1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG KHAI THÁC GIỐNG VÀ NUÔI SÒ HUYẾT (ANADARA GRANOSA) TẠI TỈNH KIÊN GIANG

82 251 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 716,49 KB

Nội dung

Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị công tác tại Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Trung Tâm Khuyến Ngư tỉnh Kiên Giang, Phòng Nông Lâm Ngư nghiệp huyện An Biên, Phòng Nông L

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA THỦY SẢN -oOo -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG KHAI THÁC GIỐNG VÀ NUÔI

SÒ HUYẾT (ANADARA GRANOSA) TẠI TỈNH KIÊN GIANG

Họ và tên sinh viên: TRỊNH SỚM Ngành : NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Niên khoá : 2004 – 2008

Thành Phố Hồ Chí Minh

08/2008

Trang 2

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG KHAI THÁC GIỐNG VÀ NUÔI SÒ

HUYẾT (ANADARA GRANOSA) TẠI TỈNH KIÊN GIANG

Tác giả

TRỊNH SỚM

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:

TS NGUYỄN NHƯ TRÍ

Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 08/2008

Trang 3

ii

LỜI CẢM TẠ

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Chí Minh, quí thầy cô Khoa Thuỷ Sản đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong những năm học tại trường

Xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Như Trí đã dành nhiều thời gian, công sức tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị công tác tại Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Trung Tâm Khuyến Ngư tỉnh Kiên Giang, Phòng Nông Lâm Ngư nghiệp huyện An Biên, Phòng Nông Lâm Nghiệp huyện An Minh, đã tận tình giúp đỡ, cung cấp những tư liệu quí báu cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn bà con nông dân huyện An Minh và An Biên đã nhiệt tình cung cấp những kiến thức thực tế và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài

Đồng thời xin gởi cám ơn đến các bạn trong và ngoài lớp đã động viên giúp

đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM

Do hạn chế về thời gian cũng như về kiến thức nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô và các bạn

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài "Điều tra hiện trạng khai thác giống và nuôi sò huyết (Anadara

granosa) tại tỉnh Kiên Giang" được thực hiện theo hình thức phỏng vấn trực tiếp

các nông hộ nuôi sò và khai thác giống tại 3 xã Thuận Hòa, Tân Thạnh – huyện An Minh và Nam Thái A – huyện An Biên (Các hộ khai thác giống tập trung ở xã Tân Thạnh)

Kết quả điều tra cho thấy diện tích nuôi sò thịt trong các nông hộ dao động từ

1 – 3 ha Diện tích ương sò cám kích cỡ từ 100.000 – 150.000 con/kg lên sò giống kích cỡ từ 1.000 – 3.000 con/kg của các nông hộ từ 300 – 500 m2 Hình thức ương

sò cám ở vùng cửa sông phổ biến hơn so với ương trong vuông

Thời gian nuôi sò thương phẩm kéo dài từ 12 đến 14 tháng Thời điểm thu hoạch sò tập trung từ tháng 2 đến 4, thời điểm khai thác sò giống diễn ra từ tháng 1 đến 4 (âm lịch) Kích cỡ sò giống khai thác ngoài tự nhiên từ 1.000 – 3.000 con/kg

và từ 100.000 – 150.000 con/kg đối với sò cám

Giá bán sò thịt từ 20.000 – 22.000 đồng/kg (kích cỡ 80 con/kg) và sò giống

từ 30 – 45 đồng/con (kích cỡ từ 1.000 – 3.000 con/kg) vào thời điểm tháng 5/2008

Năng suất nuôi sò thịt trung bình đạt được 1,9 tấn/ha Lợi nhuận trung bình 13,3 triệu đồng/ha/năm Mật độ thả nuôi trung bình 66 con/m2 Tỷ lệ sống trung bình 25%

Diện tích nuôi sò năm 2008 ở huyện An Minh trên 11.000 ha và huyện An Biên là 260 ha

Trang 5

iv

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC Trang

TÊN ĐỀ TÀI i

LỜI CẢM TẠ ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG vii

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỐ VÀ BẢN ĐỒ ix

I CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt Vấn Đề 1

1.2 Mục Tiêu Đề Tài 2

II CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết 3

2.2 Quá Trình Phát Triển Nghề Nuôi Sò Ở Việt Nam 7

2.3 Đặc Điểm Tự Nhiên Tỉnh Kiên Giang 7

2.3.1 Vị trí địa lý - địa hình 7

2.3.2 Điều kiện tự nhiên 8

2.4 Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội 11

2.4.1 Hiện trạng xã hội 11

2.4.2 Hiện trạng kinh tế 12

2.5 Đặc Điểm Tự Nhiên Huyện An Minh 13

2.5.1 Vị trí địa lý – địa hình 13

2.5.2 Điều kiện tự nhiên 13

2.6 Đặc Điểm Tự Nhiên Huyện An Biên 14

2.6.1 Vị trí địa lý – địa hình 14

2.6.2 Điều kiện tự nhiên 15

2.7 Sơ Lược Về Tình Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Tỉnh Kiên Giang 16

Trang 6

2.7.1 Kết quả nuôi tôm sú tại tỉnh Kiên Giang 16

2.7.2 Kết quả nuôi sò huyết tại tỉnh Kiên Giang 17

2.7.3 Kế hoạch phát triển thủy sản giai đoạn năm 2006 – 2010 tại Kiên Giang 17

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài 19

3.2 Phương Pháp Nghiên Cứu 19

3.2.1 Thu thập số liệu sơ cấp 19

3.2.2 Thu thập số liệu thứ cấp 19

3.2.3 Nội dung nghiên cứu 19

3.3 Phân Tích và Xử Lý Số Liệu 20

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22

4.1 Các Vùng Nuôi Sò Của Tỉnh Kiên Giang 22

4.2 Những Thông Tin Về Nông Hộ 23

4.2.1 Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất 23

4.2.2 Độ tuổi 23

4.2.3 Trình độ học vấn 24

4.2.4 Tình hình nhân khẩu 25

4.2.5 Kinh nghiệm nuôi 25

4.2.6 Các nguồn học hỏi kinh nghiệm 26

4.2.7 Kế hoạch của chủ hộ nuôi sò 27

4.3 Hiện Trạng Kỹ Thuật Nuôi Sò 28

4.3.1 Hình thức nuôi sò 28

4.3.2 Thiết kế vuông nuôi 30

4.3.3 Chuẩn bị vuông 30

4.3.4 Diện tích 32

4.3.5 Chuẩn bị con giống 33

4.3.6 Thả giống 35

4.3.7 Chăm sóc và quản lý vuông nuôi sò 38

4.3.8 Thu hoạch 40

Trang 7

vi

4.4 Hiện Trạng Khai Thác Sò Giống 42

4.4.1 Thời điểm sò sinh sản 42

4.4.2 Mùa vụ khai thác 43

4.4.3 Bãi sò giống 43

4.4.4 Ngư cụ khai thác 44

4.4.5 Kích cỡ con giống 45

4.4.6 Nguồn giống sò nhập vào Kiên Giang 46

4.4.7 Ương sò cám lên sò giống 46

4.4.8 Giá bán 47

4.49 Thị trường tiêu thụ sò giống 48

4.4.10 Sò giống sinh sản nhân tạo 48

4.4.11 Tác động của môi trường lên vị trí xuất hiện sò giống 49

4.4.12 Tác động của việc khai thác lên sò giống 49

4.5 Một Số Khó Khăn và Trở Ngại Thường Gặp 50

4.6 Hạch Toán Kinh Tế và Phân Tích Các Khía Cạnh Kinh Tế Của Nghề Nuôi Sò ở Tỉnh Kiên Giang 50

4.6.1 Kết quả nuôi sò/ha/vụ 50

4.6.2 Cơ cấu các khoản mục chi phí nuôi sò/ha/vụ 52

4.7 Định Hướng Phát Triển Nghề Nuôi Sò ở Kiên Giang Trong Những Năm Tới 53

4.8 Đề Xuất Một Số Giải Pháp Phát Triển Nghề Nuôi Sò Tại Kiên Giang 53

CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55

5.1 Kết Luận 55

5.2 Đề Nghị 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Nhiệt độ các tháng năm 2007 9

Bảng 2.2 Lượng mưa và độ ẩm các tháng năm 2007 9

Bảng 2.3 Tổng số giờ nắng các tháng năm 2007 10

Bảng 2.4 Hướng gió và tốc độ gió các tháng năm 2007 11

Bảng 2.5 Chiến lược phát triển kinh tế từ năm 2006 – 2015 tại Kiên Giang 12

Bảng 2.6 Kết quả nuôi tôm sú từ năm 2004 - 2007 tại Kiên Giang 17

Bảng 2.7 Diện tích và sản lượng sò từ năm 2004 -200 huyện An Minh và An Biên 17

Bảng 2.8 Diện tích và sản lượng một số đối tượng nuôi tại Kiên Giang 20

Bảng 4.1 Diện tích nuôi sò tại huyện An Minh và An Biên từ năm 2005 – 2008 23

Bảng 4.2 Đặc điểm phái tính của nông hộ 23

Bảng 4.3 Cơ cấu độ tuổi của nông hộ 24

Bảng 4.4 Trình độ học vấn của nông hộ 24

Bảng 4.5 Số nhân khẩu trong nông hộ 25

Bảng 4.6 Kinh nghiệm nuôi sò của nông hộ 26

Bảng 4.7 Nguồn học hỏi kinh nghiệm nuôi 26

Bảng 4.8 Kế hoạch nuôi sò của các nông hộ 27

Bảng 4.9 Số nông hộ tham gia nuôi sò theo hai hình thức 28

Bảng 4.10 Tiêu chuẩn vuông nuôi sò ở các nông hộ 30

Bảng 4.11 Điều kiện vuông nuôi và công tác chuẩn bị vuông ở các nông hộ 32

Bảng 4.12 Diện tích nuôi sò của vùng A và B 33

Bảng 4.13 Nguồn gốc sò giống được các nông hộ thả nuôi 33

Bảng 4.14 Công tác kiểm tra sò giống của các nông hộ trước khi nuôi 34

Bảng 4.15 Kích cỡ sò được các nông hộ chọn nuôi ở vùng A và B 35

Bảng 4.16 Thời điểm thả giống của vùng A và B 36

Bảng 4.17 Công tác thả giống của vùng A và B 36

Bảng 4.18 Lượng giống thả ở vùng A và B 37

Trang 9

viii

Bảng 4.19 Mật độ giống thả ở các nông hộ của vùng A và B 38

Bảng 4.20 Theo dõi chỉ tiêu chất lượng nước và biểu hiện của sò ở các nông hộ 39

Bảng 4.21 Một số biểu hiện của sò liên quan tới độ mặn trong vuông 39

Bảng 4.22 Số lần san thưa của vùng A và B 40

Bảng 4.23 Thời gian nuôi sò ở các nông hộ 41

Bảng 4.24 Năng suất thu hoạch sò ở các nông hộ 42

Bảng 4.25 Các ưu và nhược điểm của ngư cụ khai thác 45

Bảng 4.26 Phân biệt sự khác nhau giữa các sò nhập vào Kiên Giang 46

Bảng 4.27 Điều kiện, công tác chuẩn bị và quá trình chăm sóc sò ương 47

Bảng 4.28 Ưu và nhược điểm của hai hình thức ương 47

Bảng 4.29 Giá bán sò giống 48

Bảng 4.30 Các chỉ tiêu kinh tế trong nuôi sò 51

Bảng 4.31 Cơ cấu các khoản mục chi phí nuôi sò /ha/vụ ở vùng A và B 52

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH ẢNH – SƠ ĐỒ - BẢN ĐỒ

Hình 4.1 Kích cỡ sò giống 1.500 con/kg 35

Hình 4.2 Kích cỡ sò thu hoạch 80 con/kg 41

Hình 4.3 Cào móc 44

Hình 4.4 Cào nhảy 45

Hình 4.5 Kích cỡ sò cám sau khi ương 10 ngày 45

Sơ đồ 4.1 Vị trí vuông sò trong rừng đước 29

Sơ đồ 4.2 Các bước cơ bản trong qui trình kỹ thuật nuôi sò trong vuông tôm 29

Sơ đồ 4.3 Các giai đoạn phát triển của sò đến lúc khai thác giống 43

Bản đồ 3.1 Tỉnh Kiên Giang 21

Trang 11

Việt Nam là một nước đang có ngành Thủy Sản phát triển rất mạnh, với lợi thế về sông ngòi chằn chịt và rừng ngặp mặn ven biển tạo ra diện tích mặt nước lớn thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản

Kiên Giang có bờ biển trải dài trên 200 km với tiềm năng về kinh tế biển và nguồn lợi thủy sản phong phú, góp phần tích cực cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Trong những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường, đặc biệt

là khi sò huyết trở thành một mặt hàng xuất khẩu, nghề nuôi sò tại Kiên Giang ngày càng phát triển Tuy nhiên hiện nay chúng ta gặp phải một số khó khăn như việc quản

lý nguồn lợi tự nhiên, nguồn giống bị khai thác bừa bãi, chưa có phương pháp quản lý, bảo vệ hợp lý các bãi sò gây nên sự thiếu hụt cũng như sự biến động về nguồn sò giống và ô nhiễm môi trường Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu khoa học về sò còn quá ít, không đáp ứng được tốc độ phát triển của nghề nuôi

Để nghề nuôi sò đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng, việc nghiên cứu đánh giá về hiện trạng, tiềm năng và kinh tế xã hội nghề nuôi sò

ở địa phương là hết sức cần thiết Trên cơ sở đó, được sự đồng ý của khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh tôi tiến hành thực hiện đề tài:

“Khảo sát hiện trạng khai thác giống và nuôi sò huyết (Anadara granosa) tại tỉnh Kiên

Giang.”

Trang 12

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

- Khảo sát hiện trạng nuôi sò huyết thương phẩm tại huyện An Minh và An Biên của tỉnh Kiên Giang

- Khảo sát hiện trạng khai thác sò giống tại huyện An Minh

- Đánh giá về tiềm năng và những khó khăn hiện có để đề xuất một số giải pháp phát triển nghề nuôi sò tại kiên Giang

Trang 13

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết

Loài: Anadara granosa Linnaeus, 1758

Tên Tiếng Anh: Blood cockle

Tên Tiếng Việt: Sò Huyết, Sò Trứng, Sò Tròn

2.1.2 Phân bố

Sò huyết (Anadara granosa) nằm trong lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia), nghành

động vật thân mềm (Mollusca) là loài hải sản có giá trị kinh tế cao được nhiều nước trên thế giới khai thác tự nhiên và nuôi thương phẩm Sò huyết phân bố ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, tập trung nhiều ở Nam Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippine, Ấn Độ, Việt Nam…Trong tự nhiên sò huyết phân bố ở các bãi triều có bùn nhão, trong các vịnh, eo biển ít sóng gió, nước triều lưu thông hoặc gần cửa sông có nguồn nước ngọt, sống vùi nông trong lớp bùn mặt (Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2001)

Ở Việt Nam sò huyết phân bố từ Quảng Ninh đến Cà Mau (Lương Đình Trung, 1997; trích bởi Đỗ Thị Nguyên Mỹ Lệ, 1999)

Sò huyết phân bố ở vùng hạ và trung triều Sò huyết có khả năng thích nghi với sự biến động của nồng độ muối rộng Chúng có khả năng sống trong phạm vi độ mặn từ 14 – 30‰, thích hợp nhất là 21 – 26‰ đối với sò nhỏ và 20 – 26‰ đối với sò trưởng thành Sò là loài rộng nhiệt, chúng có thể sống được ở nhiệt độ từ 2,5oC – 40oC (Trần Hoàng Phúc, 1997; trích bởi Đỗ Thị Nguyên Mỹ Lệ, 1999)

Trang 14

Tuy nhiên theo Ngô Trọng Lư (2004), thì nhiệt độ thích hợp cho sò là 15 –

28oC, tỷ trọng thích hợp là 1,010 – 1,017 Khi tỷ trọng xuống thấp nó vùi sâu vào bùn, nếu bị phơi ở ngoài bãi lâu thì nó chết hàng loạt Độ mặn thích hợp là 20 – 25‰ Sò huyết sống theo kiểu vùi sâu trong bùn, sò non sống ở bề mặt bùn, sò lớn sống sâu dưới bùn 1 – 3 cm Nền đáy là bùn pha cát có độ dày 15 cm là được

Ở Việt Nam, sò huyết phân bố hầu hết các vùng triều ven biển, từ sát bờ đến

độ sâu 3 - 4 m nước, chất đáy bùn nhẹ hoặc bùn pha cát ít, có nước ngọt đổ vào Sò huyết ưa sống nơi có độ mặn không cao (20 – 30‰), mùa mưa có thể xuống tới 5 – 15‰ Sò huyết thường sống ở các bãi triều có thời gian phơi bãi 6 – 8 giờ Ở Việt Nam sò phân bố nhiều ở vùng triều Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, đầm Lăng

Cô (Thừa Thiên – Huế), đầm Thị Nại (Bình Định), đầm Ô Loan (Phú Yên), đầm Nha Phu (Khánh Hoà), đầm Nại (Ninh Thuận), vùng triều Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau (Nguyễn Đình Hùng, 2000; trích bởi Trịnh Minh Thiện, 2006)

2.1.3 Cấu tạo hình thái

Vỏ sò huyết dày cứng, có dạng hình trứng Mặt ngoài của vỏ có gờ phóng xạ rất phát triển, số lượng 18 – 21 gờ, trên các đường gân có những hạt chấm nhỏ Mặt trong vỏ có màu trắng sứ, mép vỏ có nhiều mương sâu tương ứng với số gờ phóng xạ của mặt ngoài Mặt khớp thẳng có nhiều răng nhỏ, vết cơ khép vỏ sau lớn hình tứ giác, vết cơ khép vỏ trước hình tam giác Trên các gờ phóng xạ có những tấm nhỏ như hạt gạo nên còn gọi là sò gạo (Ngô Trọng Lư, 2004)

Trong máu có hồng huyết tố (haemoglobin), nên máu có màu đỏ Đây là đặc trưng mà không có loài nhuyễn thể nào có được Hình dạng huyết cầu rất ngắn có hình bầu dục, nhân tế bào máu nhìn rất rõ Khi tuyến sinh dục thành thục nhô lên trên tuyến tiêu hoá Tuyến sinh dục cái có màu vàng cam, ở con đực có màu trắng sữa (Ngô trọng

Lư, 2004)

2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng

Nhìn chung sò chậm lớn Ở Quảng Đông (Trung Quốc), sò 1 tuổi bình quân chiều dài vỏ: 2 cm, sò 2 tuổi: 2,8 cm, sò 3 tuổi: 3,2 cm là đạt cỡ thương phẩm Thường năm đầu và năm thứ hai sò lớn nhanh, qua năm thứ ba chậm dần và tỷ lệ chết lại tăng

Trang 15

lên

Sự tăng trưởng của sò huyết phụ thuộc vào nhiệt độ Nhiệt độ càng cao thì cường độ bắt mồi càng lớn, tốc độ tăng trưởng càng nhanh thể hiện qua các đường gân của vỏ sò Tốc độ tăng trưởng của sò có liên quan tới chỗ ở của nó Sò ở vùng hạ triều sinh trưởng nhanh hơn ở vùng trung triều Lấy sò cùng một tuổi để so sánh thì bình quân trọng lượng sò ở vùng hạ triều lớn gấp 7,25 lần so với sò ở vùng trung triều Tuổi càng nhiều thì sự trên lệch ấy càng rút ngắn, sò hai tuổi gấp 3,75 lần, sò 3 tuổi gấp 2,02 lần Đó là vì ở vùng hạ triều thời gian ngập nước lâu hơn, cơ thể càng nhỏ tỷ lệ tăng trưởng càng nhanh (Ngô Trọng Lư, 2004)

Tốc độ tăng trưởng của sò có mối tương quan với các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, nồng độ muối, nguồn thức ăn…Kích thước càng lớn sò sinh trưởng càng chậm Trung bình sau 12 tháng nuôi từ giống 2.000 con/kg, có thể đạt khích cỡ sò thương phẩm 60 – 80 con/kg (Ngô Trọng Lư, 1996; trích bởi Đỗ Thị Nguyên Mỹ Lệ, 1999)

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng

Sò huyết là loài động vật ăn lọc, không có khả năng chủ động bắt mồi, bắt mồi thụ động bằng cách tạo ra dòng nước nhờ hoạt động của mang Thức ăn đi qua xoang mang, các tia mang và được giữ lại Cứ 1 – 2 phút sò khép kín lại vỏ ngoài một lần đưa những thức ăn không thích hợp cùng với dòng nước ở trong màng áo phun ra ngoài Sò 2 tuổi phần lớn thức ăn là tảo khuê, có đến 30 loài thuộc 16 giống (Ngô Trọng Lư, 2004)

Theo Nguyễn Ngọc Lâm (1994, trích bởi Đỗ Thị Nguyên Mỹ Lệ, 1999), nguồn thức ăn của sò huyết phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện sống xung quanh nó Sò huyết không lựa chọn các chủng loại thức ăn Đời sống của sò gắn liền với nền đáy Nguồn thức ăn chính là mùn bã hữu cơ và các vi tảo đơn bào sống trong nước và trên nền đáy có kích thước phù hợp với khe mang của sò Mùn bã hữu cơ chiếm 93% trong ống tiêu hóa của sò, các vi tảo đơn bào chiếm một tỷ lệ thấp Hơn nữa nhuyễn thể nói chung và sò huyết nói riêng có khả năng lọc nước rất tốt nên một số nơi thả chung với nuôi tôm để lọc những chất hữu cơ lơ lửng trong nước và tảo, tránh được hiện tưởng tảo phát triển quá mức trong ao nuôi tôm Chúng có thể lọc 4 – 6 lít nước trong một

Trang 16

ngày đêm (Nguyễn Xuyên Bình,1999; trích bởi Trịnh Minh Thiện, 2006)

là 59,5:40,5 (Trương Sỹ Kỳ,1994; trích bởi Đỗ Thị Nguyên Mỹ Lệ, 1999)

Theo Ngô Trọng Lư (2004), sò huyết thuộc loại đẻ trứng Khi tuyến sinh dục thành thục, các tế bào sinh dục lần lược chín và đẻ nhiều lần Trong tự nhiên, một năm chúng có thể sinh sản nhiều lần (4 – 5 lần), mỗi lần cách nhau khoảng nửa tháng Một con sò cỡ 3 cm mỗi lần có thể đẻ 3,4 triệu trứng, đường kính trứng 90 m Nhìn bên ngoài khó phân biệt được sò đực sò cái Khi tuyến sinh dục thành thục nó chiếm đầy thể tích nội tạng, bằng mắt thường có thể phân biệt được sò đực và sò cái

Sò huyết là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ thụ tinh ngoài, giới tính của chúng có thể phân biệt được dựa vào màu sắc của bộ phận sinh dục, ở con cái có màu vàng cam,

ở con đực bộ phận này có màu trắng sữa Sò huyết thành thục và có khả năng sinh sản khi được 1 – 2 năm tuổi Mùa vụ sinh sản không đồng nhất khi được nuôi ở những vùng địa lý khác nhau Cụ thể sò nuôi ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) có thời gian sinh sản từ tháng 7 đến 9, tỉnh Triết Giang: tháng 8 đến 10, Phúc Kiến: tháng 8 đến 11, ở tỉnh Quảng Đông từ tháng 8 đến 12, rộ nhất từ 9 đến 11

Ở điều kiện thích hợp tinh trùng và trứng thụ tinh ngoài cơ thể Trứng do con cái đẻ ra sẽ được tinh trùng của con đực thụ tinh, thời gian này kéo dài tới 15 – 20 giờ Trung bình một con cái chiều dài 3 cm một lần đẻ 3,4 triệu trứng Trứng được thụ tinh

sẽ nở trong môi trường nước biển Ấu trùng sò huyết ban đầu sống bằng cách ăn các sinh vật phù du trong nước biển, khi đã lớn hơn chúng di chuyển xuống sống ở tầng đáy

Khi nhiệt độ và tỷ trọng nước giảm đột ngột có tác dụng kích thích sinh sản đối với sò thành thục Sò đẻ trứng thụ tinh trong nước biển, ở nhiệt độ từ 26 – 31oC, sau khoảng 13 – 15 ngày ấu trùng bắt đầu sống bám (Ngô Trọng Lư, 2004)

Trang 17

2.1.7 Sự phát triển của phôi sò huyết

Trứng sò huyết rất bé, đường kính 90µm Trứng sau khi thụ tinh tiến hành phân chia lần thứ nhất, sau đó chia thành 2 – 4 – 8 – 16 – 32 bào, rồi thời kỳ đa bào, ấu trùng Trochophora, ấu trùng đĩa, ấu trùng bản lề, lúc này hai mảnh vỏ trong suốt bắt đầu xuất hiện Sau 6 – 7 ngày ở hai bên bộ phận bản lề có thể thấy vỏ hơi nhô lên có hình bầu dục

Sau 8 – 11 ngày, ấu trùng dài 142 – 157 µm, cao 116 – 133 µm gọi là thời kỳ đỉnh vỏ Sau 13 – 14 ngày, chân ấu trùng thò ra bắt đầu bò, vỏ dài 167,8 µm cao 142

µm Sau 15 – 16 ngày, chúng bắt đầu sống đáy gọi là sò non cỡ 180 µm Các đường gân trên vỏ chưa xuất hiện, cần nuôi thêm 4 – 6 ngày nữa thì đường gân mới hình thành, lúc này vỏ sò dài 190 – 250 µm Khi vỏ dài 264,6 µm các đường gân rất rõ và

có hình dạng gần giống với sò trưởng thành (Ngô Trọng Lư, 2004)

2.2 Quá Trình Phát Triển Nghề Nuôi Sò Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, nghề nuôi nhuyễn thể chỉ mới phát triển gần đây Miền Bắc nuôi

một số đối tượng như hầu cửa sông Ostrea rivularis (sông Bạch Đằng, Quảng Ninh và Lạch Trường – Thanh Hoá), Vẹm Perna viridis (Thừa Thiên), ngao dầu Meretrix

meretrix (Thái Bình, Quảng Ninh), trai ngọc biển (Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên,

Nha Trang) và trai ngọc nước ngọt Hyriopsis (Hồ Tây, Hà Nội) Miền Nam chủ yếu là nuôi 2 đối tượng nghêu Meretrix lyrata và sò huyết Anadara granosa (Nguyễn Đình

Hùng, 2000; trích bởi Trịnh Minh Thiện, 2006)

2.3 Đặc Điểm Tự Nhiên Tỉnh Kiên Giang

2.3.1 Vị trí địa lý - địa hình

2.3.1.1 Vị trí địa lý

Kiên Giang là một tỉnh ở biên giới phía Tây Nam của Việt Nam Tọa độ địa lý

từ 104o40' – 105o32' độ kinh Đông và 9o23'55'' – 10o32'30'' độ vĩ Bắc

- Phía Đông và Đông Nam giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang

- Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau

- Phía Tây giáp vịnh Thái Lan

- Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới đất liền dài 56,8 km

Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 6.269 km2, trong đó đất liền là

Trang 18

5.638 km2 và hải đảo 631 km2 (đảo lớn nhất là Phú Quốc có diện tích 567 km2)

Kiên Giang có bờ biển dài 200 km với 63.290 km2 ngư trường, tập trung khoảng 105 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 43 đảo có dân cư sinh sống

Kiên Giang có hệ thống sông ngòi dày đặc rất thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa bằng đường thủy, bao gồm: Sông Cái Lớn có chiều dài 60 km, sông Cái Bé có chiều dài 70 km, sông Giang Thành có chiều dài 27,5 km, sông Rạch Giá – Hà Tiên, kênh Vĩnh Tế, kênh Tám Ngàn, kênh Rạch Giá – Long Xuyên, đây là những tuyến giao thông thủy chính của tỉnh

Tuy Kiên Giang nằm ở vùng cực Tây của tổ quốc nhưng rất thuận lợi trong việc hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa với các nước Campuchia và Thái Lan Do có cửa khẩu với Campuchia và lưu thông được với Thái Lan bằng đường bộ lẫn đường biển

2.3.1.2 Địa hình

Địa hình phần đất liền Kiên Giang tương đối bằng phẳng, thấp dần từ hướng Đông Bắc (độ cao trung bình từ 0,8 – 1,2 m), xuống Tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2 – 0,4 m) Riêng bán đảo Cà Mau độ cao trung bình từ 0,2 – 0,4 m, một số nơi có

độ cao dưới 0,0 m so với mực nước biển Đặc điểm địa hình này cùng với chế độ thuỷ triều biển Tây chi phối rất lớn đến khả năng tiêu thoát úng về mùa mưa đồng thời bị ảnh hưởng lớn của nước mặn nhất là vào những tháng cuối mùa khô, gây trở ngại nhiều tới sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh

2.3.2 Điều kiện tự nhiên

2.3.2.1 Nhiệt độ

Kiên Giang có chế độ nhiệt cao và khá ổn định Nhiệt độ trung bình năm không quá 30oC và thấp nhất không dưới 25oC Nhiệt độ trung bình vào mùa khô là 29,7oC, mùa mưa là 27,7oC Trong ngày nhiệt độ thấp nhất từ 1 – 7 giờ sáng và cao nhất lúc giữa trưa từ 13 – 14 giờ Tháng 3 đến 5 là những tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm và tháng ít nóng nhất là tháng 12

Trang 19

Bảng 2.1: Nhiệt độ các tháng năm 2007

Nhiệt độ (oC) Tháng Trung bình Cao tuyệt đối Thấp tuyệt đối

Bảng 2.2: Lượng mưa và độ ẩm các tháng năm 2007

Tháng Tổng lượng mưa (mm) Số ngày mưa TB (ngày) Độ ẩm TB (%)

Cả năm Tổng cộng: 2.225,5 Trung bình: 142 Trung bình: 81

(Nguồn: Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Kiên Giang năm 2007) Lượng mưa trong năm chủ yếu tập trung từ tháng 6 đến 10, nhiều nhất vào tháng 8 với tổng lượng mưa đạt đến 751,1 mm, thấp nhất tháng 12 là 0,5 mm

Số ngày mưa trung bình nhiều nhất là tháng 5 với 22 ngày, ít nhất tháng 12 và tháng 1 với 1 ngày Tổng số ngày mưa cả năm ước tính đạt đến 142 ngày

Độ ẩm tương đối bình quân hàng năm thường đạt từ 80 – 83% Sự chênh lệch

Trang 20

độ ẩm giữa các tháng trong năm trên 10% Thời kỳ ẩm nhất trong năm rơi vào tháng 7 – 8 với độ ẩm cao nhất đạt 86% Thời kỳ độ ẩm thấp nhất rơi vào tháng 3 – 4 với độ

ẩm thấp nhất là 75%

2.3.2.3 Số giờ nắng – chiếu sáng

Kiên Giang có tổng số giờ chiếu sáng trong năm là 2.551,7 giờ Mùa khô thì

số giờ chiếu sáng đều đạt trên 240 giờ/tháng, cao nhất vào tháng 4 với 300,7 giờ Mùa mưa, số giờ chiếu sáng đều đạt trên 114,3 giờ/tháng

Trong mùa khô, số giờ nắng trung bình mỗi ngày là 7 – 8 giờ Vào mùa mưa,

số giờ nắng trung bình 4 – 6 giờ/ngày Số giờ nắng nhiều, nhiệt độ cao nên năng lượng bức xạ nhận được khá lớn, trung bình hàng năm là 130 – 150 kcal/cm2

Trang 21

Bảng 2.4: Hướng gió và tốc độ gió các tháng trong năm 2007

Tháng Hướng gió thịnh hành Tốc độ gió (m/s) Lượng bốc hơi/tháng

2.3.2.5 Thủy văn

Kiên Giang chịu ảnh hưởng lớn chế độ thủy triều biển Tây và quá trình chuyển tải nước từ sông Hậu thông qua hệ thống các kênh trục chính vùng Tây sông Hậu, sông Cái Lớn và các kênh trong vùng bán đảo Cà Mau

Hàng năm vào các tháng mùa khô từ tháng 11 đến 5, thường bị mặn xâm thực sâu vào trong nội đồng, gây khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân

Biên độ trung bình triều phía Tây khoảng 0,7 – 0,8 m, tối đa không quá 1,1 – 1,2 m, đồng thời cũng ít chênh lệch giữa các vùng về biên độ, song do tính chất thủy triều lại có sự khác nhau cơ bản ở một số vùng Ví dụ như khu vực Rạch Giá là dạng triều hỗn hợp thiên về bán nhật triều với số ngày trong tháng có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống (tức chịu ảnh hưởng chế độ nhật triều không đều thiên về bán nhật triều),

từ Rạch Giá đi về phía Hà Tiên thì triều hỗn hợp lại thiên về nhật triều, với số ngày trong tháng có 1 lần dao động triều chiếm ưu thế

2.4 Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội

2.4.1 Hiện trạng xã hội

Kiên Giang có diện tích tự nhiên 6.269 km2, dân số gần 1,7 triệu người

Trang 22

Trong đó dân tộc Kinh: 84,41%; Khmer: 12,23%; Hoa: 2,97% Dân số của tỉnh phân

bố không đều, thường tập trung nhiều ở các trung tâm Theo kế hoạch dân số, phấn đấu hạ tỷ lệ sinh hàng năm từ 0,5 – 0,6‰ giai đoạn 2001 – 2005 và giảm 0,4‰ giai đoạn 2006 – 2010 thì dân số toàn tỉnh năm 2005 là 1.689.745 người và đến năm 2010 hơn 1.834.000 người

Đơn vị hành chính: Kiên Giang có 14 đơn vị hành chính cấp huyện, thị:

Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương; huyện Hòn Đất, huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện

An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện Phú Quốc, huyện Kiên Hải và huyện U Minh Thượng

2.4.2 Hiện trạng kinh tế

Giai đoạn 2006 – 2010: Tập trung phát triển ngành công nghiệp theo 3 nhóm ngành có lợi thế về nguồn nguyên liệu như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, thủy sản

Giai đoạn 2011 – 2015: Ngoài 3 nhóm ngành có lợi thế, cần kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển các ngành nghề mới nhằm đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng cao tại địa phương, mặc khác giải quyết nguồn lao động tại chỗ, tăng GDP

Bảng 2.5:Chiến lược phát triển kinh tế từ năm 2006 – 2015 tại Kiên Giang

Năm Chỉ tiêu

2001–2005 2006–2010 2011–2015Tốc độ tăng trưởng bình quân/năm (%) 11,09 13,5 12,66

(Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Kiên Giang năm 2005)

Trang 23

2.5 Đặc Điểm Tự Nhiên Huyện An Minh

2.5.1 Vị trí địa lý – địa hình

Huyện An Minh có 11 xã, thị trấn nằm trong vùng bán đảo Cà Mau, thuộc tỉnh Kiên Giang, có tọa độ địa lý từ 9°23'53''– 10°21'16'' độ vĩ Bắc, 103°44'37'' – 105°19'51'' độ kinh Đông, huyện có vị trí địa lý như sau:

- Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Thuận

- Phía Tây Bắc giáp huyện An Biên

- Phía Đông Nam giáp huyện U Minh Thượng

- Phía Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau

2.5.2 Điều kiện tự nhiên

+ Khí hậu: chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa Trong năm có hai mùa gió: Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 12 đến 4 và gió mùa Tây Nam thịnh hành

+ Số ngày mưa trung bình trong năm ở đây cũng rất cao, trung bình mỗi năm từ

163 – 171 ngày Như vậy cứ trung bình hơn 2 ngày nắng thì có 1 ngày mưa

+ Trong mùa mưa: Lượng mưa trung bình tăng dần từ tháng 5 trên 250 mm (với

11 – 15 ngày mưa), đến các tháng 7 – 10 là những tháng có lượng mưa lớn nhất trên

300 mm (với 19 – 23 ngày mưa) Tháng 11 lượng mưa trung bình giảm nhiều, còn trên dưới 150 mm (với 10 – 12 ngày mưa)

+ Độ ẩm có liên quan mật thiết với chế độ mưa Độ ẩm tương đối trung bình năm từ (82,2 – 87,5%) Hàng năm, tháng 9, 10 có độ ẩm tương đối trung bình cao nhất (86,0 – 89,0%) Tháng 2 và 3 có độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ (75,6 – 83,2%)

+ Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khá lớn, đạt trên 1.000 mm Mùa khô, do

Trang 24

nắng nhiều và độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc hơi lớn, trong đó tháng 3 lớn hơn

cả khoảng 140 – 152 mm

+ Số giờ nắng trung bình khá cao, bình quân cả năm khoảng 2.600 giờ (trung bình 7,0 – 7,5 giờ/ngày) Tháng 2 – 4 có số giờ nắng cao nhất (trung bình 8 – 10 giờ/ngày) Trong mùa khô do có số giờ nắng nhiều, lượng bốc hơi lớn nên độ ẩm thấp

+ Chế độ thủy văn: Vùng An Minh chịu ảnh hưởng đồng thời triều cường biển Tây từ nhiều phía, trong đó có 2 hướng chính là từ sông Cái Lớn (phía Bắc) chuyển xuống và từ sông Ông Đốc (phía Nam) truyền lên Sự gặp gỡ giữa 2 hướng triều này

đã hình thành vùng giáp nước chính nằm ở vùng đất giáp ranh giữa 2 tỉnh Kiên Giang

và Cà Mau

+ Hàng năm, từ cuối tháng 11 trở đi, do lượng mưa giảm nhanh chóng trên toàn vùng, thủy triều hoạt động mạnh trở lại, nước mặn có điều kiện xâm nhập sâu vào các kênh rạch nội đồng

2.6 Đặc Điểm Tự Nhiên Huyện An Biên

2.6.1 Vị trí địa lý – địa hình

2.6.1.1 Vị trí địa lý

Huyện An Biên có 11 xã, thị trấn nằm trong vùng bán đảo Cà Mau, thuộc tỉnh Kiên Giang, có tọa độ địa lý từ 9o40'– 9o58' độ vĩ Bắc, 104o57' – 105o13' độ kinh Đông, huyện có vị trí địa lý như sau:

- Phía Đông Bắc giáp huyện Châu Thành

- Phía Tây Bắc giáp vịnh Rạch Giá

- Phía Đông Nam giáp huyện U Minh Thượng

- Phía Tây Nam giáp huyện An Minh

Trang 25

kênh Số Một, có độ cao so với mực nước biển trung bình từ 0 – 0,2 m

+ Khu vực 3: Phía Đông kênh Xẻo Rô, phía bắc rạch Bào Môn, với cao độ thấp hơn mực nước biển trung bình khoảng 0,1 m

+ Khu vực 4: Phía Đông kênh Chùa, kênh Số Một với độ cao so với mực nước biển trung bình từ 0,2 – 0,4 m

Nhìn chung huyện An Biên có hệ thống kênh đào dày đặc và phân bố đều trên toàn huyện, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân Tuy nhiên do địa hình thấp nên nước mặn dễ xâm nhập vào mùa khô và khó khăn cho thoát nước trong mùa mưa

2.6.2 Điều kiện tự nhiên

2.6.1.3 Khí hậu

Huyện An Biên thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc tính chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ trung bình 27,70C Mùa mưa từ tháng 5 đến11, mùa nắng từ tháng 12 đến 4 năm sau Lượng mưa hàng năm khá cao, trung bình trên 2.100 mm – 2.200 mm, độ ẩm trung bình 80,3% Năng lượng bức xạ tổng cộng lớn, trung bình từ 150 – 160 Kcal /cm2/ năm

Nhìn chung khí hậu huyện An Biên khá ổn định, ít thiên tai, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng Thuỷ Sản

+ Chế độ mưa trung bình hàng năm khoảng 2.153,7 mm Lượng mưa ở huyện

An Biên thường cao hơn so với các tỉnh ven biển phía Đông đồng bằng sông Cửu Long (thường từ 0,3 – 1,5 lần) Lượng mưa phân bố không đều trong năm, trong đó 90 – 95% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến 11

+ Độ ẩm không khí: Do nằm sát biển nên ẩm độ không khí thường rất cao trung bình đạt từ 81 – 82,2% và biến thiên theo hai mùa: mùa mưa từ 83 – 88% và mùa khô

từ 76 – 80% Lượng bốc hơi hàng năm đạt khoảng 1.241 mm

+ Chế độ gió chịu ảnh hưởng của gió mùa thịnh hành tương ứng với mùa khô

và mùa mưa Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió Bắc, Bắc Đông Bắc và Đông, mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió Tây hoặc Tây Nam Tốc độ gió trung bình hàng năm 3,4 m/s

+ Dông trung bình hàng năm có từ 25 – 30 ngày So với các tỉnh thuộc tiểu vùng tây Nam Bộ thì huyện An Biên nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung dông xuất

Trang 26

hiện nhiều hơn và kèm theo mưa

+ Sóng biển: Vùng ven biển huyện An Biên rất cạn nên sóng biển ngoài khơi chỉ đạt trung bình từ 1,2 m nhưng khi có gió mạnh, sóng ngoài khơi có thể đạt 4 m

+ Bão: Vùng biển Kiên Giang nói chung và huyện An Biên nói riêng ít xảy ra bão và ấp thấp nhiệt đới Tuy nhiên do diễn biến thời tiết bất thường trong những năm gần đây cũng như một số cơn gió, lốc xoáy cho thấy sự cần thiết phải tính đến phòng chống bão để người dân an tâm sản xuất

2.6.1.4 Thủy văn

Đặc trưng thủy văn nước mặt của vùng bán đảo Cà Mau nói chung và huyện

An Biên nói riêng chịu ảnh hưởng lớn của chế độ thủy triều biển Tây và quá trình chuyển tải nước từ sông Hậu thông qua hệ thống các kênh trục chính vùng Tây sông Hậu, sông Cái Lớn và kênh trong vùng bán đảo Cà Mau

2.7 Sơ Lược Về Tình Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Tỉnh Kiên Giang

2.7.1 Kết quả nuôi tôm sú tại tỉnh Kiên Giang

Diện tích nuôi tôm sú trên địa bàn tỉnh tăng dần từ năm 2004 đến năm 2007 Điều này cho thấy hiện trạng nghề nuôi tôm tại Kiên Giang phát triển tốt, người dân

mở rộng thêm diện tích nuôi và đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng công nghiệp hóa Từ hình thức nuôi tôm quảng canh truyền thống cho năng suất thấp, người dân chuyển sang mô hình nuôi quảng canh cải tiến, thâm canh mang lại hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, nâng cao hiệu suất sử dụng đất và hiệu quả kinh tế đạt được trên đất nông nghiệp, tạo ra nguồn và sản lượng nông sản hàng hóa ổn định có giá trị kinh

tế cao cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu Đồng thời mở ra nhiều ngành nghề mới ở nông thôn, trước hết là thương mại – dịch vụ phục vụ cho nghề nuôi tôm, thủy sản, tăng giá trị sử dụng đất nông nghiệp, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy các ngành nghề kinh tế khác cùng phát triển

Trang 27

Bảng 2.6 :Kết quả nuôi tôm sú từ năm 2004 – 2007 tại Kiên Giang

Năm

2004 2005 2006 2007 Huyện Diện

Tích (ha)

Sản Lượng (tấn)

Diện Tích (ha)

Sản Lượng (tấn)

Diện Tích (ha)

Sản Lượng (tấn)

Diện Tích (ha)

Sản Lượng(tấn)

(Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Kiên Giang năm 2004 – 2007)

2.7.2 Kết quả nuôi sò huyết tại tỉnh Kiên Giang

Diện tích nuôi sò huyết giảm ở An Biên, nhưng tăng dần ở An Minh từ năm

2004 trở lại đây Điều này cho thấy môi trường nuôi ở huyện An Minh thích hợp hơn

so với huyện An Biên

Bảng 2.7: Diện tích và sản lượng sò huyết từ năm 2004 – 2007 tại huyện An Minh và

An Biên

Năm Huyện

(Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Kiên Giang năm 2008)

2.7.3 Kế hoạch phát triển thủy sản giai đoạn 2005 – 2015 tại Kiên Giang

Nuôi trồng Thủy Sản là một trong ngành mũi nhọn của tỉnh, giải quyết công

ăn việc làm tại địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người dân, đóng góp vào ngân sách của tỉnh Được các cấp, ngành quan tâm nghiên

Trang 28

cứu, đưa ra những giải pháp kỹ thuật, mục tiêu thực hiện phù hợp với các đối tượng

nuôi tại địa phương, nên diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng

Bảng 2.8: Diện tích và sản lượng một số đối tượng nuôi tại tỉnh Kiên Giang

Năm

2005 2010 2015 Đối tượng

Diện tích (ha)

Sản lượng(tấn)

Diện tích(ha)

Sản lượng(tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng(tấn)Nuôi tôm: 75.000 18.500 128.000 59.400 150.000 89.000

QC-QCCT: quảng canh – quảng canh cải tiến

CN-BCN: công nghiệp – bán công nghiệp

Trang 29

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 04/2008 – 07/2008 tại 3 xã Thuận Hòa; Tân Thạnh – huyện An Minh và Nam Thái A – huyện An Biên tỉnh Kiên Giang

3.2 Phương Pháp Nghiên Cứu

3.2.1 Thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi dựa trên bảng điều tra được chuẩn hóa (đã được điều chỉnh phù hợp với thực tế thông qua khảo sát thử) để tìm hiểu về mô hình nuôi, các yếu tố kỹ thuật, các khó khăn và thuận lợi trong quá trình nuôi, những yêu cầu của người dân…Điều tra khảo sát theo phương pháp ngẫu nhiên với số lượng hộ được định trước theo từng hình thức nuôi Cụ thể là điều tra 80

hộ nuôi sò ở 2 xã Thuận Hòa – huyện An Minh và Nam Thái A – huyện An Biên và tìm hiểu hiện trạng nghề khai thác sò giống ở xã Tân Thạnh – huyện An Minh

3.2.2 Thu thập số liệu thứ cấp

Nội dung điều tra gồm đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, các bảng số liệu thống kê, các báo cáo của khu vực một cách khái quát chú trọng vào vấn đề nuôi sò Thu thập các số liệu có liên quan đến nghề nuôi sò như: kỹ thuật nuôi sò, diện tích nuôi, năng suất đạt được trên một vụ, sản lượng thu hoạch của cả vụ, các chi phí sản xuất, trình độ học vấn, số lao động trong nông hộ

3.2.3 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra hiện trạng nghề nuôi sò tại huyện An Minh và huyện An Biên của tỉnh Kiên Giang

- Điều tra hiện trạng nghề khai thác giống sò tại huyện An Minh

- Đưa ra giải pháp phát triển nghề nuôi sò tại tỉnh Kiên Giang

Trang 30

3.3 Phân Tích và Xử Lý Số Liệu

- Các số liệu điều tra thu thập sẽ được tổng hợp lại và dựa vào các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, mô hình nuôi và kỹ thuật nuôi của người dân để phân tích

Diện tích vuông nuôi (ha) Doanh thu = Sản lượng thu hoạch x Đơn giá (1.000 đồng/kg)

Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí

Chi phí/ha Hiệu quả chi phí =

Doanh thu/ha

Lợi nhuận (ha) Hiệu suất vốn ha/vụ (%) =

Chi phí (ha) X 100

Trang 31

BẢN ĐỒ 3.1: TỈNH KIÊN GIANG

Trang 32

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Các Vùng Nuôi Sò Của Tỉnh Kiên Giang

Vị trí địa lý huyện An Minh và An Biên nằm trong vùng bán đảo Cà Mau Địa hình thấp dần ra biển, một số nơi có độ cao dưới 0,0 m so với mực nước biển Độ mặn cao trên 10‰, ổn định giữa mùa mưa và mùa nắng Diện tích rừng ngập mặn rộng, trải dài ven biển từ vịnh Rạch Giá đến Cà Mau Chính vì điều kiện tự nhiên thuận lợi nên vùng được biết đến với nghề nuôi sò huyết trong vuông tôm Đây là đối tượng nuôi đặc thù của vùng so với các vùng khác trong tỉnh

Từ năm 1999 trở lại đây, mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm quảng canh được người dân địa phương biết đến và nuôi rộng rãi đến nay Sò huyết bước đầu cho năng suất cao và ổn định, mang lại lợi nhuận lớn cho người nuôi Tuy nhiên trong những năm trở lại đây do điều kiện môi trường vùng nuôi thay đổi nên đã tác động xấu đến nghề nuôi sò huyết, gây không ít khó khăn cho người nuôi sò tại địa phương

Tại huyện An Minh diện tích nuôi sò năm 2005 là 803 ha, đến năm 2008 diện tích tăng lên 1.100 ha với 400 hộ nuôi Trong khi đó, diện tích nuôi sò tại huyện An Biên lại giảm, từ năm 2005 là 7.440 ha đến năm 2008 chỉ còn lại 260 ha với 90 hộ nuôi Sở dĩ diện tích nuôi sò tại huyện An Minh tăng thêm 297 ha trong vòng 3 năm là

do điều kiện môi trường nơi đây còn tốt, không gây ảnh hưởng xấu đến vùng nuôi nên người dân mở rộng thêm diện tích Ngược lại, diện tích nuôi sò tại huyện An Biên giảm mạnh từ năm 2005 đến 2008 do độ mặn giảm thấp vào mùa mưa, độ mặn chỉ đạt

từ 2 – 3‰ vào tháng 8, 9 (âm lịch) Vì không đủ độ mặn nuôi sò nên người dân nơi đây đã chuyển sang nuôi các đối tượng thủy sản khác Diện tích nuôi sò tại huyện An Minh và An Biên được trình bày qua bảng 4.1

Trang 33

Bảng 4.1: Diện tích nuôi sò tại huyện An Minh và An Biên từ 2005 – 2008

Diện tích nuôi sò (ha) Huyện

(Nguồn: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Kiên Giang năm 2008)

4.2 Những Thông Tin Về Nông Hộ

4.2.1 Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất

Theo số liệu điều tra tại huyện An Minh và An Biên số lượng phụ nữ tham gia sản xuất ít Phần lớn phụ nữ giữ vai trò nội trợ, nắm giữ tài chính, thu hoạch và buôn bán sò là chính Chủ hộ là nữ chiếm tỷ lệ thấp, họ thường rơi vào tình trạng độc thân hay sở hữu do đời trước để lại Mặt khác đây là nghề phù hợp với nam giới hơn do đòi hỏi áp lực công việc cao Đặc điểm phái tính ở các nông hộ được trình bày qua bảng 4.2

Bảng 4.2: Đặc điểm phái tính của nông hộ

Phái tính chủ hộ Huyện

Trang 34

4.2.2 Độ tuổi

Độ tuổi của chủ hộ nuôi sò phản ánh được sự năng động, khả năng quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất Ngoài ra độ tuổi cũng nói lên được thời gian cư trú của các nông hộ Cơ cấu độ tuổi được trình bày qua bảng 4.3

Bảng 4.3: Cơ cấu độ tuổi của nông hộ

Độ tuổi Huyện

Qua bảng 4.3 ta nhận thấy số nông hộ qua các nhóm tuổi: Nhỏ hơn hoặc bằng

40, từ 41 – 50, từ 51 – 60 không có sự chênh lệch nhiều ở các nhóm Điều này cho thấy các hoạt động nuôi sò không phụ thuộc nhiều vào độ tuổi Những chủ hộ trên 60 tuổi thường gặp khó khăn hơn trong các hoạt động nuôi sò do tuổi cao, sức khỏe yếu nên không đáp ứng được khả năng lao động

4.2.3 Trình độ học vấn

Trình độ văn hóa tác động rất lớn trong việc tiếp thu và ứng dụng những tiến

bộ khoa học kỹ thuật Mặt khác, nó còn phản ánh tình trạng quản lý kinh tế và khả năng tổ chức các hoạt động sản xuất trong nông hộ Trình độ học vấn của nông hộ tham gia nuôi sò tại hai huyện An Minh và An Biên được trình bày qua bảng 4.4

Bảng 4.4: Trình độ học vấn của nông hộ

Trình độ học vấn Huyện

Trang 35

Qua bảng 4.4 cho thấy trình độ học vấn ở các nông hộ còn thấp Tại huyện An Minh nông hộ có trình độ cấp 1 chiếm tỷ lệ 52,5%, cấp 2 chiếm tỷ lệ 37,5%, cấp 3 chiếm tỷ lệ 10% Tại huyện An Biên nông hộ có trình độ cấp 1 chiếm tỷ 62,5%, cấp 2 chiếm tỷ lệ 35%, cấp 3 chiếm tỷ lệ 2,5% Ta nhận thấy trình độ học vấn của các nông

hộ ở 2 huyện trên chưa cao Chính vì vậy dẫn đến việc tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cách lập kế hoạch và tổ chức sản xuất của các nông hộ còn nhiều hạn chế

4.2.4 Tình hình nhân khẩu

Số người trong gia đình của nông hộ là nguồn lao động chính trong các hoạt động sản xuất, góp phần giảm chi phí sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu của công việc Trái lại những gia đình có đông người cũng gây ra những áp lực lớn cho xã hội,

do con cái không được học hành đầy đủ, mức sống thấp, điều kiện chăm sóc sức khỏe kém Số nhân khẩu trong các nông hộ được thể hiện qua bảng 4.5

Bảng 4.5: Số nhân khẩu trong các nông hộ

Số nhân khẩu trong nông hộ (người) Huyện

Qua bảng 4.5 ta nhận thấy số nông hộ có từ 4 – 6 người trong gia đình chiếm

tỷ lệ cao nhất: tại huyện An Minh là 60%, tại huyện An Biên tỷ lệ này là 72,5% Thông thường những nông hộ có đông người thì chi phí sản xuất thấp hơn so với nông

hộ có ít người vì tận dụng được nguồn lao động có sẵn trong nông hộ

4.2.5 Kinh nghiệm nuôi

Kinh nghiệm nuôi được các nông hộ đúc kết từ thực tế, trải nghiệm qua thời gian Những hộ nuôi có thâm niên nuôi lâu năm thường biết cách tổ chức hoạt động sản xuất phù hợp nhằm giảm chi phí và rủi ro Kinh nghiệm nuôi của các nông hộ được thể hiện qua bảng 4.6

Trang 36

Bảng 4.6: Kinh nghiệm nuôi của nông hộ

Kinh nghiệm nuôi (năm) Huyện

Qua bảng 4.6 ta thấy kinh nghiệm nuôi sò của nông hộ ở huyện An Minh từ 2

– 5 năm chiếm tỷ lệ 70%, còn huyện An Biên chiếm tỷ lệ 67,5% Chính vì tích lũy

được kinh nghiệm nuôi lâu năm nên người nuôi dự báo được thời điểm sản xuất thích

hợp, đánh giá được chất lượng con giống và xử lý kịp thời những ảnh hưởng xấu của

môi trường trong quá trình nuôi

4.2.6 Các nguồn học hỏi kinh nghiệm

Đối với nông hộ mới bắt đầu nuôi sò, việc học hỏi kinh nghiệm nuôi là rất

quan trọng nhằm tích lũy được những thông tin liên quan đến kỹ thuật nuôi, cách quản

lý chăm sóc trong quá trình nuôi Từ đó nông hộ có được những hiểu biết cơ bản về

đối tượng nuôi và đủ tự tin để đầu tư vào sản xuất

Có rất nhiều nguồn học hỏi kỹ thuật giúp người nuôi sò có thể trao đổi, giải

quyết những khó khăn, thắc mắc trong quá trình nuôi như: công tác khuyến ngư, tự

nghiên cứu, báo đài, từ những người nuôi khác, người bán giống Các nguồn học hỏi

kinh nghiệm được trình bày qua bảng 4.7

Bảng 4.7: Nguồn học hỏi kinh nghiệm nuôi

Huyện An Minh Huyện An Biên Nguồn học hỏi kinh

Trang 37

Qua bảng 4.7 ta nhận thấy nguồn học hỏi kinh nghiệm chính của nông hộ tại huyện An Minh và huyện An Biên chủ yếu từ người nuôi sò trước, chiếm tỷ lệ 100% Ngoài ra những nông hộ tự nghiên cứu, rút kinh nghiệm những lần nuôi trước ở huyện

