PHẦN MỞ ĐẦUQua quá trình học tập và nghiên cứu cũng như sự hướng dẫn, truyền đạtcủa các thầy, cô giáo trường Đại học Quy Nhơn phụ trách giảng dạy Chươngtrình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ch
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Họ viên: Lê Trường Thọ
HÀ NỘI THÁNG 7 NĂM 2018
BÀI THU HOẠCH
LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
THPT HẠNG II
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
Qua quá trình học tập và nghiên cứu cũng như sự hướng dẫn, truyền đạtcủa các thầy, cô giáo trường Đại học Quy Nhơn phụ trách giảng dạy Chươngtrình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II,tôi nắm bắt được các nội dung như sau:
Nắm bắt xu hướng phát triển của giáo dục, tinh thần đổi mới căn bản vàtoàn diện giáo dục theo tinh thần nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm
2013 của hội nghị lần thứ 8 khóa XI, các mô hình trường học mới Những mặtđạt được và mặt hạn chế của các mô hình trường học đó Vận dụng sáng tạo vàđánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học, nhất là đổi mớiphương pháp dạy học, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướngphát triển năng lực người học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục họcsinh THPT của bản thân và đồng nghiệp Chủ động, tích cực phối hợp với đồngnghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao chất lượng giáo dục học sinhTHPT
Nắm vững và vận dụng tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước, những quy định và yêu cầu của ngành, địa phương vềgiáo dục THPT; chủ động tuyên truyền và vận động đồng nghiệp cùng thực hiệntốt chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giáo dục nói chung vàgiáo dục THPT nói riêng Hiểu rõ chương trình và kế hoạch giáo dục THPT;hướng dẫn được đồng nghiệp cùng thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dụcTHPT
Trang 3PHẦN NỘI DUNG
Chương 1.
KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VÀ CÁC KỸ NĂNG CHUNG
1 Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước.
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tạicùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước Đó chính là hoạt động quản lýgắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước - bộ phận quantrọng của quyền lực chính trị trong xã hội, có tính chất cưỡng chế đơn phươngđối với xã hội Quản lý nhà nước được hiểu trước hết là hoạt động của các cơquan nhà nước thực thi quyền lực nhà nước Về nguyên tắc, quyền lực nhà nướchiện nay ở mọi quốc gia trong quá trình thực thi đều được chia thành ba bộ phận
cơ bản là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp
Quyền lập pháp là quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp và luật, tức làquyền xây dựng các quy tắc pháp lý cơ bản để điều chỉnh tất cả các mối quan hệ
xã hội theo định hướng thống nhất của nhà nước Quyền lập pháp do cơ quan lậppháp thực hiện
Quyền hành pháp là quyền thực thi pháp luật, tức là quyền chấp hành luật
và tổ chức quản lý các mặt của đời sống xã hội theo pháp luật Quyền này do cơquan hành pháp thực hiện, bao gồm cơ quan hành pháp trung ương và hệ thống
cơ quan hành pháp ở địa phương
Quyền tư pháp là quyền bảo vệ pháp luật do cơ quan tư pháp(trước hết là
hệ thống Toà án) thực hiện Ở nước ta: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có
sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thựchiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2-Hiến pháp nướcCHXHCN VN, 2013) Theo cơ chế đó, quyền lập pháp được trao cho một cơquan duy nhất thực hiện là Quốc hội Ngoài chức năng chủ yếu là lập pháp (banhành và sửa đổi Hiến pháp, luật và các bộ luật), Quốc hội ở nước ta còn thực
Trang 4hiện hai nhiệm vụ quan trọng khác là giám sát tối cao đối với mọi hoạt động củaNhà nước và quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, chiếnlược phát triển kinh tế-xã hội, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạtđộng của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.Quyền hành pháp được trao cho Chính phủ và bộ máy hành chính địa phươngthực hiện bao gồm quyền lập quy và điều hành hành chính Quyền tư pháp đượctrao cho hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các cấp và hệ thống Toà án nhân dâncác cấp thực hiện.
