1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kiem tra danh gia trong day hoc THPT

37 183 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 620,5 KB

Nội dung

Loại trắc nghiệm này ngược với trắc nghiệm khách quan, cho phép có một sự tự do tương đối để trả lời vấn đề đặt ra, đòi hỏi người được kiểm tra biết sắp xếp câu trả lời cho đúng và sáng

Trang 1

Câu 2 Những điểm khác biệt và tương đồng giữa trắc nghiệm khách quan và trắc

nghiệm tự luân (Luận đề)? Khi nào dùng trắc nghiệm? Tự luận?

I.2.3 Khái niệm về trắc nghiệm tự luận

Trắc nghiệm tự luận (luận đề) là hình thức tự trình bày câu trả lời bằng ngôn ngữ của mình Loại trắc nghiệm này ngược với trắc nghiệm khách quan, cho phép có một sự tự do tương đối để trả lời vấn đề đặt ra, đòi hỏi người được kiểm tra biết sắp xếp câu trả lời cho đúng

và sáng sủa Bài trắc nghiệm luận đề được chấm điểm một cách chủ quan, điểm số cho bởinhững người chấm khác nhau có thể không thống nhất nên loại trắc nghiệm này gọi là trắcnghiệm chủ quan [7]

I.2.4 Khái niệm về trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm khách quan là hình thức học sinh chỉ sử dụng các ký hiệu đơn giản để xác nhận câu trả lời đúng Thông thường có nhiều câu trả lời được cung cấp cho mỗi câu hỏi nhưng chỉ có một câu trả lời đúng nhất Bài trắc nghiệm được chấm bằng cách đếm số lần học sinh chọn câu trả lời đúng Do đó hệ thống cho điểm là khách quan và không phụ thuộc vào người chấm [7; 9]

1 Sự khác biệt và tương đồng giữa tự luận và trắc nghiệm

1 Câu hỏi thuộc loại tự luận đòi hỏi học sinh phải tự mình soạn câu trả lời và diễn tả nó bằngngôn ngữ của chính mình Câu hỏi trắc nghiệm đòi hỏi học sinh phải lựa chọn câu trả lời đúng nhấttrong một số câu trả lời cho sẵn

2 Một bài tự luận gồm số câu hỏi tương đối ít và có tính cách tổng quát, đòi hỏi học sinh phảitriển khai câu trả lời bằng lời lẽ của mình, trong khi một bài trắc nghiệm thường gồm nhiều câu hỏi

có tính chuyên biệt chỉ đòi hỏi những câu trả lời ngắn gọn hoặc chọn một trong số các câu trả lời đã

5 Một bài thi theo lối tự luận tương đối dễ soạn, nhưng khó chấm và khó cho điểm chính xác,trong khi một bài thi trắc nghiệm khó soạn, nhưng việc chấm và cho điểm tương đối dễ dàng vàchính xác hơn

6 Với loại tự luận, học sinh có nhiều tự do bộc lộ cá tính của mình trong câu trả lời, và ngườichấm bài cũng có tự do cho điểm các câu trả lời theo xu hướng của riêng mình Mặt khác, với mộtbài trắc nghiệm, người soạn thảo có nhiều tự do bộc lộ kiến thức và các giá trị của mình qua việc đặtcác câu hỏi, nhưng chỉ cho học sinh quyền tự do chứng tỏ mức độ hiểu biết của mình qua tỉ lệ câutrả lời đúng

Trang 2

7 Trong các câu hỏi trắc nghiệm kết quả học tập của người học và trên cơ sở đó giáo viên thẩmđịnh mức độ hoàn thành các nhiệm vụ ấy, được phát biểu một cách rõ ràng hơn là trong các bài tựluận.

8 Một bài tự luận cho phép sự phỏng đoán Ngược lại một bài tự luận cho phép sự “nguỵ biện”(chẳng hạn như bằng ngôn từ hoa mỹ hay bằng cách đưa ra những bằng chứng khó có thể xác địnhđược)

9 Sự phân bố điểm số của một bài thi tự luận có thể được kiểm soát phần lớn do người chấm(ấn định điểm tối đa và điểm tối thiểu) Ngược lại, với một bài trắc nghiệm thì phân bố điểm số củahọc sinh hầu như được hoàn toàn quyết định do bài trắc nghiệm

* Ngoài chín điểm khác biệt trên đây, Robert.L.Ebel còn nêu ra bốn điểm tương đồng giữa trắc nghiệm và tự luận:

1 Trắc nghiệm hay tự luận đều có thể đo lường hầu hết mọi thành quả học tập quan trọng màmột bài khảo sát bằng lối viết có thể khảo sát được

2 Dù là trắc nghiệm, hay tự luận đề, tất cả đều có thể được sử dụng để khuyến khích học sinhhọc tập nhằm đạt đến các mục tiêu; hiểu, biết vận dụng các kiến thức, tổ chức và phối hợp các ýtưởng, ứng dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề

3 Cả hai loại, trắc nghiệm và tự luận đều đòi hỏi rất nhiều tư duy của học sinh

4 Giá trị của hai loại, trắc nghiệm và tự luận tuỳ thuộc vào tính khách quan và độ tin cậy củachúng

6.2 KHI NÀO THÌ ĐÁNH GIÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM

KHÁCH QUAN ?