An Minh chiếm tỷ lệ 35% và huyện An Biên chiếm tỷ lệ 30% Bên cạnh đó học hỏi kinh nghiệm nuôi sò từ người bán giống cũng được nhiều nông hộ quan tâm, tại huyện

An Minh chiếm tỷ lệ 45% và huyện An Biên chiếm tỷ lệ 35%

Chúng tôi nhận thấy nguồn học hỏi kinh nghiệm nuôi từ công tác khuyến ngư

là rất quan trọng, qua đó nông hộ tiếp cận được kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc quản lý vuông sò từ các nhà khoa học Tuy nhiên hầu hết các hộ nuôi sò không tiếp cận được nguồn học hỏi kinh nghiệm từ công tác khuyến ngư Qua đây cho thấy công tác khuyến ngư phải được các cơ quan quản lý thủy sản xem xét lại để có hướng hỗ trợ nông hộ về mặt kỹ thuật, dự báo kịp thời những tác động xấu của môi trường để người nuôi sò có hướng xử lý phù hợp

4.2.7 Kế hoạch của chủ nuôi sò

Kế hoạch nuôi sò được nông hộ lập ra để áp dụng vào từng thời điểm cụ thể hay suốt cả vụ nuôi Thông qua kế hoạch thì người nuôi sò thường chủ động hơn trong việc cải tiến kỹ thuật, có kế hoạch tăng thêm hay giảm diện tích nuôi khi cần thiết

Kế hoạch nuôi sò thường thể hiện rất rõ hiện trạng của vùng nuôi Chẳng hạn khi diện tích nuôi tăng lên sẽ cho thấy vùng nuôi đang gặp điều kiện thuận lợi hoặc khi người nuôi thường xuyên thay đổi biện pháp kỹ thuật, cách quản lý chăm sóc cho thấy môi trường vùng nuôi đang có sự thay đổi lớn Kế hoạch nuôi sò của các nông hộ điều tra được trình bày qua bảng 4.8

Bảng 4.8: Kế hoạch nuôi sò của các nông hộ

Huyện An Minh Huyện An Biên

Kế hoạch của nông hộ

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Trang 38

Qua bảng 4.8 cho thấy tất cả các hộ nuôi sò tại 2 huyện An Minh và An Biên

có sự thay đổi kỹ thuật nuôi, chiếm tỷ lệ 100% Nguyên nhân do môi trường nước vùng nuôi luôn thay đổi, kỹ thuật nuôi hiện tại không còn phù hợp Số nông hộ giảm diện tích nuôi ở huyện An Biên chiếm tỷ lệ 62,5% và ở huyện An Minh chiếm tỷ lệ 5%; tăng diện tích nuôi ở huyện An Minh chiếm tỷ lệ 15% Diện tích nuôi sò tại huyện

An Biên không tăng thêm mà số nông hộ nghỉ nuôi sò chuyển sang nuôi tôm chiếm tỷ

lệ 35% Nguyên nhân do độ mặn giảm thấp vào tháng 8 – 9 (âm lịch) làm sò chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người dân

4.3 Hiện Trạng Kỹ Thuật Nuôi Sò

4.3.1 Hình thức nuôi sò

Hiện tại Kiên Giang có hai hình thức nuôi sò thương phẩm là: Vuông nuôi sò nằm chung với rừng đước (vùng A) và vuông nuôi sò nằm trong vùng dành cho nuôi trồng thủy sản (vùng B)

- Đặc điểm vùng A: Diện tích dành cho nuôi sò chiếm 30%, còn lại 70% là diện tích rừng đước Vị trí rừng đước nằm ở giữa, bao quanh là vuông sò hoặc vị trí vuông

sò nằm phía ngoài gần cống cấp nước còn phía trên là rừng đước Vị trí vùng A gần cửa biển nên rất thuận lợi cho việc cấp, thoát nước, độ mặn nước cao và nguồn thức ăn cho sò phong phú

- Đặc điểm vùng B: Vùng này được tỉnh Kiên Giang qui hoạch nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là hình thức nuôi tôm quảng canh Vùng B tiếp giáp với vùng A được ngăn cách bởi một con đê, khoảng cách xa biển hơn, độ mặn thấp hơn so với vùng A Các hình thức nuôi sò được trình bày qua bảng 4.9

Bảng 4.9: Số nông hộ tham gia nuôi sò theo hai hình thức

Hình thức nuôi Vuông nuôi có rừng đước

(vùng A)

Vùng chuyên nuôi trồng thủy sản

(vùng B) Huyện

Trang 39

Qua bảng 4.9 chúng tôi nhận thấy nông hộ nuôi sò trong vùng có rừng đước tại huyện An Minh chiếm tỷ lệ 54,5%, nhiều hơn số nông hộ tại huyện An Biên (45,5%), trong khi đó nông hộ nuôi trong vùng nuôi trồng thủy sản tại huyện An Minh chiếm tỷ lệ 40%, thấp hơn số nông hộ nuôi sò tại huyện An Biên (60%) Nguyên nhân

có sự chênh lệch về số nông hộ tại 2 huyện là do diện tích vùng rừng đước tại huyện

An Minh lớn hơn diện tích vùng rừng đước ở huyện An Biên nhưng diện tích vùng nuôi trồng thủy sản thì nhỏ hơn so với huyện An Biên

Sơ đồ 4.1: Vị trí vuông sò trong rừng đước

Sơ đồ 4.2: Các bước cơ bản trong qui trình kỹ thuật nuôi sò trong vuông tôm

Thu hoạch

Trang 40

4.3.2 Thiết kế vuông nuôi

Vị trí vuông sò nằm ở vùng trung triều so với mực nước biển nên việc thiết kế

vuông phải đạt được những tiêu chuẩn về kỹ thuật khi xây dựng: Bờ không bị rò rỉ

nước ra bên ngoài, có hệ thống cống cấp và thoát nước riêng, độ sâu từ 0,5 – 0,7 m,

vuông hình chữ nhật Tiêu chuẩn vuông nuôi sò được trình bày qua bảng 4.10

Bảng 4.10: Tiêu chuẩn vuông nuôi sò ở các nông hộ

Qua bảng 4.10 ta nhận thấy số hộ có vuông nuôi hình chữ nhật chiếm tỷ lệ

100% ở 2 vùng A và B Vì vậy khi cấp nước dòng chảy được lưu thông tốt, lượng bùn

lơ lửng phân bố đều khắp vuông Số hộ có vuông giữ được nước ở vùng A chiếm

72,7% và vùng B chiếm 88% Do kết cấu đất bùn nên bờ vuông dễ bị rò rỉ nước, vì

vậy bờ vuông rộng từ 5 – 7 m nên giữ được nước tốt Số hộ có bề rộng vuông từ 20 –

50 m ở vùng A chiếm 90,9% và vùng B chiếm 88% nên thuận lợi cho việc hút lớp bùn

đáy và giữ vuông dễ dàng hơn Vuông có cống cấp thoát nước riêng chiếm tỷ lệ thấp ở

vùng A 18,2%, vùng B không có nên hạn chế đến việc tháo rửa chất thải trong suốt

quá trình nuôi

4.3.3 Chuẩn bị vuông

Công tác chuẩn bị vuông nuôi sò để tiến hành vụ nuôi mới được các nông hộ

thực hiện rất tốt Chính vì vậy môi trường nước trong vuông luôn ổn định, sò sinh

trưởng nhanh, rút ngắn được thời gian nuôi, năng suất thu hoạch cao hơn Công tác

chuẩn bị vuông sò bao gồm những công việc sau:

4.3.3.1 Hút lớp bùn đáy

Sau khi thu hoạch sò, các nông hộ tiến hành loại bỏ lớp bùn tích tụ ở đáy

vuông do lượng bùn tích tụ ở đáy vuông rất lớn, khoảng 0,4 – 0,6 m đến cuối vụ nuôi

Ngày đăng: 18/07/2018, 07:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w