KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ GIỐNG HEO NÁI LAI TẠI TRẠI I CỦA CÔNG TY TNHH SAN MIGUEL HORMEL VN Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Công Nghệ Sản Xuất Th
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI –THÚ Y
***********
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ GIỐNG HEO NÁI LAI TẠI TRẠI I CỦA CÔNG TY
TNHH SAN MIGUEL HORMEL (VN)
SVTH : CAO THỊ THANH VÂN
Trang 2KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ GIỐNG HEO NÁI LAI TẠI TRẠI I CỦA CÔNG TY
TNHH SAN MIGUEL HORMEL (VN)
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Công Nghệ
Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi
Giáo viên hướng dẫn
TS VÕ THỊ TUYẾT
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 08/2012
Trang 3ii
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: CAO THỊ THANH VÂN
Tên luận văn: “Khảo sát sức sinh sản của một số giống heo nái lai tại trại I của Công Ty TNHH San Miguel Hormel(VN)
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi khóa luận tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi – Thú Y ngày………
Giáo viên hướng dẫn
TS VÕ THỊ TUYẾT
Trang 4iii
LỜI CẢM TẠ
Suốt cả đời nhớ ơn bố mẹ
Bố mẹ đã có công sinh thành, cực khổ nuôi nấng, dạy dỗ điều hay lẽ phải và luôn lo lắng chăm sóc cho con để có được ngày hôm nay
Thành kính biết ơn
TS Võ Thị Tuyết đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất cho
em trong suốt thời gian dài làm và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đạị Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y – Bộ Môn Di Truyền Giống Động Vật, cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho chúng em trong suốt quá trình học tập
Ban Giám Đốc Công Ty TNHH San Miguel Hormel(VN), Ban chủ nhiệm trưởng trại I, cùng các cô, chú, anh chị em công nhân viên của trại I đã hết lòng giúp
đỡ, truyền đạt kinh nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian thực tập
Cám ơn
Tập thể lớp Thức Ăn 34, tất cả bạn bè, người thân đã ủng hộ, động viên Nhờ
đó đã taọ động lực cho tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
Trang 5
iv
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Qua thời gian thực tập từ ngày 09/01/2012 đến 30/04/2012 tại Trại I của Công
Ty TNHH San Miguel Hormel(VN) với mục đích khảo sát sức sinh sản của heo nái thuộc nhóm giống nái lai đang nuôi tại trại I của công ty
Chúng tôi đã khảo sát được 208 nái với 968 ổ đẻ thuộc 4 nhóm giống: YL(79 nái), LY(26 nái), L(YL)(4 nái), L(LY)(99 nái) Kết quả trung bình chung chúng tôi ghi nhận được ở một số chỉ tiêu về thành tích sinh sản của đàn heo khảo sát như sau:
Đàn heo có tuổi đẻ lứa đầu là 395 ngày, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 162 ngày
và số lứa đẻ nái trên năm là 2,30 lứa
Đàn heo có số con đẻ ra là 10,51 con, số con còn sống là 9,77 con, số con còn sống điều chỉnh là 10,35 con, tỷ lệ sống là 93,47 %, trọng lượng sơ sinh là 1,57 kg/con, trọng lượng sơ sinh toàn ổ là 15,16 kg/ổ
Trung bình một lứa nái cai sữa được 8,94 con, trọng lượng lúc cai sữa đạt 6,65 kg/con, trọng lượng cai sữa toàn ổ là 59,51 kg/ổ, trọng lượng cai sữa ở 21 ngày tuổi
là 5,64 kg/con, trọng lượng cai sữa toàn ổ ở 21 ngày tuổi là 50,46 kg/ổ
Trung bình một năm nái sản xuất được 20,66 con với tổng trọng lượng 137,94 kg/nái
Xếp hạng chung về thành tích sinh sản của các nhóm giống nái dựa trên 3 chỉ tiêu về sinh sản là số heo con sơ sinh còn sống điều chỉnh, số con cai sữa nái trên năm và trọng lượng cai sữa nái trên năm Kết quả xếp hạng như sau:
Hạng I Giống L(YL)
Hạng II Giống YL
Hạng III Giống L(LY)
Hạng IV Giống LY
Trang 6v
MỤC LỤC
Nội dung………… ……… …Trang
Trang tựa……… …i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ii
Lời cảm tạ iii
Tóm tắt khóa luận iv
Mục lục v
Danh sách các chữ viết tắt x
Danh sách các bảng x
Danh sách các biểu đồ xiii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 1
1.2.1 Mục đích 1
1.2.2 Yêu cầu 2
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH San Miguel Hormel 3
2.1.1 Vị trí địa lý 3
2.1.2 Lịch sử phát triển của công ty 3
2.1.3 Nhiệm vụ của công ty 3
2.1.4 Những nét chính về công ty 3
2.1.5 Cơ cấu tổ chức 5
2.1.6 Cơ cấu đàn heo trại I của công ty 6
2.1.7 Chương trình công tác giống 6
2.1.7.1 Nguồn gốc con giống 6
2.1.7.2 Công tác giống 6
Trang 7vi
2.2 Sơ lược đặc điểm của một số giống heo 7
2.2.1 Heo Yorkshire 7
2.2.2 Heo Landrace 7
2.2.3 Heo Landrace và Yorkshire 8
2.2.4 Heo Yorkshire và Landrace 8
2.3 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng đàn heo khảo sát 8
2.3.1 Chuồng trại và trang thiết bị 8
2.3.2 Nước uống 9
2.3.3 Thức ăn 10
2.3.4 Chăm sóc và quản lý 11
2.3.5 Quy trình vệ sinh và tiêm phòng 12
2.4.2 Tuổi phối giống lần đầu 14
2.4.3 Tuổi đẻ lứa đầu 15
2.4.4 Số lứa đẻ của nái trên năm 15
2.4.6 Số heo con cai sữa của nái trên năm 16
2.4.7 Trọng lượng toàn ổ của heo con cai sữa của nái trên năm 17
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái 17
2.5.1 Yếu tố di truyền 17
2.5.2 Yếu tố ngoại cảnh 18
2.6 Vài năng suất sinh sản của nái 19
2.6.1 Năng suất đàn heo ở miền nam nước Pháp 19
2.6.2 Thành tích sinh sản của heo của một số trại tại Brazil 20
2.6.3 Thành tích sinh sản trại Christiansminde Multisite ở Đan Mạch 21
2.6.4 Chỉ tiêu kĩ thuật đối với lợn giống gốc (kèm theo Quyết định 1712/ QD – BNN – CN tháng 6 – 2008 của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam) 22
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 23
3.1 Thời gian và địa điểm 23
3.2 Đối tượng khảo sát 23
Trang 8vii
3.3 Nội dung khảo sát và phương pháp khảo sát 23
