Nghiên cứu các hình thức và xu hướng phát triển nông lâm kết hợp tại tỉnh hoà bình

116 862 2
Nghiên cứu các hình thức và xu hướng phát triển nông lâm kết hợp tại tỉnh hoà bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, thạc sỹ, tiến sĩ, cao học, kinh tế, nông nghiệp

1. Mở đầu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nông lâm kết hợp là phơng thức canh tác khoa học dựa trên những lợi thế tự nhiên của các hệ sinh thái khác nhau. Thông qua áp dụng nông lâm kết hợp, con ngời đã khai thác hợp lý tiềm năng sinh thái, lợi thế về điều kiện tự nhiên của các vùng lâm nghiệp, góp phần phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội môi trờng sinh thái vùng trung du miền núi. ở Việt Nam, từ khi Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ra đời nền sản xuất nông nghiệp đã chuyển đổi mang tính chiến lợc, từ sản xuất độc canh sang kinh doanh đa dạng lợi dụng tổng hợp theo từng vùng sinh thái, nhiều mô hình nông lâm kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, sử dụng đất dốc bền vững đã xuất hiện. Có nhiều vùng (nh huyện Lục Ngạn - Bắc Giang) trớc kia tởng chừng không thể phát triển đợc kinh tế lâm nghiệp thì nay nông lâm kết hợp đã phát triển đã làm giàu cho họ. Xu hớng phát triển kinh tế nông - lâm kết hợp ngày càng thay đổi cả về phạm vi hình thái: từ trồng trọt chuyển sang chăn nuôi; từ cây ngắn ngày chuyển sang cây dài ngày. Mặt khác, kinh tế thị trờng cũng tác động mạnh đến nông lâm kết hợp, nhờ đó mà tạo ra giá trị kinh tế rất cao trên mỗi đơn vị diện tích của mô hình canh tác nông lâm kết hợp. Hiện nay, các vùng kinh tế lâm nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về bảo vệ môi trờng sinh thái, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống tàn phá rừng trong quá trình phát triển kinh tế. Do đó, nông - lâm kết hợp là một xu hớng tạo ra nhiều giải pháp có triển vọng để góp phần giải quyết những khó khăn trở ngại đó. Vì vậy, vai trò của nông lâm kết hợp ngày càng đợc nhiều ngời, nhiều cơ quan, nhiều địa phơng quan tâm phát triển. Hoà Bình là một tỉnh miền núi có địa hình phức tạp đa dạng về cấu tạo địa chất với nhiều loại đất (khoảng 23 loại). Diện tích đất trống, đồi trọc rất lớn (chiếm trên 50% diện tích đất lâm nghiệp)[10] nhng lại có nguồn nớc phong phú, nhiều 1 sông suối hồ chứa nớc rất thuận lợi cho việc cung cấp nớc tới tiêu cây trồng nông - lâm nghiệp nên có thể kết hợp nhiều loại cây trồng lâm - nông - công nghiệp trên các vùng đất dốc. Vùng đất trống đồi núi trọc có thể phủ xanh bằng các loại cây lấy gỗ hoặc cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc tiểu gia súc. Vùng đồi núi thấp ruộng có thể phát triển trồng cây lơng thực, kết hợp với cả cây công nghiệp, cây lấy gỗ để tăng hiệu quả sử dụng bảo vệ tốt hơn môi trờng sinh thái. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu cơ sở khoa học tìm các giải pháp phát triển cáchình nông lâm kết hợp tại Hoà Bình là việc làm có ý nghĩa cả về lý luận thực tiễn. Chính vì lẽ đó tôi đã chọn chủ đề Nghiên cứu các hình thức xu hớng phát triển nông lâm kết hợp tại tỉnh Hoà Bình làm đề tài luận văn cao học của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về hình thức các xu hớng phát triển nông - lâm kết hợp ở một số nớc trên thế giới ở Việt Nam. - Đánh giá thực trạng phát triển các hình thức nông - lâm kết hợp nghiên cứu sự hình thành các xu hớng phát triển nông lâm kết hợp tỉnh Hoà Bình dới tác động của một số chính sách trong quá trình đổi mới nền kinh tế. - Góp phần đề xuất một số định hớng chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển các hình thức nông lâm kết hợp tại tỉnh Hoà Bình phù hợp với điều kiện của địa phơng. 1.3 Đối tợng nghiên cứu Các hình thức canh tác nông - lâm kết hợp tại một số vùng sinh thái của tỉnh Hoà Bình. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Về không gian Luận văn chỉ đề cập khái quát chung về các hình thức canh tác nông lâm kết hợp dới góc độ kinh tế trong phạm vi toàn tỉnh không đề cập đến các hình thái tổ 2 chức sản xuất nông - lâm cụ thể nh doanh nghiệp Nhà nớc, hợp tác xã, trang trại, Luận văn đi sâu điều tra, nghiên cứu cáchình NLKH ở một số xã thuộc huyện Lơng Sơn, Đà Bắc - nơi có sự phát triển mạnh của các hình thức canh tác NLKH. Về thời gian Các số liệu sử dụng để nghiên cứu có thể chia 3 giai đoạn chính: - Giai đoạn 1988 - 1993 (giai đoạn có Nghị quyết 10) - Giai đoạn 1993 - 1998 (giai đoạn có Nghị quyết Trung ơng 5) - Giai đoạn 1998 - 2002 (giai đoạn có Nghị quyết 6 của Bộ Chính trị) Các số liệu về quá trình phát triển NLKH, tổng quan nghiên cứu về NLKH đợc tập hợpcác tài liệu từ năm 1993 đến năm 2002. Về nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về các hình thức canh tác kết hợp nông - lâm nghiệp ở vùng trung du, miền núi, cơ sở tự nhiên kinh tế của sự hình thành các xu hớng nông lâm kết hợp. - Đánh giá thực trạng, xác định các nhân tố ảnh hởng những vấn đề cản trở đến sự hình thành xu hớng phát triển nông - lâm kết hợptỉnh Hoà Bình những năm gần đây. - Đề xuất quan điểm, định hớng các hình thức nông lâm kết hợp thích hợp cho tỉnh Hoà Bình theo hớng hiệu quả kinh tế cao bền vững. 3 2. Cơ cở lý luận thực tiễn của phát triển Nông lâm kết hợp 2.1 Lịch sử phát triển các phơng thức nông lâm kết hợp trên thế giới ở nớc ta 2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển phơng thức nông lâm kết hợp trên thế giới Lịch sử phát triển các phơng thức sản xuất luôn gắn liền với lịch sử phát triển của loài ngời. ở trạng thái mông muội - giai đoạn tiền sử của nền văn minh loài ngời - khi con ngời chỉ biết sống dựa vào thiên nhiên bằng cách hái lợm: quả, hạt, đào củ rừng săn bắt chim, thú rừng để sống, thảm thực vật quần thể động vật tự nhiên nói chung thống nhất trong bản thân chúng cả các yếu tố nông lâm, mà cha có sự phân ngành rõ rệt. Ang ghen đã mô tả: Thời thơ ấu của loài ngời, loài ngời ít nhất là từng bộ phận hãy còn sống trên cây, hãy còn trú ngụ ở những nơi nguyên thuỷ của nó, những rừng nhiệt đới hay là á nhiệt đới. Họ dùng những quả có vỏ hay không có vỏ những rễ cây làm thức ăn [dẫn theo (dt.) 2] Qua trạng thái mông muội ở giai đoạn thấp, con ngời đã bắt đầu biết trồng trọt chăn nuôi gia súc. Nhng cũng phải đến giai đoạn cao của thời kỳ này, khi mà các công cụ bằng đá, bằng đồng đã đợc thay thế bằng sắt; con ngời đã sản xuất ra cày sắt do súc vật kéo, mai sắt, rùi sắt thì nông nghiệp bắt đầu hình thành nó tách dần ra khỏi hệ thống nông, lâm tự nhiên. Khi nông nghiệp ra đời, sự khác biệt giữa nông lâm ngày càng rõ rệt. Một bên là với sức lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật ngày càng đầu t lớn để thâm canh tăng năng suất, còn một bên là khai thác tự nhiên, chủ yếu nhờ sức thiên nhiên tái tạo lại, mức độ đầu t thâm canh thấp, ở nhiều nơi hầu nh vẫn còn dừng lại ở trình độ hái lợm của thiên nhiên. Cùng với sự tách xa nhau thì rừng ngày càng bị thu hẹp về diện tích, những đất bằng, đất tốt đều biến thành ruộng, vờn sản xuất nông nghiệp, thậm chí do nhu cầu cấp bách về lơng thực, thực phẩm ngày càng lớn mà trên đất dốc - địa bàn hoạt động chủ yếu của lâm nghiệp cũng bị khai phá để sản xuất lơng thực, thực phẩm. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, đặc biệt mạnh nghiêm trọng là ở các quốc gia chậm phát triển hiện nay. 4 Thực tiễn sản xuất của loài ngời cho thấy rằng: nông nghiệp tách khỏi lâm nghiệp đã nảy sinh ra mâu thuẫn khá gay gắt đó là: rừng mất thì đồng thời mất luôn cả nguồn nớc do đó nông nghiệp cũng không thể phát triển đợc vì đất đai trở nên khô cằn, bạc màu, khí hậu khắc nghiệt đối với thực vật động vật, vì khi phá rừng để có đất trồng trọt, họ không ngờ là làm nh thế, họ đã tạo ra cơ sở cho sự tiêu điều hiện tại của các nớc ấy; vì khi phá rừng họ đã phá luôn cả những trung tâm chứa nớc giữ nớc[dt.2]. Từ thực tiễn cuộc sống đã dần dần chỉ ra cho con ngời thấy rõ hơn các mâu thuẫn mang tính chất cục bộ tìm ra các biện pháp giải quyết các mâu thuẫn đó. Do đó, từ hàng ngàn năm nay, đặc biệt từ khoảng trên 100 năm có rất nhiều hành động kết hợp nông với lâm một cách tự phát chừng mực nào đó mang tính tự giác. Những hành động kết hợp mang tính tự phát hay tự giác này đều nhằm mục đích tạo ra thêm nhiều sản phẩm trớc hết là lơng thực, thực phẩm hạn chế sự thay đổi quá đột ngột môi trờng rừng, tránh gây ra những hiện tợng thiên tai lớn ảnh hởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp đời sống. Nhng khó mà nói đợc rằng, những hành động kết hợp nông lâm có chính xác tự bao giờ, ở quốc gia nào đầu tiên. ở đây tạm thời ghi nhận lại một số cách làm ăn theo lối kết hợp nông lâm ở một số quốc gia khác nhau nh: ở Spesard, Hesse Darmstad (hiện nay là Cộng hoà liên bang Đức) đã trồng nhiều rừng Quercus từ 1813 với việc kết hợp trồng xen khoai lang [dt.2] hoặc ở Thuỵ Sĩ, tái sinh nhân tạo bằng biện pháp nông lâm phối hợp đã đợc thực hiện từ rất lâu đời trở thành phổ biến từ sau những năm 1840 [dt.2]. Còn ở Miến Điện thì phơng thức Taungya đã đợc Upanhle đề xớng cùng với việc phát triển rừng tếch từ năm 1956 - đây là phơng thức kinh doanh lâm nghiệp có xen nông nghiệp mà nhiều nớc trên thế giới đang áp dụng[dt.2]. Năm 1978, tại Hội nghị lâm nghiệp thế giới lần thứ 8, FAO đã đa ra một số hình thức nông lâm kết hợpcác nớc trên thế giới thờng áp dụng, các hình thức đó là: Trồng cây nông nghiệp theo chế độ luân canh với các loài cây rừng theo từng thời gian nhất định. Trồng cây nông nghiệp vào các rừng trồng trong những năm đầu (nh trong phơng thức Taungya). 5 Trồng cây nông nghiệp lu niên đồng thời với cây lâm nghiệp. Cho đến tháng 12/1977, Hội nghị lâm nghiệp thế giới lần thứ 8 họp tại Samarang thuộc Indonesia đã đi đến khẳng định vị trí của hình thức kinh doanh nông lâm kết hợp trong việc giải quyết lơng thực, thực phẩm, xây dựng vốn rừng, bảo vệ đất đai góp phần giải quyết tận gốc nạn du canh du c. Đây là hội nghị đánh dấu sự chuyển biến các hành động kết hợp nông lâm từ tự phát sang giai đoạn tự giác trên phạm vi thế giới. 2.1.2 Lịch sử hình thành phát triển phơng thức nông lâm kết hợp ở nớc ta Qua một số t liệu lịch sử cho thấy, ở nớc ta, nền nông nghiệp ra đời tách dần khỏi hệ thống nông, lâm tự nhiên ít nhất từ thế kỷ thứ III trớc Công nguyên. Cũng từ đó nông nghiệp càng phát triển đi lên theo hớng thâm canh nh đã đạt đợc nh ngày nay. Ngợc lại, lâm nghiệp thì ngày càng bị thu hẹp về diện tích, giảm sút về tài nguyên chung lại vẫn còn dừng ở trình độ quảng canh lạc hậu, dựa vào thiên nhiên là chính cho đến tận ngày nay [2]. Vậy từ khi nông nghiệp tách ra khỏi hệ thống nông, lâm tự nhiên hình thành nên ngành nông nghiệp lâm nghiệp đến nay thì ở nớc ta những hành động kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp xuất hiện từ bao giờ? Điều này thật khó xác định, song căn cứ vào các t liệu lịch sử có thể cho phép đánh giá rằng, lối làm ăn kết hợp giữa nông nghiệp với lâm nghiệp đã hình thành ở nớc ta rất sớm phong phú, có thể kể sơ lợc nh luân canh với rừng quế thuần loại của đồng bào Cor ở Trà My, Trà Bồng (Quảng Nam - Đà Nẵng), phát triển nghề trồng quế ở Yên Bái, Thanh Hoá nghề trồng hồi ở Lạng Sơn đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá Ngoài ra, còn có cách làm ăn gắn với hình thức nông lâm kết hợp đợc phát triển khá phổ biến ở các vùng miền núi, trung du của nớc ta, đó là hình thức luân canh giữa rẫy rừng. Đây là một hình thức kết hợp tự phát lạc hậu của đồng bào các dân tộc ít ngời với mục tiêu chủ yếu là làm sao tạo ra đợc lơng thực, thực phẩm nuôi sống họ, còn chu kỳ 10 - 20 năm để cây rừng mọc tự nhiên là nhằm mục đích cải tạo đất nơng rẫy sau một vài vụ sản xuất cây nông nghiệp đã lấy đi một khối lợng màu đáng kể, ở đây cha có sự chủ động phát triển cây rừng. Đây là một 6 hình thức canh tác cổ truyền, lạc hậu, chỉ phù hợp với điều kiện đất rừng còn rộng lớn mật độ dân số thấp (theo FAO chỉ phù hợp với mật độ 15 ngời/km 2 )[4]. Khi mật độ dân số tăng lên, thì hình thức này không còn phù hợp nữa mà nó trở thành một trong những nhân tố phá rừng. Cách làm ăn này thể hiện lối canh tác quảng canh, lạc hậu dựa vào thiên nhiên là chính, song trong đó đã biết lợi dụng các mối quan hệ mật thiết giữa rừng với cây nông nghiệp, biết dùng cây rừng với t cách là biện pháp bảo vệ cải tạo, phục hồi độ phì cho đất để bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp có năng suất cao. Vì vậy, cũng có thể nói rằng nó là một hình thức làm ăn kết hợp nông với lâm nhng còn đang ở thời kỳ thô sơ dựa vào thiên nhiên theo lối quảng canh. Dới thời Pháp đô hộ, khoảng những năm 1930, các nhà khoa học ngời Pháp đã du nhập phơng thức Taungya của Miến Điện vào nớc ta để phát triển các rừng cao su, tếch, cà phê ở Tây Nguyên. Bên cạnh những hình thức kết hợp nông với lâm nh đã nêu trên, nhân dân ta còn có rất nhiều hình thức kết hợp phong phú khác nh: kinh nghiệm nuôi hơu rừng để lấy nhung ở huyện Hơng Sơn, Hơng Khê tỉnh Hà Tĩnh, kinh nghiệm thuần dỡng voi của đồng bào Bản Đôn - Đắc Lắc, hoặc là kinh nghiệm gây trồng các đồi cây, vờn cây đa tác dụng vừa cho thu hoạch sản phẩm ngắn ngày, vừa cho gỗ, củi của nhân dân. Việc kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp ở đồng bằng, ven biển cũng có nhiều kinh nghiệm quý, nó vừa giúp cho việc bảo vệ đồng ruộng, vừa tạo ra đợc sản phẩm hàng năm trên các đai phòng hộ gỗ, củi cung cấp cho nhân dân. Qua lịch sử phát triển của nông, lâm nghiệp từ chỗ gắn chặt với nhau trong một hệ thống tự nhiên, rồi nhu cầu về lơng thực, thực phẩm tăng lên do tăng dân số, tri thức loài ngời phát triển dần lên, của cải vật chất trong xã hội đòi hỏi mỗi ngày một lớn, sự phân công lao động xã hội theo hớng chuyên môn hoá ngày càng cao đã dẫn tới sự tách rời giữa 2 ngành để tập trung thâm canh, tạo ra năng suất cao thoả mãn nhu cầu của xã hội loài ngời. Nhng khi tách rời giữa nông lâm thì lập tức loài ngời đã vấp phải một mâu thuẫn lớn đó là sự quan hệ hữu cơ giữa nông lâm trong một hệ thống môi trờng thống nhất không thể tách rời, làm trái 7 quy luật này sẽ gây ra những tổn thất không lờng hết đối với cả nông lâm. Nhận thức đợc điều này, loài ngời đã sớm tìm ra những biện pháp hữu hiệu để khắc phục biện pháp đó vừa phải tuân thủ đợc sự đúng đắn của quy luật tự nhiên, môi trờng vừa đáp ứng đợc những yêu cầu cơ bản của loài ngời để tồn tại phát triển. Lịch sử phát triển này biểu hiện khá rõ nét quy luật phát triển theo hình xoáy ốc ngày càng đạt tới những trình độ cao hơn [2]. 2.2 Các đặc điểm của nông lâm kết hợp 2.2.1 Định nghĩa về nông lâm kết hợp Định nghĩa về nông lâm kết hợp đã đợc thừa nhận rộng rãi hiện nay trên thế giới là: nông lâm kết hợp bao gồm các hệ canh tác sử dụng đất khác nhau; trong đó, các loài cây thân gỗ sống lâu năm (bao gồm cả cây bụi thân gỗ, các loài cây trong họ dừa họ tre, nứa) đợc trồng kết hợp với các loài cây nông nghiệp hoặc vật nuôi trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác, đã đợc quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi hoặc thuỷ sản. Chúng đợc kết hợp với nhau hợp lý trong không gian, hoặc theo trình tự về thời gian. Giữa chúng luôn có tác động qua lại lẫn nhau cả về phơng diện sinh thái, kinh tế theo hớng có lợi (King 1979); Lundgren Raintree (1983); Hurley (1983), Nair (1989), Chun - Lai (1991)[dt.3]. Nông lâm kết hợp là một lĩnh vực khoa học độc lập. Nó đợc hình thành xây dựng trên cơ sở nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, có liên quan đến các phơng thức sử dụng đất đai nh nghề làm ruộng, nghề chăn nuôi, nghề làm rừng, nghề làm vờn, nghề nuôi trồng thuỷ sản, thậm chí cả nghề nuôi ong. Tóm lại, phơng thức sản xuất nông lâm kết hợp phải đợc thực hiện trên các cơ sở khoa học của bản thân nó, biểu hiện qua trình độ thiết kế, điều chế các hệ canh tác NLKH trên một địa bàn sản xuất cụ thể. 2.2.2 Sự bố trí trồng xen kết hợp giữa cây nông nghiệp với các cây lâm nghiệp Cây nông nghiệp cây lâm nghiệp thờng đợc kết hợp dới các hình thức bố trí trồng xen theo các cách sau * Theo không gian nằm ngang 8 Trồng xen hỗn hợp (mixed) Sắp xếp theo không gian Sơ đồ miêu tả Thí dụ Hỗn hợp dầy (mixed dense) - Vờn quả gia đình nhiều tầng: tầng 1- sầu riêng; tầng 2 - măng cụt; tầng 3 - hồ tiêu leo lên cây sầu riêng măng cụt (vùng Lái Thiêu, Đông Nam Bộ) Hỗn hợp Hỗn hợp tha (mixed sparce) - Cây gỗ trồng rải rác trên đồng cỏ chăn nuôi Băng hẹp (narrow strip) - Hàng cây theo đờng đồng mức: trồng dứa dới tán rừng lim xanh Theo băng (strip) Băng rộng (wide strip) - Băng cây theo đờng đồng mức (Alley Cropping): cây muồng cốt khí (trên bờ ruộng bậc thang) + sắn Theo vành đai biên (boundary) - Băng cây theo dạng ô cờ chống cát bay, ví dụ: dải phi lao phòng hộ + lúa, khoai lang, lạc Theo vùng (zonal) Vùng rộng (marozonal) - Đỉnh: rừng; sờn: cây CN lâu năm; chân: vờn gia đình ruộng, ao Hình 2.1: Sơ đồ bố trí trồng xen theo không gian (theo Nair, 1985; có cải biên) 9 Trồng xen hỗn hợp dầy (mixed dense) Trồng xen hỗn hợp tha (mixed sparce) Trồng xen theo băng (strip) Trồng xen băng hẹp (narrow strip) Trồng xen băng rộng (wide strip) Trồng xen theo vùng (zonal) Trồng xen theo kiểu vành đai biên (boundary Trồng xen theo vùng rộng (marozonal) * Trồng xen theo chiều không gian thẳng đứng Trồng xen các cây nông nghiệp (lơng thực, thực phẩm), dợc liệu chịu bóng dới tán rừng. * Theo thời gian Bố trí trồng xen theo thời gian Sơ đồ miêu tả Thí dụ Cùng tồn tại - Trồng dứa ta dới tán rừng lim. - Trồng cà phê chè dới tán các cây gỗ. Tồn tại có giai đoạn - Trồng xen cây nông nghiệp với cây rừng trong giai đoạn đầu khi rừng cha khép tán Tồn tại không liên tục - Trồng xen cây nông nghiệp dới tán rừng dừa, trong mùa ma Xen kẽ nhiều giai đoạn nhiều lớp - Vờn quả gia đình có kết cấu nhiều tầng cây Luân canh - Luân canh giữa rừng nơng rẫy Hình 2.2: Sơ đồ bố trí trồng xen theo thời gian (Theo Hurley (1983), Kronick (1984) Young (1984) 10 . các xu hớng phát triển nông - lâm kết hợp ở một số nớc trên thế giới và ở Việt Nam. - Đánh giá thực trạng phát triển các hình thức nông - lâm kết hợp và nghiên. luận và thực tiễn của phát triển Nông lâm kết hợp 2.1 Lịch sử phát triển các phơng thức nông lâm kết hợp trên thế giới và ở nớc ta 2.1.1 Lịch sử hình thành

Ngày đăng: 08/08/2013, 22:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan