Luận văn, thạc sỹ, tiến sĩ, cao học, kinh tế, nông nghiệp
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ……………………… i TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------- & --------- PHẠM THÁI THUỶ NGHIÊN CỨU NGÀNH HÀNG BƯỞI QUẢ ĐOAN HÙNG Ở TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60 31 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGÔ THỊ THUẬN HÀ NỘI – 2008 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và tất cả những trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2008 Người cam đoan Phạm Thái Thuỷ ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng ở tỉnh Phú Thọ” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo thuộc khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, một số cơ quan, ban ngành, các đồng nghiệp và bạn bè. Tới nay, luận văn của tôi đã được hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Ngô Thị Thuận đã giúp đỡ tôi rất tận tình và chu đáo về chuyên môn trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tới lãnh đạo Trung tâm Phát triển nông thôn - Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Ban quản lý dự án “Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Đoan Hùng cho sản phẩm bưởi quả của tỉnh Phú Thọ”, các phòng ban của huyện Đoan Hùng, UBND các xã Bằng Doãn, Bằng Luân, Chí Đám, Ngọc Quan, Quế Lâm và các hộ trồng bưởi, hộ thu gom, đại lý, bán lẻ và người tiêu dùng trong ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, đồng nghiệp và bạn bè đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện đề tài. Tác giả Phạm Thái Thuỷ iii DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ A Hao mòn tài sản cố định TR Doanh thu IC Chi phí trung gian GDP Tổng sản phẩm quốc nội KTCB Kiến thiết cơ bản MI Thu nhập hỗn hợp VA Giá trị gia tăng T Thuế UBND Uỷ ban nhân dân iv MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Danh mục các chữ cái viết tắt iii Mục lục iv Mục lục các bảng, sơ đồ và đồ thị vi 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI 5 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.2 Vai trò của nghiên cứu ngành hàng bưởi quả 22 2.3 Những vấn ñề rút ra từ nghiên cứu tổng quan 37 3 ðẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40 3.1 ðặc điểm địa bàn nghiên cứu 40 3.2 Phương pháp nghiên cứu 51 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56 4.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ bưởi quả Đoan Hùng của toàn huyện những năm qua 56 4.1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng 56 4.1.2 Tiêu thụ bưởi quả Đoan Hùng 61 4.1.3 Vai trò của các cơ quan hữu quan đến phát triển sản xuất, tiêu thụ bưởi quả Đoan Hùng 68 4.2 Thực trạng ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng 70 4.2.1 Xác định ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng 70 4.2.2 Đặc điểm và kết quả hoạt động của các tác nhân 73 v 4.2.3 Mối quan hệ giữa các tác nhân trong ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng 94 4.2.4 Phân tích tài ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng 97 4.3 Phân tích điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức và các yếu tố ảnh hưởng đến ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng 101 4.3.1 Đánh giá chung về ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng 101 4.3.2 Phân tích điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức của các tác nhân khi tham gia vào ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng 106 4.4 Định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng 110 4.4.1 Cơ sở của việc ñề ra định hướng và giải pháp phát triển ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng 110 4.4.2 Định hướng phát triển ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng 111 4.4.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng 111 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 115 5.1 Kết luận 115 5.2 Kiến nghị 117 Tài liệu tham khảo vi MỤC LỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ I. BẢNG Bảng 2. 1:Đặc điểm đặc thù về cảm quan và các chỉ tiêu phân tích chất lượng của bưởi Bằng Luân 15 Bảng 2. 2: Đặc điểm phân loại bưởi quả Bằng Luân . 16 Bảng 2. 3: Đặc điểm đặc thù về cảm quan và các chỉ tiêu phân tích chất lượng bưởi Sửu . 18 Bảng 2. 4: Lượng phân bón 3 năm đầu sau trồng cho cây bưởi . 20 Bảng 2. 5: Lượng phân bón cho thời kỳ kinh doanh 21 Bảng 2. 6: Thành phần dinh dưỡng trên 100g bưởi ăn được 26 Bảng 2. 7: Các giống bưởi nổi tiếng ở Việt Nam . 27 Bảng 2. 8: Chỉ tiêu phân tích chất lượng các loại bưởi quả 29 Bảng 3. 1: Tổng hợp các yếu tố đặc thù về tự nhiên quyết định tính đặc thù về chất lượng bưởi Đoan Hùng 43 Bảng 3. 2: Tình hình dân số và lao động của huyện 2005 - 2007 . 48 Bảng 3. 3: Cơ cấu kinh tế huyện Đoan Hùng 2005 – 2007 49 Bảng 3. 4: Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện . 50 Bảng 3. 5: Số lượng các tác nhân thương mại và người tiêu dùng điều tra . 52 Bảng 4. 1: Diện tích sản xuất - kinh doanh bưởi Đoan Hùng . 56 Bảng 4. 2: Diện tích trồng mới bưởi Đoan Hùng qua 3 năm 58 Bảng 4. 3: Năng suất giống bưởi Sửu và bưởi Bằng Luân năm 2007 . 60 Bảng 4. 4: Sản lượng và giá trị bưởi của huyện Đoan Hùng năm 2007 61 Bảng 4. 5: Đặc điểm thị trường tiêu thụ bưởi quả Đoan Hùng . 64 Bảng 4. 6: Giá bán bưởi quả Đoan Hùng trên thị trường . 66 Bảng 4. 7: Mức độ tác động của các cơ quan, tổ chức lên các tác nhân trong ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng 70 Bảng 4. 8: Đặc điểm kênh tiêu thụ bưởi quả cấp 0 (trực tiếp) 71 Bảng 4. 9: Đặc điểm kênh hàng bưởi Bằng Luân 72 Bảng 4. 10: Đặc điểm của hộ trồng bưởi Đoan Hùng điều tra 74 Bảng 4. 11: Diện tích, sản lượng bưởi quả của hộ điều tra năm 2007 76 Bảng 4. 12: Chi phí sản xuất cho 1 ha bưởi Đoan Hùng thời kỳ KTCB . 77 Bảng 4. 13: Chi phí sản xuất bình quân 1 ha bưởi Đoan Hùng trong giai đoạn sản xuất kinh doanh 78 Bảng 4. 14: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Đoan Hùng của hộ điều tra . 80 Bảng 4. 15: Đặc điểm và qui mô hoạt động hộ thu gom bưởi 81 Bảng 4. 16: Chi phí hoạt động của hộ thu gom 82 Bảng 4. 17: Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ thu gom bưởi . 83 vii Bảng 4. 18: Qui mô hoạt động của đại lý/chủ buôn huyện . 85 Bảng 4. 19: Chi phí của đại lý/chủ buôn kinh doanh bưởi quả Đoan Hùng 86 Bảng 4. 20: Kết quả và hiệu quả kinh tế của đại lý/chủ buôn huyện 87 Bảng 4. 21: Qui mô hoạt động của hộ bán lẻ . 89 Bảng 4. 22: Chi phí của hộ bán lẻ bưởi quả Đoan Hùng 90 Bảng 4. 23: Kết quả và hiệu quả kinh tế hộ bán lẻ . 90 Bảng 4. 24: Phân loại người tiêu dùng bưởi quả Đoan Hùng . 92 Bảng 4. 25: Đề xuất từ phía người tiêu dùng bưởi quả Đoan Hùng . 94 Bảng 4. 26: Mối quan hệ giữa các tác nhân trong ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng . 95 Bảng 4. 27: Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng . 97 Bảng 4. 28: Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng . 98 Bảng 4. 29: Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng . 99 Bảng 4. 30: Khó khăn của tác nhân thương mại bưởi quả Đoan Hùng . 102 II. ĐỒ THỊ Đồ thị 3. 1: Tỷ lệ các nhóm đất có khả năng trồng bưởi đặc sản trên địa bàn huyện Đoan Hùng . 41 Đồ thị 3. 2: Biến động diện tích các loại cây trồng giai đoạn 2001 – 2007 . 44 Đồ thị 3. 3: Biến động diện tích các loại cây ăn quả giai đoạn 2001 – 2007 45 Đồ thị 4. 1: Các khu vực cung ứng bưởi cho thị trường Đoan Hùng, 2007 62 Đồ thị 4. 2: Cơ cấu thị trường tiêu thụ của bưởi Đoan Hùng . 65 Đồ thị 4. 3: Cơ cấu bưởi Đoan Hùng trên thị trường . 65 Đồ thị 4. 4: Sản lượng bưởi tiêu thụ của một chủ buôn trên địa bàn huyện, qua 2 năm 2006 - 2007 . 86 Đồ thị 4. 5: Cơ cấu giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong kênh hàng 2, ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng 100 Đồ thị 4. 6: Cơ cấu giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong kênh hàng 3, ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng 101 III. SƠ ĐỒ Sơ đồ 4. 1: Sơ đồ Veen xác định ảnh hưởng của các cơ quan, tổ chức lên sự mở rộng và phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng. 68 Sơ đồ 4. 2: Sơ đồ ngành hàng bưởi Đoan Hùng . 70 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài Bưởi quả Đoan Hùng là một đặc sản của tỉnh Phú Thọ, đặc trưng bởi hương vị thơm ngon, ngọt, mát. Từ năm 2000 trở lại đây, tỉnh Phú Thọ và huyện Đoan Hùng có chủ trương khôi phục và mở rộng diện tích trồng bưởi, nhằm mục đích tạo thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, qui mô lớn, chủ yếu với hai giống bưởi đặc sản là bưởi Sửu và bưởi Bằng Luân. Đến hết năm 2007, diện tích trồng mới bưởi của các dự án triển khai trên địa bàn huyện Đoan Hùng đạt khoảng 1.000 ha, và diện tích bưởi trong độ tuổi sản xuất kinh doanh được trồng từ những năm về trước được thống kê là 205 ha [13]. Sản lượng bưởi quả thương phẩm một số năm gần đây dao động từ 300 – 400 vạn quả tương đương 3.000 – 4.000 tấn, bưởi trở thành nguồn nông đặc sản quý cung cấp ra thị trường các tỉnh phía Bắc. Chủ trương mở rộng sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ bưởi hướng tới mục tiêu đẩy mạnh phát triển sản xuất trên địa bàn huyện, giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập ổn định cho người dân trong huyện. Tháng 02 năm 2006, sản phẩm bưởi quả Đoan Hùng được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia tên gọi xuất xứ hàng hoá (nay là hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý) và được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn tại quyết định số 73/QĐ-SHTT. Từ đây, sản phẩm bưởi quả Đoan Hùng trở thành tài sản quốc gia và là sản phẩm thứ tư được Nhà nước bảo hộ về chỉ dẫn địa lý. Khai thác tốt lợi thế ở khía cạnh này sẽ góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm bưởi quả Đoan Hùng trên thị trường. Trên thực tế, thị trường bưởi hiện nay vẫn trong giai đoạn phát triển tự phát, hoàn toàn chưa có sự quản lý và định hướng. Người mua thì không phải ai cũng biết phân biệt đâu là bưởi đặc sản Đoan Hùng, đâu là các giống bưởi khác. Vì lợi nhuận người bán thu mua nhiều loại bưởi rồi trà trộn với nhau dẫn đến người tiêu dùng mất dần niềm tin khi lựa chọn tìm mua bưởi đặc sản Đoan Hùng. Hộ trồng bưởi còn thiếu các biện pháp kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh và đang gặp phải khó khăn do tình trạng năng suất, chất lượng bưởi quả không ổn định trong một vài năm gần đây . Khi chưa giải quyết triệt để được những tồn tại 2 này, việc phát triển ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng gặp rất nhiều khó khăn và thiếu tính bền vững. Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Đoan Hùng cũng chọn cây bưởi, bưởi quả làm đối tượng nghiên cứu. Nội dung của các đề tài nghiên cứu này thường tập trung vào các vấn đề kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, bảo quản và phân tích đặc điểm thổ nhưỡng và sinh thái vùng trồng bưởi. Các kết quả đạt được mới chỉ giải quyết một phần những khó khăn hiện nay mà ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng đang đối mặt. Để có sự nhìn nhận tổng quan chung và đề xuất các giải pháp giải quyết những khó khăn từ sản xuất đến tiêu thụ bưởi quả đang gặp phải hiện nay, cần thiết phải nghiên cứu cụ thể về ngành hàng này. Nghiên cứu ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng ở tỉnh Phú Thọ sẽ giúp cho nhà quản lý và các tác nhân liên quan trả lời các câu hỏi: tác nhân nào tham gia trong ngành hàng? cơ chế giao dịch, phân chia giá trị gia tăng và lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia ngành hàng như thế nào? những hạn chế, khó khăn và yếu tố ảnh hưởng trong quá trình phát triển ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng là gì? . Trả lời các câu hỏi này, sẽ góp phần tìm ra các giải pháp phát triển bền vững ngành hàng, góp phần gìn giữ, phát triển thương hiệu bưởi Đoan Hùng trong thời gian tiếp theo. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá đầy đủ thực trạng các tác nhân tham gia trong ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng, phát hiện điểm hạn chế và những khó khăn trong phát triển ngành hàng này, từ đó ñề xuất các giải pháp khả thi nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển sản xuất bưởi một cách có hiệu quả. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về ngành hàng nói chung và ngành hàng bưởi quả nói riêng. - Đánh giá thực trạng hoạt động và mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng những năm qua. . tiêu thụ bưởi quả Đoan Hùng 68 4.2 Thực trạng ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng 70 4.2.1 Xác định ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng 70 4.2.2 Đặc điểm và kết quả hoạt. triển ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng 110 4.4.2 Định hướng phát triển ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng 111 4.4.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành hàng