Lời nói đầu Hoạt động xuất bản vừa là hoạt động văn hoá, tư tưởng, vừa là hoạt động sản xuất vật chất. nó là kết quả lao động sáng tạo của con người, là phương tiện quan trọng phản ánh đời sống tinh thần, bộ mặt văn hoá của mỗi dân tộc ở mọi thời đại. mặt khác, từ khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp thì xuất bản không chỉ đóng vai trò phản ánh đời sống tinh thần và vật chất của con người mà còn mang tính giai cấp ngày càng rõ rệt, là nguồn lực và vũ khí sắc bén của đấu tranh giai cấp. Từ khi nước việt nam dân chủ cộng hoà ra đời, đảng và nhà nước ta luôn thực thi chính sách nhất quán, đặc biệt coi trọng quyền tự do, dân chủ của nhân dân, trong đó có quyền tự do xuất bản. hiến pháp nhà nước việt nam và một loạt các điều luật, hệ thống văn bản dưới luật lần lượt ra đời nhằm xây dựng một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất bản phát triển đúng hướng, trên nền táng luật pháp. tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, hệ thống pháp luật nhiều năm tồn tại đã dần dần bộc lộ những thiếu sót, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới. Thực tiễn đã chứng minh việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh hoạt động xuất bản là điều chỉnh hoạt động kinh tế trong lĩnh vực văn hoá tư tưởng, đồng thời cũng chính là điều chỉnh hoạt động văn hoá tư tưởng trong cơ chế thị trường. đó là hai mặt của một vấn đề, có quan hệ biện chứng với nhau và cần được thể chế hoá phù hợp nhằm đảm bảo cho xuất bản hoạt động theo đúng trật tự mà pháp luật quy định. bài viết sau đây có thể phần nào khái quát về pháp luật xuất bản ở việt nam, một lĩnh vực hoạt động đa dạng và hết sức phong phú. Tần đầu viết một đề tài mang tính chất lý luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để tiểu luận được hoàn thiện hơn.