Mức mục tiêu học tập cụ thể phù hợp nhất để ĐG bằng phương pháp TNKQ là mức làm

chủ kiến thức, và sau đó là trình độ suy luận (xem bảng 5.1) Phương pháp TNKQ có thể sửdụng rất tốt để ĐG một khối lượng kiến thức lớn phân tán và phủ kín cả các mục tiêu học tậpcần ĐG Phương pháp này cũng cho phép ĐG trình độ suy luận từ thấp đến cao, tuy nhiên nókhông cho phép ĐG kiểu suy luận hoàn toàn tự do, vì dù sao việc trả lời các CH TNKQ cũngđược giới hạn trong các khung định sẵn

Một điều kiện cần thiết để có thể áp dụng phương pháp TNKQ (theo kiểu viết) là TS phải

có trình độ đọc tối thiểu để hiểu và trả lời các CH

Thế mạnh của phương pháp TNKQ là có thể triển khai ĐG trên một quy mô lớn TS, với

đề kiểm tra gồm nhiều CH bao phủ nhiều yếu tố kiến thức, được yêu cầu trả lời trong một thờigian tương đối ngắn Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ chấm điểm tự động, sử dụng các côngnghệ đo lường hiện đại để thử nghiệm, tu chỉnh CH và thiết kế các đề kiểm tra phù hợp cũng làmột ưu thế lớn của phương pháp này

Cần nói thêm rằng phương pháp TNKQ chỉ thể hiện tính khách quan ở khâu chấm điểm,

thường bằng cách so sánh các đáp án có sẵn với bài làm của TS, người chấm điểm không cần

có phán xét chủ quan nào, chính vì vậy có thể chấm điểm bằng máy Các khâu thiết kế các CH,chọn mẫu nội dung ĐG, nếu không thực hiện cẩn thận vẫn mang tính chủ quan Do đó các

khâu này cần tuân theo các quy trình và nguyên tắc quan trọng sẽ được trình bày sau đây

Trang 3

7.1 KHI NÀO THÌ ĐÁNH GIÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỰ LUẬN?

7.1.1 Các mục tiêu học tập thích hợp

Hai loại mục tiêu học tập cụ thể phù hợp nhất để ĐG bằng phương pháp TL là mức độ

nắm vững kiến thức và trình độ suy luận, như biểu diễn ở Bảng 5.1

– Đối với mục tiêu nắm vững kiến thức, nếu phương pháp TNKQ phù hợp với việc ĐGcác hiểu biết đơn lẻ tách biệt thì phương pháp TL thuận lợi hơn khi ĐG một gói bao gồm nhiềukiến thức gắn kết với nhau, các ý tưởng có quan hệ với nhau

– Phương pháp TL có thể được sử dụng thuận lợi để ĐG trình độ suy luận, và đây chính làthế mạnh của phương pháp này Chúng ta không thể nhìn thấy quá trình suy luận trong đầu TSnhư thế nào, nhưng có thể buộc họ viết ra suy nghĩ của họ hoặc những lí lẽ khi họ trả lời.Chẳng hạn, trong toán học có thể hỏi họ làm sao để đi đến một lời giải, hoặc trong khoa học cóthể buộc họ giải thích lí lẽ để thiết kế một thí nghiệm Ngoài ra, chúng ta cũng có thể trực tiếpyêu cầu TS phân tích, so sánh, suy diễn hoặc ĐG thông tin

Ví dụ về một đề TL: Sử dụng những điều bạn biết về sự ô nhiễm không khí ở thành phố,

đề xuất hai giải pháp khả thi để khắc phục Phân tích ưu, nhược điểm của mỗi giải pháp

– Để ĐG năng lực thực hành, phương pháp TL chỉ ĐG được việc nắm vững các kiến thức phức tạp, thậm chí trình độ giải quyết vấn đề là tiên quyết để thực hành, chứ không ĐG được trực tiếp kĩ năng thực hành

– Để ĐG khả năng tạo sản phẩm, phương pháp TL cũng chỉ cho phép ĐG việc TS nắm vững kiến thức và có trình độ suy luận như là các đòi hỏi tiên quyết để tạo sản phẩm, nhưng đây chỉ là điều kiện cần chứ không đủ để tạo sản phẩm Muốn ĐG khả năng thực hành tạo sản

Kĩ năng thực hành TL có thể ĐG sự nắm vững các kiến thức tiên quyết cần cho

kĩ năng thực hành, nhưng không ĐG được trực tiếp kĩ năngthực hành

Năng lực tạo sản phẩm TL có thể ĐG trình độ viết và sự nắm vững các kiến thức cầnthiết để tạo nên sản phẩm.

7.1.2 Các điều kiện cụ thể khác cần để áp dụng phương pháp tự luận

Các điều kiện sau đây là cần thiết và phù hợp để áp dụng phương pháp TL:

Trang 4

– TS phải có trình độ viết tối thiểu;

– GV có đủ thời gian để chấm bài;

– Các bài TL đòi hỏi việc chấm bài phải nhất quán, cho nên chỉ nên dùng phương phápnày khi các hướng dẫn chấm bài được chuẩn bị tốt và các bảng điểm được quy định là nhấtquán

Câu 4 Phân biệt các công đoạn và những hoạt động cần thiết của quá trình soạn thảo một bài kiểm tra 45 phút môn Hóa học.

Bước 1 Xác định mục đích của đề kiểm tra

Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi họcxong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đềkiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩnăng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tracho phù hợp

Bước 2 Xác định hình thức đề kiểm tra

Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:

1) Đề kiểm tra tự luận;

2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;

3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạngtrắc nghiệm khách quan

Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý cáchình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả,tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn

Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc chohọc sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần

tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tựluận

Bước 3 Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)

Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cầnđánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu vàvận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao)

Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, sốlượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi

Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánhgiá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từngcấp độ nhận thức

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ) Cấp độ

Chủ đề 1

Chuẩn KT,

Trang 5

KN cầnkiểm tra(Ch)

Số câu Số điểm

Số câu Số điểm

Số câu Số điểm

Số câu Số điểm

Số câu Số điểm

Số câu Số điểm

Số câu điểm=

%

Chủ đề 2

(Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch)

Trang 6

Số câu

Số điểm Tỉ lệ % Số điểm Số câu Số câu Số

điểm

Số câu Số điểm

Số câu Số điểm

Số câu Số điểm

Số câu Số điểm

Số câu Số điểm

Số câu Số điểm

Số câu điểm=

Số câu Số điểm

Số câu Số điểm

Số câu Số điểm

Số câu Số điểm

Số câu Số điểm

Số câu Số điểm

Số câu điểm=

Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra: (minh họa tại phụ lục)

B1 Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương ) cần kiểm tra;

B2 Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;

B3 Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương );

B4 Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;

B5 Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với tỉ lệ %;

B6 Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;

B7 Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;

B8 Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;

B9 Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết

Cần lưu ý:

- Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy:

+ Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trìnhmôn học Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ

sở để hiểu được các chuẩn khác

+ Mỗi một chủ đề (nội dung, chương ) nên có những chuẩn đại diện được chọn đểđánh giá

+ Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với thờilượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương ) đó Nên

để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều hơn

- Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ):

Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề(nội dung, chương ) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chương trình

để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề

Trang 7

- Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng

Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cầnđánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tựnên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của học sinh

+ Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B5 để quyết định số điểm và câu hỏi tương ứng,trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau

+ Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cầnxác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp

Bước 4 Biên soạn câu hỏi theo ma trận

Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi vànội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc mộtvấn đề, khái niệm

Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu

sau: (ở đây trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra)

a Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;

2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểmtương ứng;

3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;

4) Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;

5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;

6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của họcsinh;

8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi kháctrong bài kiểm tra;

9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;

10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;

11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.

b Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận

1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;

2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểmtương ứng;

3) Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;

4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;

5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêucầu đó;

6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;

7) Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;

Trang 8

8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ

mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần

là nêu quan điểm đó

Bước 5 Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm

Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảmbảo các yêu cầu:

Nội dung: khoa học và chính xác Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễhiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra

Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giáđược bài làm của mình (kĩ thuật Rubric)

Cách tính điểm

a Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi

Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm.

Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi Mỗi câu trả lời đúng được

1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm

Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:

ax

10

m

X

X , trong đó + X là số điểm đạt được của HS;

+ X max là tổng số điểm của đề

Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, một học sinh

làm được 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 10.32 8

40 = điểm.

b Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan

Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ theo

nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần

và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau

Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành cho TL thì điểm

cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm Nếu có 12 câu TNKQ thì mỗi câu trả lời đúng sẽđược 3 0, 25

12 = điểm

Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần Phân phối điểm cho mỗi phần

theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từngphần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm

Khi đó cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theo công thức sau:

+ X TN là điểm của phần TNKQ;

+ X TL là điểm của phần TL;

Trang 9

= , trong đó + T TL là số thời gian dành cho việc trả lời phần TL.

+ T TN là số thời gian dành cho việc trả lời phần TNKQ

Chuyển đổi điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:

ax

10

m

X

X , trong đó + X là số điểm đạt được của HS;

+ X max là tổng số điểm của đề

Ví dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian dành cho TL và

có 12 câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần tự luận là: 12.60 18

c Đề kiểm tra tự luận

Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B6 phần Thiết lập ma trận đềkiểm tra, khuyến khích giáo viên sử dụng kĩ thuật Rubric trong việc tính điểm và chấm bài tự

luận (tham khảo các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh).

Bước 6 Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm cácbước sau:

1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sóthoặc thiếu chính xác của đề và đáp án Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảotính khoa học và chính xác

2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cầnđánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợpkhông? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bàicủa giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phù hợp)

3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương

trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện, hiện nay đã có một số phần mềm hỗ trợ cho việc này, giáo viên có thể tham khảo).

4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm

Câu 5 Định nghĩa độ tin cậy và độ giá trị của đo lường trong giáo dục Phân tích mối quan hệ giữa độ tin cậy và độ giá trị của đo lường, đánh giá Làm thế nào để gia tăng độ tin cậy của bài test?

4 Độ tin cậy

Độ tin cậy hay hệ số tin cậy của một tập hợp điểm số lấy từ một nhóm thí sinh là hệ sốtương quan giữa tập hợp điểm số ấy với tập hợp điểm số khác về một bài trắc nghiệm tươngđương được lấy ra độc lập từ một nhóm thí sinh ấy

Độ tin cậy thường được định nghĩa như là một mức độ lặp lại của phép đo Đó là số đo

về sự sai khác giữa điểm số quan sát được với điểm số thực (điểm số quan sát được là điểm sốđạt được từ một bài trắc nghiệm đơn lẻ Điểm số thực là điểm số trung bình học sinh có được

từ nhiều bài trắc nghiệm trong một lĩnh vực

Một bài trắc nghiệm khách quan có thể chấp nhận được nếu nó thoả đáng về nội dung và có

độ tin cậy 0,7 ≤ R ≤1,00

Trang 10

Độ tin cậy là điều kiện cần của các đề thi – kiểm tra để đánh giá chính xác kết quả họctập của học sinh: học sinh có năng lực tốt hơn phải đạt được kết quả cao hơn Độ tin cậy

có thể tăng lên nhờ bổ sung những câu hỏi đồng nhất (tăng độ dài của đề thi) hay tăng độphân biệt của các câu hỏi

Đề trắc nghiệm có độ tin cậy cao hơn đề tự luận vì giảm được tính chủ quan khi chấm

5 Độ giá trị

Độ giá trị nói tới tính hiệu quả của một bài trắc nghiệm đạt được những mục đích xácđịnh Độ giá trị có nhiều loại và độ giá trị có ích nhất trong mỗi hoàn cảnh đã cho sẽ tuỳ thuộc vàomục đích mà vì mục đích đó người ta sử dụng bài trắc nghiệm

Tóm lại: Một bài TNKQ hay là:

- Bài TNKQ đó phải có độ giá trị tức là nó đo được những cái cần đo, định đo, muốn đo

- Bài TNKQ phải có độ tin cậy, một bài TNKQ hay nhưng có độ tin cậy thấp thì cũng không

có ích, một bài TNKQ có độ tin cậy cao nhưng vẫn có thể có độ giá trị thấp, như vậy một bàiTNKQ có độ tin cậy thấp thì không thể có độ giá trị cao

Hai đại lượng quan trọng thường được dựa vào để ĐG một Đề TN là độ tin cậy và độgiá trị Khi ĐG độ tin cậy, phải xem xét các hệ số tin cậy và sai số tiêu chuẩn của phép đo Cònkhi ĐG độ giá trị phải coi trọng sự phân tích nội dung hơn là các số liệu thống kê Cũng cần l-

