1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CHÀ BÔNG TƯƠI CÁ HỒI

67 338 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 607,19 KB

Nội dung

iii TÓM TẮT Với đề tài “Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chà bông tươi cá hồi”, chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:  Định mức chế biến phụ thuộc vào c

Trang 1

i

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN

PHẨM CHÀ BÔNG TƯƠI CÁ HỒI

Tác giả

NGUYỄN TRIÊM

Khóa văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng Kỹ sư ngành Chế Biến Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:

Th.s NGUYỄN ANH TRINH

Tháng 10 năm 2008

Trang 2

ii

CẢM TẠ

Đầu tiên, con xin gửi lời thành kính và lòng biết ơn sâu sắc đến với mẹ - người đã sinh con ra và nuôi dưỡng con tới ngày hôm nay

Xin cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, quý thầy

cô khoa Thủy Sản và quý thầy cô ngoài khoa đã tận tình dạy dỗ em trong suốt 4 năm học qua

Gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Anh Trinh giảng viên khoa Thủy Sản

- người đã giúp em hoàn thành đề tài này

Cảm ơn Ban Giám Đốc, anh chị phòng Quản Lý Sản Xuất, anh chị QC cùng toàn thể công nhân công ty SG.FISCO đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này

Cuối cùng, xin cảm ơn toàn thể bạn bè đã chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian làm đề tài cũng như trong suốt 4 năm học

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

iii

TÓM TẮT

Với đề tài “Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chà bông tươi cá hồi”, chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:

 Định mức chế biến phụ thuộc vào chất lượng, kích cỡ nguyên liệu, tay nghề

và sức khỏe công nhân

 Nhiệt độ trung bình ở khâu rã đông là 6,70C, cao hơn so với nhiệt độ quy định của công ty: -2 ÷ 30C

 Nhiệt độ trung bình của khâu ngâm muối là 10,60C, cao hơn so với nhiệt độ quy định của công ty là : ≤ 50C

 Nhiệt độ trung bình ở khâu hấp là 86,90C, đạt yêu cầu so với nhiệt độ quy định của công ty ≥ 800C

 Nhiệt độ trung bình của khâu làm lạnh là 12,10C, cao hơn so với nhiệt độ quy định của công ty ≤ 50C

 Nhiệt độ và thời gian là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Trang 4

2.2 Giới thiệu về cá hồi 4

Trang 5

v

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm 12 3.2 Vật liệu thí nghiệm 12 3.3 Phương pháp nghiên cứu 12

3.3.2 Tính định mức sản xuất 12

3.3.3 Khảo sát nhiệt độ một vài công đoạn 14

3.3.4 Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 16

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2 Tính định mức một số công đoạn chế biến 35

4.2.2 Định mức hấp 36

4.2.4 Định mức tách xương 37

4.2.5 Định mức chung cho quá trình chế biến 37

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng sản phẩm 38

4.3.1 Trong quá trình rã đông 38

4.3.2 Trong quá trình làm sạch 38

4.3.3 Quá trình ngâm muối 39

4.3.4 Quá trình hấp 39 4.4 Khảo sát nhiệt độ tại một vài công đoạn 40

4.4.1 Khâu rã đông nguyên liệu 41

4.4.2 Khâu ngâm muối 41

Trang 6

vi

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận 43 5.2 Đề nghị 43

PHỤ LỤC

Trang 7

vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HACCP: Hazard Analysis Critical Control Point

ISO: International Standards Organization

QC: Quality Control

GMP: Good Manufacturing Procedures

Trang 8

Hình 4.9: Cân bán thành phẩm 29

Hình 4.12: Thanh trùng sản phẩm 33

Trang 9

ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.2: Ảnh hưởng của nồng độ muối ăn đến sự phát triển của vi sinh vật

Trang 10

Cá hồi là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, có giá trị trong việc điều trị một số bệnh ở người Thực phẩm chế biến từ cá hồi được nhiều người ưa chọn

