BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM GỪNG – TỎI – NGHỆ LÊN SỨC SỐNG VÀ SỨC SINH TRƯỞNG CỦA HAI NHÓM GÀ
Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích Đánh giá sự ảnh hưởng của chế phẩm Gừng – Tỏi – Nghệ lên sức sống và sức sinh trưởng của hai nhóm gà, với mục đích đặt nền móng xây dựng quy trình chăn nuôi gà “an toàn sinh học”
Chọn lọc và phát triển và bảo tồn quỹ gen quý của giống gà Ta Vàng tại địa phương
Theo dõi một số chỉ tiêu cơ bản về sức sống, sức sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn trên kilôgam tăng trọng và tính hiệu quả kinh tế
Giới thiệu về một số giống gà nội
2.1.1 Gà Ta Vàng Đây là giống gà được hình thành từ lâu đời ở nước ta và phân bố rộng rãi khắp cả nước Gà có nhiều tên gọi khác nhau tương ứng với từng vùng miền của cả nước như miền Bắc gọi là gà Ri, miền Trung gọi là gà Kiến, miền Nam gọi là gà Ta Vàng (Trần Văn Chính, 2007)
Gà Ta Vàng là giống gà đa dạng về màu sắc lông Gà mái thường có màu vàng rơm, vàng đất và lông vùng quanh cổ thường sẩm màu hơn với thân Gà trống trưởng thành có lông màu vàng hoặc đỏ tía, chòm lông cánh và lông đuôi có màu đen ánh xanh, vùng lông ở đầu và cổ có màu vàng rơm hoặc đỏ nâu Gà có tầm vóc nhỏ, thanh, lông mượt ép sát vào thân Gà có da, chân màu vàng hoặc vàng trắng, đôi khi một số con chân có vài cọng lông, gà thường có mào đơn và một số có mào nụ Gà trống trưởng thành lúc môt năm tuổi nặng 1,8 – 2,5 kg Gà mái trưởng thành lúc một năm tuổi nặng từ 1,3 – 1,8 kg Gà mái có khả năng phát dục sớm, bắt đầu đẻ từ lúc 4 – 4,5 tháng tuổi, năng suất trứng trung bình đạt từ 90 – 110 quả/ năm, nếu chăm sóc tốt và thực hiện chế độ cai ấp sẽ đạt 164 – 183 quả/ năm
Gà Ta Vàng có đặc tính rất quý như phẩm chất thị thơm ngon, nuôi con khéo, đẻ sây, chịu đựng kham khảo tốt, sức kháng bệnh cao,… Song tầm vóc nhỏ, trứng nhỏ, tính đòi ấp cao (Văn Lệ Hằng, 2006)
2.1.2 Gà Tàu Vàng Đây là giống gà được nuôi phổ biến tại miền Nam, giống gà này có nhiều màu sắc lông khác nhau nhưng chủ yếu là màu vàng rơm và màu vàng sẫm, có đốm đen ở cổ, cánh và đuôi Da và chân vàng, đôi khi có vài cọng lông ở chân Đa số gà có mào đơn và một số thì có mào nụ Gà Tàu Vàng rất thích nghi với điều kiện chăn nuôi ở nước ta, phẩm chất thịt thơm ngon và rất phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong
4 nước Trọng lượng trưởng thành lúc 1,5 năm tuổi: con trống nặng 2,5 – 2,8 kg, con mái nặng 1,8 – 2 kg (Trần Văn Chính, 2007)
Gà có nguồn gốc ở thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây, gà phân bố tập trung ở trung du và đồng bằng sông Hồng và tập trung nhiều ở tỉnh Hà Tây
Gà có thân hình chắc chắn, thân ngắn, ngực sâu rộng, da cổ và vùng bụng đỏ, hai bên có ít lông Gà có màu lông khá đồng nhất Con trống có màu mận chín pha màu đen ánh xanh Con mái có màu lông vàng nhạt giống như màu lá chuối khô, sau khi đẻ da ở vùng ngực và lườn sệ xuống giống như yếm bò Gà có mào đơn hoặc hạt đậu Gà trống trưởng thành nặng 3,5 – 4 kg, con mái nặng 2,5 – 3,5 kg, năng suất trứng 50 – 60 quả/ năm và trọng lượng trứng đạt 50 – 60 g/ quả Gà có phẩm chất thịt ngọt, là sản phẩm dùng để cung tiến vua ngày xưa và dùng làm lễ vật trong các dịp lễ hội địa phương (Văn Lệ Hằng, 2006)
Gà có nguồn gốc vùng Hồ nay là vùng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, gà phân bố ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Gà được chọn lọc theo hướng làm cảnh, gà có tầm vóc to, cao, chân có 2 - 3 hàng vẩy màu trắng, mào trái dâu hoặc hạt đậu, lá tai đỏ, da dày và đỏ Gà trống được mô tả đầu công, mình cốc, cánh hình vỏ trai, đuôi hình nơm, da chân đỗ nành, mào xuýt, diều cân, bàn chân ngắn, đùi dài, vòng chân tròn, các ngón tõe, màu lông đỏ như màu mận chín hoặc mận đen Con mái có thân hình chắc chắn, ngực nở, lông màu nâu nhạt hay màu vỏ nhãn, đầu cổ màu nâu sẫm Gà nuôi làm cảnh là biểu tượng của văn hóa vùng Kinh Bắc xưa Gà trưởng thành, con trống nặng 4 – 5 kg, gà mái nặng 3 – 4 kg và đẻ lúc 185 ngày tuổi, năng suất trứng 40 - 50 quả/ năm và nặng 55 – 60 g/ quả (Văn Lệ Hằng, 2006)
Gà có nguồn gốc xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, phân bố ở vùng Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, một số vùng lân cận và một số nơi ở Hà Nội
Gà có tầm vóc to, ngực sâu, lưng phẳng, lườn rộng và dài, thân hình vuông vức, dáng đi chậm chạp và nặng nề
Gà mới nở có màu trắng đục, gà trưởng thành lông khá đồng nhất Gà mái có lông màu vàng nhạt giống như màu đất thó, lông cổ màu nâu nhạt Gà trống có lông màu đỏ tía pha đen hoặc đỏ pha xám, đuôi, cánh, đầu có lông màu đen ánh xanh và gà có mào kép, da dày màu đỏ Đặc điểm nổi bật nhất là gà có chân thấp, vẩy xù xì như hoa dâu Gà có thể hình đặc thù của gà hướng thịt, gà con mới nở có trọng lượng
38 – 40 g/ con và có tốc độ mọc lông chậm Gà trống trưởng thành có trọng lượng đạt từ 4,5 - 6 kg, gà mái đạt từ 3,5 – 4,5 kg và bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi, năng suất trứng đạt 40 trứng/ năm và trọng lượng 58 -60 g/ quả (Văn Lệ Hằng, 2006)
Gà có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Bộ, gà phân bố ở Long An, Thành Phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Quảng Ngãi và một số tỉnh miền Bắc
Gà có tầm vóc nhỏ bé, nhanh nhẹn, màu sắc sặc sỡ Gà trống có lông sặc sỡ hơn gà mái gồm các màu đỏ nâu, đỏ tía, đen ánh xanh, nâu sáng, vàng…, lông đuôi dài, mào nụ Con mái thường có màu nâu đen đốm hoa mơ, vàng, nâu đất Gà trưởng thành, con trống nặng 1,2 – 1,3 kg; con mái nặng 0,8 – 0,9 kg, năng suất trứng đạt 50 -
70 quả/ năm (Văn Lệ Hằng, 2006)
Gà có nguồn gốc ở miền Nam Việt Nam và phân bố ở Long An và vùng ven Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số nơi ở Tây Nguyên
Gà có tầm vóc nhỏ bé, lông màu trắng tuyền và mọc cả chân đôi khi mọc ở ngón chân Khác với các giống gà khác, gà Ác có 5 ngón chân Mỏ, chân, xương, thịt đều đen Gà mới nở có trọng lượng 18 -20 g/ con, lúc trưởng thành con trống nặng
700 – 750 g, con mái nặng 600 – 700 g và đẻ lúc 110 – 120 ngày tuổi, năng suất trứng
90 – 100 quả/ năm, trong lượng trứng 30 g/ quả (Văn Lệ Hằng, 2006).
