1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM GỪNG – TỎI – NGHỆ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH GAN THẬN MỦ DO VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

75 207 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 688,41 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM T.P HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM GỪNG – TỎI – NGHỆ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH GAN THẬN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM T.P HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM

GỪNG – TỎI – NGHỆ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG

KHÁNG BỆNH GAN THẬN MỦ DO VI KHUẨN Edwardsiella

ictaluri TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THỦY

Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CHUYÊN NGÀNH NGƯ Y Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 09/2008

Trang 2

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM GỪNG – TỎI – NGHỆ

ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH GAN THẬN MỦ

DO VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri TRÊN CÁ TRA

Trang 3

CẢM TẠ

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp HCM, Ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã tạo mọi điều kiện và tận tình giảng dạy, truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức quý báu trong suốt khóa học

Xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Ban quản lí trại Thực Nghiệm Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp HCM và thầy Ngô Văn Ngọc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp tại trại

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ cô Lê Thị Bình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm gừng – tỏi – nghệ đến

sinh trưởng và khả năng kháng bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được tiến hành tại trại Thực Nghiệm

khoa Thủy Sản, trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh từ ngày 21/4/2008 đến ngày 21/8/2008

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần:

NTI: 100% thức ăn viên hiệu Greenfeed

NTII: Thức ăn viên hiệu Greenfeed có bổ sung 10 g/kg thức ăn chế phẩm gừng – tỏi – nghệ

NTIII: Thức ăn viên hiệu Greenfeed có bổ sung 15 g/kg thức ăn chế phẩm gừng – tỏi – nghệ

Cá giống khỏe được nuôi trong bể kiếng có thể tích 40 x 30 x 30 cm với mật độ

30 con/bể

Thí nghiệm gồm 2 giai đoạn: theo dõi ảnh hưởng chế phẩm gừng – tỏi – nghệ đến tăng trưởng của cá trong 4 tuần đầu thí nghiệm, và khả năng đề kháng bệnh gan

thận mủ do Edwardsiella ictaluri trên cá tra sau khi gây bệnh thực nghiệm trong 14

ngày tiếp theo

Kết quả nghiên cứu đạt được như sau:

Cá ở NTII cho tốc độ tăng trưởng nhanh nhất có chiều dài trung bình là 10,13 cm và trọng lượng trung bình là 12,56 g, kế đến là NTIII có chiều dài trung bình

là 9,26 cm và trọng lượng trung bình là 10,94 g và cuối cùng là NTI có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, cụ thể chiều dài trung bình là 9,19 cm và trọng lượng trung bình là 10,04 g

Tỉ lệ sống của cá ở NTI là 82,22%, NTII là 90%, NTIII là 87,78%

Sau khi gây bệnh với nồng độ 4,28 x 107 cfu/mL, tỉ lệ cá chết sau khi gây bệnh ở NTII là thấp nhất 12,5% Tuy nhiên do ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc và điều kiện môi trường nên tỉ lệ cá chết ở NTIII rất cao 40,89% so với các NTI 17,14%

Trang 5

MỤC LỤC

Trang tựa i Cảm tạ ii Tóm tắt iii Mục lục iv Danh sách các chữ viết tắt vii

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1.1 Phân loại 3

2.1.2 Phân bố 3 2.1.3 Hình dạng 3

2.1.4 Môi trường sống 3

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng 4

2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng 4

Trang 6

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.1 Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu 12

3.2 Vật Liệu Nghiên Cứu 12

3.2.1 Dụng cụ thí nghiệm 12

3.2.2 Hóa chất và môi trường 12

3.2.3 Đối tượng thí nghiệm 13

3.2.4 Thức ăn dùng trong thí nghiệm 13

3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu 13

3.3.1 Bố trí thí nghiệm 14

3.3.2 Phương pháp bổ sung chế phẩm vào thức ăn 15

3.3.3 Phương pháp gây bệnh thực nghiệm 15

3.3.5 Phương pháp thu mẫu 18

3.3.6 Phương pháp phân lập và định danh vi khuẩn 18

3.4 Phương Pháp Xử Lí Số Liệu 25

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26

4.1 Các Chỉ Tiêu Môi Trường 26

4.1.1 Nhiệt độ 26

4.2 Các Chỉ Tiêu Tăng Trưởng 28

4.2.1 Sự tăng trưởng của cá tra ở các nghiệm thức 28

Trang 7

4.2.2 Sự tăng trưởng của cá tra giữa các nghiệm thức 32

4.3 Tỷ Lệ Sống Của Cá Tra ở Các Nghiệm Thức 39

4.4 Kết Quả Nồng Độ Vi Khuẩn Gây Bệnh, Phân Lập và Định Danh Vi Khuẩn 40

4.4.1 Nồng độ vi khuẩn gây bệnh 40

4.1.2 Phân lập và định danh vi khuẩn 40

4.5 Tỉ Lệ Cá Chết của Cá sau khi Gây Bệnh 43

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46

5.1 Kết Luận 46 5.2 Đề Nghị 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài Liệu Tiếng Việt Tài Liệu Tiếng Anh

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHI : Brain Heart Infusion

BHIA : Brain Heart Infusion Agar

BKC : Benzylkonium Chloride

Cfu : Colony forming unit

DO : Dissolved oxygen

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

E ictaluri : Edwardsiella ictaluri

G (-), G (+) : Gram âm, gram dương

IDS 14 GRN : Indentification System with 14 biochemical reationsfor indentification

of non fastidious Gram Negative Rods

MS 222 : Tricaine methane sulfonate

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thành phần hóa học của tỏi 8

Bảng 3.1: Số thứ tự các đĩa giấy sinh hóa trong giếng 22

Bảng 4.1: Một số yếu tố môi trường nước trong bể thí nghiệm 26

Bảng 4.2: Chiều dài trung bình (cm) của cá ở các NT qua các lần kiểm tra 28

Bảng 4.3: Trọng lượng trung bình (g) của cá ở các NT qua các lần kiểm tra 31

Bảng 4.4: Chiều dài trung bình (cm) của cá ở các NT qua các lần kiểm tra 32

Bảng 4.5: Tỷ lệ tăng chiều dài tương đối (%) và chiều dài tuyệt đối (cm/ngày) ở

Bảng 4.6: Trọng lượng trung bình (g) của cá ở các NT qua các lần kiểm tra 36

Bảng 4.7: Tỷ lệ tăng trọng tương đối (%) và tăng trọng tuyệt đối (g/ngày) ở

Bảng 4.8: Tỷ lệ sống TB của cá ở các NT sau khi kết thúc thí nghiệm 39

Bảng 4.9: Kết quả thử các phản ứng sinh hóa 41

Bảng 4.10: Tỉ lệ cá chết (%) TB của cá tra giữa các NT sau khi kết thúc

thí nghiệm 44

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

Hình 3.1: Gây bệnh bằng cách tiêm vào xoang bụng 17

Hình 3.2: Các dụng cụ được chuẩn bị trước khi tiến hành phân lập 18

Hình 3.3: Bảng ghi kết quả của bộ định danh IDS 14 GNR 23

Hình 4.1: Cá tra trước thí nghiệm 28 Hình 4.2: Cá tra sau 2 tuần thí nghiệm 30 Hình 4.3: Cá tra sau 4 tuần thí nghiệm 30 Hình 4.4: Kết quả nhuộm Gram của mẫu gan có mủ 41

