XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Thu Sang Tên khóa luận: “khảo sát sức sinh sản của một số nhóm heo nái lai tại trại chăn nuôi heo Cẩm Mỹ 4, hu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM HEO NÁI
LAI TẠI TRẠI HEO CẨM MỸ 4 HUYỆN CẨM MỸ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
******************
NGUYỄN THỊ THU SANG
KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM HEO NÁI LAI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO CẨM MỸ 4, HUYỆN
CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành chăn nuôi
Giáo viên hướng dẫn:
TS TRẦN VĂN CHÍNH
Tháng 08/2012
Trang 3XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Thu Sang
Tên khóa luận: “khảo sát sức sinh sản của một số nhóm heo nái lai tại trại chăn
nuôi heo Cẩm Mỹ 4, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.”
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Ngày……tháng…….năm……
Giáo viên hướng dẫn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ thân yêu, người đã sinh ra, nuôi dưỡng, chăm sóc con khôn lớn và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cả đời con, đặc biệt là trong 4 năm con sống xa nhà
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ Môn Di Truyền Giống Động Vật, Quý Thầy Cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tạo điều kiện học tập và truyền đật kiến thức cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Chân thành cảm ơn TS Trần Văn Chính đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể cô, chú, anh chị em kỹ thuật, công nhân viên Trại Chăn Nuôi Cẩm Mỹ 4, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt nhiều kinh nghiệm giúp chúng tôi hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp
Cảm ơn tất cả các bạn trong và ngoài lớp, đặc biệt là bạn Lê Thị Thiên đã động viên, giúp đỡ và cùng tôi thực tập tại trại
Trang 5TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài thực hiện từ ngày 25/12/2011 đến ngày 15/4/2012 tại trại chăn nuôi heo Cẩm
Mỹ 4, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai Nội dung khóa luận là khảo sát và đánh giá một
số chỉ tiêu sinh sản của các nhóm giống heo nái hiện có tại trại
Với 200 heo nái khảo sát và 493 ổ đẻ của 4 nhóm giống: LY (33 con), YL (32 con), (LY)L (68 con), (LY)Y (67 con) được khảo sát Kết quả ghi nhận như sau:
Trung bình quần thể của một số chỉ tiêu về sức sinh sản của đàn heo nái sinh sản: tuổi phối giống lần đầu là 298,16 ngày, tuổi đẻ lứa đầu là 418,71 ngày, số heo con sơ sinh còn sống là 9,75 con/ổ, số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh là 10,62 con/ổ, trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống là 16,07 kg/ổ, số heo con chọn nuôi là 9,64 con/ổ, số heo con cai sữa là 9,79 con/ổ, trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa là 59,03 kg/ổ, trọng lượng heo con cai sữa đã điều chỉnh là 65,05 kg/ổ, số lứa đẻ của nái trên năm là 2,49 lứa/nái/năm
Dựa vào chỉ số sinh sản của nái (SPI), 4 nhóm giống heo được xếp hạng như sau: nhóm giống YL (hạng I) > (LY)L (hạng II) > LY (hạng III) >( LY)Y (hạng IV)
Hệ số tương quan giữa tuổi đẻ lứa đầu và tuổi phối giống lần đầu, giữa số heo con
sơ sinh còn sống và số heo con đẻ ra trên ổ, giữa số heo con chọn nuôi và số heo con sơ sinh còn sống, giữa số heo con đẻ ra trên ổ và số heo con chọn nuôi, giữa số heo con cai sữa và trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đều dương và có tương quan từ tương đối chặt chẽ đến rất chặt chẽ
Hệ số tương quan giữa trọng lượng bình quân heo con cai sữa và số heo con cai sữa, giữa số heo con sơ sinh còn sống và số heo con sơ sinh còn sống đều âm và có sự tương quan yếu với nhau
Trang 6MỤC LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT x
DANH SÁCH CÁC BẢNG xi
Chương 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 đặt vấn đề 1
1.2 mục đích và yêu cầu 2
1.2.1 mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
Chương 2 3
TỔNG QUAN 3
2.1 Giới thiệu về trại Cẩm Mỹ 4 3
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3
2.1.2 Vị trí địa lý 3
2.1.3 Nhiệm vụ và chức năng 3
2.1.4 Cơ cấu đàn 3
2.1.5 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất ở trại Cẩm Mỹ 4 4
2.2 Giống và công tác giống 5
2.2.1 Giới thiệu nguồn gốc con giống 5
Trang 72.2.2 Quy trình chọn lọc hậu bị 5
2.2.3 Công tác phối giống 6
2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản 6
2.3.1 Yếu tố di truyền 6
2.3.2 Yếu tố ngoại cảnh 6
2.4 Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản 9
Chương 3 11
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 11
3.1 Thời gian và địa điểm 11
3.2 Nội dung và phương pháp khảo sát 11
3.2.1 Nội dung 11
3.2.2 Phương pháp 11
3.3 Đối tượng khảo sát 11
3.4 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng đàn heo khảo sát 12
3.4.1 Chuồng trại 12
3.4.2 Thức ăn 13
3.4.3 Nước uống 13
3.4.4 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng 14
3.4.5 Quy trình vệ sinh thú y và tiêm phòng 17
3.4.5.1 Quy trình vệ sinh thú y 17
3.4.5.2 Quy trình tiêm phòng 18
3.5 Các chỉ tiêu khảo sát 19
3.5.1 Tuổi phối giống lần đầu 19
3.5.2 Tuổi đẻ lứa đầu 19
3.5.3 Số heo con trên ổ 19
3.5.4 Số heo con sơ sinh còn sống 19
3.5.5 Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh 19
3.5.6 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống 20
Trang 83.5.7 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh 20
3.5.8 Số heo con chọn nuôi 20
3.5.9 Số heo con giao nuôi 20
3.5.10 Số heo con cai sữa 20
3.5.11 Tuổi cai sữa heo con 20
3.5.12 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa 20
3.5.13 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa 20
3.5.14 Trọng lượng toàn ổ heo con đã điều chỉnh 20
3.5.15 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 21
3.5.16 Số lứa đẻ của nái/năm 22
3.5.17 Số heo con cai sữa của nái trên năm 22
3.5.18 Chỉ số sinh sản heo nái (Sow Productivity Index- SPI) và xếp hạng khả năng sinh sản các giống heo nái 22
3.5.19 Xác định hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu sinh sản 23
3.6 Phương pháp xử lý số liệu 23
Chương 4: 24
