4.2 Phương pháp định lượng Thu nhập số liệu thứ cấp Ở khóa luận này sử dụng các số liệu thứ cấp được thu nhập từ các nguồn sau: Nguồn thông tin bên trong ngân hàng: là các số liệu và t
Trang 1Đại Học Huế Trường Đại Học Kinh Tế Huế Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯƠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS Hoàng Văn Liêm Phan Phước Boon
Lớp K47 Tài Chính Doanh Nghiệp
Huế, tháng 5 năm 2017
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Vietcombankchi nhánh Thừa Thiên Huế Trong giai đoạn 2013-2016, mục đích của đề tài lànghiên cứu và đề ra giải pháp phát triển chất lượng cho vay tiêu dùng trong tươnglai, nhằm tăng giá trị cho khách hàng, tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng và tạođược nhiều giá trị cho nên kinh tế Nhằm thực hiện mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứucác nội dung sau:
- Tìm hiểu sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Vietcombank-chi nhánhThừa Thiên Huế
- Phân tích hoạt động kinh doanh, đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tạingân hàng Vietcombank-chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 4 năm2013-2016
Từ những trải nghiệm thực tế và việc đánh giá tổng quan về hoạt động cho vaytiêu dùng tại ngân hàng Vietcombank-chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn2013-2016, đề tài sẽ đưa ra những giải pháp hữu ích nhằm cũng cố và phát triểnhoạt động này tại chi nhánh trong tương lai
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3L ỜI CÁM ƠN
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, khoa tàichính ngân hàng cùng toàn thể giảng viên trường đại học Kinh tế đã truyền đạt cho
em những kiến thức chuyên môn quý giá và hữu ích trong những năm học vừa qua
Em xin chân thành cảm ơn trưởng phòng khách hàng bán lẻ, các cô chú, anhchị làm việc tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánhThừa Thiên Huế đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập, đãcung cấp các tài liệu cần thiết cũng như giúp em nắm bắt được tình hình thực tế củangân hàng
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn ThầyHoàng Văn Liêm đã tận tình dành nhiều thời gian và công sức trong việc hướng dẫn
em hoàn thành khóa luận này
Mặc dù đã có thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, nhưng do kiến thức còn hạnchế mà thực tế hoạt động cho vay tiêu dùng quá đa dạng nên bài khóa luận của emkhông thể tránh khỏi những sai sót
Kính mong quý thầy cô giáo, những người quan tâm đóng góp ý kiến để bàibáo cáo của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2017Sinh viên thực tậpPhan Phước Boon
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là thành quả nghiên cứu thực sựcủa cá nhân tôi, được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận, kiến thức chuyên nghành,nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và sự hướng dẫn khoa học của Giáo viênhướng dẫn: TS.Hoàng Văn Liêm
Các số liệu, bảng biểu, sơ đồ và những kết quả trong khóa luận là trung thực,các nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có
Một lần nữa tôi khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên
Sinh viên Phan Phước Boon
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
4.1 Phương pháp định tính 2
4.2 Phương pháp định lượng 3
5 Kết cấu nội dung của đề tài 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 Những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng 5
1.1.1 Khái niệm về cho vay tiêu dùng 5
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của cho vay tiêu dùng 5
1.1.3 Đối tượng của cho vay tiêu dùng 6
1.1.4 Đặc điểm cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 7
1.1.5 Các hình thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 9
1.1.6 Vai trò của cho vay tiêu dùng 16
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng 18
1.2.1 Các nhân tố khách quan 18
1.2.2 Các nhân tố chủ quan 19
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng 20
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK – CHI NHÁNH HUẾ TỪ NĂM 2012-2016 26
2.1 Giới thiệu khái quát tình hình ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế 26
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 62.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của ngân hàng Vietcombank 26
2.1.2 Mô hình tổ chức quản lý của của ngân hàng Vietcombank 26
2.1.3 Tình hình hoạt động cơ bản của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2016 30
2.2 Tình hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế từ năm 2013-2016 38
2.2.1 Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng 38
2.2.2 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế 41
2.2.3 Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng 42
2.2.4 Tỷ trọng doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng trong tổng doanh số thu nợ 44
2.2.4 Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng số dư nợ cho vay chung 47
2.2.5 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng 49
2.2.6 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng có tài sản và không có tài sản đảm bảo 52
2.2.8 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian 55
2.2.9 Thu lãi từ cho vay tiêu dùng 58
2.2.10 Tình hình nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng 60
2.2.11 Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích 64
2.3 Những thành công đạt được 65
2.4 Những hạn chế 66
2.5 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên 67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK – CHI NHÁNH HUẾ 68
3.1 Định hướng phát triển Vietcombank – chi nhánh Huế 68
3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng 69
3.2.1 Giải pháp về quy trình cho vay tiêu dùng 69
3.2.2 Giải pháp nâng cấp và phát triển công nghệ ngân hàng 70
3.2.3 Nghiên cứu phát triển những sản phẩm cho vay tiêu dùng mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng 72
3.2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng 72
3.2.5 Giải pháp đẩy mạnh về công tác Marketing ngân hàng 74
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 73.2.6 Đầu tư mở rộng thêm phòng giao dịch để phát triển kênh phân phối 76
3.2.7 Tăng cường huy động vốn để cho vay 76
PHẦN III 78
KẾT LUẬN 78
1.Kết luận 78
2 Hạn chế của đề tài 78
3 Hướng phát triển của đề tài 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 81
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
1 CVTD : Cho vay tiêu dùng
2 NHTM : Ngân hàng thương mại
Trang 9DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng VCB Huế
23
Biểu đồ2.1
Tình hình cơ cấu nguồn nhân lực tại ngân hàng
Biểu đồ2.2
Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàngVietcombank - chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2016
27
Biểu đồ2.3
Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàngVietcombank - chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2016
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU BẢN
Bảng 2.1 Kết quả huy động vốn của ngân hàng Vietcombank
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng
Vietcombank-chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2016 31
Bảng 2.3 Doanh số cho vay cho vay tiêu dùng của ngân hàng
Vietcombank – chi nhánh Huế giai đoạn từ
Bảng 2.4 Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng và tổng doanh số
thu nợ của ngân hàng Vietcombank–Huế giai đoạn từ
Bảng 2.5 Dư nợ cho vay tiêu dùng và tổng dư nợ chung của
ngân hàng Vietcombank- chi nhánh Huế giai đoạn từ
Bảng 2.6 Cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn của
ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế giai đoạn
Bảng 2.7 Cho vay tiêu dùng theo hình thức bảo đảm của ngân
hàng Vietcombank – chi nhánh Huế giai đoạn từ2013-2016
48
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11Bảng 2.9 Thu lãi cho vay tiêu dùng của ngân hàng
Vietcombank – chi nhánh Huế giai đoạn từ
Bảng 2.10 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay tiêu
dùng của ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế
Trang 12PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang mở cửa để tìm kiếm các cơ hộ và sẵn sàng đương đầu vớinhững thách thức Chúng ta đã có những thành công bước đầu tuy nhiên để hộinhập sâu và rộng thì đất nước ta nói chung, các bộ phận nói riêng cần tìm ra nhữngchiến lược phù hợp để tồn tại và phát triển Với tư cách là trung gian tài chính quantrọng bậc nhất, ngân hàng thương mại được xem là trụ cột của nền kinh tế, các ngânhàng thương mại hiện nay phải luôn hoàn thiện và phát triển các sản phẩm dịch vụ,cũng như là các hình thức huy động và cho vay, có như vậy mới cạnh tranh trongnền kinh tế hội nhập hiện nay khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO
Các ngân hàng hiện nay đang phát triển nhiều hình thức huy động và cho vay,đặc biệt trong khoản mục cho vay tiêu dùng, nhận thức thấy rằng xã hội ngày càngphát triển, thu nhập của người dân ngày càng tăng lên, do đó nhu cầu mua sắm, sữachữa nhà cửa… đang ngày càng tăng Người dân không những sử dụng khoản vốn
tự có của mình mà họ còn có nhu cầu vay để tài trợ cho tiêu dùng Do đó ngày naycác ngân hàng đang dần phát triển khoản mục này vì cho vay tiêu dùng mang lạimột nguồn thu nhập không nhỏ cho ngân hàng
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) nói chung và ngânhàng Vietcombank - chi nhánh Huế nói riêng từ khi ra đời đã và đang cố gắng hoànthiện khoản mục cho vay tiêu dùng Từ khi thành lập ngân hàng Vietcombank - chinhánh Huế ngày 2/11/1993 cho đến nay ngân hàng đã không ngừng thay đổi và pháttriển các sản phẩm cho vay tiêu dùng để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn, lợinhuận từ cho vay tiêu dùng tăng qua các năm, mang lại một nguồn thu nhập lớn chongân hàng Tuy nhiên để đảm bảo những khoản vay này an toàn và hiệu quả thìngân hàng Vietcombank - chi nhánh Huế cần phải nỗ lực hoàn thiện và nâng caochất lượng cho vay tiêu dùng của mình Đây cũng là mục tiêu dài hạn của ngânhàng Vietcombank hiện nay Vậy để hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho vay tiêu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13dùng thì ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Huế cần phải làm gì trong thời giantới?
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “ Nângcao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietcombank - chi nhánh ThừaThiên Huế” để làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, bài viết nhằm nâng cao chất lượng và đưa racác đề xuất để phát triển hoạt động CVTD tại ngân hàng Vietcombank – chi nhánhHuế
2.2 Mục tiêu cụ thể
Hướng vào 3 mục tiêu sau:
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hoạt động CVTD của các NHTMPhân tích, đánh giá chất lượng CVTD tại ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam Chi nhánh Huế
Nghiên cứu những vấn đề gặp phải và những khó khăn trong hoạt động chovay tiêu dùng
Đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động CVTD tại Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Chi nhánh Huế
4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp định tính
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Trao đổi, tham khảo, phỏng vấn, thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vựcnghiên cứu kết hợp với việc tìm và đọc các tài liệu liên quan trên sách, internet, tạpchí, báo…đồng thời thông qua quá trình thực tập tại ngân hàng.
Từ việc nghiên cứu định tính, các nhân tố thuộc thành phần trong thang đochất lượng Cho vay tiêu dùng sẽ được điều chỉnh phù hợp với đặc thù triển khaidịch vụ
4.2 Phương pháp định lượng
Thu nhập số liệu thứ cấp
Ở khóa luận này sử dụng các số liệu thứ cấp được thu nhập từ các nguồn sau:
Nguồn thông tin bên trong ngân hàng: là các số liệu và tài liệu do ngân hàngcung cấp như doanh số cho vay tiêu dùng qua các năm, doanh số thu nợ, dư nợ, cơcấu nhân sự ngân hàng…
Nguồn thông tin bên ngoài ngân hàng: được thu nhập từ các loại sách báo, tạpchí, từ các trang web liên quan về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…
Phân tích số liệu thứ cấp
Sau khi được ngân hàng cung cấp và thu nhập từ các nguồn bên ngoài, sẽ tiếnhành phân loại, hệ thống, kiểm tra sau đó sử dụng phương pháp tỷ trọng, phươngpháp so sánh để đánh giá chất lượng của cho vay tiêu dùng tại ngân hàng
Phương pháp tỷ trọng: xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trongtổng thể các yếu tố đang xem xét phân tích
Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằngcách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc)
5 Kết cấu nội dung của đề tài
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNGCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15Chương 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNGVIETCOMBANK – CHI NHÁNH HUẾ GIAI ĐOẠN TỪ 2013-2016.
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊUDÙNG TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK – CHI NHÁNH HUẾ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng
1.1.1 Khái niệm về cho vay tiêu dùng
Tiêu dùng là nhu cầu cần thiết của con người Xuất phát từ nhu cầu của ngườitiêu dùng là thiếu nguồn tài trợ cho tài chính của mình, đặc biệt cùng với sự pháttriển của nền kinh tế việc tiêu dùng của họ cũng nhiều hơn và tăng lên theo thờigian Nắm bắt được đặc tính đó, hàng loạt các dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngânhàng đã được ra đời Nguồn gốc của cho vay tiêu dùng được bắt đầu từ các hãngbán lẻ với hình thức chủ yếu là bán trả góp Một số hãng phải vay ngân hàng để bùđắp vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh Các ngân hàng cho vay tiêu dùng giúp
cá nhân có thể mua được tài sản như: nhà cửa, phương tiện đi lại, phương tiện vậnchuyển…giúp cuộc sống của họ hàng ngày tốt hơn Cho vay tiêu dùng được cácngân hàng triển khai khá sớm, và cho đến nay cũng đã đạt được những thành tựunhất định cả về quy mô và chất lượng Với đặc tính là sản phẩm hiện đại phù hợpvới xu thế phát triển của xã hội, cho vay tiêu dùng là một trong những sản phẩm cótác dụng nâng cao tính cạnh tranh giữa các ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển củangân hàng Như vậy cho vay tiêu dùng là gì? Để có được định nghĩa chính xác vềcho vay tiêu dùng chúng ta cần biết được đối tượng cho vay tiêu dùng, cơ chế chovay, hay nói tóm lại là mục đích của cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng đượchiểu đơn giản là cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình
Đối tượng ở đây là các đợn vị cá thể nhỏ trong xã hội
Cho vay tiêu dùng là khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của cánhân và hộ gia đình Ngân hàng chuyển tiền trực tiếp cho khách hàng sử dụng theomục đích tiêu dùng của mình khi đáp ứng đầy đủ các quy định của ngân hàng đề ra
Các khoản vay đó là nguồn tài chính quan trọng giúp cho người tiêu dùng trang trảinhu cầu cuộc sống trước khi họ có khả năng tài chính để thụ hưởng
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của cho vay tiêu dùng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17So với các hình thức cho vay khác thì cho vay tiêu dùng ra đời muộn hơn, nómới chỉ xuất hiện trong những năm cuối của thế kỷ XX Nguyên nhân là do cáckhoản vay tiêu dùng thường có giá trị nhỏ, chi phí cho khoản vay lại tương đối lớn
và độ rủi ro lại tương đối cao làm cho các ngân hàng ngại cho vay Nhưng sự pháttriển của nền kinh tế, khiến mức sống của dân cư được cải thiện đáng kể, nhu cầuvay tiêu dùng tăng mạnh mẽ, gắn liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng lâu bền nhưnhà, xe ô tô, nhu cầu du lịch, mua sắm…Cho vay tiêu dùng trở thành một thị trườnghấp dẫn đầy tiềm năng đối với ngân hàng Các ngân hàng chuyển hướng sang tậptrung mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng Nhiều ngân hàng chuyên môn hoá hoạtđộng cho vay tiêu dùng bằng cách lập các phòng tín dụng tiêu dùng độc lập Giúpcác ngân hàng tăng quy mô, giảm rủi ro và chi phí trong các khoản cho vay tiêudùng đưa tín dụng tiêu dùng trở thành một trong những loại hình tín dụng có mứctăng trưởng cao Cho vay tiêu dùng sẽ vẫn đóng vai trò chủ đạo trong dịch vụ ngânhàng trong những năm tới đây
1.1.3 Đối tượng của cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng có đối tượng khách hàng rất đa dạng và được chia thànhnhiều nhóm khác nhau dựa trên khả năng tài chính của khách hàng
Nhóm đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, với nhóm đối tượng này thìnhu cầu vay tiêu dùng thường không cao, việc vay vốn nhằm cân đối giữa thu nhập
và chi tiêu
Nhóm đối tượng có thu nhập trung bình, nhu cầu vay tiêu dùng có xu hướngtăng mạnh Đối tượng này muốn vay để tiêu dùng hơn là bỏ ra một khoản tiền tiếtkiệm dự phòng của mình
Nhóm đối tượng có thu nhập cao, nhu cầu vay tiêu dùng nảy sinh nhằm làmtăng thêm khả năng thanh toán và coi nó như một khoản phụ trợ linh hoạt để chitiêu khi tiền tích lũy của họ đang được đầu tư trung và dài hạn Hay nói cách khác,các khoản vay tiêu dùng này được xem là nguồn ứng trước của lợi nhuận do đầu tư
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18mang lại Những người thuộc nhóm này thường xuyên cần chi tiêu trong mục đíchtiêu dùng với số tiền lớn.
