1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ KHÔNG GIAN HỌC TẬP NGOÀI TRỜI TRONG KHUÔN VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (GIỚI HẠN TỪ KHU VỰC TƯỜNG VY ĐẾN KHU VỰC HỒ TRÁI TIM)

41 389 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

2 2.1.3 Không gian học tập ngoài trời của trường Đại học Nông Lâm... Do đó, đề tài “Thiết kế không gian học tập ngoài trời trong khuôn viên trường Đại học Nông Lâm TPHCM giới hạn từ khu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2009

Trang 2

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY

W X

THAI THI THANH AN

DESIGNING THE OUTDOOR STUDY SPACE OF

NONG LAM UNIVERSITY

HO CHI MINH CITY

(LIMITED FROM TUONG VY AREA TO HO TRAI TIM AREA)

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - TP HỒ CHÍ MINH

(GIỚI HẠN TỪ KHU VỰC TƯỜNG VY ĐẾN KHU VỰC HỒ TRÁI TIM)

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: ThS Lê Đàm Ngọc Tú

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của tôi trong suốt khoảng thời gian học tập tại Trường Đại Học Nông Lâm Trong đó, sự quan tâm, dạy dỗ và truyền đạt kiến thức của Quý thầy cô, gia đình và sự động viên, giúp đỡ của tất cả bạn bè là một món quà quý giá, là điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này

Con xin cảm ơn ba, mẹ và gia đình đã nuôi dạy, động viên và cổ vũ tinh thần cho con trong suốt quá trình học tập

Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Đàm Ngọc Tú, người đã tận tình hướng dẫn , truyền đạt và giúp đỡ cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện

đề tài

Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và Quý thầy cô Bộ Môn Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại trường

Cảm ơn tất cả các bạn đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập tại trường

Xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009

Sinh viên

Thái Thị Thanh An

Trang 5

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Đề tài “THIẾT KẾ KHÔNG GIAN HỌC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH “ được tiến hành tại THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH, thời gian từ 23/2/2009 đến 15/7/2009

Kết quả thu được:

_ Kết quả khảo sát, đánh giá toàn bộ hiện trạng

_ Bảng thống kê và phân loại các loài cây trồng đẹp và thích hợp cho khu vực _ Bản thiết kế hoàn chỉnh về khu vực:

Trang 6

iii

SUMMARY

The thesis “Designing the outdoor study space of the University Nong Lam

at Ho Chi Minh city” was performed in Ho Chi Minh city from February 23, 2009

to June 15, 2009

Results:

_The result of surveying and evaluating whole real state

_The classified and statistical table about some kinds of beautiful tree, which are appropriate for the zone

_The fully esin about this area, include:

¾The top of the overall view

¾The front

¾ The cross cut

¾The perspectives

¾ The small scenes

_ The presentation of ideas to design

Trang 7

2.1 KHÁI NIỆM VỀ KHÔNG GIAN HỌC TẬP 2

2.1.1 Khái niệm về không gian học tập ngoài trời 2

2.1.2 Các không gian học tập ngoài trời điển hình 2

2.1.3 Không gian học tập ngoài trời của trường Đại học Nông Lâm 4

2.2 HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN KHU VỰC THIẾT KẾ 5

2.1.1 Vị trí và giới hạn khu vực thiết kế 5

2.1.3 Khí hậu 7 2.1.4 Thổ nhưỡng và nguồn nước 9

2.1.5 Hiện trạng mảng xanh và các yếu tố tự nhiên đặc thù 10

2.3 HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT 11

2.4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG 11

2.4.1 Thuận lợi 11 2.4.2 Khó khăn 11

Trang 8

Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU12

3.2 NỘI DUNG 12 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.3.1 Ngoại nghiệp 12

3.4 KẾT QUẢ 13

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14

4.1 CÁC YÊU CẦU CHÍNH TRONG VIỆC THIẾT KẾ KHÔNG GIAN HỌC

TẬP NGOÀI TRỜI 14 4.2 TƯ TƯỞNG CHỦ ĐẠO 14

4.3 THUYẾT MINH THIẾT KẾ 16

4.4.1 Khu vực hồ phía trước 16

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25

5.1 KẾT LUẬN 25 5.2 KIẾN NGHỊ 25

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG

Hình 2.1 : Không gian học tập trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên_1 10