3.3.1 Nội dung khảo sát 23
3.3.2 Các chỉ tiêu khảo sát 23
3.3.2.1 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng mắn đẻ của nái 23
3.3.2.2 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng đẻ sai của nái 24
3.3.2.3 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng nuôi con của nái 24
3.4 Xếp hạng khả năng sinh sản của các giống nái……….26
3.5 Phương pháp xử lý số liệu 26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
4.1 Cơ cấu đàn heo khảo sát 27
4.2 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng mắn đẻ của nái 27
4.2.1 Tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách giữa hai lứa đẻ, số lứa đẻ trên nái trên năm 27
4.2.1.1 Tuổi đẻ lứa đầu 27
4.2.1.2 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 28
4.2.1.3 Số lứa đẻ của nái trên năm 29
4.3 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng đẻ sai của nái 29
4.3.1 Số heo con đẻ ra, số heo con sơ sinh còn sống, số heo con sơ sinh còn sống điều chỉnh, tỷ lệ sống phân tích theo nhóm giống 29
4.3.1.1 Số heo con đẻ ra phân tích theo nhóm giống 30
4.3.1.2 Số heo con sơ sinh còn sống phân tích theo nhóm giống 31
4.3.1.3 Số heo con sơ sinh còn sống điều chỉnh phân tích theo nhóm giống 31
4.3.1.4 Tỷ lệ sống phân tích theo nhóm giống 32
4.3.2 Số heo con đẻ ra, số heo con sơ sinh còn sống, tỷ lệ sống phân tích theo lứa đẻ 32
4.3.2.1 Số heo con đẻ ra phân tích theo lứa đẻ 32
4.3.2.2 Số heo con còn sống phân tích theo lứa đẻ 33
4.3.2.3 Tỷ lệ sống phân tích theo lứa đẻ 33
4.3.3 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh sống, trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống phân tích theo nhóm giống 34
Trang 9viii
4.3.3.1 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh sống phân tích theo nhóm giống 34
4.3.3.2 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống phân tích theo nhóm giống 35 4.3.4 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh sống, trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống phân tích theo lứa đẻ 36
4.3.4.1 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh sống phân tích theo lứa đẻ 36
4.3.4.2 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống phân tích theo lứa đẻ 36
4.4 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng nuôi con của nái 37
4.4.1 Số heo con cai sữa, trọng lượng heo con cai sữa, trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa phân tích theo nhóm giống 37
4.4.1.1 Số heo con sai sữa phân tích theo nhóm giống 37
4.4.1.2 Trọng lượng heo con cai sữa phân tích theo nhóm giống 38
4.4.1.3 Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ phân tích theo nhóm giống 39
4.4.2 Số heo con cai sữa, trọng lượng heo con cai sữa, trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa phân tích theo lứa đẻ 40
4.4.2.1 Số heo con cai sữa phân tích theo lứa đẻ 40
4.4.2.2 Trọng lượng heo con cai sữa phân tích theo lứa đẻ 41
4.4.2.3 Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ phân tích theo lứa đẻ 41
4.4.3 Trọng lượng heo con cai sữa điều chỉnh ở 21 ngày tuổi, trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa điều chỉnh ở 21 ngày tuổi phân tích theo nhóm giống 42
4.4.3.1 Trọng lượng heo con cai sữa điều chỉnh ở 21 ngày tuổi phân tích theo nhóm giống……….……42
4.4.3.2 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa điều chỉnh về 21 ngày tuổi phân tích theo nhóm giống 43
4.4.4 Trọng lượng heo con cai sữa điều chỉnh ở 21 ngày tuổi, trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa điều chỉnh ở 21 ngày tuổi phân tích theo lứa đẻ 44
4.4.4.1Trọng lượng heo con cai sữa điều chỉnh ở 21 ngày tuổi phân tích theo lứa đẻ ……… 44
4.4.4.2 Trọng lượng toàn ổ heo con điều chỉnh về 21 ngày tuổi phân tích theo lứa đẻ 44
Trang 10ix
4.4.5 Số con cai sữa trên nái trên năm, trọng lượng cai sữa trên nái trên năm 45
4.4.5.1 Số con cai sữa trên nái trên năm 45
4.4.5.2 Trọng lượng cai sữa trên nái trên năm 46
4.5 Xếp hạng các nhóm giống nái 47
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48
5.1 Kết luận 48
5.2 Đề Nghị 49
Tài liệu tham khảo……… ……….50
Phụ lục: Bảng ANOVA 52
Trang 11SD : Standard Deviation (độ lệch chuẩn)
TĐLĐ : Tuổi đẻ lứa đầu
KC2LD : Khoảng cách hai lứa đẻ
SLD/N/N : Số lứa đẻ của nái trên năm
SCĐR: Số heo con đẻ ra
SCS: Số heo con sơ sinh còn sống
SCSDC: Số heo con sơ sinh còn sống điều chỉnh
SCCS: Số heo con cai sữa
TLS: Tỷ lệ sống
TLSS.CON: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống
TLSS.O: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống
TLCS.CON: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa
TLCS.O: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa
TLCS.CON21:Trọng lượng bình quân heo con điều chỉnh về 21 ngày tuổi TLCS.O21: Trọng lượng toàn ổ heo con điều chỉnh về 21 ngày tuổi TLCS/N/N: Trọng lượng heo con cai sữa của nái trên năm
SCCS/N/N: Số con cai sữa của nái trên năm
(1) :PRRS: bệnh heo tai xanh
:TDE, PED: bệnh tiêu chảy cấp trên heo con sơ sinh
Trang 12xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Định mức thức ăn hỗn hợp cho các loại heo 11
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn hỗn hợp 10
Bảng 2.3 Quy trình tiêm phòng của công ty 13
Bảng 2.4 Thống kê ở miền nam nước Pháp qua 3 năm 19
Bảng 2.5 Kết quả thống kê năm 2008 của một số trại tại Brazil 20
Bảng 2.6 Kết quả thống kê năng suất cuối tháng 9/2005 của trại Christiansminde Multisite ở Đan Mạch 21
Bảng 2.7 Kích cỡ lứa đẻ theo lứa đến cuối tháng 09/2005 của trại Christiansminde Multisite ở Đan Mạch 21
Bảng 2.8 Chỉ tiêu kỹ thuật đối với lợn giống gốc 22