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Tỷ lệ khảo sát 24
4.2 Tuổi phối giống lần đầu 24
4.3 Tuổi đẻ lứa đầu 26
4.4 Số heo con đẻ ra trên ổ 27
4.4.1 So sánh giữa các nhóm giống 27
4.4.2 So sánh giữa các lứa đẻ 28
4.5 Số heo con sơ sinh còn sống 28
4.5.1 So sánh giữa các nhóm giống 29
4.5.2 So sánh giữa các lứa đẻ 30
4.6 Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh 31
4.7 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống 32
Trang 94.7.1 So sánh giữa các nhóm giống 32
4.7.2 So sánh giữa các lứa đẻ 33
4.8 Trọng lượng bình quân heo sơ sinh còn sống 33
4.8.1 So sánh giữa các nhóm giống 34
4.8.2 So sánh giữa các lứa đẻ 34
4.9 Số heo con chọn nuôi 35
4.9.1 So sánh giữa các nhóm giống 35
4.9.2 so sánh giữa các lứa đẻ 36
4.10 số heo con giao nuôi 37
4.10.1 So sánh giữa các nhóm giống 38
4.10.2 So sánh giữa các lứa đẻ 38
4.11 Tuổi cai sữa heo con 39
4.11.1 So sánh giữa các nhóm giống 39
4.11.2 So sánh giữa các lứa đẻ 40
4.12 Số heo con cai sữa 41
4.12.1 So sánh giữa các nhóm giống 41
4.12.2 So sánh giữa các lứa đẻ 42
4.13 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa 43
4.13.1 So sánh giữa các nhóm giống 43
4.13.2 So sánh giữa các lứa đẻ 44
4.14 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa 45
4.14.1 So sánh giữa các nhóm giống 45
4.14.2 So sánh giữa các lứa đẻ 46
4.15 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh 47
4.16 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 48
4.17 Số lứa đẻ của nái trên năm 49
4.18 Số heo con sơ sinh còn sống của nái trên năm 50
4.19 Số heo con cai sữa của nái trên năm 51
Trang 104.20 Chỉ số sinh sản heo nái và xếp hạng khả năng sinh sản 52
4.21 Hệ số tương quan và ma trận hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu sinh sản 53
4.21.1 Hệ số tương quan giữa tuổi đẻ lứa đầu và tuổi phối giống lần đầu 53
4.21.2 Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con sơ sinh còn sống và số heo con chọn nuôi 54
4.21.3 Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con sơ sinh còn sống, trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống và trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống 55
4.21.4 Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con cai sữa, trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa và trọng lượng bình quân heo con cai sữa 57
4.21.5 Hệ số tương quan giữa số heo con giao nuôi và số heo con cai sữa 59
4.21.6 Hệ số tương quan giữa trọng lượng bình quân heo con cai sữa và tuổi cai sữa 59
Chương 5 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 60
5.1 Kết luận 60
5.2 Đề nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Phần tiếng Việt: 62
Phần tiếng Anh 67
PHỤ LỤC 67
Phụ bảng 1: danh sách nái với chỉ số sinh sản SPI và xếp hạng trong cùng nhóm giống heo 67
Phụ bảng 2: Các bảng phân tích phương sai 76
Trang 11
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LY : heo nái có cha là giống heo Landrace và mẹ là giống heoYorkshire
YL : heo nái có cha là giống heo Yorkshire và mẹ là giống heo Landrace (LY)L : heo nái có cha là heo lai Landrace x Yorkshire và mẹ là giống heo
Landrace (LY)Y : heo nái có cha là heo lai Landrace x Yorkshire và mẹ là giống heo
SD : độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
CV : hệ số biến dị (Coeffcient of Variance)
SPI : chỉ số sinh sản heo nái (Sow Productivity Index)
ANOVA : bảng phân tích phương sai (Analysis of Variance)
Trang 12DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo ở trại Cẩm Mỹ 4 4
Bảng 3.1 Phân bố số lượng nái và ổ đẻ khảo sát theo nhóm giống và lứa đẻ 12
Bảng 3.2 Định mức khẩu phần ăn cho heo nái sắp sinh 15
Bảng 3.3 Định mức khẩu phần ăn cho heo nái sau khi sinh 16
Bảng 3.4 Quy trình tiêm phòng heo hậu bị 18
Bảng 3.5 Quy trình tiêm phòng heo nái mang thai 18
Bảng 3.6 Quy trình tiêm phòng heo con 19
Bảng 3.7 Bảng hệ số điều chỉnh số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ 19
Bảng 3.8 Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về 21 ngày tuổi 21
Bảng 3.9 Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa 21 ngày tuổi về cùng số con giao nuôi 21
Bảng 3.10 Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa 21 ngày tuổi, cùng số heo con giao nuôi chuẩn về cùng lứa chuẩn 21
Bảng 4.1 Tỷ lệ khảo sát 24
Bảng 4.2 Tuổi phối giống lần đầu 25
Bảng 4.3 Tuổi đẻ lứa đầu 26
Bảng 4.4 Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống 27
Bảng 4.5 Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa 28
Bảng 4.6 Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống 29
Bảng 4.7 Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa 30
Bảng 4.8 Số heo con sơ sinh còn sống đã được điều chỉnh theo nhóm giống 31
Bảng 4.9 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống 32
Bảng 4.10 Trọng lượng toàn ổ heo sơ sinh theo lứa đẻ 33
Trang 13Bảng 4.11 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh theo nhóm giống 34
Bảng 4.12 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh theo lứa đẻ 35
Bảng 4.13 Số heo con chọn nuôi theo nhóm giống 36
Bảng 4.14 Số heo con chọn nuôi theo lứa đẻ 37
Bảng 4.15 Số heo con giao nuôi theo nhóm giống 38
Bảng 4.16 Số heo con giao nuôi theo lứa đẻ 38
Bảng 4.17 Tuổi cai sữa theo nhóm giống 39
Bảng 4.18 Tuổi cai sữa theo lứa đẻ 40
Bảng 4.19 Số heo con cai sữa theo nhóm giống 41
Bảng 4.20 Số heo con cai sữa theo lứa đẻ 42
Bảng 4.21 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo nhóm giống 44
Bảng 4.22 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo lứa đẻ 44
Bảng 4.23 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm giống 45
Bảng 4.24 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ 46
Bảng 4.25 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh theo nhóm giống 47
Bảng 4.26 khoảng cách giữa hai lứa đẻ 48
Bảng 4.27 Số lứa đẻ của nái trên năm 49
Bảng 4.28 Số heo con sơ sinh còn sống nái năm 50
Bảng 4.29 Số heo con cai sữa của nái trên năm 51
Bảng 4.30 Chỉ số sinh sản và xếp hạng các nhóm giống heo nái 52
Bảng 4.31 Hệ số tương quan giữa tuổi đẻ lứa đầu và tuổi phối giống lần đầu 53
