1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NGÃ TƯ RẠCH KIẾN HUYỆN CẦN ĐƯỚC TỈNH LONG AN THIẾT KẾ SÂN VƯỜN BIỆT THỰ SỐ 8, ĐƯỜNG SỐ 8, PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN THỦ ĐỨC, TP. HỒ CHÍ MINH

62 226 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 4,99 MB

Nội dung

Đây là khoảng không gian dùng để bố trí cây xanh, hoa kiểng và các công trình thư giãn nhằm tạo cảnh quan hài hòa, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của gia chủ.. Dù không phải là những

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

****************

HUỲNH CÔNG TOẠI

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU DI TÍCH LỊCH SỬ

NGÃ TƯ RẠCH KIẾN HUYỆN CẦN ĐƯỚC

TỈNH LONG AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 5/2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

****************

ĐOÀN THỊ HUỆ

THIẾT KẾ SÂN VƯỜN BIỆT THỰ SỐ 8, ĐƯỜNG SỐ 8,

PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN THỦ ĐỨC,

TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 5/2013

 

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá học, dưới sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Khoa Môi trường

và tài nguyên em đã thực hiện đề tại: “Thiết kế sân vườn biệt thự số 8, đường số 8, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh”

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Vương Thị Thủy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề tài Cảm ơn quý thầy cô trong khoa đã hết lòng giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua

Em xin nói lên lòng biết ơn sâu sắc đối với ông bà, cha mẹ đã chăm sóc, nuôi dạy con thành người Cảm ơn các anh chị và bạn bè đã ủng hộ giúp đỡ động viên em trong thời gian học tập và nghiên cứu

Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em mong nhận được những nhận xét và đánh giá hữu ích của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn

Tp HCM, ngày 31/ 05/2013 Sinh viên thực hiện ĐOÀN THỊ HUỆ

Trang 3

Phương pháp thực hiện như sau:

 Điều tra và đánh giá hiện trạng khu vực thiết kế thông qua tham khảo bản vẽ hiện trạng và quan sát thực tế Tìm hiểu các chủng loại cây trồng trên địa bàn Lên ý tưởng cho các phương án thiết kế có khả năng thực hiện được

 Sử lý số liệu: sử dụng các phần mềm đồ họa để vẽ, lập bảng thống kê cây xanh

và vật liêu sử dụng

Kết quả đạt được:

 Lựa chọn và lên phương án thiết kế phù hợp với khu đất thiết kế

 Các bảng thuyết minh: thiết kế, cây xanh

 Các bảng vẽ thiết kế: mặt bẳng tổng thể, phối cảnh tổng thể, phối cảnh chi tiết, mặt cắt, mặt đứng

Trang 4

SUMMARY

Thesis: "The landscape design garden villa No 8, Street No 8, Truong Tho

Ward - Ho Chi Minh City" was conducted in five months from 01/2013 to 06/2013

Topic which was conducted to design a beautiful garden villa with spacious green space, quiet service needs rest, relaxation of the owner after hours of hard work

Method as follows:

 Investigate and assess the status of the area through the reference design drawing status and actual observations Learn the types of crops in the area the idea for the design plans have the ability to perform

 Data processing: software used to draw graphics, tabulated statistics trees and materials used

Achieved results:

 Choice and to design plans to suit the the design area

 The notes to the table: design, plant

 The design drawing: current premises, the overall perspective, the detailed drawings

Trang 5

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG

Hình 2.1 Một góc vườn Nhật……… 3

Hình 2.2 Vườn Trung Hoa ở Sydney……… 5

Hình 2.3 Một góc tiểu cảnh vườn Châu Âu……… 6

Hình 2.4 Nhà truyền thống của Việt Nam……… 8

Hình 4.1 Mặt bằng hiện trạng khu đất thiết kế……… 21

Hình 4.2 Phân khu chức năng phương án 1……… 22

Hình 4.3 Phân khu chức năng phương án 2……… 24

Hình 4.4 Phân khu chức năng phương án 3……… 25

Hình 4.5 Sơ đồ giao thông phương án 3……… 27

Hình 4.6 Phối cảnh tổng thể mặt tiền sân vườn biệt thự……… 28

Hình 4.7 Phối cảnh tổng thể mặt hậu sân vườn biệt thự……… 29

Hình 4.8 Mặt bằng tổng thể sân vườn biệt thự……… 30

Hình 4.9 Phối cảnh cổng vào và tiền sảnh biệt thự……… 31

Hình 4.10 Phối cảnh vườn bên hông với tiêu điểm giàn bầu hồ lô……… 32

Hình 4.11 Phối cảnh vườn bên hông với tiêu điểm giàn hoa sử quân tử……… 33

Hình 4.12 Tiểu cảnh đèn đá và giàn hoa áp tường……… 34

Hình 4.13 Phối cảnh hồ bơi……… 35

Hình 4.14 Phối cảnh hòn non bộ……… 36

Hình 4.15 Khu vực tiếp khách ngoài trời……… 37

Hình 4.16 Khu vực vui chơi trẻ em và phối cảnh ban công trước……… 38

Hình 4.17 Phối cảnh ban công sau của biệt thự……… 39

Hình 4.18 Góc tiểu cảnh tường nước……… 39

Trang 6

DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG TRANG

Bảng 4.1 Danh mục cây bóng mát được sử dụng trong khu thiết kế……… 40 Bảng 4.2 Danh mục nhóm cây bụi và hoa nền trong khu vực thiết kế………… 42 Bảng 4.3 Bảng thống kê vật liệu sử dụng trong khu vực thiết kế……… 50

Trang 7

MỤC LỤC

TRANG

LỜI CẢM ƠN……… i

TÓM TẮT……… ii

SUMMARY……… iii

DANH SÁCH CÁC HÌNH……… iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG……… v