Bảng 3.1 Các nhóm giống heo khảo sát 23
Bảng 3.2 Hệ số điều chỉnh số heo con sơ sinh còn sống về lứa đẻ chuẩn 25
Bảng 3.3 Hệ số điều chỉnh bước 1 25
Bảng 3.4 Hệ số điều chỉnh bước 2 26
Bảng 3.5 Hệ số điều chỉnh bước 3 26
Bảng 4.1 Cơ cấu đàn heo được khảo sát 27
Bảng 4.2: Tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách giữa hai lứa đẻ, số lứa đẻ trên nái trên năm phân tích theo nhóm giống 28
Bảng 4.3 Số heo con đẻ ra, số heo con sơ sinh còn sống, số heo con sơ sinh còn sống điều chỉnh, tỷ lệ sống phân tích theo nhóm giống 30
Bảng 4.4 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh sống, trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh phân tích theo nhóm giống 35
Bảng 4.5 Số heo con cai sữa, trọng lượng heo con cai sữa, trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa phân tích theo nhóm giống 39
Bảng 4.6 Trọng lượng heo con cai sữa ở 21 ngày tuổi, trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ở 21 ngày tuổi phân tích theo nhóm giống 43
Trang 13xii Bảng 4.7 Trọng lượng heo con cai sữa ở 21 ngày tuổi, trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ở 21 ngày tuổi phân tích theo nhóm giống………46
Trang 14xiii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Sơ đồ toàn công ty San Miguel Hormel 4
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức của công ty San Miguel Hormel 5
Biểu đồ 4.1 Số con đẻ ra, số heo con sơ sinh còn sống theo lứa 33
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ sống phân tích theo lứa 34
Biểu đồ 4.3 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh sống phân tích theo lứa 36
Biểu đồ 4.4 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống phân tích theo lứa 37
Biểu đồ 4.5 Số heo con cai sữa phân tích theo lứa 40
Biểu đồ 4.6 Trọng lượng heo con cai sữa phân tích theo lứa 41
Biểu đồ 4.7 Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ phân tích theo lứa 42
Biểu đồ 4.8 Trọng lượng heo con cai sữa điều chỉnh ở 21 ngày tuổi phân tích theo lứa 44
Biểu đồ 4.9 Trọng lượng toàn ổ heo con điều chỉnh về 21 ngày tuổi phân tích theo lứa 45
Trang 151
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay trong cơ chế của nền kinh tế thị trường, ngành chăn nuôi heo ở nước
ta đã không những đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà còn tham gia xuất khẩu Các công ty chăn nuôi heo trong nước ta bao gồm cả trong nước và nước ngoài đều phải cố gắng nỗ lực xây dựng cho mình một thương hiệu Quá đó là cơ hội để các công ty cạnh tranh nhau một cách lành mạnh khẳng định chất lượng đàn heo giống của mình Điều này sẽ giúp cải thiện đàn trong nước cả về số lượng lẫn chất lượng
Để đạt được mục tiêu này các trại chăn nuôi heo đã không ngừng áp dụng và cải thiện nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, qui trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y, tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất chuồng trại, đặc biệt là công tác giống rất được quan tâm Do đó phải thường xuyên theo dõi, chon lọc, lai tạo, khảo sát, đánh giá thành tích của đàn heo đang nuôi Qua đó, ta có thể thấy được có hay không những tiến bộ di truyền đã được thông qua công tác chọn lọc, ghép phối đàn heo của công ty
Xuất phát từ tình hình trên, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, sự phân công của Bộ Môn Di Truyền Giống, dưới sự hướng dẫn của TS Võ Thị Tuyết và sự giúp đỡ của ban giám đốc công ty TNHH San Miguel Hormel, tôi đã thực hiện đề tài: “Khảo sát sức sinh sản của một số giống heo nái lai tại trại I của công ty TNHH San Miguel Hormel”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Trang 162
Khảo sát và đánh giá khả năng sinh sản của heo nái lai đang nuôi ở trại, từ đó
có cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác giống trong việc cải thiện và chọn lọc được các nái có khả năng sinh sản tốt cho công ty
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi, thu thập, khai thác, phân tích số liệu về các chỉ tiêu sinh sản của một
số nhóm giống nái lai đang nuôi tại trại I của Công ty trong thời gian thực tập
Trang 173
Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH San Miguel Hormel
2.1.1 Vị trí địa lý
Công ty có trụ sở đặt tại xã Lai Hưng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương Công
ty cách quốc lộ 13 khoảng 1,5 km về phía tây với tổng diện tích 2.341.756 m2, được xây dựng trên nền đất cao ráo có độ dốc nên dễ dàng cho việc thoát nước
2.1.2 Lịch sử phát triển của công ty
Công ty TNHH San Miguel Hormel là công ty có vốn 100% đầu tư nước ngoài Công ty được thành lập vào ngày 26/08/1994 theo giấy phép đầu tư 964/CP của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư có tên là công ty Chiashin (Việt Nam) Tháng 08 năm
1998, công ty Chiashin đổi tên thành công ty Nông Lâm Đài Loan
Tháng 12/2003, công ty Nông Lâm Đài Loan đã được Philippin kí hợp đồng mua lại và đổi tên là công ty TNHH San Miguel Pure Foods
Tháng 10/2011, công ty TNHH San Miguel Pure Foods chính thức đổi tên thành tên công ty TNHH San Miguel Hormel (VN) cho đến nay
2.1.3 Nhiệm vụ của công ty
Chăn nuôi và kinh doanh chế biến thịt đông lạnh, thu mua các sản phẩm nông nghiệp để chế biến thức ăn gia súc cung cấp cho các trại và bán ra ngoài thị trường Cung cấp giống heo cho các trại heo gia công, một số nơi trong tỉnh và các địa
Trang 184
Trại I, II, III, IV, V là trại chăn nuôi heo thương phẩm, giữa các trại có các lối
đi riêng và có rào ngăn cách Trại VI cung cấp giống nái và tinh cho các trại
(cao su) T.p Hồ Chí Minh Quốc Lộ 13 Tỉnh Bình Phước