Bảng4.32 Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con sơ sinh còn sống và số heo con chọn nuôi 54
Bảng 4.33 Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con sơ sinh còn sống, trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống và trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống 55
Bảng 4.34 Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con cai sữa, trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa và trọng lượng bình quân heo con cai sữa 57
Bảng 4.35 Hệ số tương quan giữa số heo con giao nuôi và số heo con cai sữa 59
Trang 14Bảng 4.36 Hệ số tương quan giữa trọng lượng bình quân heo con cai sữa và tuổi cai sữa
……… 59
Trang 15Từ vấn đề trên, các nhà chăn nuôi trong đó có trại chăn nuôi heo Cẩm Mỹ 4 thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng nhiều khâu: thức ăn, vệ sinh phòng bệnh,chăm sóc, quản lý,…, đặc biệt là con giống và công tác giống là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như hiệu quả trong sản xuất
Vì vậy, việc theo dõi và đánh giá sức sinh sản của đàn heo nái đang được nuôi ở trại chăn nuôi heo Cẩm Mỹ 4, tỉnh Đồng Nai nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ công tác chọn lọc để tạo ra những đàn heo nái lai thật sự có khả năng sinh sản cao, đàn heo có phẩm chất thịt cao giúp cho trại là điều rất cần thiết
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của Bộ Môn Di Truyền Giống, khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn của TS Trần Văn Chính và sự giúp đỡ tạo điều kiện của trại chăn nuôi heo Cẩm Mỹ 4, chúng tôi thực hiện đề tài:
“khảo sát sức sinh sản của một số nhóm heo nái lai tại trại chăn nuôi heo Cẩm
Mỹ 4, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai”
Trang 17Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về trại Cẩm Mỹ 4
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Trại chăn nuôi Cẩm Mỹ 4, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai là một trong những trại trực thuộc Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi CP thuộc tập đoàn Thái Lan liên kết với Việt Nam
Dưới sự hợp tác giữa Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi CP Việt Nam với trại chăn nuôi
tư nhân Hiền Phương
2.1.3 Nhiệm vụ và chức năng
Trại chuyên nuôi heo nái sinh sản và sản xuất heo con để cung cấp heo giống cho các trại nuôi heo thịt thuộc hệ thống Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi CP cũng như ra thị trường trong nước
2.1.4 Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 15/04/2012, đàn heo của trại được trình bày qua bảng 2.1 sau:
Trang 18Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo ở trại Cẩm Mỹ 4
Loại heo Số lượng (con)
Tổng số nái 1231
Nái sinh sản 1163
Nái hậu bị 68
Heo đực giống 16
Heo con theo mẹ 1376
Heo con cai sữa 1453
Tổng đàn 4076
2.1.5 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất ở trại Cẩm Mỹ 4 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của trại Cẩm Mỹ 4 được trình bày qua sơ đồ :
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của trại Cẩm Mỹ 4
Công ty cổ phần chăn nuôi CP
Trưởng trại
Bảo vệ Bảo trì
Kỹ thuật
trại đẻ
Kỹ thuật trại bầu
Bộ phận Pigpro
Điện nước, thiết bị
Làm vườn
Trại
nái
đẻ
Trại
nái mang
thai
Trại hậu bị (cách ly)
Trại nọc
Văn phòng
Nhà bếp
Giặt
đồ
Trang 19Trại gồm có 25 người, trong đó:
Trưởng trại : 1 người
Kĩ thuật : 3 người
Bảo vệ : 2 người
Nấu ăn, làm vườn : 5 người
Trại nái đẻ, nuôi con : 8 người
Trai nái khô, mang thai, hậu bị : 5 người
Trại đực giống : 1 người
2.2 Giống và công tác giống
2.2.1 Giới thiệu nguồn gốc con giống
Heo nái sinh sản chủ yếu được nhập từ các trại cũng thuộc Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi CP như: Minh Lập 2, Hòa Hội 2, Xuân Thọ 3, Trảng Bom 2, Minh Thắng 2 Trại
có các nhóm giống heo nái lai: LY, YL, LYL, LYY
Heo nọc cũng được nhập về tù các trại của CP, gồm có các giống như: Duroc, Pietrain, con lai giữa Duroc và pietrain
2.2.2 Quy trình chọn lọc hậu bị
Do nhiệm vụ và chức năng của trại là sản xuất heo con để cung cấp cho các trại chăn nuôi heo thịt nên trại không có chương trình chọn lọc hậu bị mà chỉ nhận hao nái hậu bị được chọn lọc sẵn từ các trại hậu bị khác về làm nái sinh sản
Heo hậu bị mới nhập về nuôi cách ly ở chuồng cách ly 2 tháng để chích vaccine và theo dõi sức khỏe trước khi đưa về trại Bầu
Mỗi nái sinh sản và hậu bị đều có phiếu theo dõi riêng về ngày phối, ngày đẻ dự kiến và thực tế, đực phối, số lần phối, kết quả sinh sản và thành tích nuôi con của nái đó… các chỉ tiêu này được theo dõi, ghi chép hàng ngày và lưu vào máy tính
Trang 202.2.3 Công tác phối giống
Công tác phối giống ở trại được tiến hành hai lần mỗi ngày vào lúc 7 giờ 30 phút sáng và 15 giờ 30 phút chiều, không cho phối trực tiếp mà gieo tinh nhân tạo mỗi nái được phối lặp lại ít nhất 3 lần vào mỗi chu kỳ động dục
2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
2.3.1 Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền là đặc tính sinh học được tuyền từ thế hệ này sang thế hệ sau những đặc tính tổ tiên ông bà bố mẹ chúng đã có Trong cùng một giống các dòng khác nhau sẽ cho năng suất sinh sản khác nhau vì đó là đặc tính di truyền của chúng (Phạm Trọng Nghĩa, 2003)
Theo Gavil và cộng tác viên (2003), cho rằng tính mắn đẻ của heo nái phần lớn là
do di truyền từ đời trước đến đời sau cho con cháu các đặc tính của mình Đặc tính này không thể thay đổi mặc dù có biện pháp dinh dưỡng tốt và kỹ thuật phối thích hợp, (trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996)
Sự sai lệch về di truyền chịu trách nhiệm đến 50 % của số phôi thai chết, dù vật nuôi ở ngoại cảnh tốt nhất cũng không thể làn cho con vật vượt khỏi tiềm năng di truyền của bản thân nó, (Trần Thị Dân, 2003)
Yếu tố di truyền là yếu tố quan trọng và không thay đổi được vì vậy cần chú ý nhiều đến đời tổ tiên ông bà, cha mẹ trong công tác giống
2.3.2 Yếu tố ngoại cảnh
Một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến khả năng sinh sản đó là yếu tố ngoại cảnh như: tiểu khí hậu chuồng trại, chuồng trại, dinh dưỡng, bệnh tật, quản lý, chăm sóc,…
- Tiểu khí hậu chuồng trại: có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống chăn nuôi tập trung Người ta cần quan tâm các yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, bụi, các khí độc và vi sinh vật
Trang 21+ Ánh sáng giữ vai trò kích thích lên giống, giúp quan sát và phát hiện rõ nái lên giống nơi nhốt nái chờ phối phải có đầy đủ ánh sáng mặt trời và thêm đèn vào buổi tối
để có 10 – 12 giờ sáng/ngày
+ Nhiệt độ: theo Phạm trọng Nghĩa (2003), bầu khí quyển nóng heo càng gặp khó khăn trong việc giải thoát năng lượng sinh ra Do đó sự tiêu thụ dưỡng chất sẽ bị hạn chế dẫn đến giảm tính thèm ăn Đặc biệt trầm trọng khi nhiệt độ tăng đến 350C đối với heo nái sính sản dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao, dặc biệt trong thời gian cho sữa nếu nái giảm tính thèm ăn sẽ giảm khả năng tiết sữa Nhiệt độ cao làm giảm sức sính sản ở chừng mực nào đó, số lượng trứng thụ tinh và số heo con đẻ ra ở mỗi lứa giảm Ngoài ra, người ta còn nhận thấy rằng khí hậu nóng còn làm tăng số nái không lên giống lại và tỷ
lệ thụ thai của nái cũng giảm đi Người ta cũng thấy ảnh hưởng của nhiệt độ đối với heo sinh sản trở nên quan trọng hơn khi nhiệt độ tăng lên 300C
Theo Trần Thị Dân (2003), nhiệt độ trên 290C thì làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ
và biểu lộ lên giống bị xáo trộn nhiệt độ trên 300C với độ ẩm tương đối trên 70 % làm tăng số phôi chết
+ Ẩm độ: ẩm độ giữ vai trò quan trọng trong điều hào thân nhiệt, ẩm độ thích hợp cho vật nuôi là 70 – 75 % Nếu ẩm độ cao: giảm bốc hơi (nóng)/tăng mất nhiệt bằng đối lưu (lạnh) tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật phát triển (trong không khí, chất thải, nền chuồng) Nếu ẩm độ thấp: khô da, niêm mạc, tăng lượng bụi trong không khí, tăng khả năng nhiễm bệnh đường hô hấp (Hồ Thị Kim Hoa, 2009)
+ Độ thông thoáng: cũng ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo nái Nếu chuồng sạch sẽ thông thoáng tốt, không ẩm thấp,… sẽ đưa năng suất sinh sản của heo nái lên tứ 10 – 15 %, ngược lại giảm từ 15 – 30 % (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1999)
Thông thoáng tốt sẽ là một biện pháp hữu hiệu nhất để loại bỏ hơi ẩm, khí, mùi, bụi, các vi sinh vật lây bệnh, đồng thời cải thiện điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi,
Trang 22cung cấp khí sạch và phân phối đồng đều nhưng không tạo gió lùa, kiểm soát nhiệt độ chuồng nuôi (Hồ Thị Kim Hoa, 2009)
- Chuồng trại: chuồng trại cũng góp phần làm tăng khả năng sinh sản của nái Vì vậy chuồng trại cần được xây dựng đúng kỹ thuật, có thiết bị làm mát vào mùa nóng, giữ
ấm vào mùa lạnh, có hệ thống thoát chất thải tốt, ô chuồng có thiết kế phù hợp với nái nuôi con, nái mang thai… Tạo điều kiện tốt cho việc vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý đàn heo nái và heo con theo mẹ
- Dinh dưỡng: là yếu tố quan trọng trong việc phát triển đàn heo nái Cung cấp cho heo đủ các dưỡng chất như: protein, lipid, glucid, khoáng, vitamin, xơ, … sẽ đảm bảo cho sức khỏe của nái cũng như sự phát triển tốt của bào thai
Theo Trần Thị Dân (2003) thì giai doạn 75 – 90 ngày tuổi của thai kỳ không cho ăn quá mức 2 – 2,2 kg/ngày với thức ăn có 2900 – 3000 Kcal/kg thức ăn và 14 – 15 % protein
Heo nái hậu bị với chế độ dinh dưỡng kém sẽ chậm thành thục nhưng nếu cung cấp quá mức nhu cầu dinh dưỡng thì sẽ dẫn đến tình trạng heo bị nâng làm cho heo chậm thành thục
+ Protein: đối với heo có nhiều nạc, nhu cầu protein phải thõa mãn về đủ số lượng
và cân bằng các acidamin thiết yếu thì chúng mới đạt tỷ lệ sử dụng cao nhất, sức sinh sản tối đa Nếu khẩu phần hàng ngày thiếu protein, cơ thể sẽ tự phân giải protein của cơ thể (thường là mô cơ) để tổng hợp những chất cần thiết cho sự sống như: hormone, enzyme,… vì vậy thú gầy gồm, teo cơ, suy nhược… (Võ Văn Ninh, 2004)
+ Lipid: trong khẩu phần của heo, cần có một lượng lipid để tạo sự ngon miệng, chống bụi, dễ hòa tan các sinh tố trong chất béo và để phát triển cơ thể (Võ Văn Ninh, 2004)
+ Glucid: là chất cung cấp năng lượng chủ lực cho cơ thể hoạt động, là nguồn cung cấp chuỗi carbon cho các phản ứng tổng hợp những chất hữu cơ khác (Võ Văn Ninh, 2004)
Trang 23+ Xơ: trong khẩu phần của heo nái phải có tối thiểu 5 % xơ để tạo nhu động ruột, bình thường chống táo bón cho heo nhất là nhóm heo nái chửa, nái nuôi con, sự táo bón làm xáo trộn sinh lý bình thường dẫn đến đẻ khó, kém sữa,… (Võ Văn Ninh, 2004)
- Bệnh tật: heo nái bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và nuôi con, đồng thời làm giảm sức đề kháng của nái đối với bệnh tật Trong quá trình phối giống trực tiếp hay gieo tinh nhân tạo là điều kiện lây lan các bệnh qua đường sinh dục như: bệnh xẩy thai truyền nhiễm, bệnh Leptospirosis, bệnh Brucellosis, hội chứng rối loạn hô hấp sinh sản trên heo … Ngoài ra còn có một số bệnh như: bệnh viêm vú, viêm tử cung, những dị tật trên buồng trứng, … ảnh hưởng đến sinh sản của nái
- Chăm sóc quản lý: có tác dụng không nhỏ đến sức sản xuất của nái, việc chăm sóc tốt giúp nái sinh dễ dàng hơn, ít hao hụt heo con, trọng lượng cai sữa toàn ổ heo con cao, nái phục hồi tốt thể trạng sau khi sinh để chuẩn bị cho kỳ lên giống tiếp theo … Ngược lại, phương thức chăn nuôi, tiêm phòng và chữa bệnh không tốt cùng với mật độ nuôi cao, vệ sinh chuồng trại kém … đều làm giảm khả năng sinh sản của nái
2.4 Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản
Sử dụng các giống heo nái có sức sinh sản cao, nuôi con giỏi, kháng bệnh tốt Heo đực giống hoặc tinh có chất lượng cao
Phải có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý cho nái trong giai đoạn chờ phối, mang thai và nuôi con, chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn heo con theo mẹ, tất cả heo con phải được bú sữa đầu, phòng và trị bệnh kịp thời nhằm nâng cao số heo con theo mẹ, tất
cả heo con phải được bú sữa đầu, phòng và trị bệnh kịp thời nhằm nâng cao số heo con cai sữa và trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa Can thiệp kịp thời những trường hợp đẻ khó
Tùy vào từng giai đoạn và nhu cầu của từng nái mà cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý
Sử dụng phương pháp lên giống đồng loạt để dễ ghép bầy, xuất heo và vệ sinh chuồng trại
Trang 24Phát hiện lên giống kịp thời, phối đúng lúc, đúng kỹ thuật và tránh stress cho nái sau khi phối để tăng tỷ lệ đậu thai
Nái sinh sản kém, bị bệnh, gầy cần thay ngay để nâng cao tỷ lệ sinh sản cho trại heo nái hậu bị cần nuôi cách ly để kiểm tra các bệnh về sinh sản Tiêm phòng trên đàn nái để tránh dịch bệnh xảy ra
Rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ nhằm gia tăng số lứa đẻ của nái/năm như: rút ngắn thời gian cho sữa, rút ngắn thời gian chờ phối sau cai sữa
Trang 25
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: từ ngày 25/12/2011 đến ngày 15/04/2012
Địa điểm: trại chăn nuôi heo Cẩm Mỹ 4, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
3.2 Nội dung và phương pháp khảo sát
3.2.1 Nội dung
Khảo sát, so sánh một số chỉ tiêu sinh sản của heo nái theo nhóm giống và lứa đẻ Xếp hạng khả năng sinh sản của các nhóm giống heo nái
3.2.2 Phương pháp
- Phương pháp trực tiếp: lập phiếu cá thể cho mỗi nái, trên phiếu ghi lý lịch và
thành tích sinh sản của mỗi nái qua các lứa đẻ Kiểm tra, theo dõi, thu thập số liệu hàng ngày các chỉ tiêu khảo sát của mỗi nái đẻ, nuôi con của lứa hiện tại trong thời gian thực tập và ghi vào phiếu theo dõi cá thể (phụ lục 1)
- Phương pháp gián tiếp: sử dụng hồ sơ lưu trữ số liệu các lứa trước của các nái đang khảo sát (đến lứa 3)
Dụng cụ khảo sát: cân 20kg để cân trọng lượng heo con
3.3 Đối tượng khảo sát
Là tất cả các heo nái đẻ, đang nuôi con và heo con sinh ra từ 1 ngày tuổi đến khi cai sữa tại trại trong thời gian thực tập
Nhóm giống heo, số lượng heo nái, số ổ đẻ khảo sát thực tế được trình bày qua bảng 3.1
Trang 26Bảng 3.1 Phân bố số lượng nái và ổ đẻ khảo sát theo nhóm giống và lứa đẻ
Nhóm giống (con) Số nái (con) Lứa đẻ (ổ) Tổng cộng (ổ)
1 2 3
LY 33 33 32 27 92
YL 32 32 26 20 78 (LY)L 68 68 66 41 175
(LY)Y 67 67 59 22 148
Tổng 200 200 183 110 493
3.4 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng đàn heo khảo sát
Heo nái và heo hậu bị được nuôi dưỡng theo từng giai đoạn, từng lứa tuổi của heo
Chuồng trại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh phòng bệnh Các tiến bộ khoa học kỷ
thuật đã được trại áp dụng
3.4.1 Chuồng trại
Toàn bộ trại là hệ thống chuồng kín, nền sàn, má đôi được lợp bằng tôn có trần
cách nhiệt, có giàn làm lạnh ở đầu trại và quạt hút gió ở cuối trại
Trại có 4 khu chuồng nuôi: khu nái đẻ, khu nái bầu, khu cách ly và khu nọc
- Khu nái đẻ: gồm có 6 trại đẻ Mỗi trại đẻ gồm một lối đi ở giữa, hai lối đi hai bên
tương ứng với hai dãy ô chuồng song song nhau, mỗi dãy có 26 ô chuồng bằng khung sắt
dùng cho nái đẻ và heo con theo mẹ Trại có 3 quạt hút gió và 2 giàn làm lạnh
Kích thước ô chuồng (dài x rộng) là (2,2m x 2m) gồm có: ở giữa là lồng sắt nhốt
heo mẹ có kích thước (dài x rộng x cao) là (2,2m x0,6m x0,92m), sàn chuồng heo mẹ là
một tấm đan làm bằng bê tông, sàn chuồng heo con là những tấm đan làm bằng nhựa ráp
lại, có lỗ thoát nước Mỗi ô chuồng được bố trí một máng ăn cho heo mẹ, hai núm uống
cho heo mẹ và heo con; núm uống của heo mẹ lớn, núm uống heo con nhỏ Góc cạnh
cửa chuồng của mỗi ô được bố trí một cái lồng úm làm bằng khung sắt có kích thước là
(dài x rộng): (0,8m x 0,5m), bao quanh là những tấm bao cám, bên trên có đèn để giữ ấm
cho heo
Trang 27- Khu nái bầu:gồm có 2 trại bầu Mỗi trại bầu gồm: 8 dãy chuồng cá thể với 4 lối đi
và 5 lối đi để châm cám, mỗi dãy bao gồm 70 ô cá thể, riêng dãy đầu tiên gần cửa ra vào
có 8 ô nọc gồm 4 ô ở hai dãy đầu có tác dụng nuôi nhốt nọc và thử sự lên giống của heo nái lên giống để xác định thời điểm phối Mỗi ô cá thể (dài x rộng x cao) là: (2 m x 0,67
m x 1,1 m) Mỗi ô chuồng gồm 1 máng ăn bằng inox, hai ô chuồng chung một núm uống
- Khu nọc: gồm một trại nọc có 20 ô chuồng chia làm 2 dãy, mỗi ô ( dài x rộng x cao) là: (2 m x 0,67 m x 1,1 m) Mỗi ô chuồng có một máng ăn và một núm uống Ngoài
ra trại nọc còn có một ô chuồng lớn để lấy tinh có kích thước gấp đôi ô chuồng nọc bình thường và một phòng để thử tinh và phân liều trước khi phối giống Trại có 2 quạt hút gió và 2 giàn lạnh
- Khu cách ly: gồm có 4 ô chuồng, mỗi ô (dài x rộng) là: (5 m x 5 m), nhốt chung
25 con hậu bị mới nhập về vào một ô Mỗi ô gồm một máng ăn tự động loại 75 kg Heo hậu bị mới nhập thay đàn được nhập vào trại cách ly làm vaccine tạo kháng thể tự nhiên sau 6 tuần được chuyển vào trại bầu chuẩn bị phối giống
3.4.2 Thức ăn
Heo ở trại cho ăn thức ăn hỗn hợp dạng viên do Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi CP sản xuất, do lưu hành nôi bộ nên không ghi thành phần lên bao
Heo con tập ăn và heo con cai sữa dùng thức ăn hỗn hợp số 550 SF
Heo hậu bị mới nhập về dùng thức ăn hỗn hợp số 562 P
Heo nái mang thai từ 0 – 14 tuần dùng thức ăn hỗn hợp số 566 SF
Heo nái cai sữa, heo nọc thí tình, heo nọc, heo nái mang thai từ tuần 15 đến lúc đẻ, heo nái nuôi con dùng thức ăn hỗn hợp số 567 SF
3.4.3 Nước uống
Trại sử dụng nguồn nước ngầm được bơm từ các giếng khoan qua xử lý chlorin và đưa lên bồn chứa (40 m3) đặt trên cao 10 m so với mặt đất, nước được phân phối cho các dãy chuồng và từng núm tự động cho mỗi ô chuồng
Trang 283.4.4 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng
- Heo nọc: heo nọc cho ăn khoảng 3 – 3,5 kg thức ăn/ngày (gồm 2 lần: sáng 1,5 –
2 kg, chiều 1 – 1,5 kg) được nuôi ở chuồng thoáng mát, ngày tắm 1 lần
- Heo hậu bị: heo hậu bị được nhập về từ trại heo giống và được nuôi ở khu cách ly khoảng 2 tháng để theo dõi bệnh và tiêm vaccine theo quy trình của công ty sau đó cho lên khu nái mang thai ở khu cách ly với mật độ 2 m2/con, đủ ánh sáng, thông thoáng, mát mẻ, nhiệt độ 26 - 280C, tắm một lần/ngày Cho ăn tự do (thức ăn hỗn hợp 562 P) và uống nước bằng núm uống tự động
- Heo nái cai sữa và heo nái chờ phối: nái nuôi con được khoảng 17 – 27 ngày tiến hành cai sữa, đầu tiên xác định số lượng heo cai sữa, xịt sơn đánh dấu lên lưng heo ngày cai sữa Ngày cai sữa giảm lượng cám xuống 0,5 kg/con, chích AD3E liều lượng 5 ml/con Sau đó lùa heo qua trại Bầu tiến hành tắm heo và xịt ghẻ bằng thuốc Tactik Cho nhịn ăn 1 bữa bên trại Bầu sau đó cho ăn tự do để phục hồi sức khỏe Với heo chờ phối cho ăn 2 kg/con/ngày, heo mới phối xong cho ăn 1,8 kg/con/ngày