Từ cá hồi chúng ta có thể chế biến ra nhiều sản phẩm khác nhau phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng như: cá hồi phile, chà bông cá hồi, lẩu cá hồi, xương

cá hồi cuộn rong biển,…

Công ty Cổ Phần Hải Sản S.G FISCO là một công ty chuyên sản xuất các mặt hàng thủy sản phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa Bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của công ty, công ty còn nhận gia công cho nước ngoài các mặt hàng khác như: cá hồi, cá tuyết, tôm đỏ,… Trong đó có mặt hàng chà bông tươi cá hồi

Trên cơ sở đó, được sự giúp đỡ của công ty S.G FISCO và sự chấp thuận của Ban Chủ Nhiệm khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, cùng với sự

hướng dẫn của thầy Nguyễn Anh Trinh, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chà bông tươi cá hồi”.

Trang 11

2

1.2 Nội dung đề tài

Khảo sát quy trình sản xuất chà bông tươi cá hồi

Tính định mức tại một số công đoạn trong quy trình sản xuất

Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tìm biện pháp khắc phục

Khảo sát nhiệt độ tại một số công đoạn: rã đông, ngâm muối, hấp và làm lạnh

1.3 Mục tiêu đề tài

Khảo sát nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất

Đề ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cao hiệu quả sản xuất

Trang 13

4

2.1.1 Giới thiệu

Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Hải Sản S.G FISCO

Tên giao dịch: S.G FISHERIES JOINT STOCK COMPANY

Địa chỉ: lô C24-24b/II, đường 2F, KCN Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh – TP.HCM

Điện thoại: ( 84-8) 7652061~ 4 (4 line)

2.1.3 Những lợi thế của công ty

Công ty S.G FISCO được xây dựng gồm 2 phân xưởng sản xuất với công suất hơn 40 tấn thành phẩm mỗi ngày, cùng với kho lạnh có sức chứa hơn 500 tấn, là một trong những công ty chuyên sản xuất và chế biến các mặt hàng thủy sản và thực phẩm chế biến

Ngoài cơ sở hạ tầng công ty còn trang bị máy móc và thiết bị hiện đại Bênh cạnh

đó công ty còn có đội ngũ cán bộ trẻ năng động sáng tạo và lực lượng công nhân lành nghề cùng với Ban Giám đốc dày dặn kinh nghiệm

Có hệ thống quản lý chất lượng HACCP, hệ thống ISO 9001:2000

2.1.4 Những sản phẩm chính của công ty

Các sản phẩm xuất khẩu: bạch tuộc, tôm, mực,…

Các sản phẩm nội địa: lẩu mắm, lẩu thái, chả rế cuộn tôm mực,…

Các sản phẩm gia công: cá hồi, tôm đỏ, cá tuyết,…

Trang 14

2.2 Giới thiệu về cá hồi

Loài: Oucorhynchus Keta

Trang 15

6

2.2.2 Vài nét sơ lược về cá hồi

Cá hồi chum là loài sống ở vùng biển Thái Bình Dương, nó còn được biết tới với các tên gọi khác như: Dog salmon hay Keta salmon

Cá hồi chum có màu sắc sáng bạc, khi lớn lên gần tới thì kỳ sinh sản trên thân cá

sẽ xuất hiện các vết tía gần đuôi và dọc 2 bên hông, cá đực có hình dáng thuôn dài hơn

so với cá cái

Tới thời kỳ sinh sản cá bơi ngược lên thượng nguồn các con sông để sinh sản, chúng thường bơi hơn 3000 km lên các dòng suối ở thượng nguồn để đẻ trứng Mùa vụ sinh sản của cá thường từ tháng 11 tới tháng 1 năm sau, cá cái có thể đẻ đến 4000 trứng

và cá thường thành thục sinh dục từ năm thứ 4

Cá có tuổi thọ từ 3-7 năm, kích thước trung bình 60 cm, khối lượng 4,4-6,6 kg

Có trường hợp kích thước cá đạt 102 cm và khối lượng đạt 16 kg (đã đánh bắt được ở British Columbia)