Hình 2.1 Sơ đồ toàn công ty San Miguel Hormel
Mỗi trại gồm 2 khu: khu A và khu B Riêng trại VI xây chung với nhau trong trại không phân chia khu, mỗi chuồng chia làm 2 dãy số: dãy số chẵn và dãy số lẻ
Trại
II
Phòng sát trùng
Trại I
Công ty
Trang 195
2.1.5 Cơ cấu tổ chức
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức của công ty San Miguel Hormel
Trại heo II (như trại I)
Trại heo III (như trại I)
Trại heo IV (như trại I)
Trại heo V (như trại I)
Trại heo VI (trại giống, như trại I)
Nhà máy thức ăn gia
súc
Trang 206
2.1.6 Cơ cấu đàn heo trại I của công ty
Tính đến ngày 31/03/2012 tổng đàn heo trại I (nơi khảo sát) có 16204 con bao gồm:
- Heo đực giống (thí tình) : 9 con
- Heo nái sinh sản: 2415 con
- Heo cái hậu bị: 73 con (đang chờ phối) và 453 con (nguồn thay thế đàn)
- Heo con theo mẹ: 2907 con
- Heo cai sữa: 4211 con
- Heo thịt: 6136 con
2.1.7 Chương trình công tác giống
2.1.7.1 Nguồn gốc con giống
Các giống heo nái và nọc thuần tại trại VI hiện có là Landrace, Yorkshire và Duroc được nhập từ Đài Loan và Mỹ Là một trại nhằm cung cấp con giống cho các trại I, II, III, IV, V nên công tác giống ở trại VI được thực hiện thường xuyên, nghiêm ngặt và chặt chẽ
Trại VI có các heo nọc thuần được nhập từ Mỹ về, khai thác tinh và chuyển đi các trại để phối giống
Trại I nhận các con giống nái lai 2, 3 máu từ trại IV về nuôi và tiếp tục nhận tinh từ trại VI về nhân giống, chọn lọc hậu bị để duy trì nguồn con giống cho trại
2.1.7.2 Công tác giống
Công tác giống của công ty là chọn lọc và nhận định sớm về thú giống nhằm giữ lại những giống heo tốt cho sinh sản và nâng cao được khả năng sản xuất của heo con được chọn Công tác chọn giống bắt đầu từ lúc heo con mới sinh và được chọn lọc lần lượt qua các giai đoạn trong quá trình sinh trưởng và phát triển sau: Giai đoạn 1: heo con sơ sinh có tổ tiên tốt, trọng lượng đạt 1,2 kg trở lên, không bị dị tật, yếu, phải khỏe mạnh và linh hoạt, da lông bóng mượt hồng hào, có
12 vú trở lên, vú đều, bộ phận sinh dục bình thường, cắt đuôi, bấm số tai theo quy định
Trang 217
Giai đoạn 2: heo cai sữa được cân trọng lượng và yêu cầu đạt 4 kg trở lên, loại
bỏ những con có trọng lượng nhỏ dị hình, bệnh tật… đực phải có dịch hoàn lộ rõ, cái phải có 12 vú trở lên
Giai đoạn 3: heo 60 ngày tuổi được cân trọng lượng và yêu cầu đạt 15 kg trở lên, ngoại hình đẹp, bốn chân cứng cáp vững chắc, khỏe mạnh, bộ phận sinh dục lộ
rõ, cân đối Sau đó được chuyển qua khu hậu bị để kiểm tra năng suất
Giai đoạn 4: heo lúc 150 ngày tuổi yêu cầu trọng lượng đạt 75 kg trở lên, ngoại hình đẹp, heo khỏe mạnh, không mắc bệnh mãn tính hay bệnh truyền nhiễm, chân vững chắc, bộ phận sinh dục bình thường Nếu những cá thể nào không đạt tiêu chuẩn sẽ loại thải qua nuôi thương phẩm
Giai đoạn 5: heo lúc 240 ngày tuổi chọn heo lần cuối, trọng lượng heo đạt từ
120 kg trở lên, ngoại hình cân đối, lông da bóng mượt, chân khỏe mạnh, đi đứng vững vàng, bộ phận sinh dục bình thường và lộ rõ Nếu những cá thể nào không đạt
Heo Yorkshire thuộc nhóm Bacon (nhóm nạc mỡ), ở 6 tháng tuổi thường đạt thể trọng từ 90 – 100 kg, khi trưởng thành có thể đạt từ 250 – 300 kg Heo nái mỗi năm có thể đẻ từ 1,8 – 2,2 lứa, mỗi lứa trung bình 8 – 9 con
2.2.2 Heo Landrace
Heo Landrace xuất xứ từ Đan Mạch có sắc lông trắng tuyền, không có đốm đen, đầu nhỏ, mông đùi to, hai tai xụ bít mắt, chân nhỏ, đi trên ngón, nhìn ngang thân hình giống như một tam giác
Là giống heo cho nhiều nạc và sức tăng trọng nhanh Ở 6 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng 80 – 90 kg, khi trưởng thành đạt từ 200 – 250 kg Mỗi năm heo nái đẻ
Trang 228
1,8 – 2,2 lứa, mỗi lứa trung bình 8 – 10 con Là giống cho sữa tốt, sai con, nuôi con giỏi, tỷ lệ nuôi sống cao Thích nghi kém hơn Yorkshire trong điều kiện nóng ẩm
2.2.3 Heo Landrace và Yorkshire
Là nhóm heo lai với 50% máu là lai cha Landrace và 50% máu là mẹ Yorkshire Sắc lông trắng, đầu to vừa phải, tai xụ úp mặt hoặc nghiêng về phía trước, mông đùi to, chân khỏe mạnh, đi lại vững vàng
2.2.4 Heo Yorkshire và Landrace
Là nhóm heo lai với 50% máu lai cha Yorkshire và 50% là mẹ Landrace Sắc lông trắng tuyền, tai hơi xụ, hướng về phía trước, lưng thẳng, mình tròn, bốn chân
to vừa phải đi nhanh nhẹn
2.3 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng đàn heo khảo sát
2.3.1 Chuồng trại và trang thiết bị
Hệ thống chuồng trại tại trại I được chia làm 2 khu (A và B) với nhiều chuồng riêng biệt, mái lợp tôn lạnh, có lớp cách nhiệt, trong mỗi chuồng chia làm 2 dãy (chẵn và lẻ), có lối đi ở giữa và sau mỗi dãy, mỗi dãy được chia làm nhiều ô nhỏ Các chuồng gồm:
Chuồng chờ phối (CP1, CP2, CP3, CP4): gồm 4 chuồng chia làm 2 khu, mỗi khu có 2 chuồng Mỗi khu có 1 chuồng nuôi tập thể, mỗi chuồng có 26 ô chia làm 2 dãy, kích thước mỗi ô 3,8 x 4 m, mỗi ô có 6 nái Mỗi khu có một dãy chuồng ép Mỗi chuồng ép có 73 ô, kích thước mỗi ô 0,7 x 2,1 m Cuối chuồng chờ phối 1 và chờ phối 2 có 8 ô cho đực giống, kích thước mỗi ô 3,5 x 2m Trong mỗi ô có máng
ăn, núm uống tự động, mái lợp tôn lạnh và hệ thống quạt thông gió và hệ thống vòi phun sương
Chuồng mang thai (MT1, MT2, MT3, MT4, MT5, MT6, MT7, MT8, MT9, MT10,
MT11, MT12) gồm 12 chuồng chia làm 2 khu, mỗi chuồng chia làm 2 dãy số (dãy số chẵn và dãy số lẻ) có 148 ô, mỗi ô có kích thước 0,7 x 2,1 m với kích thước mỗi chuồng 50 x 5,6 m Trong mỗi ô có gắn máng ăn và núm uống tự động, hệ thống vòi phun sương, mái lợp tôn lạnh, có lớp cách nhiệt
Trang 23Chuồng heo cai sữa đến 60 ngày tuổi: gồm 6 chuồng mỗi chuồng chia làm 2 khu có 4 chuồng 52 ô và 2 chuồng 24 ô, mỗi ô nuôi khoảng 40 con, kích thước mỗi