Hành chính được hiểu là hoạt động chấp hành và điều hành trong việcquản lý một hệ thống theo những quy định định trước nhằm giúp cho hệ thống
đó hoàn thành mục tiêu của mình Trong hoạt động của nhà nước, hoạt độnghành chính nhà nước gắn liền với việc thực hiện một bộ phận quan trọng củaquyền lực nhà nước là quyền hành pháp – thực thi pháp luật Như vậy, hànhchính nhà nước được hiểu là một bộ phận của quản lý nhà nước
2 Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo
Từ trước đến nay, về cơ bản chương trình giáo dục phổ thông vẫn đượcxây dựng theo cách tiếp cận nội dung Chương trình thường chỉ nêu ra một danhmục đề tài, chủ đề của môn học nào đó cần dạy và học; tập trung trả lời câu hỏi:Chúng ta muốn học sinh biết những gì? Vì thế thường chạy theo khối lượng kiếnthức, ít chú ý dạy cách học, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của người học… Chươngtrình mới chuyển sang cách tiếp cận năng lực Đó là cách tiếp cận nêu rõ họcsinh sẽ làm được gì và làm như thế nào vào cuối mỗi giai đoạn học tập Cáchtiếp cận này không chỉ đòi hỏi học sinh nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơbản mà còn chú trọng yêu cầu vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực hành, giảiquyết các tình huống trong học tập và cuộc sống; kết quả hoạt động cũng phụthuộc rất nhiều vào hứng thú, niềm tin, đạo đức… của người học cho nênchương trình cũng rất chú trọng đến mục tiêu phát triển các phẩm chất của họcsinh Phát triển các phẩm chất chủ yếu và các năng lực chung mà mọi học sinh
Trang 5cần có, đồng thời phát triển các phẩm chất và năng lực riêng của từng học sinh.
Sự thay đổi căn bản trong cách tiếp cận này sẽ chi phối và buộc tất cả các khâucủa quá trình dạy học thay đổi: Nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức
tổ chức, cách kiểm tra, đánh giá, thi cử; cách thức quản lý và thực hiện,… Từ
đó, tạo sự thay đổi căn bản về chất lượng giáo dục
Theo định hướng nêu trên, khi xây dựng chương trình, mục tiêu giáo dụccần được cụ thể hóa thành phẩm chất và năng lực cần cho học sinh, được thểhiện dưới dạng yêu cầu cần đạt cụ thể cho từng cấp học Năng lực bao gồm nănglực chung và năng lực đặc thù môn học Trong đó, năng lực chung được hìnhthành và phát triển thông qua tất cả các lĩnh vực học tập, hoạt động giáo dục;năng lực đặc thù môn học được hình thành và phát triển thông qua lĩnh vực họctập, môn học tương ứng Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu mà
ai cũng cần có để bảo đảm thành công trong cuộc sống, học tập và làm việc Hệthống các phẩm chất và năng lực chung được xác định dựa trên cơ sở phân tíchchính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục; mục tiêu giáo dục trong chươngtrình mới; bối cảnh, trình độ và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; trình độ,đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Việt Nam; kinh nghiệm và xu hướng quốc tế
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo là việc hết sức trọng đại, cần
có sự thống nhất trong nhận thức và hành động; phát huy trí tuệ của toàn Đảng,toàn dân; huy động nhiều nguồn lực với sự phối hợp của nhiều cơ quan, banngành và các tổ chức xã hội, trong đó ngành giáo dục và đào tạo đóng vai tròchủ đạo, chịu trách nhiệm chính trước nhân dân; trước Đảng, Nhà nước và Quốchội Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang khẩn trương, tích cực triển khai cáccông việc nhằm thực hiện chủ trương, định hướng mà Nghị quyết Đại hội lầnthứ XII của Đảng đã xác định Để thực hiện tốt nghị quyết, một trong những nộidung quan trọng cần nhận thức đúng chính là xác định rõ các yếu tố cơ bản củagiáo dục, đào tạo cần đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ, theo hướng phát triển phẩmchất và năng lực người học Mục tiêu của đổi mới là xây dựng nền giáo dục mở,
Trang 6thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt; có cơ cấu và phương thứcgiáo dục hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập; đảm bảo các điều kiện nângcao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhậpquốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa vàbản sắc dân tộc.
Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồidưỡng nhân tài gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc Đổimới hệ thống giáo dục theo hướng mở, chủ động phát huy mặt tích cực, hội nhậpquốc tế
3 Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.1 Ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của cơ chế thị trường với giáo dục
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI
đã chỉ rõ: Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thịtrường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đàotạo Vậy, tại sao phải chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của
cơ chế thị trường và phải bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa Vì cơ chế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa chi phối ảnh hưởng tới toàn bộ các hoạtđộng của đất nước ta, trong đó có giáo dục và đào tạo Thành công của quá trìnhđổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào sự chủ động,năng lực của tổ chức, cá nhân trong việc chủ động phát huy mặt tích cực, hạnchế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường
Mặt tích cực của cơ chế thị trường là chú trọng giải quyết quan hệcung/cầu; cạnh tranh, tạo động lực nâng cao chất lượng đào tạo, chú trọng hiệuquả đầu tư Mặt tiêu cực của cơ chế thị trường trong giáo dục là chạy theo lợinhuận tối đa, bỏ quên lợi ích lâu dài của người học, gây bức xúc xã hội Trongkhi đó, chức năng xã hội và vai trò quan trọng của giáo dục không cho phép biếngiáo dục thành thị trường hàng hóa thông thường Trong bối cảnh kinh tế thị
Trang 7trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần vận dụng những yếu tố tích cực củakinh tế thị trường để phát triển giáo dục ở phạm vi và mức độ phù hợp
Theo quan điểm của Đảng ta, mục tiêu, nội dung giáo dục và đào tạo phảiđảm bảo vì sự phát triển tốt đẹp của con người và xã hội Để đạt được mục tiêu
và nội dung này, Nghị quyết Trung ương 8 đã khẳng định nguồn lực nhà nướcgiữ vai trò chủ đạo trong đầu tư ngân sách cho giáo dục và đào tạo Nhà nướctạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục đốivới mọi người dân; hỗ trợ, có chính sách phù hợp cho giáo dục phổ cập, giáodục bắt buộc, giáo dục vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn và các đối tượng diện chính sách; thực hiện xã hội hóa giáodục, tạo điều kiện cho giáo dục ngoài công lập phát triển
Tuy nhiên, Nghị quyết Trung ương 8 cũng chỉ rõ nhiệm vụ mà ngành giáodục - đào tạo phải nhanh chóng thực hiện trong thời gian tới và những năm tiếptheo là chủ động giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục,đào tạo Nhà nước tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thựchiện các quy định của pháp luật, của các chủ thể trong hoạt động giáo dục, đàotạo
3.2 Thực hiện hệ thống giáo dục mở
Nghị quyết cũng đề ra yêu cầu và mục tiêu hướng tới của nền giáo dụcViệt Nam là xây dựng hệ thống giáo dục mở Tức là hệ thống giáo dục linh hoạt,liên thông giữa các yếu tố: nội dung, phương pháp, phương thức, thời gian,không gian, chủ thể giáo dục… của hệ thống và liên thông với môi trường bênngoài hệ thống Tuy nhiên, hệ thống này phải bảo đảm tính sáng tạo cho việcxây dựng, tổ chức các nội dung, hình thức giáo dục; đồng thời tạo cơ hội tiếpcận giáo dục cho mọi người; tận dụng các nguồn lực cho giáo dục và bảo đảmtính hiệu quả, phát triển bền vững của hệ thống
Nói cách khác, hệ thống giáo dục mở là hệ thống giáo dục tạo ra cơ hộiphát triển chương trình giáo dục, tạo cơ hội học tập phù hợp cho mọi đối tượng
Trang 8có nhu cầu, không phân biệt lứa tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp, địa vị xãhội, giới tính trong mọi thời gian khác nhau và không gian khác nhau Nhờ đó,việc học tập của con người có điều kiện để thực hiện không ngừng suốt đời.
