Vấn đề xây dựng chế độ dân chủ nhân dân lào hiện nay ( Luận án tiến sĩ)Vấn đề xây dựng chế độ dân chủ nhân dân lào hiện nay ( Luận án tiến sĩ)Vấn đề xây dựng chế độ dân chủ nhân dân lào hiện nay ( Luận án tiến sĩ)Vấn đề xây dựng chế độ dân chủ nhân dân lào hiện nay ( Luận án tiến sĩ)Vấn đề xây dựng chế độ dân chủ nhân dân lào hiện nay ( Luận án tiến sĩ)
Trang 1HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHĂM PHON BUN NA DI
HÀ NỘI, năm 2014
Trang 2HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHĂM PHON BUN NA DI
: 62.22.80 05
:
HÀ NỘI, năm 2014
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……… 1
I Tính cấp thiết của luận án……… 1
II Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu……… 4
III Mục đích và nhiệm vụ của luận án……… 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU I Tình hình nghiên cứu ở Lào……… … 6
……… 17
Chương 2: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ NHÂN DÂN Ở LÀO 2.1 Chế độ dân chủ nhân dân những gợi ý củacác nhà kinh điển 23
2.1.1: Những gợi ý của C Mác-Ph.Ănggen-V.I Lênin……… 24
2.1.2: Về chế độ dân chủ nhân dân ở một số nước châu Âu……… 25
2.1.3: Về chế độ dân chủ nhân dân ở Trung Quốc……… 30
2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan niệm của Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội II vềchế độ dân chủ nhân dân……… 34
2.2.1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chế độ dân chủ nhân dân……… 34
2.2.2: Quan niệm của Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội II …… 38
2.2.3: Một số nội dung chủ yếu của chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam ……… 50
2.3 Tư tưởng của Tổng bí thư Kay sỏn Phômvihản về chế độ dân chủ Nhân dân ở Lào……… 62
Trang 5Chương 3:
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ NHÂN DÂN Ở LÀO
3.1 Xây dựng vùng giải phóng quy mô quốc gia và mô hình nhà nước
Dân chủ nhân dân……… 71
3.2 Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ra đời……… 78
3.3.Tiếp tục xây dựng Chế độ dân chủ nhân dân theo đường lối 80
3.3.1.Bối cảnh quốc tế và trong nước……… 80
3.3.2.Về đường lối đổi mới của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào… 84
3.3.3.Nội dung chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của chế độ dân chủ Nhân dân theo đường lối đổi mới……… 87
3.4 Thực trạng xây dựng chế độ Dân chủ nhân dân ở Lào trong những năm qua ……… 92
3.4.1: Về kinh tế :thành tựu và hạn chế……… 92
3.4.2: Về chính trị : thành tựu và hạn chế……… 98
3.4.3: Về văn hóa – xã hội :thành tựu và hạn chế……… 105
3.4.4: Về hoạ tđộng đối ngoại :thành tựu và hạn chế………… 110
3.4.5: Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế ……… 112
3.4.6 Một số vấn đề đặt ra và bài học kinh nghiệm chủ yếu…… 113
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỀ TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ NHÂN DÂN Ở LÀO 4.1 Nhóm giải pháp về kinh tế……… 120
4.2 Nhóm giải pháp về chính trị……… 120
4.3 Nhóm giải pháp về xã hội……… 128
4.4 Nhóm giải pháp về văn hóa……… 129
4.5 Nhóm giải pháp về phát triển con người……… 133
6 Nhóm giải pháp về an ninh, quốc phòng và đối ngoại………… 138
PHẦN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN……… 144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……… 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 149
Trang 61
MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết củađề tài luận án
Sau chiến tranh thế giới thứ II, dưới sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản, nhiều nước ở Đông Âu và một số nước ở Đông Á, sau khi cách mạng giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động, các nước này đã đi theo con đường xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tạo tiền
đề tiến lên chủ nghĩa xã hội Từ thực tiễn đó, vấn đề lý luận và thực tiễn về chế độ dân chủ nhân dân được bàn nhiều ở các nước nói trên, nhất là ở Trung Quốc và Việt Nam
Ở Lào, trên tinh thần đổi mới, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đưa đất nước đi vào con đường xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân Đến nay đã gần 30 năm nước Lào xây dựng chế độ dân chủ nhân dân theo đường lối đổi mới và giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất
cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại Đồng thời cũng biểu hiện những khó khăn, vướng mắc và hạn chế nhất định Yêu cầu đặt ra là phải chú trọng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân ở Lào để tạo bước tiến mới trong công cuộc phát triển đất nước
Vấn đề xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đã được Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khẳng định từ thời kỷ tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc
và gọi giai đoạn cách mạng đó là giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hai nhiệm vụ, là: giải phóng dân tộc và thực hiện dân chủ
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng (1975), do chủ quan nóng vội, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã sớm lãnh đạo cả nước đi vào trực tiếp tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội Qua 10 năm thực hiện đã làm cho đất nước vấp phải những khó khăn trở ngại Từ thực tiễn đó, Đại hội IV (1986) của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới Trên tinh thần đổi mới, nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá IV (tháng 2 - 1989) đã sớm thay đổi chủ trương trên và đến Hội nghị Trung ương 7 khóa IV (tháng 2 - 1989) xác