- Heo nái mang thai: từ lúc phối đến 12 tuần mang thai ăn thức ăn hỗn hợp 566 SF Sau khi heo được phối xong chuyển sang dãy heo mang thai và cho ăn ngày 1 lần định mức khẩu phần 2 kg/con Từ sau 12 tuần đến hết 13 tuần tùy theo thể trạng và lứa heo
mà cho ăn khẩu phần với heo mập: 2,2 – 2,5 kg/con/ngày, trung bình 2,5 – 3,5 kg/con/ngày, ốm 3,5 – 4 kg/con/ngày Cho ăn một lần vào buổi sáng lúc 6 giờ 30 phút Khoảng 2 tuần trước khi đẻ chuyển sang cho ăn thức ăn hỗn hợp 567 SF với định mức khẩu phần giống như tuần 12 – 13
- Heo nái sắp sinh: cho ăn thức ăn hỗn hợp 567 SF Trước khi đưa heo lên phải vệ sinh chuồng trại Xịt sát trùng nghỉ chuồng 2 ngày, phun vôi nghỉ chuồng 2 ngày Để trống chuồng 5 – 7 ngày mới lùa heo lên Chuồng đẻ phải luôn sạch sẽ và khô ráo, nhiệt
độ chuồng từ 33 – 350C Trước khi sinh 5 – 7 ngày tắm rửa cho nái sạch sẽ và chuyển nái từ trại bầu sang trại đẻ, cho ăn 3 lần/con/ngày vào lúc 7 giờ, 10 giờ, 16 giờ Chuẩn bị
Trang 29trước 3 ngày: lồng úm heo con, tấm lót, bóng đèn 100W, kìm bấm răng, kéo, panh kẹp,
dây cột rốn, khăn lau, cồn, Oxytocin, kháng sinh, cân,
Trước khi đẻ 3 ngày giảm khẩu phần ăn xuống để nái đẻ dễ dàng theo định mức ở
3 ngày trước khi sinh 2,2 kg (1 – 0,5 – 0,7) 2,5 kg (1 – 0,5 – 1)
2 ngày trước khi sinh 1,5 kg (0,5 – 0,5 – 0,5) 2,0 kg (1 – 0,5 – 0,5)
1 ngày trước khi sinh 1,5 kg (0,5 – 0,5 – 0,5) 1,5 kg (0,5 – 0,5 – 0,5)
Ngày đẻ dự kiến và 1,5 kg (0,5 – 0,5 – 0,5) 1,5 kg (0,5 – 0,5 – 0,5) ngày đẻ thực tế
- Heo nái sinh con: ghi chép cẩn thận lên phiếu lồng úm: ngày đẻ, số heo con sinh
ra, trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh, điều trị nái, Trước và sau khi đẻ xong nái cần
được vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra có sót con, sót nhau hay viêm nhiễm Khi nái sinh cần có
mặt kịp thời để đỡ đẻ và can thiệp nái đẻ khó, nếu nái đẻ khó tùy trường hợp mà sử dụng
thuốc hoặc hoặc kết hợp cả hai cách trên để có kết quả tốt nhất
Thuốc dục đẻ là Oxytocin: đang đẻ dùng liều 3 ml/con/lần, đẻ xong dùng liều 5 – 6
ml/con/lần
Thuốc kháng sinh thường dùng là: Vetrimoxin L.A (1 ml/10 kg thể trọng), Amoxin
L.A (1 ml/10 kg thể trọng), Peni Strepto (1 ml/8 – 10 kg thể trọng)
Thường khi nái đẻ từ 5 – 6 con hoặc đẻ xong được chích Oxytoccin và kháng sinh
để giúp heo đẻ con và ra nhau dễ dàng, tránh sót nhau, sót con, viêm nhiễm
Điều trị nái đang đẻ và sau khi đẻ:
Ngày 1 (đang đẻ): tiêm Oxytocin 3 ml/con/lần + kháng sinh (tùy theo thể trọng)
Ngày 2: tiêm Oxytocin 5 – 6 ml/con/lần + kháng sinh (tùy theo thể trọng)
Trang 30Ngày 3: tiêm Oxytocin 5 – 6 ml/con/lần + kháng sinh (tùy theo thể trọng)
Sau khi nái đẻ xong hằng ngày nên kiểm tra dịch hậu sản để phát hiện tình trạng sót
con, sót nhau, viêm nhiễm… có thể làm cho nái bị sốt, liệt, bỏ ăn, sốt sữa…
Nếu còn mủ nhẹ tiếp tục điều tri, nếu mủ nặng thì thục rửa kết hợp tiêm kháng sinh
để chống viêm nhiễm
Ghi vào sổ theo dõi: số heo con sơ sinh còn sống, heo chết, còi,…
Sau khi sinh xong cho nái ăn theo khẩu phần ở bảng 3.3
Bảng 3.3 Định mức khẩu phần ăn cho heo nái sau khi sinh
Lứa 1 ≥ Lứa 2
Thời gian (Sáng – Trưa – Chiều) (Sáng – Trưa – Chiều)
Sau khi sinh 1 ngày 2,0 kg (1 – 0,5 – 0,5) 2,5 kg (1 – 0,5 – 1)
Sau khi sinh 2 ngày 3,0 kg (1 – 1 – 1) 3,5 kg (1,5 – 1 – 1)
Sau khi sinh 3 ngày 4,0 kg (1,5 – 1 – 1,5) 4,5 kg (2 – 1 – 1,5)
Sau khi sinh 4 ngày 5,5 kg (2,5 – 1 – 2) 5,5 kg (2,5 – 1 – 2)
- Heo con theo mẹ: khi heo con sinh được lau chùi sạch sẽ, cột rốn, bấm răng, cắt
đuôi và sát trùng bằng cồn Iod 5%, bỏ vào lồng úm có đèn để sưởi ấm và cho heo con
cứng cáp rồi thả ra cho bú sữa đầu khi heo con được 1 – 3 ngày tuổi nhỏ thuốc ngừa tiêu
chảy NOVA - AMOX 0,5 ml/con/lần
Nếu qua 3 ngày tuổi mà heo con bị tiêu chảy thì nhỏ với liều 1 ml/con/lần (heo <5
kg), liều 2 ml/con/lần (heo >5 kg), ngày 2 lần trong 3 – 4 ngày Nếu heo tiêu chảy nặng
cần kết hợp tiêm AMPIRURE 1ml/con/lần và nhỏ NOVA – AMOX
Từ 1 – 3 ngày tuổi cho heo con uống nước pha Electroline + Amcolin P + dung
dịch Glucose 5% Heo con trên 4 ngày tuổi tập làm quen với thức ăn hỗn hợp dạng viên,
châm ít thức ăn vào máng nhưng châm nhiều lần trong ngày
Khoảng 2 ngày tuổi thì tiến hành chích sắt 1 ml/con/lấn và ampisure 1 ml/con/lần
Sau đó tiến hành bấm tai, thiến và bấm mã số của trại (số 4)
Trang 31Khoảng 3 – 5 ngày tuổi nhỏ thuốc cầu trùng DIACOXIN 5%, nhỏ 1 – 2 giọt/lần/con
Tùy số lượng heo con nhiều hay ít mà tiến hành ghép bầy và loại con dị tật, những con quá yếu hay quá nhỏ (trọng lượng < 800 g) Tiến hành cai sữa heo con giai đoạn 17 – 25 ngày tuổi tùy theo đợt tách và tình trạng sức khỏe của heo con
- Heo nái khô: bao gồm các heo vấn đề như nái lốc mủ, nái sảy thai, nái không mang thai, heo vấn đề chờ phối, heo chờ loại thải, được nuôi tập trung ở một dãy chuồng chiếm khoảng 3% tổng số ô chuồng Nái được đưa về chăm sóc, điều trị theo dõi sức khỏe Nái được cho ăn 3 kg/con/ngày và sử dụng thức ăn hỗn hợp 567 SF Tiến hành xịt, rửa máng ngày một lần vào buổi sáng sau khi heo đã ăn xong Công nhân cho ăn thường xuyên theo dõi và quan sát các biểu hiện bệnh lý hay sự lên giống để báo cáo với
Heo ở trại bầu tắm định kỳ 2 lần/tuần vào thứ 2 và thứ 6, heo trại đẻ không tắm nhưng vệ sinh riêng từng con trước khi đẻ
Xịt ghẻ 2 lần/tháng bằng thuốc Taktic
Khi cai sữa cho heo con xong, chuồng phải được chà rửa sạch sẽ, sát trùng và quét vôi bỏ trống từ 3 – 5 ngày trước khi nhập heo mới
Thường xuyên hốt gầm, khai thông cống rãnh, vệ sinh thay nước hố sát trùng
Các loại thuốc sát trùng thông dụng: vôi, biodine, bioxide, nebutol,… với nồng độ tùy thuộc vào hướng dẫn của từng loại thuốc và có sự luân phiên thay đổi của thuốc thường xuyên để tránh sự kháng mầm bệnh
Trang 32Công nhân phải tắm sát trùng và thay đồng phục của trại trước khi đến khu chăn nuôi, không được mặc đồng phục về khu vực nhà ở Nghiêm cấm mặc quần áo ngoài vào khu vực chăn nuôi, nếu không có việc cần hạn chế việc qua lại giữa các trại
