Câu 1. Mỹ học là khoa học mối quan hệ giữa con người và hiện thực, trong đó cái đẹp là trung tâm, hình tượng nghệ thuật là đặc trưng cơ bản, nghê thuật là cái biểu hiện cao nhất. Cơ sở của luận điểm._ Từ mối quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ._ Từ chức năng của mỹ học_Từ bản chất của nghệ thuật. Biểu hiện của luận điểm:1.1 Mỹ học là khoa học mối quan hệ giữa người và hiện thực:+ không phải nghiên cứu con người tách rời hiện thực, hoặc chỉ nghiên cứu hiện thực mà nghiên cứu trong mối quan hệ với cuộc sống hiện thực.+ Trong xã hôi con người có nhiều mối quan hệ, nhưng ở đây mỹ học nghiên cứu con người và hiện thực về mặt thẩm mỹ.
Trang 1Câu 1 Mỹ học là khoa học mối quan hệ giữa con người và hiện thực, trong đó cái đẹp là trung tâm, hình tượng nghệ thuật là đặc trưng cơ bản, nghê thuật là cái biểu hiện cao nhất.
* Cơ sở của luận điểm.
_ Từ mối quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ.
_ Từ chức năng của mỹ học
_Từ bản chất của nghệ thuật.
* Biểu hiện của luận điểm:
1.1 Mỹ học là khoa học mối quan hệ giữa người và hiện thực:
+ không phải nghiên cứu con người tách rời hiện thực, hoặc chỉ nghiên cứu hiệnthực mà nghiên cứu trong mối quan hệ với cuộc sống hiện thực
+ Trong xã hôi con người có nhiều mối quan hệ, nhưng ở đây mỹ học nghiên cứucon người và hiện thực về mặt thẩm mỹ
1.2 Cái đẹp là trung tâm:( câu 5)
Có thể nói, cái đẹp xuất hiện từ khi có con người, nó gắn bó chặt chẽ với con ngườitrên tất cả các lĩnh vực của đời sống Trong quan hệ của con người với tự nhiên, conngười có rất nhiều quan hệ, trong đó có quan hệ thẩm mỹ Cái đẹp nằm trong quan hệthẩm mỹ ấy Vì thế, khi nghiên cứu nhiều mặt của tự nhiên, con người đã nghiên cứucái đẹp của tự nhiên Trong quan hệ xã hội cũng như vậy, con người có rất nhiều mốiquan hệ kinh tế - chính trị, pháp luật đạo đức trong đó có quan hệ thẩm mỹ và cáiđẹp trở thành nhân tố trung tâm của quan hệ thẩm mỹ Cái đẹp không chỉ xuất hiệntrong quan hệ của con người với tự nhiên, với xã hội mà nó còn là nhân tố quyết địnhcủa các hoạt động sáng tạo nghệ thuật
Cái đẹp trong tự nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật có rất nhiều hình thức tồntại khác nhau Khi thì nó là cơ cấu vật chất, hoặc là màu sắc, ánh sáng, lời nói, cử chỉ,khuôn mặt, hành dộng của con người, có khi nó lại là một hình ảnh trong tác phẩmnghệ thuật Có thể nói, không thể nào cụ thể hoá được cái này hay cái kia, cái kia nữa
là đẹp Cái đẹp tồn tại dưới muôn ngàn hình thức khác nhau
Từ xưa đến nay, đã có không ít sách vở viết về cái đẹp, nhưng vẫn chưa đi đến mộtđịnh nghĩa thống nhất LepTônXtôi đã có một câu nói rất nổi tiếng: “sách viết về cáiđẹp đã chất lên thành núi, cái đẹp vẫn còn là một câu đố giữa cuộc đời” Quan niệm
về cái đẹp vô cùng phong phú đa dạng và phụ thuộc vào ý thức chủ quan của ngườicảm thụ Những người theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng, cái đẹp là do thần linh,thượng đế tạo nên hoặc do cái “tôi” quyết định, rằng trong quá trình thụ cảm các sựvật, con người truyền hồn cho nó, làm cho nó đẹp Đó là những quan niệm sai lầmphản khoa học, họ phủ nhận cái đẹp khách quan, đồng thời tách rời cái đẹp ra khỏimối quan hệ với thực tiễn cuộc sống của con người
Dựa trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, mỹ học
Mác-Lênin cho rằng: cái đẹp là phạm trù trung tâm của mỹ học, chỉ những giá trị thẩm
mỹ, có ý nghĩa xã hội tích cực, được con người cảm thụ trực tiếp, cảm tính, nó gây ra cho con người cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh, phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ tiến bộ
Cái đẹp là cái vốn có của bản thân sự vật, hiện tượng, nó được con người cảm thụđánh giá Cái đẹp tồn tại một cách khách quan trong hiện thực Không phụ thuộc vào
Trang 2ý muốn chủ quan của bất kỳ ai Như vậy, tính khách quan của cái đẹp là tuyệt đối, còn
sự cảm thụ cái đẹp của con người là tương đối
Cái đẹp bao giờ cũng là cái có ý nghĩa xã hội tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triểncủa lịch sử Đây là cái bản chất bao trùm và cũng là tiêu chuẩn để đánh giá cái đẹp vàcác hình thức thẩm mỹ khác ý thức xã hội tích cực của cái đẹp không phải do trờiphú cho hay do con người truyền hồn cho nó mà do giá trị thẩm mỹ được toát lên từtất cả những mặt, những thuộc tính, những phẩm chất vốn có của sự vật, hiện tượngtoàn vẹn, cụ thể được con người thụ cảm đánh giá trực tiếp, sử dụng phục vụ cho nhucầu lao động sản xuất, đấu tranh cách mạng quyết định
Chân, Thiện, Mỹ là ba hệ thống giá trị tinh thần tiêu biểu mà từ xưa đến nay conngười luôn luôn phấn đấu để vươn tới Tuy mỗi hệ thống giá trị thuộc một loại quan
hệ khác nhau (khoa học, đạo đức, thẩm mỹ) nhưng chúng có quan hệ biện chứng vớinhau Chân lý khoa học cũng như cái thiện về đạo đức là cơ sở của cái đẹp Cái đẹpkhông chấp nhận “của giả” cũng như nó luôn đối lập với cái ác, cái xấu Song khôngphải bất cứ cái gì thật và tốt đều có thể gọi là cái đẹp Trong thực tế cuộc sống, có rấtnhiều cái thật, tốt, có ích nhưng không được coi là cái đẹp Không ai có thể phủ nhậnđược ích lợi của con cóc, nhưng cũng không ai có thể cho rằng con cóc là đẹp Cáithật, cái tốt, cái có ích chỉ được coi là cái đẹp khi nó đem đến cho con người cảm giáchân hoan, vui sướng Khi nó gợi lên sự tinh khiết, thanh cao
ý nghĩa xã hội tích cực là nội dung đẹp của các sự vật hiện tượng Nội dung bao giờcũng gắn liền với hình thức và hình thức là sự thể hiện nội dung của sự vật Do vậy,một nội dung đẹp phải có hình thức đẹp thể hiện Hình thức đẹp của các sự vật, hiệntượng biểu hiện ở sự thống nhất, hài hoà, cân đối, mực thước phù hợp giữa các yếu
tố, các bộ phận tạo nên sự vật
Như vậy, cái đẹp là sự thống nhất giữa nội dung đẹp và hình thức đẹp của sự vật,hiện tượng Hình thức và nội dung ấy càng phù hợp, thống nhất bao nhiêu, càng gâynên những khoái cảm thẩm mỹ, cảm xúc, tình cảm trong chủ thể và có ý nghĩa giáodục tình cảm cho con người lớn lao bấy nhiêu Trong mối quan hệ giữa nội dung vàhình thức của sự vật, bao giờ nội dung cũng là yếu tố quyết định hình thức và là yếu
tố trực tiếp quy định ý nghĩa xã hội tích cực của nó Nội dung chỉ được gọi là đẹp khi
nó biểu hiện ra bằng những hình thức cụ thể phù hợp với nó Yêu Tổ quốc là một tìnhcảm đẹp Song nó sẽ trở thành vô nghĩa, nếu nó không được thể hiện ở những việclàm cụ thể góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Trong điều kiện hiện nay, về mặt chính trị - xã hội, chúng ta chỉ coi là đẹp những sựvật, hiện tượng, những hành động góp phần đẩy nhanh sự chiến thắng nghèo nàn, lạc
hậu, chiến thắng tiêu cực, bảo thủ trì trệ và các tệ nạn xã hội khác Cái đẹp trong lực lượng vũ trang phải là tất cả những gì có tác dụng nâng cao sức mạnh chiến đấu, giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam Cái đẹp chỉ được khẳng định thông qua hiệu ứng xã hội tích cực trong những hoàn cảnh không gian và thời gian cụ thể.
Cần phân biệt cái đẹp bên trong với vẻ đẹp bên ngoài của con người Con người lýtưởng là con người đẹp cả tâm hồn và thể chất, cả suy nghĩ và hành động Nhưngmột con người đẹp cũng có thể có bộ mặt xấu xí Ngược lại, một cô gái “mặt hoa da
Trang 3phấn” cũng có thể không phải là con người đẹp, nếu như cô ta có một tâm hồn nghèonàn, trống rỗng và lối sống ích kỷ Cái đẹp bên trong là cái đẹp của tư tưởng, tìnhcảm, năng lực, đạo đức được thể hiện bằng các hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo vàxây dựng xã hội Cái đẹp bên trong là quyết định, nó mang tính xã hội và được hìnhthành qua quá trình rèn luyện lâu dài Cái đẹp bên ngoài (vẻ đẹp) là cái đẹp của hìnhthể, khuôn mặt, màu da, mái tóc, mang tính ngẫu nhiên Do vậy nhiều khi nó trái vớibản chất đích thực của con người Tất nhiên, nếu một con người có tâm hồn, tưtưởng, đạo đức lối sống đẹp, có năng lực xuất sắc lại có cơ thể khoẻ mạnh, cân đối,khuôn mặt hấp dẫn thì càng làm cho cái đẹp tăng thêm.
Cái đẹp có nguồn gốc từ hoạt động thực tiễn Nhờ có hoạt động thực tiễn mà conngười trở thành người đánh giá thẩm mỹ và các sự vật, hiện tượng trong thế giới trởthành đối tượng của sự đánh giá đó Mác là người đầu tiên phát hiện ra bản chất cáiđẹp gắn liền với lao động Cái đẹp không phải là cái vốn có Mác nói rằng: “cái gọi làlịch sử toàn thế giới chẳng qua chỉ là sự sáng tạo con người thông qua lao động củacon người”1 Lao động đã biến cái sinh học, cái vật lý, cái hoá học của tự nhiên, củacon người thành cái thẩm mỹ Ăngghen đã chứng minh rằng, lao động đã sáng tạo rabản thân con người và mọi hoạt động xã hội của con người, của loài người Quan hệthực tiễn đầu tiên và cơ bản của con người là lao động Chưa có con người và laođộng thì chưa có những hiện tượng thẩm mỹ trong cuộc sống, chưa có cái đẹp
Những sự vật, hiện tượng nào có ý nghĩa tích cực đều được con người đánh giá làđẹp Ngược lại với cái đẹp và cái xấu, cái thấp hèn Bởi vì bản chất con người làkhông ngừng vươn tới sự hoàn thiẹn để làm chủ tự nhiên và xã hội Sự cố gắng và sựkhông ngừng vươn lên đó đã phát triển sức mạnh tinh thần của con người để đi tới cáiđẹp ngày càng hoàn chỉnh
Hoạt động thực tiễn, hoạt động thẩm mỹ của con người diễn ra trên tất cả mọi lĩnhvực của cuộc sống Vì vậy, ở nơi nào có dấu ấn của con người hoạt động thì ở đó đềuxuất hiện cái đẹp Cái đẹp biểu hiện trong tự nhiên, xã hội, con người, trong nghệthuật Sự biểu hiện của cái đẹp trên những lĩnh vực ấy không những nói lên mối quan
hệ thẩm mỹ giữa con người với hiện thực hết sức phong phú mà còn nói lên khả năngnhận biết bản chất thế giới của con người ngày càng sâu sắc
Lĩnh vực biểu hiện của cái đẹp vô cùng rộng lớn Mỗi lĩnh vực cái đẹp thể hiệnnhững màu sắc muôn vẻ khác nhau, song bản chất vẫn là một, đó là ý nghĩa xã hộitích cực của các sự vật, hiện tượng
Cái đẹp trong thiên nhiên là những sự vật, hiện tượng trực tiếp hay gián tiếp gắn bó
với sự sống, sự tiến bộ của con người và xã hội Còn những sự vật, hiện tượng nàotrực tiếp hay gián tiếp nói lên sự mất mát, tổn thất, chết chóc, cái thái hoá đối với conngười và xã hội đều là xấu Cái đep trong thiên nhiên còn thể hiện ở tính tổ chức hợp
lý, tính mực thước, tính hài hoà giữa chất và lượng và sự cân bằng sinh thái ở đâu sựhài hoà này bị vi phạm thì ở đó cái đẹp bị vi phạm
Thiên nhiên đẹp vô cùng Song nó càng đẹp hơn khi trình độ nhận thức và cải tạo nócủa con người phát triển Chỉ có con người mới có khả năng phát hiện ra quy luật của cáiđẹp va biết cải tạo thiên nhiên theo quy luật cái đẹp Vì vậy, thiên nhiên và con người,con người và thiên nhiên ngày càng gắn bó với nhau “làm đẹp” cho nhau Cũng vì vậy,
Trang 4người ta sẽ không lường hết được thảm hoạ sẽ khủng khiếp đến đâu nếu con người táchbiệt, đối lập, tàn phá thiên nhiên Cho nên, giáo dục lòng yêu quý thiên nhiên, bảo vệmôi trường, phát triển màu xanh của sự sống là những nội dung quan trọng của giáo dụcthẩm mỹ.
Sự đánh giá những hiện tượng thẩm mỹ trong xã hội gắn liền với tiêu chuẩn chínhtrị, đạo đức và sự tiến bộ xã hội Tất cả những gì gắn liền với việc thúc đẩy sự tiến bộ
xã hội, hoàn thiện bản chất và khả năng sáng tạo của con người đều đẹp một cáchkhách quan Cái đẹp trong xã hội thể hiện tập trung ở lĩnh vực lao động sản xuất vàđấu tranh cách mạng
Cái đẹp trong lao động sản xuất là cái đẹp của lao động sáng tạo Nó được thể hiện
ở người lao động, quá trình lao động và thành quả lao động Mỗi yếu tố, mỗi quátrình đều hiện lên vẻ đẹp khác nhau Song lao động chỉ đẹp với ý nghĩa chân chínhkhi nó không phải là lao động cưỡng bức, bắt buộc mà là tự do, sáng tạo, tự giác vìhạnh phúc của nhân dân, vì sự phát triển của xã hội Cho nên, lao động sáng tạo làthước đo giá trị xã hội của cái đẹp trong xã hội Đồng thời, đánh giá cái đẹp trong laođộng sản xuất còn phải căn cứ vào tính chất, mục đích của nó Có như vậy mới thấyhết ý nghĩa của cái đẹp trong lao động sản xuất
Như vậy, lao động không những là bản thân cái đẹp mà còn sản sinh ra muôn vàncái đẹp khác Nó là nguồn sức mạnh vô tận tạo ra cả con người đẹp và đất nước giàuđẹp Điều này được thể hiện đầy đủ nhất trong lao động tự do sáng tạo dưới chế độ xãhội chủ nghĩa Lao động trong chế độ xã hội ấy không những trở thành nhu cầu bậcnhất để thoả mãn ngày càng cao nhu cầu vật chất tinh thần cho toàn xã hội mà còn lànghĩa vụ, quyền lợi, lẽ sống và hạnh phúc của mỗi người Nó đưa con người lao động
từ chỗ bị tha hoá quay về vị trí chân chính của mình là làm chủ xã hội, làm chủ bảnthân
Cái đẹp trong đấu tranh cách mạng thể hiện chủ yếu trong cuộc đấu tranh của cái
tiến bộ chống lại cái lạc hậu, cái mới chống cái cũ, cái cách mạng chống cái phảncách mạng Vì vậy, tất cả những gì góp phần giải phóng con người lao động thoátkhỏi mọi sự áp bức bóc lột, khỏi sự bất công về kinh tế, chính trị, văn hoá, làm chocon người phát triển một cách toàn diện, thúc đẩy xã hội tiến lên chủ nghĩa xã hội,chủ nghĩa cộng sản đều là đẹp
Do tính chất phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ qúa độ lên chủnghĩa xã hội, với sự tác động của rất nhiều nhân tố, xã hội ta còn không ít quan niệmlệch lạc về lối sống nói chung và cái đẹp nói riêng Bị chi phối bởi lối sống thựcdụng, nhiều người lấy tiền tài, của cải vật chất làm thước đo giá trị, coi đó là lý tưởngtối cao của cuộc sống Họ đắm chìm trong thước đo trục lợi, trở thành nô lệ của đồngtiền Họ xem thường các giá trị tinh thần cao quý, gạt ra khỏi cuộc sống những kháiniệm nghĩa vụ, lương tâm, vị tha, nhân ái Họ trốn tránh trách nhiệm công dân, dùngđồng tiền như một công cụ vạn năng đã giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống Từ chỗxác định mục đích của cuộc sống như vậy nên đã dẫn họ đến những tệ nạn xã hội nhưtham nhũng, hối lộ, buôn lậu, quan liêu, hách dịch, trà đạp lương chi và lẽ phải, khinh
rẻ con người, phá rối trật tự kỷ cương v v Đó là những hiện tượng trái với bản chấtcủa chế độ, trái với bản chất của con người, đối lập hoàn toàn với cái đẹp Hay nói
Trang 5cách khác, đó là những cái xấu cần phải bị lên án, loại bỏ Phải làm cho toàn xã hộiphân rõ đúng sai, thật giả, trân trọng vun trồng và làm theo cái đẹp.