Hình 4.5: Kết quả định danh IDS 14 GNR của mẫu gan có mủ 42

Hình 4.6: Bảng ghi kết quả định danh IDS 14 GNR của mẫu gan có mủ 42

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Trang Biểu đồ 4.1: Chiều dài trung bình (cm) của cá ở các NT qua các lần kiểm tra 32

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ tăng chiều dài tương đối (%) ở các NT qua các lần kiểm tra 34

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ tăng chiều dài tuyệt đối (cm/ngày) ở các NT qua các lần

Biểu đồ 4.4: Trọng lượng trung bình (g) của cá ở các NT qua các lần kiểm tra 6

Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ tăng trọng tương đối (%) ở các NT qua các lần kiểm tra 37

Biểu đồ 4.6: Tăng trọng tuyệt đối (g/ngày) của cá tra ở các NT qua các lần

Đồ thị 4.7: Tỷ lệ sống TB của cá tra ở các NT 39

Đồ thị 4.8: Tỉ lệ cá chết TB của cá sau khi gây bệnh 44

Trang 12

Dân số trên thế giới tăng nhanh, nhu cầu về thực phẩm cũng gia tăng Thực phẩm đòi hỏi không chỉ ngon mà còn đòi hỏi phải đủ dinh dưỡng, bảo đảm sức khỏe cho con người Cá và các sản phẩm từ cá là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao Đặc biệt có một số loài cá rất được ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

Trong số các loài cá nước ngọt hiện nay thì cá tra (Pangasianodon

hypophthalmus) là một loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao Là đối tượng nuôi

chính ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Trước những lợi nhuận cao của việc nuôi

cá tra mang lại, phong trào nuôi cá tra phát triển một cách nhanh chóng với nhiều giải pháp kĩ thuật được ứng dụng như hình thức nuôi thâm canh ngày càng nhiều, tăng mật

độ nuôi, mở rộng diện tích nuôi nhằm tăng giá trị sản xuất nhưng lại thiếu qui hoạch, quản lí chăm sóc không tốt, … chính những điều đó đã phát sinh dịch bệnh do vi khuẩn, do môi trường, … gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi

Vấn đề đặt ra cho các nhà chăn nuôi hiện nay là làm sao giảm được chi phí đầu vào, khống chế được mầm bệnh và giúp cá tăng trưởng tốt với chất lượng thịt an toàn Biện pháp quản lí chăm sóc hoàn hảo đã đem lại hiệu quả và năng suất cho người nuôi, yếu tố quyết định không kém phần quan trọng đó là nuôi dưỡng với những khẩu phần

Trang 13

ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng nuôi

Trong thực tế, người nuôi đã từng sử dụng kháng sinh bổ sung vào thức ăn vừa

có tác dụng phòng bệnh và kích thích tăng trưởng Nhưng việc sử dụng kháng sinh còn nhiều hạn chế gây ra hiện tượng kháng thuốc, sự tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Khi dịch bệnh bộc phát, người nuôi đã quen sử dụng thuốc và hóa chất: Có không ít người nuôi gặp khó khăn trong việc chọn lựa sản phẩm cũng như qui trình sử dụng Điều đáng nói là chất lượng thuốc,

đã gây không ít thiệt hại cho người nuôi cũng như môi trường chăn nuôi

Dựa trên nền tảng nguồn tài nguyên thực vật phong phú, các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm thảo dược bổ sung vào thức ăn gia súc, gia cầm đã mang lại kết quả khả quan Qua thực tế đó, chúng tôi tìm hiểu được công dụng của gừng, tỏi, nghệ có một số hoạt chất có tác dụng thay thế kháng sinh làm tăng sức đề kháng cho cá, tăng khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật và mau lớn

Được sự đồng ý của khoa Thủy Sản, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ

Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm

gừng – tỏi – nghệ đến sinh trưởng và khả năng kháng bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)”

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

Đề tài được tiến hành nhằm:

 Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm gừng – tỏi – nghệ lên khả năng tăng trưởng

Trang 14

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc Điểm Sinh Học của Cá Tra

2.1.2 Phân bố

Trên thế giới, cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê - kông, có mặt ở các nước: Lào,

Việt Nam, Campuchia và Thái Lan

Ở Việt Nam, cá tra phân bố từ khu vực Bình Thuận trở vào Hiện nay, cá được

nuôi ở miền Bắc, Trung và Nam Đặc biệt, phân bố nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long

2.1.3 Hình dạng

Cá tra là cá da trơn có kích thước lớn, trên mặt lưng có màu hơi xanh Thân dài,

hẹp ngang, đầu nhỏ vừa phải Có hai đôi râu Gai trên cung mang thưa và ngắn nên

không có tác dụng lọc thức ăn như cá ăn sinh vật phù du Vây lưng và vây ngực có gai

cứng mang răng cưa ở mặt sau Vây mỡ nhỏ, vây hậu môn tương đối dài

2.1.4 Môi trường sống

Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống trong các vùng nước lợ với

nồng độ muối 7 - 10‰ Khoảng pH cá có thể sống được: 5,5 – 8,5

Cá tra là loài hẹp nhiệt phù hợp với điều kiện môi trường nhiệt độ cao

26 – 30oC, cá chết ở nhiệt độ thấp hơn 10oC, nhưng chịu nóng tới 39oC

Cá có cơ quan hô hấp phụ (bóng hơi và da) nên cá tra có khả năng sống tốt

trong điều kiện ao nước đọng, nhiều chất hữu cơ, hàm lượng oxy hòa tan thấp Cá có

thể sống trong điều kiện thiếu oxy dài vì kích thước hồng cầu của cá bé, lượng hồng

Trang 15

cầu nhiều nên vận chuyển được lượng oxy cao (Phòng Khuyến Ngư thuộc Trung Tâm Khuyến Ngư và Giống Thủy Sản An Giang, 2006)

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng

Cá tra là loài ăn tạp, sử dụng được các loại thức ăn khác nhau như: bèo cám, rau muống, cám gạo, ngũ cốc, nhưng thiên về động vật Miệng cá rộng, có đôi râu để kiếm mồi

Giai đoạn cá bột mới nở: dinh dưỡng bằng noãn hoàng

Giai đoạn cá giống: ăn sinh vật phù du, ấu trùng của giáp xác

Giai đoạn cá trưởng thành: ăn mùn bã hữu cơ, ăn xác động thực vật

Trong quá trình nuôi, ở giai đoạn cá con người ta có thể cho ăn cám gạo, bột đậu nành, bột sữa, … hay thức ăn tổng hợp

2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng

Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, giai đoạn nhỏ cá tăng trọng nhanh về chiều dài Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt được chiều dài 10 – 20 cm (14 – 15 g) Từ khoảng 2,5 kg trở lên, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với chiều dài cơ thể Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm Nếu thiếu thức ăn cá sẽ ăn thịt lẫn nhau Sau 1 tháng đạt 4 – 6 cm Giai đoạn trưởng thành cá đạt từ 0,8 – 1 kg/con sau 1 năm

Tốc độ tăng trưởng của con đực và con cái không đều nhau, con đực lớn nhanh hơn con cái (Phòng Khuyến Ngư thuộc Trung Tâm Khuyến Ngư và Giống Thủy Sản

Trang 16

Sức sinh sản tuyệt đối từ 200.000 đến vài triệu trứng Sức sinh sản tương đối 135.000 trứng/kg cá cái

2.2 Sơ Lược về Bệnh Gan Thận Mủ trên Cá Tra Nuôi

2.2.1 Lịch sử bệnh

Ở Việt Nam, vùng ĐBSCL bệnh mủ gan xâm nhập đầu tiên vào mùa lũ năm

1998 ở các tỉnh nuôi thâm canh phát triển mạnh ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long, sau đó lây lan sang các vùng lân cận Đặc biệt những năm gần đây bệnh này cũng xuất hiện ở một số tỉnh mới phát triển nuôi cá tra như Trà Vinh, Bến Tre và Sóc Trăng (Từ Thanh Dung và ctv., 2004)

Theo Lê Thị Bé Năm (2002) cho rằng bệnh xuất hiện mạnh vào mùa lũ, chất lượng nước biến động, nước chảy mạnh cá dễ bị sốc, sức khỏe giảm Khả năng đề kháng đối với mầm bệnh giảm vì thế bệnh dễ dàng bộc phát, trong một vụ nuôi bệnh

mủ gan có thể xuất hiện 3 - 4 lần Tỉ lệ hao hụt lên đến 10 - 50% tùy thuộc vào chế độ chăm sóc và vệ sinh ao (Từ Thanh Dung, 2004)

2.2.2 Tác nhân gây bệnh

Theo Lê Thị Bé Năm (2002) phân lập tác nhân gây bệnh đốm trắng nội tạng cá

tra đã xác định vi khuẩn E ictaluri

Vi khuẩn E ictaluri là vi khuẩn Gram âm không di động hoặc di động yếu, lên

men, không oxy hóa Cho phản ứng catalase dương tính, oxidase âm tính thuộc nhóm

Enterobacteriaceae Vi khuẩn này phát triển trên môi trường TSA trong 48 giờ tạo

thành những khuẩn lạc có màu trắng đục, không có nhân, rìa có dạng không đồng nhất (Từ Thanh Dung, 2004)

Vi khuẩn E ictaluri có dạng que thẳng nhỏ với kích thước 1 µm x 2 – 3 µm (Plumb, 1993) trong khi đó vi khuẩn E ictaluri phân lập từ cá tra trong nghiên cứu của

Từ Thanh Dung (2004) có một số đặc điểm khác với mô tả của Plumb (1993) như có

dạng que và có kích thước biến đổi E ictaluri phát triển tốt ở 28oC và phát triển yếu ở

37oC

Trang 17

2.2.3 Đường truyền lây

Bệnh do Edwardsiella ictaluri có khả năng lây lan mạnh với tỷ lệ chết cao

Edwardsiella ictaluri có thể lây từ ao này sang ao khác qua lưới, vợt hay một số dụng

cụ khác dùng chung giữa các ao

Khi cá bị nhiễm bệnh tỉ lệ chết tăng cao 10 - 90% tùy thuộc vào cách quản lý và

cỡ cá nuôi (Từ Thanh Dung và ctv., 2004)

2.2.4 Dấu hiệu bệnh lý

Cá bệnh có biểu hiện bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước sau khi bị nhiễm khuẩn Cá bệnh thường thấy xuất huyết quanh hậu môn, miệng, bụng, vây và gốc vây

Cá có thể xuất huyết điểm trên thân hoặc xuất huyết toàn thân

Gan, thận cá bệnh sưng rất to, thận có hiện tượng nhũn, lách sưng ít hơn Trên gan, thận, lách xuất hiện mảng trắng hoại tử

Khi cá bệnh nặng, những tổn thương lan rộng làm gan không còn chức năng khử độc và lọc máu Ngoài ra, do tổ chức gan bị hư hại làm mất khả năng tiết mật của gan

Cùng với gan và thận, lách cũng là cơ quan bị hủy hoại nặng khi cá bị bệnh mủ gan Những đốm trắng trên lách là những vùng mô hoại tử với nhiều mức độ khác nhau

2.3 Giới Thiệu về Chế Phẩm Gừng - Tỏi - Nghệ

2.3.1 Gừng và công dụng

2.3.1.1 Đặc điểm

Gừng có tên gọi khác là can khương, sinh khương

Tên khoa học: Zingiber officinale rose

Trang 18

Gingerol là thành phần quan trọng, chiếm tỉ lệ cao nhất của các chất cay quyết định chất lượng gừng Hiện nay người ta xác định gingerol là hoạt chất chống oxy hóa mạnh

co bóp dạ dày (Nguyễn Thiện Luân và ctv., 1997)

Gừng là vị thuốc giúp cơ thể thêm nhiệt, điều trị cảm, nôn mửa, trị ho, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, gừng chống lão hóa, …

Tác dụng kháng khuẩn:

Gừng có tác dụng ức chế một số vi khuẩn Bacillus mycoides, Staphylococcus

Tinh dầu gừng ức chế Staphylococcus spp., E coli, Streptococcus spp.,

Salmonella paratyphy

2.3.2 Tỏi và công dụng

2.3.2.1 Đặc điểm

Tỏi có tên gọi là đại toán

Tên khoa học: Allium sativum

Thuộc họ hành: Liliaceae

Trang 19

2.3.2.2 Thành phần hóa học của tỏi

Bảng 2.1: Thành phần hóa học của tỏi

Xơ Hợp chất sulfur Chất khoáng Acid folic Saponin Vitamin

62 - 68

26 - 30 1,5 - 2,1 0,1 - 0,2 1,5 1,1 - 3,5 0,7 6,2 - 6,4 0,04 - 0,11 0,015

Tỏi có tác dụng phòng tránh các rối loạn men tiêu hóa, kích thích tiết dịch vị, phòng nhiễm khuẩn dạ dày ruột (Paktribune, 2005)

Tỏi sống và tỏi chế biến có diallyl disulfide, triallyl disulfide và allicin làm tăng

tính miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn, virus in vitro, chống virus cúm B, Herpesvirus

Trang 20

type I, virus đậu bò, virus bệnh viêm miệng có mủ và làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, ngăn ngừa cảm cúm (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004)

Tác dụng kháng sinh

Tỏi như kháng sinh phổ rộng, hoạt chất của tỏi chủ yếu là allicin Ngoài ra, còn

có ajione, diallin, diasulfit, diallit, trisulfide, và các chất chống lưu huỳnh khác, … được tạo ra từ tỏi

Hoạt tính kháng sinh của allicin ức chế được nhiều vi khuẩn Gram (+) lẫn G (-) ngay cả ở độ pha loãng 1:85000 đến 1:125000 Hoạt tính kháng sinh của 1 mg allicin tương đương với 15UI penicillin (10 mg penicillin G), xấp xỉ 1% hoạt tính của penicillin (Cavallto và Bailey, 1944; Zwvergal, 1952)

Bột tỏi đông khô còn có tác dụng chống lại E coli, Pseudomonas, Salmonella,

Micrococcus, Staphylococcus aureus, Klepsiella (Gonzalez Fandox và ctv., 1994;

Xyguang, 1986; Kupinie và ctv., 1980)

Đáng chú ý là những chủng E coli gây tự nhiễm độc cho ruột và các vi khuẩn

gây bệnh đường ruột khác, trong đó có tiêu chảy ở người và động vật thì dùng tỏi ngăn chặn được dễ dàng hơn so với những vi khuẩn tạo thành hệ vi khuẩn bình thường trong ruột (Sharna và ctv., 1997; Kurmar và Sharma, 1982; Ress và ctv., 1993)

Tỏi cũng như chiết xuất từ tỏi có phổ kháng khuẩn rộng có thể chống lại các vi

khuẩn G (+), G (-), có thể ức chế trên 70 loại vi khuẩn, điển hình như: Staphylococcus

aureus, Streptococcus pneumoniae, Mycobacterium tuberculosis, tỏi còn có tính

kháng nấm, kháng kí sinh trùng và kháng siêu vi (theo Hồ Diễm Châu và Phan Huỳnh

Lê, 2002)

2.3.3 Nghệ và công dụng

2.3.3.1 Đặc điểm

Nghệ tên khác là uất kim, khương hoàng

Tên khoa học: Curcuma longa L

Thuộc họ gừng: Zingiberaceae

2.3.3.2 Thành phần hóa học của nghệ

Trong củ nghệ có nhiều hợp chất như tinh bột, xơ trong các thành phần được chứng minh là có hoạt tính sinh học gồm: Curcuminoid, tinh dầu, polysaccharide và peptid, nhưng tinh dầu và curcuminoid được coi là hoạt chất chính

Trang 21

Hoạt chất màu vàng của củ nghệ là dẫn xuất của phenolic, hoạt chất chính của

curcuminoid gồm 3 chất (curcumin, demethoxycurcumin, busdemethoxycurcumin)

Trong đó curcumin chiếm tới 77% Cả 3 chất này có tác dụng sinh học nhưng

trong đó curcumin có tác dụng mạnh hơn cả Curcumin có tác dụng chống viêm, bảo

vệ gan, chống oxy hóa, kích thích hệ thống miễn dịch, chống nhiễm trùng, chống co

thắt cơ trơn, chống hoại tử và đặc biệt có tác dụng phòng ngừa, trị bệnh ung thư (Lê Hà, 2006)

2.3.3.3 Công dụng

Dùng nghệ để làm mau lành sẹo, vết thương, sây sát ở da Kích thích điều hòa

tế bào gan (chủ yếu là faratolyl methyl carbinol giải độc, thông mật, giảm viêm khớp,

làm giảm cholesterol)

Curcumin là chất tiêu biểu cho các chất chống ung thư Curcumin là thành phần

chính trong nghệ vàng, có khả năng loại bỏ gốc tự do mạnh mẽ và các men gây ung

thư có trong thức ăn, nước uống Curcumin còn có tác dụng kháng lại một số vi khuẩn

Staphylococcus, Salmonella paratyphy, Mycoplasma tuberculosis, Trychophylon

gypseum (Nguyễn Đức Minh, 1995)

Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2004), tác dụng ức chế invitro của trực khuẩn lao ở

nồng độ tối thiểu 25 µg/ml, Salmonella paratyphy và Streptococcus ở 50 µg/ml

Curcumin còn có khả năng giải độc, bảo vệ tế bào gan, làm tăng hồng cầu, hạ

mỡ máu, là chất kháng viêm,

2.3.4 Chế phẩm gừng – tỏi – nghệ

Hợp chất này ở dạng bột: gừng, tỏi, nghệ được thái thành lát mỏng và trộn với

nhau theo tỉ lệ các chất trong hỗn hợp là ngang nhau Hỗn hợp được ép bớt nước sau

đó sấy khô ở 50 – 60oC Hỗn hợp khô được xay nhuyễn và bảo quản

Mục đích sử dụng chế phẩm này là kết hợp các thành phần trong hỗn hợp

gừng – tỏi – nghệ ức chế các vi sinh vật có hại, ổn định hệ vi sinh vật đường ruột Chế

phẩm kích thích tiết nước bọt, dịch mật từ đó giúp tiêu hóa tốt hơn Chế phẩm có tác

dụng làm tăng lưu lượng máu qua gan, tăng sức đề kháng trên cơ thể cá

Trang 22

2.4 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Tăng Trọng của Cá

2.4.2.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng

Công tác nuôi dưỡng ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và sức đề kháng của cá đối với bệnh tật Trong đó thức ăn cho cá và khẩu phần cho ăn có tác động lớn Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khẩu phần ăn thích hợp sẽ cải thiện đáng kể khả năng tăng trọng của cá

Ngoài thức ăn, công tác nuôi dưỡng hợp lí góp phần làm cho cá lớn nhanh và gia tăng sức đề kháng