Xe vận chuyển và người trước khi ra ngoài phải được sát trùng
Khách tham quan phải có giấy giới thiệu hoặc người của công ty đưa đến, tất cả đều mặc đồng phục riêng của trại khi vào khu vực chăn nuôi
3.4.5.2 Quy trình tiêm phòng
Quy trình tiêm phòng cho các nhóm giống heo ở các lứa tuổi khác nhau, được trình bày qua bảng 3.4; bảng 3.5; bảng 3.6
Bảng 3.4 Quy trình tiêm phòng heo hậu bị
Thời điểm Loại bệnh
Tuần 2 Giả dại mũi 1 + xổ lãi
Tuần 3 Lở mồm long móng
Tuần 4 Dịch tả
Tuần 5 Hội chứng rối loạn hô hấp, sinh sản
Tuần 6 Giả dại mũi 2
Bảng 3.5 Quy trình tiêm phòng heo nái mang thai
Thời điểm Loại bệnh
Tuần thứ 10 E.Coli1
Tuần thứ 12 Lở mồm long móng + phó thương hàn
Tuần thứ 14 E.Coli2 (E.Coli vaccine)
Định kỳ tiêm vaccine Giả dại cho đàn nái vào tháng 4, 8, 12 trong năm
3 tháng chích vaccine hội chứng rối loạn hô hấp, sinh sản 1 lần vào tháng 2, 5, 8,
11
Trang 33Bảng 3.6 Quy trình tiêm phòng heo con
Thời điểm Loại bệnh
12 – 16 ngày tuổi Viêm phổi
18 – 20 ngày tuổi Dịch tả
3.5 Các chỉ tiêu khảo sát
3.5.1 Tuổi phối giống lần đầu ( ngày)
Là số ngày tuổi tính từ khi heo nái được sinh ra đến khi phối giống lần đầu
3.5.2 Tuổi đẻ lứa đầu ( ngày)
Là số ngày tuổi tính từ khi heo nái được sinh ra đến khi đẻ lứa đầu
3.5.3 Số heo con trên ổ ( con/ổ)
Là số heo con do heo nái đẻ ra kể cả những heo con chết, dị tật, thai khô
3.5.4 Số heo con sơ sinh còn sống (con/ổ)
Là số heo con đẻ ra trên ổ trừ đi những heo con chết, dị tật, thai khô
3.5.5 Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh ( con/ổ)
Số heo con sơ sinh còn sống thay đổi theo lứa đẻ của nái Nên để đánh giá chính
xác về khả năng sinh sản của các giống có các lứa đẻ khác nhau, sử dụng tài liệu về hệ số
điều chỉnh để qui số heo con sơ sinh còn sống về một lứa chuẩn theo phương pháp (
Trang 343.5.6 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống (kg/ổ)
Là tổng trọng lượng heo con sơ sinh còn sống của cả ổ
3.5.7 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh (kg/ổ)
Được tính theo công thức:
TLBQHCSS=Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh/số heo con sơ sinh còn sống
3.5.8 Số heo con chọn nuôi (con/ổ)
Là số heo con sơ sinh còn sống loại đi những heo con yếu, dị tật và trọng lượng nhỏ hơn 800g
3.5.9 Số heo con giao nuôi (con/ổ)
Là số heo con giao cho heo nái nuôi sau khi đã tách ghép bầy cho cân đối trên cơ
sở heo con chọn nuôi
3.5.10 Số heo con cai sữa (con/ổ)
Là số heo con giao nuôi còn sống đến cai sữa
3.5.11 Tuổi cai sữa heo con (ngày)
Là ngày tuổi lúc heo con được cai sữa
3.5.12 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa (kg/ổ)
Là tổng trọng lượng heo con lúc cai sữa của cả ổ
3.5.13 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa (kg/con)
Được tính theo công thức :
TLBQHCCS= Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa/ số heo con cai sữa
3.5.14 Trọng lượng toàn ổ heo con đã điều chỉnh (kg/ổ)
Do đàn heo khảo sát có tuổi cai sữa heo con, số heo con giao nuôi và lứa đẻ không đồng đều nhau giữa heo nái của các giống nên so sánh chính xác chỉ tiêu trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ta phải điều chỉnh về tuổi cai sữa heo con chuẩn (21 ngày), số heo con giao nuôi chuẩn (≥10 con), lứa đẻ chuẩn (lứa 2) gồm 3 bước sau:
Bước 1: Điều chỉnh trọng lượng toàn ổ cai sữa về 21 ngày tuổi bằng cách nhân
thêm hệ số vào trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa tùy theo tuổi cai sữa heo con thực tế
Trang 35Bảng 3.8 Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về 21 ngày tuổi
Bước 2: Dùng trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh ở bước 1, tiếp tục
điều chỉnh về cùng số heo con giao nuôi chuẩn bằng cách cộng thêm hệ số điều chỉnh
Bảng 3.9 Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa 21 ngày tuổi về
cùng số con giao nuôi (NSIF,2004)
Số heo con 1 -2 3 4 5 6 7 8 9 ≥10 giao nuôi
Hệ số cộng thêm 47,11 34,43 27,63 23,10 18,57 13,59 9,51 7,7 0,00 (đã đổi ra kg)
Bước 3: trên cơ sở trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh về 21 ngày
tuổi và cùng số con giao nuôi ở bước 2, tiếp tục điều chỉnh về cùng lứa chuẩn bằng cách cộng với hệ số điều chỉnh về cùng lứa chuẩn
Bảng 3.10 Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa 21 ngày tuổi,
cùng số heo con giao nuôi chuẩn về cùng lứa chuẩn (NSIF,2004) Lứa đẻ 1 2 3 4 5 6 7 8
Hệ số cộng thêm
(đã đổi ra kg) 2,81 0,00 0,45 1,72 2,81 4,30 5,20 6,88
3.5.15 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày)
Là số ngày tính từ khi heo đẻ lứa trước đến lứa kế tiếp
Trang 363.5.16 Số lứa đẻ của nái/năm (SLDNN) (lứa/năm)
Được tính theo công thức:
SLDNN= 365/ khoảng cách giữa hai lứa đẻ
3.5.17 Số heo con cai sữa của nái trên năm (SHCCSNN)
Được tính theo công thức:
SHCCSNN=Số heo con cai sữa trên ổ×số lứa đẻ nái/năm
3.5.18 Chỉ số sinh sản heo nái (Sow Productivity Index- SPI) và xếp hạng khả năng
sinh sản các giống heo nái
Các giống heo nái được xếp hạng khả năng sinh sản dựa vào chỉ số SPI theo
NSIF(2004) trên cơ sở chỉ tiêu số heo con sơ sinh đã điều chỉnh (đánh giá khả năng sinh
đẻ) và trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh (đánh giá khả năng nuôi con)
theo công thức sau:
SPI=100+6,5× (X1 - 1) + 2,2 x (X2 - 2) Trong đó:
X1: số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh của mỗi nái
1: số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh trung bình của quần thể
X2: trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh ở mỗi nái
2: trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh trung bình của quần thể 2,2: là hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã quy đổi từ đơn vị gốc
Pound (lb) sang kilogam (kg)
Nhóm giống heo nái nào có SPI cao nhất là có khả năng sinh sản tốt nhất thì được
xếp hạng nhất
Để xếp hạng sinh sản của từng cá thể heo nái trong một nhóm giống áp dụng công
thức trên nhưng trong đó:
1: số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh trung bình của nhóm tương
đồng
Trang 372: trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh trung bình của nhóm tương đồng.
3.5.19 Xác định hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu sinh sản
Mối tương quan giữa các chỉ tiêu sinh sản sẽ được xác định bằng hệ số tương quan đơn biến (r), được tính bởi công thức sau:
Trong đó:
x: là chỉ tiêu sinh sản 1
y: là chỉ tiêu sinh sản 2
Nếu r = 0: hai chỉ tiêu không tương quan
Nếu r = ± 1: hai chỉ tiêu có tương quan hàm số
Nếu r ≤ 3 hay r ≥ -0,3: hai chỉ tiêu có tương quan yếu
Nếu 0,3 < r ≤ 0,5 hay -0,5 ≤ r < -0,3: hai chỉ tiêu có tương quan vừa
Nếu 0,5 < r ≤ 0,7 hay -0,7 ≤ r < -0,5: hai chỉ tiêu tương quan tương đối chặt chẽ
Nếu 0,7 < r ≤ 0,9 hay -0,9 ≤ r < -0,7: hai chỉ tiêu tương quan chặt chẽ
Nếu 0,9 < r ≤ 1 hay -1 ≤ r < -0,9: hai chỉ tiêu tương quan rất chặt chẽ (Theo Trần Văn Chính, 2010)
3.6 Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm Excel 2007 và Minitab16.0 for widows (Theo Trần Văn Chính, 2010)
Trang 38Nhóm Số nái hiện có tại trại Số nái được khảo Tỷ lệ
giống (con) sát (con) (%)
4.2 Tuổi phối giống lần đầu
Tuổi phối giống lần đầu là một chỉ tiêu phản ánh sự thành thục sớm hay muộn của heo hậu bị cái Tuổi phối giống lần đầu sớm và chu kỳ động dục đều đặn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình sinh sản của heo nái về sau
Trang 39Kết quả được trình bày qua bảng 4.2
Tuổi phối giống lần đầu trung bình của đàn heo nái được khảo sát là 298,16 ngày Tuổi phối giống lần đầu muộn nhất ở nhóm giống (LY)Y (309,33 ngày) và sớm nhất ở nhóm giống YL (285,72 ngày)
Bảng 4.2 Tuổi phối giống lần đầu
Nhóm giống N(nái) (ngày) SD(ngày) CV(%) F
Ghi chú: ns các trung bình khác biệt không có ý nghĩa thống kê mức 5%
Tuy vậy qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về tuổi phối giống lần đầu không
có ý nghĩa với P>0,05
Tuổi phối giống lần đầu của các nhóm giống được sắp xếp theo thứ tự từ sớm đến muộn như sau: YL (285,72 ngày) < (LY)L (294,25 ngày) < LY (295,61 ngày) < (LY)Y (309,33 ngày)
Tại một số trại chăn nuôi heo khác tuổi phối giống lần đầu được ghi nhận bởi Diệp Hồng Linh (2008) là 278,14 ngày, Vũ Kim Bình An (2008) là 282,64 ngày, Vũ Văn Cường (2009) là 269,85 ngày, Lê Thị Ánh Hồng (2010) là 286,42 ngày, Nguyễn Thị Ngọc Yến (2011) là 276,25 ngày đều thấp hơn so với kết quả của chúng tôi khảo sát là 298,16 ngày
Như vậy, tuổi phối giống lần đầu của đàn nái tại trại khá muộn hơn so với các trại khác, nguyên nhân là do trại đã bỏ qua một vài chu kỳ lên giống đầu tiên để nái phát triển hoàn chỉnh và hoàn thiện bộ máy sinh dục, số lượng heo chậm lên giống còn khá nhiều
Trang 404.3 Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu có liên quan đến tuổi phối giống lần đầu cho tới đậu thai và lứa đẻ đầu tiên Tuổi đẻ lứa đầu càng sớm thời gian sử dụng nái càng nhiều Tuổi phối giống lần đầu thích hợp khi cơ thể nái đã có sự trưởng thành về tính dục hoàn chỉnh
Kết quả được trình bày qua bảng 4.3
Tuổi đẻ lứa đầu trung bình của các nhóm giống khảo sát là 418,71 ngày, tuổi đẻ lứa đầu sớm nhất ở giống YL với 408,50 ngày và trễ nhất ở nhóm giống (LY)Y với 431,90 ngày
Bảng 4.3 Tuổi đẻ lứa đầu
Nhóm giống N(nái) (ngày) SD(ngày) CV(%) F
LY 33 415,48 47,84 11,51
YL 32 408,50 62,10 15,20 ns (LY)L 68 412,07 32,23 07,82
(LY)Y 67 431,90 64,47 14,93
Tính chung 200 418,71 52,81 12,61
Ghi chú: ns các trung bình khác biệt không có ý nghĩa thống kê mức 5%
Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về tuổi đẻ lứa đầu giữa 4 nhóm giống không có ý nghĩa với P>0,05
Thứ tự tuổi đẻ lứa đầu giữa các nhóm giống tăng dần như sau: YL (408,50 ngày)< (LY)L (412,07 ngày) < LY (415,48 ngày) < (LY)Y (431,90 ngày)
Do nhóm giống YL có tuổi phối giống lần đầu sớm nên tuổi đẻ lứa đầu sớm, và ngược lại với nhóm giống (LY)Y
Tuổi đẻ lứa đầu của heo nái được khảo sát bởi: Lê Thị Ánh Hồng (2010) là 421,12 ngày thì cao hơn nhưng theo Diệp Hồng Lin (2008) là 407,63 ngày, Đinh Trường Sinh (2009) là 372,87 ngày, Võ Nhật Khánh (2011) là 416,12 ngày lại thấp hơn kết quả của chúng tôi khảo sát là 418,71 ngày Nguyên nhân gây ra sự khác biệt này có thể do cách