1.1.4 Đặc điểm cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
Khác với vay kinh doanh, mục đích của cho vay tiêu dùng xuất phát từ nhucầu cá nhân, hộ gia đình, nguồn trả nợ là thu nhập cố định của họ, độc lập với khoảnvay Vì vậy cần nắm bắt được đặc điểm đó để có những biện pháp hạn chế, phòngngừa trong quá trình cho vay Đặc biệt, đối với cán bộ tín dụng cần nắm rõ đặcđiểm cho vay tiêu dùng để xem xét quyết định một khoản vay
Cho vay tiêu dùng có một số đặc điểm sau đây:
Số lượng món vay nhiều nhưng giá trị khoản vay nhỏ: Khác với hoạt độngcho vay sản xuất kinh doanh có nhu cầu vốn lớn, các khoản vay tiêu dùng thường
có giá trị nhỏ Điều này có thể giải thích là do giá trị hàng hóa dịch vụ mà kháchhàng có nhu cầu là không quá đắt đỏ, hoặc khách hàng vay đã có sự tích lũy vốn từtrước đối với giá trị tài sản lớn, họ tìm đến ngân hàng với mục đích hỗ trợ cho hoạtđộng tiêu dùng của họ Tuy món vay có giá trị nhỏ nhưng số lượng lại nhiều Đó là
do xã hội phát triển, người tiêu dùng sẽ vay nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của bảnthân cũng như gia đình đồng thời đáp ứng các kế hoạch chi tiêu trên cơ sở kỳ vọngcác khoản thu nhập trong tương lai Vì vậy số lượng khách hàng đến ngân hàng vayvốn rất là nhiều, khiến tổng quy mô cho vay rất là lớn
Cho vay tiêu dùng có tính rủi ro hơn cho vay sản xuất kinh doanh: Khi chovay hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng thẩm định cho vay và khả năng trả
nợ của khách hàng, ngân hàng có thể căn cứ vào phương án kinh doanh, vào bảngbáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh… để quyết định cho vay hay không, để giảnrủi ro cho các khoản vay Đối với cho vay tiêu dùng, khi thẩm định khả năng trả nợcủa khách hàng, ngân hàng chỉ có thể căn cứ nguồn thu nhập trong tương lai củakhách hàng Bất kỳ bất trắc hay sự cố gì xảy ra đối với khách hàng như ốm đâubệnh tật, công việc không ổn định… cũng đều làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi
nợ của ngân hàng Hơn nữa, những thông tin về khách hàng là những thông tin cá
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19nhân thường hay được giấu kín cho việc thẩm định của ngân hàng là rất khó khăn.
Do vậy, cho vay tiêu dùng thường có rủi ro hơn trong khoản vay khác của ngânhàng thương mại
Nhạy cảm và phụ thuộc vào chu kỳ của kinh tế: Hoạt động cho vay tiêu dùngchịu ảnh hưởng rất lớn từ tình trạng sức khỏe của nền kinh tế Khi nền kinh tế ổnđịnh và phát triển, thu nhập người dân ổn định và cao hơn, thì nhu cầu về tiêu dùngcủa người dân tăng lên Và ngược lại, kinh tế suy thoái thu nhập của các cá nhân và
hộ gia đình sẽ giảm đi, mọi người sẽ e dè trong việc chi tiêu hơn Do đó hoạt độngcho vay tiêu dùng của ngân hàng vì thế mà kém phát triển hơn Vì vậy, có thể nóitình hình phát triển kinh tế là một trong những yếu tố thúc đẩy phát triển cho vaytiêu dùng
Chi phí cho vay tiêu dùng cao: Chi phí cho vay tiêu dùng khá cao trong danhmục cho vay của ngân hàng Do quy mô mỗi món vay thường nhỏ, thời gian vaythường ngắn, rủi ro cao, các thông tin về cá nhân thường không đầy đủ và thiếuchính xác nên ngân hàng phải mất nhiều chi phí và thời gian trong khâu tiếp nhận
hồ sơ, thẩm định khách hàng Hơn nữa, các khoản cho vay tiêu dùng thường có sốlượng lớn, do đó ngân hàng phải mất thêm chi phí để quản lý các khoản vay, theodõi va kiểm tra khách hàng thường xuyên… những điều này khiến cho việc thựchiện một khoản cho vay tiêu dùng của ngân hàng đối với khách hàng thường có chiphí lớn
Cho vay tiêu dùng có khả năng sinh lời cao: Cho vay tiêu dùng là một trongnhững khoản mục tín dụng mạng lại mức lợi nhuận cao nhất trong danh mục chovay của ngân hàng Các khoản cho vay tiêu dùng thường được định giá rất cao vìviệc định giá này dựa trên cơ sở chi phí cho vay tiêu dùng lớn và mức độ rủi ro cao
Khi người tiêu dùng đến vay tiền của ngân hàng, họ thường quan tâm tới việc cóvay được tiền hay không Và sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất cao để có thể vayđược tiền thoả mãn nhu cầu tiêu dùng Có thể nói, cho vay tiêu dùng đã đem lại chongân hàng nguồn thu nhập cao Đây là một thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng, và
sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 201.1.5 Các hình thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
Cho vay tiêu dùng ngày càng được chú trọng và xem là một trong những mụctiêu phát triển của các ngân hàng thương mại Trên cơ sở những đặc điểm riêng cócủa cho vay tiêu dùng và sự phối hợp hình thức tín dụng ngân hàng nói chung, ngàycàng nhiều loại hình sản phẩm cho vay tiêu dùng ra đời với nhiều tên gọi khác nhau
Tóm lược lại, cho vay tiêu dùng có thể phân loại căn cứ theo một số tiêu thức đượctrình bày tiếp theo đây:
Căn cứ theo mục đích vay có thể phân chia cho vay tiêu dùng thành 2
loại:
Cho vay tiêu dùng cư trú (residential morage loan): là các khoản cho vay
nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ giađình
Cho vay tiêu dùng phi cư trú (nonresidential morage loan): là các khoản
cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, dulịch, học hành hoặc giải trí…
Căn cứ theo phương thức hoàn trả có thể phân chia cho vay tiêu dùng
thành 3 loại:
Cho vay tiêu dùng trả góp ( installment consumer loan): là hình thức vay
mà người đi vay trả nợ gốc hoặc nợ gốc và lãi cho ngân hàng với một số tiền bằngnhau nhất định theo kì hạn nợ đều nhau hoặc theo thỏa thuận
Phương thức này thường áp dụng cho những khoản vay có giá trị lớn hoặc thunhập định kỳ của người vay không đủ thanh toán hết một lần số nợ vay Đây là hìnhthức cho vay chủ yếu của các ngân hàng thương mại, loại hình này giúp khách hàngvay không bị áp lực trả nợ vào cuối kỳ cao
Đối với loại cho vay tiêu dùng trả góp, tồn tại một số vấn đề cơ bản:
Điều kiện thanh toán: khi xác định các điều khoản liên quan đến việc thanhtoán nợ của khách hàng, ngân hàng thường chú ý đến một số vấn đề:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21 Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp vời khả năng thu nhập, trongmối quan hệ hài hòa với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng Đồng thời luônđảm bảo trong suốt thời gian vay giá trị của tài sản nợ không được thấp hơn số tiềntài trợ chưa được thu hồi Ngân hàng có thể thu nợ tùy thuộc thõa thuận với kháchhàng.
Đối với phương thức trả nợ gốc đều thì số nợ gốc trả từng phân kỳ bằng tổng
số nợ chia cho tổng phân kỳ trả nợ Lãi suất cho vay nếu tính theo dư nợ giảm dầnthì lãi phát sinh ở phân kỳ đầu tiên sẽ là cao nhất và giảm dần theo thời gian
Cách thứ là thu nợ mỗi kỳ đều nhau bao gồm cả nợ gốc phải trả cộng với lãisuất sinh theo dư nợ giảm dần Số tiền phải trả trong 1 kì được tính theo công thức:
Số tiền trả nợ từng kì (A):
A = × × ( )
( )Phần nợ gốc trong số tiền trả nợ từng kì:
P1= A – (G× i)
Pt = P1 × ( 1 + i)A: số tiền trả nợ từng kìG: tổng nợ gốc
i: lãi suất tính theo kì trả nợn: tổng số kì trả nợ
P1: phần tiền gốc phải trả trong phân kì thứ 1
Pt: phần tiền gốc phải trả trong phân kì thứ t (t= 1,2,3, … )Với một mức thu nhập, phương thức này tạo điều kiện cho khách hàng vayđược số tiền lớn hơn so với trả nợ gốc đều do nghĩa vụ trả nợ trong những phân kỳ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22đầu nhỏ hơn nhiều, đồng thời ngân hàng sẽ thu được lãi nhiều hơn nếu khách hàngvay duy trì đúng lịch trả nợ suốt quá trình vay.
Phân kỳ trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng Phân kỳ trả nợthường theo tháng do nguồn trả nợ chính của khách hàng vay tiêu dùng đến từlương nhận được hàng tháng
Thời hạn tài trợ không nên kéo quá dài, thời hạn trả nợ bị giới hạn bởi thờigian hoạt động của tài sản tài trợ Thời hạn quá dài dễ làm giá trị tài sản tài trợ bịgiảm mạnh Hơn nữa, khi thời gian tài trợ quá dài thì thiện chí trả nợ của người vaycũng như việc thu hồi nợ thường gặp nhiều rắc rối
Điều kiện trả nợ trước hạn: tùy thuộc tình hình nguồn vốn của ngân hàngthương mại có thể cho phép khách hàng trả trước hạn mà không mất phí hoặc cótính phí trả nợ trước hạn hoặc tuyệt đối cấm trả nợ trước hạn, đây là một trongnhững lợi thế cạnh tranh của sản phẩm về linh hoạt trong thanh toán nợ vay
Cách tính lãi: có hai cách tính lãi cơ bản là tính lãi suất cố định cho toàn bộ
dư nợ trên toàn bộ thời hạn cho vay (không tính đến tình trạng dư nợ) và tính lãitrên dư nợ thực tế giảm dần
Loại tài sản được tài trợ: thiện chí của người đi vay sẽ tốt hơn nếu tài sảnhình thành từ tiền vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng do chính họ sẽđược hưởng những tiện ích từ chung trong một thời gian dài Khi lựa chọn tài sản
để tài trợ ngân hàng thường chú ý đến điều này, nên chủ yếu tập trung tài trợ chonhu cầu mua sắm những tài sản có thời hạn sử dụng lâu bền hoặc có giá trị lớn
Số tiền phải trả trước: thông thương ngân hàng yêu cầu người đi vay phảithanh toán trước một phần giá trị tài sản mua sắm, số tiền này được gọi là số tiền trảtrước (vốn đối ứng) phần còn lại ngân hàng sẽ tài trợ Số tiền trả trước cần phải đủlớn, đủ để làm cho những người đi vay nghĩ rằng họ chính là chủ sở hữu của tài sản,đồng thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng Một khi tâm lý mình không phải là chủ sởhữu của tài sản hình thành từ tiền vay, người đi vay sẽ có thái độ miễn cưỡng trongviệc trả nợ Ngoài ra, khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng trong nhiềutrường hợp sẽ phát mãi tài sản để thu hồi nợ Hầu hết các tài sản đã qua sử dụng đều
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23giảm giá trị, nghĩa là giá trị thị trường nhỏ hơn giá trị hoạch toán của tài sản và lam
số tiền trả trước có vai trò quan trọng giuos ngân hàng hạn chế rủi ro Số tiền trảtrước nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Loại tài sản: đối với các loại tài sản có mức độ giảm giá nhanh thì số tiền trảtrước nhiều và ngược lại
Thị trường tiêu thụ tài sản: tài sản sau khi sử dụng nếu vẫn có thể tiếp tụcđược mua bán dễ dàng thì số tiền trả trước có xu hướng thấp và ngược lại
Môi trường kinh tế
Năng lực tài chính của người đi vay
Cho vay tiêu dùng phi trả góp (noninstalment consumer loan): tiền vay
được khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn Thông thường,khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ,thời gian ngắn, đối tượng khách hàng thu nhập khá cao
Cho vay tiêu dùng tuần hoàn (revolving consumer credit): là khoản vay
mà ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng được duy trì trong mộtthời gian nhất định, khách hàng vay và trả nhiều lần nhưng không vượt quá hạnmức tín dụng này
Hình thức vay tuần hoàn dễ áp dụng, thuận tiện cho khách hàng trong việc chủđộng sử dụng nguồn tiền linh hoạt Quy mô của những khoản vay này thường nhỏ,khách hàng có dòng tiền vào – ra thường xuyên
Cho vay qua thẻ là một hình thức phổ biến của tín dụng tiêu dùng tuần hoàn,với hạn mức được cấp, khách hàng có thể rút vượt số dư trên tài khoản của mình
Căn cứ theo nguồn gốc của khoản vay có thể phân chia cho vay tiêu
dùng thành 2 loại:
Cho vay tiêu dùng trực tiếp (direct consumer loan): ngân hàng và khách
hàng sẽ trực tiếp gặp nhau để tiến hàng đàm phán, kí kết hợp đồng tín dụng; kháchhàng sẽ nhận tiền vay từ ngân hàng hoặc chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp
mà họ sẽ mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các chủ nợ của họ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24Thông thường, cho vay tiêu dùng gián tiếp thực hiện theo sơ đồ sau:
(3) (5) (2) (1) (4)
Sơ đồ 1.1 Cho vay tiêu dùng trực tiếp
(1): Ngân hàng và người tiêu dùng kí kết hợp đồng tín dụng(2): Người tiêu dùng trả trước một phần tiền mua hàng cho công ty bán lẻ(3): Ngân hàng thanh toán số tiền còn lại cho công ty bán lẻ
(4): Công ty bán lẻ giao hàng hóa tài sản cho người tiêu dùng(5): Người tiêu dùng trả góp cho ngân hàng
Hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp có ưu điểm:
Chất lượng tín dụng của khoản vay trực tiếp thường cao hơn so với tín dụnggián tiếp, do ngân hàng có thể sử dụng triệt để trình độ, kiến thức, kinh nghiệm và
kỹ năng của cán bộ tín dụng trong quá trình họ thẩm định khách hàng, do đó cáckhoản cho vay này thường có chất lượng cao hơn so với cho vay thông qua doanhnghiệp bán lẻ
Hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn hình thức cho vay giántiếp, vì khi quan hệ trực tiếp, giữa ngân hàng với khách hàng sẽ xử lý tốt các phátsinh, tạo điều kiện thoả mãn quyền lợi cho ngân hàng và khách hàng
Đối tượng khách hàng là rất rộng lớn do đó thông qua hình thức này, việcđưa ra các dịch vụ, tiện ích mới là rất thuận lợi, đồng thời là hình thức để tăng
Trang 25cường quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng (dịch vụ thẻ ATM,thanh toán tiền điện nước, điện thoại hàng kỳ…)
Cho vay tiêu dùng gián tiếp (indirect consumer loan): là hình thức cho
vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bánchịu hàng hoá hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng, hình thức nàyngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ màkhông trực tiếp tiếp xúc với khách hàng
Thông thường, cho vay tiêu dùng gián tiếp thực hiện theo sơ đồ sau:
(1)(4)(5)(6) (2) (3)
Sơ đồ 1.2 cho vay tiêu dùng gián tiếp
(1): Ngân hàng kí kết hợp đồng mua bán nợ với công ty bán lẻ thõa thuận cácđiều kiện thực hiện
(2): Công ty bán lẻ kí kết hợp đồng bán trả chậm với người tiêu dùng(3): Công ty bán lẻ giao tài sản, hàng hóa cho người tiêu dùng
(4): Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán hàng trả chậm cho ngân hàng(5): Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ
(6): Người tiêu dùng trả góp cho ngân hàng
Hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp có ưu điểm:
Trang 26 Các NHTM dễ dàng mở rộng và tăng doanh số cho vay, tiết kiệm và giảmđược các chi phí khi cho vay.
Đây cũng là cơ sở để mở rộng quan hệ với khách hàng và tạo điều kiện thuậnlợi cho các hoạt động khác của ngân hàng Hơn nữa, nếu NHTM quan hệ tốt với cácdoanh nghiệp bán lẻ, thì hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp có mức độ rủi ro thấphơn cho vay tiêu dùng trực tiếp
Hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp có nhược điểm:
Khi cho vay các NHTM không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng (người vayvốn) mà thông qua các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá, dịch vụ Do đó cáckhoản vay này có mức độ rủi ro cao cao hơn so với các khoản vay trực tiếp
Hình thức này thiếu sự kiểm soát của ngân hàng (cả trước, trong và sau khivay vốn) khi doanh nghiệp thực hiện bán lẻ hàng hoá, dịch vụ, nhất là trong việc lựachọn khách hàng Bên cạnh đó, kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ của hình thức chovay này rất phức tạp
Nhằm hạn chế rủi ro của hình thức cho vay gián tiếp, các ngân hàng thươngmại thường mua lại các khoản nợ với hình thức truy đòi toàn bộ hoặc một phần từcác doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng (bên vay) không trả được nợ chongân hàng
Căn cứ theo hình thức bảo đảm tiền vay có thể phân chia cho vay tiêu
dùng thành 2 loại:
Tín dụng không có đảm bảo: là loại tín dụng mà người cho vay dựa vào uy
tín của khách hàng, không yêu cầu bất cứ hình thức đảm bảo nào
Tín dụng có đảm bảo: là loại tín dụng mà người cho vay đòi hỏi người vay
vốn phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba gồm:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27 Cho vay thế chấp là hình thức cho vay mà người vay phải chuyển các giấy tờ
có giá chứng nhận quyền sở hữu (hoặc và sử dụng) các tài sản đảm bảo sang chongân hàng nắm giữ trong thời hạn đã cam kết
Cho vay đảm bảo bằng lương hay thu nhập
Cho vay cầm cố là hình thức ngân hàng cho vay tiền và giữ tài sản củakhách hàng để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng trong hợp đồng cầm
cố Đối với tài sản khác, thời hạn căn cứ theo loại, tính chất, điều kiện bảo quản củatài sản Mức cho vay xác định từ giá trị, mức tiêu thụ, độ bền, mức thanh khoản củatài sản và tối đa không quá 80% giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm cầm cố
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ tiền vay Hình thức này ápdụng với tài sản giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài như sửa chữa, mua nhà, muaquyền sử dụng đất, mua ô tô… thường là khoảng 60-70% tài sản mua
1.1.6 Vai trò của cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng không chỉ thể hiện rõ vai trò to lớn đối với ngân hàng màcòn đối với nền kinh tế và đối với người tiêu dùng Có thể nói hình thức cho vaynày đem lại lợi ích cho cả ba đối tượng trên Cụ thể như sau:
Vai trò đối với ngân hàng
Như đã phân tích ở trên, cho vay tiêu dùng là một trong những loại hình chovay có lãi suất cao nhất, do đó có thể đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng Đồngthời, theo nguyên tắc doanh lợi và rủi ro, đây cũng là hoạt động hàm chứa rủi ro caocủa ngân hàng Do vậy, để có được lợi nhuận cao đó, ngân hàng cần áp dụng nhữngbiện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả như: thu thập thông tin về khách hàng mộtcách chính xác, phân tích khách hàng, lập phòng riêng theo dõi cho vay tiêu dùng…
Do sức ép cạnh tranh của các tổ chức tài chính phi ngân hàng và sự cải thiệntrong thu nhập của người dân, cho vay tiêu dùng, loại hình trước đây được các ngânhàng xếp vào loại hình cho vay nguy hiểm với mức độ rủi ro cao, đã trở thành mộtthị trường tiềm năng được các ngân hàng chú trọng mở rộng và phát triển
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28Vai trò đối với người tiêu dùng
Thứ nhất, đời sống con người không ngừng được cải thiện làm cho nhu cầucủa con người về hàng tiêu dùng không chỉ dừng lại ở những mặt hàng giản đơn đểđáp ứng những nhu cầu hàng ngày mà còn là những hàng hóa có giá trị lớn hơn rấtnhiều như nhà cửa,ô tô,… Như vậy, để đáp ứng được tất cả các nhu cầu trên, mộtyêu cầu được đặt ra cho con người là cần có một nguồn tài chính đủ lớn Có thể nói,nguồn tài chính này chỉ có thể được đáp ứng từ nguồn tài trợ của ngân hàng chongười tiêu dùng thông qua cho vay tiêu dùng
Thứ hai, cho vay tiêu dùng gián tiếp tạo ra nguồn hàng hóa phong phú về mẫu
mã, chất lượng cao để người tiêu dùng lựa chọn Thật vậy, hình thức tín dụng nàycòn làm tăng sự cạnh tranh giữa những người sản xuất với nhau Những người sảnxuất muốn thu hút được nhiều khách hàng phải không ngừng đa dạng hóa các chủngloại hàng hoá, mẫu mã hàng hoá, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm
Do đó, người tiêu dùng là người được lợi nhất
Vai trò đối với các doanh nghiệp
Mục tiêu hoạt động hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất là tối đa hoá giátrị tài sản Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp đểtăng số lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ được Điều này phụ thuộc phần lớn vàokhả năng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của khách hàng Hiện nay, mặc dù nhu cầu vềhàng hoá, dịch vụ của người tiêu dùng không ngừng tăng, nhưng nhu cầu đó trongnhiều trường hợp lại không được thỏa mãn bằng nguồn tài chính hiện có của kháchhàng Nói cách khác, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của khách hàng tăngmạnh không đồng nghĩa với khả năng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó của họ
Nguồn tài chính từ sự tài trợ của ngân hàng là một giải pháp tối ưu Như vậy, hoạtđộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng giải quyết được sự ùn tắc trong việc tiêu thụhàng hoá, đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa, tăng số vòng quay hàng tồn kho,tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó, nguồn tín dụng nàycũng giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện tăng cường sản xuất, mở rộng qui mô,
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29mở rộng thị trường.