Trang 23

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu

Đề tài được thực hiện từ 4/2008 – 8/2008 tại trại Thực Nghiệm Thủy Sản và

phòng thí nghiệm Bệnh học Thủy Sản, khoa Thủy Sản, trường Đại Học Nông Lâm

Cân điện loại 200 g với hai số lẻ dùng để cân trọng lượng cá

Giấy kẻ ôli, thước thẳng dùng để đo chiều dài cá

Nhiệt kế thủy ngân, DO test, pH test, NH4/NH3 test

Các dụng cụ khác như: Ống siphon, thau nhựa, vợt, …

Dụng cụ giải phẫu, que cấy, đèn cồn, kính hiển vi, lame, tủ hấp, tủ lạnh, tủ sấy,

đĩa petri, ống nghiệm, …

Bộ định danh vi khuẩn IDS 14 GNR của công ty Nam Khoa

3.2.2 Hóa chất và môi trường

Hóa chất

Hóa chất dùng để nhuộm Gram: Thuốc nhuộm tím crystal violet, dung dịch

lugol, fuschin

Hóa chất thử phản ứng catalase: H2O2 30%, dung dịch đệm phosphate

Hóa chất thử phản ứng oxidase: Đĩa giấy có tẩm hóa chất tetramethyl - p - phenylenediamine dihydrochlorid 1% (dung dịch không màu)

Hóa chất thử dùng để định danh vi khuẩn: Đĩa giấy để tìm nitrate, dung dịch

FeCl3, dung dịch kovacs, dung dịch KOH, dung dịch α - napthol

Dầu soi kính, cồn 96o, cồn 70 o, thuốc mê MS 222

Trang 24

Hợp chất thảo dược: gừng – tỏi – nghệ dạng bột được chế biến tại trại thực

nghiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí

Minh

3.2.3 Đối tượng thí nghiệm

+ Cá giống khỏe, không bị sây sát, không dị hình, dị tật và đồng đều kích cỡ

Cá khỏe là cá bơi lội nhanh nhẹn, linh hoạt, phản ứng nhanh với tiếng động, bắt mồi mạnh Khi kiểm tra kí sinh trùng thì không có hoặc có rất ít Nội quan cá khỏe không chứa dịch hay xuất huyết Màu sắc nội quan bình thường, màu sắc đồng nhất trên từng

cơ quan Cá giống được nuôi dưỡng trong bể composite có sục khí trong 3 tuần trước khi bố trí thí nghiệm Lúc bố trí thí nghiệm cá có chiều dài trung bình là 7,37 cm và trọng lượng trung bình là 6,3 g Cho cá ăn 3% trọng lượng thân mỗi ngày trong quá trình thí nghiệm

+ Vi khuẩn: Vi khuẩn dùng trong thí nghiệm là chủng vi khuẩn VL33 được phân lập từ cá tra bị bệnh gan thận mủ ở Vĩnh Long vào tháng 6/2007 Vi khuẩn được định danh lại vào ngày 29/1/2008 và được lưu trữ trong tủ đông – 20oC ở phòng thí nghiệm Bệnh học Thủy Sản, khoa Thủy Sản, trường Đại Học Nông Lâm Thành phố

Hồ Chí Minh Vi khuẩn đã được định danh lại trước khi làm thí nghiệm

3.2.4 Thức ăn dùng trong thí nghiệm

Thức ăn viên mua về chứa trong kho của trại Thức ăn sử dụng cho cá là thức

ăn dùng cho cá da trơn hiệu Greenfeed cỡ 1,5 mm và 2 mm

3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu

Mục đích

Bổ sung gừng – tỏi – nghệ vào thức ăn của cá để xem chế phẩm này có ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá hay không bằng việc so sánh tốc độ tăng trưởng của cá tra giữa các nghiệm thức

Trang 25

Sau khi gây bệnh bằng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri chúng tôi sẽ đánh giá khả

năng kháng bệnh của chế phẩm

Từ đó đưa ra kết luận về nồng độ thích hợp hơn kích thích tăng trưởng của cá

tra cũng như khả năng kháng bệnh của chế phẩm gừng – tỏi – nghệ đối với bệnh gan

thận mủ trên cá tra

3.3.1 Bố trí thí nghiệm

Bố trí thí nghiệm gồm 2 giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Xác định khả năng ảnh hưởng của các mức nồng độ chế phẩm

gừng – tỏi – nghệ đến tăng trưởng của cá tra trong điều kiện thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm

thức và 3 lần lặp lại ở mỗi nghiệm thức như sau:

Nghiệm thức I: cá tra được cho ăn 100% thức ăn viên

Nghiệm thức II: cá tra được cho ăn thức ăn viên có trộn chế phẩm gừng - tỏi - nghệ với liều lượng 10 g chế phẩm/kg thức ăn

Nghiệm thức III: cá tra được cho ăn thức ăn viên có trộn chế phẩm gừng - tỏi - nghệ với liều lượng 15 g chế phẩm/kg thức ăn

Mỗi nghiệm thức có 3 lô Mỗi lô trong các nghiệm thức có 30 con cá giống thí

nghiệm Thí nghiệm được bố trí trong 9 bể kiếng Bể kiếng được lau rửa sạch sẽ và

được cấp nước vào Sau đó tiến hành bắt ngẫu nhiên 30 cá tra giống cho vào mỗi bể

Cá giống trước khi làm thí nghiệm được đo chiều dài (cm) và cân trọng lượng (g)

 Giai đoạn 2: Xác định ảnh hưởng của chế phẩm gừng – tỏi – nghệ đến

khả năng đề kháng bệnh gan thận mủ trên cá tra

Sau khi kết thúc thí nghiệm ở giai đoạn 1, chúng tôi sử dụng số cá còn lại để

thực hiện thí nghiệm gây bệnh ở giai đoạn 2

Nồng độ vi khuẩn gây bệnh ở tất cả các nghiệm thức đều giống nhau

Sau khi gây bệnh vẫn cho cá ăn bình thường, phương pháp bổ sung các mức

chế phẩm vào thức ăn tương tự như ở giai đoạn 1

Trang 26

3.3.2 Phương pháp bổ sung chế phẩm vào thức ăn

Mục đích

Xác định hiệu quả của chế phẩm gừng – tỏi – nghệ trong việc kích thích tăng trưởng và kháng bệnh gan thận mủ trên cá tra