Công tác bảo tồn quỹ gen
Ở Việt Nam chúng ta, do điều kiện trang thiết bị hiện đại và trình độ công nghệ sinh học chưa đáp ứng được yêu cầu nên các giống vật nuôi địa phương của ta hiện vẫn được lưu giữ bằng phương pháp nguyên vị (insitu)
Việc bảo tồn chuyển vị (exsitu) cũng đang từng bước được thực hiện như bảo tồn tinh dịch dưới dạng tinh đông viên, tinh cộng rạ đối với các loại trâu, bò, lợn ở trung tâm tinh đông viên Môncađa Kỹ thuật di thuật phôi cũng đã được nghiên cứu thành công và ứng dụng trong sản xuất tại Viện Chăn nuôi và một số vùng lân cận
Những năm gần đây, việc thu thập các thông tin cũng như sưu tầm, phát hiện nguồn gen của các giống vật nuôi quý hiếm được các nhà khoa học nước ta đặc biệt quan tâm Nhờ vậy, nhiều giống vật nuôi có nguy cơ tuyệt chủng đã được lưu giữ và nghiên cứu hướng sử dụng Các giống vật nuôi sẽ được tồn tại một cách bềnh vững nếu những tính trạng quý của nó được sử dụng thích hợp, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội
Hiện nay, bảo tồn nguồn gen vật nuôi là một vấn đề cấp bách và không chỉ phạm vi của một quốc gia hay khu vực mà có tính chất toàn cầu Nó chiếm một phần quan trọng trong nội dung của công việc to lớn, được toàn thế giới quan tâm hiện nay là bảo vệ môi trường
Bảo tồn nguồn gen vật nuôi chính là góp phần bảo tồn sự đa dạng sinh học của môi trường Các nhà khoa học trên toàn thế giới đang đứng trước những thử thách lớn lao là tập trung nghiên cứu tìm ra các giải pháp khoa học để giữ gìn và bảo vệ các tài sản thiên nhiên nhiều hơn, thay vì chỉ biết tiêu dùng và tàn phá nó như thói quen con người vẫn làm bấy lâu nay Bởi lẽ, sự đa dạng sinh học tuy là nguồn tài nguyên giàu có nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người cũng không phải là vô tận Sẽ là quá muộn nếu ngay từ bây giờ chúng ta vẫn chưa được nhận thức được và thay đổi các ứng xử của mình với kho báu này (Văn Lệ Hằng, 2006).
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống, sức kháng bệnh và sức sinh trưởng của nhóm gà khảo sát
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng, yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất vật nuôi chính là con giống Một con giống tốt, không mang mầm bệnh sẽ hứa hẹn một năng suất cao trong tương lai với quy trình chăn nuôi hợp lý
Gà Ta Vàng là một giống gà nội, có tốc độ sinh trưởng không cao bằng những giống gà nhập nội khác, song chúng có sức sống, sức kháng bệnh cao và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta
Sau khi đã chọn được con giống tốt thì vấn đề dinh dưỡng sẽ quyết định phần lớn khả năng sản xuất cũng như phẩm chất thịt và sức sống và sức kháng bệnh
Hiện nay, quan điểm thức ăn đầy đủ phải bao gồm :
• Năng lượng phù hợp với thú
• Protein phẩm chất tốt, cân bằng về acid amin
• Chất khoáng theo tỉ lệ cân xứng
Gà có mức tăng trọng tuyệt đối cao so với các loài thú khác như heo, bò…nhưng do khối lương cơ thể không lớn nên mức ăn vào bị giới hạn Do đó, thức ăn của gà phải chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao và cân đối hơn các loài khác Các vấn đề cần lưu ý trong thức ăn của gà là tính chất vật lý, tỉ lệ C/ P (năng lượng/ protein thô), acid amin thiết yếu, khoáng đa lượng và vi lượng, vitamin và sắc tố (Dương Thanh Liêm, 2002)
Hiện nay, ngành chăn nuôi nói chung và ngành nuôi gà nói riêng đang từng bước xây dựng quy trình chăn nuôi “an toàn sinh học” còn đưa ra những quy định khác về thức ăn như thức ăn sử dụng cho gà phải được chế biến từ những nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, không được bổ sung thêm kháng sinh, hormone tăng trưởng vào trong thức ăn
2.3.3 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng
Mọi sự thay đổi nhiệt độ môi trường đều ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của gà Gà con bị lạnh hoặc bị nóng quá đều có thể chết hàng loạt Trong trường hợp này gà không đủ sức hoạt động bình thường như không ăn uống, không phát triển, đề kháng kém với bệnh tật và yếu tố bất lợi của ngoại cảnh