định: Cách mạng Lào trong giai đoạn mới là giai đoạn tiếp tục xây dựng và
Trang 72
phát triển chế độ dân chủ nhân dân Đại hội V (1991) của Đảngtuyên bố: Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn tiếp tục xây dựng và phát triển chế
độ dân chủ nhân dân, tạo tiền đề từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội Điều
đó có nghĩa là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã xuất phát từ đặc điểm thực
tế của đất nước và bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ, xác định bước tiến trên con đường phát triển đất nước phù hợp với trình độ của nhân dân, phủ hợp với đặc điểm, tình hình và trình độ phát triển của đất nước
Có thể nói, trong những năm qua, công cuộc xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã đạt được những thành tựu quan trọng trên mọi phương diện của đời sống xã hội, cả kinh tế và chính trị lẫn văn hoá, xã hội Sau kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (2001
- 2005) đến nay, năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên đáng kể; cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, phát huy được thế mạnh của từng ngành, từng vùng; chất lượng tăng trưởng đã có sự cải thiện; các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế Lào đang thích nghi ngày càng tốt hơn với thị trường quốc tế Thể chế kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành và vận hành có hiệu quả Những cơ chế, chính sách được thực hiện trong những năm qua đã đi vào cuộc sống, phát huy tính tích cực, thu hút cao hơn các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội; đặc biệt là bước đầu cho phép phát huy tối đa nguồn nội lực để chủ động hướng vào các mục tiêu đầu tư, nhất là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được thế giới đánh giá là nước
có sự ổn định cao về chính trị, là điểm đến an toàn của các nhà đầu tư
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, những khó khăn và thách thức đối với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong tiến trình xây dựng xã hội mới là hết sức to lớn.Cũng như Việt Nam, điểm xuất phát của Lào khi bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là rất thấp Thực tế cho thấy, quy mô sản xuất của Lào còn nhỏ bé; thu nhập và tiêu dùng của dân cư chưa đủ tạo sức bật mới đối với sản xuất và phát triển thị trường; hệ thống tài chính, tiền tệ còn những yếu kém, bất cập Kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội chưa
Trang 83
đáp ứng yêu cầu phát triển Trình độ công nghệ nhìn chung còn lạc hậu khá
xa so với các nước trong khu vực Khả năng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của các doanh nghiệp Lào còn thấp so với yêu cầu Trình độ dân trí thấp và trình độ phát triển giữa các tộc người không đồng đều Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới Hiệu lực quản lý của Nhà nước còn hạn chế Trong bối cảnh toàn cầu hoá
và xu hướng hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến mọi quốc gia dân tộc như hiện nay, những khó khăn đó của Lào càng lớn hơn bao giờ hết cả về quy mô lẫn tính chất
Để bảo đảm thành công trong công cuộc xây dựng và phát triển chế
độ dân chủ nhân dân, tạo tiền đề từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, như trên đã nói, vấn đề đặt ra là phải chú trọng nghiên cứu lý luận tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ cả trên phương diện nhận thức lý luận lẫn phương diện thực tiễn cũng như cần được quán triệt và thấm sâu vào nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong những vấn đề
như là: Tại sao Lào phải đặt ra vấn đề xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân? Bản chất của chế độ dân chủ nhân dân là gì? Nội dung cốt lõi của nó trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hoá, xã hội như thế nào? Các nước như Trung Quốc và Việt Nam đã có những bài học kinh nghiệm gì về xây dựng chế độ dân chủ nhân dân trong chặng đường đầu tiên khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay như thế nào? Đó là một loạt vấn đề lý
luận và thực tiễn cấp bách đòi hỏi phải được giải quyết nhằm tạo cơ sở khoa học cho tiến trình phát triển đất nước Lào trong thời gian tới Trên thực tế, vấn đề lý luận và thực tiễn về chế độ dân chủ nhân dân ở Lào hãy còn ít có công trình, đề tài nghiên cứu, cho nên cần phải tiếp tục nghiên cứu
sâu hơn nữa Trên tinh thần đó, luận án tiến sĩ với đề tài “Vấn đề xây dựng
chế độ dân chủ nhân dân ở Lào hiện nay” nhằm góp phần nghiên cứu lý
luận, tổng kết thực tiễn và cung cấp những luận cứ khoa học cho việc tiếp
Trang 9Cơ sở lý luậncủa luận án là những quan điểm của C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất là quan điểm đi lên chủ nghĩa xã hội của những nước tiểu nông kém phát triển như là nước Lào; quan điểm của KaySỏn Pômvihản và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về chế độ dân chủ nhân dân ở Lào và con đường xây dựng chế độ đó
Cơ sở thực tiễn của luận án là kinh nghiệm của Việt Nam và Trung
Quốc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực trạng xây dựng chế
độ dân chủ nhân dân Lào từ khi đổi mới (năm 1986) đến nay
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sẽ sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: phương pháp phân
tích - tổng hợp; Phương pháp lôgíc - lịch sử;phương pháp so sánh; phương pháp đi từ lý luận đến thực tiễn và các phương pháp điều tra thực tế
III Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là trên cơ sở làm rõ những tiền đề lý luận và thực
tiễn cho việc xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân Lào, luân án tập trung nhiên cứu quá trình xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân ở Lào và một số giải pháp để tiếp tục phát triển chế độ đó
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ chủ yếu sâu đây: Thứ nhất, tập trung làm rõ những tiền đề lý luận và thực tiễn của việc
xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân ở Lào
Thứ hai, nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển chế độ dân chủ
nhân dân ở Lào
Thứ ba, trình bày một số giải pháp để tiếp tục phát triển chế độ dân chủ
nhân dân ở Lào hiện nay
Trang 105
Đối tượng nghiên cứu,nghiên cứu tiền đề lý luận và thực tiễn của việc
xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào; quá trình xây dựng chế độ dân chủ nhân dân Lào và một số giải pháp chủ yếu để phát triển chế độ đó
Phạm vi nghiên cứu,giai đoạn đầu từ 1965 – 1975 (giai đoạn xây dựng
vùng giải phóng quy mô quốc gia) và giai đoạn từ đổi mới đến nay (từ 1986 đến nay)
Trang 116
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
I Tình hình nghiên cứu ở Lào
Những năm qua, vấn đề xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đã được
một số nước xã hội chủ nghĩa, như Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đề cập nhiều Tại Lào, các Hội nghị Trung ương 5, 7, 10 khoá IV của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã bàn về chế
độ dân chủ nhân dân
Hội nghị Trung ương 5 khóa IV (tháng 1 - 1988) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã tập trung bàn về chính sách cơ cấu kinh tế Hội nghị phân tích sâu sắc thực trạng kinh tế của Lào, đó là kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên,
tự cung tự cấp Để chuyển kinh tế tự nhiên sang kinh tế sản xuất hàng hóa, cần phải có cơ cấu kinh tế phù hợp Hội nghị khẳng định: cơ cấu nền kinh tế phù hợp với nền kinh tế của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là một cơ cấu kết hợp giữa nông - lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ, trong đó lấy nông - lâm nghiệp làm cơ sở; là nền kinh tế nhiều thành phần: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế liên doanh với nước ngoài và kinh tế cổ phần tất cả các thành phần kinh tế này đều bình đẳng trước pháp luật
Từ cơ cấu kinh tế nói trên, nếu xét trên phương diện của học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, thì rõ ràng nó sẽ dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu xã hội và chính sách xã hội Trên cơ sở đó, việc xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân là một tất yếu và nó phù hợp với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu và kinh doanh; phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế - xã hội của Lào trong giai đoạn hiện nay
Hội nghị Trung ương 7 khoá IV (tháng 2 - 1989) của Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào xác định: Cách mạng Lào trong giai đoạn mới là giai đoạn tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân Hội nghị đã giải
thích rõ lý do tại sao phải chuyển từ trực tiếp xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa sang tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân như sau:
Trang 127
Thứ nhất, xuất phát điểm đi lên của đất nước Lào quá thấp, chưa có
tiền đề để trực tiếp xây dựng chủ nghĩa xã hội
Thứ hai, do trước đây nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội chưa đúng, nên đã vội vàng tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa theo khuôn mẫu cũ, như xóa bỏ sở hữu tư nhân, xóa bỏ chợ, thực hiện chế độ quản lý theo kiểu tập trung, quan liêu và độc quyền Bây giờ phải đổi mới về quan điểm và khẳng định tiến lên chủ nghĩa xã hội từng bước từ chỗ xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân
Thứ ba, trong thời kỳ tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân
chỉ mới hoàn thành cơ bản về nhiệm vụ giải phóng dân tộc, còn nhiệm vụ dân chủ thì chưa làm được bao nhiêu; do đó, cần phải tiếp tục tiến hành nhiệm vụ
đó khi chuyển sang giai đoạn cách mạng mới
Hội nghị lần này đã bàn sâu về nội dung kinh tế - xã hội của chế độ dân chủ nhân dân ở Lào Về nội dung kinh tế, Hội nghị cho rằng, cơ sở kinh tế dưới chế độ dân chủ nhân dân là kinh tế nhiều thành phần, bao gồm: kinh tế
cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế hợp tác xã, kinh tế cổ phần, kinh tế nhà nước, kinh tế gia đình của các cán bộ, công nhân và các xã viên, kinh tế liên doanh với nước ngoài Các thành phần kinh tế đó liên kết, liên doanh với nhau trở thành hệ thống kinh tế xã hội với cơ cấu nhiều hình nhiều vẻ, trong đó kinh tế nhà nước làm nòng cốt, xuyên suốt mọi lĩnh vực với nhiều hình thức, nhiều mức độ khác nhau
Hội nghị Trung ương 10 khóa IV (tháng 1 - 1991) đã tiếp tục đi sâu phân tích nội dung kinh tế - xã hội của chế độ dân chủ nhân dân ở Lào được đưa ra ở Hội nghị Trung ương 7 Những luận điểm quan trọng đáng chú ý ở đây là:
Thứ nhất, về kinh tế, khẳng định kinh tế nhiều thành phần; hình thành
kinh tế thị trường và từng bước phát triển Từng bước chuyển kinh tế tự nhiên thành kinh tế sản xuất hàng hóa, tạo ra thị trường thống nhất, thông suốt trong
cả nước gắn với thị trường quốc tế và khu vực Do điểm xuất phát quá thấp, nên con đường tiến tới sản xuất hàng hóa hiện đại ở Lào là tương đối lâu dài,
Trang 138
phải trải qua nhiều bước từ thấp lên cao Tiếp tục xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý theo cơ chế quan hệ hàng hóa, tiền tệ, có sự điều tiết của Nhà nước
Thứ hai, về chính trị, là chế độ mà nhân dân các bộ tộc Lào là người
chủ thực sự, lấy công nhân, nông dân và trí thức làm cơ sở xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân, phát huy dân chủ, nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng để tạo ra khối đại đoàn kết thống nhất của nhân dân các bộ tộc nhằm đạt mục tiêu xây dựng nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ và thịnh vượng, tạo tiền đề về kinh
tế - xã hội để tiến lên chủ nghĩa xã hội trong tương lai
Thứ ba, về văn hóa - xã hội, là đoàn kết tất cả các giai cấp, tầng lớp
nhân dân, tôn giáo và các bộ tộc trong Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc Thực hiện chính sách bình đẳng và đoàn kết giữa các bộ tộc Kế thừa và phát triển
di sản văn hóa dân tộc và của các bộ tộc, xóa bỏ tập quán lạc hậu, tiếp thu tinh hoa văn minh của nhân loại một cách có chọn lọc Quan tâm đến phúc lợi xã hội và thực hiện công bằng xã hội
Những luận điểm quan trọng về nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của chế độ dân chủ nhân dân mà Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đưa ra ở Hội nghị Trung ương 7 và Hội nghị Trung ương 10 khóa IV là xuất phát từ phân tích, đánh giá hiện thực, khách quan; từ đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của Lào, là kết quả của sự vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong xem xét, đánh giá các vấn đề thực tế của Lào Những luận điểm đó phản ánh thực tế trình độ phát triển của đất nước Lào lúc bấy giờ và nó đã trở thành cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tạo tiền
đề từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Trên cơ sở những luận điểm mà Hội nghị Trung ương 7 và Hội nghị Trung ương 10 khóa IV đưa ra, đến Đại hội V (1991), Đảng Nhân dân Cách mạng Lào chính thức khẳng định đường lối tiếp tục xây dựng và phát triển chế
độ dân chủ nhân dân Nghị quyết Đại hội Đảng V chỉ rõ: Xuất phát từ tình
Trang 149
hình thực tế của đất nước, từ thực tiễn xây dựng chế độ mới ở nước ta và từ kinh nghiệm của các nước, Đảng ta xác định Hiện nay chúng ta đang trong giai đoạn tiếp tục xây dựng và phát triển chế dộ dân chủ nhân dân, tạo tiền
đề từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội
Có thể nói được rằng, việc Đảng Nhân dân Cách mạng Lào chuyển từ trực tiếp cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội sang tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân là một sự lựa chọn con đường phát triển đất nước đúng đắn, là một sự cải biến mang tính cách mạng và khoa học
Những quan niệm và luận điểm về chế độ dân chủ nhân dân được đề ra ở các Nghị quyết của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào kể từ Hội nghị Trung ương 5 khóa IV cho đến Đại hội V (1991), là kết quả của sự nghiên cứu tìm tòi của Chủ tịch KaySỏn Phômvihản và tập thể Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Trong những năm đó, Chủ tịch KaySon Phômvihan đã tập trung nghiên cứu cả phương diện lý luận lẫn phương diện thực tiễn, kết hợp với nghiên cứu, tổng kết đặc điểm và tình hình thực tế trong nước và tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước bạn một cách có chọn lọc, đề tìm ra con đường phát triển đất nước phù hợp với thực tế
Những tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch KaySỏn Phômvihản về chế độ dân chủ nhân dân được thể hiện tập trung ở hai tác phẩm tuyền tập của người (tập
3 và tâp 4)
Trong tập 3, tập trung phân tích về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ
Chủ tịch KaySỏn Phômvihản nêu rõ: chính sách cơ cấu kinh tế gắn với cơ cấu
xã hội và chính sách xã hội; và nó quyết định cơ chế quản lý kinh tế Nếu không có chính sách cơ cấu kinh tế phủ hợp, thì không thể thiết lập được các mối quan hệ xã hội và sự đoàn kết đồng thuận trong nhân dân, và cũng không thể chuyền cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, sang cơ chế tự chủ trong sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế Nội dung cơ bản của chính
sách cơ cấu kinh tế, là chuyền cơ cấu kinh tế tự nhiên sang kinh tế sản xuất hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng cơ cấu kinh tế nông – lâm nghiêp, công nghiệp và dịch vụ, trong đó lấy nông – lâm nghiêp làm cơ
Trang 1510
sở; Phát triển các thành phần kinh tế và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại Đây là tư tưởng chỉ đạo rất thiết tực, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đó là sự vận dụng sáng tạo chính sách kinh tế mới của VI Lênin vào điều kiện cụ thể của Lào Trong tập 3 còn đề cập đến nội dung kinh tế - xã hội của chế độ dân chủ nhân dân Lào Trong đó, về kinh tế Chủ tịch KaySỏn Phômvihản nhẫn
mạnh: quan điểm cơ bản của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về xây dựng nền kinh tế, là tiếp tục cải cách cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý để hình thành kinh tế thị trường và từng bước phát triển, bảo đảm cho chế độ xã hội – chính trị dân chủ nhân dân phát triển trên cơ sở một nền kinh tế phủ hợp Về xã hội Chủ tịch KaySỏn Phômvihản nhẫn mạnh: vấn đề xã hội là vấn
đề gắn trực tiếp với lợi ích của con người Đối với chúng ta, việc giải quyết những vấn đề xã hội càng có ý nghĩa quan trọng, vì nó thuộc về bản chất của chế độ dân chủ nhân dân: tất cả đều vì con người, vì sự ấm no hạnh phúc của con người.Chủ tịch KaySỏn Phômvihản nói rõ thêm về vấn đề chính sách xã
hội rằng: 1) sự phát triển kinh tế phải phục vụ giải quyết các vấn đề xã hội, trước hết phải nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản của nhân dân, như: ăn ở, mặc, đi lại, học tập, chữa bệnh, nâng cao đời sống văn hóa, giải quyết việc làm ; 2) mục tiêu của chế độ dân chủ nhân dân là vì sự ấm no hạnh phúc của con người, nhưng sự ấm no hạnh phúc đó không phải chở đợi người khác mang cho, mà mối người phải tự phấn đấu vươn lên Trên cơ sở quan điểm đó, để giải quyết tốt vấn đề xã hội phải thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”: 3) ở nước Lào hiện nây có nhiều vấn đề xã hội phải giải quyết, nhưng do khả năng có hạn, nên phải lựa chọn ưu tiên giải quyết những vấn đề cấp bách, trong đó trước hết phải ưu tiên phát triển giáo dục, nâng cao dân trí; 4) thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo; 5) thực hiện công bằng xã hội
Trong tập 4, đi sâu phân tích, lý giải những vấn đề cần nắm vững và phải tập trung giải quyết trong phát triển chế độ dân chủ nhân dân, như: Cần nắm vững đặc điểm của đất nước trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân; vấn đề tăng cường hiệu lực của Nhà nước
Trang 1611
dân chủ nhân dân trong bảo vệ và phát triển chế độ mới; vấn đề quan tâm phát triển giáo dục, lấy phát triển giáo dục đi trước mọt bước; vấn đề dân tộc và chính sách đối với các bộ tộc; vấn đề tăng cường vai trò của mặt trận trong giai đoạn mới; vấn đề vị trí, vai trò và nhiệm vụ của Quốc hội và những vấn đề lien quan đến chính sách phát triển kinh tế trong chế độ dân chủ nhân dân …
Tronghai tác phẩm nói trên, Chủ tịch KaySỏn Phômvihản đã phân tích,
lý giải sâu sắc về sự cần thiết phải tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân; phân tích nội dung kinh tế - xã hội của chế độ dân chủ nhân dân
và nêu những tư tưởng lớn về các chính sách định hướng phát triển chế độ dân chủ nhân dân ở Lào Những luận điểm của chủ tịch KaySỏn Phômvihản trong hai tác phẩm nói trên, là nền tàng, là cơ sở, là tư tưởng chỉ đạo trong thực hiện luận án
Trên tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng V, và tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch KaySỏn Phômvihản đã nêu trong hai tác phẩm tuyền tập nói trên, các Nghị quyết của các Đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX tiếp tục cụ thể hóa từng bước đường lối xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân Ở đây, điều đáng chú ý trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, Nghị quyết các Đại hội nói trên đều có chủ trương nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, nhằm làm rõ các bước đi trên con đường xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tạo tiền đề từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Lào Nhưng trên thực tế, vấn đề này chưa được triển khai nghiên cứu sâu rộng Những năm gần đây mới có một số đề tài được triển khai thực hiện như:
Đề tài: Tổng kết 5 kinh nghiệm trong lãnh đạo thực hiện đổi mới của
Đảng Nhân dân Cách Mạng Lào (do ông Chương Xômbunkhăn, Trưởng
ban tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào chủ biên), xuất bản năm 2000 Đề tài phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế trong 20 năm thực hiện đổi mới và rút ra 5 bài học chủ yếu, như: 1) Tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng và trong toàn dân, gắn với phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần tự lực tự cường, coi đây là nhân tố quyết định
Trang 1712
sự thành bại của sự nghiệp đổi mới; 2) kiên định đường lối lấy dân làm gốc, phát huy sức mạnh của toàn dân, tất cả vì lợi ích của dân và kiên quyết chống nạn quan liêu; 3) Thực hiện đổi mới phải bảo đảm ổn định chính trị
và an toàn xã hội, coi đây là nhân tố cơ bản cho sự phát triển; phải tiến hành đổi mới toàn diện, đồng bộ với các bước đi thích hợp, trên cơ sở 6 nguyên tắc cơ bản; 4) Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; 5) Phát huy nội lực, kết hợp tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế để làm cho đất nước phát triển không ngừng
Đề tài: Xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, giai đoạn tạo
tiền đề từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Lào, là đề tài hợp tác nghiên
cứu giữa Viện khoa học xã hội quốc gia Lào và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (do PGS TS Phạm Văn Đức và KhămPhon BUNNAĐI đồng chủ nhiệm), được xuất bản ở Lào năm 2011 Có thể nói, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và sâu sắc về chế độ dân chủ nhân dân ở Lào Đề tài này đã khái quát cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân ở Lào; phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào trong gần 30 năm qua: nêu những thành tựu, hạn chế, những vấn đề đặt ra phải giải quyết và rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu Đề tài này còn đề ra một số giải pháp cần thiết cho tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân ở Lào trong giai đoạn tiếp theo, đồng thời cũng có một số kiến nghị thiết thực
Phải khẳng định rằng, đề tài nói trên đã thành công trong việc giải quyết các vấn đề và nhiệm vụ đặt ra Ở đây, nổi bật là đã làm rõ cở sở lý luận và cở
sở thực tiễn trong xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào Về cơ sở lý luận,
đề tài dựa trên quan điểm của các nhà kinh điển đề giải thích con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của các nước tiểu nông, chậm phát triển Đặc biệt đã phân tích, nêu rõ quan điểm của V.I.Lênin về con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của các nước chậm tiến.Đề tài đề cập tới tư tưởng của Gioóc Đimitrốp về chế độ dân chủ nhân dân, tư tưởng Mao Trạch Đông về “dân
Trang 1813
chủ mới” Đề tài phân tích sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội II về chế độ dân chủ nhân dân.Đề tài còn giải thích rõ các khái niệm liên quan đến vấn đề dân chủ nhân dân Về
cơ sở thực tiễn, đề tài đã đề cập tới các nước Đông Âu, sau chiến tranh thế giới thứ hai đã đi vào con đường xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, quá
độ tiến lên chủ nghĩa xã hội và thực tiễn xây dựng chế độ dân chủ nhân dân
ở Trung Quốc và Việt Nam
Đề tài đã khái quát quá trình hình thành và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào trong thời gian qua;nêu bức tranh tổng quát những thành tựu và hạn chế trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, ngoại giao của xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào trong 30 năm qua
Có thể nói, đây là đề tài khoa học đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và sâu sắc về chế độ dân chủ nhân dân ở Lào Đề tài đã đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, dựa trên học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin để phân tích, đánh giá tình hình cụ thể của chế độ dân chủ nhân dân ở Lào Đề tài đã góp phần cung cấp một số luận cứ khoa học và một số kiến nghị thiết thực để tiếp tục phát triển chế độ dân chủ nhân dân ở Lào
Đề tài: Tổng kết 25 năm đổi mới kinh tế của Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào, cũng là đề tài hợp tác nghiên cứu giữa hai viện Khoa học xã
hội Lào và Việt Nam (do ông Sômsavạt Lêngsavắt, Phó Thủ tướng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và GS.TS Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam đồng chủ nhiệm) Đề tài đã phân tích sâu sắc tính tất yếu khách quan phải đổi mới kinh tế và khẳng định: Chỉ có đổi mới kinh tế, mới có thể chuyển nền kinh tế tự nhiên sang kinh tế sản xuất hàng hóa và tiến tới kinh tế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Đề tài
đã hệ thống hóa những tư tưởng, quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về đổi mới kinh tế Ở đây, những tư tưởng, quan điểm cốt lõi của Đảng trong phát triển kinh tế là: Phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với
Trang 1914
phát triển công nghiệp và dịch vụ; chuyển nền kinh tế tự nhiên, nửa tự nhiên sang kinh tế sản xuất hàng hóa; xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức sản xuất kinh doanh, tất cả các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, đổi mới chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, thiết lập cơ chế hoạch toán kinh doanh có sự quản lý của Nhà nước
Mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài…
Đề tài đã tổng kết, đánh giá một cách khách quan, trung thực những thành tựu và hạn chế của thực hiện đổi mới kinh tế trong 25 năm qua; đồng thời đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển kinh tế của Lào trong những năm tới như: 1/Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, nhằm phát triển lực lượng sản xuất, chuyển kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa, tiến tới phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 2/Tiếp tục giải quyết những vướng mắc trong thủ tục hành chính và cơ chế quản lý, sao cho sản xuất kinh doanh phát triển; 3/Kiên định đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế như là một bộ phận trong sức mạnh kinh tế quốc gia; 4/Quy hoạch và cơ cấu hóa kinh tế ở 3 địa bàn (miền Bắc, miền Trung và miền Nam) nhằm phát huy thế mạnh của từng địa bàn; 5/ Phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, dựa vào sức lực của người Lào và tài nguyên của Lào để đẩy mạnh phát triển;6/Lấy phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa – xã hội, giải quyết xóa đói giảm nghèo và giữ gìn môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững; 7/Mở rộng quan hệ với nước ngoài, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước
Đề tài đã thành công trong giải quyết các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra
và có đóng góp nhất định trong việc hoạch định chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Cộng hòa dân chủ nhân Lào trong những năm tiếp theo Tuy nhiên, do thời gian thực hiện các đề tài nêu trên có hạn, nội dung nghiên cứu mà các đề tài đặt ra phạm vi rộng và trong quãng thời gian dài,vấn đề này ở Lào lại chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu, trong khi
Trang 2015
đó một số nhà khoa học Lào và Việt Nam tham gia thực hiện đề tài lại chưa
có điều kiện đi khảo sát, nghiên cứu thực tế đầy đủ ở các ngành, các địa phương của Lào, cho nên cũng có một số hạn chế nhất định, nhất là phần đánh giá thực trạng chưa thể hiện rõ và đầy đủ bức tranh tổng quát về chế độ dân chủ nhân dân và nền kinh tế của Lào từ sau đổi mới đến nay Do đó, khi
đề xuất những định hướng và giải pháp tiếp tục phát triển chế độ dân chủ nhân dân cũng mang tính chất chung chung, chưa phản ánh được hết tính đặc thù của Lào
Từ những hạn chế của các đề tài nêu trên, luận án tiến sĩ này sẽ tiếp tục bổ sung, lý giải và làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến thực tiễn xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào như: Tại sao Đảng Nhân dân Cách mạng Lào phải chuyển từ trực tiếp thực hiện cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội sang tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tạo tiền đề từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội? Khẳng định tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân là sự lựa chọn con đường phát triển đất nước đúng đắn của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; làm rõ thêm những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết trong quá trình phát triển chế độ dân chủ nhân dân ở Lào; bổ sung, làm rõ thêm một số giải pháp sao cho sát
với thực tế của Lào
Ngoài một số đề tài nêu trên, Viện Khoa học xã hội quốc gia Lào đã tổ chức 2 hội thảo tại Viêng Chăn với chủ đề liên quan đến một số vấn đề về xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào như:
- Hội thảo thứ nhất, chủ đề: Phát huy dân chủ trong chế độ dân chủ nhân dân (tổ chức ngày 30 tháng 8 năm 2010) Hội thảo đã thu hút nhiều
nhà nghiên cứu khoa học trong nước và có 2 học giả Việt Nam tham dự; có
6 bài tham luận được trình bày trước hội thảo Các tham luận đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế độ dân chủ nhân dân ở Lào Kết quả của hội thảo đã góp phần làm sáng tỏ cả về mặt lý luận và thực tiễn và gợi ý những vấn đề cần bổ sung củng cố trong phát triển chế độ dân chủ nhân dân ở giai đoạn tiếp theo
Trang 21và thực tiễn của xây dựng Nhà nước và pháp luật và sự cần thiết phải xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân Lào trở thành Nhà nước Pháp quyền của dân, do dân và vì dân
Ngoài ra, cần phải đề cập đến hai bài tham luận, là bài của TS Khăm Phơi Panmalaythoong Nguyên Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào và bài của Khăm Phon Bunnađi, Viện trưởng Viện nghiên cứu chính trị học đã trình bày tại hội thảo quốc tế, chủ đề “ Mô hình chủ nghĩa xã hội
…” tổ chức tại Đồ Sơn ( Hải Phòng) đầu năm 2011 Bài của TS.Khăm Phơi
đã trình bày khá sâu sắc về suy nghĩ bước đầu của cá nhân ông về tiếp cận
sự phát triển mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Lào Bài tham luận nêu rõ: “ ….nếu đem so sánh Lào với mô hình Liên xô và mô hình các nước phương Tây có thể thấy việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Lào đang trong tình trạng đan xen giữa 2 mô hình Về kinh tế và xã hội có thiên về như các nước phương Tây.Về tổ chức chính trị và tư tưởng thì gần với những gì ở Liên xô hơn.Điều này nói lên rằng Lào đang trong giai đoạn tìm tòi, chưa định hình được mô hình về xây dựng chủ nghĩa xã hội với đầy đủ ý nghĩa của khái niệm này.Mặc dù về giá trị và viễn cảnh về chủ nghĩa xã hội có sự đồng thuận.Nhưng đi vào cụ thể hơn thì có thể nói là vẫn đang chuyển đổi
về cả mặt nhận thức lẫn trong cách chỉ đạo thực tiễn của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào”
Bài của Khăm Phon Bunnađi đã đi sâu phân tích tính tất yếu khách quan mà nước Lào phải qua giai đoạn xây dựng chế độ dân chủ nhân d
Trang 2217
Thực hiện nghị quyết Đại hội IX, Ban bí thư Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã giao cho Hội đồng khoa học xã hội Quốc gia Lào triển khai nghiên cứu 9 đề tài cấp Nhà Nước về những vấn đề liên quan đến xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân như: vấn
đề phát triển kinh tế thị trường; vấn đề xây dựng Nhà Nước pháp quyền dân chủ nhân dân; vấn đề xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền; vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá; vấn đề phát triển bền vững; vấn đề văn hóa và con người Lào; vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn; lịch sử dân tộc Lào; vấn đề ngôn ngữ và chính sách về ngôn ngữ Những đề tài này đang trong quá trình triển khai thực hiện
II Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trước hết phải đề cập đến bài viết của giáo sư Dương Phú Hiệp, một nhà khoa học đã từng công tác, nghiên cứu, giúp Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong những năm đầu tiến hành đổi mới (thập kỷ 80 –
90 của thế kỷ trước) Bài viết với đầu đề: Sự lựa chọn con đường phát triển trong quá trình đổi mới ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (trong cuốn:
Tìm hiểu lịch sử văn hóa Lào, tập 3, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1997) Bài này đã đề cập cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, phân tích, lý giải sâu sắc, khách quan và trên tinh thần đổi mới về việc Đảng Nhân dân Cách mạng Lào chuyển đường lối phát triển đất nước, từ trực tiếp cải tạo và xây
dựng chủ nghĩa xã hội sang tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân Bài viết khái quát quá trình phát triển của Lào sau toàn thắng
1975 và chỉ rõ những hạn chế trong nhận thức và những khuyết điểm trong hoạt động thực tiễn Từ đó, bài viết khẳng định đường lối tiếp tục xây dựng
và phát triển chế độ dân chủ nhân dân mà Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
đề ra là sự lựa chọn con đường phát triển đúng đắn, phù hợp với tình hình, đặc điểm và trình độ phát triển của nước Lào; đó là sự sáng tạo trong tìm
Trang 23Ở Việt Nam, vấn đề chế độ dân chủ nhân dân, chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là những vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng được nghiên cứu khá sớm từ những năm 60, 70 của thế kỷ
XX Bước vào thời kỳ đổi mới, các vấn đề trên tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn, kỹ hơn Trong những năm qua, ở Việt Nam đã có một loạt chương trình và đề tài khoa học xã hội và nhân văn cấp Nhà nước về chủ nghĩa xã hội, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được triển khai nghiên cứu và trên
cơ sở đó, đã có nhiều công trình là sản phẩm của các chương trình và đề tài được công bố
Chẳng hạn, trong công trình Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (do GS Nguyễn Đức Bình chủ biên), được
xuất bản năm 2003, các tác giả đã đưa ra những nghiên cứu lý luận, đánh giá và tổng kết mô hình cũ về chủ nghĩa xã hội, phân tích những thành tựu
và hạn chế của mô hình này Xuất phát từ nhận thức tổng quát về quá trình đổi mới và những yêu cầu đặt ra đối với quá trình đổi mới, các tác giả đã đề cập đến con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, vạch ra những phương hướng và nội dung cơ bản của việc phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá, đổi mới hệ thống chính trị của Việt Nam trong điều kiện lịch sử mới
Công trình Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (do GS Nguyễn Duy Quý chủ biên)
nêu lên một yêu cầu là sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam phải xuất phát từ thực trạng kinh tế - xã hội cụ thể của Việt Nam Cũng chính xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện sự sáng tạo, kịp thời có
Trang 2419
những bước đổi mới về tư duy, nhận thức phù hợp với sự vận động của
thực tiễn ở Việt Nam Điều này được các tác giả khái quát thành 5 bước chuyển trên các lĩnh vực tư duy kinh tế, tư duy quản lý, đổi mới hệ thống
chính trị, quan điểm lịch sử - cụ thể trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước và nhân tố con người trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Một số vấn đề chung trong việc đưa Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng được các tác giả đề cập, từ hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa đến những phương hướng trong phát triển kinh tế, mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá, văn hoá và phát triển, v.v
Công trình Những quan điểm cơ bản của C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ (GS.PTS Nguyễn Trọng
Chuẩn, PTS.Phạm Văn Đức, PTS Hồ Sỹ Quý đồng chủ biên) đề cập đến
ba nội dung chính: những quan điểm cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội, quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về khả năng rút ngắn thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa Bên cạnh việc khẳng định những tư tưởng, luận điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đến nay vẫn đúng, vẫn giữ nguyên giá trị, các tác giả cuốn sách
đã làm rõ một số luận điểm cụ thể không còn thích hợp trong điều kiện lịch
sử đã biến đổi Trên cơ sở đó, các tác giả đã làm sáng tỏ những gì thuộc chính di sản của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, một số điểm mà chúng ta hiểu chưa đúng hoặc do thế hệ sau thêm vào Đồng thời, cuốn sách cũng nêu lên một số kiến nghị về lý luận xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với thời đại Một loạt các quan điểm cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về thời kỳ quá độ đã được các tác giả trình bày một cách hệ thống, khách quan, trung thực, như lý luận cách mạng không ngừng, nội dung và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ, vấn đề sở hữu, giai cấp và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ, chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ
Trang 25có những bài học quan trọng về xác định mục tiêu, về yêu cầu xuất phát từ thực tiễn, về hoạch định và hoàn thiện đường lối, về nghệ thuật thay đổi sách lược nhằm đạt được mục tiêu, về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
Một cuốn sách đáng chú ý là: Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam (GS.TS Dương Phú Hiệp chủ biên) Cuốn sách có 3 chương Chương 1, tập trung nghiên cứu học thuyết Mác - Lênin
về hình thái kinh tế - xã hội và thời kỳ quá độ, qua đó làm rõ tính tất yếu khách quan của chủ nghĩa xã hội trong quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội loài người; làm rõ quan điểm của các nhà kinh điển về khả năng phát triển rút ngắn, về con đường và phương thức “quá độ gián tiếp” lên chủ nghĩa xã hội; tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam Chương 2, tập trung phân
tích kinh nghiệm các nước Cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô trước đây và kinh nghiêm của Trung Quốc Đối với các nước Cộng hòa Trung Á, tác giả
đã đi sâu phân tích sự không thành công trên con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của các nước này và rút ra những bài học kinh nghiệm; đối với Trung Quốc, tác giả đã đi sâu phân tích những kết quả đạt được trong cải cách mở cửa Khẳng định kết quả đạt được của Trung Quốc là những kinh nghiệm quí giá cả về mặt lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội Chương 3, tập trung phân tích điều kiện và đặc điểm của con
Trang 26Luậ n vậ n đậ y đu ở file:Luậ n vậ n Full