc về viễn thông.

Thứ hai, công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực viễn thông ngày càng đạt đƣợc hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội, doanh thu của ngành viễn thông ngày càng tăng, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nƣớc tại tỉnh nhà cũng nhƣ đã tạo cơ hội cho tổ chức, cá nhân sử dụng các dịch vụ viễn thông tiên tiến, hiện đại cũng nhƣ rút ngắn khoảng cách số giữa các khu vực, vùng miền.

Thứ ba, theo quyết định số 3401/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2007 của UBND Hà Tĩnh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển bƣu chính, viễn thông đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 có chỉ tiêu phát triển: đến năm 2010 đạt tỷ lệ 40,51 thuê bao điện thoại/100 dân; độ phủ sóng

79

điện thoại đạt 100% số xã; tính đến năm 2010, Hà Tĩnh đã có 854,458 thuê bao, mật độ 69,6 thuê bao/100 dân, vƣợt xa chỉ tiêu đề ra. Riêng chỉ tiêu về độ phủ sóng điện thoại di động, Hà Tĩnh chỉ có xã Hƣơng Quang thuộc huyện Vũ Quang là xã biệt lập còn chƣa có sóng điện thoại di động. Năm 2009, sau khi Việt Nam phóng thành công vệ tinh VSAT-1 vào quỹ đạo, VNPT đã tiến hành lắp đặt trạm BTS sử dụng kết nối qua công nghệ VSAT-IP tại xã này, góp phần đƣa Hà Tĩnh hoàn thành chỉ tiêu 100% số xã có sóng di động.

Thứ tƣ, theo quyết định số 2036/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2012 của UBND Hà Tĩnh về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển bƣu chính, viễn thông giai đoạn 2011 - 2020 có chỉ tiêu “đến năm 2015 đảm bảo 100% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới về Internet”. Dƣới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, một số xã vùng sâu, vùng xa nhƣ xã Hƣơng Lâm, Hƣơng Liên của huyện Hƣơng Khê, Sơn Hồng, Sơn Lĩnh của huyện Hƣơng Sơn đã đƣợc các doanh nghiệp viễn thông lắp đặt các thiết bị nhƣ DSLAM, BTS Node 3G để cung cấp đƣợc dịch vụ Internet qua mạng cố định hoặc sóng di động, hoàn thành chỉ tiêu nói trên, góp phần đƣa Hà Tĩnh là một trong 10 tỉnh cả nƣớc ngay trong năm 2013 đạt tiêu chí 8.1 “Xã có điểm phục vụ bƣu chính, viễn thông” và tiêu chí 8.2 “Xã có Internet đến thôn” trong bộ tiêu chí số 8 của chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020: xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn.

Thứ năm, theo quyết định số 2036/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2012 của UBND Hà Tĩnh về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển bƣu chính, viễn thông giai đoạn 2011 - 2020 có chỉ tiêu phát triển: đến năm 2015 đạt 113,700 thuê bao điện thoại cố định, mật độ 8,8 thuê bao/100 dân; 1.129.000 thuê bao di động, tỷ lệ số ngƣời sử dụng đạt 68%; đến hết năm 2013, Hà Tĩnh đã có hơn 1,039,163 thuê bao điện thoại, với tốc độ tăng trƣởng 15%/năm, ƣớc tính đến năm hết năm 2014, Hà Tĩnh đã có tổng cộng gần 1.270.000 thuê bao, đạt chỉ tiêu đề ra.

80

Thứ sáu, về chỉ tiêu Internet, đến năm 2013 Hà Tĩnh đã có hơn 53 nghìn thuê bao Internet, cùng với việc các doanh nghiệp viễn thông đầu tƣ hơn 500 trạm BTS Node 3G từ năm 2010 đến năm 2013 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thuê bao internet di động 3G. Với tốc độ tăng trƣởng 200%/năm, ƣớc tính đến năm 2014, Hà Tĩnh đã có tổng cộng gần 84.000 thuê bao internet di động 3G. Cùng với việc tốc độ phát triển Internet cố định hơn 20%/năm, dự kiến cuối năm 2014, Hà tĩnh sẽ có gần 45.000 thuê bao. Nhƣ vậy đến cuối năm 2014 sẽ có tổng cộng khoảng 129.000 thuê bao internet, vƣợt chỉ tiêu đề ra năm 2015 đạt 124.618 thuê bao internet.

Thứ bảy, về mạng lƣới truyền dẫn: nhanh chóng hoàn thành các chỉ tiêu 100% số xã, trƣờng học, bệnh viện trong tỉnh đƣợc cung cấp các dịch vụ kết nối cáp quang. Năm 2012, các doanh nghiệp viễn thông bắt đầu triển khai xây dựng mạng truy nhập quang thuê bao FTTx cho thuê bao hộ gia đình nhằm hƣớng đến mục tiêu “quang hóa các dịch vụ viễn thông cố định”, đến năm 2013 đã đạt đƣợc 2% số hộ gia đình (hơn 5.000 hộ) sử dụng các dịch vụ viễn thông nhƣ Internet, truyền hình trên hệ thống cáp quang. Về mạng chuyển mạch: giai đoạn 2012 – 2015 các doanh nghiệp viễn thông đã triển khai xây dựng lớp truy nhập mạng NGN song song với mạng truy nhập quang thuê bao FTTx, hƣớng dần từ công nghệ IPv4 chuyển lên công nghệ IPv6.

Thứ tám, về mạng di động: trong giai đoạn 2008 – 2013 các nhà mạng đã phát triển mới 367 trạm BTS 2G, 657 trạm BTS 3G theo quy hoạch để đảm bảo chất lƣợng dịch vụ điện thoại di động, chống nghẽn mạng, đảm bảo an toàn trong các tình huống nhƣ thiên tai vẫn duy trì tốt thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền cũng nhƣ phát triển kinh tế xã hội, trong đó nổi bật là các doanh nghiệp Viettel, Vinaphone, Mobiphone. Ngoài việc phát triển mới các vị trí trạm thu phát sóng di động, các nhà mạng

81

đã tăng cƣờng công tác sử dụng chung cơ sở hạ tầng, đã có 150 trạm BTS đƣợc sử dụng chung, tập trung chủ yếu giữa Vinaphone và Mobiphone.

Thứ chín, về thị trƣờng viễn thông: Hà Tĩnh đã sớm ban hành và thực hiện đồng bộ các văn bản pháp luật nhằm tạo lập thị trƣờng cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin cùng hợp tác phát triển. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ, kinh doanh cung cấp dịch vụ viễn thông và internet, đặc biệt trong lĩnh vực bán lại dịch vụ, cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền mạng viễn thông.

Thứ mƣời, về phát triển dịch vụ: Khách hàng là tổ chức, cá nhân tại Hà Tĩnh dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn với giá cả phù hợp và chất lƣợng đạt chuẩn. Các doanh nghiệp viễn thông cũng đã chú trọng công tác nâng cao chất lƣợng dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin khi cung cấp cho khách hàng, số lƣợng phản ánh chất lƣợng dịch vụ từ di động đến băng rộng, cố định đã giảm hẳn so với trƣớc đây. Ngoài ra, các doanh nghiệp đã chủ động thực hiện các dịch vụ mới phù hợp với xu hƣớng hội tụ công nghệ giữa viễn thông – công nghệ thông tin – truyền hình, cùng trên một đƣờng truyền dẫn và một thiết bị, khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ gọi điện thoại, truy nhập internet, xem tivi .v.v. Chú trọng triển khai các dịch vụ ứng dụng trên Internet nhƣ chính phủ điện tử, thƣơng mại điện tử, truyền thông đa phƣơng tiện, giải trí. Hà Tĩnh cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông tin triển khai cung cấp các dịch vụ, các ứng dụng cho cơ quan nhà nƣớc thông qua công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử. Hà Tĩnh đã sớm chỉ đạo các Sở ban ngành, UBND cấp huyện phải có trang web, dần đƣa các thủ tục hành chính triển khai qua mạng Internet. Đến nay, 100 % Sở ban ngành, UBND cấp huyện đã có trang web/cổng thông tin điện tử, 80% đã

82

triển khai cung cấp các thủ tục hành chính công cấp độ 1, 2, 3 (công bố quy trình thủ tục, tiếp nhận, trả lời hồ sơ thủ tục đăng ký qua mạng).

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về viễn thông tại Hà Tĩnh (Trang 85)