Hình 2.2 : Không gian học tập trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên_2 10

Hình 2.3 : Không gian học tập trường Đại học Sư Phạm Kĩ Thuật_1 11

Hình 2.4 : Không gian học tập trường Đại học Sư Phạm Kĩ Thuật_2 11

Hình 2.4 : Một góc không gian học tập trường Đại học Nông Lâm 12

Hình 4.1 : Hiện trạng mảng xanh xung quanh hồ phía trước 17

Hình 4.2 : Hiện trạng mảng xanh xung quanh hồ phía sau 17

Hình 4.4 : Phối cảnh khu vực hồ phía trước 23

Hình 4.4 : Lối vào chính của khu vực hồ phía trước 23

Hình 4.5 : Tiểu cảnh cây đa búp đỏ và những cụm hoa phối kết 24

Hình 4.6 : Phối cảnh khu vực nhà nghỉ 25

Hình 4.7 : Không gian học tập quanh hồ trước 25

Hình 4.8 : Tiểu cảnh 26 Hình 4.9 : Phối cảnh hồ phun nước 27

Hình 4.11: Phối cảnh khu vực hồ phía sau 28

Hình 4.12: Một góc không gian học tập quanh khu vực hồ phía sau 29

Hình 4.13: Lối vào phụ của khu vực hồ phía sau 29

Trang 10

vii

DANH SÁCH CÁC BẢN VẼ

HÌNH TRANG

Hình 2.5 : Sơ đồ khu đất và vị trí các khu giảng đường 13

Hình 2.6 : Vị trí khu vực thiết kế trong Quy hoạch tổng thể 14

Hình 2.7 : Sơ đồ hiện trạng khu vực thiết kế 16

Trang 11

Chương 1 GIỚI THIỆU

Hiện nay, các trường Đại học, Cao đẳng đang ngày càng phát triển Việc xây dựng các phòng ốc, cơ sở vật chất… là một vấn đề không thể thiếu Bên cạnh đó, việc phát triển khuôn viên của các trường cũng là một vấn đề đáng quan tâm Đặc biệt là việc phát triển không gian học tập trong khuôn viên trường Ngoài những giờ học tập trên lớp, sinh viên cần có một không gian để ôn tập và tự nghiên cứu Do

đó, việc phát triển không gian học tập trong các trường Đại Học , Cao Đẳng cũng là một vấn đề quan trọng

Trường Đại học Nông Lâm là một trong các trường Đại học có diện tích rộng lớn (gần 120 ha) và không gian xanh mát quanh năm Tuy nhiên, khuôn viên trường vẫn chưa được thiết kế hoàn chỉnh cũng như còn nhiều không gian chưa được tận dụng triệt để, đặc biệt là khu vực Hồ Trái Tim Đây là một trong những khu vực có tiềm năng nhiều nhất với địa hình đa dạng và không gian yên tĩnh, rất thích hợp cho việc phát triển không gian học tập Hơn nữa, đây sẽ còn là một không gian thích hợp cho việc thư giãn Sau những giờ lên lớp mệt mỏi, sinh viên và thầy cô cũng cần được thư giãn tinh thần Một không gian xanh mát, yên tĩnh với những hàng cây rợp bóng, hồ nước yên ả, những khóm hoa khoe sắc… sẽ là một không gian thư giãn lý tưởng cho thầy cô , sinh viên và tất cả mọi người

Do đó, đề tài “Thiết kế không gian học tập ngoài trời trong khuôn viên trường Đại học Nông Lâm TPHCM ( giới hạn từ khu vực Tường Vy đến khu Vực Hồ Trái Tim) được thực hiện nhằm tạo ra một không gian học tập và thư giãn thật thích hợp cho tất cả mọi người Đây cũng sẽ là một trong những bước đi đầu tiên trong quá trình hoàn chỉnh vẻ đẹp cho khuôn viên trường Đại học Nông Lâm

Trang 12

Chương 2 TỔNG QUAN 2.1 TỔNG QUAN VỀ KHÔNG GIAN HỌC TẬP NGOÀI TRỜI:

2.1.1 Khái niệm về không gian học tập ngoài trời:

Không gian học tập ngoài trời là khu vực chủ yếu dành cho sinh viên tự học tập và nghiên cứu Ngoài ra đây còn là nơi để tất cả mọi người thư giãn Không gian học tập ngoài trời có thể gọi là một công viên nhỏ trong các trường đại học Thầy cô và sinh viên sau những giờ lên lớp mệt mỏi cần được thư giãn và nghỉ ngơi Do đó, một không gian rộng rãi, xanh mát, yên tĩnh và mang tính thẩm mỹ sẽ vừa là một không gian học tập tốt, vừa là một khu vực nghỉ ngơi lý tưởng cho tất cả mọi người trong trường đại học

2.1.2 Các không gian học tập ngoài trời điển hình:

Hiện nay, các trường Đại học , Cao đẳng vẫn đang quan tâm phát triển các không gian học tập ngoài trời như các trường : Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học Khoa học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật…

Không gian học tập của các trường này được thiết kế khá đầy đủ với nhiều không gian học tập nằm rải rác khắp trường Mỗi không gian đều được bố trí rất nhiều bàn ghế tạo điều kiện tốt cho sinh viên học tập và tụ họp để cùng nhau nghiên cứu bài

vở Tuy nhiên, vẫn chưa chú trọng tính thẩm mỹ, không gian khá đơn điệu, thiếu sự

đa dạng

Trang 13

Hình 2.1 : Không gian học tập trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên_1

Hình 2.2 : Không gian học tập trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên_2

Trang 14

Hình 2.3 : Không gian học tập trường Đại học Sư Phạm Kĩ Thuật_1

Hình 2.4: Không gian học tập trường Đại học Sư Phạm Kĩ Thuật_2

2.1.3 Không gian học tập ngoài trời của trường Đại học Nông Lâm:

Không gian học tập tương đối nhỏ vì vẫn chưa được chú trọng đầu tư, mở rộng và phát triển

Trang 15

Hình 2.4 : Một góc không gian học tập trường Đại học Nông Lâm

2.2 HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN KHU VỰC THIẾT KẾ:

2.1.1 Vị trí và giới hạn khu vực thiết kế:

Trường Đại Học Nông Lâm thuộc phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh Nằm ở phía Đông Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh Trường nổi tiếng với diện tích rộng lớn, độ phủ xanh tương đối nhiều, các khu giảng đường được phân bố rải rác khắp trường và đặc biệt là các giảng đường này đều mang tên các loài hoa ( khu Phượng Vĩ, Rạng Đông, Cẩm Tú, Tường Vy, Thiên Lý…)

Trang 16

Hình 2.5 : Sơ đồ khu đất và vị trí các khu giảng đường

Trường có khuôn viên khá rộng lớn, do vậy không gian học tập của trường có thể bố trí rải rác bên cạnh các khu giảng đường lớn Tuy nhiên, trong giới hạn của

đề tài và việc đánh giá tính chất tĩnh, động kết hợp với cảnh quan hiện trạng, khu vực được chọn làm không gian học tập ngoài trời của trường Đại Học Nông Lâm nằm xung quanh khu Tường Vy và khu Hướng Dương của trường, bắt đầu từ mép khu chữ I kéo dài qua khu Tường Vy, Hướng Dương đến hết khu Hồ Trái Tim với diện tích khoảng 20000 m2

Trang 17

Hình 2.6 : Vị trí khu vực thiết kế trong Quy hoạch tổng thể

2.1.2 Địa hình:

Khu vực thiết kế có địa hình tương đối đa dạng với địa hình dốc trung bình, cao ở khu vực phía Nam và thấp dần về phía Bắc, có hai hồ nước lớn hình trái tim tương đối đẹp mắt

2.1.3 Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ cao đều trong năm

và có 2 mùa mưa nắng rõ rệt

Mưa:

Trang 18

- Lượng mưa bình quân là 1.979mm/năm

- Khoảng 90% lượng mưa hằng năm tập trung vào các tháng mùa mưa, trong

đó có tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể

Nhiệt độ:

- Nhiệt độ không khí trung bình 27oC

- Nhiệt độ cao tuyệt đối 40oC

- Nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8oC

- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,8oC (tháng 4),

- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 25,7oC (khoảng giữa tháng 12 và tháng 1)

- Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển của các chủng loại cây trồng

Nắng:

- Số giờ nắng trung bình: 160-270giờ/tháng

- Khu vực thiết kế có hướng nắng Đông Tây dọc theo chiều dài khu đất (theo

sơ đồ bên dưới) và ở hai mặt này hầu như không có công trình nào che chắn nắng Do vậy, cả khu vực đều chịu ảnh hưởng của nắng hướng Đông và hướng Tây

Trang 19

Hình 2.7: Sơ đồ hiện trạng khu vực thiết kế

Gió:

- Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây-Tây Nam

và Bắc-Đông Bắc

- Về cơ bản, khu vực thuộc vùng không có gió bão

2.1.3 Thổ nhưỡng và nguồn nước:

Đất thịt pha sét và nguồn nước tương đối trung tính (pH=5.5), thích hợp cho sự

Trang 20

10

2.1.4 Hiện trạng mảng xanh và các yếu tố tự nhiên đặc thù:

Cây xanh khá nhiều chủ yếu là cây con nhưng chỉ có vài loài cây như dầu rái,

xà cừ, gió bầu, tràm Các cây được trồng ngay hàng thẳng lối, khá đơn điệu ,chủ yếu

để phủ xanh không gian chứ chưa có mục đích gì khác Nhìn chung, không gian nơi đây vẫn chưa được chú trọng khai thác Khu vực thiết kế có hai hồ nước lớn có

dạng hình trái tim Tuy nhiên, hồ nước phủ đầy bèo làm mất vẻ mỹ quan

Hình 4.1: Hiện trạng mảng xanh xung quanh hồ phía trước

Hình 4.2 : Hiện trạng mảng xanh xung quanh hồ phía sau

Trang 21

Khu đất rất thích hợp cho việc phát triển không gian học tập ngoài trời

Việc phát triển không gian học tập này sẽ góp phần làm đẹp cảnh quan cho khuôn viên trường Đại Học Nông Lâm

2.4.4 Thách thức:

Việc xây dựng khá tốn kém, cần phải có sự đầu tư lớn và sự quan tâm chăm sóc bảo dưỡng để duy trì chất lượng và vẻ đẹp của khu vực thiết kế

Trang 22

12

Chương 3 MỤC ĐÍCH_NỘI DUNG_

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 MỤC ĐÍCH:

_ Đưa ra giải pháp về thiết kế không gian học tập ngoài trời trong khuôn viên

từ khu vực Tường Vy đến khu vực Hồ Trái tim trường Đại học Nông Lâm _ Hoàn thiện vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực thiết kế

3.2 NỘI DUNG:

_ Khảo sát, đánh giá hiện trạng tự nhiên của khu vực

_ Đo đạc chu vi, xác định giới hạn khu vực thiết kế, khảo sát mảng xanh hiện trạng

_ Phân khu chức năng và thiết kế : khu học tập chung, khu học tập riêng, vườn dạo và thư giãn

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

3.3.1 Ngoại nghiệp:

_ Thu thập hình ảnh về hiện trạng khu vực

_ Khảo sát hiện trạng bằng các dụng cụ đo vẽ

_ Nghiên cứu địa lý của khu vực: nguồn nước, thổ nhưỡng, khí hậu

3.3.2 Nội nghiệp:

_ Phân tích số liệu:

¾ Phân loại và nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cây xanh để bố trí các loài cây cho phù hợp

Trang 23

¾ Phân tích hiện trạng để phát triển thiết kế

_ Kết quả khảo sát, đánh giá toàn bộ hiện trạng

_ Các yêu cầu chính và tư tưởng chủ đạo cho thiết kế không gian học tập ngoài trời của trường Đại học Nông Lâm

_ Bảng thống kê và phân loại các loài cây trồng đẹp và thích hợp cho khu vực _ Bản thiết kế hoàn chỉnh về khu vực:

Trang 24

14

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 CÁC YÊU CẦU CHÍNH TRONG VIỆC THIẾT KẾ KHÔNG GIAN HỌC TẬP NGOÀI TRỜI:

Với mục tiêu chung của một không gian học tập ngoài trời cần có nhiều cây xanh tạo bóng mát và đặc thù của trường DHNL là một trường có thế mạnh lâu đời

về các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, lĩnh vực hoạt động của con người luôn gắn

bó mật thiết với thiên nhiên với tâm hồn yêu mến và muốn sống hòa quyện cùng thiên nhiên, cây cối Do vậy, thiết kế không gian học tập ngoài trời trong khuôn viên trường phải đảm bảo các yêu cầu chính sau:

_ Tạo ra không gian học tập hài hòa và đa dạng:

Khu học tập chung

Khu học tập riêng

Vườn dạo và thư giãn

_ Trang trí và làm tăng vẻ đẹp cho hai giảng đường

_ Tạo không gian xanh và mát với các chủng loại cây đẹp và đa dạng

_ Đảm bảo tính thẩm mỹ và hài hòa trong khuôn viên trường

4.2 TƯ TƯỞNG CHỦ ĐẠO

Khu vực thiết kế bao gồm hai hồ nước lớn có dạng gần giống biểu tượng hình trái tim chiếm phần lớn diện tích và vì thế từ lâu nơi đây đã được đặt tên là Hồ Trái Tim Do đó, không gian học tập được thiết kế nhằm phát triển theo hình dạng trái tim của hồ

Không gian học tập được thiết kế theo phong cách tự do với những đường cong mềm mại kết hợp với hình học đơn giản

Trang 25

Khu vực học tập được bố trí tập trung xung quanh hai hồ nước lớn (hồ phía trước và hồ phía sau) , trong đó khu vực hồ phía trước là điểm nhấn chính cho toàn

bộ khu vườn

Trang 26

16

4.3 THUYẾT MINH THIẾT KẾ

4.4.1 Khu vực hồ phía trước:

Hình 4.4 : Phối cảnh khu vực hồ phía trước

Lối vào chính được điểm nhấn bằng hai hàng huyền diệp ở hai bên, hướng thẳng vào khu vực nhà nghỉ nằm ven bờ hồ, ẩn khuất sau hàng xà cừ với tán lá xum xuê, xanh mát

Hình 4.4 : Lối vào chính của khu vực hồ phía trước

Trang 27

Đây là khu vực trung tâm với hồ nước hình trái tim được tận dụng và phát triển

theo hình dạng sẵn có của hiện trạng Từ đây có thể quan sát được toàn bộ khu vực

Một chút ngộ nghĩnh khi lối vào chính hướng thẳng vào hồ trái tim giống như một mũi tên tạo cảm giác thú vị cho người thưởng ngoạn

Quanh hồ là hàng tràm liễu với những hoa đỏ li ti làm tăng nét duyên dáng cho khu vực hồ Tô điểm thêm cho hồ là hàng hoa chuối đầy màu sắc được bố trí ven

bờ

Hình 4.5 : Tiểu cảnh cây đa búp đỏ và những cụm hoa phối kết

Khu vực nhà nghỉ được thiết kế với mục đích chủ yếu cho việc họp nhóm học tập lớn Tại đây, sinh viên có thể họp nhóm với số lượng lớn để thảo luận nhiều vấn

đề Đây cũng là nơi thích hợp cho các buổi họp hoặc các buổi trò chuyện và thư giãn của thầy cô với không gian rộng lớn, thoáng mát với mặt hồ xanh trong và làn nước mát mẻ

Ngày đăng: 19/07/2018, 08:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thế Bá, 1999. Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. Nhà xuất bản xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng
2. Trần Hợp, 2003. Cây Xanh Cây Cảnh Tp Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây Xanh Cây Cảnh Tp Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Tp Hồ Chí Minh
3. Hàn Tất Ngạn,1996. Kiến trúc cảnh quan đô thị. Nhà xuất bản Xây Dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc cảnh quan đô thị
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây Dựng
4. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, 1996. Kiến trúc phong cảnh. Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc phong cảnh
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật
5. Grant W. Reid, ASLA, 2003. Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan (KTS. Hà Nhật Tân dịch ). Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin
6. Bảo Châu, 2001. Các kỹ xảo thiết kế cảnh quan đô thị. Nhà xuất bản Khoa Học Và Kỹ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các kỹ xảo thiết kế cảnh quan đô thị
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa Học Và Kỹ Thuật
7. Chế Đình Lý, 1998. Thiết kế hoa viên. Giáo trình giảng dạy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế hoa viên
8. Http://svmt.phpnet.us/forum/showthread.php?t=4 Khác
9. Http://vietbao.vn/Giao-duc/Ke-hoach-xanh-cua-mot-ngoi-truong/45124603/202 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w