1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ CẢNH QUAN BỆNH VIỆN ĐA KHOA SINH THÁI HOÀNG QUỐC, THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN

59 372 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 575,39 KB

Nội dung

Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam đang cần một phương án thiết kế cho cảnh quan sinh thái khu liên hợp bệnh viện và công viên công cộng.. Ít có bệnh viện nào quan tâm đến việc tạo ra một mô hình k

Trang 1

`

TRẦN TUẤN MINH

THIẾT KẾ CẢNH QUAN BỆNH VIỆN ĐA KHOA SINH THÁI HOÀNG QUỐC, THÀNH PHỐ

TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2009

Trang 2

W X

TRẦN TUẤN MINH

THIẾT KẾ CẢNH QUAN BỆNH VIỆN ĐA KHOA SINH THÁI HOÀNG QUỐC, THÀNH PHỐ

TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: T.S Đinh Quang Diệp

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

Ho Chi Minh City July - 2009

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên con xin chân thành bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với cha

mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục và tạo mọi điều kiện giúp đỡ con trong suốt quá trình học tập để có được kết quả như ngày hôm nay

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng quý thầy cô Bộ Môn Cảnh Quan Và Kĩ Thuật Hoa Viên đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm học tập tại trường Đặc biệt là thầy Ts.Đinh Quang Diệp đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn Công Ty Cổ Phần Hoàng Quốc,chú Huỳnh Quốc Trung đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn Công Ty Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng Hải Gia tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cám ơn Công Ty TNHH XD – TM – XNK Nam Sơn đã trợ trong quá trình thực hiện đề tài

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị, bạn bè đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên luận văn này khó có thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên để luận văn được hoàn chỉnh hơn

Đại Học Nông Lâm, ngày 20 tháng 07 năm 2009

Sinh viên thực hiện Trần Tuấn Minh

Trang 5

Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Minh, lớp Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên 31

trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Tên đồ án: Thiết kế cảnh quan Bệnh Viện Đa Khoa Sinh Thái Hoàng Quốc,

Tp Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam

Giáo viên hướng dẫn: TS Đinh Quan Diệp

Cơ sở nghiên cứu: Dự án xây dựng bệnh viện ĐKST Hoàng Quốc tại TP Tam Kỳ,

Tỉnh Quảng Nam đang cần một phương án thiết kế cho cảnh quan sinh thái khu liên hợp bệnh viện và công viên công cộng

Mục đính nghiên cứu: Đề xuất một bản thiết kế hợp lý cho cảnh quan sinh thái của

bệnh viện ĐKST Hoàng Quốc

Phương pháp nghiên cứu: Điều tra thực địa và đưa ra phương án thiết kế cảnh

quan cho công trình

Kết quả đạt được:

1 Tổng hợp điều tra về điều kiện tự nhiên tại vùng thực hiện dự án

2 Kết quả điều tra tình trạng mảng xanh ở vùng thực hiện dự án

3 Phân tích đánh giá hiện trạng khu đất thực hiện dự án

4 Đề xuất mô hình cảnh quan BVĐKST Hoàng Quốc

5 Mô hình triển khai, đề xuất phương án thiết kế

6 Xây dựng tiêu chí cho mảng xanh bệnh viện

7 Đề xuất cây xanh phù hợp cho mảng xanh của BVĐKST Hoàng Quốc

8.Thuyết minh bảng thiết kế

9.Các bảng vẽ

Trang 6

EXCUTIVES SUMMARY

Student: Tuan Minh Tran, Scenery and Landscape Technical Class 31st, Nong Lam

University

Topic: Designing the landscape for Hoang Quoc ecological general hospital,

TamKy city,Quangnam Province

Followed by the professors' guide: Ph D Quang Diep Dinh

Research foundation: Hoang Quoc ecological general hospital ‘s constructional

project needs have a alternate design for the ecological landscape of the public park and hospital

Research purposes: Suggesting a reasonable alternate design for Hoang Quoc

ecological general hospital ‘s landscape

Research methods: Making the field investigation and alternate design for

landscape of the building

Achievements:

1.General investigation of the natural condition at region has this project

2.The result of investigation about situation of green zone at region has this project 3.Analysing and assessing area has this project

