1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ VÀ BỐ TRÍ MẢNG XANH TRONG CÔNG VIÊN PHÍA NAM THÀNH PHỐ PHAN THIẾT TỈNH BÌNH THUẬN

62 133 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 11,06 MB

Nội dung

THIẾT KẾ VÀ BỐ TRÍ MẢNG XANH TRONG CÔNG VIÊN PHÍA NAM THÀNH PHỐ PHAN THIẾT TỈNH BÌNH THUẬNTHIẾT KẾ VÀ BỐ TRÍ MẢNG XANH TRONG CÔNG VIÊN PHÍA NAM THÀNH PHỐ PHAN THIẾT TỈNH BÌNH THUẬN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

Trang 2

NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: KS NGUYỄN VĂN LONG

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Long đã giúp đỡ và hướng dẫn em hết sức tận tình và chu đáo

Cảm ơn ban giám đốc và các anh trong xưởng thiết kế của Trung tâm quy hoạch và xây dựng đô thị tỉnh Bình Thuận đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài trong thời gian quy định

Xin cảm ơn bạn bè và nhóm sinh viên lớp Thiết kế cảnh quan 33 đã

hỗ trợ tôi hoàn thiện đề tài

Dù đã cố gắng nhưng do thời gian ngắn và những hạn chế của bản thân, đề tài không tránh khỏi nhiều thiếu sót Do đó, em rất mong sự đóng góp và chia sẻ của quý thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, 15 – 07 – 2009

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “THIẾT KẾ VÀ BỐ TRÍ MẢNG XANH TRONG CÔNG VIÊN PHÍA NAM THÀNH PHỐ PHAN THIẾT” được tiến hành tại thành phố Phan Thiết

- Bình Thuận, từ ngày 16/02/2009 đến ngày 15/07/2009

Diện tích nghiên cứu: 60.400m2 Diện tích thiết kế: 60.400m2

Nội dung thực hiện: Thiết kế và bố trí mảng xanh cho công viên

Kết quả thu được:

 Cơ cấu sử dụng đất, chỉ tiêu sử dụng đất trong khu vực thiết kế cảnh quan nhằm phát huy hiệu suất phục vụ thư giãn và giải trí cao nhất, đảm bảo tính khả thi cho toàn bộ dự án

 Các loại cây được lựa chọn bố trí trong công tác xây dựng cảnh quan là các loại cây có sức sống khoẻ, bộ rễ ăn sâu Đề xuất danh mục những loại cây bóng mát, cây trang trí phù hợp với điều kiện không gian sinh trưởng hẹp để bố trí, thiết kế cảnh quan; bao gồm 104 loài, bao gồm cây bản địa

và cây nhập nội

 Đề xuất những giải pháp, nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan và phương

án thiết kế cảnh quan hợp lý, thực tế phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên của công viên Đảm bảo sự hài hoà giữa các công trình kiến trúc và cảnh quan trong khuôn viên được nghiên cứu bố trí Góp phần tạo ra một mảng xanh cải tạo môi trường sinh thái cũng như đáp ứng các nhu cầu về phục vụ giải trí, thư giãn cho cụm quy hoạch

 Thiết kế cảnh quan chi tiết cho công viên với sáu hạng mục chính là khu quảng trường nước và hai sảnh đón chính, khu quảng trường, khu vui chơi thiếu nhi, khu dạo mát với thác nước và rừng phi lao, khu thể thao

và nhà điều hành, khu dạo mát và trồng cây lưu niệm

Trang 5

SUMMARY

The thesis “DESIGN AND ALLOCATE GREEN AREA FOR SOUTH PHAN THIET PARK” is done at Phan Thiet – Binh Thuan, from 16/02/2009 to 15/07/2009

Research area: 60.400 m2 Design area: 60.400 m2

Content: Design and allocate green area for park

- Propose solutions, principles in landscape design Our design takes into account natural characteristics of the park and guarantees the harmony among the architectural elements This creates a green environment that can improve the area ecology Our design could also serve the entertainment and relaxing needs

- Design in detailed six parts of the park including (1) a Water Square and two main welcome halls, (2) a children playground, (3) a hiking part with waterfall and casuarina forest, (4) a sport area and executive building, (5) a hiking area and (6) an area for planting memorial tree

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT ii

SUMMARY iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH viii

Chương 1GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề: 1

1.2 Lý do chọn đề tài: 2

1.3 Hạn chế của đề tài: 3

Chương 2 TỔNG QUAN 4

2.1 Giới thiệu về công viên phía Nam thành phố Phan Thiết 4

2.1.1 Vị trí và giới hạn 4

2.1.2 Quy hoạch tổng thể công viên 4

2.2 Điều kiện tự nhiên 5

2.2.1 Địa hình 5

2.2.2 Khí hậu 5

2.3 Cấp thoát nước 7

2.4 Tài nguyên đất và nước 7

2.4.1 Tài nguyên đất đai 7

2.4.2 Tài nguyên nước 7

2.5 Đánh giá hiện trạng 8

2.5.1 Thuận lợi 8

2.5.2 Khó khăn 8

2.5.3 Cơ hội 9

Trang 7

2.6 Các lợi ích của cây xanh 9

2.6.1 Công dụng cải thiện khí hậu 10

2.6.1.1 Điều chỉnh nhiệt độ 10

2.6.1.2 Bảo vệ gió và sự di chuyển của không khí 10

2.6.1.3 Lượng mưa và ẩm độ 11

2.6.2 Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh 11

2.6.3 Công dụng trang trí mỹ quan và kiến trúc 11

2.6.4 Các công dụng khác 12

Chương 3 MỤC ĐÍCH – NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 3.1 Mục đích 13

3.2 Nội dung 13

3.3 Phương pháp nghiên cứu 13

3.4 Kết quả 14

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15

4.1 Tiêu chí và nguyên tắc thiết kế chung 15

4.2 Đề xuất chọn cây trồng 16

4.3 Đề xuất quy hoạch phân khu chức năng 16

4.4 Thuyết minh quy hoạch kiến trúc các phân khu chức năng 17

4.4.1 Khu quảng trường nước với hai sảnh đón chính 18

4.4.2 Khu quảng trường 18

4.4.3 Khu vui chơi thiếu nhi 18

4.4.4 Khu dạo mát với thác nước và rừng phi lao 19

4.4.5 Khu thể thao và nhà điều hành 20

4.4.6 Khu dạo mát và trồng cây lưu niệm 21

4.5 Phương án bố trí mảng xanh các phân khu 22

4.5.1 Khu vực quảng trường nước với hai sảnh đón chính 22

4.5.2 Khu quảng trường 24

4.5.3 Khu vui chơi thiếu nhi 25

4.5.4 Khu dạo mát với thác nước và rừng phi lao 26

Trang 8

4.4.5 Khu thể thao và nhà điều hành 27

4.5.6 Khu dạo mát và trồng cây lưu niệm 29

4.1 Ý tưởng thiết kế 30

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32

5.1 Kết luận 32

5.2 Kiến nghị: 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

PHỤ LỤC 35

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1: Danh mục cây bóng mát sử dụng trong thiết kế 35

Bảng 2: Danh mục cây hoa ngắn ngày và cây lá màu 36

Bảng 3: Danh mục cây nền sử dụng trong thiết kế 40

Bảng 4: Danh mục vật liệu nền sử dụng trong thiết kế 41

Bảng 5: Bảng cơ cấu sử dụng đất của công viên 42

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1: Hiện trạng khu đất xây dựng 5

Hình 2: Phân khu chức năng 17

Hình 3 : Chòi nghỉ mái gỗ 19

Hình 4 : Thác nước góc Đông Nam 20

Hình 5: Nhà điều hành 21

Hình 6 : Trục nước nhìn từ sảnh đón phía Đông 23

Hình 7 : “Vệ tinh” 23

Hình 8 : Các đĩa hoa tạo cảnh 25

Hình 9 : Thác giật cấp 26

Hình 10 : Phi lao cắt tỉa 27

Hình 11 : Quán cà phê 28

PHỤ LỤC Phụ lục 1 43

Phụ lục 2 44

Phụ lục 3 45

Phụ lục 4 46

Phụ lục 5 47

Phụ lục 6 48

Phụ lục 7 49

Phụ lục 8 50

Phụ lục 9 51

Phụ lục 10 52

Trang 11

Chương 1 GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề:

Trong xu hướng phát triển hiện nay thì phát triển bền vững là xu hướng chung mang tính toàn cầu, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam Trong đó, vấn đề môi trường và sinh thái cảnh quan được đặt lên hàng đầu Ngoài các chiến lược xây dựng hệ sinh thái mang tính vĩ mô, thì hiện nay, trước áp lực của tình trạng gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường, vấn đề vi mô là phải đảm bảo tính bền vững cho các đô thị đang là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu cho các nhà

đô thị học Xây dựng hệ sinh thái môi trường gắn liền với phát triển mảng xanh nhằm đảm bảo đồng bộ ba yếu tố: bền vững, thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng Mảng xanh ở đây là các công viên, khu đất xanh và các công viên lớn nhỏ tại các đô thị

Bình Thuận là một tỉnh phía Nam vùng Nam Trung Bộ với trung tâm là thành phố Phan Thiết, một thành phố trẻ có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch Cũng như các thành phố khác, trước vấn đề dân số và ô nhiễm môi trường, Phan Thiết cần có những chiến lược nhằm phát triển bền vững, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân Hiện nay, thành phố đang tập trung mở rộng quy mô, xây dựng hệ thống các công viên, mảng xanh đô thị Trong đó, nằm trong cụm quy hoạch đại lộ Trường Chinh, công viên phía Nam thành phố Phan Thiết cùng với nút giao thông phía Nam, bệnh viện Đa khoa tỉnh, trường dạy nghề,… là một trong những công trình trọng điểm trong chiến lược phát triển cảnh quan thành phố đến năm 2025