Vai trò đối với nền kinh tế
Nhu cầu về hàng tiêu dùng của khách hàng tăng nhanh kéo theo nền sản xuất hànghoá, dịch vụ được đẩy mạnh, lưu thông hàng hoá cũng được tăng cường Những nhàsản xuất luôn muốn tiêu thụ nhanh chóng hàng hoá, dịch vụ của mình, tuy nhiênđiều này phụ thuộc phần lớn vào khả năng tài chính của người tiêu dùng trên, nếuchỉ đơn thuần chỉ dựa vào nguồn tài chính hiện có của khách hàng thì không thể nàođáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của họ, do vậy giải pháp tối ưu là sử dụng nguồntài trợ của ngân hàng Như vậy, nguồn vốn của ngân hàng thông qua hình thức chovay tiêu dùng đã góp phần đẩy mạnh lưu thông hàng hoá, góp phần thúc đẩy sự pháttriển chung của nền kinh tế
Có thể nói, cho vay tiêu dùng có vai trò quan trọng không chỉ với người tiêudùng, ngân hàng mà còn đối với nền kinh tế Với vai trò to lớn như vậy, cho vaytiêu dùng được ngân hàng thực hiện thao quy trình như thế nào? Câu hỏi này sẽđược giải đáp ở mục tiếp theo
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng 1.2.1 Các nhân tố khách quan
Thu nhập và tâm ý của người dân: khả năng mua sắm và sức mua của người
tiêu dùng quyết định bởi thu nhập của họ Nền kinh tế phát triển tạo tâm ý ổn địnhcho người tiêu dùng, đồng thời làm tăng thu nhập đã tạo ra một thị trường tiềmnăng cho các ngân hàng khai thác cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng và ngược lại
Nguồn trả nợ cho các khoản vay của khách hàng chính là thu nhập của khách hàng
Vì vậy, thu nhập của khách hàng ảnh hưởng lớn đến quyết định của ngân hàng cócho vay hay không
Cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác: đứng trước sự cạnh tranh gay
gắt từ các tổ chức tín dụng khác trên thị trường, hoạt động cho vay tiêu dùng trở nênkhó khăn hơn Nó vừa là nhân tố gây cản trở tới quá trình định hình quy mô hoạt
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30động cho vay tiêu dùng, vừa là nhân tố thúc đẩy các ngân hàng tập trung nguồn lựccho sản phẩm cho vay tiêu dùng của mình Hiện nay, đối thủ cạnh tranh trong hoạtđộng cho vay tiêu dùng có thể chia làm 3 nhóm chính: Nhóm 1 bao gồm các ngânhàng thương mại quốc doanh, nhóm 2 bao gồm các ngân hàng nước ngoài, các ngânhàng liên doanh vốn và nhóm 3 gồm các ngân hàng cổ phần.
Xã hội: tỷ lệ thất nghiệp, cơ cấu lao động xuất phát từ cơ chế đào tạo là những
vấn đề chính ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng Hiện nay, nhà nước ta đang cónhững chủ trương, chính sách thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: nhằm tạo động lực thúc
đẩy kinh tế đất nước vượt qua khó khăn thử thách, tiếp tục quá trình công nghiệphóa hiện đại hóa và môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạtđộng tài chính tiền tệ, lãnh đạo đảng và nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, chínhsách mới phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người dân, trong đó có nhữngchính sách ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cho vay tiêu dùng
1.2.2 Các nhân tố chủ quan Chính sách tín dụng: định hướng cụ thể và chính sách tín dụng hướng tới
thõa mãn nhu cầu của người tiêu dùng là yếu tố có tính chất quyết định đối với hiệuquả của hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và các hoạt động khác nói chung Vìvậy, chỉ có các chính sách kế hoạch cụ thể thì các nguồn lực nhằm phát triển nó mớitập trung để hoàn thành tốt Chính sách phù hợp với thực tiễn thị trường sẽ tạo ra lợithế cạnh tranh cho ngân hàng
Thẩm định khách hàng: kỹ thuật và thủ tục thẩm định hiệu quả, không rườm
rà phức tạp trong thời gian ngắn là một trong những phương thức quan trọng để thuhút khách hàng Thẩm định tín dụng nhằm đưa ra những đánh giá đúng về kháchhàng, về các khoản vay, từ đó có các quyết định cho vay phù hợp Một hệ thống kỹthuật thẩm định hợp lý, khoa học thống nhất là yếu tố quyết định chất lượng củathẩm định và do đó quyết định chất lượng khoản vay, bởi vì quan trọng nhất chovay tiêu dùng chính là chữ “ tín” của khách hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31Khả năng huy động vốn: ảnh hưởng trực tiếp tới kỳ hạn, lãi suất và hạn mức
cho vay tiêu dùng Nếu nguồn vốn lớn và phong phú thì ngân hàng có thể dễ dàng
mở rộng quy mô và đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng của mình
Cán bộ tín dụng: trình độ cán bộ của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến tới
các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt đọng cho vay tiêu dùng nói riêng
Đặc biệt đối với hoạt động cho vay tiêu dùng có rủi ro lớn càng đòi hỏi ở cán bộ tíndụng cả về trình độ chuyên môn và đào đức nghề nghiệp
Cán bộ tín dụng sẽ thực hiện phân tích và đánh giá lựa chọn những khoản chovay có chất lượng và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Trình độ cán bộ tín dụngngoài việc phải giỏi về nghiệp vụ còn là phẩm chất đạo đức Cán bộ tiếp xúc và làmviệc trong môi trường tiền bạc, dễ bị mua chuộc, có thể vì tư lợi cá nhân mà làm tổnhại cho cả ngân hàng và khách hàng Trong môi trường cạnh tranh giữa các ngânhàng diễn ra ngày càng gây gắt, khách hàng có nhiều sự lựa chọn người cung cấpdịch vụ thõa mãn nhu cầu của mình Chính vì vậy, muốn tạo được lòng tin từ pháikhách hàng để tạo hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng, ngân hàng luôn chú ý xâydựng hình ảnh đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tác phong chuyên nghiệp,niềm nở, cung cấp dịch vụ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng
Cơ sở vật chất: ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng gửi tiền và vay tiền, công
nghệ ngân hàng hiện đại là yếu tố giúp ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụngân hàng một cách chính xác và nhanh chóng
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng
Chất lượng cho vay tiêu dùng được thể hiện:
Đối với NHTM: Cho vay tiêu dùng là một mảng trong tín dụng ngân hàng
“Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại là sự đáp ứng kịp thời, hợp lýnhững yêu cầu về vốn của khách hàng phù hợp với các quy định của pháp luật hiệnhành, với một mức chi phí hợp lý, đảm bảo sự phát triển an toàn lợi nhuận tronghoạt động tín dụng của ngân hàng và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế”
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32(PGS.TS Nguyễn Minh Kiều 2005, Giáo trình ngân hàng thương mại NXB Thống
kê, Hà Nội)
Đối với khách hàng: Chất lượng cho vay là sự hài lòng đối với các khoản vayvốn từ ngân hàng giúp cho khách hàng có đủ tiền để thõa mãn nhu cầu tiều dùng,nâng cao chất lượng cuộc sống
Đối với nền kinh tế: Chất lượng cho vay tiêu dùng là một khái niệm vừa cụ thể(thể hiện qua các chỉ tiêu có thể tính toán được như: kết quả kinh doanh, nợ quá hạn,giải quyết nhu cầu tiêu dùng…), vừa trừu tượng (thể hiện qua khả năng thu hútkhách hàng, tác động đến nền kinh tế…) Chất lượng cho vay vừa chịu ảnh hưởngbởi nhân tố chủ quan (khả năng quả lý, trình độ và đạo đức cán bộ ngân hàng vàkhách hàng…), vừa khách quan (sự thay đổi môi trường bên ngoài, sự ổn địnhchính trị xã hội, môi trường pháp lý, tốc độ tăng trưởng kinh tế)
Như vậy, khái niệm chất lượng cho vay tiêu dùng được biểu hiện là ngân hàngđáp ứng vốn vay kịp thời, đầy đủ nhu cầu của khách hàng, khách hàng trang trải đủchi phí, hoàn trả đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng cả gốc lẫn lãi và ngân hàng cólợi nhuận phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội
1.3.1 Doanh số cho vay tiêu dùng
Đây là tổng số tiền ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng trong một thời kìnhất định thường là một tháng, quý, năm; bao gồm cả lượng vốn đã thu hồi và chưathu hồi trong kỳ đó Chỉ tiêu này giúp ta thấy được khả năng cho vay tiêu dùng củangân hàng Khi doanh số cho vay tiêu dùng tăng lên chưa hẳn là đã tốt mà còn phảiphụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm lực của ngân hàng, điều kiện của nền kinh tếtrong một giai đoạn nhất định
1.3.2 Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng
Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền mà ngân hàng thu hồi được từ các khoản
đã cho vay trước đó trong một thời kỳ nhất định hay là số vốn của khách hàng hoàn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33trả ngân hàng trong thời kỳ nhất định Doanh số thu nợ phản ánh khả năng trả nợđúng hạn của khách hàng.
1.3.3 Dư nợ cho vay tiêu dùng
Chỉ tiêu này phản ánh lượng vốn mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi sau khi giảingân cho khách hàng trước đó, chỉ tiêu này có thể hiểu là lượng vốn thực tế màkhách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định thường là cuối kỳ
Dư nợ cho vay cuối kỳ = Dư nợ cho vay đầu kỳ + (Doanh số cho vay trong kỳ
- Doanh số thu nợ trong kỳ)Ngân hàng luôn mong muốn duy trì và tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng ởmức cao để có thể đảm bảo lợi nhuận suốt thời kỳ Dư nợ cao chứng tỏ ngân hàng
có uy tín tốt, thu hút được nhiều khách hàng
1.3.4 Dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay
Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu cho vay tiêu dùng so vớitổng dư nợ của ngân hàng Các sản phẩm dịch vụ bán được đều quy về giá trị bằngtiền Do đó, dư nợ cho vay tiêu dùng, tổng dư nợ đều là các giá trị biểu hiện bằngtiền
Ta có thể tính theo công thức sau:
Tỷ lệ = ư ợ ổ ư ợ ê ù × 100%
Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàngcàng phát triển, và có thể xem cho vay tiêu dùng là hoạt động chủ chốt trong hoạtđộng tín dụng nói chung của ngân hàng
Tỷ lệ càng thấp thì chứng tỏ nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng cóthể chưa phát triển, chưa được chú trọng hay có những biện pháp phát triển phùhợp, hoặc đây không phải là nghiệp vụ chủ chốt của ngân hàng Khi đó ngân hàngcần đặt ra những câu hỏi: định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng củangân hàng cụ thể như thế nào; sản phẩm cho vay này đã phù hợp với nhu cầu của
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34thị trường chưa; lợi thế cạnh tranh của ngân hàng đã được khai thác hết và đúngchưa.
Bên cạnh đó, có thể so sánh chỉ tiêu này giữa các năm với nhau để đưa ranhận định về nghiệp vụ cho vay tiêu dùng qua các năm Nếu tỷ lệ này không thayđổi, dư nợ ngắn hạn và tổng dư nợ đều tăng thì hoạt động cho vay tiêu dùng củangân hàng là ổn định Nếu tỷ lệ này giảm mà tổng dư nợ không thay đổi chứng tỏhoạt động này đang có xu hướng giảm Nếu tỷ lệ này tăng trong khi tổng dư nợtăng chứng tỏ hoạt động này đang phát triển rất tốt Nhiều khả năng khác có thểxảy ra Song dựa vào đây, nhà lãnh đạo ngân hàng sẽ đánh giá được tình hình hoạtđộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng
1.3.5 Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng
Đây là chỉ số cho chúng ta biết được tình hình thu nợ của ngân hàng, số nợ màngân hàng chưa thu được tại thời điểm đến hạn của hợp đồng cho vay tiêu dùng Nợquá hạn trong hoạt động tín dụng ngân hàng là khoản nợ đến thời hạn thanh toán(đáo hạn) không được ngân hàng cho gia hạn nợ, giảm nợ mà người vay không thựchiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng Nợ quá hạn vi phạm đặc trưng
cơ bản của tín dụng là tính hoàn trả, hoàn trả không đầy đủ và kịp thời gây nên sự
đỗ vỡ niềm tin của ngân hàng đối với người cho vay
Tỷ lệ này được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn = ợ á ạ
ổ ư ợ ê ù × 100%
Nợ quá hạn còn được chia thành 4 nhóm từ nhóm 2 đến nhóm 5, kèm theo đó
là ngân hàng phải trích ra một khoản dự phòng rủi ro, bao gồm dự phòng chung(quy định là 0,75%) và dự phòng cụ thể:
Trang 35Nhóm 5: 100%
1.3.6 Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay tiêu dùng
Theo văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN quy định: “ Nợ xấu là các khoản
nợ thuộc các nhóm 3,4,5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 quy định này, tỷ lệ nợ xấutrên tổng dư nơ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng”
ổ ư ợ ê ù × 100%
Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng nợ xấu Tỷ
lệ này càng cao thì chứng tỏ nợ xấu chiếm tỷ trọng càng nhiều và lớn trong tổng dư
nợ CVTD dẫn đến chất lượng CVTD bị giảm sút
1.3.7 Chỉ tiêu hệ số thu nợ trong cho vay tiêu dùng
Hệ số thu nợ CVTD (lần) = ố ợ
ố Chỉ tiêu này đánh giá công tác quản lý và thu hồi nợ tại ngân hàng, nó phảnánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu
về được bao nhiêu đồng vốn Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt, tuy nhiên hệ số nàycần được duy trì ở mức vừa phải, nếu quá cao thì ảnh hưởng đến mối quan hệ lâudài với khách hàng
1.3.8 Thu lãi cho vay tiêu dùng trên tổng thu lãi từ các hoạt động cho vay
Chỉ tiêu này lại phản ánh mức thu nhập mà cho vay tiêu dùng đem lại chongân hàng so với các khoản cho vay khác, điều này cũng đánh giá được mức hấpdẫn của cho vay tiêu dùng so với các khoản vay khác
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích = ố ử ụ ư ợ ê ù ụ đí × 100%