4.Suggesting clay model for Hoang Quoc ecological general hospital

5.Developping a clay model, suggesting alternate design

6.Creating features for green zone for the hospital

7.Suggesting the plants for Hoang Quoc ecological general hospital

8.General description of the contrucstion

9.Drawing plant-tables

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Lời cảm ơn iii

Tóm tắt iv

Tóm tắt bằng tiếng Anh v

Mục lục vi

Danh sách các bảng ix

Danh sách các hình x

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Tình hình nghiên cứu về cây xanh bệnh viện 3

2.2 Một số ý kiến về chọn loại cây trồng 4

2.3 Điều kiện tự nhiên ở tỉnh Quảng Nam 5

2.3.1.Vị trí địa lý 5

2.3.2 Địa hình 6

2.3.3 Khí hậu 6

2.3.4 Sông ngòi 6

2.3.5 Tài nguyên thiên nhiên 6

2.3.6 Hướng gió 7

2.3.7 Chế độ nắng 7

2.4 Phân tích đánh giá hiện trạng hiện trạng khu đất xây dựng BVĐKST Hoàng Quốc, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 7

2.4.1 Vị trí địa lý 7

2.4.4 Thổ nhưỡng 7

2.4.3 Quan hệ hành chính- xã hội 7

2.4.4 Hiện trạng 7

Trang 8

2.4.5 Khí hậu 8

2.4.6 Thuận lợi và khó khăn 8

Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

3.1 Mục tiêu đề tài 10

3.2 Nội dung nghiên cứu 10

3.3 Phương pháp nghiên cứu 10

3.3.1 Phương pháp điều tra thực địa 10

3.3.2 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu 12

3.3.3 Phương pháp thiết kế 13

3.4 Phạm vi nghiên cứu và thiết kế 13

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14

4.1.Kết quả điều tra hiện trạng mảng xanh ở thành phố Tam Kỳ và một số vùng lân cận 14

4.2 Đề xuất mô hình cảnh quan BVĐKST Hoàng Quốc, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 15

4.2.1 Mô hình 1: Khu liên hợp bệnh viện,khu nghỉ dưỡng và vườn hoa công cộng .15

4.2.2 Mô hình 2: Khu liên hợp bệnh viện,khu nghỉ dưỡng và công viên giải trí 15

4.2.3 Mô hình 3: Khu liên hợp bệnh viện,khu nghỉ dưỡng và Thảo cầm viên .16

4.3 Mô hình triển khai,đề xuất phương án thiết kế 17

4.3.1 Phương án 1 17

4.3.2 Phương án 2 17

4.3.3 Phương án triển khai thiết kế chi tiết 18

4.4 Xây dựng tiêu chí cho mảng xanh bệnh viện 18

4.4.1 Tiêu chí lựa chọn cây xanh bệnh viện: 18

4.4.2 Nguyên tắc xây dựng tiêu chí 19

Trang 9

4.6 Thuyết minh thiết kế 24

4.6.1.Khu A 24

4.6.2 Khu B 26

4.6.3 Khu C 26

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 28

5.1 Kết luận 28

5.2 Kiến nghị 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

PHỤ LỤC 31

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang Bảng 4.1 Tổng hợp các loài cây điều tra phân theo nhóm công dụng 14

Bảng 4.2 Tổng hợp các nhóm loài cây đề xuất thiết kế 23

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1 Bảng vẽ mặt bằng hiện trang khu đất dự án

Hình 4.2 Bảng vẽ mặt bằng tổng thể phương án 1

Hình 4.3 Bảng vẽ mặt bằng tổng thể phương án 2

Hình 4.4 Bảng vẽ mặt bằng khu A - Khu khám chữa bệnh

Hình 4.5 Bảng vẽ mặt bằng khu B - Khu điều trị nghĩ dưỡng

Hình 4.6 Bảng vẽ mặt bằng khu C – Vườn hoa công cộng

Hình 4.7 Bảng vẽ mặt đứng khu chính diện bệnh viện

Hình 4.8 Bảng vẽ mặt cắt cảnh quan hướng bờ sông

Hình 4.9 Bảng vẽ các phối cảnh, tiểu cảnh 3 khu

Trang 12

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc là một trong những bệnh viện đi tiên phong trong việc hoạt động theo mô hình mới Kết hợp việc khám chữa bệnh và dạng du lịch nghỉ dưỡng là mục đích của dự án này Một bệnh viện có môi trường xanh - sạch - đẹp, kĩ thuật khám chữa bệnh hiện đại và phong cách phục vụ chuyên nghiệp sẽ là mô hình của bệnh viện Hoàng Quốc Khi được điều trị bệnh trong một môi trường tốt, người bệnh sẽ mau chóng hồi phục sức khỏe