2.2.3 Thành phần dinh dưỡng

Trong thịt cá hồi có chứa nhiều prôtêin, acid Omega-3 (đặc biệt là DHA và EPA), vitamin D Dầu cá hồi chứa nhiều hoạt chất quan trọng trong việc điều trị về các bệnh tim mạch cũng như chống oxi hóa Trong thịt cá hồi có chứa một hàm lượng cholesterol khoảng từ 23 - 214 mg/g

Thịt cá hồi chứa nhiều hợp chất carotenoid, là một hợp chất có lợi cho sức khỏe trong việc chống hiện tượng oxi hóa

Hình 2.3: Thịt cá hồi

Trang 16

7

Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của cá hồi chum

( Nguồn: “Nutritional Analysis of British Columbia Fresh / Frozen & Cooked Salmon”

(1988) by the Department of Food Science, University of British Columbia)

Trang 17

Làm lạnh là phương pháp hạ nhiệt độ sản phẩm xuống gần điểm đóng băng, tức

là đưa nhiệt độ của nước tự do trong thủy sản xuống gần nhiệt độ đông lạnh mà không làm đông đặc phần nước này Thường nhiệt độ làm lạnh ở mức 0,50C trên điểm đóng băng

2.3.2 Đông lạnh (lạnh đông)

Làm lạnh đông là quá trình làm lạnh do sự hút nước của chất làm lạnh đưa đưa nhiệt độ ban đầu của thủy sản cần làm lạnh dưới điểm đóng băng và tới -8 ÷ -100C, và

có thể thấp hơn nữa: -180C, -300C, hay -400C

Mục đích: hạ thấp nhiệt độ sản phẩm, kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật và enzym kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm

tự do trong sản phẩm sẽ đóng băng 86% nên không một loại vi sinh vật nào có thể phát triển được

Trang 18

9

2.4 Kỹ thuật ướp muối thủy sản

2.4.1 Muối ăn

Muối ăn là hợp chất của NaCl, có màu trắng tan trong nước, glycerin, dễ hút ẩm

và có vị mặn Ngoài ra trong thành phần của muối ăn còn có một số tạp chất như CaCl2, CaSO4, MgCl2…

2.4.2 Các phương pháp ướp muối ở nhiệt độ thường

 Phương pháp ướp muối khô: sử dụng muối khô để ướp nguyên liệu

 Phương pháp ướp muối ướt: sử dụng dung dịch nước muối để ướp

Thẩm thấu: là sự di chuyển của dung môi đi từ dung dịch có nồng độ thấp vào dung dịch có nồng độ cao

Bảng 2.2: Ảnh hưởng của nồng độ muối ăn đến sự phát triển của vi sinh vật gây thối

Loài Nồng độ muối ăn làm ngưng sự phát triển (%)

Trang 19

10

Penicilium glaucum 19-20

Thanh trùng là quá trình xử lí nhiệt vừa đủ cho phép tiêu diệt các vi sinh vật gây

bệnh và vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm, ngoài ra thanh trùng còn có tác dụng làm

chín thực phẩm, nhiệt độ xử lý thường < 1000C

Cơ chế tiêu diệt vi sinh vật: khi nâng nhiệt độ của môi trường lên quá nhiệt độ

tối thích của vi sinh vật thì hoạt động của vi sinh vật bị ngưng lại Ở nhiệt độ cao, prôtid

của chất nguyên sinh của vi sinh vật bị đông tụ lại làm cho vi sinh vật bị chết Quá trình

đông tụ prôtid này không thuận nghịch nên hoạt động của vi sinh vật không phục hồi

sau khi hạ nhiệt

2.6 Hấp

2.6.1 Khái quát

Hấp là quá trình gia nhiệt sản phẩm bằng hơi nước

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hấp:

 Loại nguyên liệu

 Kích thước nguyên liệu

 Nhiệt độ gia nhiệt

2.6.2 Ảnh hưởng của quá trình hấp đến chất lượng sản phẩm

 Về dinh dưỡng: trong quá trình hấp chất lựơng sản phẩm giảm đi không

nhiều, sự mất chất dinh dưỡng thường do hòa tan hơn là bị biến đổi

 Về mùi vị: các chất mùi có trong nguyên liệu là các hợp chất ester dễ bay

hơi vì vậy mùi vị sẽ giảm sau khi hấp

 Về cấu trúc: quá trình hấp sẽ làm cho nguyên liệu trở nên mềm hơn

2.7 EPA

EPA là tên của một acid béo thiết yếu, có trong thịt cá hồi và một số loại thực

phẩm khác có vai trò quan trọng đối với sức khỏe

Tên thông thường: EPA Tên khoa học: 5,8,11,14,17 pentaenoic acid

Trang 20

Tên thông thường: DHA Tên khoa học: 4,7,10,13,16,19 hexaenoic acid Công thức phân tử: C22H32O2

Công thức cấu tạo:

Trang 21

12

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm

Đề tài đã được thực hiện từ tháng 3/2008 - 6/2008 tại công ty Cổ Phần Hải Sản S.G FISCO, KCN Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh – TP.HCM

Trang 22

13

3.3.1 Khảo sát quy trình

Quan sát và tham gia trực tiếp sản xuất thiết lập quy trình sản xuất Ghi

nhận quy trình và trao đổi với QC để làm rõ yêu cầu tại mỗi công đoạn sản

xuất

3.3.2 Tính định mức sản xuất

Trong quy trình sản xuất chà bông tươi cá hồi, chúng tôi tính định mức

sản xuất tại các công đoạn: làm sạch, lột da và tách xương Ngoài ra, chúng tôi

còn tiến hành tính định mức chung cho cả quy trình sản xuất

3.3.2.1 Định mức tách đầu

Chúng tôi tiến hành tính chung cho các lô nguyên liệu, với trọng lượng

ban đầu là 10 kg, sau đó cân lại trọng lượng của nguyên liệu đã tách đầu để

tính định mức tách đầu (ĐMTĐ) Chúng tôi tiến hành lặp lại thí nghiệm trong

10 lần

ĐMTĐ = X / Y Trong đó:

X: Khối lượng nguyên liệu trước khi tách đầu

Y: Khối lượng nguyênliệu sau khi tách đầu

3.3.2.2 Định mức lột da

Chúng tôi cân 10 kg nguyên liệu, sau đó tiến hành lột da sau đó cân lại khối lượng nguyên đã lột da và tính định mức lột da (ĐMLD), chúng tôi lặp lại thí nghiệm 10 lần

ĐMLD = A / B Trong đó:

A: Khối lượng nguyên liệu trước khi lột da

B: khối lượng nguyên liệu sau khi lột da

3.3.2.3 Định mức tách xương

Trang 23

14

Chúng tôi cân 10 kg nguyên liệu đã lột da, sau đó tách xương và cân lại khối lượng nguyên liệu còn lại và tính định mức tách xương (ĐMTX) Lặp lại thí nghiệm 10 lần để tính trung bình

ĐMTX = C / D Trong đó:

C: Khối lượng nguyên liệu trước khi tách xương

D: Khối lượng nguyên liệu sau khi tách xương

3.3.2.4 Định mức hấp

Tiến hành cân nguyên liệu trước khi đưa vào tủ hấp (nguyên liệu phải ráo nước), sau đó cân nguyên liệu sau khi hấp chín Nguyên liệu được cân trên từng mâm cho vào hấp Chúng tôi tiến hành lặp lại thí nghiệm trong 10 lần và tính trung bình định mức hấp (ĐMH)

ĐMH = E / F Trong đó:

E: khối lượng nguyên liệu trước khi hấp

F: Khối lượng mguyên liệu sau khi hấp

3.3.2.4 Định mức chế biến

Chúng tôi tiến hành lấy số liệu là khối lượng của nguyên liệu để đem rã đông sản xuất và ghi nhận lại khối lượng của thành phẩm, để tính định mức chế biến (ĐMCB), chúng tôi ghi nhận lại kết trong 10 lần để tính trung bình định mức

ĐMCB = G / H Trong đó:

G: Khối lượng nguyên liệu H: Khối lượng thành phẩm

Trang 24

Tiến hành tính nhiệt độ trong 10 thùng trong 5 ngày khác nhau, từ đó tính nhiệt

độ trung bình tại khâu rã đông nguyên liệu

3.3.3.2 Khâu ngâm muối

Nguyên liệu được ngâm muối trong các thùng nhựa có ngâm đá sau khi đã làm sạch, chúng tôi tiến hành đo nhiệt độ nguyên liệu trong các thùng nhựa này

Tiến hành đo nhiệt độ nguyên liệu vào cuối quá trình ngâm muối Sử dụng nhiệt

kế điện tử đo nhiệt độ của 10 thùng nguyên liệu

Tại mỗi thùng chúng tôi đo nhiệt độ của 3 lớp nguyên liệu: lớp đáy, lớp giữa và lớp mặt Mỗi lớp đo nhiệt độ tại 3 vị trí khác nhau, sử dụng nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ

ở tâm nguyên liệu, sau đó tính nhiệt độ trung bình ở mỗi lớp rồi suy ra nhiệt độ ở mỗi thùng

Tiến hành đo nhiệt độ 10 lần, tương ứng với 10 tủ hấp cá Tại mỗi tủ chúng tôi

đo nhiệt độ 3 khay cá và mỗi khay đo nhiệt độ tại 1 vị trí Sau đó, chúng tôi tính nhiệt

độ trung bình của tủ hấp

Trang 25

3.3.4 Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Tại mỗi công đoạn sản xuất, chúng tôi quan sát, tìm hiểu và đánh giá các yếu tố

kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Tại khâu rã đông: kiểm tra về thời gian, nhiệt độ và cách thức thực hiện của công nhân, xác định các yếu tố có thể làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm và tìm cách khắc phục

Chúng tôi tiến hành tương tự ở các công đoạn khác để từ đó tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất

Trang 26

17

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Quy trình chế biến chà bông tươi cá hồi

Qua quá trình khảo sát tại công ty chúng tôi đã rút ra được quy trình chế biến sản chà bông tươi cá hồi Quy trình chế biến được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 27

Cấp đông / rà kim loại 2

Kiểm xương / cân Lột da / tách xương Hấp / làm mát Ngâm muối Nguyên liệu

Bảo quản

Trang 28

Nhận xét: nguyên liệu là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và định mức chế biến

Vì vậy cần kiểm tra nguyên liệu trước khi nhập vào nhà máy

Sử dụng nước sạch ở nhiệt độ thường để rã đông

Bơm nước vào đầy thùng và cho nước chảy trong thời gian khoảng 15 phút, sau đó khóa nước và ngâm nguyên liệu

Sau 30 phút, dùng mái chèo để đảo cá và xả nước cũ để thay nước mới vào ngâm nguyên liệu để rã đông Tiến hành lặp lại quá trình và rã đông nguyên liệu khoảng 6-7 giờ

Hình 4.1: Rã đông nguyên liệu

Trang 30

Trong quá trình làm sạch, nguyên liệu được tiến hành dưới các vòi nước có nhiệt

độ thường, vì vậy nhiệt độ ở tâm nguyên liệu có thể tăng cao

Quá trình cắt đầu nếu không thực hiện tốt sẽ làm tăng hao hụt nguyên liệu

Trang 31

22

Nguyên liệu sau khi làm sạch được đem đi ngâm muối trong các thùng nhựa Sử dụng nước muối 20% để ngâm nguyên liệu (nước muối được pha trước).

 Sự thay đổi khối lượng của nguyên liệu khi ướp muối

Trong quá trình ướp muối nguyên liệu, dưới tác dụng của sự khuếch tán và thẩm thấu thì nước trong nguyên liệu sẽ đi ra ngoài và muối sẽ thấm vào nguyên liệu làm cho nguyên liệu có sự thay đổi về khối lượng

Do lượng nước thoát ra ngoài nhiều hơn lượng muối ngấm vào nên trọng lượng của nguyên liệu sẽ giảm xuống Quá trình ướp muối có thể chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: áp suất thẩm thấu của dung dịch lớn, nước trong cơ thể cá đi ra mạnh hơn muối đi vào cơ thể cá