3.3 Ổn định hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm
Nội dung nghị quyết đã chỉ rõ là cơ cấu hệ thống giáo dục phải góp phầnđảm bảo quyền lợi học tập của người dân Chất lượng giáo dục của mỗi cấp họcphải đảm bảo đạt chuẩn quốc gia và tương ứng với chất lượng quốc tế, phát huyhiệu quả đầu tư giáo dục Thực hiện quan điểm chỉ đạo của nghị quyết, Bộ Giáodục - Đào tạo đã xây dựng đề án phát triển giáo dục trong tình hình mới vàkhẳng định việc ổn định hệ thống giáo dục như hiện nay, tức 12 năm giáo dụcphổ thông (GDPT) Lí do thứ nhất là trong lịch sử giáo dục Việt Nam, mô hìnhgiáo dục 12 năm tồn tại lâu nhất và ổn định nhất (tính từ sau Cách mạng tháng 8năm 1945 đến nay, mô hình 12 năm đã tồn tại 32 năm trong phạm vi cả nước).Thứ hai là mô hình GDPT 12 năm đang được thực hiện ở đa số nước trên thếgiới Hơn nữa, việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng pháttriển năng lực học sinh là xu thế quốc tế đã và đang được nhiều nước tiên tiến ápdụng Định hướng này đòi hỏi phải gia tăng thời lượng cho việc tổ chức các hoạtđộng học tập, đặc biệt là hoạt động thực hành và vận dụng kiến thức Vì vậy, BộGiáo dục - Đào tạo quyết định chọn phương án duy trì hệ thống giáo dục phổthông 12 năm
4 Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên Trung học phổ thông hạng II
4.1 Các khái niệm về phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT hạng 2
Năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT là sự tổ hợp giữa kiến thức và
kỹ năng về chuyên môn mà giáo viên đảm nhận nhằm giúp cho giáo viên có thể
tổ chức thành công, hiệu quả các hoạt động dạy học, hoạt động thực hành chohọc sinh
Trang 9Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT được hiểu là sự pháttriển năng lực nghề nghiệp của một giáo viên dạy một môn học cụ thể thông quaviệc nâng cao vốn kiến thức môn học, các kỹ năng dạy học và kỹ năng phục vụcho hoạt động sư phạm của người giáo viên nhằm đáp ứng các yêu cầu của vịtrí, vai trò người giáo viên phải đảm nhiệm theo vị trí việc làm của họ.
Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT bao hàm phát triển nănglực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ của nghề - nghiệp vụ sư phạm Năng lựcnghiệp vụ sư phạm của giáo viên được xác định bỡi năng lực thực hiện các vaitrò của giáo viên trong quá trình lao động nghề nghiệp của mình Bản thân cácvai trò của giáo viên gắn liền với vị trí việc làm của họ không phải là bất biến
mà có thể thay đổi theo nhu cầu nhiệm vụ giáo dục học sinh và theo yêu cầu của
sự biến đổi kinh tế - xã hội
Như vậy, phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên bao gồm cả mở rộng,đổi mới tri thức khoa học liên quan đến giảng dạy bộ môn do giáo viên phụtrách đến mở rộng, phát triển, đổi mới tri thức, kỹ năng thực hiện các hoạt độngdạy học và giáo dục trong nhà trường
4.2 Các nội dung phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT hạng 2
Phát triển năng lực chính trị: các thầy cô giáo phải là người có bản lĩnh vànăng lực chính trị để giảng dạy, giáo dục học sinh về năng lực chính trị để pháthuy vai trò của nhà trường đối với việc duy trì và bảo vệ hệ thống chính trị củaquốc gia, của dân tộc Vì nhà trường phục vụ mục đích chính trị
Phát triển năng lực chuyên môn: đây là năng lực cốt lõi của giáo viên nênngười giáo viên không ngừng học tập, bồi dưỡng phát triển về chuyên môn vàluôn làm giàu vốn tri thức của mình Vì lượng tri thức không ngừng biến đổi vàngày càng gia tăng, tri thức nghề nghiệp có thể không còn phù hợp hoặc khôngđủ
Trang 10Phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm: kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ
sư phạm luôn biến đổi theo hướng tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa ngườidạy và người học, giữa người học với người học Trong khi đó, môi trường trithức khoa học lại mở rộng, nhiều nguồn thông tin khác nhau cùng tác độngngười học; đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng vớinhu cầu của người học và yêu cầu phát triển năng lực cho người học
Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng: tạo kỹ năng tự học, tự bồi dưỡngtrong quá trình trải nghiệm thực tế
Phát triển năng lực xã hội: vì năng lực xã hội của giáo viên hỗ trợ chonăng lực chuyên môn; đặc biệt đối với giáo viên các môn kho học xã hội Đồngthời, giáo viên cần có năng lực xã hội để giáo dục học sinh, và luôn tích ứngtrong môi trường luôn biến đổi, nắm bắt được các vấn đề xã hội tránh lạc hậu
KHGD ở trường phổ thông là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo sao cho phùhợp chương trình và chuẩn chương trình GDPT quốc gia vào thực tiễn nhàtrường phổ thông, trên cơ sở đổi mới cách tiếp cận tất cả các thành tố của GDPTquốc gia hiện hành, bao gồm phạm vi và kết cấu nội dung, chuẩn cần đạt,
Trang 11phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; thi, kiểm tra, đánh giá kết quả họctập, theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực người học KHGD nhàtrường phổ thông tuân thủ mục tiêu giáo dục, yêu cầu chuẩn chương trình GDPTquốc gia và các yêu cầu giáo dục các tỉnh, thành KHGD nhà trường phổ thông
có thể thay đổi nội dung, cách thức, thời lượng, biện pháp, hình thức dạy học, sao cho phù hợp và đạt hiệu quả.KHGD nhà trường phổ thông do Hội đồng Giáodục nhà trường, trên cơ sở tổ/nhóm chuyên môn, các GV xây dựng riêng chomỗi trường
2 Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường trung học phổ thông
2.1 Khái niệm tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là một bộ phận của nhà trường, gồm một nhóm giáoviên(từ 3 người trở lên) cùng giảng dạy về một môn học hay một nhóm môn họchay một nhóm viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, tư vấn họcđường, được tổ chức lại để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ theo mục tiêu,chiến lược của tổ, của nhà trường đề ra
2.2.Vai trò tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành của nhà trường THPT Các tổnhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phậnnghiệp vụ khác và các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện các nhiệm vụ của
tổ, của nhà trường nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra
Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai các hoạt động của nhà trường,trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học
Tổ chuyên môn là đầu mối quản lý mà Hiệu trưởng nhất thiết phải tậptrung dựa vào đó để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bảnnhất là hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục của giáo viên
Trang 12Tổ chuyên môn là một môi trường trong đó có các mối quan hệ đồngnghiệp gắn bó, đoàn kết; cùng nhau chia sẻ tâm tư, tình cảm và những khó khăntrong đời sống của giáo viên; kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoànthành tốt nhiệm vụ của người giáo viên trong trường trung học.
2.3 Chức năng, nhiệm vụ tổ chuyên môn
Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động chung của tổ
Hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên, phân phốichương trình và các hoạt động khác của nhà trường
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ
Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định củaChuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác
Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáoviên
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn 02 lần/tháng và có thể họp đột xuất theoyêu cầu công việc hoặc theoyêu cầu Hiệu trưởng
2.4 Tổ chuyên môn với hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trường THPT
và công tác bồi dưỡng giáo viên
Tạo lập môi trường tự học, tự bồi dưỡng và hợp tác chia sẻ;
Tổ chuyên môn và tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung, phương phápdạy học và giáo dục trong trường THPT;
Tổ chuyên môn với công tác bồi dưỡng giáo viên tập sự và bồi dưỡnggiáo viên trong trường THPT;
Kết hợp các phương thức bồi dưỡng trong bồi dưỡng giáo viên THPTthông qua hoạt động của tổ chuyên môn;
Sinh hoạt tổ chuyên môn theo cụm trường/liên trường nhằm nâng cao chấtlượng bồi dưỡng giáo viên THPT
Trang 132.5 Tổ chuyên môn với việc phát triển nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụngtrong kế hoạch hoạt động nâng cao năng lực giáo viên và chất lượng giáo dục;
Tổ chuyên môn với việc phát hiện vấn đề và xác định chủ đề nghiên cứukhoa học sư phạm ứng dụng;
Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
Đánh giá kết quả và tổ chức triển khai vận dụng các kết quả nghiên cứukhoa học sư phạm ứng dụng trong trường THPT
3 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông
3.1 Khái niệm
Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thông kiến thức, kỹ năng, thái độ
và vận hành(kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụhoặc giải quyết hiệu quả vắn đề đặt ra của cuộc sống
Theo chương trình giáo dục phổ thông mới(được thông qua ngày27/7/2017): có 05 phẩm chất cơ bản và 10 năng lực cốt lõi cần hình thành chongười học Đó là:
+ 05 phẩm chất cần hình thành cho học sinh: Yêu nước; Nhân ái; Chămchỉ; Trung thực; Trách nhiệm
+ 03 năng lực chung cần hình thành cho học sinh: Năng lực tự chủ và tựhọc; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ 07 năng lực chuyên môn cần hình thành cho học sinh: Năng lực ngônngữ; Năng lực tính toán; Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; Năng lực côngnghệ; Năng lực tin học; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất