LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã giành được nhiều thành tựu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế được Nhà nước chủ trương khuyến khích phát triển đồng đều, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh; cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng; nhiều ngành kinh tế tiếp tục phát triển khá; thu nhập người dân đã được nâng lên hơn trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 7,9%. Năm 2009 vừa qua, tốc độ tăng trưởng đã đạt mức khá: 5,2%; trong khi các quốc gia khác trên thế giới tăng trưởng thấp hoặc âm. Có được những thành tựu đó là do sự tập trung cao độ tất cả nguồn lực toàn xã hội cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, cần đặc biết quan tâm đến nguồn vốn đầu tư cho sự phát triển kinh tế. Tổng vốn đầu tư cho xã hội năm 2009 đạt khoảng 300.000 tỷ đồng. Đây là một con số khá lớn, thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện công nghiệp hoá hiên đại hoá đất nước. Tuy nhiên so với các nước cùng khu vực kinh tế Việt Nam vẫn thuộc loại trung bình, chưa thể so sánh với các nước như Thái Lan, Trung Quốc…Để có thể tiếp tục phát triển đúng theo định hướng đã chọn và đuổi kịp các nước trong khu vực, chúng ta cần huy một lượng động vốn lớn hơn nữa để đầu tư phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của đât nước cũng như các lĩnh vực xã hội (y tế, giáo dục..). Nguồn vốn huy động này có thể có được từ nhiều kênh, trong đó hệ thống ngân hàng là một kênh huy động vốn hiệu quả của đất nước. Thông qua các ngân hàng với nghiệp vụ huy động và cho vay, nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức chuyển tới những ngành, những lĩnh vực đang cần vốn đầu tư. Có thể nói, hệ thống ngân hàng đã và đang làm rất tốt vai trò trung gian vốn của nền kinh tế, góp phần huy động và chu chuyển vốn nhàn rỗi trong xã hội cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhưng làm thế nào để các ngân hàng có thể huy động vốn có hiệu quả hơn từ dân cư và các tổ chức kinh tế? Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn cũng như những khó khăn mà các ngân hàng hiện nay đang gặp phai trong quá trình huy động vốn, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thưong mại cổ phần công thương chi nhánh Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên ” Chuyên đề gồm 3 phần: Chương 1: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân Hàng Thương Mại Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại ngân hành thương mại cổ phần công thương chi nhánh Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên Chương 3: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chuyên đề của em chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong các thầy cô giáo nhiệt tình chỉ bảo, sửa chữa giúp chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quan tâm của Ban lãnh đạo và cán bộ ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Đỗ Khắc Nam