Với đề tài “ Thiết kế và bố trí mảng xanh trong công viên phía Nam thành phố Phan Thiết” tôi mong muốn xây dựng một giải pháp chung cho thành phố trong phát triển bền vững sinh thái, nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí và thưởng thức của người dân cũng như lượng khách du lịch đang ngày càng gia tăng ở địa phương này

Trang 12

1.2 Lý do chọn đề tài:

Thành phố Phan Thiết là một thành phố trẻ, đô thị loại III, hiện đang từng bước phát triển để tiến lên đô thị loại II, với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh Trước đây, Phan Thiết là một thành phố được quy hoạch theo hướng cũ nên hiện nay thành phố chỉ có một công viên dành cho thiếu nhi và một số vườn hoa nhỏ phân bố rải rác ở các phường, nhìn chung còn thiếu các công viên lớn Tuy nhiên,

do việc phát triển, mở rộng đường trong thành phố nên diện tích của công viên đã giảm xuống Trong tương lai, để đáp ứng tiêu chuẩn thành phố loại II, thành phố du lịch mà tỉnh đang từng bước tiến tới, Phan Thiết cần 3 - 4 công viên lớn để đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi và giải trí của người dân Chính vì lý do đó, theo quy hoạch chung mở rộng thành phố đến năm 2025, Phan Thiết dành khá nhiều quỹ đất dành cho mục đích xây dựng công viên Trong đó, công viên phía Nam thành phố Phan Thiết sẽ là công viên trung tâm theo quy hoạch của Tỉnh về phía Tây Nam

Nằm trong cụm quy hoạch đại lộ Trường Chinh đến năm 2025, công viên có tổng diện tích 60.400m2, tiếp giáp với đại lộ Trường Chinh, đường Trần Quý Cáp

và đường giao thông nối liền Trần Quý Cáp và Trường Chinh Có vị trí giao thông hết sức thuận lợi Bên cạnh đó, công viên còn được quy hoạch gần Trung tâm thương mại thành phố, kế cận đó là khu tái định cư chung, dự án làng đại học Bình Thuận, khu du lịch Suối Cát, khu đô thị mới Ngã Hai

Sự xuất hiện của Khu tái định cư, khu đô thị mới Ngã Hai, Trung tâm thương mại, làng đại học đã đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của thành phố - từng bước tiến lên đô thị loại II Nhưng đồng thời kéo theo đó là các vấn đề về ô nhiễm môi trường, nhu cầu vui chơi giải trí của người dân Song song đó, do có hình dáng khá đặc biệt, hình tam giác, nên khu vực nghiên cứu cũng là một vấn đề gây khó khăn cho các nhà quy hoạch thành phố Vì vậy việc đưa ra giải pháp bố trí mảng xanh tại khu vực này để hoàn thiện cụm quy hoạch đường Trường Chinh nói riêng

và quy hoạch của thành phố nói chung đang là một vấn đề cấp thiết và có nhiều ý nghĩa quan trọng cả về mặt cảnh quan, môi trường, kinh tế cũng như xã hội

Trang 13

Với những lý do trên, công viên phía Nam thành phố Phan Thiết được đánh giá là một dự án cấp thiết và mang tính khả thi cao

1.3 Hạn chế của đề tài:

Do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên đề tài còn một số hạn chế sau:

- Chưa thống kê được số lượng cây cụ thể để sử dụng bố trí

- Chưa phân tích được yếu tố đầu tư về kinh tế cho dự án

- Chưa đưa ra được bố trí về hệ thống cấp thoát nước và chiếu sáng

- Chưa đưa ra được bản vẽ mặt cắt và phối cảnh của toàn bộ công trình

Trang 14

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu về công viên phía Nam thành phố Phan Thiết

2.1.2 Quy hoạch tổng thể công viên

Công viên có tổng diện tích: 60.400 m2 nằm trong cụm quy hoạch đường Trường Chinh bao gồm: Trung tâm thương mại, đảo giao thông, làng đại học Bình Thuận, Khu tái định cư chung của thành phố Phan Thiết, Ngoài ra, bên kia đường Trần Quý Cáp, phía Nam của công viên là khu du lịch Suối Cát – trung tâm vui chơi, giải trí lớn của thành phố Nằm ở bị trí khá đặt biệt, có ba mặt giáp đường, trong đó Trường Chinh là một đại lộ lớn, công viên được quy hoạch theo các đường khối hình học, có dạng tam giác cân được cách điệu ở ba đỉnh Kết hợp với nút giao thông phía Nam, bố cục tốt, sinh động, công viên phí Nam thành phố Phan Thiết trong tương lai sẽ trở thành một trong những biểu tượng quen thuộc ở cửa ngõ phía

Trang 15

Tây Bắc thành phố Hiện trạng cơ bản của công viên đa phần là ruộng lúa, rải rác một số nhà cấp bốn phân bố tập trung ở một số vị trí nhất định Điều kiện tự nhiên của công viên tương tự như điều kiện tự nhiên của thành phố

2.2 Điều kiện tự nhiên

2.2.1 Địa hình

Khu vực nghiên cứu có nền trũng, khá lồi lõm do phần lớn là ruộng, rẫy; rải rác một số nhà dân Độ cao chênh lệch so với mặt đường dao động trong khoảng 0.29 – 0.49 m Nhà dân, toàn bộ là nhà cấp bốn tập trung ở mặt tiền đường Trần Quý Cáp và dọc theo đường sỏi cắt ngang qua khu đất Tính chất địa hình tương đối khó khăn trong quá trình nghiên cứu khu đất

Hình 1: Hiện trạng khu đất xây dựng

2.2.2 Khí hậu

Thời tiết, khí hậu của khu vực nghiên cứu mang đặc trưng của vùng Duyên Hải miền Nam Trung Bộ rất khô hạn, chế độ bức xạ cao, nhiều nắng ít mưa

Trang 16

2.2.2.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm : 26,80C

Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối : 29,10C

Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 25,10C

Biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm: 4 - 5C

2.2.2.2 Mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.150 – 1.360mm

Mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 11 hàng năm Lượng mưa phân bố không đều, chủ yếu tập trung mưa lớn vào các tháng 9, 10; chiếm gần 70% tổng lượng mưa hàng năm

Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, thời tiết khô nóng, hạn hán

- Tổng số giờ nắng trung bình năm: 2.600-2.800(giờ/ năm)

- Bình quân mỗi ngày 7,1 – 7,7 giờ nắng

2.2.2.6 Gió

Gió thổi theo 2 hướng chính, theo mùa:

- Mùa mưa có gió Tây – Tây Nam, vận tốc trung bình 2,5 – 6 m/s

- Mùa khô có gió Đông – Đông Bắc, vận tốc trung bình 3,4 m/s

Trang 17

2.3 Cấp thoát nước

Dựa vào mạng lưới giao thông và độ dốc, hướng dốc san nền, bố trí hai bên đường các cống thoát nước, thoát về các con sông suối, chia khu vực thành các lưu vực nhỏ nhằm thoát nhanh lượng nước mưa trong khu vực ra sông, suối Toàn khu vực gồm các tuyến chính Þ1000, Þ800 và Þ600 Các tuyến nhánh đặt theo cấu tạo dọc 2 bên đường Trường Chinh có Þ600 đổ vào các tuyến chính nói trên

Nguồn cấp nước lấy từ hệ thống ống chính cấp nước của nhà máy nước Phan Thiết nằm trên đường Lê Duẩn, Q.Lộ 28, Trần Quang Diệu, Đặng Văn Lãnh Dựa theo đường ống cấp thoát nước của đường Trường Chinh với các ống cấp nước hiện có gồm Þ400, Þ315, Þ165 và Þ114 Theo dự kiến sẽ bố trí thành 2 vòng khép kín với ống chính Þ315, Þ165 và Þ114, vừa phục vụ cho tưới tiêu trong công viên, vừa phục vụ cho các họng cứu hỏa

Hệ thống cấp thoát nước theo quy hoạch sẽ đảm bảo cho thảm thực vật trong công viên được xanh quanh năm

2.4 Tài nguyên đất và nước

2.4.1 Tài nguyên đất đai

Bao gồm 6 nhóm đất chính, chủ yếu là đất cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa Phù hợp với việc trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, cây ăn quả, lương thực, hoa màu Do điều kiện khô hạn, nhóm đất cát chiếm tỷ lệ cao nhất (82,21%) nên phần lớn đất nghèo dinh dưỡng, kết cấu không bền vững, một số nơi

bị xói mòn, rửa trôi, cát bay, cát chảy, cát sụt nghiêm trọng

2.4.2 Tài nguyên nước

Có hai loại nước chính:

 Nước mặt: chủ yếu từ hệ thống sông suối, trữ lượng không lớn nhưng

có ý nghĩa quan trọng trong nguồn tài nguyên nước của thành phố Các sông chính là sông Cà Ty, sông Cái Phan Thiết Nguồn nước phân bố cân đối theo không gian và thời gian

Trang 18

 Nước ngầm: theo kết quả khảo sát thì nguồn nước ngầm ít, bị nhiễm mặn, phèn, ít có khả năng phục vụ nhu cầu sản xuất, chỉ đáp ứng một phần nhỏ cho sinh hoạt và sản xuất

Khu vực Tây Bắc thành phố Phan Thiết là nơi đang được sự chú ý và quan tâm của Tỉnh trong vấn đề quy hoạch và phát triển mảng xanh

Nền khu vực chủ yếu là đất trồng lúa nên tương đối thuận lợi trong việc san lấp mặt bằng để trồng cây

Nguồn cung cấp nước cho công viên luôn được đảm bảo bằng hệ thống cấp thoát nước quy hoạch dọc theo tuyến đường Trường Chinh