Nhiệt độ chuồng úm gà con trong tuần đầu được úm ở nhiệt độ từ 33 – 35 0 C , sau mỗi tuần giảm đi 2 0 C Quan sát sự phân tán của gà con trong chuồng có thể đánh giá được tình trạng nhiệt, nếu gà phân tán đều trong chuồng, gà con sởn sơ, nhanh nhẹn, là nhiệt độ chuồng úm đạt tối ưu, khi đó gà con ăn nhiều, khỏe và lớn nhanh Nếu gà tụm lại dưới nguồn nhiệt, ăn ít, uống nước ít là gà bị lạnh, cần tăng cường nhiệt độ Nếu gà nằm túm tụm xa nguồn nhiệt, thở nhanh, ăn ít, uống nước nhiều là nhiệt độ quá nóng nên cần giảm nguồn nhiệt (Lâm Minh Thuận, 2004)
Gà lớn, khi nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc lạnh quá đều làm cho giảm sức sản xuất, giảm sức đề kháng, giảm khả năng thụ tinh,…
2.3.3.2 Ẩm độ Ẩm độ cao sẽ làm giảm quá trình thải nhiệt qua da và niêm mạc đường hô hấp, đây là con đường thải nhiệt quan trọng nhất của gia cầm nói chung và gà nói riêng Đặc biệt, ẩm độ cao kết hợp với nhiệt độ cao sẽ gây hại nghiêm trọng cho gà Mặc khác, ẩm độ cao sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển sẽ gây ô nhiễm tiểu khí hậu chuồng trại, làm hư hại thức ăn và gây hại chính sức khỏe của gà Ẩm độ trong chuồng úm gà con tốt nhất từ 60 – 75%, với mức ẩm độ này thì hơi nước trong phân sẽ bốc hơi nhanh làm phân sẽ khô và gà khỏe mạnh (Lâm Minh Thuận, 2004)
Chế độ chiếu sáng cho gà con là rất quan trọng Ánh sáng giúp gà nhận biết và lấy thức ăn, nên gà con trong tuần đầu cần thời gian chiếu sáng 23 giờ/ngày Từ tuần thứ hai trở đi giảm hai giờ mỗi tuần cho đến khi thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày và ổn định trong suốt thời kỳ sinh trưởng (Lâm Minh Thuận,2004)
Chất lượng nước uống phải tốt và cung cấp thường xuyên Nước uống mát giúp gà ăn tốt hơn, khỏe mạnh
Tốc độ mọc lông
2.4.1 Ý nghĩa của tốc độ mọc lông
Trong thời gian gần đây, thị hiếu người chăn nuôi đặc biệt quan tâm đến tốc độ mọc lông Điều này đặc biệt quan trọng đối với gà tơ, gà giò và gà thịt Gà nuôi đến thời gian xuất thịt mà lông chưa phủ hết toàn thân thì sau khi nhổ lông thì thấy lông tơ xuất hiện và lỗ chân lông to Hiện tượng này sẽ làm hỏng vẻ bề ngoài của quầy thịt và giảm giá thành sản phẩm, đồng thời tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển trong quầy thịt
2.4.2 Cơ sở của tốc độ mọc lông
Tốc độ mọc lông phụ thuộc vào nhịp độ nhất định Gà còi cọc không phát triển lông đầy đủ Ngay ngày thứ hai gà con có thể có lông cánh và lông đuôi, giống gà nhẹ cân thì mọc lông sớm hơn giống gà nặng cân và trung bình Chọn lọc một cách có hệ thống đàn gà giống theo tốc độ mọc lông có thể rút ngắn thời gian mọc lông ở giống gà đó (Lâm Minh Thuận, 2004) Ở những gà con mọc lông sớm thì lông may (sát cạnh mỗi lông cánh cấp một có một lông may cùng mọc chung chỗ chân lông) dài bằng 2/ 3 lông cánh cấp một và có độ dày ít hơn, còn ở gà mọc lông muộn thì lông may cũng dài và dày bằng lông cánh cấp một Khi đạt 10 ngày tuổi gà con mọc lông đuôi dài 1,25 centimet Còn gà mọc lông chậm thì thực tế lúc ấy xem như chưa có lông đuôi Ở gà 10 ngày tuổi nếu mọc lông đuôi thì xem là mọc lông sớm, còn gà mọc lông chậm thì xem như chưa có đuôi và lúc 8 tuần tuổi nếu phủ hết lông thì được xem là mọc lông nhanh và ngược lại là gà mọc lông chậm (Lâm Minh Thuận, 2004).
Đặc điểm của đàn gà khảo sát
2.5.1 Đặc điểm đàn gà bố mẹ
Gà trống to con, hình dáng vạm vỡ, đi lại chậm rải, hiền lành, mồng lá hình răng cưa, lông màu vàng đậm, nâu đỏ pha đen (màu tía) và lông cánh màu xanh đen, lông đuôi dài cong hình lưỡi liềm, màu xanh biết pha lẫn màu đen, chân màu vàng và trọng lượng 2,0 – 2,5 kg
Gà mái hình dáng bề xề, linh hoạt, mào lá hình răng cưa hơi ngã, một số con có mào nụ Lông có rất nhiều màu sắc khác nhau nhưng phổ biến là màu vàng đậm hoặc
10 vàng nhạc, một số có lông màu vàng pha xám, và màu nâu đỏ Chân màu vàng và một số con có vài cọng lông ở chân, trọng lượng 1,2 – 1,8 kg
2.5.2 Đặc điểm đàn gà con
Nhóm gà có màu lông vàng: gà con một ngày tuổi có màu sắc đồng nhất giữa trống và mái, lông có màu vàng đậm và vàng nhạt, linh hoạt Chân có màu vàng và một số con có lông ở chân Trọng lượng lúc 1 ngày tuổi đạt từ 25 – 32 g/ con
Nhóm gà có màu lông nâu: gà con một ngày tuổi có màu sắc đồng nhất giữa trống và mái Một số con có màu lông nâu và có sọc đen ở giữa lưng và đầu Chân đều có màu vàng và một số con có lông ở chân, trọng lượng một ngày tuổi 25 – 32 g/ con.
