Thị trường sữa Việt Nam Trong những năm trở lại đây, sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm ở Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh thu trung
Trang 1- -
DỰ ÁN MUA & NÂNG CẤP
NHÀ MÁY SẢN XUẤT SỮA CÁC LOẠI
VÀ BÁNH MÌ TƯƠI
- XÃ VÂN HÒA, BA VÌ, HÀ NỘI
Trang 2- -
DỰ ÁN MUA & NÂNG CẤP
NHÀ MÁY SẢN XUẤT SỮA CÁC LOẠI
VÀ BÁNH MÌ TƯƠI
CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
PHÂN PHỐI VIỆT NAM
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
NGUYỄN BÌNH MINH NGUYỄN CÔNG DANH
Trang 3CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 4
I.1 Giới thiệu chủ đầu tư 4
I.2 Mô tả sơ bộ dự án 4
I.3 Các văn bản pháp quy về quản lý đầu tư 4
I.4 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng 5
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 7
II.1 Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam quý I/2011 7
II.1.1 Tỷ lệ đầu tư và tăng trưởng kinh tế 7
II.1.2 Lạm phát 8
II.1.3 Tỷ giá 9
II.1.4 Tín dụng 11
II.1.5 Thương mại 13
II.1.6 Vốn đầu tư 14
II.2 Thị trường sữa Việt Nam 14
II.2.1 Các sản phẩm sữa ở Việt Nam 15
II.2.2 Triển vọng của ngành sữa Việt Nam 18
II.3 Tình hình sản xuất bánh mì 19
II.3.1 Tình hình sản xuất bánh mì trên thế giới 19
II.3.2 Tình hình sản xuất bánh mì ở Việt Nam 19
II.4 Căn cứ lựa chọn sản phẩm và thị trường 20
II.4.1 Các cơ sở thông tin thị trường để đánh giá tính khả thi dự án 20
II.4.2 Những ưu thế khi VDDC thực hiện dự án 20
CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 22
III.1 Mục tiêu nhiệm vụ đầu tư 22
III.1.1 Mục tiêu xã hội 22
III.1.2 Mục tiêu kinh tế 22
III.2 Sự cần thiết phải đầu tư 22
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN 24
IV.1 Mô tả địa điểm dự án 24
IV.1.1.Vị trí địa lý Hà Nội 24
IV.1.2 Vị trí địa lý khu vực dự án 24
IV.2 Điều kiện tự nhiên chung của khu vực dự án 25
IV.2.1 Địa hình 25
IV.2.2 Khí hậu 25
IV.3 Hiện trạng sử dụng đất 26
IV.4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 26
IV.4.1 Đường giao thông 26
IV.4.2 Hệ thống thoát nước mặt 26
IV.4.3 Hệ thống thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường 26
IV.4.4 Hệ thống cấp điện, chiếu sáng công cộng 26
IV.5 Nhận xét chung về hiện trạng vị trí đầu tư dự án 26
CHƯƠNG V: QUI MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN 27
V.1 Quy mô công suất 27
Trang 4V.1.3 Công trình xây dựng trên đất hiện có 27
V.1.4 Máy móc, thiết bị hiện có 28
V.2 Quy trình công nghệ 30
V.2.1 Quy trình công nghệ làm bánh mì tươi 30
V.3 Thị trường tiêu thụ và chiến lược Marketing 31
V.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất sữa 33
CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 35
VI.1 Tổ chức quản lý - kinh doanh & bố trí lao động 35
VI.2 Tiến độ thực hiện 36
CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 37
VII.1 Đánh giá tác động môi trường 37
VII.1.1 Giới thiệu chung 37
VII.1.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 37
VII.1.3 Điều kiện tự nhiên 37
VII.2.Tác động của dự án tới môi trường 37
VII.2.1 Đánh giá tác động môi trường trong quá trình chuẩn bị 38
VII.2.3 Đánh giá tác động môi trường trong quá trình vận hành 38
VII.3 Các biện giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn hoạt động dự án 39
VII.4 Kết luận 40
CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 41
VIII.1 Cơ sở lập tổng mức đầu tư 41
VIII.2 Nội dung tổng mức đầu tư 42
VIII.2.1 Chi phí xây dựng và lắp đặt 42
VIII.2.2 Chi phí thiết bị 42
VIII.2.3 Chi phí tư vấn và quản lý dự án 42
VIII.2.4 Dự phòng phí 42
VIII.2.5 Lãi vay trong thời gian xây dựng 43
CHƯƠNG IX: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 45
IX.1 Nguồn vốn đầu tư của dự án 45
IX.1.1 Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư 45
IX.1.2 Tiến độ sử dụng vốn 45
IX.2 Phương án hoàn trả vốn vay 46
CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH 49
X.1 Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 49
X.2 Các thông số giả định dùng tính toán hiệu quả kinh tế 49
X.2.1 Tính toán chi phí 49
X.2.2 Doanh thu từ dự án 51
X.3 Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 53
X.4 Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội 56
CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
XI.1 Kết luận 57
XI.2 Kiến nghị 57
Trang 5CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1 Giới thiệu chủ đầu tư
I.2 Mô tả sơ bộ dự án
bánh mì tươi
sữa chua, sữa chua uống và bánh mỳ tươi
giao từ phía đối tác nước ngoài
Tổng diện tích sử dụng đất : 2 hecta, bao gồm 1 hecta cho nhà máy sữa và 1 hecta cho nhà máy bánh
I.3 Các văn bản pháp quy về quản lý đầu tư
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Kinh doanh Bất động sản 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Nhà ở 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Trang 6 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;
Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;
Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình;
Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và
dự toán công trình
I.4 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng
Các tiêu chuẩn Việt Nam
Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất sữa các loại và bánh mì tươi thực hiện trên
cơ sở những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
- Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
Trang 7- TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN
2737 -1995;
- TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
- TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
thiết kế;
- TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 4513-1998 : Cấp nước trong nhà;
- TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;
- TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;
công cộng;
- TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
Trang 8CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
II.1 Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam quý I/2011
II.1.1 Tỷ lệ đầu tư và tăng trưởng kinh tế
Tỷ lệ đầu tư vẫn cao nhưng tăng trưởng kinh tế đã suy giảm