Lực lượng vũ trang là một bộ phận của xã hội, nhưng do chức năng nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của nó nên cái đẹp có nét riêng.Cơ sở đánh giá cái đẹp trong lực lượng vũ trang là bản chất chính trị, mục tiêu chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc,
vì chủ nghĩa xã hội và bảo vệ hoà bình, bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để tiến tới mục đích chung của cách mạng nước ta là “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” Mục đích ấy phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử, nên những hoạt động của quân đội để nhanh chóng đạt tới mục tiêu tốt đẹp ấy đều là đẹp.
Cái đẹp trong lực lượng vũ trang còn thể hiện trên mọi lĩnh vực hoạt động, mọi mối quan hệ, trong nếp sống, trong chấp hành các chế độ quy định, trong các sinh hoạt nghi lễ Mỗi lĩnh vực ấy hiện lên cái đẹp muôn sắc với những chất khác nhau Quan hệ đồng chí, đồng đội, quan hệ với nhân dân keo sơn thắm thiết, trung thực khiêm tốn, đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ Lễ tiết tác phong quân nhân được hình thành trên cơ sở tập quán của xã hội, điều lệnh điều lệ của quân đội, tạo nên cái đẹp của sự thống nhất, cân đối, khoẻ mạnh trong sinh hoạt, công tác, giao tiếp, đồng thời cũng là cái đẹp tinh thần của những quân nhân cách mạng Ngoài ra các loại nghi lễ cũng có tác động mạnh mẽ đến tình cảm gây ấn tượng sâu sắc với bộ đội, làm cho người quân nhân thấy mình cao thượng, trong sáng hơn.
Cái đẹp trong nghệ thuật, trước hết là cái đẹp trong cuộc sống hiện thực được phản
ánh một cách trung thực, sáng tạo thông qua tài năng của người nghệ sĩ Ngành nghệthuật nào cũng phải lấy cái đẹp trong sự tiến bộ xã hội, trong cuộc sống của nhân dân,trong nhân cách của con người mới làm cái đẹp trong tác phẩm của mình Tuy nhiên,nói như vậy không có nghĩa là nội dung tác phẩm nghệ thuật né tránh cái xấu, cái lạchậu Có những tác phẩm phản ánh cái xấu mà vẫn xứng đáng được coi là những tácphẩm nghệ thuật đẹp Bởi vì nghệ thuật phản ánh trung thực cuộc sống hiện thực, màcuộc sống hiện thực có nhiều cái đẹp nhưng cũng còn không ít cái xấu, nghệ thuậtphản ánh cái xấu là nhằm nhận diện nó, vạch trần bản chất xấu xa của nó Và nhưvậy, tác phẩm nghệ thuật và người nghệ sỹ sẽ tạo ra được hiệu ứng thẩm mỹ tích cực:căm ghét, lên án cái xấu, kiên quyết tiêu diệt cái xấu để dọn đường cho cái đẹp nảysinh và phát triển
Như vậy, lĩnh vực biểu hiện của cái đẹp rất rộng lớn và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội Nghiên cứu cái đẹp, chẳng những ta hiểu rõ bản chất cái đẹp, tiêu chuẩn đánh giá cái đẹp mà còn là cơ sở xây dựng nội dung, phương pháp giáo dục thẩm mỹ, tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị, xây dựng
tư tưởng, tình cảm cách mạng cho con người Từ đó tạo nên phẩm chất năng lực, trình độ thẩm mỹ trong hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới theo quy luật cái đẹp.
1.3 Hình tượng nghệ thuật là đặc trưng cơ bản:
Hình tượng nghệ thuật là sự phản ánh khái quát những hình ảnh điển hình của hiệnthực vào trong tác phẩm nghệ thuật Thông qua hình tượng nghệ thuật giúp con người
Trang 6hiểu biết về thế giới hiện thực một cách sinh động, thông qua đó giáo dục và thoảmãn nhu cầu thẩm mỹ cho con người.
Phản ánh tồn tại xã hội, cơ sở kinh tế, quan hệ giai cấp trong mỗi giai đoạn lịch sửnhất định Nhưng nghệ thuật không phản ánh nó một cách trực tiếp mà phản ánh giántiếp thông qua các mối quan hệ xã hội, thế giới tình cảm phong phú của con ngườicùng với hoạt động của con người trong xã hội, thông qua con người của xã hội màhiện lên hiện thực của tồn tại xã hội Cơ sở kinh tế, quan hệ giai cấp
Đặc trưng của hình tượng nghệ thuật trước hết là một hình ảnh, song về mặt cấu tạocũng như nhận thức luận, nó phức tạp và khác xa hình ảnh bình thường Hình tượngnghệ thuật không phải là sự phản ánh bất kỳ nào về cuộc sống trong ý thức conngười, cũng không chỉ là kết quả của sự cảm thụ các hiện tượng cuộc sống một cáchtách rời Nó là kết quả của sự tái tạo lại những biểu tượng không chỉ được phản ánhdưới dạng chung nhất mà còn được đánh giá thể hiện trên các chất liệu của các loạihình nghệ thuật như: ngôn từ, đường nét, màu sắc, âm thanh, hình khối, độngtác viện sĩ Khrap chen cô viết rằng: hình tượng nghệ thuật là kết quả của sự nhàoluyện hết sức tinh vi, phức tạp các ấn tượng, sinh động nảy sinh từ trong quá trìnhquan sát, nhận thức cuộc sống Hình tượng nghệ thuật một mặt chứa đựng nội dungkhái quát của hiện thực, mặt khác là kinh nghiệm của loài người; cao hơn, nó là sựthống nhất hai mặt đó để thể hiện lý tưởng của con người- xã hội Nếu phương thứcphản ánh của khoa học là sử dụng hệ thống khái niệm, phạm trù, tức là sự khái niệmhoá thì nghệ thuật lại sử dụng các hình tượng cụ thể - cảm tính
Tính cụ thể của hình tượng nghệ thuật thể hiện ở chỗ hình tượng hiện lên trong óctưởng tượng của ta, trước mắt ta, trong tai ta một cách sống động trong từng hơi thởcủa cuộc sống Hình ảnh dòng suối trong nghệ thuật không phải chỉ có nước chảy màđang “róc rách”, thì thầm với người thưởng thức
Tính cảm tính của nghệ thuật thể hiện ở chỗ, hình tượng, nghệ thuật không xâydựng theo lôgích thông thường mà theo lôgích tình cảm Nó nặng về cảm nhận hơn làchứng minh, là sự cảm xúc trước thế giới thông qua kinh nghiệm, trí tuệ nâng lên lýtưởng, thể hiện khát vọng con người Dù khi đạt tới ý nghĩa nhận thức cao, hìnhtượng nghệ thuật vẫn là sự cảm nhận của nghệ sĩ trước đối tượng Nhờ tính cụ thể -cảm tính, hình tượng nghệ thuật làm cho những kinh nghiệm gián tiếp trở thànhnhững kinh nghiệm trực tiếp, tiếp xúc với nghệ thuật, người ta dường như được trựctiếp sống với một cuộc sống thứ hai Chúng ta không nên nhầm lẫn tính cụ thể - cảmtính của hình tượng nghệ thuật với tính cụ thể cảm tính của biểu tượng trong quá trìnhnhận thức Là hình thức cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính, biểu tượng chưathể phát hiện được những thuộc tính cơ bản của sự vật hiện tượng Hình tượng củanghệ thuật lại đi sâu vào bản chất sự vật, phát hiện và tái hiện bản chất sự vật, hiệntượng Nó tương ứng giai đoạn thứ hai của quá trình nhận thức: giai đoạn tư duy trìutượng, cái cụ thể - cảm tính của hình tượng nghệ thuật đã được khái quát hoá ở mức
độ cao và sâu sắc Vì “cảm giác” “biểu tượng” trong nghệ thuật không phải chỉ có trigiác cung cấp, mà còn do kinh nghiệm đã đúc kết từ tri thức của nhiều người Xét vềthực chất, nghệ thuật không phản ánh cái hiện tượng, mà phản ánh cái bản chất, nóihiện tượng để bộc lộ bản chất, dùng cảm xúc để biểu hiện lý tưởng Đặc trưng của
Trang 7hình tượng nghệ thuật là cụ thể cảm tính nhưng không có nghĩa là phản ánh nghệthuật một cách “sao chép” cuộc sống Ngược lại, nói đến nghệ thuật là biểu hiện sựkhái quát hoá hình tượng nghệ thuật ở mức cao Nghệ thuật được bắt đầu từ khi nhàsáng tạo dùng trí tưởng tượng của mình để cải biến hiện thực tạo ra những sản phẩmmới không còn những yếu tố rời rạc, yếu tố thừa như trong thực tế, thông qua nhữnghiện tượng, sự vật đơn nhất, những hoàn cảnh, cảnh ngộ riêng tư Người nghệ sĩnâng cao, chỉ ra bản chất của chúng, tìm ra cái chung, cái phổ biến Nhờ sự khái quáthoá mà hình tượng nghệ thuật, đời sống nghệ thuật trở nên sâu sắc hơn, nhiều khi caohơn hiện thực, “thực” hơn cả bản thân cuộc sống Bởi vì thông qua hình tượng nghệthuật đã được điển hình hoá, làm nổi bật bản chất vấn đề hoặc lý tưởng mà tác giảtheo đuổi.
Đặc trưng khái quát hoá, điển hình hoá trong sáng nghệ thuật là một quá trình tồntại, chọn lọc để xây dựng nên những hình tượng, điển hình, tiêu biểu trong mọi lĩnhvực cuộc sống thông qua lăng kính của tác giả Nghĩa là tác giả phải lược bỏ nhữngyếu tố ngẫu nhiên, thứ yếu, làm nổi bật bản chất tốt đẹp nhất, điển hình nhất của conngười - xã hội Thậm chí, để xây dựng tính cách nhân vật điển hình, nhà sáng tạonghệ thuật phải dùng cả phương pháp ngoa dụ, hoặc nhân cách hoá nhân vật trongcuộc sống Vì cuộc sống thực tế không thể có hiện tượng một người nào đó móc tráitim làm ngọn đuốc soi đường như “Đan cô” của Gooki Song hình tượng nghệ thuật
đó lại được nhiều người cảm thụ, chấp nhận, vì hành vi đó rất đúng, rất cao cả và rấttốt đẹp Bởi lẽ, ở đây vấn đề không phải là lôgích hình thức, có thật hay không cóthật, mà có ý nghĩa nhân bản là vấn đề đó được thể hiện bằng tình cảm cao đẹp, làkhát vọng chân chính của con người và nói lên chân lý cuộc sống
Trong nghệ thuật không chỉ có sự điển hình hoá cái tích cực, cái tiến bộ, cái đẹp, mà
có cả sự điển hình hoá cái xấu, cái tiêu cực Điển hình hoá nhân vật thành công thìchúng đều trở thành những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu, có giá trị đích thực Tuynhiên, xây dựng các hình tượng điển hình về cái xấu, cái tiêu cực không phải là đểkhẳng định, ca ngợi, mà để phê phán Chỉ trích những cái xấu, cái hèn kém đã ngăncản, phản lại cái đẹp, cái cao cả Đặc trưng của hình tượng nghệ thuật thể hiện tậptrung trên một số nội dung cơ bản sau:
- Có sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng: Cái riêng của hình tượng nghệ
thuật là cái cụ thể cái độc đáo các hành vi, suy nghĩ, các sự kiện các nhân vật mỗihình tượng là một sự tìm tòi, phát triển cái mới Hình tượng nghệ thuật lặp lại sẽkhông có giá trị độc đáo Do đó, cái riêng của hình tượng là sự sinh sống hấp dẫn Cáiriêng không chỉ thể hiện ở sự tìm tòi đối tượng, phản ánh vì ngay trong một đối tượngđược phản ánh, nhưng do các cá nhân sáng tạo khác nhau có thể tạo ra những hìnhtượng khác nhau Cái độc đáo còn thể hiện ở cá tính và sắc thái biểu hiện của từng cánhân Cá tính và sắc thái này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cá thể, dân tộc, điềukiện sống, bản sắc, văn hoá Do tính độc này của hình tượng nghệ thuật mà nhiều tácphẩm nghệ thuật xa xưa trong lịch sử, khi trình độ văn hoá của loài người còn thấpnhưng vẫn có giá trị hấp dẫn đối với người hiện đại Cái riêng của nghệ thuật khôngchỉ thể hiện những nét độc đáo ở cái riêng mà còn biểu hiện rõ nét trong cái chung,những cái riêng sinh động, điển hình sẽ là cơ sở để thể hiện cái chung chính xác và
Trang 8sâu sắc Cái chung của hình tượng nghệ thuật vừa mang tính điển hình, vừa mangtính khái quát phổ biến, cái chung nói lên cái bản chất, tính tất yếu, cái mang tính quyluật ở sự vật hiện tượng được nghệ thuật phản ánh Mức độ chân thực của nghệ thuậtphụ thuộc rất nhiều vào sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, trong hình tượngthiên về cái riêng nghệ thuật sẽ trở nên vụn vặt, nặng về cái chung hình tượng sẽ trởnên khô khan cứng nhắc Sự kết hợp giữa cái chung và cái riêng thì hình tượng nghệthuật điển hình sẽ chứa đựng nét độc đáo sinh động có cá tính của một tính cách, một
cá nhân, đồng thời có cả những đặc điểm phổ biến đại diện cho một tầng lớp, mộtgiai cấp, một dân tộc, một thời đại
- Có sự thống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan, nói tới sáng tạo nghệ
thuật không chỉ dừng lại ở sự miêu tả thế giới bên ngoài, mà gắn liền với sự phát triểnđánh giá của chủ thể Tâm tư, tình cảm lý trí và ước mơ, cách nhìn của nhà sáng tạođều trực tiếp hay gián tiếp thể hiện trong tác phẩm Kagan viết: "tác phẩm là tấmgương độc đáo, trong đó phản ánh cùng một lúc hai đối tượng, cuộc sống được tái tạo
và người sáng tạo ra cuộc sống đó Như vậy, bất kỳ hình tượng nghệ thuật nào cũngphản ánh cái khách quan trong cuộc sống nhưng đều thông qua ý chủ quan của ngườinghệ sĩ tạo ra Sự sáng tạo nghệ thuật là cuộc đấu tranh để khẳng định hay phản đối,nhưng sự đánh giá xét đến cùng là xuất phát từ thế giới quan, nhân sinh quan và chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của một thị hiếu thẩm mỹ, một lý tưởng thẩm mỹ nhất định.Trước một hiện tượng thẩm mỹ khách quan, do lập trường tư tưởng khác nhau Hơnnữa cùng một giai cấp một môi trường xã hội, các tính cách khác nhau cũng dẫn đếnnhững sự nhìn nhận đánh giá khác nhau Vì vậy, thế giới nghệ thuật phong phú, đadạng, hình tượng nghệ thuật muôn hình, muôn vẻ cả hình thức và nội dung Nhưng
do ý thức và trình độ thẩm mỹ chủ quan nhà sáng tạo chi phối yếu tố chủ quan tronghình tượng nghệ thuật không chỉ thể hiện ở sự nhận thức, đánh giá của nghệ sĩ màcòn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như năng lực phán đoán và kinh nghiệm sống,tâm lý và đời sống tình cảm, khả năng biểu hiện và phương pháp sáng tác Tính chủquan trong hình tượng nghệ thuật không phải là tuỳ tiện mà là tư tưởng chỉ đạo phản ánhđúng lý tưởng xã hội
- Đặc trưng tình cảm lý trí trong nghệ thuật: Đề xuất xây dựng được hình tượng
nghệ thuật trước hết người nghệ sĩ phải có tình cảm - xúc cảm trước đối tượng, nhữngtình cảm - xúc cảm đó cũng là nhờ tư tưởng khơi gợi và chỉ đường tình cảm và lý trítrong quá trình sáng tạo nghệ thuật cũng như kết quả của quá trình sáng tạo đã hoàquyện vào nhau hợp thành chất nghệ thuật Vì tình cảm, ý chí và lý tưởng ở đây làtình cảm, ý chí, lý tưởng thẩm mỹ Bản thân trí tuệ trong quá trình sáng tạo cũng nhưkết quả của quá trính đó cũng là trí tuệ tình cảm Vì trí tuệ ở đây đã được tình cảmhoá theo nguyên tắc phản ánh thẩm mỹ Các tư tưởng nghệ thuật bắt nguồn từ tưtưởng chính trị, triết học, đạo đức song chúng không được diễn tả bằng các khái niệmlôgích, lập luận một cách khách quan mà vì xúc cảm của chủ thể sáng tạo Chính vìvậy, mà lý trí thấm đượm tình cảm, tư tưởng được thể hiện thông qua tình cảm, nênkhi tác động tới người cảm thụ nghệ thuật dâng lên ở người cảm thụ những rung động
và từ sự rung động tình cảm đó trong trái tim người cảm thụ nghệ thuật, gợi ra cho
Trang 9người cảm thụ những suy tư - tức tạo ra lý trí, và không chỉ tạo ra lý trí, khi chiếmđược trái tim, khối óc người cảm thụ, nghệ thuật còn thôi thúc con người hành động.Trong bất kỳ hành động nghệ thuật nào cũng chứa đựng những suy tư về cuộc sống,
về con người Tất cả được toát ra qua ngôn ngữ nghệ thuật Ngôn ngữ nghệ thuật làhiện thực trực tiếp của tình cảm, ý nghĩ con người, tình cảm - ý nghĩ đó được biểuhiện thông qua các thủ pháp như so sánh, ẩn dụ, ví von, khuyếch đại, thông qua khảnăng chuyển hoá kỳ diệu của ngữ âm, âm điệu của ngôn từ, sự đậm nhạt của các gammàu sắc, nhịp điệu của âm thanh, hình khối không gian - thời gian Tình cảm và lý trítrong nghệ thuật luôn là tiền đề tồn tại cho nhau nhằm nâng cao hiệu quả nghệ thuật.Không bao giờ trong một hình tượng nghệ thuật chỉ có yếu tố tình cảm mà không cóyếu tố lý trí và ngược lại Khi viết: "vầng trăng ai xẻ làm đôi, nửa in gối chiếc, nửasoi dặm trường", Nguyễn Du không chỉ nói lên tình cảm đau buồn của sự phân ly đó.Tình cảm và lý trí hoà quyện vào nhau, tả cảnh để nói người, dùng tình cảm để lột tả
lý trí Như vậy, phản ánh nghệ thuật là sự nhào luyện các ấn tượng nhận thức được từthế giới khách quan làm thành những hình tượng tương đương như những tín hiệu cụthể chỉ những nội dung khác rộng hơn và sâu sắc hơn
- Đặc trưng ước lệ của nghệ thuật: Ngay từ buổi bình minh của nghệ thuật, tính
ước lệ đã biểu hiện rõ nét trong quá trình sáng tạo, những đường vạch đơn sơ những
"bức tranh" trên hang động đã ước lệ những cảnh sinh hoạt của người nguyên thuỷ,khi sân khấu tái hiện một mảnh đời, trong vở kịch, những bóng ma ẩn hiện, ngườichết nói thay lời người đang sống v.v đó là sự ước lệ của nghệ thuật Sự cường điệutrong các hình tượng hài hước, sự lột tả cái bi, niềm kiêu hãnh bằng những động tác
mà ngoài đời không có đó là ước lệ Trong hội hoạ, cuộc sống được khắc ghi bằngnhững thời điểm; trong đó hoạ, kết cấu chỉ giới hạn bằng những đường nét đen trắng
để tái hiện cuộc sống muôn màu sắc, khi những hành động anh hùng được truyền lạibằng các mẫu đá hoa cương trong điêu khắc tất cả những cái đó là ước lệ Có ngườicho rằng vì nghệ thuật là ước lệ, cho việc nghệ thuật hiện thực sẽ không còn là nghệthuật Trên thực tế, không phải nghệ thuật hiện thực không có tính ước lệ, trong nghệthuật có nhều cách ước lệ khác nhau, tập thể cũng là một cách ước lệ, trừu tượngcũng là một cách ước lệ Nghệ thuật dân gian Việt Nam rất hiện thực nhưng rất ước
lệ Chỉ bằng một động tác khuấy mái chèo người nghệ sĩ có thể biểu hiện được cảnhbơi thuyền, chỉ bằng một ngọn roi diễn viên tuồng có thể diễn tả một dũng tướng vớichiến mã trên trận mạc, với một chiếc quạt giấy nghệ sĩ chèo cổ có thể phanh phuicác cung bậc tâm trạng vui buồn, hờn giận tốt xấu của nhân vật Từ sự phân tích trêncho thấy:
Một mặt ước lệ nào cũng được xây dựng trên cơ sở hiện thực Âm nhạc là loại hìnhnghệ thuật ước lệ rất cao so với hiện thực Tuy nhiên, nó không phải không có cơ sởhiện thực qua âm nhạc, người nghe sẽ nhận biết âm nhạc dân tộc nào, thậm chí còn biếtnghệ sĩ nào biểu diễn Mặt khác, mục đích của ước lệ không phải để chạy xa hiện thực,
mà chính là thủ pháp thể hiện cho hiện thực hơn và tính ước lệ cao với nghĩa là ước lệnghệ thuật, ước lệ không đơn giản là sự quy ước của con người, nó là những tín hiệutất yếu, chỉ rõ những thông tin nói lên bản chất sự vật, hiện tượng Ước lệ là bản chấtđặc trưng nằm trong sự hư cấu nghệ thuật Nó phục tùng nguyên tắc khái quát nghệ
Trang 10thuật, phản ánh nghệ thuật không bao giờ giống hệt hiện tượng được phản ánh tính ước
lệ của nghệ thuật nhằm làm cho nghệ thuật cao hơn hiện thực
Trên cơ sở nguyên tắc chung, bất kỳ nghệ thuật dân tộc nào cũng có sắc thái ước lệriêng Ngồn gốc của sắc thái riêng đó là ngôn ngữ, bản sắc dân tộc lối sống, tâm lýdân tộc, truyền thống dân tộc quy định Thực tiễn chứng minh hình thức ước lệ độcđáo của nghệ thuật cổ Việt Nam như: tuồng, chèo, cải lương, kinh kịch Trung Quốc,hội hoạ và sân khấu "Nô" Nhật Bản, thơ đường luật Phương Đông, thơ ca vũ nhạcChâu Âu, đều thể hiện tính ước lệ riêng độc đáo Những thủ pháp nghệ thuật là cácthuộc tính ước lệ của nghệ thuật, biểu tượng, ví von, ẩn dụ, hoán dụ, điển hình hoátrong nghệ thuật được sinh động, phong phú uyển chuyển và có hiệu quả cao
Câu 3 Quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin về đặc trưng của quan hệ thẩm mỹ Vấn đề hình thành quan hệ thẩm mỹ cho học viên đào tạo GVKHXHNVQS hiện nay.