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
VIETCOMBANK – CHI NHÁNH HUẾ TỪ NĂM 2012-2016
2.1 Giới thiệu khái quát tình hình ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Huế 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của ngân hàng Vietcombank
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Huế tiềnthân là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế được thành lập theoquyết định số 68- QĐ NH3 ngày 10/08/1993 của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động ngày 02/11/1993.Trụ sởchính đóng tại số 78 đường Hùng Vương thành phố Huế
Ngày 02/06/2008, căn cứ quyết định số 421/QĐ- TCCB- ĐT của Hội đồngquản trị Ngân hàng Thương Mại cổ phần Việt Nam chuyển đổi chi nhánh Ngânhàng Ngoại Thương chi nhánh Huế Tên tiếng Anh là “Joint stock commercial Bankforeign trade of Vietnam- Huebranch”.Tên giao dịch là Vietcombank-Huế
Sau một thời gian hoạt động, nhận thấy được tiềm năng của thị trường còn rấtlớn, không dừng lại ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Vietcombank Huế đã chủ động mởrộng hoạt động đến các thị trường lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị Từ nhữngbước chập chững đầu, cùng với sự phát triển của hệ thống Vietcombank,Vietcombank Huế đã đổi mới công nghệ ngân hàng hiện đại, đã có mạng lưới giaodịch với hơn 1000 ngân hàng đại lý tại 85 quốc gia trên thế giới, Vietcombank Huế
đã từng bước trưởng thành và tự khẳng định mình là một ngân hàng mạnh trongtỉnh
Hiện nay, ngoài trụ sở chính còn có thêm các Phòng giao dịch Số 1, Số 2,phòng giao dịch Mai Thúc Loan, Hương Thủy, phòng giao dịch Bến Ngự tại số 48FNguyễn Huệ, phường Vĩnh Ninh Như vậy, đến thời điểm này, Vietcombank - Huế
đã có 5 phòng giao dịch và 1 trụ sở chính
2.1.2 Mô hình tổ chức quản lý của của ngân hàng Vietcombank
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng VCB Huế
GIÁM ĐỐC Phòng khách hàng doanh
nghiệp Phó giám đốc 1
PGD Mai Thúc Loan
PGD Hương Thủy
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Giám đốc: Điều hành, lãnh đạo, chịu mọi trách nhiệm chung đối với mọi hoạt
động của ngân hàng
Phó giám đốc: Chịu sự ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm và có quyền
ra các quyết định trong phạm vi theo quy định của NHNN, trực tiếp quản lí các bộphận
Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Xây dựng và triển khai kế hoạch kinh
doanh cho nhóm KHDN tại chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật, NHNN vàVietcombank Đầu mối xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh, kế hoạch pháttriển khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Chủ động tổ chức tiếp thị, cung cấpsản phẩm dịch vụ tới các khách hàng doanh nghiệp Quản lý quan hệ khách hàng vàchăm sóc khách hàng Tham mưu chính sách lãi suất, tỷ giá, phí đối với khách hàngdoanh nghiệp; trình cấp thẩm quyền phê duyệt chính sách lãi suất, tỷ giá, phí ưu đãiđối với khách hàng doanh nghiệp
Phòng Khách hàng bán lẻ: Xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch kinh
doanh đối với nhóm khách hàng SMEs theo đúng các quy định của Pháp luật,NHNN và Vietcombank Xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch kinh doanh đốivới nhóm khách hàng là cá nhân và hộ kinh doanh (gọi tắt là khách hàng thể nhân)theo đúng các quy định của Pháp luật, NHNN và Vietcombank
Phòng quản lí nợ: Thực hiện tác nghiệp trên hệ thống phần mềm liên quan
đến thông tin hồ sơ tín dụng và các sản phẩm bán kèm tín dụng và các tác nghiệpkhác theo qui trình của Vietcombank trong từng thời kỳ, thực hiện báo cáo liênquan đến khoản vay và danh mục tín dụng tại chi nhánh đảm bảo chính xác, đầy đủ,kịp thời, đúng quy định của pháp luật và quy định hiện hành của Vietcombank
Tham gia vào quá trình theo dõi nợ, nhắc nợ và thu nợ
Phòng ngân quỹ: Thực hiện công tác quản lý, giao nhận, bảo quản, vận
chuyển và thu chi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá/coi như có giá và ấn chỉ quantrọng tại chi nhánh đảm bảo đúng quy trình, quy chế của NHNN và Vietcombank
Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn kho quỹ trong
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40toàn Thực hiện công tác quản lý, giao nhận, bảo quản, vận chuyển và thu chi tiềnmặt, tài sản quý, giấy tờ có giá/coi như có giá và ấn chỉ quan trọng tại chi nhánh.
Hướng dẫn thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn kho quỹ trong toàn chi nhánh,kiểm tra công tác an toàn kho quỹ tại chi nhánh theo yêu cầu cua BGĐ
Phòng kế toán: Thực hiện chức năng đơn vị kế toán cơ sở tại chi nhánh, thực
hiện và đảm bảo công tác kế toán tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời, tuân thủ quyđịnh của pháp luật, NHNN và Vietcombank Đầu mối xây dựng và tham gia triểnkhai kế hoạch tài chính, kế hoạch ngân sách của chi nhánh Thực hiện công tác kếtoán nội bộ và kế toán tổng hợp của chi nhánh Thực hiện kiểm tra, kiểm soá, côngtác báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho HSC
Phòng Dịch vụ khách hàng: Thực hiện hỗ trợ bán hàng nhằm cung cấp và xử
lý dịch vụ kế toán, thanh toán cho khách hàng theo đúng quy định của pháp luật vàquy trình cung cấp dịch vụ hiện hành của Vietcombank Quản lý hồ sơ thông tinkhách hàng (CIF), hồ sơ tài khoản tiền gửi thanh toán và các dịch vụ gia tăng theođúng quy trình, quy định cung cấp dịch vụ hiện hành của Vietcombank Thực hiệncác công việc hỗ trợ bán hàng và xử lý tác nghiệp tài khoản tiền gửi, tài khoản tiềnvay và dịch vụ thanh toán cho khách hàng theo đúng quy trình, quy định cung cấpdịch vụ hiện hành của NHNN và Vietcombank
Phòng Hành chính Nhân sự: Tham mưu cho BGĐ chi nhánh về công tác
hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản tại chi nhánh, trực tiếp triển khai thực hiệncác công tác này theo đúng các quy định của pháp luật, NHNN và Vietcombank
Tham mưu cho BGĐ về đề xuất thay đổi mô hình tổ chức bộ máy chi nhánh, côngtác quản lý và phát triển nguồn nhân lực, chính sách lao động và tiền lương của chinhánh theo các quy định của Vietcombank, của Pháp luật và của ngành, phù hợpvới định hướng hoạt động, hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Phòng giao dịch số 1, số 2 và PGD Hương Thủy, Mai Thúc loan, Bến Ngự:
Là đơn vị thực hiện 2 chức năng chính bán hàng và hỗ trợ bán hàng nhằm cung cấp
và xử lý tất các các dịch vụ ngân hàng phù hợp với mọi đối tượng khách hàng trong
Trường Đại học Kinh tế Huế