ưu ý rằng đây là các đại lượng có tính tổng hợp, không những gắn liền với chất lượng ĐTN,

mà còn với toàn bộ quá trình tổ chức kì thi, chấm thi

Như đã nói ở phần trước, một ĐTN muốn có độ giá trị cao tất yếu phải có độ tin cậycao; tuy nhiên, ĐTN có độ tin cậy cao chưa hẳn đã có độ giá trị cao

3 Mối quan hệ giữa độ tin cậy và độ giá trị

Các mối liên hệ quan trọng giữa độ tin cậy và độ giá trị là:

1 Độ tin cậy và độ giá trị là chất lượng của dữ liệu, không phải là công cụ để thu thập

dữ liệu

2 Độ tin cậy và độ giá trị có liên hệ chặt chẽ với nhau

Để hiểu rõ các mối liên hệ giữa độ tin cậy và độ giá trị, chúng ta sử dụng phép loại suy trongviệc bắn súng

Mục tiêu đặt ra là bắn đạn trúng vào hồng tâm Do đó, xạ thủ nào đạt được mục tiêu này sẽ chocác kết quả đáng tin cậy và có giá trị (bia số 4)

Trang 11

Trong trường hợp hầu hết các viên đạn đều tập trung vào một điểm xa hồng tâm, có thể khẳngđịnh rằng các kết quả đáng tin cậy nhưng không có giá trị (bia số 1) Dữ liệu tin cậy là dữ liệu cókhả năng lặp lại và nhất quán giữa các lần đo Trong trường hợp này, xạ thủ đã lặp lại việc bắn đạnvào cùng một điểm Tuy nhiên, dữ liệu ở đây thiếu giá trị vì các điểm bắn nằm xa hồng tâm.

Bia số 2 và số 3 là các tình huống thường gặp phải khi thu thập dữ liệu trong nghiên cứu tácđộng Các dữ liệu có độ tin cậy và có độ giá trị trong phạm vi hạn chế Với bia số 2, mặc dùmột số điểm bắn gần hồng tâm (có độ giá trị), nhưng các điểm bắn lại tản ra khắp bia bắn Xạthủ không thể lặp lại các lần bắn vào trúng hồng tâm Do đó, các điểm bắn không đáng tin cậy.Đối với bia số 3, mặc dù một số điểm nằm trong bia bắn, nhưng có một số điểm nằm ngoàibia Những điểm nằm trong bia lệch về nửa phía trên Trong trường hợp này, dữ liệu vừakhông đáng tin cậy vừa không có giá trị

Đối với các dữ liệu thu thập được trong Nghiên cứu tác động, mục tiêu của người nghiên cứu

là nâng cao cả độ tin cậy và độ giá trị của dữ liệu (bia số 4).

Có thể làm tăng độ tin cậy của ĐTN khi tăng mức độ thuần nhất về nội dung của nó,

nhưng để tăng mức độ thuần nhất, chẳng hạn loại bỏ bớt các CH khó, đôi khi phải hi sinh độgiá trị Trong những trường hợp đó nên coi

trọng độ giá trị hơn là độ tin cậy

Giáo viên - người nghiên cứu có thể sử

dụng một số cách để kiểm chứng độ tin cậy

của dữ liệu:

- kiểm tra nhiều lần,

- sử dụng các dạng đề tương đương

Trang 12

- chia đôi dữ liệu

a, Kiểm tra nhiều lần

Trong phương pháp kiểm tra nhiều lần, một nhóm đối tượng sẽ làm một bài kiểm tra hai lầntại hai thời điểm khác nhau Nếu dữ liệu đáng tin cậy, điểm của hai bài kiểm tra phải tương tựnhau hoặc có độ tương quan cao

b, Sử dụng các dạng đề tương đương

Trong phương pháp sử dụng các dạng đề tương đương, cần tạo ra hai dạng đề khác nhau của

một bài kiểm tra Một nhóm đối tượng thực hiện cả hai bài kiểm tra cùng một thời điểm Tính

độ tương quan giữa điểm số của hai bài kiểm tra để kiểm tra tính nhất quán của hai dạng đềkiểm tra

c, Chia đôi dữ liệu

Phương pháp này chia dữ liệu thành 2 phần và kiểm tra tính nhất quán giữa các điểm sốcủa của 2 phần đó bằng công thức Spearman-Brown:

Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu Chia đôi dữ liệu:

• Chia các điểm số của bài kiểm tra thành 2 phần

• Kiểm tra tính nhất quán giữa hai phần đó

• Áp dụng công thức tính độ tin cậy Spearman-Brown:

r SB = 2 * rhh / (1 + rhh)

Trong đó:

r SB: Độ tin cậy Spearman-Brown

r hh: Hệ số tương quan chẵn lẻ

Hệ số tương quan (rhh) là giá trị độ tin cậy được tính bằng phương pháp chia đôi dữ liệu Sau đó,

sử dụng công thức Spearman-Brown [rSB = 2 * rhh / (1+ rhh)] để tính độ tin cậy của toàn bộ dữliệu Giá trị rSB là kết quả cuối cùng cần tìm vì nó cho biết độ tin cậy của dữ liệu thu thập được.(công thức trong phần mềm Excel đã có sẵn chức năng tính độ giá trị rSB một cách dễ dàng Minhhoạ được trình bày trong phần sau)

Trong nghiên cứu tác động, cần đạt được độ tin cậy có giá trị từ 0,7 trở lên.

Qua định nghĩa về độ tin cậy và độ giá trị, chúng ta có thể thấy rõ mối tương quan giữa chúng Khi ĐTN không có độ tin cậy, tức là phép đo nhờ ĐTN rất kém chính xác, thì chúng ta

không thể nói đến độ giá trị của nó Nói cách khác, khi ĐTN không có độ tin cậy cao thì nó cũng không thể có độ giá trị.