2.5.2 Khó khăn

Hạn chế lớn nhất của vùng này là khí hậu khô hạn, diện tích đất cát lớn, thiếu nước vào mùa khô, ảnh hưởng lớn đến cây trồng, gây khó khăn cho việc lựa chọn chủng loại cây trồng

Nguồn cung cấp cây xanh hạn chế do thiếu vườn ươm cây xanh, chủ yếu cây phải vận chuyển từ nơi khác về

Tiếp cận khá gần cao ốc thương mại ở hướng Đông, hướng gió chính trong mùa khô là Đông – Đông Bắc gây khó khăn cho việc lựa chọn và bố trí cây trồng

Trang 19

Quỹ đất dành cho công viên khá lớn dễ khai thác, phát huy hết hiệu lực về công dụng và thẫm mỹ cho toàn bộ dự án

Các loại cây trồng mang lại hiệu quả cảnh quan cao, mang lại nhiều công dụng từ cây xanh

Địa hình tương đối thuận lợi cho việc cải tạo

2.5.4 Thách thức

Do hạn chế của khí hậu nên khó lựa chọn chủng loại cây trồng

Phải lựa chọn những chủng loại cây có bộ rễ ăn sâu và mau phát huy tác dụng Mỗi khu vực vị trí vùng khác nhau phải lựa chọn những loại cây khác nhau

Việc quản lý bảo dưỡng cây xanh trong khu vực thiết kế sẽ rất khó khăn và tốn kém do diện tích khá rộng

2.6 Các lợi ích của cây xanh

Một cách tổng quát, nhận thức về vai trò của mảng xanh trong môi trường sống có thể tóm tắt trong 4 nhóm công dụng:

- Mảng xanh cải thiện khí hậu

- Công dụng về kỹ thuật học môi sinh

- Công dụng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan,…

- Các công dụng khác: cung cấp gỗ, bảo tồn đa dạng sinh học, tạo những mảng xanh cho các khu vực vui chơi trẻ em, khu dạo mát, thư giãn cho người lớn, nơi tập thể dục,…

Trang 20

Tuy nhiên, trong nội dung nghiên cứu về bố trí mảng xanh cho Công viên phía Nam thành phố Phan Thiết, ta tập trung tìm hiểu những công dụng chính của mảng xanh có liên quan như sau:

2.6.1 Công dụng cải thiện khí hậu

Các yếu tố chính của khí hậu ảnh hưởng đến chúng ta là bức xạ mặt trời,

nhiệt độ không khí, chuyển động của không khí và ẩm độ Ở ngoài trời chúng ta chỉ

có thể dùng cây xanh để tạo ra những vùng tiểu khí hậu để cải thiện khí hậu một cách hiệu quả nhằm tạo ra sự tiện nghi cho chúng ta

Cây và các thực vật khác cũng giúp điều hoà nhiệt độ không khí vào mùa

hè thông qua sự hô hấp Cây xanh còn được gọi là nhà máy điều hoà không khí tự nhiên Một cây mọc riêng lẻ có thể chuyển đổi bốc hơi gần 400 lít nước mỗi ngày nếu đất cung cấp đủ nước Lượng bốc hơi đó có thể so sánh với 5 máy điều hoà không khí trung bình mỗi máy có công suất 2500 Kcal/giờ, chạy 20 giờ/ngày

2.6.1.2 Bảo vệ gió và sự di chuyển của không khí

Cây cao và thấp kiểm soát gió bằng cách cản trở, định hướng, làm lệch hướng, và lọc gió Hiệu quả và mức độ kiểm soát gió thay đổi tuỳ thuộc vào kích thước loài, hình dạng, mật độ lá, sự lưu giữ của lá và vị trí hiện tại của cây xanh

Mức độ bảo vệ gió bằng cây xanh tùy thuộc vào chiều cao, bề rộng, khả năng xuyên qua, sự xếp đặt hàng cây và loài cây chắn gió Cây lá kim với lá dày chắn gió tốt nhất vào mùa đông; cây lá rộng thích hợp để chống gió nóng khô trong mùa hè

Trang 21

2.6.1.3 Lượng mưa và ẩm độ

Cây xanh ngăn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn luồng gió, làm thoát hơi nước, làm giảm bay hơi của ẩm độ đất Vì vậy, dưới tán rừng, ẩm độ thường cao hơn và tốc độ bốc hơi nước của mặt đất thấp Nhiệt độ dưới tán cây cũng thấp hơn không khí ban ngày và ấm hơn vào ban đêm Cùng với ảnh hưởng đến nhiệt độ, cây xanh ngăn lượng mưa và làm chậm dòng chảy của nước trên mặt đất, đồng thời làm giảm sự bốc hơi ẩm độ trong đất Điều đó sẽ tăng sự thẩm thấu tránh xói mòn và rửa trôi đất

Hiệu quả của sự kiểm soát rửa trôi và gia tăng hiệu quả thẩm thấu thay đổi tùy theo loại đất, lượng hữu cơ chứa trong đất, địa hình loại cường độ bốc hơi, thành phần loài thực vật che phủ, sự phân cành và hình dạng vỏ cây

2.6.2 Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh

- Các lá mập dày có tác dụng ngăn chặn tiếng ồn

- Các cành cây rung động có tác dụng hấp thu, ngăn chặn âm thanh

- Các lông tơ trên lá giữ và hứng các hạt ô nhiễm

- Các khí khổng trong lá để trao đổi khí

- Hoa và lá có mùi thơm dễ chịu có thể ngăn mùi hôi

- Lá và cành cây làm chậm tốc độ gió, giảm cường độ mưa

- Hệ rễ phân bố rộng làm giảm xói mòn đất

- Mật độ lá dày ngăn ánh sáng

- Lá thưa lọc được ánh sáng

- Các cành có gai ngăn được sự di chuyển của con người

2.6.3 Công dụng trang trí mỹ quan và kiến trúc

Mỗi loài cây có những đặc trưng về hình dáng, màu sắc, kết cấu và kích thước Việc sử dụng cây xanh tùy thuộc vào nhà thiết kế và người sử dụng Do thực vật sống và luôn tăng trưởng nên cây to và cây bụi phải được xem xét một cách chủ động về chức năng trong thiết kế kiến trúc Chúng có thể được dùng như các thành

Trang 22

phần kiến trúc một cách riêng lẻ hay theo nhóm tập hợp để tạo ra các chức năng: giới hạn không gian, che chắn tầm nhìn, kiểm soát riêng tư, sự hút tầm nhìn,…

2.6.4 Các công dụng khác

Sau chu kỳ nuôi dưỡng, cây được đốn hạ thay thế sẽ cung cấp các sản phẩm

gỗ có giá trị kinh tế cao Cây xanh còn là yếu tố tinh thần gắn bó với cuộc sống lao động và sinh hoạt văn hóa của con người Dưới tán cây, trẻ em có thể vui chơi, người lớn có thể đi dạo, hít thở không khí trong lành,… Ngoài ra, cây xanh còn dùng để chỉ các biến cố lịch sử, nơi tưởng niệm

Trang 23

Chương 3 MỤC ĐÍCH – NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích

- Đề xuất phương án thiết kế và bố trí cây xanh theo tiêu chí hiện đại - ấn tượng cho công viên phía Nam thành phố Phan Thiết nhằm đảm bảo tính bền vững, công năng sử dụng, tính thẩm mỹ nghệ thuật

- Đáp ứng yêu cầu về việc thư giãn, giải trí, vui chơi, cho người dân xung quanh khu vực, góp phần thanh lọc khí độc

- Xây dựng mảng xanh mang sắc thái hiện đại, phù hợp với quy hoạch chung

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Xây dựng ý tưởng quy hoạch – thiết kế dựa trên việc sưu tầm các công trình quy hoạch nổi bật trong phong trào thiết kế hiện đại của Việt Nam và một số các quốc gia có quy hoạch, thiết kế công viên phát triển; đặc biệt tại một số quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc,…

Trang 24

Xây dựng tiêu chí cây xanh dựa trên các nghiên cứu đã có cũng như các loài cây sưu tầm phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương

Tổng hợp các dữ liệu về số liệu điều tra; đưa ra giải pháp thiết kế

Sử dụng các phần mềm thiết kế đồ họa (AutoCad 2D, 3D Max, Photoshop) trong xây dựng bản vẽ quy hoạch và phối cảnh một số công trình

3.4 Kết quả

 Đưa ra bảng danh mục các loài cây sử dụng trong thiết kế

 Xây dựng giải pháp thiết kế phù hợp với quy hoạch chung của thành phố

 Bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể của công viên

 Bản vẽ phối cảnh một số khu vực

Trang 25

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tiêu chí và nguyên tắc thiết kế chung

Nét đặc trưng của khu vực nghiên cứu thiết kế là vị trí trung tâm của dự án, đây là điểm giao của các tuyến giao thông: Trường Chinh, Trần Quý Cáp, đường nối đại lộ Trường Chinh và Trần Quý Cáp Từ đó tạo cho khu đất có khả năng thu hút tốt và khi liên kết với khối cao ốc của Trung tâm thương mại phía Đông, nút giao thông ở phía Tây, làng đại học Bình Thuận phía Bắc, khu du lịch Suối Cát ở phía Nam thì đây là một điểm nhấn đầy ấn tượng Chính những điều kiện trên đã tạo cho khu vực này một nét đặc trưng riêng

Tiêu chí để thực hiện bố trí mảng xanh chính là:

- Tạo ra một địa hình với độ chênh cốt khác nhau mang tính khả thi

để bố trí mảng xanh

- Tạo một phong cách riêng cho dự án theo tiêu chí hiện đại - ấn tượng Đó là sự kết hợp giữa thiên nhiên với các công trình kiến trúc mang hơi thở hiện đại, ấn tượng; tương phản (các hình tròn tương phản với những đường gấp khúc) nhưng thu hút (có nhiều kích cỡ đường tròn và nhiều chủng loại cây)