Giới thiệu về chế phẩm Gừng – Tỏi – Nghệ
2.6.1 Gừng (Zingiberaceae officinalis rose) Đặc điểm
Gừng là cây thân thảo, thích hợp trồng ở vùng nhiệt đới Bộ phận sử dụng là củ, củ gừng có màu vàng nhạt, vị cay, thơm dùng làm gia vị, thực phẩm và làm thuốc
Trong củ gừng vàng có trên 400 chất khác nhau, bao gồm tinh dầu, chất béo, các vitamin B1, B2, B6, C và nhiều chất khoáng như K, Ca, Fe, Zn,…Tinh dầu trong gừng chiếm 1,5 – 3 %, trong đó chứa: 10,67 % là phellandren, 44,26 % zingiberen, 10,51 % bisalolen, 1,94 % curcumin và một số chất khác (Phạm Xuân Sinh, 2000)
Gừng vàng có khả năng ngăn cản sự tăng cholesterol trong máu, có tác dụng với các bệnh tăng mỡ máu, nhiễm mỡ ở gan, huyết áp cao Gừng giúp cho hệ thống miễn dịch làm việc có hiệu quả, tăng khả năng chống lạnh, chịu lạnh và hạn chế các bệnh viêm nhiễm Gừng giúp cho hệ thống tiêu hóa tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa Kích thích sự sinh trưởng của các vi sinh vật có lợi trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống lại sự rối loạn tiêu hóa do kháng sinh Gừng cũng làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của vi trùng có hại trong dạ dày Ngoài ra, gừng còn có tác dụng chống nhiễm độc gan do thuốc và hóa chất (Trần Xuân Thuyết, 2009)
Mặt khác, nước ép gừng có tác dụng ức chế được cả vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương như: E.coli, Salmonella, Streptococus…(Phạm Xuân Sinh, 2000)
2.6.2 Tỏi (Allium sativum) Đặc điểm
Tỏi là một loại gia vị, có thân củ, có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, phần lớn có màu hơi trắng đến hơi tía Củ tỏi thường được hợp thành từ 4 - 20 tép tỏi có kích thước khác nhau, các tép tỏi chụm lại với nhau và được bao bọc bên ngoài một lớp vỏ mỏng màu trắng
Trong tỏi chiếm từ 62 – 68 % nước, 26 – 28 % carbonhydrat, 0,1 -0,2 % lipid, 1,5 – 2,1 protein, 1,5 % xơ, 1,1 – 3,5 % hợp chất sulfur, 0,7 % khoáng, 0,015 % vitamin và 0,04 – 0,11 % là saponin Trong đó, hợp chất sulfur gồm có: cysteinsulfoxide, methionine, thiamine, cystine, thiosulfinate Hợp chất sulfur của tỏi tươi khi bị cắt ra sẽ bị oxy hóa tạo mùi tỏi là allicin (Võ Hà, 2009)
Một số chất trong tỏi như allicin, selenium,… có tác dụng đáng kể đến hệ thống miễn dịch, tăng hoạt tính của tế bào lympho, giúp bảo vệ màng tế bào, chống tổn thương nhiễm sắc thể và DNA Tỏi còn có khả năng kháng viêm, chống ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterone Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng phòng tránh rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, kích thích tăng tiết dịch vị, giúp tăng cường hấp thu vitamin B1 Tỏi còn có tác dụng loại thải vi sinh vật ra khỏi đường ruột trong những trường hợp rối loạn tiêu hóa do thần kinh, khó tiêu, đầy hơi, chướng hơi, co thắt dạ dày (Ngưu Hồng Quân,
Tỏi có tính kháng nấm, kháng khuẩn phổ rộng, trị giun do trong tỏi có chứa 0,06 – 0,1 % tinh dầu chứa diallyl disulfide Tinh dầu ép từ tỏi có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococus, Shigella, E coli, Pastuerrella multocida, Candida ssp trong invitro (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004)
2.6.3 Nghệ (Curcuma longa) Đặc điểm
Nghệ là một cây thảo mộc, sống quanh năm, được trồng từ rất lâu ở Việt Nam
Nghệ có rễ củ phân nhiều nhánh, màu vàng cam và được bao bọc bởi một lớp vỏ mỏng, có vị cay gắt Nghệ được trồng để làm gia vị và làm thuốc
Nghệ có từ 3 – 5 % tinh dầu gồm: 25 % carbuatecpenic, zingiberen, 5 % xeton sesquitecpenic và một số chất khác turmerone, p – tolymethylcarbinol (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004) Các chất có màu vàng gọi chung là curcumin chiếm 0,3 – 1,5 %
Nghệ có tác dụng như một kháng sinh, diệt khuẩn hiệu quả Hoạt chất curcumin ở nghệ có độ pha loãng 1: 5000 đến 1:4000 có tác dụng kháng các loại vi khuẩn như
Staphylococcus, Salmonella, Mycobacteriumtuberculosis và Trychophytongupreum
Tỏc dụng ức chế in-vitro của trực khuẩn lao ở nồng độ tối thiểu 25 àg/ ml,
Salmonelle paratyphi và Sreptococcus ở 50 àg/ ml (Đỗ Huy Bớch và ctv, 2004) Đồng thời, curcumin còn có tác dụng tiêu hóa và kích thích ezyme tiêu hóa chất béo và carbonhydrate, làm giảm cholesterol trong máu Bôi nghệ lên vết thương giúp vết thương mau lành và không để lại sẹo Uống nghệ hằng ngày có thể chữa được bệnh đau dạ dày
Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng giải độc gan và bảo vệ gan, thông mật nhờ có p-tolymethylcarbinol, chữa bệnh vàng da, ứ huyết và đau bụng sau khi sanh Dầu nghệ còn có tác dụng trị vết thương nhiễm trùng, viêm tử cung,…
2.6.4 Chế phẩm Gừng - Tỏi - Nghệ
Chế phẩm tự nhiên Gừng – Tỏi – Nghệ là một chế phẩm được bào chế từ thảo mộc Gừng – Tỏi – Nghệ ở tỉ lệ nhất định Chúng được rửa sạch thái thành lát mỏng và trộn đều vào nhau, đưa đi nghiền tạo thành hỗn hợp rồi đem sấy khô ở 40 0 C
Công dụng của chế phẩm là chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu thức ăn, cải thiện chức năng gan và ức chế sự phát triển của vi sinh vật có hại,…
Một số nghiên cứu về giống và chế phẩm
2.7.1 Kết quả nghiên cứu về giống
Lâm Thanh Vũ (2000), khảo sát sức sản xuất của một số nhóm gà Tàu Vàng có nguồn gốc từ Đồng Nai và Tân Uyên (Bình Dương) Kết quả cho thấy trọng lượng bình quân lúc 1 ngày tuổi của nhóm gà có nguồn gốc từ Đồng Nai (30,85 – 32,14 g) và nhóm gà có nguồn gốc từ Tân Uyên là (28,93 – 30,97 g) Trọng lượng lúc 12 tuần tuổi của nhóm gà Đồng Nai (1290,00 – 1420,83 g/con mái; 1633,33 – 1905,26 g/ con trống) và nhóm gà Tân Uyên (1244,44 – 1440,00 g/ con mái; 1516,67 – 1716,67 g/ con trống) Tiêu tốn thức thức ăn ở giai đoạn từ 1 – 12 tuần tuổi của nhóm gà Đồng Nai (2,12 – 3,12 kgTA/ kgTT) và nhóm gà Tân Uyên (2,41 – 3,00 kgTA/ kgTT) và tỉ lệ nuôi sống cả giai đoạn của nhóm gà Đồng Nai (98,00 – 100 %) và nhóm gà Tân Uyên (91,18 – 100 %)
Trần Quốc Trí (2002), khảo sát khả năng sản xuất và sức sống các nhóm gà Tàu Vàng có nguồn gốc ở trại thực nghiệm Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Kết quả cho thấy trọng lượng bình quân lúc 1 ngày tuổi (33,77 – 34,60 g/ con) và lúc 10 tuần tuổi đạt (876,13 – 930 g/ con mái) và (1167,36 – 1263,00 g/ con trống) Tiêu tốn thức ăn (1,72 – 2,37 kgTA/ kgTT) ở con mái và (1,39 – 1,79 kgTA/ kgTT) ở giai đoạn từ 1 – 10 tuần tuổi Tỉ lệ nuôi sống lúc 1 – 10 tuần tuổi là (93,38 – 98,33 %)
2.7.2 Kết quả nghiên cứu về chế phẩm
Võ Thanh Phong (2005), khảo sát sự ảnh hưởng của chế phẩm tự nhiên Gừng – Tỏi – Nghê lên khả năng sinh trưởng trên hai nhóm gà Tàu Vàng và Gà Đen có nguồn gốc từ trại thực nghiệm trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Kết quả cho thấy trọng lượng bình quân lúc 12 tuần tuổi (1490,20 g/con) đối với nhóm gà Tàu Vàng không bổ sung chế phẩm và (1523,50 g/ con) đối với nhóm có bổ sung chế phẩm Tiêu tốn thức ăn từ 1 -12 tuần tuổi (3,00 kgTA/ kgTT) cho cả hai khẩu phần có và không có bổ sung chế phẩm Tỉ lệ nuôi sống của gà Tàu Vàng trong giai đoạn theo dõi của nhóm không bổ sung chế phẩm (86,70 %) và đối với nhóm gà có bổ sung chế phẩm (90,00 %)
Thời gian và địa điểm
Đề tài được thực hiện từ tháng 02/ 2009 – 06/ 2009 ở tại hộ gia đình Tổ 1 – Thôn
3 – Quế Châu – Quế Sơn – Quảng Nam.
Đối tượng khảo sát
Gà Ta Vàng có nguồn gốc tại địa phương, số lượng 96 gà lông vàng và 96 gà lông nâu.
Nội dung
Khảo sát sự ảnh hưởng của chế phẩm Gừng - Tỏi - Nghệ lên sức sống, sức sinh trưởng của hai nhóm giống gà Ta Vàng theo màu sắc lông tại địa phương.
Phương pháp tiến hành
Tổng số gà nuôi thí nghiệm là 96 gà có màu lông vàng, 96 gà có màu lông nâu được lặp lại 2 đợt theo sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày qua bảng 3.1
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm giai đoạn 1 – 5 tuần tuổi
Giống Gà lông vàng Gà lông nâu
Chế phẩm 5g/ 1kg thức ăn 10g/ 1kg thức ăn 5g/ 1kg thức ăn 10g/ 1kg thức ăn
Ghi chú: Giai đoạn bắt đầu từ 6 tuần tuổi trở đi mức chế phẩm bổ sung vào khẩu phần ăn giảm đi 1/ 2 ở mỗi lô thí nghiệm
3.4.2 Dinh dưỡng cho đàn gà thí nghiệm
Gà thí nghiệm được cho ăn với khẩu phần do chúng tôi tự tổng hợp với các thực liệu có nguồn gốc từ tự nhiên như bắp, đậu nành rang, premix, thức ăn đậm đặc (48 % prôtêin tổng số),…không sử dụng kháng sinh và các acid amin tổng hợp trong khẩu phần ăn Khẩu phần và thành phần dinh dưỡng ước tính cho mỗi khẩu phần ăn qua các giai đoạn tuổi được trình bày ở bảng 3.2
Bảng 3.2: Khẩu phần cho gà thí nghiệm qua các giai đoạn.
Thực liệu (%) 1- 28 ngày 29 – 56 ngày 57 – 70 ngày
3.4.3 Chuồng trại và trang thiết bị
Chuồng úm gà con từ 1 – 28 ngày tuổi
Chuồng úm cho gà con là kiểu chuồng sàn, chuồng được lợp bằng tôn, tường chuồng được xây bằng gạch, xung quanh che chắn bằng cót tre, nền chuồng được láng bê tông, sàn úm được làm bằng tre và được đặt cách nền khoảng 0,5 mét Hệ thống sàn úm được làm di động để tiện việc vệ sinh cũng như tiêu độc khử trùng Mỗi lô được nuôi với trong một ô có diện tích khoảng 2 mét vuông
Chuồng nuôi gà từ 29 – 70 ngày tuổi
Gà từ 5 tuần tuổi trở đi được nuôi ở chuồng có sân chơi, chuồng được bao bọc bởi lưới kẽm B40, sàn chuồng được làm bằng tre và mỗi chuồng ngủ có hai tầng ngủ riêng biệt Sân chơi được bao bọc bằng lưới cước xanh theo từng lô riêng biệt, sân chơi có diện tích 45 mét vuông/ lô và chuồng được đặt ở giữa lô, sân chơi ở mỗi lô được ngăn làm đôi để theo dõi trống mái riêng biệt lúc 8 tuần tuổi trở đi
Trong giai đoạn úm, chúng tôi sử dụng hai loại bóng đèn 75 watt và 40 watt (1 bóng/ lô) Máng ăn chúng tôi sử dụng loại máng ăn bán tự động có trụ đứng giữ thức ăn với 2 loại kích cỡ, loại đường kính 30cm cho giai đoạn từ 1 – 28 ngày tuổi và 40 cm cho giai đoạn 29 – 70 ngày tuổi Máng uống chúng tôi sử dụng loại máng bán tự động 2,5 lít giai đoạn 1 – 28 ngày tuổi và 10 lít giai đoạn 28 – 70 ngày tuổi
3.4.4 Chăm sóc và nuôi dưỡng
Chúng tôi tiến hành úm gà con trên sàn được trải giấy báo để không gây tổn thương cho gà con, thường xuyên thay giấy khi thấy bẩn và đến ngày thứ 7 thì không lót giấy Trong giai đoạn 1 – 14 ngày tuổi gà được úm với bóng đèn 75 watt/ 24 giờ/ ngày, 14 – 28 ngày tuổi, tùy theo điều kiện thời tiết, nhiệt độ môi trường và sự phân bố gà trong chuồng mà chúng tôi điều chỉnh chế độ chiếu sáng cũng như loại bóng đèn úm cho phù hợp
Trong ba ngày đầu gà con được cho uống nước pha vitamin C và đường glucose, sau đó dùng nước sạch và thường xuyên thay nước và cọ rửa máng 2 lần/ ngày Lúc thời tiết thay đổi và tiêm phòng, chúng tôi pha nước với vitamin C và đường glucose nhằm tăng sức đề kháng cho gà
Gà con trong ngày đầu chúng tôi không cho ăn mà chỉ cho uống nước, ngày thứ
2 trở đi chúng tôi cho ăn bằng cách cho thức ăn vào máng không gắn phần trụ nhằm giúp gà lấy thức ăn dễ dàng Chúng tôi thường xuyên làm vệ sinh máng ăn nhằm giữ cho thức ăn luôn mới và sạch nhằm kích thích gà ăn được nhiều thức ăn Sau 7 ngày tuổi, chúng tôi gắn phần trụ giữ thức ăn vào vì lúc này gà đã biết bươi, xới làm hao phí thức thức ăn Chúng tôi cho gà ăn tự do nhằm giúp ăn được lượng thức ăn nhiều nhất
Trong giai đoạn này chúng tôi cho gà ăn theo 4 lần trong ngày vào lúc 6 giờ và
10 giờ sáng, 13 giờ và 17 giờ chiều Mục đích giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt và tránh hao phí thức ăn
3.4.5 Quy trình vệ sinh phòng bệnh
Quy trình phòng bệnh, chúng tôi chủ yếu thực hiện bằng việc chủng ngừa và kết hợp với sử dụng vitamin C và đường glucose lúc thời tiết thay đổi,…Bên cạnh đó, chúng tôi thường xuyên vệ sinh máng ăn máng uống cũng như vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại Lịch chủng ngừa được trình bày ở bảng 3.3
Bảng 3.3: Lịch chủng ngừa cho gà
Ngày tiêm Tên vaccin Đường sử dụng
Nhỏ mắt, nhỏ mũi Lớp da mỏng mặt trong cánh
21 Lasota Nhỏ mắt, nhỏ mũi
Vấn đề vệ sinh chuồng trại, chúng tôi hạn chế tôi đa sử dụng thuốc sát trùng, chỉ sử dụng định kỳ lúc tổng vệ sinh chuồng trại Chúng tôi thực hiện vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi,… bằng cách rửa sạch, kết hợp với sử dụng tro bếp, vôi bột, ánh nắng mặt trời, bên cạnh việc thực hiện để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi.
Các chỉ tiêu khảo sát
Chúng tôi tiến hành cân trọng lượng gà ở 1 ngày tuổi, 14, 28, 42, 56, 70 ngày tuổi Thời điểm cân là lúc sáng sớm, gà được cân toàn bộ các cá thể ở mỗi lô và được tính trọng lượng bình quân cho mỗi lô Gà 1 – 56 ngày tuổi được cân bằng cân lò xo loại 1 kg và có độ phân chia nhỏ nhất là 5 g Gà từ 70 ngày tuổi được cân bằng cân lò xo loại 2 kg và có độ phân chia nhỏ nhất là 10 g
3.5.1.1 Trọng lượng bình quân (TLBQ) qua các giai đoạn (g/ con)
TLBQ = (Tổng trọng lượngcủa gà trong giai đoạn theo dõi)/ Số gà hiện diện
3.5.1.2 Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) qua các giai đoạn (g/ con/ ngày)
Pn: trọng lượng bình quân ở tuần thứ n
Pn-2: trọng lượng bình quân ở tuần thứ n-2
3.5.2.1 Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân (LTATTBQ) qua các giai đoạn (g/ con/ ngày)
LTATTBQ = (Tổng lượng thức ăn trong giai đoạn theo dõi)/ (số ngày theo dõi × số gà hiện diện)
3.5.2.2 Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTA) (kgTA/kgTT)
HSBCTA = (Tổng lượng thức ăn trong giai đoạn theo dõi)/ (Tổng tăng trọng giai đoạn theo dõi)
Tỉ lệ nuôi sống = Tổng số gà cuối giai đoạn/ Tổng số gà đầu giai đoan) × 100
3.5.4 Tốc độ mọc lông (TĐML) và tốc độ phủ lông toàn thân (TĐPLTT)
Chúng tôi quan sát và xác định TĐML lúc 14 ngày tuổi và TĐPLTT lúc 56 ngày tuổi
3.5.5 Tỉ lệ phân ly màu sắc chân và tỉ lệ gà có lông chân
Tỉ lệ này được chúng tôi quan sát và xác định lúc 14 ngày tuổi
Với mức chi phí dành cho con giống và chăm sóc là như nhau, chúng tôi chủ yếu dựa vào chi phí thức ăn để đánh giá hiệu quả kinh tế cho mỗi lô thí nghiệm Chi phí thức ăn cho tăng trọng (CPTACTT) được tính như sau:
CPTACTT = Giá thức ăn × HSBCTA.
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo mẫu hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Office Excel 2003 và Minitab for Windows 12.21
Trọng lượng bình quân (g/ con)
4.1.1 Trọng lượng gà bình quân từ 1 ngày đến 42 ngày tuổi
Trọng lượng bình quân (TLBQ) của gà qua 2 đợt thí nghiệm từ 1 – 42 ngày tuổi được trình bày ở bảng 4.1
Bảng 4.1: Trọng lượng gà bình quân từ 1 – 42 ngày tuổi (g/ con)
Lô I II III IV TSTK Đợt
Qua bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy:
Trong đợt thí nghiệm 1, TLBQ gà 1 ngày tuổi của lô I và lô II (26,50 g); lô III và lô IV (26,25 g) TLBQ các giai đoạn: 14 ngày tuổi đạt cao nhất ở lô II (97,08 g), thấp nhất ở lô III (92,25 g); 28 ngày tuổi đạt cao nhất ở lô II (222,75 g), thấp nhất là lô
I (215,75 g) và 42 ngày tuổi đạt cao nhất ở lô II (363,8 g), thấp nhất ở lô I (332,83 g) TLBQ của gà từ 1 – 42 ngày tuổi được chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05)
Trong đợt thí nghiệm 2, TLBQ gà 1 ngày tuổi của lô I và lô II (28,05 g); lô III và lô IV (27,09 g) TLBQ qua các giai đoạn: 14 ngày tuổi đạt cao nhất ở lô
II (99,33 g), thấp nhất ở lô I (94,83 g); 28 ngày tuổi đạt cao nhất ở lô III (225,42 g), thấp nhất ở lô I (211,67 g) và 42 ngày tuổi đạt cao nhất ở lô III (341,25 g), thấp nhất ở lô I (329,57 g) TLBQ của gà từ 1 – 42 ngày tuổi được chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05)
Qua hai đợt thí nghiệm, chúng tôi ghi nhận được TLBQ gà từ 1 – 42 ngày tuổi khá đồng đều giữa các lô ở mỗi đợt thí nghiệm
4.1.2 Trọng lượng gà bình quân lúc 56 ngày tuổi
Bảng 4.2: Trọng lượng gà bình quân lúc 56 ngày tuổi (g/ con) Đợt TN 1 2
Qua bảng 4.2 chúng tôi nhận thấy:
Trong đợt thí nghiệm 1, TLBQ của gà trống đạt cao nhất ở lô II (620,00 g), thấp nhất ở lô III (537,57 g) và của gà mái đạt cao nhất ở lô II (516,67 g), thấp nhất ở lô III (464,44 g) TLBQ cho cả trống và mái đạt cao nhất ở lô II (568,30 g) và thấp nhất lô I (514,60 g) TLBQ chung cho cả gà trống và gà mái giữa các lô thí nghiệm lúc 56 ngày tuổi được chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05)
Trong đợt thí nghiệm 2, trọng lượng bình quân của gà trống đạt cao nhất ở lô IV (593,33 g) và thấp nhất ở lô I (552,50 g) và của gà mái đạt cao nhất ở lô IV (495,56 g) và thấp nhất ở lô I (476,91 g) Trọng lượng bình quân cho cả trống và mái đạt cao nhất ở lô II (527,10 g) và thấp nhất lô I (516,30 g) TLBQ chung cho cả gà trống và gà mái giữa các lô thí nghiệm lúc 56 ngày tuổi được chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05)
Qua hai đợt thí nghiệm, trọng lượng bình quân chung cho cả trống và mái ở giai đoạn này khá đồng đều
4.1.3 Trọng lượng gà bình quân lúc 70 ngày tuổi
Bảng 4.3: Trọng lượng gà bình quân lúc 70 ngày tuổi (g/ con) Đợt TN 1 2
I II III IV I II III IV ĐỢT 1 ĐỢT 2
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng bình quân gà trống lúc 70 ngày tuổi
I II III IV I II III IV ĐỢT 1 ĐỢT 2
Biểu đồ 4.2: Trọng lượng bình quân gà mái lúc 70 ngày tuổi
Qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.1, 4.2 chúng tôi nhận thấy:
Trong đợt thí nghiệm 1, TLBQ của gà trống đạt cao nhất ở lô II (874,17 g), thấp nhất ở lô IV (800,00 g) và của gà mái đạt cao nhất ở lô II (672,50 g), thấp nhất ở lô III (618,80 g) Chúng tôi nhận thấy TLBQ gà trống ở lô II có trọng lượng cao nhất là do trong lô này có những cá thể sinh trưởng và phát triển khá tốt, trọng lượng lúc 10 tuần tuổi đạt từ 1100 g – 1350 g