Tăng trưởng kinh tế giảm mạnh Theo Tổng cục Thống kê, Tổng giá trị GDP trong
quý I tính theo giá thực tế đạt 441.70 nghìn tỷ đồng, theo giá năm 1994 đạt 109.31 nghìn tỷ đồng Tăng trưởng kinh tế trong quý I/2010 đạt 5.43%, trong đó tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 5.47%, nông nghiệp đạt 2.05 % và dịch vụ đạt 6.28%
Trước đó, trong năm 2010 tăng trưởng GDP quý 4 đạt 7.34%, quý 3 đã đạt 7.18%, còn quý I và quý II lần lượt đạt 6.4% và 5.83%
Như vậy, quý I/2011 là giai đoạn có tăng trưởng GDP thấp nhất kể từ quý III/2009 đến nay
Tăng trưởng kinh tế quý I khá thấp ngoài tính chu kỳ còn do tác động của bất ổn vĩ
mô Lãi suất và lạm phát cao buộc các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu làm giảm tổng cầu trong nền kinh tế
Mặc dù tăng trưởng kinh tế suy giảm mạnh nhưng sản xuất công nghiệp trong quý I vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng 14.4%, cao hơn mức 14% trong năm 2010 Trong đó, tăng trưởng sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế nhà nước chỉ tăng 3.6%, ngoài nhà nước tăng 17.4% và khu vực vốn đầu tư nước ngoài tăng 16.8%
Tỷ lệ đầu tư vẫn cao và chất lượng tăng trưởng chưa được cải thiện Cũng theo
Tổng cục Thống kê, tổng số vốn đầu tư toàn xã hội quý I/2011 vào khoảng 171.5 nghìn tỷ đồng, tăng 14.7% so cùng kỳ và bằng 38.8% của GDP
Trang 9Trong đó, khu vực nhà nước đầu tư 76.4 nghìn tỷ đồng, chiếm 44.5% và tăng 15.2%; khu vực ngoài nhà nước 45.6 nghìn tỷ đồng và chiếm 26.6%, tăng 28.5%; khu vực vốn đầu
tư nước ngoài 49.5 nhìn tỷ đồng chiếm 28.9% và tăng 3.8% so với cùng kỳ
Số liệu trên cho thấy đầu tư của khu vực nhà nước vẫn chiếm một tỷ lệ rất cao trong nền kinh tế Trong khi đó, hiệu quả đầu tư vẫn ở mức rất thấp thể hiện qua hệ số ICOR quý I đang ở mức 7.15 lần, cao hơn con số 6.2 lần của cả năm 2010
Chất lượng đầu tư thấp cho thấy tính bền vững trong tăng trưởng của nền kinh tế đang gặp thách thức nghiêm trọng
II.1.2 Lạm phát
Lạm phát gia tăng gây áp lực cho bất ổn trong nền kinh tế
CPI tháng 3/2011 tăng 2.17% so với tháng 2, và như vậy đã tăng 6.12% so đầu năm
và tăng 13.89% so với cùng kỳ năm trước CPI tháng 3 có mức tăng cao nhất kể từ tháng 6/2008 đến nay Trước đó, CPI tháng 12/2010 tăng 1.98%, tháng 1/2011 tăng 1.74% và tháng 2 tăng 2.09%
Xét theo các mặt hàng cụ thể, CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1.98%, lương thực tăng 2.18%, thực phẩm tăng 1.57% so với tháng trước
Mức tăng cao nhất thuộc về nhóm giao thông với mức tăng 6.69% do chịu tác động mạnh của đợt điều chỉnh giá xăng dầu
Tiếp ngay sau mức tăng mạnh trên thì CPI nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng thêm tới 3.67% do chịu ảnh hưởng của tăng giá chất đốt, thép xây dựng, xi măng và nhiều loại vật liệu xây dựng khác
Ngoài ra, CPI của hầu hết các nhóm hàng hóa khác cũng tăng khá mạnh
Trang 10Thông thường CPI tháng 3 giảm là do tháng 2 thường trùng với dịp Tết âm lịch, nhu cầu tiêu dùng tăng đẩy giá hàng hóa tăng, nhưng đến tháng 3 tiêu dùng giảm làm cho giá cũng giảm theo
Khác với những năm trước, giá hàng hóa tháng 3 năm nay chịu tác động của việc điều chỉnh tỷ giá, giá xăng và giá điện đã làm cho nhiều mặt hàng bị kìm nén giá trước đó đồng loạt bung ra Ngoài ra, cũng không ít mặt hàng tăng giá do “tát nước theo mưa”
Ngoài các nguyên nhân có tính ngắn hạn và có phần khách quan kể trên thì nguyên nhân cơ bản làm cho lạm phát tăng mạnh vẫn do các yếu kém trong nội tại nền kinh tế
Có thể dẫn chứng các yếu tố như hiệu quả đầu tư thấp khi hệ số ICOR liên tục ở mức 6-8 lần trong mấy năm gần đây, và tăng trưởng tín dụng và cung tiền lại quá cao
Tăng trưởng GDP hàng năm chỉ đạt trung bình khoảng 7% nhưng tăng trưởng tín dụng luôn duy trì quanh mức 30%, tăng trưởng cung tiền cũng ở mức tương ứng Do vậy, lạm phát do cung tiền như là một hệ quả tất yếu của việc mất cân đối giữa tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng sản phẩm, dịch vụ sản xuất ra
II.1.3 Tỷ giá
Áp lực tỷ giá vẫn lớn dù dòng ngoại tệ vào vẫn dương
NHNN buộc phải giảm giá tiền đồng Kể từ năm 2008 đến nay, tỷ giá luôn là một
vấn đề nóng của nền kinh tế Chỉ trong vòng chưa đến 2 năm tiền đồng đã mất giá hơn 20%
so với đồng USD Còn nếu tính từ ngày 18/8/2010 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
đã phải 2 lần điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng với tổng cộng tăng 11.58%
Đặc biệt đợt điều chỉnh ngày 11/02/2011, tỷ giá liên ngân hàng tăng từ 18,932 lên 20,693 VND/USD, tăng 9.3%, đây là mức điều chỉnh 1 lần cao nhất kể từ năm 1994 đến nay Cùng với quyết định này, NHNN quyết định giảm biên độ giao động từ +/-3% xuống còn +/-1%, cho nên thực chất tỷ giá niêm yết chỉ tăng thêm 7.2%
Trang 11Tuy nhiên, thực tế sau thời gian điều chỉnh tỷ giá, tình trạng chênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do và thị trường chính thức vẫn giãn ra Mức đỉnh điểm tỷ giá trên thị trường tự do
có thời điểm lên tới 22,500 VND/USD, cao hơn tỷ giá chính thức tới 1,500 đồng so với tỷ giá chính thức, vào giữa cuối tháng 2
Trước thực trạng đó, Chính phủ buộc phải thực hiện các biện pháp nhằm giữ ổn định
tỷ giá Trong đó, Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng
và ”siết” lại các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do
Ngoài ra, NHNN còn nâng lãi suất tái chiết khấu lên 12% và trong tháng 2 và tháng 3 năm 2010 đã hút ròng gần 80 nghìn tỷ đồng qua thị trường mở
Những biện pháp này đã phát huy hiệu quả khi tỷ giá trên thị trường tự do giảm xuống chỉ còn quanh mức 21,300 VND/USD
Một số nguyên nhân sâu xa của việc đồng nội tệ suy giảm Tỷ giá trên thị trường
phản ánh cung cầu ngoại tệ và sức mua của đồng tiền trong một nền kinh tế Do vậy, những yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu tiền tệ như thâm hụt cán cân thanh toán, lòng tin đồng nội tệ suy giảm, tình trạng đô la hóa tăng mạnh hoặc lạm phát quá cao đều ảnh hưởng đến tỷ giá
Tài khoản vãng lai bị thâm hụt lớn: Bản chất một nền kinh tế nhập siêu khiến cho
cán cân tài khoản vãng lai (current account) của Việt Nam liên tục bị thâm hụt khoảng 10 - 12% GDP trong những năm gần đây