- Bố trí thành những phân khu chức năng khác nhau, phục vụ cho những mục đích khác nhau

- Trồng những loài cây thân thuộc và phù hợp, tạo ra nét thiên nhiên hài hoà vừa có tác dụng điều hoà không khí

- Bố trí các tiểu cảnh mang sắc thái hiện đại vừa có ý nghĩa tạo cảnh vừa hài hòa với toàn thể công trình

Trang 26

4.2 Đề xuất chọn cây trồng

Sau khi nghiên cứu cải tạo địa hình và đặc điểm sinh trưởng của một số loại cây trồng, xin được đề xuất trồng một số loại cây với các nguyên tắc sau:

- Cây khoẻ, cành không dòn, không bị gãy bất thường gây tai nạn

- Đời sống tương đối dài, sức tăng trưởng nhanh để sớm phát huy tác dụng

- Cây có rễ cọc ăn sâu, không có hay ít có rễ ăn nổi để tránh rễ phá hoại các công trình kiến trúc trong công viên

- Cây có sức chống chịu tốt với điều kiện tự nhiên khô, nóng đặc trưng của vùng

- Cây có sức chống chịu tốt với sâu bệnh phá hoại

- Cây xanh quanh năm, không có thời gian trơ cành

- Các loài cây có giá trị về tạo hình, màu sắc phong phú

- Tránh trồng những loài cây có gai, hoa lá có mủ độc, thu hút ruồi nhặng

4.3 Đề xuất quy hoạch phân khu chức năng

Sau khi nghiên cứu phân tích hướng tiếp cận và nhu cầu cơ bản của toàn dự

án, phương án đề xuất để quy hoạch công viên phía Nam thành phố Phan Thiết là: khuôn viên được chia thành 6 phân khu chính, mỗi phân khu nằm ở những hướng tiếp cận khác nhau, đáp ứng cho những mục đích xuất phát từ các hướng tiếp cận

6 phân khu chức năng gồm:

1 Khu quảng trường nước với hai sảnh đón chính

2 Khu quảng trường

3 Khu vui chơi thiếu nhi

4 Khu dạo mát với thác nước và rừng phi lao

5 Khu thể thao và nhà điều hành kết hợp bãi giữ xe

6 Khu dạo mát và trồng cây lưu niệm

Trang 27

Hình 2: Phân khu chức năng

4.4 Thuyết minh quy hoạch kiến trúc các phân khu chức năng

Các phân khu chức năng được giới hạn ranh giới và nối với nhau bằng các đường giao thông chính và phụ; được quy hoạch bằng hệ thống tuyến là các đường thẳng hay dốc tùy theo cao độ của từng vị trí

Đường giao thông trong công viên được phân thành 4 cấp:

 Giao thông cấp 1: rộng trên 5 m

 Giao thông cấp 2: rộng 3- 5 m

 Giao thông cấp 3: đường dạo rộng dưới 3 m

 Giao thông cấp 4: đường dạo với đá giẫm bước

Mỗi phân khu chức năng có các công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau, được xây dựng để đáp các nhu cầu khác nhau về công năng được đặt ra đối với phân khu đó

Trang 28

4.4.1 Khu quảng trường nước với hai sảnh đón chính

Khu quảng trường nước với hai sảnh đón lớn là khu vực chính, chiếm phần lớn diện tích bê tông của toàn bộ công viên Với ba hồ phun nước có kích thước lớn nhỏ khác nhau được bố trí dọc theo trục trục Đông – Tây, phân bố theo các cao độ khác nhau đã tạo thành điểm nhấn chính của khuôn viên được nghiên cứu

Trong đó, hồ phun nước ở phía Tây của công viên là hồ có vị trí cao nhất và đường kính nhỏ nhất D = 10m Hồ nằm phía Đông là hồ có đường kính nhỏ thứ hai

D = 15m và cao thứ hai so với hai hồ còn lại Còn hồ có cao độ thấp nhất và đường kính lớn nhất D = 20m là hồ nằm ở vị trí trung tâm

Với vị trí độc đáo như vậy nước ở hai hồ Đông, Tây có xu hướng chảy về hồ trung tâm, tạo nên một góc nhìn mới đầy ấn tượng cho công viên cũng như những khách hàng đến mua sắm tại Trung tâm thương mại

4.4.2 Khu quảng trường

Được thiết kế với sự liên thông trực tiếp đầy khỏe khoắn giữa những hình chữ nhật và các đường chéo của công trình, kết hợp với những đường cong men theo quảng trường nước trung tâm tạo nên sự hài hòa và không khô cứng cho quảng trường Song song đó, việc bố trí quán cà phê ở một góc quảng trường; không gian đệm, các bồn hoa, bồn hoa kết hợp ghế ngồi giữa đường thẳng và đường cong làm giảm tỉ lệ bê tông cho khu vực nghiên cứu

Khu quảng trường được liên kết với không gian bên ngoài bằng hai sảnh đón phụ nằm ở phía Bắc và Nam của công viên Sự thay đổi về cao độ và sự chuyển tiếp

từ khu vực này đến khu vực khác theo chuỗi: rộng – hẹp – rộng – hẹp – rộng tạo ra tính đặc thù về không gian và đảm bảo nhu cầu về công năng