ô là 3 x 4,7 m, dạng chuồng kín, chuồng nóc đôi mái lợp tôn lạnh, dạng chuồng sàn, các ô chuồng ngăn cách nhau bởi những song sắt, máng ăn bán tự động, nước uống thì sử dụng núm uống tự động Trong chuồng có sử dụng đèn úm để giữ ấm cho heo khi trời lạnh, khi trời nóng thì sử dụng hệ thống phun sương, quạt thông gió để làm mát, chuồng được đảm bảo cao ráo, có hệ thống thoát nước tốt nên tránh một số vi sinh vật gây bệnh
Chuồng heo 60 ngày tuổi đến 90 ngày tuổi: gồm 24 chuồng, chia làm 2 khu, mỗi chuồng có 6 ô, mỗi ô nuôi từ 37 – 42 con, kích thước mỗi ô 5,2 x 10,3 m Đây
là kiểu chuồng nóc đôi, mái lợp tôn lạnh, sàn chuồng được lót bằng xi măng, máng
ăn bán tự động Trong mỗi ô được thiết kế sân chơi và bể tắm cho heo
2.3.2 Nước uống
Nước uống được cung cấp đầy đủ cho heo, nguồn nước được cung cấp từ giếng bơm lên bồn chứa và được bơm thẳng lên bồn cao sau đó theo các ống dẫn lắp đặt theo thành chuồng đến núm tự động cung cấp cho mỗi ô Nước uống được sát trùng bằng Bestaquam – S với tỷ lệ 0,5 lít/1000 lít Nước uống vào mỗi buổi sáng có pha thêm vitamin C với liều lượng 250g/1000 lít
Trang 2410
2.3.3 Thức ăn
Nguồn thức ăn hỗn hợp hoàn toàn do công ty tự sản xuất với đầy đủ chủng
loại để có thể cung cấp cho tất cả các heo nuôi trong trại
Thức ăn sẽ được chở từ nhà máy tới trại, tùy từng giai đoạn mà cung cấp loại thức ăn cho với định mức thích hợp
Định mức thức ăn hỗn hợp cho các loại heo và thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp được trình bày qua Bảng 2.1 và Bảng 2.2
Thức ăn được chế biến từ nguyên liệu như: bắp, đậu nành, bã dừa, bột cá, bột ván sữa, dầu đậu nành, đường lactose, vitamin, khoáng chất, acid amin, bột đá vôi, chất chống mốc, kháng sinh, hương liệu…
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn hỗn hợp
Trang 2511
Bảng 2.1 Định mức thức ăn hỗn hợp cho các loại heo
(kg/con/ngày)
(Nguồn: phòng kỹ thuật công ty San Miguel Hormel)
2.3.4 Chăm sóc và quản lý
Heo đực giống: tắm và dọn phân ngày 1 lần, cho ăn ngày 2 lần
Đối với heo đực và cái hậu bị mỗi ngày tắm và dọn phân, cho ăn hai lần
Heo nái khô mỗi ngày tắm và dọn phân một lần vào buổi sáng và cho ăn 1 lần Hằng ngày luôn kiểm tra sự lên giống của nái bằng cách dắt đực giống đi ngang qua chuồng để phát hiện lên giống vào buổi sáng sớm hay chiều mát để xác định đúng thời điểm phối giống thích hợp
Nái mang thai một tuần trước khi đẻ chuyển đến chuồng nái sanh Sau khi nái được chuyển vào chuồng dành cho nái sanh, nái được tắm rữa sạch sẽ, nhất là bộ phận vú và bộ phận sinh dục Đối với những nái đẻ, cho đẻ tự nhiên, chỉ can thiệp trong những trường hợp đẻ khó (chích Oxytocin) hoặc làm biếng rặn khi đẻ (thú y
sẽ móc heo) Một ngày sau khi đẻ cung cấp Oxytocin, thuốc kháng viêm Đối với những nái bị viêm nhiễm do sót nhau, tử cung có mủ, thì kết hợp với việc thụt rữa
tử cung Nái nuôi con trong giai đoạn này không cần tắm sạch mà chỉ dọn phân hai lần trên ngày nhằm giữ cho chuồng sạch sẽ và khô ráo
Trang 2612
Heo con theo mẹ: heo con sinh ra được rải bột Misstral để giữ ấm và làm khô
tự nhiên cho heo con Heo sơ sinh sau 24 giờ được cắt rốn, cho uống Energyn
(1ml/con)(thuốc bổ sung cho heo con mới sinh), cắt đuôi, bấm tai và cân trọng
lượng heo sơ sinh, loại bỏ những con dị tật, yếu, có khối lượng nhỏ hơn 0,7 kg và
úm cho heo con bằng đèn úm trong 7 ngày đầu
- Tiêm Fe (2 ml/con) và cho uống Pigcoc (2 ml/con) (phòng bệnh cầu trùng)
vào ngày thứ 3 sau sinh
- Tập ăn cho heo vào lúc 7 ngày tuổi, thiến heo đực vào lúc 5 – 7 ngày tuổi
nếu là heo thương phẩm
- Nuôi đến khoảng từ 22- 28 ngày sẽ cai sữa, chuyển về khu nuôi heo cai sữa 2.3.5 Quy trình vệ sinh và tiêm phòng
Vệ sinh chuồng trại: Sau mỗi lần chuyển nái đi, chuồng được rửa sạch bằng
nước sau đó sát trùng bằng dung dịch NaOH 3 – 5 %, để khô và trống chuồng ít
nhất là 2 - 3 ngày trước khi có đợt heo tiếp theo Trước khi heo lên chuồng được sát
trùng bằng dung dịch Bestaquam – S, rắc vôi trên các lối đi trong chuồng và ở đầu
chuồng Ở đầu và cuối dãy chuồng đều có hố sát trùng và hố được thay nước sát
trùng mỗi lần ngày
Việc phun nước sát trùng theo quy trình: nái sanh 1 lần/ngày vào mỗi buổi
trưa Heo cai sữa, heo thịt, mang thai, chờ phối 2– 3 lần/tuần
Mỗi sáng quét dọn vệ sinh xung quanh trại, thường xuyên phát hoang, dọn bụi
rậm
Vệ sinh công nhân và khách tham quan: công nhân được trang bị bảo hộ lao
động, khách tham quan trước khi vào trang trại phải được sự hướng dẫn trực tiếp
của nhân viên kỹ thuật Đồng thời phải trang bị quần áo, nón, ủng do công ty phát
Trước khi vào trại phải tắm rửa sạch sẽ và dẫm lên hố sát trùng
Quy trình tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm cho đàn heo nuôi tại công ty
được trình bày qua Bảng 2.3 Heo nái và heo hậu bị dành cho chuẩn bị thay đàn sẽ
tiêm quy trình toàn đàn 4 tháng 1 lần 2 loại vaccine Aujeszky (bệnh Giả dại) và
FMD (bệnh Lở mồm long móng)
Trang 2713
Bảng 2.3 Quy trình tiêm phòng của công ty
Heo con
7 ngày tuổi Mycoplasma 1 Viêm phổi
21 ngày tuổi Mycoplasma 2 Viêm phổi
Heo cai sữa 63 ngày tuổi Hog cholera Dịch tả
Heo hậu bị
(chuẩn bị thay
đàn)
175 ngày tuổi Hog cholera Dịch tả
182 ngày tuổi Aujeszky (PR) Giả dại
196 ngày tuổi Parvo 1 Sảy thai truyền
nhiễm
203 ngày tuổi Circo 1 +
Mycoplasma 1
Còi cọc Viêm phổi
210 ngày tuổi Parvo 2 Sảy thai truyền
nhiễm
217 ngày tuổi Circo 2 +
Mycoplasma 2
Còi cọc Viêm phổi
224 ngày tuổi PRT PRRS, TGE, PED(1)
Heo nái mang
4 tuần trước khi sinh Hog cholera Dịch tả
2 tuần trước khi sinh PRT 2 +