Giai đoạn 2: áp suất thẩm thấu của dung dịch trung bình, yếu hơn áp suất thẩm thấu của giai đoạn 1 Ở giai đoạn này sự di chuyển của muối và nứơc gần như cân bằng nhau

Giai đoạn 3: áp suất thẩm thấu của dung dịch còn rất yếu, gần như không có tác dụng nữa, muối vẫn tiếp tục ngấm vào cá còn nước trong cá thì ngưng đi ra

Mục đích:

Tạo hương vị đặc trưng cho sản phẩm

Tiêu diệt vi sinh vật để phòng thối cho nguyên liệu và sản phẩm

 Tác dụng phòng thối của muối

Muối ngấm vào nguyên liệu làm cho nước thoát ra, làm cho vi khuẩn thiếu nước không thể phát triển được

Iôn Cl – kết hợp với prôtid của nguyên liệu làm cho vi khuẩn không lấy được chất dinh dưỡng nên không thể phát triển được

Muối làm tăng áp suất thẩm thấu làm vỡ màng tế bào vi khuẩn

Muối làm kìm hãm quá trình tự phân giải làm cho sản vật phân giải sinh ra ít, do

đó làm cho vi khuẩn phát triển chậm

Trang 32

23

Thao tác:

Cho một lớp đá vảy dày từ 3 – 4 cm vào đáy thùng, sau đó cho cá đã được làm sạch vào, cứ mỗi lớp nguyên liệu dày khoảng 20 cm thì cho một lớp đá vảy, cho nguyên liệu vào đến khi gần đầy thùng (cách mặt thùng khoảng 30 cm) thì ngừng lại và phủ lên mặt một lớp đá vảy, sau đó cho dung dịch nước muối vào

Nguyên liệu được ngâm muối qua đêm, thời gian ngâm từ 14 – 16 giờ Nhiệt độ

ở tâm sản phẩm cuối quá trình ≤ 50C

Lưu ý: trong quá trình ngâm cá qua đêm, sử dụng đá cách ly để giữ lạnh cho nguyên liệu và đảm bảo nồng độ muối

Tiêu diệt vi sinh vật có trên nguyên liệu

Làm chín nguyên liệu

Trang 33

24

Thao tác:

Cá được xếp một lớp đầy vào các khay nhôm để đưa vào tủ hấp

Nhiệt độ của tủ hấp: 95 ÷ 1000C Thời gian hấp cá từ 40 – 50 phút tùy thuộc vào kích cỡ cá đem đi hấp

Yêu cầu nhiệt độ ở tâm sản phẩm ở công đoạn này: ≥800C

Nhận xét:

Đây là một công đoạn rất quan trọng của quá trình sản xuất vì nó có tính chất quyết định chất lượng của sản phẩm, nếu nhiệt độ hấp không đạt thì chất lượng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng

Ngày đăng: 18/07/2018, 07:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) NGUYỄN TRỌNG CẨN – ĐỖ MINH PHỤNG, 1990. Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản tập II. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản tập II
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
2) TRẦN ĐỨC BA – NGUYỄN VĂN TÀI. Công nghệ lạnh thủy sản. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ lạnh thủy sản
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TPHCM
3) LƯƠNG ĐỨC PHẨM. Vi sinh vật học và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi sinh vật học và vệ sinh an toàn thực phẩm
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
4) TRƯƠNG VĨNH và ctv. Các quá trình cơ bản trong công nghệ thực phẩm. Khoa Công Nghệ Thực Phẩm trường Đại Học Nông Lâm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quá trình cơ bản trong công nghệ thực phẩm
5) DƯƠNG THANH LIÊM. Vệ sinh &amp; sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm. Thành Phố Hồ Chí Minh 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vệ sinh & sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm
6) TRẦN THANH NGUYỆT, 2006. Khảo sát quy trình bạch tuộc cắt luộc đông lạnh xuất khẩu tại công ty TNHH Thành Hải. Luận văn tốt nghiệp khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát quy trình bạch tuộc cắt luộc đông lạnh xuất khẩu tại công ty TNHH Thành Hải
9) www.goalsea.ca/health/nutrient-salmon.asp 10) http://en.wikipedia.org/wiki/chum-salmon Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w