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ……… 1

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN……… 2

2.1 Tổng quan tài liệu……… 2

2.1.1 Giới thiệu sân vườn biệt thự……… 2

2.1.2 Các phong cách sân vườn……… 2

2.1.2.1 Vườn kiểu Nhật……… 3

2.1.2.2 Vườn kiểu Trung Quốc……… 4

2.1.2.3 Vườn kiểu Châu Âu……… 5

2.1.2.4 Sân vườn Việt Nam……… 6

2.1.3 Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan………… 8

2.1.3.1 Những đối tượng cơ bản trong thiết kế……… 8

2.1.3.2 Nguyên tắc thiết kế cảnh quan sân vườn……… 9

2.1.3.3 Nguyên lý về giác quan……… 10

2.1.3.4 Nguyên lý về bố cục……… 11

2.1.4 Nguyên tắc chọn, phối kết và bố trí cây xanh……… 12

2.1.4.1 Nguyên tắc chọn cây xanh……… 12

2.1.4.2 Nguyên tắc phối kết cây xanh……… 12

2.1.4.3 Một số phương pháp phối kết cây xanh……… 13

2.1.4.4 Nguyên tắc bố trí cây xanh……… 15

2.2 Tổng quan về khu vực thiết kế……… 16

Trang 8

2.2.1 Điều kiện tự nhiên của thành phố Hồ Chí Minh……… 16

2.2.1.1 Vị trí địa lí……… 16

2.2.1.2 Địa hình……… 16

2.2.1.3 Khí hậu……… 17

2.2.2 Đôi nét về quận Thủ Đức……… 18

2.2.3 Hiện trạng khu vực thiết kế 18 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN… 19 3.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài……… 19

3.2 Nội dung nghiên cứu của đề tài……… 19

3.2.1 Nghiên cứu, khảo sát hiện trạng……… 19

3.2.2 Tiến hành thiết kế……… 19

3.3 Các phương pháp nghiên cứu……… 20

3.3.1 Phương pháp ngoại nghiệp……… 20

3.3.2 Phương pháp nội nghiệp……… 20

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……… 21

4.1 Phân tích hiện trạng……… 21

4.2 Đề xuất các phương án thiết kế……… 22

4.2.1 Phương án 1……… 22

4.2.2 Phương án 2……… 23

4.2.3 Phương án 3……… 25

4.3 Tiêu chí lựa chọn phương án thiết kế tối ưu nhất……… 26

4.4 Phân khu chức năng và sơ đồ giao thông khu đất thiết kế…… 27

4.5 Thuyết minh thiết kế……… 28

4.5.1 Tổng thể sân vườn biệt thự……… 28

4.5.2 Khu vực cổng vào và tiền sảnh……… 30

4.5.3 Khu vực vườn bên hông của biệt thự……… 32

4.5.4 Tiểu cảnh đèn đá và giàn hoa áp tường……… 33

4.5.5 Khu vực hồ bơi……… 34

4.5.6 Tiểu cảnh hòn non bộ……… 36

4.5.7 Khu vực tiếp khách ngoài trời……… 37

4.5.8 Khu vực vui chơi trẻ em và ban công……… 38

Trang 9

4.5.9 Tiểu cảnh tường nước……… 39

4.5.10 Bảng thống kê cây xanh và vật liệu sử dụng……… 40

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… 53

5.1 Kết luận……… 53

5.2 Kiến nghị……… 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 54

Trang 10

Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, do đó nhu cầu hưởng thụ và thú vui tiêu khiển của con người cũng ngày càng đa dạng Ngoài việc hướng đến những không gian vui chơi giải trí và thư giãn tại các khu du lịch thì không gian riêng là nơi mà những người bận rộn hay hướng tới Biệt thự là một không gian tương đối kín so với xung quanh Sau một ngày làm việc mệt mỏi trong phòng làm việc, lại trở về nhà với một không gian tương

tự sẽ gây cảm giác nhàm chán Nhưng, nếu biệt thự có được một sân vườn phù hợp, lý tưởng cho việc đi dạo, hít thở khí trời, thưởng thức cảnh sắc hoa lá trong vườn nhà thì

sự mệt mỏi căng thẳng đó sẽ được giải tỏa nhanh chóng

Tại thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể hơn là ở phường Trường Thọ quận Thủ Đức, theo thời gian ngày càng có nhiều nhà cao tầng mọc lên san sát nhau làm không gian xanh bị thu hẹp dần Tuy có nhiều ngôi biệt thự mới và tiện nghi nhưng lại thiếu không gian dành cho nghỉ ngơi thư giãn, nhất là không gian cây xanh Cũng có nhiều biệt thự diện tích rộng, không gian thoáng, có sân vườn, nhưng nghệ thuật hoa viên, sân vườn chưa được chú trọng đã làm giảm đi giá trị căn nhà và phí phạm không gian trống

Nhằm mục tiêu tận dụng tốt các không gian trống của biệt thự để tạo sân vườn, vừa làm tăng mỹ quan cho ngôi nhà, vừa giúp tăng mảng xanh khu vực Đồng thời giúp cho những con người bận rộn có được khoảng không gian vừa trong xanh, vừa yên tĩnh để quay về

Đó là lý do đề tài: “Thiết kế sân vườn biệt thự số 8, đường số 8, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện

Trang 11

Chương 2

TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu

2.1.1 Giới thiệu sân vườn biệt thự

Sân vườn biệt thự là khoảng không gian trống nằm trong diện tích xây dựng của biệt thự Đây là khoảng không gian dùng để bố trí cây xanh, hoa kiểng và các công trình thư giãn nhằm tạo cảnh quan hài hòa, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của gia chủ

Sân vườn biệt thự là một thành phần hữu cơ hài hòa với tổng thể kiến trúc xây dựng Sắp xếp vườn cho hợp lý và chọn cây trồng thích hợp là điều kiện đầu tiên để có một sân vườn biệt thự đẹp và độc đáo Do đó, tùy theo đặc điểm, phương hướng, thổ nhưỡng, khí hậu và cảnh quan môi trường xung quanh để chọn vị trí thiết kế sân vườn, cổng vào, lối đi… cho hợp lý và hài hòa với kiến trúc ngôi nhà

Ngày nay, nghệ thuật thiết kế sân vườn biệt thự rất đa dạng Tùy theo phong tục, tập quán và nền văn hóa của mỗi quốc gia mà nghệ thuật sân vườn cũng được phát triển phong phú hơn Dù không phải là những nghệ nhân tầm cỡ, nhưng để tạo một khu vườn nhỏ xinh cho ngôi nhà của mình, chúng ta cũng có thể tự do sáng tạo vườn theo các chủ đề: vườn thưởng ngoạn, vườn hoa, vườn Nhật, vườn ao cá, vườn khô…

2.1.2 Các phong cách sân vườn

Hiện nay, khi cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về không gian nghỉ ngơi, thư giãn lại càng được chú trọng Những ngôi biệt thự với sân vườn kiểu mẫu được bố cục nên thơ, mạnh mẽ, thoáng đạt với cây xanh và hoa cỏ…, được thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau giúp cho gia chủ có nhiều sự lựa chọn theo nhu cầu và mục đích sử dụng