Ý tưởng thiết kế BVĐKST Hoàng Quốc xuất phát từ thực trạng môi trường khám chữa bệnh ở các bệnh viện công hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều khiếm khuyết Môi trường sinh thái xung quanh các bệnh viện công vẫn chưa đạt tỉ lệ mảng xanh theo yêu cầu (thường chỉ 5% diện tích công trình) Người khám bệnh khi đến các bệnh viện công vẫn thường có cảm giác mệt mỏi, không khí bị ô nhiễm bởi phần lớn mùi khử trùng, các diện tích đất khuôn viên trong bệnh viện bị bỏ hoang, trở thành nơi đổ rác bất đắc dĩ …

Chính vì thực trạng trên, một số người dân có điều kiện kinh tế vẫn thường chọn các bệnh viện tư để điều trị bệnh Việc phát triển các mô hình bệnh viện tư ở hầu hết các tỉnh hiện nay vẫn chỉ tập trung vào việc phục vụ và kĩ thuật khám chữa bệnh Ít có bệnh viện nào quan tâm đến việc tạo ra một mô hình khám chữa bệnh kết hợp nghỉ dưỡng sinh thái như bệnh viện Hoàn Mỹ hiện tại ở Đà Lạt…Chính vì những lý do trên nên ý tưởng phát triển một mô hình bệnh viện sinh thái lớn bậc nhất khu vực miền Trung đã hình thành và đang nằm trong giai đoạn lên phương án thiết kế để thi công

Trang 13

Song song với việc thiết kế công trình chức năng sao cho hợp lý, việc thiết kế cảnh quan mảng xanh cho bệnh viện này là thật sự cần thiết Cảnh quan ở đây không phải là việc bố trí thực vật đẹp mà còn mang tính khoa học, các đặc điểm sinh học của thực vật trong bệnh viện phải hợp lý, không làm ảnh hưởng tới công trình chức năng và sức khỏe con người

Công trình BVĐKST Hoàng Quốc đi vào hoạt động sẽ đáp ứng những nhu cầu chưa có trong hiện tại và hiện thực hóa mong muốn có một bệnh viện lý tưởng cho một số lượng không nhỏ những người dân có điều kiện không những trong địa phận thành phố Tam Kỳ mà còn mở rộng ra khắp tỉnh Quảng Nam và khu vực miền Trung

Trang 14

Chương 2

TỔNG QUAN

Nhóm tác giả khi thiết kế dự án BVĐKST Hoàng Quốc chưa xác định rõ ràng

về việc bố trí cảnh quan xung quanh nội bộ công trình Họ chỉ đưa ra bản thiết kế sơ

bộ về cảnh quan sinh thái,chưa định hình được sẽ trồng những cây gì và sẽ tạo những cảnh gì trong khuôn viên của bệnh viện

2.1 Tình hình nghiên cứu về cây xanh bệnh viện

Theo Nguyễn Thùy Linh, “Điều tra hiện trạng và đề xuất mô hình cây xanh trong bệnh viện thành phố Hồ Chí Minh”, thì trên cả nước hiện nay hầu như từ các bệnh viện tuyến huyện đến tuyến tỉnh, bệnh viện thành phố vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc tạo ra thật nhiều mảng xanh

Tại thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bệnh viện lớn nhất trong cả nước, không gian xanh chỉ được gói gọn với hai hàng cây được trồng bên những “ đường giao thông ” của bệnh viện Bệnh viện Thống Nhất, với diện tích rộng hơn nhưng ngoài vườn cây nhỏ nằm ở mặt tiền khu vực bệnh viện thì

ta vẫn thấy nhiều hơn màu xanh là những khoa phòng điều trị và những dịch vụ bệnh viện kèm theo như bãi gửi xe, căng tin, nhà ăn Có lẽ do quỹ đất có hạn cùng với lượng bệnh nhân ngày càng đông, cần nhiều phòng khoa điều trị hơn nên thật hiếm hoi khi gặp được một khu vườn, một không gian thoáng đãng, xanh mát nằm giữa khu điều trị

Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng hay bệnh viện đa khoa Quảng Nam cũng chỉ chú

ý đến việc nâng cao cơ sở hạ tầng cho việc khám chữa bệnh chứ chưa thật sự quan

tâm đến công tác mảng xanh cho bệnh viện

Trang 15

2.2 Một số ý kiến về chọn loại cây trồng

Để chọn loại cây trồng lề đường phố, đề nghị căn cứ vào 5 tiêu chuẩn bắt buộc: đặc tính sinh lý – hình thái không được có ảnh hưởng xấu làm nguy hại đến cộng đồng (cây có mủ độc hại, quả rơi rụng, quả ăn được); hệ rễ không được ăn ngang làm ảnh hưởng đối với công trình đô thị; đặc tính cơ lý chống chịu gió của thân cành; lá thường xanh và có khả năng thích nghi với điều kiện đô thị (Chế Đình

Lý, 1999)

Nguyễn Văn Sở (1999) đưa ra một số đặc điểm cần có của loài cây xanh trồng

ở đường phố, khuôn viên công cộng và rừng bảo tồn: nổi bật, dễ trồng và tương đối mọc nhanh; an toàn không dễ gãy đổ vì gió; sắc nét và không thường bị sâu hại; tương đối mọc nhanh; an toàn không dễ gãy đổ vì gió; tương thích với các bố trí nhà cửa sử dụng đất đai tại đó; có đời sống tương đối dài; có thể phát triển trưởng thành với khoảng không gian có sẵn mà không nhờ vào các xử lý như tỉa cành, tỉa thân, xén rễ,…; không cần chăm sóc giữ gìn quá tốn kém, có tán lá thích hợp ở đô thị và hình dạng tán tương ứng với cảnh quan như thon hẹp, tán rộng nhưng thấp, lá thường xanh hay thay đổi theo mùa

Phạm Văn Hiếu (1999) cũng đề nghị vài yêu cầu khác cho cây xanh đô thị như cây phải có dáng, tán lá đẹp; hoa lá hoặc trái có màu sắc xinh tươi; an toàn; thích nghi điều kiện nơi trồng Đồng thời cho rằng rất khó tìm được chủng loại có đầy đủ tất cả các đặc điểm trên mà chỉ đáp ứng được một cách tương đối Tác giả đưa ra danh sách một số loài đang có tác dụng tốt: Viết, Bằng lăng, Muồng hoa vàng, Móng bò tím, Sò đo cam, Muồng bò cạp, Kiều hùng,…

Phải hạn chế trồng các loài cây mà khi trưởng thành sẽ cao to, có cành nhánh phát triển xum xuê trên đường có vỉa hè hẹp và đông người qua lại là ý kiến của Huỳnh Minh Bảo (1999)

Lê Huỳnh (1999) lại cho rằng nên trồng những cây đại mộc, có tán rộng để có thể hấp thu hiệu quả các chất độc hại trong không khí

Trang 16

Ngoài ra , có tài liệu về cây xanh cây cảnh của tác giả Trần Hợp (1998) , định

danh và mô tả đặc điểm các loài cây xanh, hoa cảnh hiện diện ở đường phố, khuôn

viên tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Tác giả Nguyễn Hữu Đảng (2003) đã đưa ra danh mục các loài cây cảnh, cây

thuốc trong nhà trường nhưng lại không có tên khoa học và thiếu hẳn phần cây

xanh

Các tài liệu trên là các tiêu chuẩn đề ra để chọn loài cây xanh cho đường phố,

khuôn viên công cộng Nhưng không thể áp dụng hoàn toàn vào việc trồng cây

trong bệnh viện vì đây là các đối tượng khác nhau Hơn nữa, các loài được chọn tập

trung vào thành phần cây xanh, không có hoa cảnh và chưa đi sâu vào mục đích cải

tạo môi trường bệnh viện

Vì vậy, vấn đề cần thực hiện tiếp theo là nghiên cứu đề xuất những loại thực

vật nên trồng trong khuôn viên bệnh viện và khu liên hợp vườn hoa công cộng Tiếp

đó, đưa ra được những thiết kế khả quan và cụ thể cho cảnh quan sinh thái của bệnh

viện sao cho vừa hợp lý vừa mang tính nghệ thuật cao, thỏa mãn nhu cầu được

thưởng lãm của những người đến đây chữa trị bệnh đồng thời góp phần tạo ra cho

Phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kontum

Thành phố nằm trong toạ độ địa lý:

• Từ 108026’16” đến 108044’04” độ kinh Đông

• Từ 15023’38” đến 15038’43” độ vĩ Bắc

Trang 17

2.3.2 Địa hình

Quảng Nam có hướng địa hình nghiêng từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và kiểu đồng bằng ven biển Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2000 m như Ngọc Lĩnh…, vùng ven biển phía đông là cồn cát chạy dài

Độ ẩm trung bình khí hậu đạt trung bình 84%

Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2000 - 2500 mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa tập trung nhiều ở vùng núi và ít ở vùng đồng bằng, mưa nhiều từ tháng 9 -12, chiếm 80% lượng mưa cả năm Mùa mưa trùng với mùa bão nên thường gây ra lũ quét và sạt lở đất ở các huyện vùng núivà trung du đồng thời gây ngập lụt ở các vùng ven sông

2.3.4 Sông ngòi

Do nằm trong vùng có lượng mưa lớn nên hệ thống sông ngoài rất phát triển

Hệ thống sông Thu Bồn lớn nhất Nam Trung Bộ với diện tích lưu vực khoảng 9000

km2 , sông Tam Kỳ là sông lớn thứ 2 với diện tích lưu vực khoảng 800 km2 , và các sông nhỏ khác Hầu hết có lưu lượng dòng chảy lớn

2.3.5 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất phong phú với nhiều loại đất khác nhau và tài nguyên rừng với

hệ thực vật đa dạng

Trang 18

2.3.6 Hướng gió

-Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam

-Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió đất và gió biển

Nằm phía Đông Bắc so với trung tâm thành phố, bên dòng sông Bàn Thạch

Cách biển khoảng 3km về phía Tây

2.4.4 Thổ nhưỡng

Là loại đất thịt pha cát, là vùng đất chuyển giao giữa đất thịt và đất cát biển

Được sang lấp bằng đất cát pha và các loại đất trồng trọt

2.4.3 Quan hệ hành chính- xã hội

Cách bệnh viện thần kinh Quảng Nam 4 km về phía Tây

Cách bệnh viện tỉnh Quảng Nam và bệnh viện thành phố Tam Kỳ khoảng 6km

về phía Đông Bắc

Cách trung tâm hành chính khoảng 3km về phía Đông

Cách khu thương mại 4km về phía Đông Bắc

Nằm trong khu quy hoạch dân cư mới phía Đông thành phố Tam Kỳ dọc theo sông Bàn Thạch

2.4.4 Hiện trạng

Khu đất nông nghiệp trồng hoa màu đang trong quá trình san lấp mặt bằng, sử dụng đất cát sông có sẵn hút lên để nâng cao nền móng công trình

Trang 19

Đang khởi động cùng các hạng mục khu dân cư và thương mại mới của thành phố Tam Kỳ

2.4.5 Khí hậu

-Đại khí hậu

Gồm 1 mùa nắng và 1 mùa mưa, trong những năm gần đây thời tiết chuyển sang 4 mùa rõ rệt trong 1 năm Ảnh hưởng bởi 2 loại gió chính là gió mùa Đông Bắc thổi mạnh nhất từ tháng 10 đến tháng 12 và gió Phơn Tây Nam thổi mạnh nhất

từ tháng 5 đến tháng 7

Đặc trưng:

Mùa hè trời nóng và khô

Mùa đông mưa lớn và rét, kèm theo gió bão

-Tiểu khí hậu:

Ngoài những ảnh hưởng của khí hậu chung do vị trí địa lý của vùng, bệnh viện

đa khoa sinh thái Hoàng Quốc còn có 1 tiểu khí hậu khá lý tưởng, chịu ảnh hưởng bởi gió sông và gió biển, vào mùa hè tương đối ôn hòa

2.4.6 Thuận lợi và khó khăn

Trang 20

Bệnh viện sinh thái là một hệ thống liên kết giữa bệnh viện, khu nghỉ dưỡng và công viên mở của thành phố nên việc thiết kế công viên theo mục đích như thế nào

để phù hợp với mục đích sinh thái và phục vụ nhu cầu thư giãn của công chúng sao cho khỏi bị mâu thuẫn cũng là vấn đề hết sức lưu ý

Trang 21

3.2 Nội dung nghiên cứu

-Khảo sát, đo đạc và chụp hình hiện trạng mặt bằng dự án

-Khảo sát tình hình đất, nguồn nước và khí hậu tại địa điểm xây dựng dự án BVĐKST Hoàng Quốc

-Khảo sát những loại thực vật bản địa và được du nhập về trồng phổ biến tại địa phương

-Lựa chọn những loại cây bóng mát và hoa kiểng có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái tại địa phương

-Đề xuất mô hình cảnh quan

-Chọn 1 mô hình và đề xuất phương án thiết kế (2 phương án)

-Lựa chọn phương án thiết kế thích hợp

-Triển khai thiết kế chi tiết cảnh quan BVĐKST Hoàng Quốc

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp điều tra thực địa

3.3.1.1 Hiện trạng nơi thiết kế

-Xác định vị trí thiết kế

Sử dụng bản đồ quy hoạch mới của thành phố Tam Kỳ năm 2008 do sở quy hoạch thành phố Tam Kỳ cung cấp

Trang 22

Xác định cao độ và tọa độ thiết kế dựa vào cơ sở dữ liệu qua đo đạc thực tế bằng máy kinh vĩ do trung tâm nghiên cứu đo đạc bản đồ thành phố Tam Kỳ thực hiện

-Đo đạc diện tích khảo sát để thiết kế

Sử dụng máy kinh vĩ để xác định các điểm nằm trên ranh giới của toàn bộ công trình, qua đó sử dụng phần mềm AUTO CAD để xác định chu vi và diện tích thiết kế của toàn bộ công trình và phần diện tích sử dụng để kiến tạo cảnh quan sinh thái

-Xác định số lượng cây xanh thành phần cây xanh ở mặt bằng hiện trạng:

Sử dụng phương pháp khảo sát thực tế sau đó tùy vào tính chất,mức độ quan trọng của hệ sinh thái sẵn có đối với cảnh quan sinh thái của công trình mà lên phương án thiết kế cụ thể hay không cần tính toán đến

-Xác định tên gọi, vị trí, cự ly của các cây xanh trên mặt bằng hiện trạng

Trong quá trình đo đạt khảo sát, bộ phận khảo sát có xác định và đưa ra vị trí

cụ thể của từng cây lớn nhỏ tồn tại trên mặt bằng hiện trạng và đưa vào bản đồ quy hoạch

Trang 23

3.3.2 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu

-Xác định loại đất, nguồn nước cung cấp cho hệ thống tưới tiêu của công trình +Đất: Đất nền, đất san lấp, đất cải tạo trồng trọt

-Xác định điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến cây trồng:

Tham khảo bảng kết quả tổng hợp khí tượng qua các năm và quan sát thực tiễn

-Tham khảo tài liệu về thực vật có đặc điểm sinh thái phù hợp với khí hậu địa phương và chọn lựa trồng những loại cây thích hợp đối với từng khu chức năng ở bệnh viện từ sách chuyên đề, báo, giảng viên, mạng internet

-Tham khảo một số mô hình bệnh viện sinh thái thành công trong nước và nước ngoài:

+Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam

Trang 24

3.3.3 Phương pháp thiết kế:

+Đề xuất mô hình cảnh quan

+Đề xuất 2 phương án thiết kế cho mô hình đã chọn

+Thiết kế mặt bằng tổng thể bằng phần mềm AUTOCAD, PHOTO SHOP

+Từ phần mặt bằng tổng thể ta thiết kế các tiểu cảnh chi tiết phù hợp

+Dựng phối cảnh mặt đứng,phối cảnh 3D bằng SKETCH UP, PHOTO SHOP +Lập bảng các loại cây đề xuất thiết kế

3.4 Phạm vi nghiên cứu và thiết kế

-Nghiên cứu và lựa chọn cây trồng cũng như phát triển ý tưởng thiết kế cho toàn bộ mặt bằng tổng thể với tổng diện tích 38 965 m2 gồm 3 khu:

+Khu A (Khu chức năng khám chữa bệnh)

+Khu B (Khu chức năng nghỉ dưỡng)

+Khu C (Khu công viên công cộng)

-Thiết kế chi tiết một số tiểu cảnh

Trang 25

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.Kết quả điều tra hiện trạng mảng xanh ở thành phố Tam Kỳ và một số vùng lân cận

Kết quả điều tra cho thấy có 212 loài thuộc nhiều họ và sau khi tổng hợp được chia làm 9 nhóm để phù hợp với yêu cầu thiết kế được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 1: Tổng hợp các loài cây điều tra phân theo nhóm công dụng

Xem chi tiết bảng phụ lục 1

Trang 26

4.2 Đề xuất mô hình cảnh quan BVĐKST Hoàng Quốc, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

4.2.1 Mô hình 1: Khu liên hợp bệnh viện, khu nghỉ dưỡng và vườn hoa công cộng

Trong phương án này, các loài thực vật từ nhiều nơi có cơ hội được nhân rộng

và thích nghi với điều kiện sinh thái ở địa phương, góp phần tạo nên sự phong phú

và tính đa dạng cho thực vật trong vùng

Phương án này giữ được tính hài hòa và ít mâu thuẫn về mặt hoạt động của người dân địa phương và hoạt động nghỉ dưỡng sinh thái của những bệnh nhân điều trị tại bệnh viện, tăng diện tích phủ xanh so với những phương án khác

-Thuận lợi:

Điều kiện khí hậu những năm gần đây thay đổi thuận lợi cho sự phát triển của các thực vật sống ở xứ lạnh

-Khó khăn:

Điều kiện thổ nhưỡng chưa thuận lợi

Nhiệt độ cao về mùa nắng, mưa và gió vào mùa mưa

4.2.2 Mô hình 2: Khu liên hợp bệnh viện, khu nghỉ dưỡng và công viên giải trí

Trang 27

Nguồn lợi nhuận từ công viên giải trí nếu quản lý tốt cũng sẽ là một nguồn lợi đáng kể cho ngân sách của ban quản trị, phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân

Hoạt động giải trí của con người vô tình sẽ làm mất đi sự yên tĩnh và ổn định cho một bệnh viện sinh thái với phạm vi 4 hecta, xâm phạm nhu cầu nghỉ ngơi yên tĩnh của bệnh nhân điều trị tại bệnh viện

-Thuận lợi

Ít tốn công bảo dưỡng cho hệ thực vật tại công viên

Tạo nguồn lợi cho ngân sách bệnh viện và thành phố

-Khó khăn

Lệch hướng mục đích ban đầu của dự án bệnh viện

Đầu tư trang thiết bị giải trí cao

Việc quản lý sao cho đem lại lợi nhuận là khá phức tạp do địa điểm nằm lệch ngoài trung tâm thành phố

4.2.3 Mô hình 3: Khu liên hợp bệnh viện,khu nghỉ dưỡng và Thảo cầm viên

Đòi hỏi phải có một đội ngũ thú y và nhân viên chăm sóc có kinh nghiệm…

Vốn đầu tư để nhập thú về ban đầu cũng rất cao, kinh phí chăm sóc cho thú cao

Vốn đầu tư và nguồn thu chưa tương xứng

Trang 28

4.3 Mô hình triển khai,đề xuất phương án thiết kế

Sau khi phân tích 3 mô hình ta thấy mô hình 1, khu liên hợp bệnh viện, khu nghỉ dưỡng và vườn hoa công cộng là mang tính khả thi và phù hợp nhất với thực tế yêu cầu nên sẽ được lựa chọn và đề xuất 2 phương án thiết kế:

4.3.1 Phương án 1 (Xem bảng vẽ 1)

-Phân tích ý tưởng:

Ý tưởng lấy bố cục với kênh nước hiện đại,thẳng tục nối từ vương hoa nội bộ qua công viên,xung quanh kênh nước là những mảng xanh bố trí các tầng cây ,các khu vực xung quanh là những đường mòn trồng cây lớn và các loại hoa bụi ngắn ngày,bố cục các phần xung quanh kênh nước khá đơn giản với những hồ nước hình tròn lớn ,nhìn chung đường mòn bố trí ngẫu hứng dưới các tán cây xanh

-Ưu điểm:

+Thi công nhanh vì việc tạo địa hình bằng phẳng tương đối đơn giản

+Bố cục cây tương đối đơn giản,dễ thi công và chăm sóc

-Nhược điểm:

+Phần mảng xanh chưa được chú trọng nhiều

+Kênh nước có kết cấu khô cứng không phù hợp với mục tiêu đề ra ban đầu là làm một cảnh quan thể hiện được nét tự nhiên

+Kết cấu địa hình khá đơn giản nên tạo ra sự đơn diệu trong cảnh quan thiên nhiên

4.3.2 Phương án 2 (Xem bảng vẽ 2)

-Phân tích ý tưởng:

Cũng là ý tưởng tạo ra một sự liên kết bằng kênh nước giữa vườn nội bộ và công viên công cộng nhưng với thiết kế kênh nước uốn lượn thanh thoát hơn Phần công viên còn tạo một đảo trung tâm nằm giữa dòng kênh uốn lượn bao quanh tạo

ra cảnh quan tự nhiên sông núi giống với địa hình cảnh quan của khu vực miền Trung

Các cảnh quan phụ xung quanh được bố trí gọn gàng với đường đi lối lại rõ

Trang 29

khung cảnh thiên nhiên Kết cấu địa hình thay đổi liên tục làm cho cảm giác của người thưởng lãm không bị nhàm chán

-Ưu điểm:

+Bố cụ rõ ràng nhưng vẫn thấy được sự mềm mại trong kết cấu và ý đồ thiết

kế từ một điểm gốc biết biến tấu để trở thành những điểm ảnh khắc họa khác nhau

+Mô tả được cảnh quan thiên nhiên của khu vực vùng miền

+Kết cấu thực vật trong hệ sinh thái cảnh quan khá quy mô

-Nhược điểm

+Đòi hỏi sự tốn kém trong việc khai triển địa hình

+Việc bố trí thực vật cần được nghiên cứu kỹ để tạo ra mối tổng hòa trong cảnh quan

4.3.3 Phương án triển khai thiết kế chi tiết:

Qua những nhận đinh phân tích trên đây, đồ án chọn phương án 2 làm phương

án để khai triển chi tiết

4.4 Xây dựng tiêu chí cho mảng xanh bệnh viện:

4.4.1 Tiêu chí lựa chọn cây xanh bệnh viện:

Khác với cây rừng, cây xanh bệnh viện nói riêng và cây xanh đô thị nói chung tồn tại trong một môi trường rất gần gũi với con người và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những tác động tiêu cực của con người

Xét về khía cạnh không gian dinh dưỡng thì không gian dinh dưỡng của cây xanh đô thị bị hạn chế bởi hàng loạt các loại công trình như: nhà ở, đường giao thông, hệ thống điện và hệ thống các công trình ngầm Về tính chất đất trồng cũng

bị thay đổi nhiều do các hoạt động xây dựng làm cho tầng đất bị xáo trộn, đất bị nén chặt, khả năng thấm và thoát nước kém, mực nước ngầm cao, do đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hô hấp và hút các chất dinh dưỡng của rễ cây Về không khí thì bị ô nhiễm bởi bụi và các chất khí độc hại do các hoạt động công nghiệp và đặc biệt đối với cây xanh ở các bệnh viện còn phải chịu ảnh hưởng một lượng rất lớn chất thải

và khí thải mà bệnh viện thải ra Vì vậy môi trường của cây xanh bệnh viện bao gồm: lập địa môi trường, không gian sinh truởng, và tác động của con người

Ngày đăng: 19/07/2018, 08:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w