Phương pháp sử dụng

Sử dụng phương pháp cho ăn

Chế phẩm dạng bột được trộn đều vào thức ăn viên cho cá ăn với nồng độ khác nhau

Cách tiến hành

Chế phẩm gừng - tỏi - nghệ dạng bột được cân bằng cân điện tử với khối lượng

10 g/kg thức ăn và 15 g/kg thức ăn viên

Chế phẩm được hòa với nước đem trộn đều với thức ăn viên Sau đó để khô tự nhiên Cuối cùng áo thức ăn bằng dầu gan mực (squid liver oil) với lượng 5 – 10 ml/kg thức ăn nhằm bao bọc viên thức ăn, tránh mất dưỡng chất trong viên thức ăn cũng như kích thích khả năng bắt mồi của cá

3.3.3 Phương pháp gây bệnh thực nghiệm

Các bước thực hiện

 Tăng sinh vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trong môi trường canh BHI Broth

Vi khuẩn từ ống giữ giống (bảo quản – 20oC) cấy ria lên môi trường thạch BHIA, ủ ở 30oC trong 48 giờ

Chọn khuẩn lạc rời chuyển qua bình tam giác đã chứa môi trường canh BHI Broth để tăng sinh vi khuẩn Thời gian tăng sinh là 18 – 24 giờ và đặt trên máy lắc để lắc đều vi khuẩn

Vi khuẩn sau khi tăng sinh sẽ tiến hành pha loãng để gây bệnh thực nghiệm cho

cá thí nghiệm

 Pha loãng vi khuẩn

Chuẩn bị 7 ống nghiệm vô trùng đánh dấu từ 1 đến 7, dùng pipette vô trùng hút 1,8 ml nước muối sinh lý đã tiệt trùng vào mỗi ống nghiệm

Trang 27

Tiếp theo dùng pipette vô trùng lấy 0,2 ml vi khuẩn tăng sinh ở trên cho vào ống nghiệm thứ 1, hòa đều Ta được hệ số pha loãng 1/10 hay 10-1

Sau đó lại hút 0,2 ml dung dịch ở ống nghiệm thứ 1 cho vào ống nghiệm thứ 2, hòa đều Ta được hệ số pha loãng 1/100 hay 10-2

Cứ tiếp tục như vậy cho đến ống nghiệm thứ 7 Ta sẽ được các hệ số pha loãng tương ứng 10-3, 10-4, … , 10-7

Chọn các nồng độ pha loãng 10-6, 10-7 tiến hành chan đĩa để đếm số lượng khuẩn lạc, ta thực hiện theo phương pháp sau:

+ Chuẩn bị 6 đĩa thạch BHIA, cứ mỗi nồng độ pha loãng sẽ được cấy lên 3 đĩa + Dùng pipette hút 0,1 ml dịch pha loãng cho vào giữa mặt thạch, dàn đều trên mặt thạch bằng que cấy chan vô trùng

+ Sau đó, đem ủ ở 30oC trong vòng 24 – 48 giờ

Cách tính mật độ vi khuẩn đem gây bệnh

N (cfu/mL) = M / (V * fi * k) Trong đó:

Cfu là đơn vị khuẩn lạc

N là mật độ vi khuẩn đem gây bệnh (cfu/mL)

M là số khuẩn lạc trung bình đếm được trên đĩa petri ở độ pha loãng thứ i

V là thể tích dịch pha loãng cho vào đĩa BHIA để chan (ml)

fi là hệ số pha loãng của độ pha loãng thứ i

k là số lần pha loãng

Vi khuẩn trong bình gốc đem pha loãng đi 50 lần để gây bệnh

Trang 28

 Gây bệnh bằng phương pháp tiêm

Cho cá vào thau nước có pha sẵn thuốc mê MS 222 để gây mê cá trước khi tiêm nhằm hạn chế cá bị sốc

Dùng ống tiêm 1ml/cc, tiêm vào xoang bụng của cá với liều 0,1 ml/con với nồng độ vi khuẩn đã pha loãng như trên

Hình 3.1: Gây bệnh bằng cách tiêm vào xoang bụng

Sau khi tiêm xong phải bỏ ngay qua xô nước có sục khí để cá sớm hồi phục

Cá sau khi hồi phục cho lại vào bể thí nghiệm

3.3.4 Chăm sóc và quản lí

Mỗi ngày cho cá ăn hai lần vào buổi sáng và buổi chiều với lượng thức ăn vừa

đủ Trong khi cho cá ăn ta phải chú ý quan sát lượng thức ăn trong bể để điều chỉnh cho phù hợp, bảo đảm cá không bị đói và lượng thức ăn thừa trong bể không quá nhiều

làm ô nhiễm môi trường nước gây ảnh hưởng đến cá

Thay nước một ngày một lần vào buổi sáng Lượng nước thay khoảng từ

30 - 50% lượng nước có trong bể

Mỗi ngày phải chú ý xiphon loại bỏ những thức ăn thừa, những chất dơ bẩn ra khỏi môi trường nước để hạn chế việc ô nhiễm nước trong bể

Trong quá trình chăm sóc phải chú ý biểu hiện của cá để ghi nhận số cá bị bệnh

Trang 29

3.3.5 Phương pháp thu mẫu

Số cá chết được theo dõi trong suốt quá trình thí nghiệm

Thu mẫu cá lờ đờ hoặc cá còn sống có biểu hiện bất thường sau khi gây cảm nhiễm để ghi nhận dấu hiệu bên ngoài, bên trong cơ thể cá và tiến hành phân lập, định danh vi khuẩn

Sau 14 ngày gây bệnh, chúng tôi tiếp tục thu mẫu cá còn sống sót sau thí nghiệm để tiến hành phân lập vi khuẩn trên gan, thận, lách và kiểm tra vi khuẩn còn tồn tại trong cơ thể cá hay không

Trong quá trình thí nghiệm vợt và ống siphon được khử trùng bằng BKC và dùng riêng cho mỗi bể thí nghiệm để tránh sự lây nhiễm vi khuẩn

3.3.6 Phương pháp phân lập và định danh vi khuẩn

3.3.6.1 Phân lập

Trước khi giải phẫu cá, chúng tôi quan sát và ghi nhận lại dấu hiệu bất thường bên ngoài của cá: tổn thương, xuất huyết các vây, thân, … để chẩn đoán sơ bộ

Hình 3.2: Các dụng cụ được chuẩn bị trước khi tiến hành phân lập

Phân lập vi khuẩn từ gan, thận, lách Ta thực hiện theo phương pháp sau:

+ Trước khi mổ dùng cồn 70oC sát trùng mặt ngoài của cá và dùng bông lau sạch các chất nhày trên cơ thể cá để biết các tạp khuẩn kí sinh trùng ở phần da cá

Trang 30

+ Mổ cá ở xoang bụng, dùng bông gòn có tẩm cồn 70oC lau sạch máu hay dịch nhày xoang bụng, quan sát và ghi nhận các biểu hiện của các cơ quan bên trong (xuất huyết, có đốm trắng trên lách, gan, thận, …)

+ Dùng kéo vô trùng cắt mẫu gan, thận, lách cần cấy và chấm nhẹ lên mặt thạch của đĩa petri chứa môi trường BHIA Đĩa petri đã được ghi đầy đủ thông tin để dễ phân biệt: cá thí nghiệm, ngày cấy, cơ quan cấy và nghiệm thức, …

+ Dùng que cấy vòng hơ nóng trên ngọn đèn cồn, để nguội và cấy vết bôi theo phương pháp cấy ria

+ Sau đó đem ủ ở nhiệt độ 30 oC trong 24 – 48 giờ

Chú ý: Các dụng cụ (kéo, que cấy, …) trước khi mổ cũng như qua mỗi thao tác đều phải được sát trùng bằng cồn 70oC, hơ nhẹ qua ngọn đèn cồn và để nguội

+ Nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý trên lame

+ Dùng que cấy vòng vô trùng lấy một ít khuẩn lạc từ thạch (đã cấy sau 24 - 48 giờ), trộn đều lên giọt nước muối sinh lý, sau đó để khô tự nhiên

+ Bước kế tiếp cố định mẫu trên ngọn lửa đèn cồn (hơ nhẹ) Sau đó nhuộm mẫu bằng crystol violet (tím kết tinh) trong 1 phút, rửa nước, thấm khô

+ Nhuộm lại bằng dung dịch lugol trong 1 phút, rửa nước, thấm khô

+ Tiếp theo rửa mẫu bằng dung dịch tẩy màu (để nghiêng mẫu, nhỏ từng giọt dung dịch tẩy màu cho đến khi thấy màu vừa hết trong các giọt nước chảy ra, nhưng không tẩy quá lâu), rửa nước, thấm khô Lúc này vi khuẩn thuộc nhóm Gram dương giữ lại màu tím, còn vi khuẩn Gram âm mất màu

Trang 31

+ Nhuộm bổ sung bằng phẩm nhuộm fuschin trong 30 giây, rửa nước, thấm khô

+ Soi kính: nhỏ giọt dầu vào mẫu và quan sát mẫu dưới kính hiển vi ở vật kính

100, đọc kết quả

Đọc kết quả: Gram dương: vi khuẩn bắt màu tím

Gram âm: vi khuẩn bắt màu hồng

Trong vòng 60 giây nếu giấy thử oxidase chuyển sang màu tím đen thì kết quả

là dương tính (+), nếu không thấy đổi màu thì âm tính (-)

3.3.6.4 Thử nghiệm catalase

Dùng que cấy tròn hơ qua ngọn đèn cồn và để nguội lấy một vài khuẩn lạc vi khuẩn từ đĩa thạch (sau 24 – 48 giờ) hòa vào 1 giọt thuốc thử catalase đã nhỏ sẵn trên đĩa petri sạch

Đọc kết quả: Catalase (+): thấy có hiện tượng sủi bọt khí do có sự hình thành

O2 của vi khuẩn có men catalase sau 10 giây

Catalase (-): không thấy sủi bọt khí

3.3.6.5 Định danh vi khuẩn bằng bộ định danh vi khuẩn IDS 14 GNR

Ngoài việc khảo sát hình thái, kích thước tế bào vi khuẩn và khuẩn lạc, tính chất bắt màu Gram, thử nghiệm oxidase, catalase, chúng tôi đã khảo sát các tính chất sinh

lý của vi khuẩn thể hiện qua các phản ứng sinh hóa xảy ra trong môi trường nuôi cấy đặc biệt

Để tiện lợi cho việc định danh các vi khuẩn trong phòng thí nghiệm, các hãng bào chế có sản xuất các hệ thống phản ứng sinh hóa đặc biệt: các galerie API (20 E,

20 NE), kít IDS 14 GNR của công ty Nam Khoa, …

Trang 32

Chúng tôi đã sử dụng bộ thử nghiệm IDS 14 GNR để định danh các loài trực khuẩn Gram (-) dựa trên 14 phản ứng sinh hóa: oxidase, lên men glucose, khử nitrate, thử nghiệm ONPG, sinh urease, PAD, citrate, thủy giải esculin, sinh H2S, sinh indol, voges - poskauer (VP), malonate, LDC, di động

Mỗi bảng nhựa có 10 giếng được đánh số từ 1 - 10

Thực hiện các phản ứng sinh hóa trong bảng nhựa

Cách tiến hành

+ Dùng pipette hút 5 ml nước muối sinh lý tiệt trùng cho vào ống nghiệm

+ Lấy một ít vi khuẩn sau khi được cấy thuần trong môi trường BHIA (sau 24 – 48 giờ) Đậy nắp ống nghiệm, sử dụng máy votex lắc đều ống nghiệm

+ Dùng micropipette hút 200 µl huyền dịch vi khuẩn cho vào mỗi giếng trên bảng nhựa (khoảng 2/3 giếng)

+ Đậy nắp bảng nhựa lại, cho vào tủ ủ ở 30oC trong vòng 18 – 24 giờ

+ Thuốc thử và cách đọc kết quả phản ứng sinh hóa được trình bày trong

Bảng 3.1

Phản ứng lysine decarboxylase (LDC) và di động được thực hiện trong chai môi trường LDC-Motility (môi trường thạch mềm)

Dùng que cấy thẳng hơ qua ngọn đè cồn và để nguội, lấy một khuẩn lạc rời rạc

có thời gian phát triển từ 18 – 24 giờ, mở nắp môi trường và cấy đâm thẳng xuống đáy chai môi trường, đóng nắp môi trường lại và để trong tủ ấm có nhiệt độ 30oC

Đọc kết quả: LDC: (+) vi khuẩn mọc, môi trường giữ màu tím

(-) vi khuẩn mọc, môi trường chuyển màu vàng

Di động: (+) vi khuẩn mọc và lan nhòe đường cấy

(-) Vi khuẩn mọc chỉ trên đường cấy

Trang 33

Bảng 3.1: Số thứ tự các đĩa giấy sinh hóa trong giếng

Cách tính điểm để có mã định danh

Trong bộ định danh có 14 phản ứng được chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm gồm 3 phản ứng, riêng nhóm cuối có 2 phản ứng

Kết quả Giếng Phản ứng sinh hóa Thuốc thử

Dương tính Âm tính

2 Khử nitrate 1 đĩa giấy tìm

3 Beta-Galactosidase

4 Urease Không Đỏ cánh sen Đỏ nhạt/vàng

5 Phenyl Alanin

Deaminnase (PAD) 1 giọt FeCl3

Xanh lá đậm Vàng lợt

6 Sử dụng Citrate Không Xanh biển Xanh lá/vàng

7 Thủy giải Esculin Không Đen Không đen

9 Voges-Proskauer

(VP)

1 giọt KOH

1 giọt napthol

10 Sử dụng Malonat Không Xanh biển Vàng/ xanh lá

Trang 34

Hình 3.3: Bảng ghi kết quả của bộ định danh IDS 14 GNR

Cách tính điểm

Kết quả phản ứng âm tính: 0 điểm Kết quả phản ứng dương tính thứ nhất của nhóm dương tính: 1 điểm Kết quả phản ứng dương tính thứ hai của nhóm dương tính: 2 điểm Kết quả phản ứng dương tính thứ ba của nhóm dương tính: 4 điểm Cuối cùng tổng kết các nhóm phản ứng ta được mã định danh gồm 5 chữ số, sau đó tiến hành tra bảng mã để xác định tên loài vi khuẩn

3.3.7 Các chỉ tiêu theo dõi

3.3.7.1 Về trọng lượng

Trong thời gian tiến hành thí nghiệm cá được cân trọng lượng 2 tuần/lần và đếm số lượng cá để theo dõi tốc độ tăng trưởng một lần và điều chỉnh lượng thức ăn Trong quá trình cân và đo cá cần thao tác nhẹ nhàng và nhanh để tránh cá bị xây sát và mất nhớt rồi nhanh chóng đưa trở lại bể thí nghiệm

Sử dụng cân điện 2 số lẻ để cân trọng lượng của cá

Cân từng cá thể Từ đó suy ra trọng lượng trung bình cho từng lô, từng nghiệm thức Đơn vị tính là g

Để đánh giá sự tăng trọng của cá, chúng ta sử dụng công thức sau:

Tăng trọng tương đối (%) = (W2 - W1)/W1

Tăng trọng tuyệt đối (g/ngày) = (W2 - W1)/(t2 - t1)

1

Số:………

Tên mẫu:………

ONPG URE OXI GLU NIT PAT CIT ESC H2S IND VP MLO LDC MOB

2

Kết quả định danh:

IDS 14 GNR

Trang 35

Trong đó:

W1: trọng lượng cá tại thời điểm t1 (g)

W2: trọng lượng cá tại thời điểm t2 (g)

t1: thời điểm ban đầu thí nghiệm

t2: thời điểm cuối lần thí nghiệm

3.3.7.2 Về chiều dài

Trong thời gian tiến hành thí nghiệm cá được đo chiều dài 2 tuần/lần

Sử dụng giấy kẻ ôli và thước thẳng để đo chiều dài của cá

Đo từng cá thể từ mõm cho đến điểm giữa của vây đuôi Từ đó suy ra chiều dài trung bình của cá cho từng lô, từng nghiệm thức Đơn vị tính là cm

Sự tăng trưởng về chiều dài của cá được đánh giá thông qua công thức sau: Tăng trưởng tương đối về chiều dài (%) = (L2 - L1)/L1*100

Tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài (cm/ngày) = (L2 - L1)/(t2 - t1)

Trong đó:

L1: chiều dài của cá tại thời điểm t1 (cm)

L2: chiều dài của cá tại thời điểm t2 (cm)

t1: thời điểm ban đầu thí nghiệm

t2: thời điểm cuối lần thí nghiệm

3.3.7.3 Tỉ lệ sống

Số lượng cá chết được theo dõi trong suốt quá trình thí nghiệm

Khi kết thúc đợt thí nghiệm 1, ta tiến hành kiểm tra số cá còn lại của từng lô và tính ra tỉ lệ sống theo công thức sau:

Tỉ lệ sống (%) = (Số cá kết thúc thí nghiệm 1/Số cá ban đầu thí nghiệm)*100

3.3.7.4 Tỉ lệ cá chết sau gây bệnh

Số lượng cá chết được theo dõi trong suốt 14 ngày gây bệnh

Tỉ lệ cá chết khi kết thúc thí nghiệm ở giai đoạn 2 được tính theo công thức:

Tỉ lệ chết (%) = (Số cá kết thúc thí nghiệm 2/Số cá đã gây bệnh)*100

3.3.7.5 Chỉ tiêu thủy lí hóa

Nhiệt độ nước (oC): đo hằng ngày vào buổi sáng và buổi chiều bằng nhiệt kế thủy ngân

Trang 36

DO (mgO2/L): đo một tuần một lần vào buổi sáng và buổi chiều bằng DO test pH: đo một tuần một lần bằng pH test vào buổi sáng và buổi chiều

Hàm lượng NH3 (mg/L): đo một tuần một lần bằng NH4/NH3 test vào buổi sáng

và buổi chiều

3.4 Phương Pháp Xử Lí Số Liệu

Số liệu về chiều dài, trọng lượng, tỉ lệ cá sống và tỉ lệ cá chết được xử lý theo phương pháp phân tích biến với một yếu tố (ANOVA) của phầm mềm STAGRAPHIC 7.0, để tìm hiểu sự tác động của chế phẩm gừng – tỏi – nghệ lên sự sinh trưởng, tỉ lệ sống, sức kháng bệnh của cá có hay không có ý nghĩa về mặt thống kê

Trang 37

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Các Chỉ Tiêu Môi Trường

Chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản là giá trị và đặc điểm của các yếu tố

vô sinh và hữu sinh hiện diện trong thủy vực Chất lượng nước có vai trò vô cùng quan trọng trong sự sống và phát triển của tôm cá, nó ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản trong thủy vực nói chung và bể thí nghiệm nói riêng

Trong quá trình thí nghiệm chúng tôi đã kiểm tra một số chỉ tiêu chất lượng nước để biết được những thay đổi và xu hướng diễn ra về mặt chất lượng nước trong quá trình thí nghiệm Từ đó, có thể ít nhiều xác định được khoảng thích hợp cho sự tăng trưởng của cá tra

Bảng 4.1: Một số yếu tố môi trường nước trong bể thí nghiệm

Các yếu tố môi trường Khoảng biến động

4 – 6 0,003

4.1.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ không những là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự biến động số lượng của sinh vật ở nước theo mùa mà còn gây ra sự biến động về thành phần loài nữa Nhiệt độ đã tác động đến sinh vật ở nước thông qua ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, sinh sản và phát triển của chúng Nhiều loài sinh vật có thể sống trong phạm vi thay đổi rộng của nhiệt độ, lại có những loài chịu được nhiệt độ thấp Sinh vật nước ngọt thường là rộng nhiệt Tuy thế mỗi sinh vật ở nước có khoảng nhiệt độ thích hợp riêng

Ngày đăng: 18/07/2018, 07:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w