Trang 12

2.1.2.1 Vườn kiểu Nhật

Theo báo Sức Sống Mới 2012, vườn Nhật là kiểu vườn cảnh truyền thống của Nhật Bản.Vườn Nhật mang đặc trưng nổi bật đó là tập hợp ngăn nắp của các vật thể thiên nhiên thu nhỏ qua bàn tay của con người (như một tảng đá được làm trông dáng như một quả núi, hay đất đắp thành những quả đồi, hoặc những cây được uốn cho giống như cây cổ thụ…) xung quanh một hồ nước nhân tạo có những hòn đảo giả

Hình 2.1 Một góc vườn Nhật

(Nguồn: http://batdongsan.com.vn)

Với người Nhật, một ngôi nhà truyền thống ngoài kiểu kiến trúc đặc trưng thì khu vườn là một trong những điểm nhấn không thể thiếu Mục đích của việc tạo những khu vườn này là để con người có thể nghỉ ngơi, thư giãn và hòa mình với thiên nhiên, với cây cỏ, hoa lá,… nên vườn Nhật có rất nhiều thể loại Có thể chia vườn Nhật thành

5 thể loại: vườn trà, vườn đi dạo, vườn khô, vườn thiền và sân vườn

Vườn đi dạo thường được nhấn mạnh bởi nhiều cảnh đẹp tự nhiên để du khách tản bộ trong vườn chiêm ngưỡng Vườn đi dạo là kiểu vườn khó thiết kế nhất ngay cả với những nhà thiết kế sân vườn chuyên nghiệp Nó đòi hỏi phải có ý tưởng rõ ràng, cô đọng và giải pháp tỉ mỉ để tạo ra tính thống nhất giữa các cảnh riêng biệt

Khu vườn kiểu mẫu tiếp theo phải kể đến là vườn trà Vị trí nguyên thủy của kiểu vườn này là ở phía trước hay bao quanh một ngôi nhà uống trà Không gian của kiểu vườn này yên tĩnh và thoáng đãng, tạo cảm giác an lành và nhàn nhã cho người

Trang 13

thưởng trà Hoạt động trà đạo thỉnh thoảng diễn ra vào ban đêm nên khu vườn được chiếu sáng bởi những ngọn nến được đặt trong đèn lồng bằng đá

Vườn thiền được các tín đồ đạo Phật Nhật Bản thiết kế nhằm gợi lên những ý tưởng thiền niệm, nhấn mạnh khái niệm cảm xúc sơ khai về sự lột bỏ các lớp bề mặt

để khám phá bản thể bên trong, thì vườn trên hồ cũng là một nét đẹp khác của vườn Nhật Qua bàn tay con người, một tảng đá có thể làm thành một ngọn núi, đất đắp thành đồi, cây được gọt tỉa cho giống cổ thụ,… xung quanh hồ nước nhân tạo có những đảo giả Tất cả các yếu tố ấy được kết hợp một cách hài hòa tạo nên một không gian yên tĩnh và thoát tục để con người tĩnh tâm và hòa nhập với vũ trụ

Tiếp theo là vườn khô, đây là kiểu vườn độc đáo nhất của Nhật Bản Mặc dù vườn khô không chứa đựng cây cối, cỏ hoa và nước, nhưng vẫn được thiết kế nhằm tái hiện những dãy núi và cảnh quan tự nhiên khác của Nhật Bản qua việc sử dụng và bố trí đá, sỏi, cát trắng, rong rêu và các loại cây được gọt tỉa Đó cũng là nguồn gốc vẻ đẹp giản dị của vườn khô và vì thế nó trở nên ngày càng phổ biến trong đời sống hiện đại đầy áp lực

Đối với kiểu sân vườn, mục đích thiết kế chính là tạo ra cảnh quan đẹp Cũng giống với vườn trà, sân vườn sử dụng phối hợp ba thành phần cơ bản mang tính truyền thống: một thạch đăng, những phiến đá dặm bước và một bồn đá chứa nước Chúng được sử dụng nhằm mục đích trang trí là chính

Mỗi kiểu vườn mang những đặc trưng và nét đẹp riêng nhưng đa phần những vườn Nhật đẹp, mang sắc thái Nhật Bản thường phối hợp hai hay nhiều kiểu vườn với nhau

2.1.2.2 Vườn kiểu Trung Quốc

Theo Lantoday 2009, nghệ thuật vườn Trung Hoa chủ yếu nhấn mạnh việc mô phỏng tự nhiên và thay đổi tâm trạng cho người thưởng ngoạn bằng các thủ pháp chia cắt, đóng mở, rẽ ngoặt mang nhiều yếu tố sắp đặt

Trong vườn cảnh Trung Hoa yếu tố đá và nước được coi trọng hơn cả Ở đây có một số coi như là nét đặc trưng đó là các non bộ hùng vĩ soi mình xuống hồ nước với đường viền liễu rũ như trong những bức tranh thủy mặc Những hành lang dài có mái che, những thủy đình giữa hồ với cấu trúc khúc khuỷu, theo quan niệm người Trung Hoa, để tránh quỷ dữ vào nhà hoặc các lầu hóng mát, ngắm trăng…

Trang 14

Hình 2.2 Vườn Trung Hoa ở Sydney

(Nguồn: http://vi.wikipedia.org)

Ngoài ra, các lối đi thường lát gạch hay đá, những hình trang trí hay các bộ phận có kiến trúc vuông và tròn có ý nghĩa rất sâu sắc thể hiện “trời tròn đất vuông” cũng là những nét đặc trưng của kiểu vườn Trung Hoa

2.1.2.3 Vườn kiểu Châu Âu

Theo trang web kientaoviet.vn, tiểu cảnh sân vườn – Vườn kiểu Châu Âu là loại vườn phổ biến nhất Đây là kiểu vườn không kén chọn diện tích, có thể là vườn treo trên ban công có nhiều loại hoa rực rỡ, những chậu hoa đủ màu sắc tạo khung cảnh tươi mát làm đẹp cho ngôi nhà

Trong vườn thường chọn tường trắng, tượng cổ hay các đồ gốm giả gỗ để làm điểm nhấn cho vườn Hồ nước được xây dựng theo một quy tắc nhất định, giữa hồ có đài phun cộng hưởng với hệ thống phun xung quanh đài

Các chi tiết thường thấy của vườn kiểu Châu Âu là hoa lá đa sắc, cỏ xanh mát, giàn hoa leo có sàn gỗ nâu bóng lát ngoài trời kèm theo một bộ bàn ghế uống nước dưới tán dù, vài bức tượng trắng toát lên sự thanh nhã, sang trọng

Trang 15

Hình 2.3 Một góc tiểu cảnh vườn Châu Âu

(Nguồn:http://www.xaynhadep.net.vn)

Khác với phong cách vườn Trung Hoa, phong cách vườn Châu Âu không bị chi phối nhiều bởi tính tự nhiên mà luôn thể hiện sự chăm chút bởi bàn tay con người Bố cục, đường nét của vườn Châu Âu rất mạnh mẽ, mang tính chất của hình khối học một cách rõ ràng và thường mang tính đối xứng

Cây cảnh trong vườn Châu Âu có phong cách từ cổ điển cho đến bán cổ điển đều được chăm sóc, cắt tỉa gọn gàng theo mô hình của hình học: vuông, tròn, nón, tròn xoay,… đường dạo của phong cách vườn cũng thường là thẳng hoặc gấp khúc vuông vắn chứ không mềm mại, uốn lượn Đài phun nước, cây cắt tỉa tạo hình khối và ít có những cây bóng mát có tán lá sum suê chính là nét nổi bật của vườn cảnh phương Tây

2.1.2.4 Sân vườn Việt Nam

Theo Thaisk 2007, sân vườn Việt Nam thể hiện dưới dạng những khu vườn cảnh, cây kiểng được xây dựng nhằm mục đích làm cảnh, thỏa mãn sở thích sưu tập hoa kiểng đẹp của gia chủ

Vườn cảnh Việt Nam không nổi tiếng như vườn Nhật, vườn Trung Hoa do không có những nét đặc trưng rõ ràng và khuôn mẫu cụ thể cũng như độ phổ biến rộng rãi ra ngoài khu vực Các vườn cảnh ở Việt Nam, nhất là những khu vườn lớn, cổ, thường mang những nét tương đồng với vườn Trung Hoa như hòn non bộ, thủy đình, các lầu hóng gió, ngắm trăng, các hồ nước được trồng viền liễu rũ,… Ở những khu

Trang 16

vườn hiện đại, còn được vận dụng các thủ pháp, phong cách vườn Nhật, vườn Châu

Âu vào nghệ thuật vườn

Ở vườn Việt Nam những nét vận dụng nghệ thuật vườn cảnh thế giới thường được Việt hóa để tạo nên nét riêng và phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai, văn hóa

và lịch sử từ đó khiến vườn Việt Nam có những đặc điểm riêng Vườn Việt Nam thường là sự thể hiện lại nét tự nhiên của thiên nhiên mộc mạc, ít câu nệ vào các quy tắc, nghiêm luật; đó là các cây cối thường để phát triển tự nhiên chứ không cắt tỉa thường xuyên, những yếu tố như nét dân dã và bản sắc dân tộc cũng luôn được đề cao

Những nét gần gũi với đời sống thường nhật ở thôn quê Việt Nam như: cây đa bến nước, cây khế bờ ao, lũy tre, hàng rào chè tàu hay dâm bụt, hàng cau, giếng khơi, cây cau vương vít bụi trầu cạnh lu nước với chiếc gáo dừa được tra chiếc cán tre,…

Trong vườn cảnh Việt Nam ở mỗi miền lại thường có những ngôi nhà mang đậm nét đặc trưng như: nhà ba gian, hai chái ở những vườn cảnh Bắc Bộ; nhà rường trong những nhà vườn Huế; hoặc được làm đẹp bằng những kiểu nhà sàn của dân tộc thiểu số vùng cao Ở Nam Bộ trong vườn thường có thêm những cây cầu khỉ bằng tre vắt vẻo qua các mương nước Ở thành phố lớn điều kiện có khó hơn về đất đai nên thường chỉ có những khu vườn nhỏ và tập trung vào cái chất với non bộ, bonsai và cây cảnh

Chính vì những nét riêng này mà ở Việt Nam có nhà vườn Huế rất đặc biệt, được nhiều người biết đến, công nhận về tính đặc hữu

Trang 17

Hình: 2.4 Nhà truyền thống của Việt Nam

(Nguồn:http://thepcuong.com)

2.1.3 Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan

2.1.3.1 Những đối tượng cơ bản trong thiết kế

Theo Grant W Reid 2003, những đối tượng cơ bản của thiết kế có thể nhận biết bao gồm 10 thực thể riêng biệt Bảy đối tượng thị giác cơ bản đầu tiên là: điểm, đường, mặt, khối, phương, màu sắc và bề mặt Ba yếu tố còn lại có liên quan đến những giác quan thị giác là: Âm thanh, mùi và xúc giác

Điểm: Là một chấm không có kích thước trên một mặt bất kỳ trong không gian Đường: Khi một điểm di chuyển sẽ vạch ra một đường

Mặt: Khi một đường chuyển động tịnh tiến trong không gian sẽ tạo ra một mặt bậc hai hoặc một diện không độ dày Hình dạng của mặt chính là hình dạng của đường

Hình khối: Khi một mặt di chuyển tạo ra một khối ba chiều Hình khối có thể được xem như một đối tượng đặc, hoặc đối tượng rỗng gồm các mặt phẳng ghép lại

Không gian bên ngoài được định dạng bằng những mặt phẳng ngang, đứng hoặc các mặt ghềnh, giống như một căn phòng, hình khối của chính nó được tạo bởi tường, trần và sàn Một số mặt trong không gian có thể mở hoàn toàn hoặc có thể mở một phần cho ánh sáng, không khí, mưa và những yếu tố thiên nhiên khác vào trong

Trang 18

Sự chuyển động: Khi khối ba chiều di chuyển, tạo thành sự chuyển động, thêm vào yếu tố thời gian như một đối tượng thiết kế

Trong thiết kế không gian ngoài nhà, nhận thức của người quan sát di chuyển luôn ấn tượng hơn nhận thức của người quan sát đứng yên đối với vật chuyển động

Màu sắc: Tất cả các bề mặt vốn có vài màu, chúng phụ thuộc vào các bước song ánh sáng khác nhau

Bề mặt: Đặc điểm bề mặt là kết quả của sự tồn tại những điểm hoặc những đường lập đi lập lại tạo thành những kiểu từ mịn đến thô, hoặc cảm giác xúc giác khi

sờ lên bề mặt

Âm thanh - nhận thức thính giác: có ảnh hưởng sâu sắc đến con đường nhận thức không gian, âm thanh có thể náo nhiệt hoặc yên ả, tự nhiên hay do con người tạo

ra, du dương hay ầm ĩ…

Mùi- nhận thức khướu giác: nóng và lạnh, trơn và nhám, sắc và cùn, mềm và cứng, ẩm và khô…

2.1.3.2 Nguyên tắc thiết kế cảnh quan sân vườn

Thiết kế sân vườn không phải là một môn khoa học chính xác và những nguyên tắc được sử dụng để thiết kế cũng có nhiều cách nói khác nhau Ba phạm trù dưới đây chứa những yếu tố cơ bản mà khi kết hợp chúng với nhau sẽ đem lại những cách giải thích thường dễ chấp nhận cho việc thiết kế cảnh quan sân vườn đẹp

Thứ tự - cân bằng - sự cân đối: Cấu trúc cơ bản của sân vườn Thứ tự có thể được sử dụng qua tính đối xứng, như trong một sân vườn thông thường, thông qua việc

sử dụng các loại cây hay màu sắc…

Hài hòa hay đồng nhất: Khi những phần của khu vườn có tác động chung với nhau như toàn bộ khu vườn Điều này có thể thực hiện bằng việc sử dụng giới hạn các màu sắc, loại cây,… Chủ đề của khu vườn nên xây cho đồng nhất

Dòng chảy, chuyển động hay nhịp điệu: Liên tục giữ ánh mắt của bạn di chuyển

và trực tiếp vào nơi bạn muốn để nhìn thấy sự chuyển đổi dần từ độ cao và màu sắc để tránh tầm nhìn của bạn bị dừng lại đột ngột Sự chuyển đổi cũng có thể giúp bạn sử dụng để tạo ra hình ảnh của không gian lớn bằng việc tạo chiều sâu cho khu vườn qua việc sử dụng các loại cây

Trang 19

2.1.3.3 Nguyên lý về giác quan

Mỗi một bố cục cảnh quan hoa viên có toát lên được giá trị thẩm mỹ hay không phụ thuộc vào các giác quan của con người, chủ yếu là thị giác Song hiệu quả thu nhận ra sao còn phụ thuộc vào các điều kiện nhìn, bao gồm điểm nhìn, tầm nhìn và góc nhìn

Điểm nhìn là vị trí đứng nhìn Nếu vị trí nhìn cùng chiều với ánh sáng thì chi tiết của các vật thể được nhìn nổi rõ Ngược lại, khi vị trí ngược chiều ánh sáng thì chi tiết của vật thể bị lu mờ đi, còn đường bao vật thể được nổi rõ hơn do sự tương phản của khoảng sáng bao quanh và diện tích tối toàn thân của vật thể

Tầm nhìn là khoảng cách từ điểm nhìn tới tiêu điểm nhìn Khoảng cách này có mối quan hệ gắn bó với đặc tính quang học của mắt, chiều cao và ngang của vật thể và chi tiết, chất liệu bề mặt của vật thể

Đặc tính quang học của mắt người bình thường cho phép nhìn rõ trong góc hình nón 28o Với góc này tương quan giữa khoảng cách nhìn và chiều cao, ngang của vật thể là 2 thì cho phép thu nhận trọn vẹn toàn thể vật thể D/2L (2H) Song nếu muốn quan sát vật thể trong không gian rộng có bầu trời, cây cỏ xung quanh, cần được nhìn dưới góc 18o, nghĩa là D/3L (3H) Như vậy, tỉ lệ D/L (H) là tương quan quan trọng để xác định chất lượng không gian

Nếu D/L (H) nhỏ hơn 1: tác động nội tại của các thành phần bao quanh không gian là rất mạnh mẽ, không gian nhỏ hẹp, con người cảm thấy kín, khó thở và sợ hãi

D/L (H) bằng 1: cảm giác có sự cân bằng tỷ lệ với con người, gây ấn tượng thân mật, gần gũi

D/L (H) từ 1 – 2, con người vẫn còn có cảm giác cân xứng; D/L (H) > 2 thì không gian trở nên bao la, trống trải, kém lực hút và mối quan hệ giữa các thành phần tạo không gian trở nên lỏng lẻo

Song nếu L hay H có kích thước từ 150 m trở lên, để nhìn được trọn vẹn vật thể, tức D/L (H) = 2 thì phải đứng cách xa 300 m Ở khoảng cách này không thể nhìn thấy chi tiết, chất liệu trang trí bề mặt vật thể Do đó khi thiết kế cảnh quan hoa viên cần phải lưu ý đặc điểm quan trọng này

Qua điều tra xã hội học, D có kính thước không quá 25 m là khoảng cách nhìn

rõ, hợp lý và gần gũi Theo kinh nghiệm của các chuyên gia thiết kế cảnh quan hoa

Trang 20

viên, cải tạo mảng cây xanh cũng cần theo một module tương tự như bước cột trong thiết kế công trình Module trong thiết kế cảnh quan hợp lý là 21 – 24 m Đây được coi

là một đơn vị tiêu chuẩn trong thiết kế cảnh quan gần với tỉ lệ của con người

Góc nhìn là hướng nhìn vật thể Mỗi một vật thể có hướng nhìn khác nhau dẫn đến sự thay đổi tương ứng của viễn cảnh và hình dạng của các vật thể trong bố cục

Hướng nhìn liên quan đến việc di chuyển điểm nhìn Nếu tốc độ di chuyển nhanh, hình ảnh lưu trên võng mạc quá ngắn chưa thể nhìn rõ chi tiết bên trong vật thể Ngược lại, tốc độ di chuyển chậm, thời gian thu nhận lâu, nhận biết chi tiết rõ nét hơn

Do đó khi thiết kế cảnh quan cần lưu ý kênh thị giác của tuyến đi bộ và giới hạn (Hàn Tất Ngạn, 1999)

Trong bố cục sân vườn thì nguyên tắc này tạo hiệu quả thanh bình, ổn định và

an toàn, đặc biệt dùng trục thẳng đứng và trục ảo với điểm nhìn tĩnh Đối với cây xanh phải sử dụng những loài có tán cân đối, dễ cắt xén hình học, dễ gây hiệu quả thị giác Địa hình bằng phẳng là một lợi thế để áp dụng bố cục đối xứng

* Bố cục tự do

Bố cục tự do: Là dạng bố cục có tổ chức không gian tự do, trong đó các yếu tố hình khối (công trình kiến trúc, cây xanh, ) không đối xứng nhau qua trục chính Bố cục tự do các yếu tố hình khối không đối xứng nhau nhưng được sắp đặt cân bằng qua trục trung tâm

Cảnh quan theo bố cục tự do thường mô phỏng thiên nhiên, quy hoạch theo sự bài trí của tự nhiên, tận dụng tối đa những gì sẵn có của thiên nhiên như yếu tố địa hình, mặt nước, cây xanh, các yếu tố sinh thái khác Do đó khi xây dựng cảnh quan

Trang 21

theo nguyên tắc này cần phải có sự kết hợp khéo léo giữa yếu tố nhân tạo và thiên nhiên

Bố cục tự do thường xuất hiện trong những cảnh quan ven mặt nước, địa hình đồi núi – phức tạp

Dạng các công trình cân xứng qua trục chính, còn lại các yếu tố cảnh quan xung quanh tự do nhưng cân bằng qua trục

Cảnh quan thường theo nguyên tắc cận đối xứng – viễn tự do Đây là dạng bố cục thể hiện được cả tính tổ chức kết hợp sự hài hoà với cảnh quan thiên nhiên

2.1.4 Nguyên tắc chọn, phối kết và bố trí cây xanh

2.1.4.1 Nguyên tắc chọn cây xanh

Chọn loại cây trồng phù hợp với địa phương về thổ nhưỡng và khí hậu

Tránh chọn những loài cây trong danh mục cây cấm trồng

Chọn loại cây phù hợp chủ đề của sân vườn

Phát huy hiệu quả tổng hợp và tạo cảnh quan xanh

2.1.4.2 Nguyên tắc phối kết cây xanh

* Phối kết theo màu sắc

Cây xanh được phối kết theo 2 hướng của màu sắc, đó là tương đồng và tương phản Nếu như những sắc màu tương đồng mang tính nhẹ nhàng sẽ tạo cảm giác tĩnh lặng thì với tương phản lại ngược lại, nó sẽ tạo ra sự xung đột giữa các đối tượng và làm giảm đi tính chất đơn điệu của đối tượng

Ngoài ra, màu sắc cũng có thể tạo ra những hiệu ứng về mặt không gian, những gam màu sáng và nhạt tạo cảm giác không gian xa hơn, rộng hơn Ngược lại, những gam màu tối gây cảm giác như mang đối tượng lại gần hơn, khiến không gian trở nên nhỏ hơn ta có thể ứng dụng lý thuyết này trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn

về không gian, ví dụ như những công trình, nhà ở trong thành phố, vườn trong nhà,…

Trang 22

* Phối kết theo hình dáng

Ngoài những hiệu ứng về màu sắc, khai thác triệt để yếu tố hình dáng và chiều cao cây sẽ tạo ra những hiệu quả bất ngờ Thường khi phối kết theo bố cục này, cần quan tâm tương quan hình dáng giữa cây và công trình, giữa các loại cây với nhau

Hình dáng cây tương phản với công trình sẽ mang lại cảnh quan sinh động hơn, thường được sử dụng để nhấn mạnh khu trung tâm chính của công trình

Những hàng cây, cụm cây có hình dạng tương đương được sử dụng để nhấn mạnh lối vào hay đường đi

2.1.4.3 Một số phương pháp phối kết cây xanh

Theo Võ Văn Đông 2012, có các phương pháp phối kết cây xanh như sau:

* Cây độc lập

Cây có hình khối dáng dấp và màu sắc đẹp, độc lập, có kích thước tỷ lệ hài hoà với không gian trong quần thể kiến trúc, thường được bố trí độc lập Khi bố trí, cần chú ý đến yếu tố đặc trưng về hình khối dáng dấp và màu sắc sao cho có thể thụ cảm được trọn vẹn các yếu tố ấy và đồng thời góp phần thể hiện tính chất bố cục chung Cụ thể cây độc lập được bố trí trong một số trường hợp sau đây:

Cây độc lập được bố trí trong không gian trống của vườn - công viên, trên các quảng trường Trong trường hợp này, cây độc lập làm nhiệm vụ bố cục trung tâm phong cảnh cho khoảng trống gần điểm nhìn, hoặc làm phong phú cho mảng bao quanh không gian trống Ở đây, để thụ cảm được trọn vẹn giá trị trang trí của cây độc lập, cây phải có hình thức tán độc đáo (rũ, tháp, cầu…), màu sắc lá rực rỡ tương phản màu mảng cây xung quanh

Cây độc lập được bố trí cạnh công trình xây dựng: Ở đây, cây có vai trò chủ đạo trong không gian trống trước nhà, sân trong và có ý nghĩa trang trí mặt nhà rất lớn Trong trường hợp này, việc chọn hình khối, dáng dấp và màu sắc cây phụ thuộc vào giải pháp kiến trúc của công trình xây dựng

Cây độc lập được bố trí trên lối đi, chỗ rẽ của con đường: Trong trường hợp này

do tầm nhìn rất gần nên thường cây bụi được bố trí là những cây có hoa đẹp hay cây thân gỗ, có kích thước nhỏ mới mang lại hiệu quả thụ cảm trọn vẹn và tỉ mỉ, cây có thể

ở dạng cắt xén hoặc phát triển tự nhiên

Trang 23

Đối với cây để phát triển tự nhiên nên tổ hợp với một số yếu tố tạo cảnh khác như đá, mô đất, ghế đá, Khi bố trí cây độc lập, để tăng cường hiệu quả trang trí cũng cần phải chọn nền có màu sắc tương phản, để làm nổi bật yếu tố trang trí của cây

* Khóm cây

Khóm cây gồm một số cây được tổ hợp trong một bố cục trọn vẹn, riêng rẽ Thành phần của khóm có thể là cây thân gỗ, cây bụi hay hỗn hợp cây thân gỗ và cây bụi Cây trong khóm có thể khác nhau về độ lớn (nhỏ, trung bình, lớn), bố trí dày hay thưa, độ thưa thoáng của tán (tán cây thưa, trung bình rậm), tính chất ngoại hình của cây tạo khóm (đối xứng và không đối xứng, tương phản và đồng nhất, tĩnh và động)

Do đó việc bố cục tạo hình khóm cây rất phong phú và đa dạng Khóm cây có thể được bố trí trong một số trường hợp sau đây:

Khóm cây được bố trí trong khoảng trống của vườn, công viên, trên các quảng trường đô thị: Ở đây, khóm cây làm nhiệm vụ chuyển tiếp sự chú ý của con người từ chỗ phân tán đến tập trung vào những nhân tố chính của quần thể cảnh quan trung tâm

đô thị hay cảnh quan công viên

Khóm cây được bố trí bên công trình xây dựng: Trường hợp này khóm cây có tác dụng chi phối bố cục chung của quần thể kiến trúc do khóm cây là một thành phần

bố cục có quy mô, hình khối đáng kể so với quy mô của công trình xây dựng Do đó tương quan hình khối, dáng dấp và màu sắc của khóm cây với công trình cần được cân nhắc kĩ lưỡng

Khóm cây được bố trí bên bờ nước: Trong trường hợp này, hình khối dáng dấp cũng như màu sắc khóm cây có ý nghĩa trang trí đặc biệt quan trọng, vì việc thụ cảm khóm cây ở phía bờ đối diện rất có ưu thế

Khóm cây được bố trí ở cuối đường: Ở đây khóm cây làm nhiệm vụ khép kín phối cảnh Có thể kết hợp khóm cây với các tác phẩm điêu khắc trang trí để nhấn mạnh điểm kết thúc trục đường và làm trung tâm bố cục phong cảnh con đường

* Hàng cây

Hàng cây là dạng rất quen thuộc đối với bất kì ai đi trên đường phố Theo đúng như tên gọi của nó, hàng cây là cây trồng theo những đường nhất định, có thể thẳng hay tròn hoặc cong,… Hàng cây ngoài vị trí trên đường phố ra còn có trong vườn công viên, trên sân, quảng trường trước nhà Mục đích của việc trồng cây theo hàng là nhằm

Trang 24

phân đoạn không gian, biểu hiện ý nghĩa, chức năng của không gian hoặc nhân tính chất phân vị đứng đều đặng của nhà…

Cây trồng theo hàng có hai dạng cơ bản: dạng trồng thưa và dạng trồng dày Hàng trồng thưa có nhiều dạng: một hàng, hai hàng hay nhiều hàng Việc trồng cây theo hàng có vẻ đơn điệu nhưng rất phong phú Qua lựa chọn hình khối tán, độ cao

và những loài cây đặc trưng của địa phương có thể biểu đạt được ý đồ nhất định về một chủ đề nào đó Hàng cây thưa thường được bố trí trên đường phố và trước công trình xây dựng

Hàng cây dày gồm ba loại: tường cây xanh, hàng rào cây xanh và đường viền Tường cây xanh là hàng rào cây dày có độ cao trên 3m Hàng rào cây xanh được sử dụng với mục đích trang trí hoặc ngăn chia không gian một cách ước lệ (chiều cao rào

từ 0.5m - 0.7m) Đường viền là hàng cây dày có độ cao dưới 0.5m, thường là cây bụi, cây thân thảo

* Dây leo

Cây leo giàn là kiểu trang trí thoáng trong không gian và có giá trị bóng mát Giãn cây có vai trò nhấn mạnh, tính chất trang trí lối đi là sự chuyển tiếp không gian từ khu vực này sang khu vực khác

2.1.4.4 Nguyên tắc bố trí cây xanh

Theo Chế Đình Lý 1997, cây xanh có thể bố trí theo các nguyên tắc sau:

Sự đơn giản: Sự đơn giản không có nghĩa là tẻ nhạt, sự lặp lại về hình dạng, kết cấu và màu sắc Sự đơn giản tạo nên nét thanh lịch tao nhã

Sự thay đổi: Bằng cách thay đổi về hình dạng, màu sắc và kết cấu, cảnh quan sẽ tránh được sự buồn tẻ và thu hút người xem

Trang 25

Sự nhấn mạnh: Đó là một cách hoạch định chú ý đối với các đặc trưng quan trọng, các điểm nhấn của công trình

Sự cân bằng: Gồm có cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng, trong đó cân bằng bất đối xứng có thể được tạo ra bằng cách sử dụng cân bằng cùng kích thước sẽ mang lại cảm giác tự nhiên hơn kiểu cân bằng đối xứng

Sự liên tục: Sự liên tục tạo ra bởi sự phát triển của hình dạng, màu sắc hay kết cấu Nó có thể được tạo ra bởi những tổ hợp của mỗi loại

Sự cân đối: Một bản đồ thiết kế hoa viên được phác thảo với một tỷ lệ thực địa Gồm có tỷ lệ tương đối và tỷ lệ tuyệt đối Được sử dụng tối đa giá trị nghệ thuật và các tính chất khác của cây xanh, do đó việc chọn loại cây rất quan trọng và phải đảm bảo các nguyên tắc cấu trúc cây xanh

2.2 Tổng quan về khu vực thiết kế

2.2.1 Điều kiện tự nhiên của thành phố Hồ Chí Minh

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia 2013, điều kiện tự nhiên của thành

phố Hồ Chí Minh như sau:

2.2.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10o10’- 10o38’ vĩ độ Bắc và 106o22’- 106o54’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang

2.2.1.2 Địa hình

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ

và đông bằng sông Cửu Long Địa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam

và từ Đông sang Tây Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình:

Vùng cao nằm ở phía Bắc-Đông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc Bắc huyện

Củ Chi, Đông Bắc quận Thủ Đức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10 - 25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9)

Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Đông Nam thành phố (thuộc các quận 9, 8, 7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2 m, thấp nhất 0,5 m

Trang 26

Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Đức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn Vùng này có độ cao trung bình 5 - 10 m

2.2.1.3 Khí hậu

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Cũng như các tỉnh ở Nam Bộ, đặc điểm chung của khí hậu – thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa – khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng

4 năm sau.Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu cho thấy những đặc trưng khí hậu của Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:

* Nhiệt độ

Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm Số giờ nắng trung bình/tháng 160/270 giờ Nhiệt độ không khí trung bình 27 oC Nhiệt độ cao tuyệt đối

40 oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8 oC Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng

4 (28,8 oC), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,7 oC) Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25 - 28 oC

Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển của chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm ô nhiễm môi trường đô thị

* Lượng mưa

Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm thấp nhất 1.392 mm (1958) Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam-Đông Bắc Đại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía

Nam và Tây Nam

* Độ ẩm

Trang 27

Độ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100% Bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%

* Gió

Thành Phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây-Tây Nam và Bắc-Đông Bắc Gió Tây-Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi vào trong mùa mưa khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình khoảng 3,6 m/s

và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s Gió Bắc-Đông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s Ngoài ra có gió tín phong hướng Đông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s Về cơ bản Thành Phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão

2.2.2 Đôi nét về quận Thủ Đức

Theo Nghị định 03/CP, quận Thủ Đức bao gồm 12 phường với tổng diện tích 4726,5 ha và có tổng dân số khoảng 442.177 người Với vị trí chiến lược tại cửu ngõ phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, giáp ranh Dĩ An, Thuận An và Bình Dương, quận Thủ Đức có tiềm năng phát triển về kinh tế-xã hội rất lớn

Cùng với tộc độ đô thị hoá của toàn thành phố, trên địa bàn quận ngày càng có nhiều nhà cao tầng mọc lên Đi đôi với chất lượng cuộc sống của người dân thành thị

là những dãy nhà chung cư cao cấp, các căn biệt thự sang trọng như dự án biệt thự Thủ Đức Garden homes được khởi công vào tháng 3/2007

2.2.3 Hiện trạng khu đất thiết kế

Khu đất thiết kế thuộc phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh Đây là một khu đất tư nhân, đã có công trình xây dựng là một ngôi nhà biệt thự hai tần lầu

Tổng diện tích khu đất là 543 m2, trong đó diện tích xây dựng nhà là 140 m2 Khu đất có hình vuông bị vạt góc trái, biệt thự được xây dựng ở mép rìa của khu đất

Trang 28

Chương 3

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đưa ra phương án thiết kế tốt nhất phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng của gia chủ

3.2 Nội dung nghiên cứu của đề tài

3.2.1 Nghiên cứu, khảo sát hiện trạng

Xác định mặt bằng hiện trạng khu đất và công trình trong khu đất

Điều tra hiện trạng khu vực: địa hình, đất, hệ động vật – thực vật, chế độ thuỷ văn, khí hậu…

Điều tra không gian có thể tận dụng để bố trí cảnh quan trong biệt thự

Khảo sát các loại cây trồng trong khu vực để chọn loại cây thiết kế hợp lý, thích nghi với điều kiện của khu vực

Căn cứ vào hiện trạng của khu vực thiết kế chọn phương án thiết kế không gian tối ưu, phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của gia chủ

3.2.2 Tiến hành thiết kế

Từ kết quả khảo sát được hình thành sơ đồ phát thảo ý tưởng sơ bộ

Lập các phương án thiết kế có khả năng thực hiện được

Xây dựng tiêu chí để lựa chọn phương án tối ưu nhất

Chọn phương án tối ưu nhất và tiến hành thiết kế sơ bộ

Hoàn chỉnh thiết kế sơ bộ, chỉnh sửa và lập bản vẽ chi tiết

Hoàn thành bản vẽ chi tiết và tạo phối cảnh cho công trình cùng với bản thuyết minh cho đồ án

Trang 29

3.3 Các phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp ngoại nghiệp

Tham khảo mặt bằng hiện trạng khu vực thiết kế

Điều tra tình hình khí hậu, thủy văn, nhiệt độ,… của khu vực thiết kế, thu thập tài liệu liên quan đến khu vực

Điều tra, lập danh sách các chủng loại cây cảnh, hoa kiểng trong khu vực để lựa chọn cho thiết kế

3.3.2 Phương pháp nội nghiệp

Áp dụng các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan vào bài đồ án: các quy luật bố cục, tao hình cảnh quan; kỹ xảo tạo hình – trang trí không gian – cảnh quan

Tham khảo tài liệu về thực vật và áp dụng các nguyên tắc chọn và phối kết cây xanh

Sử dụng các phần mềm đồ họa: Autocad, Photoshop, Vray và Sketchup

Trang 30

2001 Tính đến nay, tuổi thọ của ngôi biệt thự là 12 năm, mặc dù có thông qua tu sửa

và trang trí lại một vài chi tiết nội thất nhưng nhìn chung tổng thể của biệt thự vẫn mang nét cũ kĩ và lỗi thời

Sân vườn của biệt thự rất đơn điệu, ở hai góc vườn sau có vài cây bóng mát trồng liền kề, tán lá phát triển đụng nhau Bóng của cụm cây bóng mát này làm tối màu

và khiến không gian khu vườn trở nên thu nhỏ lại Vườn bên của biệt thự là những bụi

Trang 31

cây nhỏ tuy có được tỉa cành, tạo khóm nhưng không đặc sắc và nổi bật Hoa cỏ nền của vườn cũng ít loài, màu sắc đơn giản

Những ưu điểm của khu đất:

- Khu đất không bị công trình cắt xẻ, vườn bên hông và vườn sau liền nhau nên thuận tiện cho việc thiết kế giao thông liền mạch

- Địa hình tương đối bằng phẳng, không cần sang lấp chỉnh sửa

Nhược điểm:

- Khu đất đã có công trình xây dựng nên việc thiết kế sân vườn phải hài hoà với tổng thể công trình

- Cổng của biệt thự lệch so với cửa chính

- Diện tích khu đất dành cho sân vườn không lớn, chỉ khoảng 403m2 nên việc lựa chọn cảnh quan cho sân vườn phải phù hợp

4.2 Đề xuất các phương án thiết kế

Đối với khu vực thiết kế này đã đưa ra 3 phương án như sau:

4.2.1 Phương án 1

Hình 4.2 Phân khu chức năng phương án 1

Ngày đăng: 27/02/2019, 10:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Quang Diệp, 2011. Bài giảng Nhập môn kiến trúc cảnh quan. ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Nhập môn kiến trúc cảnh quan
2. Grant W. Reid, ASLA, 2003. Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan (KTS Hà Nhật Tân dịch). Nhà xuất bản văn hoá thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hoá thông tin
3. Trần Hợp, 2003. Cây xanh cây cảnh thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Nông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây xanh cây cảnh thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông
4. Chế Đình Lý, 1997. Cây xanh phát triển và quản lý môi trường đô thị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây xanh phát triển và quản lý môi trường đô thị
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
5. Hàn Tất Ngạn, 1996. Kiến trúc cảnh quan đô thị. NXB Xây Dựng. Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc cảnh quan đô thị
Nhà XB: NXB Xây Dựng. Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
6. Hoàng Thị Sản, 2009. Phân loại học thực vật. Nhà xuất bản giáo dục. TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ INTERNET Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân loại học thực vật
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục. TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ INTERNET
1. Võ Văn Đông, “Nguyên tắc phối kết cây xanh”, tháng 5.Thiên Trung landcapes http://www.thientrunglandscape.com/article_detail.php?category=16&news_id=14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc phối kết cây xanh”
2. Báo xây dựng, ”BĐS Thủ Đức-tiềm năng phía đông TP.HCM”, tháng 5. http://www.diaoconline.vn/tin-tuc/thi-truong-dia-oc-c18/bds-thu-duc-tiem-nang-phia-dong-tphcm-i30583 Sách, tạp chí
Tiêu đề: BĐS Thủ Đức-tiềm năng phía đông TP.HCM”

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w