* Khái niệm quan hệ thẩm mỹ
Quan hệ thẩm mỹ là một loại quan hệ trong hệ thống các quan hệ xã hội Đó là sựnhận thức, đánh giá thẩm mỹ của con người đối với hiện thực, là sáng tạo cải tạo tựnhiên và xã hội theo quy luật của cái đẹp
Trong đời sống hiện thực, con người có vô vàn những mối quan hệ khác nhau
Trong tác phẩm: Luận cương về Phoi ơ Bắc C Mác đã viết: “Trong tính hiện thực
của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội”1 Quan hệ thẩm
mỹ thuộc về mối quan hệ xã hội của con người, nhưng không phải mọi mối quan hệ
xã hội đều là quan hệ thẩm mỹ, mà trong các mối quan hệ phong phú, đa dạng ấy chỉkhi nào con người đứng trước sự vật, hiện tượng khách quan, nhận thức, đánh giá nótheo trục cái đẹp, dấy lên ở con người những cảm xúc, tình cảm do mặt thẩm mỹ của
sự vật đem lại mới là quan hệ thẩm mỹ Chính vì thế, quan hệ thẩm mỹ bao giờ cũng
là quan hệ tinh thần, quan hệ đánh giá
Quan hệ thẩm mỹ hình thành và phát triển trong quá trình lao động chinh phục cải tạo tựnhiên và trong quá trình cải tạo, phát triển xã hội Để tồn tại và phát triển, con người phảiquan hệ, gắn bó với tự nhiên, khai thác, chinh phục tự nhiên phục vụ cho nhu cầu củamình Tự nhiên một mặt nuôi dưỡng, ôm ấp con người, mặt khác là đối tượng tác động,khám phá, chinh phục của họ
Khi mới xuất hiện, năng lực còn rất hạn chế, con người hoàn toàn sống lệ thuộc vào
tự nhiên Bằng lao động và thông qua lao động, con người nhận thức, khám phánhững bí mật của tự nhiên Đồng thời thể hiện bản chất sống, bản chất sáng tạo củamình trong tự nhiên Lao động đã sáng tạo ra con người, hình thành những mối quan
hệ xã hội, sáng tạo ra cả tự nhiên mang tính người Quá trình đó con người không chỉnhận thức, khai thác tự nhiên mà còn đánh giá tự nhiên, từ đó nảy sinh sự hồi hộp, sựhứng thú, lòng tự hào về sức mạnh của mình đã được hiện thực hoá thông qua hoạtđộng thực tiễn Tự nhiên không còn là thế lực bí ẩn, khủng khiếp nữa, mà nó đã đemlại cho con người vô vàn những cảm xúc trong sáng, lành mạnh trước vẻ đẹp hài hoà,hùng vĩ của nó Chính từ đó hình thành ở con người những tình cảm yêu mến thiết
1 C Mác v Ph à Ph Ăngghen, To n t à Ph ập, Nxb CTQG, H, 1995, Tập 3, tr 11
Trang 11tha thiên nhiên, quê hương, đất nước, lòng hăng say lao động sáng tạo, ý thức trântrọng và bảo vệ cuộc sống hạnh phúc và thanh bình Vì vậy, thông qua hoạt độngnhận thức, cải tạo, chinh phục tự nhiên không chỉ tạo ra bản thân con người, mà cònlàm cho con người trở thành chủ thể thẩm mỹ, thế giới các sự vật, hiện tượng từ chỗchỉ là “vật tự nó” đã trở thành thế giới thẩm mỹ đối với con người.
Không chỉ quan hệ với tự nhiên mà con người còn có quan hệ với nhau trong quátrình tồn tại và phát triển Chính quan hệ giữa người với người tạo nên xã hội loàingười C Mác đã viết: “xã hội - cho dù nó có hình thức gì đi nữa - là cái gì? là sảnphẩm của sự tác động qua lại giữa những con người”1 Khi xã hội xuất hiện giai cấpthì cũng xuất hiện một kiểu quan hệ và đấu tranh mới: đó là quan hệ bóc lột và bị bóclột, là đấu tranh giai cấp Trong cuộc đấu tranh giai cấp ấy đã xuất hiện biết bao hànhđộng cao cả tuyệt vời, bao hình tượng anh hùng dũng cảm Trong cuộc đấu tranh giaicấp, những cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng, cái bi, cái hài, cái thấp hèn, xấu xa xuấthiện một cách khách quan, đồng thời cũng hình thành những quan điểm thẩm mỹ đốilập nhau về phương diện giai cấp Quá trình đấu tranh giai cấp làm cho ý thức thẩm
mỹ và năng lực sáng tạo thẩm mỹ phát triển lên một hình thái mới
Như vậy, quan hệ thẩm mỹ là một loại quan hệ trong hệ thống quan hệ xã hội, đó làquan hệ của con người với hiện thực, là một mối quan hệ của con người với nhaunhưng được thể hiện, thực hiện thông qua sự đánh giá bởi các giá trị, ý thức thẩm mỹ.Các giá trị thẩm mỹ, xét đến cùng, là thuộc về khách thể, thuộc về đối tượng đượcđánh giá, nhưng nó lại nằm trong mối quan hệ biện chứng với cái chủ quan của chủthể thẩm mỹ, trong đó cái đẹp là trục xuyên suốt; cho nên khi đã hình thành, giá trịnày sẽ có tác động to lớn định hướng cho hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực theomong muốn Khát vọng của con người là vươn tới cái đẹp, cái hoàn thiện, cái toàn
mỹ, vì vậy mục đích của quan hệ thẩm mỹ là tác động cải tạo thế giới theo quy luậtcủa cái đẹp
* Cấu trúc quan hệ thẩm mỹ: Quan hệ thẩm mỹ là mối quan hệ giữa con người với
hiện thực về mặt thẩm mỹ cho nên xét về mặt cấu trúc, quan hệ thẩm mỹ bao gồm 2 yếu
tố đó là chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ
a Chủ thể thẩm mỹ : Chủ thể thẩm mỹ là những con người, tập đoàn người nhất
định có cảm xúc, tình cảm, trình độ đánh giá các hiện tượng thẩm mỹ có ước mơ vàhành động để đồng hoá hiện thực về mặt thẩm mỹ theo quy luật cái đẹp
Chủ thể chỉ trở thành chủ thể thẩm mỹ khi có những điều kiện cơ bản sau:
- Phải có ý thức thẩm mỹ và trình độ thẩm mỹ nhất định ý thức thẩm mỹ và trình
độ thẩm mỹ được hình thành và phát triển trong quá trình lao động sáng tạo, trongquá trình giáo dục và tự giáo dục Nếu không có một ý thức thẩm mỹ, trình độ thẩm
mỹ nhất định thì con người không thể thưởng thức, đánh giá, sáng tạo các giá trị thẩm
mỹ Mà không thưởng thức, đánh giá, sáng tạo các giá trị thẩm mỹ thì không thể trởthành chủ thể thẩm mỹ được ý thức, trình độ thẩm mỹ càng cao, cảm xúc, tình cảmthẩm mỹ càng mạnh mẽ thì càng có điều kiện để thưởng thức, sáng tạo các giá trịthẩm mỹ, C Mác đã viết: “chỉ có âm nhạc thức tỉnh cảm giác âm nhạc của con người,
1 C Mác - Ph Ănghen To n t à Ph ập, Nxb CTQG, H 1996, tr 27 -tr.657