4.4.3 Khu vui chơi thiếu nhi

Khu vui chơi thiếu nhi được bố trí ở góc Tây nam của công viên dành cho mục đích vui chơi, giải trí của thiếu niên nhi đồng Được thiết kế dành cho thiếu nhi nên có nhiều màu sắc sinh động: vàng của cát, màu của các trò chơi dành cho thiếu nhi (cầu trượt, xích đu, bập bênh, giàn leo, mê cung…), màu sắc của cây cối

Trang 29

Do nằm gần sảnh đón phía Tây và Đông, kết hợp với những đường dẫn được thiết kế bằng những đường cong mềm mại, làm cho các em không có cảm giác quá mệt mỏi và buồn chán khi vui chơi ở khu vực này Trong khu vực này còn đặt nhiều các chòi nghỉ, đặc biệt là chòi nghỉ mái gỗ với thiết kế dích dắc đầy ấn tượng tạo điều kiện cho các bậc phụ huynh có thể quan sát và vui đùa cùng các bé Không gian của khu vui chơi được thiết kế thoáng ở phần trung tâm nhằm tạo điều kiện cho các bé vui chơi dễ dàng hơn

Hình 3 : Chòi nghỉ mái gỗ

4.4.4 Khu dạo mát với thác nước và rừng phi lao

Sự thay đổi về cao độ với một khoảng đồi được chuyển tiếp từ mặt đất thấp lên đồi dốc cạnh quảng trường có độ cao 1,2m với những đường dạo quanh co và sự chuyển tiếp từ không gian rộng đến không gian hẹp rồi không gian rộng, kết hợp với những cây phi lao trồng dày được tạo hình đa dạng là đặc điểm lớn nhất của khu dạo mát

Thác nước bao gồm một hồ lớn sâu 0,4 – 0,7 m ở dưới và các ghềnh nước cao 0,3 – 0,5 m được bố trí giật cấp từ phía Bắc xuống Nam, đổ xuống mặt hồ rải sỏi và đá cuội Mặt nước mênh mông của thác được kết hợp với các ghềnh đá giật cấp và rừng phi lao ở phía sau sẽ tạo ra một khu liên hợp động và tĩnh tạo nên điểm

Trang 30

nhấn đầy mát mẻ và lãng mạng cho khu vực phía Đông Nam của công viên, nơi tập trung các điểm nhìn từ đường Trần Quý Cáp

Hình 4 : Thác nước góc Đông Nam

4.4.5 Khu thể thao và nhà điều hành

Nằm ở góc Đông Bắc của khu vực nghiên cứu, khu thể thao được xây dựng với một sân bóng lớn và bốn sân nhỏ hơn phục vụ nhu cầu thể dục thể thao của người dân thành phố Các sân thể thao được liên kết với bãi giữ xe nhằm tạo sự thoải mái khi đến vui chơi thể thao ở công viên Ngoài ra khu vực này còn bao gồm một mảng xanh rộng với các đường dạo chạy vòng, bố trí rải rác đảm bảo cho nhu cầu dạo mát của người dân đến với công viên

Quán cà phê được thiết kế với mái hình tròn và được dựng chủ yếu bằng kính Ngồi tại đây, khách sẽ dễ dàng ngắm nhìn toàn bộ khu vực với những khóm hoa và tượng trang trí đặt rải rác dọc theo những đường dạo làm từ các phiến đá giẫm bước

Trang 31

Khu vực này còn là nơi đặt nhà điều hành, trung tâm quản lý toàn bộ công viên Ở vị trí này việc quan sát, chăm sóc, bảo dưỡng và quản lý sẽ đạt được hiệu quả cao nhất Nhà điều hành được xây dựng với mái ngói và gạch thô, xung quanh

là những cây dù hình ngũ giác tạo nên cảm giác gần gũi với thiên nhiên

Hình 5: Nhà điều hành

Các công trình trên được liên kết với nhau và với các khu vực lân cận bằng

hệ thống đường dạo lát đá thớt chừa các ron trồng cỏ đan xen với hệ thống giao thông cấp bốn (đá giẫm bước)

4.4.6 Khu dạo mát và trồng cây lưu niệm

Khu vực này có kiến trúc đơn giản gồm một quán cà phê ngoài trời ở vị trí trung tâm được làm bằng kim loại với tường chủ yếu lắp kiếng và mái bằng khung thép Những đường dạo làm từ đá thớt được bố trí theo hình cung và các đường ngang dọc chia khu vực này thành nhiều mảnh nhỏ có hình dạng khác nhau theo phong cách hiện đại Hệ thống giao thông cấp bốn nối những đường dạo này lại với nhau Cách phân chia này giúp cho người dân đến vui chơi tại công viên có được không gian dạo mát thoáng đãng và thoải mái

Ngày đăng: 19/07/2018, 07:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w