Như vậy, một ĐTN có độ tin cậy cao thì có nhất thiết sẽ có độ giá trị cao hay không? Câu

trả lời là: không nhất thiết Thật vậy, đôi khi phép đo nhờ ĐTN có thể đo chính xác, nhưng nó

đo một cái gì khác chứ không phải cái nó cần đo; trong trường hợp đó thì ĐTN có độ tin cậy

cao nhưng độ giá trị thấp

Trang 13

Ví dụ một khẩu súng chuẩn xác được người bắn nhằm vào mục tiêu là tấm bia ngắm, các viên đạn bắn ra đều trúng chụm lân cận tâm điểm của bia ngắm Khẩu súng như vậy là có độ tin cậy cao, và người bắn nhắm đúng mục tiêu nên kết quả bắn cũng đạt độ giá trị cao Tuy nhiên cũng khẩu súng đó nếu rơi vào tay một người ngắm nhầm mục tiêu, kết quả là các viên đạn vẫn chụm nhưng nằm lân cận một mục tiêu khác chứ không đúng mục tiêu đặt ra, trong trường hợp này động tác ngắm bắn vẫn có độ tin cậy cao nhưng việc bắn súng có độ giá trị thấp

Có thể lấy ví dụ về kì thi tuyển sinh đại học Mục tiêu của kì thi tuyển sinh đại học là xác định những học sinh có năng lực học tập tốt để lựa chọn vào học chương trình đại học Tuy nhiên, nếu ra đề thi không thích hợp thì sẽ không đảm bảo cho kì thi đạt được mục tiêu

đó Chẳng hạn, nếu trong đề thi có nhiều bài tập lắt léo đến mức một học sinh trung học phổ thông giỏi cũng không thể làm kịp trong một thời gian ngắn, mà chỉ những TS qua nhiều lò luyện thi quen các dạng bài tập đó mới làm được, thì chỉ loại “thợ làm bài tập” này có khả năng đạt điểm cao và được tuyển chọn Rút cục chúng ta sẽ chọn được những anh thợ làm bài tập giỏi, và loại bỏ một số học sinh nắm vững chương trình trung học phổ thông mà không có điều kiện luyện thi, đặc biệt là những học sinh từ nông thôn Trong lúc đó, kĩ năng làm bài tập của những anh “thợ làm bài tập” chưa chắc đã cần thiết cho quá trình học đại học Như vậy, có thể kì thi của chúng ta đo chính xác, nhưng đo một kĩ năng khác chứ khôngphải năng lực mà chúng ta cần đo Trong trường hợp này, kì thi có thể đạt độ tin cậy cao nhưng có độ giá trị thấp Để ĐG khách quan độ tin cậy của kì thi tuyển sinh đại học, chúng

ta có thể khảo sát xem kết quả học đại học của học sinh có hệ số tương quan cao với kết quả thi tuyển sinh hay không

Câu 6 Mô tả các phương pháp phỏng định hệ số tin cậy của một bài trắc nghiệm bao gồm phương pháp chia đôi, trắc nghiệm 2 lần, phương pháp Spearman – Brown.

Người ta có thể tính độ tin cậy của ĐTN bằng các cách sau đây:

– Phương pháp trắc nghiệm – trắc nghiệm lại, tức là dùng một ĐTN cho một nhóm TS

làm hai lần và tính hệ số tương quan giữa hai bộ điểm Phương pháp này có nhược điểm: một

là các ứng đáp của TS trong lần thứ hai không độc lập so với trong lần thứ nhất, hai là năng lựccủa TS trong lần thứ hai có thể đã thay đổi

– Phương pháp các ĐTN tương đương: cho một nhóm TS làm hai ĐTN tương đương rồi

tính độ tương quan giữa hai bộ điểm Vấn đề là phải tốn nhiều công sức để soạn các ĐTN thực

sự tương đương

– Phương pháp phân đôi ĐTN: thực chất là tạo 2 ĐTN tương đương, mỗi đề là một nửa

của ĐTN chung Để hai nửa ĐTN có sự tương đương cao, người ta sắp xếp từng cặp câu chẵn

và lẻ tương đương nhau để có 2 nửa ĐTN, một gồm các câu chẵn và một gồm các câu lẻ Độtin cậy của nửa ĐTN bằng hệ số tương quan giữa hai bộ điểm của hai nửa ĐTN, còn độ tin cậycủa toàn ĐTN có thể thu được khi hiệu chỉnh việc tăng độ dài gấp đôi

Sự phụ thuộc của độ tin cậy của ĐTN vào độ dài của nó được tính theo công thức tổng

quát Spearman–Brown:

S n

S

nrr

(n 1)r 1

=

trong đó r S là độ tin cậy của ĐTN ngắn xuất phát, rn là độ tin cậy của của ĐTN có độ dài gấp n

lần Rõ ràng để hiệu chỉnh cho trường hợp ĐTN có độ dài gấp đôi, ta phải dùng công thức:

s s

2rr

r 1

=

Trang 14

– Phương pháp Kuder–Richardson: Việc tính độ tin cậy theo phương pháp Kuder–

Richardson dựa trên ý tưởng xem mỗi câu trong ĐTN là một ĐTN tương đương, tức là chúng

có cùng điểm trung bình và cùng phương sai

Dựa trên giả thiết đó có thể thu được công thức Kuder–Richardson–20 như sau để tính độ

tin cậy của một ĐTN:

) σ

(1 1 k

i q p

trong đó: k là số CH của ĐTN;

pi là tỉ lệ trả lời đúng đối với CH thứ i;

qi = (1 − p i ) là tỉ lệ trả lời sai đối với CH thứ i;

σ2 là phương sai của tổng điểm mọi TS đối với cả ĐTN

Công thức K–R20 hơi khó áp dụng, vì đòi hỏi phải biết độ khó p của từng CH

Trong trường hợp độ khó của các CH không khác nhau nhiều, người ta có thể biến đổicông thức K–R20 thành một công thức dễ tính toán hơn:

Kuder–Richardson-– Hệ số Alpha Cronbach: Bằng các lập luận tổng quát, Cronbach L.G đã đưa ra một biểu

thức để ước lượng độ tin cậy của một đề kiểm tra tổng hợp (có thể bao gồm nhiều ĐTN con nhịphân hoặc đa phân), được sử dụng rộng rãi trong khoa học đo lường trong tâm lí và giáo dục, cótên là hệ số Alpha Cronbach(*) Hệ số này xác định giới hạn dưới của độ tin cậy của một đề kiểm tra tổng hợp bao gồm k đề kiểm tra con, được biểu diễn như sau:

k 2 i i 2 c

k

k 1

σ σ

trong đó σ i 2 , σc 2 tương ứng là phương sai của đề kiểm tra con thứ i và phương sai của đề kiểm

tra tổng hợp Trong trường hợp riêng đối với một ĐTN bao gồm nhiều CH dạng nhị phân thì

σi 2 là phương sai của một CH trắc nghiệm nhị phân, có thể chứng minh có giá trị bằng p iqi; khi

ấy công thức của hệ số Alpha Cronbach trở về công thức K–R20 theo biểu thức (3.5)

Câu 8 Một số chú ý về kỹ thuật khi soạn thảo các câu trắc nghiệm môn Hóa học theo các loại: đúng –sai, ghép đôi, điền từ, nhiều lựa chọn, trả lời ngắn.

1 Loại câu hỏi nhiều lựa chọn

Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, đây là loại câu hỏi trắc nghiệm thông dụng gồm hai phần:phần dẫn và phần "lựa chọn" Phần dẫn có thể là một câu hỏi hay là một câu lửng( chưa hoànthành) Phần lựa chọn gồm một số (thông thường là 4 hoặc 5) câu trả lời , hay câu bổ túc (điềnvào) để cho học sinh lựa chọn

Trang 15

Phần dẫn, dù là câu hỏi hay câu lửng, phải tạo căn bản cho sự lựa chọn bằng cách đặt ramột số vấn đề hay đưa ra một số ý tưởng rõ ràng giúp cho người làm bài hiểu rõ câu trắcnghiệm muốn hỏi hay muốn yêu cầu điều gì để lựa chọn phương án thích hợp.

Phần lựa chọn có 4 phương án, có thể lựa chọn trong số đó một phương án dự định làđúng hay đúng nhất, còn những phần còn lại là những " mồi nhử" Điều quan trọng là làm saolàm cho những mồi nhử ấy đều hấp dẫn ngang nhau đối với những học sinh chưa học kỹ haychưa hiểu kỹ bài học

Ví dụ 1: Oxi không phản ứng với chất nào sau đây?

A Crom (Cr) B Clo (Cl2) *

C Đồng (Cu) D Cacbon (C)

Thông thường phần gốc câu hỏi trắc nghiệm được viết ngắn để giảm bớt thời gian đọc vàdành nhiều thời gian hơn cho việc suy nghĩ giải đáp Nhưng cũng có khi phần gốc dài hơn phần lựa chọn như trong ví dụ sau:

Phần gốc: Lưu huỳnh gặp trong thiên nhiên ở trạng thái tự do; trong thành phần của muốisunfat; muối sunfua; muối khoáng ở dạng hơi trên các lớp bề mặt khí quyển Có bao nhiêu ý sai trong câu trên?

Phần lựa chọn: A 1; B 2; C 3; D Không có ý sai

- Những chú ý khi biên soạn loại câu trắc nghiệm này:

Phần gốc có thể là một câu hỏi hoặc một câu bỏ lửng và phần lựa chọn là phần bổ sung

để cho phần gốc trở nên đúng nghĩa Nội dung của câu hỏi phải rõ ràng, lời lẽ trong câu hỏi phải đơn giản sáng sủa

Phần lựa chọn nên có từ 3 - 5 tình huống, tuỳ vào trình độ kiến thức và tư duy của họcsinh Chú ý làm sao cho câu trả lời "đúng" và câu trả lời "sai" ( câu nhiễu" đều có sự hấp dẫnnhư nhau Tất cả các câu nhiễu đều dễ gây nhầm là câu đúng với học sinh chưa hiểu kỹ vàchưa học bài kỹ Cần nhớ rằng những câu này không nhằm mục đích gài bẫy mà nhằm đểphân biệt học sinh giỏi và học sinh kém Những câu nhiễu không đúng nhưng vẫn hợp lý hơnđối với những học sinh yếu

Tránh để cho một câu hỏi nào đó có 2 lựa chọn đều là đúng nhất Trong một số trườnghợp có thể thêm một phương án lựa chọn: Không câu trả lời nào là đúng: Tất cả đều là đúnghoặc hai câu trả lời nào đó là đúng để học sinh còn lưỡng lự khi lựa chọn

Mỗi câu kiểm tra đều chỉ nên xoay quanh một nguyên tắc hay một nguyên lý mà thôi.Trong câu hỏi loại này không nên đặt câu hỏi đòi hỏi học sinh phải nhớ những tính chất vụnvặt hoặc phải tính toán dài dòng

Mức độ thông tin cần có để loại bỏ câu sai không được cao hơn mức độ cần có để chọncâu đúng Điều này có nghĩa các câu chọn đều phù hợp với trình độ học vấn được kiểm tra

Sự phân bố các câu đúng trong thứ tự câu trả lời phải phân bố đều các vị trí từ A, B, C,

D Điều này sẽ tránh được hiện tượng học sinh đánh may rủi vào một dãy nào cả

2 Loại câu trắc nghiệm đúng - sai (hoặc loại câu hỏi có - không)

Loại này được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và học sinh phải trả lời bằng cáchlựa chọn đúng (Đ) hoặc sai (S) Loại câu hỏi này rất thông dụng vì nó có vẻ như dễ sử dụng.Nhưng nó có một số khuyết điểm đáng chú ý như:

Trang 16

Học sinh có may rủi chọn đúng 50% cho câu trả lời hoàn toàn bằng lối đoán mò.