Trang 28Tuổi thành thục của heo hậu bị cái vào khoảng 5 – 9 tháng tuổi nhưng sớm hay muộn còn phụ thuộc vào các yếu tố như : giống, dinh dưỡng, điều kiện khí hậu, chế độ chăm sóc, quản lý, Trong đó, giống heo ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục
Theo Christenson và ctv (1979), cho rằng giữa các giống heo ngoại như: Landrace, Yorkshire, Duroc thì heo Landrace có tuổi thành thục sớm nhất, kế đến là Yorkshire và chậm nhất là Duroc (trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996)
Theo Zimmerman (1981) và Hughes (1993), (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996) nuôi cách ly heo hậu bị cái sẽ làm chậm tuổi thành thục hơn so với tiếp xúc với heo đực giống
Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng lên tuổi thành thục cũng được khẳng định Heo hậu bị cái với chế độ dinh dưỡng kém hoặc cung cấp quá mức nhu cầu dinh dưỡng cũng làm cho tuổi thành thục chậm lại
2.4.2 Tuổi phối giống lần đầu
Là ngày tuổi khi heo hậu bị cái được phối lần đầu Tuổi phối giống lần đầu phụ thuộc vào dòng, giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng Heo nái có tuổi phối giống lần đầu sớm và đạt kết quả cao sẽ dẫn đến tuổi đẻ lứa đầu sớm, quay vòng
nhanh sẽ gia tăng được thời gian sử dụng nái
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1999) thời điểm phối giống qui định tỷ lệ đậu thai và số heo con đẻ ra trên ổ Đối với heo hậu bị nên phối giống vào khoảng 12 – 30 giờ sau khi có biểu hiện động dục và 18 – 36 giờ đối với heo nái rạ
Để tăng tỷ lệ đậu thai người ta thường phối 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 12 – 24 giờ Nên phối heo vào lúc sáng sớm hoặc lúc chiều mát, tránh thời điểm heo quá đói hoặc quá no
Trang 2915
Theo Dourmad (2005), (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996) ở Pháp heo hậu bị cái được phối vào lúc 220 – 240 ngày tuổi với trọng lượng đạt từ 135 – 140 kg và độ dày mỡ lưng từ 15 – 16 mm cho năng suất sinh sản cao trong thời gian khai thác Ở heo hậu bị việc trì hoãn phối lần đầu qua 1 hoặc 2 chu kì động dục sẽ giúp tăng số
heo con đẻ ra trên lứa
2.4.3 Tuổi đẻ lứa đầu
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1996), phải bỏ qua chu kỳ đầu lên giống
vì cơ thể nái phát triển chưa hoàn chỉnh và muốn đạt hiệu quả sinh sản tốt, duy trì lâu thì cho nái lai và nái thuần đẻ lứa đầu khoảng 12 tháng tuổi
Tuy nhiên, tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc quản lý, môi trường, Nếu không phát hiện kịp thời sự thành thục của nái hoặc phối giống không đúng kỹ thuật, thức ăn kém phẩm chất, chất lượng tinh kém, nái mắc các bệnh sản khoa và truyền nhiễm, chuồng trại không đảm bảo vệ sinh, sự quản lý chăm sóc không tốt trong thời gian mang thai là những nguyên nhân làm cho sự phối giống không thành công 1 - 2 chu kỳ của nái, nái bị hư thai, xảy thai làm kéo dài tuổi đẻ lứa đầu của nái
Nếu tuổi đẻ lứa đầu sớm, chứng tỏ heo thành thục sớm, phối giống đậu sớm Điều này giúp nhà chăn nuôi tiết kiệm được thời gian, heo đưa vào sử dụng sớm sẽ làm giảm rõ rệt lượng thức ăn và những chi phí khác
2.4.4 Số lứa đẻ của nái trên năm
Số lứa đẻ của nái trên năm phụ thuộc vào khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, con giống, thời gian lên giống lại, tỷ lệ đậu thai Để rút ngắn thời gian của một lứa đẻ người ta tập cho heo con ăn sớm và cai sữa heo con từ 21 – 25 ngày tuổi, bên cạnh
đó chăm sóc nuôi dưỡng tốt giúp cho heo nái lên giống lại nhanh sau khi cai sữa sớm
Theo Lê Xuân Cương (1986), trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết (1996) thời gian mang thai cho đến nay chưa rút ngắn được vì đó là đặc tính sinh học đặc trưng của mỗi loài
Trang 3016
Theo Evans (1989), trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết (1996) nếu cai sữa sớm trước 3 tuần tuổi có thể dẫn đến giảm số trứng rụng ở lứa kế tiếp, kéo theo sự gia tăng tỷ lệ chết phôi
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1999), những nguyên nhân làm cho nhà chăn nuôi không phát hiện biểu hiện động dục sau cai sữa là: dinh dưỡng không tốt trong quá trình nuôi dưỡng, bệnh tật nhất là ở đường sinh dục, heo bị stress do nhiệt độ cao hoặc do người chăn nuôi thiếu kinh nghiệm bỏ qua chu kỳ động dục
2.4.5 Số heo con đẻ ra trên ổ và số heo con sơ sinh còn sống
Số heo con đẻ ra trên ổ phụ thuộc vào thời điểm phối giống thích hợp, tỷ lệ thụ tinh cao, tỷ lệ chết phôi trong thời gian mang thai thấp
Yếu tố chính để đánh giá chỉ tiêu này của heo nái vẫn là giống Vì thế việc cải thiện heo giống là vấn đề hàng đầu để nâng cao tính đẻ sai của heo nái (Whittemore, 1993), (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996)
Theo Claus và ctv (1985), (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996) thì thời điểm phối giống, kỹ thuật phối giống, chế độ chăm sóc quản lý, nuôi dưỡng sau khi phối, mang thai, nhiệt độ chuồng nuôi, tuổi của heo nái… đều có ảnh hưởng đến chỉ tiêu
này
Heo con sơ sinh có trọng lượng càng cao thì tỷ lệ heo con còn sống càng cao
và ngược lại Thường chọn những con sống có trọng lượng trung bình khoảng 800 gram trở lên Vì vậy, để nâng cao số heo con sơ sinh còn sống ta cần có các biện pháp can thiệp trước và sau khi sinh, dinh dưỡng tốt và đặc biệt là chế độ chăm sóc quản lý ,
2.4.6 Số heo con cai sữa của nái trên năm
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng nuôi con của heo nái và trình
độ chăm sóc quản lý của nhà chăn nuôi Để đánh giá được chỉ tiêu này cần phải biết
số lứa đẻ của nái trên năm và số heo con cai sữa trên ổ của nái đó
Ngoài ra, số heo con cai sữa trên ổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con sơ sinh còn sống, tỷ lệ nuôi sống đến khi cai
Trang 3117
sữa…Vì vậy, để đạt được chỉ tiêu này thì khâu chăm sóc, nuôi dưỡng heo nái từ lúc
phối cho đến khi đẻ và đến khi cai sữa là rất cần thiết
2.4.7 Trọng lượng toàn ổ của heo con cai sữa của nái trên năm
Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của heo nái cũng như hiệu quả kinh tế của nhà chăn nuôi Chỉ tiêu này phụ thuộc vào ba chỉ tiêu số heo con cai sữa trên ổ, trọng lượng cai sữa heo con và số lứa đẻ của nái trong một năm
Có thể nói đây là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá sức sinh sản của nái, hiệu quả kinh
tế của việc chăn nuôi heo nái
Nếu số heo con cai sữa nhiều trên một ổ nhưng sức sản xuất sữa của heo mẹ kém dẫn đến trọng lượng cai sữa heo con thấp thì trọng lượng toàn ổ cai sữa cũng thấp Nếu hai chỉ tiêu trên đều cao nhưng một nái một năm đẻ được ít lứa thì tổng trọng lượng heo cai sữa tính trên đầu một nái một năm cũng thấp Vì vậy phải nâng cao ba chỉ tiêu trên mới có được trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa của nái trên năm cao
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái
2.5.1 Yếu tố di truyền
Di truyền là các đặc tính sinh học được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Những giống heo có đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản và sức đề kháng tốt thì thế hệ con của nó mang những đặc điểm đó và ngược lại Do đó khi chúng ta chọn heo làm giống phải dựa trên phả hệ của giống đó thông qua ông bà, cha mẹ của giống đó có tốt không mới được chọn làm giống
Theo Gavil và ctv (1993), (trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996), cho rằng tính mắn đẻ của heo nái phần lớn là do di truyền từ đời trước đến đời sau cho con cháu chứ đặc tính này không thể thay đổi được dù có biện pháp dinh dưỡng kỹ thuật phối giống tốt
Theo Trần Thị Dân (2003), sự sai lệch về di truyền chịu trách nhiệm đến 50 % của số phôi thai chết, dù vật nuôi ở ngoại cảnh tốt nhất cũng không thể làm cho con vật vượt khỏi tiềm năng di truyền của bản thân nó
Trang 3218
2.5.2 Yếu tố ngoại cảnh
Ngoại cảnh bao gồm những yếu tố như: chuồng trại, khí hậu, dinh dưỡng, bệnh tật, chăm sóc, quản lý… đây là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến khả năng sinh sản của heo nái
Khí hậu gồm có: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, độ thông thoáng…ảnh hưởng đến
chức năng sinh sản của heo nái Khí hậu quá nóng làm thú mệt mõi, dễ bị stress nhiệt hoặc khí hậu quá lạnh cùng với ẩm độ cao cũng làm heo dễ bị bệnh đồng thời cũng làm giảm khả năng sinh sản của heo nái
Theo Trần Thị Dân (2003), nhiệt độ trên 29 0C thì làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ và biểu hiện lên giống bị xáo trộn Nhiệt độ trên 30 0C với độ ẩm tương đối trên 70% làm tăng số phôi chết
Chuồng nuôi: phải thiết kế phù hợp với thời tiết, khí hậu, đúng kỹ thuật Bên
cạnh đó nền chuồng phải sạch sẽ, độ thông thoáng tốt, không ẩm thấp sẽ đưa năng suất sinh sản của nái tăng lên từ 10% - 15%, ngược lại giảm từ 15% - 30% (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1999)
Dinh dưỡng: ảnh hưởng trực tiếp đến sức sinh sản của đàn nái Tùy vào từng
giai đoạn sinh trưởng, sinh sản của nái mà có khẩu phần ăn hợp lý, sao cho đầy đủ
và cân đối các dưỡng chất Thức ăn dinh dưỡng kém phẩm chất sẽ kéo dài tuổi thành thục, thức ăn thiếu protein và vitamin A hay thức ăn mốc thì phôi ngừng phát triển (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1999) Trong thức ăn phải cung cấp đầy
đủ và cân đối về: năng lượng, protein, các loại vitamin, chất khoáng, để đảm bảo cho sự phát triển và duy trì trọng lượng, sức khỏe của nái mang thai cũng như nuôi con Theo Trần Thị Dân (2003), ở giai đoạn 75 – 90 ngày của thai kỳ không nên cho
ăn quá mức 2 – 2,2 kg/ngày với thức ăn có 2900 – 3000 kcal/kg và 14-15% protein
Bệnh tật: ảnh hưởng đến năng suất của heo một cách rõ rệt, tuy nhiên còn phụ
thuộc vào mức độ bệnh và tuỳ theo bệnh lý Một số bệnh gây ảnh hưởng nhiều như: bệnh sẩy thai truyền nhiễm, hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp trên heo (PRRS), bệnh do kí sinh trùng… heo nái bị bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và làm giảm sức đề kháng của nái
Trang 3319
Chăm sóc và quản lý: góp phần không nhỏ đến năng suất sinh sản của đàn
heo nái, việc chăm sóc tốt phát hiện kịp thời thú mắc bệnh để điều trị hiệu quả, việc quản lý tốt sẽ làm giảm tỷ lệ heo con chết, heo con bị mẹ đè…
2.6 Vài năng suất sinh sản của nái
2.6.1 Năng suất đàn heo ở miền nam nước Pháp
Kết quả cải thiện năng suất sinh sản của 240 đàn heo nái ở miền nam nước Pháp từ năm 2004 – 2006 như sau (Bảng 2.5)
Bảng 2.4 Thống kê ở miền nam nước Pháp qua 3 năm
Tỉ lê chết trước cai sữa trên tổng số con đẻ ra (%) 17,91 19,33 18,86
Tỉ lê chết trước cai sữa trên tổng số con còn sống
Thời gian lên giống lai sau cai sữa (ngày) 5,8 5,5 6,2 (Nguồn: thepigsite.com)
Trang 3420
2.6.2 Thành tích sinh sản của heo của một số trại tại Brazil
Bảng 2.5 Kết quả thống kê năm 2008 của một số trại tại Brazil
Tổng số trại 25
Thời gian lên giống lại sau cai sữa (ngày) 5,4
Tỷ lệ phối đậu thai sau 7 ngày cai sữa (%) 91,2
Số lứa đẻ/nái/năm (lứa) 2,51
(Nguồn: thepigsite.com)
Trang 3521
2.6.3 Thành tích sinh sản trại Christiansminde Multisite ở Đan Mạch
Bảng 2.6 Kết quả thống kê năng suất cuối tháng 9/2005 của trại Christiansminde
Multisite ở Đan Mạch
Số con sơ sinh còn sống/lứa (con) 14,6
Số lứa đẻ/nái/năm (lứa) 2,43
Trang 3622
2.6.4 Chỉ tiêu kĩ thuật đối với lợn giống gốc (kèm theo Quyết định 1712/ QD –
BNN – CN tháng 6 – 2008 của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam)
Bảng 2.8 Chỉ tiêu kỹ thuật đối với lợn giống gốc
STT Chỉ tiêu lợn nái sinh sản Đơn vị tính Lợn ngoại
1 Số con đẻ ra còn sống/ lứa Con
-YS: Không nhỏ hơn 10,0
- LR: Không nhỏ hơn 10,0
- DR: Không nhỏ hơn 9,0
- Pie: Không nhỏ hơn 10,0
2 Số con cai sữa/ lứa Con
-YS: Không nhỏ hơn 9,0
- LR: Không nhỏ hơn 9,0
- DR: Không nhỏ hơn 8,0
- Pie: Không nhỏ hơn 7,7
4 Khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh Kg Không nhỏ hơn 13
5 Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa Kg
-YS: 55 - 70
- LR: 55 - 70
- DR: 50 - 70
- Pie: 50 - 70
7 Số lứa đẻ / nái/ năm Lứa
-YS: Không nhỏ hơn 2,1
- LR: Không nhỏ hơn 2,1
- DR: Không nhỏ hơn 1,9
- Pie: Không nhỏ hơn 1,8
Trang 3723
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: từ ngày 09/01/2012 đến ngày 30/04/2012
Địa điểm: tại trại I của Công ty TNHH San Miguel Hormel Việt Nam, thuộc
Ấp Cầu Sắt, xã Lai Hưng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương
3.2 Đối tượng khảo sát
Tất cả các heo nái đẻ và đang nuôi con, heo con theo mẹ đến cai sữa trong thời
gian khảo sát thuộc 4 nhóm giống được trình bày qua Bảng 3.1
Bảng 3.1 Các nhóm giống heo khảo sát
Giống cha Giống mẹ Ký hiệu giống
3.3 Nội dung khảo sát và phương pháp khảo sát
3.3.1 Nội dung khảo sát
Khảo sát một số chỉ tiêu thông qua theo dõi các nái đẻ trong thời gian thực tập,
nhằm đánh giá sức sinh sản của đàn heo nái lai hai máu Yorkshire, Landrace
Phiếu cá thể được lập cho tất cả các nái lai đang sinh sản tại trại trong thời gian
thực tập, mỗi con một phiếu Lập phiếu cá thể theo dõi, ghi nhận hằng ngày và sử
dụng số liệu lưu trữ có sẵn của nái tại trại để truy xuất những lứa trước
3.3.2 Các chỉ tiêu khảo sát
3.3.2.1 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng mắn đẻ của nái
Trang 3824
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
Là số ngày tuổi tính từ khi nái được sinh ra cho đến ngày nái đẻ lứa đầu tiên
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày)
Được tính từ ngày đẻ của lứa trước đến ngày đẻ của lứa kế tiếp
Số lứa đẻ của nái trên năm (lứa)
Số lứa đẻ của một nái/năm = 365/ Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ
3.3.2.2 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng đẻ sai của nái
Số heo con đẻ ra trên ổ (con/ổ)
Là tất cả số heo con do mỗi nái sinh ra trên ổ gồm heo con sống, thai khô, chết ngộp
Số heo con sơ sinh còn sống (con/ổ)
Là số heo con đẻ ra trên ổ sau khi trừ đi những heo con chết ngộp, thai khô
Số heo con sơ sinh chọn nuôi (con/ổ)
Là số heo con sơ sinh còn sống sau khi bỏ đi những heo con dị tật, ốm yếu và có trọng lượng nhỏ hơn 800 g
Tỷ lệ sống (%)
Là tỷ lệ phần trăm giữa số con còn sống và số con đẻ ra trên ổ
TLS (%) = (SCS / SCĐR) * 100
Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống (kg/ổ)
Là tổng trọng lượng heo con sơ sinh còn sống của cả ổ
Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống (kg/con)
TLSS = TLSS.O / SCS
3.3.2.3 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng nuôi con của nái
Số heo con cai sữa (con/ổ)
Là số heo con còn sống đến khi cai sữa mẹ
Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa (kg/ổ)
Là tổng trọng lượng heo con được cân lúc heo con cai sữa của cả ổ
Trọng lượng bình quân heo con cai sữa (kg/con)
TLCS.CON = TLCS.O / SCCS
Trang 3925
Trọng lượng bình quân heo con điều chỉnh ở 21 ngày tuổi (kg/con)
Là trọng lượng heo con được cân lúc heo con được 21 ngày tuổi
Trọng lượng toàn ổ heo con điều chỉnh ở 21 ngày tuổi (kg/con)
Là tổng trọng lượng được cân lúc heo con được 21 ngày tuổi trong một ổ đẻ
Số heo con cai sữa của nái/năm (con)
Là tổng số heo con cai sữa của một nái trong một năm
Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh (con/ổ)
Do số heo nái của các nhóm giống khảo sát không đồng đều nhau giữa các lứa nên số heo con sơ sinh còn sống được điều chỉnh theo phương pháp dùng hệ số điều chỉnh của Mỹ (NSIF, 2004) để đưa số heo con sơ sinh còn sống về cùng lứa chuẩn (lứa 4, lứa 5) nhằm so sánh chỉ tiêu này giữa các nhóm giống
Bảng 3.2 Hệ số điều chỉnh số heo con sơ sinh còn sống về lứa đẻ chuẩn
Số con cộng thêm 1,2 0,9 0,2 0,0 0,0 0,2 0,5 0,9
Điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con ở 21 ngày tuổi
Để đánh giá sức sinh sản của nái một cách khách quan, công bằng, người ta đã điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con về tuổi cai sữa chuẩn (21 ngày), số con cai sữa chuẩn ( 10 con), lứa đẻ chuẩn (lứa 2) theo phương pháp của NSIF (2004) với
3 bước như sau:
Bước 1: Điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về cùng tuổi cai sữa chuẩn
(21 ngày tuổi) bằng cách nhân thêm hệ số với trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa tùy thuộc vào tuổi cai sữa heo con thực tế (Bảng 3.3)
Trang 4026
Bước 2: Dùng trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh ở bước 1, tiếp tục
điều chỉnh về số con cai sữa chuẩn bằng cách cộng thêm hệ số điều chỉnh ở Bảng
Bước 3: Trên cơ sở trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh ở bước 2, tiếp
tục điều chỉnh về cùng lứa chuẩn bằng cách cộng thêm hệ số điều chỉnh về cùng lứa
1 Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh
2 Số con cai sữa của nái trên năm
3 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa của nái trên năm
3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và phân tích theo nhóm giống, theo lứa đẻ
Xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab 16.0 for Windows và Microsoft Excel
2007