Khoản thâm hụt này được bù đắp bởi cán cân tài khoản vốn gồm vốn đầu tư trực tiếp (FDI), vốn đầu tư gián tiếp (FPI), vốn vay (ODA, vay thương mại của Chính phủ và doanh nghiệp), các dòng kiều hối
Những con số thống kê chính thức đều cho thấy dòng vốn ròng vào Việt Nam đang thặng dư, tức là dòng ngoại tệ vào vẫn lớn hơn dòng ngoại tệ ra Tuy nhiên, có một thực tế thì đồng tiền lại liên tục mất giá, dự trữ ngoại hối của NHNN suy giảm
Trang 12Cụ thể, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào cuối năm 2008 là 24.2 tỷ USD Cuối tháng 2/ 2011, theo số liệu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ còn khoảng 10 tỷ USD
Theo ước tính của IMF, cán cân tổng thể năm 2009 của Việt Nam thâm hụt 8.2 tỷ USD và năm 2010 là 3 tỷ USD
Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là khoản mục Sai số bỏ sót trong bảng Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam năm 2009 và 2010 đều lên đến 13.5 tỷ USD Điều này cho thấy một lượng ngoại tệ rất lớn trong nền kinh tế không thể thống kê được
Lòng tin vào đồng nội tệ suy giảm và tình trạng đô la hóa nền kinh tế gia tăng:
Đây là nguyên nhân giải thích phần nào cho hiện tượng nghịch lý nói trên Việc tiền đồng liên tục bị mất giá đã kích hoạt nhu cầu nắm giữ USD của người dân và doanh nghiệp Việc người dân tăng cường nắm giữ USD khiến cho tình trạng đô la hóa nền kinh tế gia tăng và cầu USD tăng, dẫn tới tiền đồng luôn chịu áp lực bị mất giá Tình trạng đô la hóa còn được thể hiện qua việc rất nhiều giao dịch trong nền kinh tế được sử dụng bằng ngoại tệ này Tuy nhiên, cần lưu ý đây chỉ là hệ quả của những bất ổn vĩ mô khác trong nền kinh tế; nhưng sau đó trở lại làm trầm trọng thêm các bất ổn vĩ mô
Lạm phát cao gây sức ép lên tỷ giá hối đoái thực: Một trong những nguyên nhân
quan trọng làm mất giá của tiền đồng là do lạm phát ở Việt Nam luôn cao vượt trội so với các nền kinh tế khác Do vậy, theo nguyên lý sức mua tương đương thì đồng nội tệ sẽ phải mất giá một tỷ lệ tương ứng với chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và các quốc gia khác Năm 2010, VND mất giá hơn 10% so với đồng USD, con số này cũng tương ứng với khoảng cách lạm phát của Việt Nam và Hoa Kỳ khoảng 10%
II.1.4 Tín dụng
Giảm tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát
Tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức rất cao quý I/2011, ước tính tăng trưởng tín dụng
đạt khoảng 5% so với cuối năm trước, đây là mức cao hơn khá nhiều so với mức 3.34% của quý I/2011 Với mức tăng trưởng này, tăng trưởng tín dụng đến tháng 3 vẫn duy trì ở mức 32% (YoY) so với cùng kỳ năm trước
Năm 2009, tín dụng tăng mạnh cùng với gói hỗ trợ 4% lãi suất và chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN Kết thúc năm 2009, tín dụng trong nền kinh tế tăng tới 37% và đã gây
áp lực mạnh lên lạm phát trong rotng năm 2010 Tín dụng năm 2010 tăng 29.89%, trong đó tín dụng bằng ngoại tệ tăng 37.7%, còn bằng nội tệ chỉ tăng 25.3% Tăng cung tiền M2 lên tới 25.5%, vượt mục tiêu đặt ra đầu năm
Như vậy, tăng trưởng tín dụng trong quý I vẫn khá cao, bất chấp lãi suất trong nền kinh tế cao Điều này càng thể hiện tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư
Với mức tăng trưởng tín dụng cao đó thì áp lực lạm phát trong thời tới vẫn còn lớn Mục tiêu giữ mức tăng trưởng tín dụng của NHNN trong năm 2011 dưới 20% không phải dễ dàng thực hiện
Trong trường hợp Chính phủ muốn thực hiện mục tiêu nay để kiềm chế lạm thì phải chấp nhận lãi suất luôn ở mức cao trong năm 2011 Không những vậy, Chính phủ phải giảm việc phát hành trái phiếu, giảm đầu tư công để giảm áp lực về cầu vốn cho thị trường tiền tệ
Trang 13Thắt chặt chính sách tiền tệ là cần thiết để kiềm chế lạm phát Bước sang năm
2011 lãi suất tiếp tục lên ở mức rất cao, lãi suất cho vay tiêu dùng đã lên tới 25-30%, còn lãi suất cho vay sản xuất cũng quanh mức 20%
Mặc dù lãi suất cao như vậy nhưng dưới sức ép của lạm phát cao NHNN vẫn buộc phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ NHNN đã hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ mức 23% xuống còn dưới 20%, tăng trưởng cung tiền cũng được điều chỉnh giảm 15-16%
Để thực hiện mục tiêu trên ngày 08/03/2011, NHNH ban hành quyết định tăng lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm lên 12% Mức lãi suất tái chiết khấu chỉ còn kém 1% so với mức đỉnh 13% của thời kỳ ”siêu lạm phát” năm 2009
Cùng với việc nâng lãi suất chính sách, chỉ trong vòng tháng 2 và tháng 3 vừa qua NHNN đã hút về gần 80 nghìn tỷ đồng trên thị trường mở
Ngoài ra, NHNN vừa ban hành Thông tư 02 trong đó luật hóa trần huy động lãi suất 14% Điều này đã gây khó khăn cho rất nhiều ngân hàng nhỏ khi huy động vốn trên thị trường Thực tế thể hiện qua việc các ngân hàng lại ”chạy đua” tăng lãi suất không kỳ hạn và lãi suất ngắn hạn 1-2 tuần lên gần bằng mức trần Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng lên cơn sốt Lãi suất qua đêm cao hơn các kỳ hạn dài hơn và có những giao dịch lãi suất
đã vượt mức 20%
Bất chấp lãi suất cao và căng thẳng trên thị trường tiền tệ NHNN đang cân nhắc quyết định tăng dự trữ bắt buộc Hiện tại tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với đồng nội tệ chỉ là 1 và 3%, với mức kỳ hạn là trên và dưới 12 tháng, đây là mức rất thấp so với khoảng thời gian trước
đó Đối với ngoại tệ, ngày 09/03/2011, NHNN vừa quyết định nâng dự trữ bắt kỳ hạn dưới
12 tháng từ 4% lên 6% và kỳ hạn trên 12 tháng từ 2% lên 4%
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là với quy định Thông tư 13, các tổ chức tín dụng chỉ được
sử dụng không quá 80% số vốn huy động thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc thực tế cao hơn rất nhiều
so với con số chính thức trên
Trang 14Do vậy, nếu NHNN tiếp tục tăng dự trữ bắt buộc mà vẫn giữ nguyên quy định tại Thông tư 13 thì hệ thống ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn
II.1.5 Thương mại
Thương mại phục hồi mạnh mẽ nhưng cơ cấu xuất khẩu chưa được cải thiện
Xuất khẩu quý I tăng mạnh nhờ kinh tế thế giới phục hồi Mặc dù kinh tế trong nước tăng chậm trong quý I nhưng nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế thế giới và giá cả hàng hóa tăng, xuất khẩu trong quý I cũng tăng trưởng rất mạnh
Theo Tổng cục Thống kê, ước tính xuất khẩu trong tháng 1 đạt 7.1 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu cả quý I/2010 lên 19.2 tỷ USD, tăng 33.7% so với cùng kỳ năm trước Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 8.8 tỷ USD, tăng 40.1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 10.4 tỷ USD, tăng 28.7%
Một số mặt hàng có đơn giá xuất khẩu tăng cao như giá cao su tăng 70%; hạt tiêu tăng 60%; cà phê tăng %; hạt điều tăng 37,8%; than đá tăng 56% Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch xuất khẩu quý I đạt 17.5 tỷ USD, tăng 21.7% so với cùng kỳ năm 2010
Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như Dệt may đạt 2.8 tỷ USD, tăng 27.9%, Thủy sản đạt 1.1 tỷ USD, tăng 30.5%, Cà phê đạt 1 tỷ USD, tăng 115.1% Xuất khẩu Dầu thô đạt 1.56 tỷ USD, tăng 15.7%, xét về lượng giảm 12.3%
Nhập khẩu nguyên phụ liệu tăng mạnh Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 3/2011 ước đạt 8.2 tỷ USD, tăng 37.6% so với tháng trước Tính chung quý I/2011, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 22.3 tỷ USD, tăng 23.8% so với cùng kỳ năm 2010 Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 12.8 tỷ USD, tăng 20.7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 9.5
tỷ USD, tăng 28.4%
Trong đó, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như Máy móc, thiết bị, dụng
cụ phụ tùng đạt 3.4 tỷ USD, tăng 14.8% so với cùng kỳ năm trước; Xăng dầu đạt 2.4 tỷ USD
Trang 15tăng 53.8%; Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 1.3 tỷ USD, tăng 29.7%; Vải đạt 1.4 tỷ USD, tăng 42%; Chất dẻo đạt 1.1 tỷ USD, tăng 40.1%
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý I tăng do cả yếu tố lượng tăng và giá nhập khẩu một số mặt hàng trên thị trường thế giới tăng Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý I tăng 14.7% so với cùng kỳ năm trước
Nhập siêu đang được kiểm soát dưới 16% kim ngạch xuất khẩu Nhập siêu tháng 3/2011 ước tính 1.15 tỷ USD, bằng 16.3% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu Nhập siêu quý I là 3.1 tỷ USD, bằng 15.7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu
Trước đó, năm 2008 thâm hụt thương mại lên tới đỉnh điểm 18 tỷ USD, bằng gần 20% GDP Trong năm 2009 và năm 2010, thâm hụt thương mại giảm xuống còn 12.84 tỷ USD và 12.4 tỷ USD
Tình trạng thâm hụt thương mại của Việt Nam đã kéo dài trong nhiều năm và vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện Năm 2011, Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát thương mại dưới 16% kim ngạch xuất khẩu, tương đương khoảng 13.5-14 tỷ USD Đây là con số rất cao
so với rất nhiều quốc gia khác
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng nhập siêu của Việt Nam là do chúng ta phát triển dựa quá nhiều vào dòng vốn đầu tư nước ngoài (chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu
tư quá lớn (thường trên 10% GDP)) Ngoài ra, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, có giá trị gia tăng thấp, còn các mặt hàng chế biến chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn các máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, gia công
II.1.6 Vốn đầu tư
Dòng vốn đầu tư vào Việt Nam đang chậm lại
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tính từ đầu năm đến ngày 22/3/2011 đạt 2.37 tỷ USD, giảm 33.1% so với cùng kỳ năm 2010 Trong khi đó, vốn thực hiện ước tính đạt 2.54
tỷ USD, tăng 1.6% so với cùng kỳ năm 2010
Như vậy, vốn đăng ký giảm mạnh tuy không hẵn là một tín hiệu tiêu cực nhưng là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với những người quá kỳ vọng vào dòng vốn đầu tư nước ngoài
Trong suốt những năm vừa qua vốn đăng ký vào Việt Nam khá lớn Tuy nhiên, con số thực tế giải ngân quanh mức 10 đến 12 tỷ USD và tốc độ tăng đang chững lại
Gần đây, một số dự án có mức đầu tư hàng tỷ USD bị rút chứng nhận đầu tư do chủ đầu tư thiếu năng lực tài chính Bên cạnh đó, có nhiều cảnh báo của các nhà kinh tế về việc các nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển công nghệ lạc hậu, ô nhiễm và tốn năng lượng vào Việt Nam hay tình trạng chiếm đất và ”kinh doanh dự án” của một số nhà đầu tư nước ngoài
Do vậy, đã đến lúc cần quan tâm đến chất lượng hơn là số lượng vốn đầu tư nước ngoài
II.2 Thị trường sữa Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm ở Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh thu trung bình trong giai đoạn 2005-2009 đạt 18%/ năm (EMI 2009) Với một đất nước đang phát triển, có tốc độ đô thị hóa và tăng dân số cao như ở Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ sữa sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới Trước khi tìm hiểu về ngành sữa Việt Nam, cần có cái nhìn tổng quát
Trang 16về thị trường sữa thế giới, đặc biệt là cung-cầu và giá cả nguyên liệu sữa bột, vì hơn 70% nguyên liệu sữa tại Việt Nam đến từ nhập khẩu
Nằm trong xu thế chung của các nước đang phát triển trên thế giới, nhu cầu về các sản phẩm sữa ở Việt Nam như một nguồn bổ sung dinh dưỡng thiết yếu ngày càng tăng lên Điều này có thể thấy qua sự gia tăng doanh số từ sữa của các hãng sản xuất tại Việt Nam, với tổng doanh thu các mặt hàng sữa tăng ổn định qua các năm Năm 2009, tổng doanh thu đạt hơn 18.500 tỉ VNĐ vào năm 2009, tăng hơn 14% so với năm 2008 Điều này cho thấy rằng khủng hoảng kinh tế trong 2 năm vừa qua không ảnh hưởng nhiều đến tiêu thụ sữa tại Việt Nam Hiện nay, tiêu dùng các sản phẩm sữa tập trung ở các thành phố lớn, với 10% dân số
cả nước tại Hà Nộivà thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ 78% các sản phẩm sữa (Somers, 2009) Bình quân mức tiêu thụ hàng năm hiện đạt 9 lít/người/năm, vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan (23 lít/ người/ năm) hay Trung Quốc (25 lít/ người/ năm);
do đó, theo xu hướng của các nước này, mức tiêu thụ tại Việt Nam sẽ tăng lên cùng với GDP (VINAMILK 2010) Cùng với nhu cầu về các sản phẩm sữa ngày càng tăng lên tại Việt Nam, thị trường sữa hiện có sự tham gia của nhiều hãng sữa, cả trong nước và nước ngoài, với nhiều sản phẩm phong phú
II.2.1 Các sản phẩm sữa ở Việt Nam
Sữa bột công thức (milk formula)
Trang 17Sữa bột công thức là sản phẩm sữa bột trẻ em được pha chế theo công thức đặc biệt thay thế sữa mẹ hoặc được bổ sung những vi chất đặc biệt dành cho các đối tượng đặc biệt; thường là trẻ em dưới 3 tuổi
Đây là mảng sản phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất trong ngành thực phẩm đóng gói, với mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 20,8% cho giai đoạn 2004-2009 Năm
2009, tổng doanh thu sữa bột công thức đạt hơn 6.590 tỉ VNĐ, chiếm 35,6% doanh thu toàn ngành sữa, tăng mạnh về cả nhu cầu và nguồn cung sản phẩm đa dạng (EMI 2009) Các điều kiện kinh tế-xã hội thay đổi, mức sống dân cư tăng lên, cha mẹ ở Việt Nam ngày càng có khả năng và muốn loại sản phẩm tốt nhất cho con mình Đặc biệt ở các thành phố lớn, người mẹ
ít có thời gian hơn để chăm sóc con mình, sữa bột trẻ em được sử dụng ngày càng nhiều do tiện lợi và đem lại nguồn dinh dưỡng tốt Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất khi chọn mua sản phẩm này, nhất là khi các cha mẹ cẩn thận hơn với các loại sữa có thể bị nhiễm melamine hoặc có hàm lượng protein thấp Các loại sữa bột công thức được chia theo lứa tuổi trẻ em, phổ biến là các lứa tuổi: 0-6 tháng, 6-12 tháng, 1-2-3 tuổi, và lớn hơn 3 tuổi Sữa bột công thức được phân cấp rõ ràng giữa các sản phẩm cao cấp và cấp thấp hơn
Phân khúc thị trường cao cấp chủ yếu nằm trong tay các hãng sữa nước ngoài với các dòng sản phẩm sữa nhập khẩu Có thể kể đến các sản phẩm như Gain của Abbott, Friso của FrieslandCampina - Dutch Lady Việt Nam, Enfa của Mead Johnson…; với giá bán thường đắt gấp 2 lần các sản phẩm cấp thấp hơn cùng loại; như có thể thấy ở bảng trên về ví dụ giá các sản phẩm sữa dành cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi của các hãng sữa Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng nhiều đến thị phần của các hãng sữa nước ngoài, với tổng thị phần qua các năm chiếm hơn 70% thị phần sản phẩm sữa bột công thức Abbott là hãng sữa chiếm thị phần cao nhất với nhãn hàng Gain, tuy có sụt giảm khoảng 0,1-0,2% trong những năm qua Người tiêu dùng đặt nhiều lòng tin hơn vào các hãng sữa bột ngoại, luôn được coi là đáng tin cậy và có chất lượng tốt hơn do được sản xuất dưới các điều kiện kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt hơn
Trang 18Phân khúc thấp hơn do FrieslandCampina Việt Nam - Dutch Lady (các sản phẩm sản xuất trong nước) và VINAMILK nắm giữ Những sản phẩm của hai hãng này có ưu thế cạnh tranh về giá, do đó có khả năng mở rộng thị trường ở các khu vực nông thôn Thị phần của hai công ty này tăng đều qua các năm, nhờ mạng lưới phân phối rộng và các chiến dịch quảng cáo, truyền bá thương hiệu sản phẩm Một trong những chiến dịch quảng cáo lớn năm
2009 là nhãn hàng Dielac của VINAMILK Nhằm dành lại thị phần từ các công ty sữa nước ngoài, VINAMILK muốn gừi thông điệp là Dielac được sản xuất dành cho nhu cầu dinh dưỡng riêng cho trẻ em Việt Nam, và chất lượng thì ít nhất bằng các hãng nhập khẩu
Sữa uống (drinking milk)
Các sản phẩm sữa uống bao gồm: sữa nước, sữa bột khác (không bao gồm sữa bột công thức trẻ em), và sữa đậu nành
Thị phần các sản phẩm sữa uống trong những năm qua phần lớn thuộc về DutchLady (Friesland Campina) và VINAMILK Trong giai đoạn 2004-2006 VINAMILK bị mất dần thị phần về tay Dutch Lady, tuy nhiên trong những năm gần đây, thị phần về các sản phẩm sữa uống của VINAMILK tăng trở lại và đạt 25,2% năm 2008, so với 26,6% của Dutch Lady Tổng doanh thu sữa uống chiếm khoảng 43% doanh thu toàn ngành sữa (EMI, 2009) Năm
2009, tốc độ tăng trưởng giá trị doanh thu so với năm 2008 là 15%, chủ yếu là do giá tăng ở hầu hết các mặt hàng, đạt gần 8.000 tỉ VNĐ trong năm 2009 (EMI, 2009)
+ Sữa nước Sữa nước bao gồm sữa tươi nguyên chất (được làm từ 100% sữa tươi)
và sữa tiệt trùng (được chế biến từ sữa bột nhập khẩu) Do nguồn nguyên liệu trong nước hạn chế, các sản phẩm sữa tiệt trùng hiện chiếm phần lớn trong tiêu thụ sữa nước VINAMILK và Dutchlady là 2 công ty chiếm phần lớn thị phần sữa nước, với sữa nước dành cho trẻ em và các đối tượng khác Các công nhỏ trong nước khác như Hanoimilk, Nutifood, Mộc Châu, Ba Vì… chiếm thị phần nhỏ về mảng sản phẩm này Năm 2009, Vinamilk đã có bước tăng trưởng đột phá, vươn lên chiếm 55,4% thị phần sữa nước toàn quốc
+ Sữa bột khác Đây là các loại sữa bột dành riêng cho từng đối tượng, thường là người lớn với các sản phẩm như: Dielac Mama (VINAMILK), Enfamama (Abbott), Frisomum (Dutch Lady – nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan)…hướng tới đối tượng là phụ nữ mang thai; Anlene (Fonterra Brands) hay Ensure (Abbott) dành cho người có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt Thị trường chuyên biệt trong ngành sữa thường là dinh dưỡng cho người lớn tuổi và dinh dưỡng dành cho theo bệnh lý Vượt trội trong cung cấp calcium cho người lớn tuổi, nhãn hàng Anlene của công ty Fonterra đã chiếm đến 80% thị phần trong ngành hàng
Trang 19chuyên biệt này Ở mảng sản phẩm này, các mặt hàng sữa nhập khẩu nước ngoài vẫn chiếm
ưu thế về thương hiệu và thị phần
+ Sữa đậu nành Sản phẩm này có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong những năm qua, với CAGR giai đoạn 2004-2009 đạt 24,2%, do nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của sữa đậu nành ngày càng tăng, và nhờ các chiến dịch quảng cáo của nhà sản xuất Hiện nay, công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy chiếm 70% thị phần về sữa đậu nành hộp giấy, với 2 sản phẩm chính là sữa đậu nành Fami và sữa đậu nành mè đen Thị phần còn lại là của VINAMILK với nhãn hiệu V-fresh VINAMILK đang muốn mở rộng doanh thu ở mặt hàng này
Các loại sữa khác
+ Sữa đặc có đường Hiện nay, thị trường về sản phẩm này đã bão hòa, với 79% thị phần thuộc về VINAMILK và 21% thị phần thuộc về Dutch Lady (Somers, 2009) Tuy nhiên, người tiêu dùng, đặc biệt là ở thành phố, bắt đầu nhận thức được sữa đặc có đường không tốt cho sức khỏe, và hiện nay, sữa đặc có đường hiện phổ biến hơn đối với người tiêu dùng ở nông thôn Theo EMI, nhu cầu về các sản phẩm sữa đặc ở Việt Nam hiện đang đến giai đoạn bão hòa
+ Sữa chua Sữa chua được nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng nhờ các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe Hiện nay, phần lớn sữa chua được sản xuất bởi các công ty sữa như VINAMILK, Dutchlady, BaVì, Mộc Châu… Trong năm 2009, doanh thu sữa chua toàn thị trường tăng 11% so với năm 2008, đạt 2.000 tỉ đồng Sữa chua gồm có 2 loại, sữa chua ăn và sữa chua uống VINAMILK đứng đầu thị trường về doanh thu sữa chua (khoảng 60% thị phần), chủ yếu ở mảng sữa chua ăn Tiếp theo sau là Dutchlady, với ưu thế
ở mảng sữa chua uống; còn lại là sữa chua do hộ gia đình và các nhà máy nhỏ sản xuất (EMI 2009) Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, thị trường sữa chua sẽ dần đến giai đoạn bão hòa sau khi tăng trưởng mạnh 10 năm qua (EMI 2009)
II.2.2 Triển vọng của ngành sữa Việt Nam
Theo EMI, ngành sữa vẫn tiếp tục là ngành có tốc độ phát triển ổn định và lợi nhuận cao trong thời gian tới, tuy tốc độ tăng trưởng dự báo sẽ chậm hơn thời gian qua Cụ thể, có thể thấy qua dự báo về tốc độ tăng trưởng kép về doanh thu của các sản phẩm sữa qua bảng sau:
Bảng: Tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) các sản phẩm sữa
Thị trường sữa bột có thể sẽ tăng trưởng chậm hơn trong giai đoạn tới Điều này là do
tỉ lệ sinh ở Việt Nam đang chậm lại, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành này Trong những năm tới, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ vẫn phổ biến ở khu vực nông thôn Do đó, thị
Trang 20trường sữa bột trong thời gian tới vẫn ở các thành phố và các tỉnh xung quanh CAGR trung bình cho cả mảng sữa bột là khoảng 8.5% cho giai đoạn 2009-2014 (EMI 2009) Về tiềm năng thị trường sữa uống, các sản phẩm sữa nước tiệt trùng vẫn chiếm vị trí quan trọng nhất
Các sản phẩm sữa chua và sữa đặc có đường, như đã phân tích ở trên, đã bước vào giai đoạn bão hòa Do đó, trong thời gian tới, đây sẽ là 2 mảng sản phẩm có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, với CAGR của sữa chua là khoảng 4.5% và sữa đặc có đường là 3%
Giá bán các sản phẩm sữa tăng liên tục trong thời gian qua đang gây nhiều tranh cãi Chính phủ đang dự định đưa ra các biện pháp để ngăn chặn tình trạng này, và các hãng sữa cũng sẽ chịu nhiều áp lực để kiểm soát giá sữa Do đó, giá bán các sản phẩm sữa sẽ không tăng nhiều như thời gian qua Bên cạnh đó, thị trường nông thôn có thể tiềm năng cho các hãng sữa trong nước như VINAMILK, FriesCampina – Dutch Lady Việt Nam…, với giá bán hợp lý hơn sản phẩm nhập khẩu của các hãng sữa nước ngoại
Các chiến lược quảng cáo, khuếch trương hình ảnh qua các phương tiện truyền thông
sẽ là chiến lược quan trọng để các nhà sản xuất sữa cạnh tranh với nhau Tuy nhiên, đầu tư phát triển sản phẩm mới cũng sẽ là điều kiện tiên quyết để các hãng sữa tăng doanh thu
Nhìn chung, thị trường sữa Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển khi mức sống của dân cư ngày càng được nâng cao, với tốc độ tăng GDP trung bình trong những năm tới được dự đoán khoảng 6%/ năm Thêm vào đó, chính phủ rất chú trọng phát triển ngành sữa và vùng nguyên liệu sữa, với Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về định hướng phát triển chăn nuôi trong thời kì tới; với mục tiêu nâng mức sữa tiêu dùng bình quân/đầu người/năm đạt 10 kg vào năm 2010, năm 2020 bình quân đạt 20 kg/người/năm và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
II.3 Tình hình sản xuất bánh mì
II.3.1 Tình hình sản xuất bánh mì trên thế giới
Trên thế giới, bánh mì là thực phẩm khá quen thuộc trong mỗi gia đình, đó đã trở thành món ăn truyền thống, đặc biệt là các nước châu Âu Có nhiều nước nổi tiếng trên thế giới về sản xuất bánh mì như Pháp, Ý,…với nhiều hãng bánh mì khác nhau Bánh mì Pháp Onore nổi tiếng trên thế giới với hương vị thơm ngon, được làm ra từ những người thợ làm bánh mì giỏi nhất Linonel Poilane, người được mệnh danh là ông vua bánh mì của nước Pháp Hãng bánh mì Onore được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới với số lượng rất lớn
Ở các nước Phương Tây nhu cầu sử dụng bánh mì hàng ngày rất lớn như Bỉ, Hà Lan, Anh, Pháp hàng năm có thể tiêu thụ khoảng 18 – 25 kg/người/năm Châu Âu chiếm tới 50 % thị phần về sản lượng bánh mì trên thế giới, với mức tiêu thụ cũng bậc nhất, với rất nhiều các hãng nổi tiếng Khu vực châu Á thì Trung Quốc là nước có sản lượng bánh mì lớn nhất chiếm khoảng 20 sản lượng lúa mì trên thế giới Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp sản xuất bánh nói chung và sản xuất bánh mì nói riêng Các sản phẩm bánh mì của Trung Quốc khá hấp dẫn về cả chất lượng và hình thức cần được xuất khẩu sang một số nước như Nga, Nhật, Singapore,…
II.3.2 Tình hình sản xuất bánh mì ở Việt Nam
Ở Việt Nam thị trường sản xuất cũng như tiêu thụ bánh mì không được sôi động như
ở trên thế giới vì ở Việt Nam trồng chủ yếu là lúa nước Mức độ ưa chuộng của người Việt Nam không giống như các nước trồng lúa mì nhưng không phải vì thế mà ở Việt Nam sản
Trang 21phẩm bánh mì không phát triển Không chỉ đơn giản như những chiếc bánh mì làm thủ công trước kia mà ngày nay có rất nhiều công ty sản xuất bánh mì trên dây chuyền hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Các sản phẩm bánh mì rất phong phú
và đa dạng như bánh mì nhân, bánh mì không nhân, bánh ngọt hay còn có cả bánh mặn Ngoài ra còn có sandwich, bánh mì kẹp như ruốc, bánh mì phô mai Các công ty lớn như Kinh Đô, Hữu Nghị, Bibica là những công ty đứng đầu trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bánh mì ở Việt Nam
Công nghệ sản xuất bánh mì phát triển không những đáp ứng cho nhu cầu trong nước
mà còn có xu hướng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Một điển hình đó là doanh nghiệp Đức Phát, đã xuất khẩu bánh mì của Việt Nam qua thị trường Nhật Bản Đây là thương hiệu bánh mì đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu đi nước ngoài Bình quân mỗi tháng doanh nghiệp xuất khẩu được 6 container loại 20 feet Doanh nghiệp đã sử dụng dây chuyền được nhập khẩu từ Pháp với công suất 40.000 bánh/ngày Trong tương lai sẽ có nhiều doanh nghiệp khác đưa sản phẩm của chúng ta ra thị trường thế giới
Hướng đến vệ sinh, dinh dưỡng, giá cả và cung cách phục vụ - sự cạnh tranh của các nhãn hiệu bánh đang mang lại cho khách hàng nhiều chọn lựa với mức giá nhẹ nhàng hơn
II.4 Căn cứ lựa chọn sản phẩm và thị trường
II.4.1 Các cơ sở thông tin thị trường để đánh giá tính khả thi dự án
Để có kế hoạch đầu tư sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp nhận thấy trước hết phải nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của thị trường, khả năng đáp ứng thị trường của các doanh nghiệp trong cùng ngành sản xuất kinh doanh và thị phần chiếm lĩnh cũng như khoảng trống thị trường còn bỏ ngỏ Bên cạnh đó tiến hành xây dựng, bổ sung qui trình công nghệ sản xuất tối ưu và tìm mọi biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là việc đầu tư máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, sản lượng cũng như giảm giá thành sản phẩm Qua đó nâng cao sức cạnh tranh, kèm theo các chính sách bán hàng mềm dẻo linh hoạt để từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường
II.4.2 Những ưu thế khi VDDC thực hiện dự án
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích hoạt động kinh doanh của hai nhà máy thuộc
Công ty CPTP ANCO sản xuất sữa và Công ty CP bánh kẹo ANCO, cũng như các doanh nghiệp cùng ngành đồng thời so sánh với việc đầu tư xây dựng mới, VDDC nhận định mua lại hai nhà máy sữa và bánh mì của ANCO có những thuận lợi sau:
1 Nguồn vốn
Yếu tố vốn cần được đặt lên hàng đầu trong quá trình lập dự án Để đi đến thành công thì dĩ nhiên điều đầu tiên và cũng quan trọng nhất là bạn cần có đủ vốn, cả về tiền mặt cũng như các loại hình vốn khác Quy định pháp luật của nhiều nơi yêu cầu chủ doanh nghiệp có một lượng vốn pháp định nhất định Mặt khác, một dự án kinh doanh cần có một số vốn cần
thiết để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ khi cần
Với việc mua lại hai nhà máy thì VDDC không cần nguồn tài chính lớn, không cần huy động vốn khách hàng, lại có thể đàm phán vay tiền người bán
Đảm bảo nguồn vốn vay: Những người cho vay thường có thiện cảm với các vụ mua lại hơn là xây dựng mới, vì các doanh nghiệp, nhà máy được mua có lai lịch tài chính rõ ràng, có tài sản và khách hàng ổn định nên việc đi vay ngân hàng dễ dàng hơn rất nhiều
Trang 222 Thời gian đầu tư
Khi mua lại nhà máy của ANCO thì VDDC sẽ không phải hoang phí thời gian xây dựng ít nhất vài năm vì để bắt tay làm dự án xây dựng mới, công ty sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề từ khâu xin đất, giải phóng mặt bằng cho đến khâu xin được giấy phép đầu tư xây dựng Chưa kể để hoàn tất thủ tục cũng phải mất đến vài năm mới xong
Trong khi đó, việc mua lại nhà máy thì thời gian đầu tư tối đa của công ty chỉ tốn có vài tháng
Ngày nay, trên thị trường có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử dụng nhưng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau Do đó, việc cố gắng tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng, được khách hàng tin cậy và nhớ đến là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp đặc biệt là trong ngành thực phẩm
4 Rủi ro
Việc mua lại nhà máy sẽ giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp về doanh số và mang lại lợi nhuận nhanh hơn vì VDDC là đại lý phân phối chính của ANCO, đã thấu hiểu đường đi nước bước, có sẵn khách hàng tiềm năng cũng như ít có đối thủ cạnh tranh mới trong thị phần sữa và bánh mì tươi Ngoài doanh số, thị phần, VDDC còn giảm thiểu rủi ro về pháp luật; giảm thiểu rủi ro trong công tác quản lý, và nhất là giảm thiểu rủi ro về lạm phát: Trong khi đầu tư xây dựng mới phải đối mặt với giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng nhanh cho đến khi hoàn thành dự án phải đối mặt với nỗi lo về doanh số, không bán được hàng
5 Thời gian thu hồi vốn
Nếu mua lại nhà máy từ ANCO thì trong một thời gian rất ngắn VDDC có thể thu được tiền bán hàng và vận hành cơ sở hạ tầng có sẵn, đạt được mục tiêu lợi nhuận cao nên có thể thu hồi vốn nhanh và trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng
6 Cơ cấu tổ chức, công tác quản lý
Ban quản lý của VDDC đã có động cơ công việc rõ ràng, nắm rõ đường lối kinh doanh sẽ làm tăng khả năng thành công trong kinh doanh vì VDDC đang làm việc với sản phẩm và phương pháp đã được chứng minh là thành công
Ngoài việc tổ chức cơ cấu gọn nhẹ, không tốn nhiều chi phí thu hút nhân công, VDDC còn được huấn luyện, đào tạo và học hỏi kinh nghiệm bí quyết thành công của các phương án kinh doanh mà ANCO đã trải nghiệm trên thị trường
Trang 23CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
III.1 Mục tiêu nhiệm vụ đầu tư
III.1.1 Mục tiêu xã hội
Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế
Tiêu thụ hàng nông sản cho nông dân như sữa tươi, bột & các thực phẩm khác
phương, hạn chế các hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội
Thu hút và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương, tận dụng lao động nhàn rỗi Cụ thể nhà máy sẽ thu hút khoảng 150 công nhân làm việc thường xuyên trong năm với mức thu nhập cạnh tranh Ngoài ra Công ty còn tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương thông qua việc phát triển vùng nguyên liệu trên địa bàn huyện Ba Vì
và các vùng lân cận
III.1.2 Mục tiêu kinh tế
tiêu dùng của thị trường
Dự án đầu tư sản xuất Sữa các loại và bánh sẽ đem lại hiệu qủa kinh tế cao cho nhà đầu tư
Thúc đẩy ngành dịch vụ trong vùng phát triển, tạo thu nhập cho người dân
quả kinh tế ngày càng cao
Xây dựng và phát triển kinh tế tư nhân nói riêng và kinh tế huyện Ba Vì nói chung
ngày càng lớn mạnh và giàu có
III.2 Sự cần thiết phải đầu tư
Việt Nam là một nước có nền công nghiệp chế biến không được đánh giá cao trên thị trường quốc tế do không tuân theo quy trình khép kín (còn gọi là công nghệ sạch) Bên cạnh
đó, ngành chế biến thực phẩm, sữa các loại cũng như đồ ăn nhanh chất lượng cao phù hợp khẩu vị người tiêu dùng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu Tuy nhiên mức sống người dân hiện nay được nâng cao hơn, ngày càng hiểu rõ về vai trò vệ sinh an toàn thực phấm đối với cuộc sống của mình
Chính những thực tế trên cộng với việc nhận thấy Công ty CPTP ANCO sản xuất sữa
và Công ty CP bánh kẹo ANCO muốn bán lại 2 dự án nhà máy này nên Công ty CPPT Phân phối Việt Nam chúng tôi đã quyết định mua lại đồng thời đầu tư nâng cấp phát triển hơn Việc mua lại có thể nói là bước khởi đầu thuận lợi cho công ty chúng tôi Thay vì phải huy động một lượng vốn khổng lồ để xây dựng từ đầu từ công nghệ, nguyên liệu đến nhân lực và giảm thiểu rủi ro trong trách nhiệm pháp lý, thì việc mua lại 2 công ty trên sẽ giúp chúng tôi tận dụng được thị phần sữa, bánh mì cũng như thương hiệu có sẵn trên thị trường để kinh doanh hiệu quả hơn
Vì vậy, công ty chúng tôi khẳng định đây là một mô hình đầu tư cần thiết trong giai đoạn hiện nay Cần thiết bởi hai nhà máy này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu về số lượng và
Trang 24đảm bảo an toàn chất lượng Không những thế, dự án còn có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế và nhất là an sinh xã hội
Trang 25CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN
IV.1 Mô tả địa điểm dự án
IV.1.1.Vị trí địa lý Hà Nội
Nằm ở phía Tây Bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3,324.92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn
IV.1.2 Vị trí địa lý khu vực dự án
Dự án có hai nhà máy:
Nhà máy sản xuất bánh mì đặt tại cụm công nghiệp Phùng, huyện Đan Phượng, Tp.Hà Nội cách trung tâm Hồ Hoàn Kiếm 21km, cách Mỹ Đình chừng 15 phút chạy xe Vị trí này nằm giữa 2 trục đường chính nối với trung tâm Hà Nội Đường 32 hiện đang 9m, đang được xây dựng mở rộng thành đường rộng 35m Đường Hoàng Quốc Việt nối dài dự kiến rộng 40m
Trang 26Nhà máy sản xuất sữa các loại được đặt tại xã Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội: vị trí thuận lợi về mặt giao thông, từ nhà máy có thể đến trung tâm Hà Nội và các vùng lân cận dễ dàng
Vị trí của dự án (hai nhà máy) có nhiều điểm thuận lợi:
- Nằm gần vùng nguyên liệu
- Nơi phát triển hạ tầng thuận lợi
IV.2 Điều kiện tự nhiên chung của khu vực dự án
Trang 2718,6 °C Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông
IV.3 Hiện trạng sử dụng đất
Khu đất của dự án nằm ở 2 địa điểm bao gồm 2ha Bao gồm 1 ha cho nhà máy sản xuất sữa, 1 ha cho nhà máy sản xuất bánh mì Khu đất dự án nằm bên cạnh những công ty khác trong khu công nghiệp do đó nơi đây tập trung khá nhiều công nhân
Vị trí của khu đất này tự toát lên giá trị và tiềm năng khai thác kinh tế hiệu quả cho dự
án khi đi vào hoạt động
IV.4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
IV.4.1 Đường giao thông
Khu vực đầu tư xây dựng nhà máy có trục đường giao thông chính là tuyến Bắc Nam Ngoài ra còn có các tuyến đường giao thông bên trong khu công nghiệp
IV.4.2 Hệ thống thoát nước mặt
Hệ thống thoát nước chưa được xây dựng, hiện tại tự chảy đổ ra các kênh rạch quanh khu đất
IV.4.3 Hệ thống thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường
Khu vực này chưa có hệ thống thoát nước bẩn, toàn bộ nước thải được thoát tự nhiên
Dự án xây dựng hệ thống thoát nước bẩn độc lập với hệ thống thoát nước mưa Hệ thống cống sử dụng có đường kính D200-D300 Rác thải được thu gom và chuyển về tập trung
IV.4.4 Hệ thống cấp điện, chiếu sáng công cộng
Hiện tại khu vực có đã tuyến trung thế từ lưới điện quốc gia, qua trạm 110/220 KV,
dự kiến sẽ xây dựng thêm tuyến trung thế theo đường tỉnh lộ và nguồn điện sử dụng cho khu vực sẽ được lấy từ tuyến này
IV.5 Nhận xét chung về hiện trạng vị trí đầu tư dự án
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy của Công ty CP Phát triển Phân phối Việt Nam được đặt tại cụm công nghiệp Phùng huyện Đan Phượng và xã Vân Hòa, huyện Ba Vì Khu vực
dự án đã được quy hoạch đúng với chức năng của một khu công nghiệp hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn về sản xuất cũng như vấn đề môi trường cho các công ty đầu tư sản xuất ở đây Vị trí dự án thuận lợi về nhiều mặt như gần vùng nguyên liệu, giao thông thông suốt, đảm bảo quá trình sản xuất và hoạt động của nhà máy
Trang 28CHƯƠNG V: QUI MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN
V.1 Quy mô công suất
V.1.1 Hình thức đầu tư
Trong những thập kỷ vừa qua, kinh tế Việt nam đã tăng trưởng tương đối vững chắc với tốc độ trung bình bằng hoặc cao hơn so với các nước trong khu vực Để mở rộng họat động kinh doanh và phát huy hơn nữa khả năng và nguồn vốn hiện có, Công ty CP Phát triển phân phối Việt Nam quyết định sang nhượng và nâng cấp 2 nhà máy sản xuất Sữa tại huyện
Ba Vì và nhà máy Bánh mỳ tươi tại khu Công nghiệp Đan Phượng nhằm đáp ứng nhu cầu về sữa và bánh của thị trường Hình thức đầu tư là sang nhượng và nâng cấp lại 2 nhà máy Các hạng mục sửa chữa sẽ đuợc thiết kế nhằm tạo nên sự an toàn, phù hợp với cảnh quan xung quanh, đảm bảo quy họach đô thị
V.1.2 Phương thức đầu tư
Mua lại hai nhà máy với diện tích gần 2 ha đất, một tại huyện Ba Vì - nhà máy sản xuất sữa và một nhà máy sản xuất bánh mì tại cụm công nghiệp huyện Đan Phượng, TP Hà Nội trong thời gian 50 năm
Thuê lao động là người địa phương trực tiếp làm công nhân tại nhà máy
Đầu tư thường xuyên hàng năm để duy trì và phát triển kinh doanh tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia và lợi nhuận công ty
V.1.3 Công trình xây dựng trên đất hiện có
rào
Cổng sắt, cao 0,5m với hệ thống điều khiển tự động; Tường xây gạch, cao bình quân 2m
Nhà trệt; móng, cột BTCT; tường gạch
220, sơn nước, nền gạch ceramic 300 x
300 mái tole, trần nhựa, cửa kính + khung nhôm
Trang 29220, sơn nước, nền gạch ceramic 300 x
300 mái tole, trần nhựa, cửa kính + khung nhôm
(4 x 3)
bộ
Sân bê tông xi măng đá 2x4 mác 200; dày
V.1.4 Máy móc, thiết bị hiện có
lượng
Hãng sản xuất : Việt Nam Bao gồm 01 Lò hơi: 1 tấn hơi/h, Bồn chứa nước, Máy bơm li tâm Hệ thống đường ống cấp hơi
1
Bao gồm: Trạm biến áp Công suất: 630 10(22)/0,4KV, Các đường dây dẫn điện từ trạm biến áp đến các khu phục vụ sản xuất