Khi soạn câu hỏi loại này nếu người soạn thảo trích ra những câu có sẵn trong sách giáokhoa rồi chép nguyên văn các câu ấy làm câu trắc nghiệm thì bị chê là tầm thường sáo ngữ.Trắc nghiệm loại này nếu được trích ra từ sách giáo khoa có thể khuyến khích học sinhhọc thuộc lòng như vẹt mà chưa hiểu thấu đáo, hay nhận ra một số chữ quen thuộc trong sách

cũng đủ để lựa chọn câu đúng hay sai.

Khi đưa câu trắc nghiệm vào sử dụng thường gặp những thắc mắc nhiều khi chính đángcủa học sinh về tính cách đúng hay sai của những câu phát biểu ấy

Các loại câu trắc nghiệm đúng - sai bị tách ra khỏi văn bản và không căn bản để so sánh

để thẩm định tính cách đúng hay sai tương đối của chúng.

Việc sử dụng những câu phát biểu sai mà được trình bày như là đúng, có thể gây ra hiệuquả tiêu cực đối với học sinh khiến cho chúng tin và nhớ những câu phát biểu sai

- Tuy vậy, câu trắc nghiệm đúng - sai đều có những điểm lợi sau:

Có thể đặt được nhiều câu hỏi trong bài trắc nghiệm có thời gian được ấn định như vậy

sẽ làm tăng lên tính tin cậy của bài trắc nghiệm Câu trắc nghiệm đúng sai được soạn kỹ càng,không tối nghĩa và tránh được sự đoán mò

Viết câu trắc nghiệm đúng - sai dễ dàng vì người soạn không phải thêm nhiều câu nhiễukhác để học sinh lựa chọn

Ví dụ 1: Lưu huỳnh có các số oxi hoá sau: -2,-4, 0, +6, +8.

- Khi viết câu hỏi loại đúng - sai cần chú ý một số điểm sau đây:

Không nên trích nguyên văn những câu trích trong sách giáo khoa Vì làm như vậy chỉkhuyến khích học sinh học thuộc lòng (học vẹt) và áp dụng một cách máy móc vào bài làm.Lựa chọn những câu phát biểu nào mà một học sinh có khả năng trung bình không thểnhận ra ngay là đúng hay sai phải chắc chắn, không phụ thuộc vào quan niệm riêng của từngngười, từng tác giả hay dựa trên một giả định đặc biệt hay bất thường nào đó Nhằm tránhnhững nhận định mập mờ về đúng hay sai

Mỗi câu nhận định phải ngắn gọn, ngôn ngữ đơn giản

Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả một ý tưởng độc nhất, tránh những ý phức tạp baogồm quá nhiều chi tiết

Trong một bài kiểm tra không nên bố trí số câu sai bằng số câu đúng, không nên sắp xếp sốcâu đúng nhất (câu lựa chọn đúng nhất) theo một trật tự có tính chu kỳ

3 Loại câu đối chiếu cặp đôi (ghép đôi)

Loại câu đối chiếu cặp đôi thực ra cũng là một dạng đặc biệt của hình thức trắc nghiệmvới nhiều lựa chọn Loại này gồm hai dãy thông tin: Một dãy là những câu hỏi (hay câu dẫn),một dãy là những câu trả lời (hay câu chọn) Mỗi câu nhận định hay một từ ở dãy thứ nhấtđược kết hợp với một từ hay một câu ở dãy thứ hai để trở thành một nhận định đúng Ngườilàm bài phải chọn trong cùng một dãy các lựa chọn câu nào hay từ nào phù hợp nhất với mỗicâu của dãy trắc nghiệm đã cho

Loại câu hỏi này thích hợp cho việc kiểm tra một nhóm kiến thức có liên quan gần gũi:Chủ yếu là kiến thức sự kiện, những thuật ngữ, định nghĩa, quy tắc và các ví dụ

Một số chú ý khi soạn câu trắc nghiệm ghép đôi:

Trang 17

Dãy thông tin nêu ra không quá dài, nên thuộc cùng một loại kiến thức có liên quan vớinhau, học sinh có thể nhầm lẫn.

Dãy câu hỏi và câu trả lời không nên cho bằng nhau Nên có những câu trả lời dư saithêm vào để câu tiêu đề cuối cùng của dãy kia vẫn còn nhiều khả năng để lựa chọn Làm chohọc sinh có sự cân nhắc kỹ hơn trong toàn bộ bài

Sắp xếp các câu trả lời không nên ăn khớp với thứ tự các câu hỏi, làm như vậy gây nên

sự suy nghĩ của học sinh khi lựa chọn Phải xác định hướng cơ sở cho việc kết hợp và chỉ rõmột câu trả lời được sử dụng một lần hay nhiều lần khi kết hợp với câu tiêu đề

Ví dụ 1: Hãy ghép một chữ A hoặc B, C, D ở cột bên trái chỉ cấu hình electron với chưz a

hoặc b, c, d, e, f ở cột bên phải chỉ những nguyên tử, ion cho phù hợp

Ví dụ 2: Hãy ghép một chữ A hoặc B, C, D ở dãy bên trái chỉ các chất cụ thể với một chữ

a hoặc b, c,d, e ở dãy bên phải chỉ các tính chất tương ứng cho phù hợp

A:O3 a Là chất rắn màu đenB: S

C: SO3 b Là chất rắn màu vàng

D: H2S c Là chất khí có mùi trứng thối

d Là chất lỏng không màu

e Là chất khí có tính chất oxi hoá mạnhĐáp án: A - e, B - b, C - d, D - c

4 Câu điền khuyết, điền từ ( Câu hỏi có cách trả lời bằng cách điền thêm)

Đó là một nhận định hay một câu trả lời được viết dưới hình thức mệnh đề không đầy đủ

và học sinh trả lời bằng cách điền thêm vào chỗ thiếu một câu, một số từ hay một cụm từ.Các câu này còn được gọi là câu hỏi điền vào chỗ trống Loại câu này có ưu thế hơn cácloại câu hỏi trắc nghiệm khách quan khác là ở chỗ đòi hỏi học sinh phải tìm kiếm câu trả lờiđúng hơn là nhận ra câu trả lời đúng từ các thông tin đã cho

Mặc dù vậy câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết được chấm điểm không dễ dàng và điểm sốkhông đạt được tính khách quan tối đa

Khi soạn loại câu hỏi loại này cần lưu ý:

Bảo đảm sao cho mỗi chỗ để trống có thể điền một từ hay một cụm từ thích hợp và duy nhất.Mỗi câu chỉ có thể 1 - 2 chỗ trống, các khoảng trống nên có độ dài bằng nhau để khôngđoán được từ phải điền vào là dài hay ngắn

Câu hỏi phải trực tiếp

Ví dụ 1: 1) Hiđrosunfua là chất có tính mạnh

2) Ozon là dạng của nguyên tố oxi

3) là chất khí có mùi trứng thối

4) Dung dịch muối của được dùng làm thuốc thử để nhận biết H2SO4

hoặc dung dịch muối

Đáp án: 1 khử 2 thù hình 3 Hiđrosunfua

Trang 18

4 bari sunfat

Cõu 9 Phõn tớch cỏc chỉ số của trắc nghiệm: độ khú, độ phõn biệt và mối quan hệ của chỳng.

3.1.1 Độ khú của cõu hỏi

Khỏi niệm đầu tiờn cần lưu ý là độ khú của CH trắc nghiệm Người ta xỏc định độ khú dựa vào việc thử nghiệm CH trắc nghiệm trờn cỏc đối tượng TS phự hợp, và định nghĩa độ khú p bằng tỉ số phần trăm TS làm đỳng CH trờn tổng số TS tham gia làm CH đú:

độkhó củaCH= TổngsốTSlàmđúngCH

TổngsốTSthamgialàmCH

Việc sử dụng trị số p để đo độ khú như trờn cho ta biết mức khú hay dễ của cỏc CH chỉ

dựa vào số liệu thống kờ chứ khụng cần xem xột nội dung của CH thuộc cỏc lĩnh vực khoa họckhỏc nhau

Cỏc CH của một ĐTN thường cú độ khú khỏc nhau Theo cụng thức tớnh độ khú như trờn,

rừ ràng giỏ trị p càng bộ CH càng khú và ngược lại (đỏng lẽ gọi p là độ dễ, nhưng thế giới đó

quen dựng là độ khú – difficulty nờn chỳng tụi vẫn giữ định nghĩa này) Thụng thường độ khú của một CH cú thể chấp nhận được nằm trong khoảng 0,25 – 0,75; CH cú độ khú lớn hơn 0,75

là quỏ dễ, cú độ khú nhỏ hơn 0,25 là quỏ khú

Vậy p cú giỏ trị như thế nào thỡ CH cú thể được xem là cú độ khú trung bỡnh? Muốn xỏc

định được khỏi niệm này cần phải lưu ý đến xỏc suất làm đỳng CH bằng cỏch chọn hỳ hoạ Như đó biết, giả sử một CH cú 5 phương ỏn chọn thỡ xỏc suất làm đỳng CH do sự lựa chọn hỳ hoạ của một TS khụng biết gỡ là 20% Vậy độ khú trung bỡnh của CH 5 phương ỏn chọn phải

nằm giữa 20% và 100%, tức là 60% Như vậy, núi chung độ khú trung bỡnh của một CH cú n phương ỏn chọn là (100% + 1/n)/2 Độ khú trung bỡnh của một CH đỳng/sai là 75% Đối với

cỏc CH loại trả lời tự do, như loại cõu điền khuyết, thỡ độ khú trung bỡnh là 50%

Khi chọn lựa cỏc cõu trắc nghiệm theo độ khú, người ta thường phải loại cỏc cõu quỏ khú (khụng ai làm đỳng) hoặc quỏ dễ (ai cũng làm đỳng) Một ĐTN tốt thường là đề cú nhiều CH

ở độ khú trung bỡnh

– Để xột độ khú của cả một ĐTN, người ta cú thể đối chiếu điểm số trung bỡnh của ĐTN

và điểm trung bỡnh lớ tưởng của nú Điểm trung bỡnh lớ tưởng của một ĐTN là điểm số nằm

giữa điểm tối đa mà người làm đỳng toàn bộ nhận được và điểm mà người khụng biết gỡ cú thểđạt do chọn hỳ hoạ Giả sử cú ĐTN 50 cõu, mỗi cõu cú 5 phương ỏn trả lời Điểm thụ tối đa là

50, điểm cú thể đạt được do chọn hỳ hoạ là 0,2 ì 50 = 10, điểm trung bỡnh lớ tưởng là (50 + 10)/2 = 30 Nếu điểm trung bỡnh quan sỏt được trờn hay dưới 30 quỏ xa thỡ ĐTN ấy sẽ là quỏ

dễ hay quỏ khú Núi chung, nếu điểm trung bỡnh lớ tưởng nằm ở khoảng giữa phõn bố cỏc điểmquan sỏt được thỡ ĐTN là vừa sức đối với đối tượng TS, cũn khi điểm đú nằm ở phớa trờn hoặc phớa dưới phõn bố điểm quan sỏt được thỡ ĐTN tương ứng là khú hơn hoặc dễ hơn so với đối tượng TS

3.1.2 Độ phõn biệt của cõu hỏi

Khi ra một CH hoặc một ĐTN cho một nhúm TS nào đú, người ta thường muốn phõn biệt trong nhúm TS ấy những người cú năng lực khỏc nhau: giỏi, trung bỡnh, kộm

Khả năng của cõu trắc nghiệm thực hiện được sự phõn biệt ấy được gọi là

độ phõn biệt

Muốn cho CH cú độ phõn biệt, phản ứng của nhúm TS giỏi và nhúm TS kộm lờn CH đú hiển nhiờn phải khỏc nhau Người ta thường thống kờ cỏc phản ứng khỏc nhau đú để tớnh độ phõn biệt

Độ phõn biệt của một CH hoặc một ĐTN liờn quan đến độ khú Thật vậy, nếu một ĐTN dễ

Ngày đăng: 20/07/2018, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w