Trong đợt thí nghiệm 2, TLBQ của gà trống đạt cao nhất ở lô I (775,00 g), thấp nhất ở lô III ( 732,86 g ) và gà mái đạt cao nhất ở lô II (679,17 g), thấp nhất ở lô I (619,02 g)
Qua hai đợt thí nghiệm, chúng tôi ghi nhận TLBQ của gà trống giữa các lô lúc
70 ngày tuổi ở đợt 1 cao hơn đợt 2, do trong đợt 1 có những cá thể gà trống có tốc độ tăng trưởng và phát triển tốt hơn ở đợt 2 Trọng lượng bình quân của gà mái giữa các lô ở hai đợt thí nghiệm khá đồng đều
Kết quả của chúng tôi thấp hơn Trần Quốc Trí (2002), gà trống có TLBQ (1167,36g – 1263,08 g) và gà mái có TLBQ (881,82 g – 930,00 g), do có sự khác biệt giữa hai giống gà, ding dưỡng, phương thức nuôi
TLBQ chung cho cả trống và mái lúc 70 ngày tuổi ở hai đợt thí nghiệm được trình bày qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.3
Bảng 4.4: Trọng lượng bình quân chung của gà lúc 70 ngày tuổi (g/ con) Đợt TN 1 2
I II III IV I II III IV ĐỢT 1 ĐỢT 2
Biểu đồ 4 3: Trọng lượng gà bình quân lúc 70 ngày tuổi
Trong đợt thí nghiệm 1, TLBQ lúc 70 ngày tuổi đạt cao nhất ở lô II (773,30 g), thấp nhất ở lô IV (705,40 g) So sánh giữa hai nhóm giống, TLBQ của gà lông vàng (740,50 g) cao hơn gà lông nâu (717,90 g) So sánh về mức bổ sung chế phẩm, TLBQ gà được nuôi ở khẩu phần bổ sung 5 g chế phẩm (719,05 g) thấp hơn khẩu phần bổ sung10 g chế phẩm (739,35 g) Tuy nhiên sự khác biệt này không có nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05)
Trong đợt thí nghiệm 2, TLBQ lúc 70 ngày tuổi cao nhất ở lô II (710,00 g) và thấp nhất ở lô I (700,40 g) So sánh về hai nhóm giống, TLBQ của gà lông vàng (705,20 g) cao hơn gà lông nâu (704,80 g) So sánh về mức bổ sung chế phẩm, TLBQ gà được nuôi ở khẩu phần bổ sung 5 g chế phẩm (704,15 g) thấp hơn khẩu phần bổ sung 10 g chế phẩm (705,85 g) Tuy nhiên sự khác biệt này không có nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05)
Qua hai đợt khảo sát, chúng tôi ghi nhận được, TLBQ lúc 1 ngày tuổi trong đợt
1 giữa các lô thí nghiệm (26,50 g và 26,25 g) thấp hơn đợt 2 (28,05 g và 27,09 g) TLBQ gà lúc 70 ngày tuổi xét về yếu giống thì đợt 1 (740,50 g và 717,90 g) cao hơn đợt 2 (705,2 g và 704,8 g) và về yếu tố bổ sung chế phẩm ở đợt 1 (719,05 g và 739,35 g) cao hơn đợt 2 (704,15 g và 705,85 g) Điều này có thể là do thời tiết và khí hậu lúc khảo sát ở đợt 2 khắc nghiệt hơn đợt như: nhiệt độ môi trường rất cao trong nhiều ngày liền và kèm thời tiết khô nóng nên làm giảm tốc độ tăng trưởng, phát triển của đàn gà khảo sát
Kết quả chúng tôi khảo sát (704,80 – 740,50 g) thấp hơn Trần Quốc Trí (2002 ), gà mái đạt từ (876,13g – 930,00 g), gà trống (1167,00 – 1263,00 g) và kết quả này cũng thấp hơn Võ Thanh Phong (2005), đạt (1179,50 – 1202,60 g) Điều khác biệt này do khác giữa giống gà và phương thức chăn nuôi Đồng thời, đàn gà chúng tôi khảo sát xuất phát từ đàn gà có nguồn gốc tại địa phương và chưa được quan tâm về công tác giống, dinh dưỡng,… nên tốc độ sinh trưởng và phát triển của giống gà này chưa cao.
Tăng trọng tuyệt đối (g/ con/ ngày)
Mức tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ), (g/ con/ ngày) của gà thí nghiệm qua các giai đoạn được trình bày qua bảng 4.5 và minh họa bằng biểu đồ 4 4
Bảng 4.5: Tăng trọng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn khảo sát (g/ con/ ngày) Đợt TN 1 2
Lô & ngày tuổi I II III IV I II III IV
Biểu đồ 4 4: Tăng trọng tuyệt đối qua các giai đoạn khảo sát
Qua bảng 4.5 và biểu đồ 4.4 chúng tôi nhận thấy:
Trong đợt thí nghiệm 1, TTTĐ của gà qua các giai đoạn: 1 – 14 ngày tuổi, đạt cao nhất lô II (5,04 g), thấp nhất ở lô III (4,17 g); giai đoạn 14 – 28 ngày tuổi đạt cao nhất ở lô IV (9,05 g), thấp nhất ở lô I (8,613 g); giai đoạn 28 – 42 ngày tuổi đạt cao nhất lô II (10,08 g), thấp nhất ở lô IV (8,92 g); giai đoạn 42 – 56 ngày tuổi đạt cao nhất lô II (14,61 g) thấp nhất ở lô I (11,59 g) và giai đoạn 56 – 70 ngày tuổi đạt cao nhất ở lô II (14,64 g) và thấp nhất ở lô IV (11,84 g) TTTĐ của cả giai đoạn khảo sát chúng tôi ghi nhận, ở lô II (10,67 g) đạt cao nhất và thấp nhất ở lô IV (9,71 g) Qua xử lý thống kê, TTTĐ giữa các lô thí nghiệm của cả giai đoạn khảo sát khác nhau nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05)
Trong đợt thí nghiệm 2, TTTĐ của gà qua các giai đoạn: 1 – 14 ngày tuổi đạt cao nhất ở lô III (5,16 g), thấp nhất ở lô I (4,77 g); giai đoạn 14 – 28 ngày tuổi đạt cao nhất ở lô III (9,01 g) và thấp nhất lô I (8,35 g); giai đoạn 28 – 42 ngày tuổi, lô I có mức tăng trọng cao nhất (8,42 g) và thấp nhất lô IV (7,19 g); giai đoạn 42 – 56 ngày tuổi đạt cao nhất ở lô II (13,54 g), thấp nhất ở lô III (13,15 g) và giai đoạn 56 – 70 ngày tuổi đạt cao nhất ở lô I (13,15 g), thấp nhất ở lô III (12,97 g) TTTĐ của cả giai giai đoạn khảo sát, lô II đạt cao nhất (9,74 g) và lô IV thấp nhất (9,49 g) Qua biểu đồ 4.4 chúng tôi nhận thấy trong giai đoạn 28 – 42 ngày tuổi, TTTĐ của các lô có xu hướng giảm so với giai đoạn 14 – 28 ngày tuổi, do trong giai đoạn này gà được chuyển từ nuôi trong nhà úm sang nuôi thả vườn, bện cạnh thời tiết khắc nghiệt làm cho gà chậm thích nghi môi trường mới nên tăng trọng tuyệt đối giảm Trong giai đoạn
42 – 56 ngày tuổi, tăng trọng tuyệt đối giữa các lô có xu hướng tăng và tăng khá đồng đều giữa các lô vì lúc này gà đã thích nghi được với môi trường nuôi thả vườn Giai đoạn 56 – 70 ngày tuổi, tăng trọng tuyệt đối lại có xu hướng giảm so với giai đoạn 42 – 56 ngày tuổi, do trong giai đoạn này gà bị tác động của thời tiết khắc nghiệt Tuy nhiên, sự khác biệt về TTTĐ giữa các lô trong toàn bộ thời gian khảo sát không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05)
Mức tăng trọng tuyệt đối bình quân của gà trong toàn bộ giai đoạn nuôi dưỡng được thể hiện qua bảng 4.6 và biểu đồ 4.5
Bảng 4.6: Tăng trọng tuyệt đối bình quân của gà cả giai đoạn khảo sát (g/ con/ ngày) Đợt TN 1 2
I II III IV I II III IV ĐỢT 1 ĐỢT 2
Biểu đồ 4.5: Tăng trọng tuyệt đối bình quân của gà cả giai đoạn khảo sát
Qua bảng 4.6 và biểu đồ 4.5 chúng tôi nhận thấy:
Trong đợt thí nghiệm 1, TTTĐ của gà lông vàng (10,20 g) cao hơn gà lông nâu (9,89 g) và nhóm gà được nuôi ở khẩu phần bổ sung 5 g chế phẩm (9,90 g) thấp hơn nhóm gà nuôi ở khẩu phần bổ sung 10 g chế phẩm (10,19 g)
Trong đợt thí ngiệm 2, TTTĐ của gà lông vàng (9,68 g) cao hơn gà lông nâu (9,60 g) và nhóm gà được nuôi ở khẩu phần bổ sung 5 g chế phẩm (9,66 g) cao hơn nhóm gà nuôi ở khẩu phần bổ sung 10 g chế phẩm (9,62 g)
Sự khác biệt về TTTĐ của gà ở hai đợt thí nghiệm: yếu giống và chế phẩm không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05)
Kết quả chúng khảo sát thấp hơn Võ Thanh Phong (2005) có TTTĐ (17,75 g) và Trần Quốc Trí (2002): gà mái (12,03 – 12,80 g) và gà trống (16,18 – 17,56 g)
Lượng thức ăn tiêu thụ (g/ con/ ngày)
Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân (g/ con/ ngày) của gà qua các giai đoạn được trình bày qua bảng 4.7
Bảng 4.7: Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân qua các giai đoạn (g/ con/ ngày) Đợt TN 1 2
Lô & ngày tuổi I II III IV I II III IV
Qua bảng 4.7 chúng tôi nhận thấy:
Trong đợt thí nghiệm 1, lượng thức ăn tiêu thụ bình ở giai đoạn 1 – 14 ngày tuổi cao nhất ở lô III (9,73 g), thấp nhất ở lô IV (7,95 g) Giai đoạn: 14 – 28; 28 – 42;
42 – 56; 56 - 70 ngày tuổi, lượng thức ăn tiêu thụ qua các giai đoạn cao nhất ở lô III (21,64; 32,05; 39,81; 46,85 g) thấp nhất ở lô II (20,33; 27,07; 34,12; 37,69 g) Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân cả giai đoạn cao nhất ở lô III (29,94 g) và thấp nhất ở lô II (25,49 g) Qua xử lý thống kê, lượng thức ăn tiêu thụ bình quân ở các lô của cả giai đoạn khảo sát có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,01)
Trong đợt thí nghiệm 2, lượng thức ăn tiêu thụ bình quân giai đoạn 1 – 14 ngày tuổi cao nhất ở lô III (11,38 g), thấp nhất ở lô IV (10,18 g) Giai đoạn: 14 – 28; 28 – 42; 42 – 56; 56 – 70 ngày tuổi, lượng thức ăn tiêu thụ qua các giai đoạn cao nhất ở lô III (25,09; 27,33; 34,54; 50,43 g) và thấp nhất ở lô II (21,28; 24,13; 29,44; 45,86 g) Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân cả giai đoạn cao nhất ở lô III (29,75 g) và thấp nhất ở lô II (26,39 g) Qua xử lý thống kê, lượng thức ăn tiêu thụ bình quân ở các lô của cả giai đoạn khảo sát có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,01)
Qua hai đợt thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy lượng thức ăn tiêu thụ bình quân cả giai đoạn khảo sát ở lô III (đợt 1: 29,94; đợt 2: 29,75 g) là cao nhất và thấp nhất ở lô II (đợt 1:25,49; đợt 2: 26,39 g)
Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của cả giai đoạn khảo sát ở hai đợt thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.8 và biểu đồ 4.6
Bảng 4.8: Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của cả giai đoạn khảo sát (g/ con/ ngày) Đợt TN 1 2
I II III IV I II III IV ĐỢT 1 ĐỢT 2
Biểu đồ 4.6: Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của cả giai đoạn khảo sát
Qua bảng 4.8 và biểu đồ 4.6 chúng tôi nhận thấy:
Trong đợt thí nghiệm 1: lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của nhóm gà lông nâu (28,33 g) cao hơn nhóm gà lông vàng (26,34 g) Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân ở hai nhóm gà có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05) Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân ở khẩu phần bổ sung 5 g chế phẩm (28,57 g) cao hơn khẩu phần bổ sung 10 g chế phẩm (26,10 g) Qua xử lý thống kê, lượng thức ăn tiêu
29 thụ bình quân ở hai khẩu phần bổ sung chế phẩm có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05)
Trong đợt thí nghiệm 2: lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của gà lông nâu (28,74 g) cao hơn gà lông vàng ( 26,95 g) Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân ở khẩu phần bổ sung 5 g chế phẩm (28,63 g) cao hơn khẩu phần bổ sung 10 g chế phẩm (27,05 g) Qua xử lý thống kê, lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của hai nhóm gà và của hai mức bổ sung chế phẩm có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05)
Qua hai đợt khảo sát, kết quả chúng tôi ghi nhận thấp hơn rất nhiều Trần Quốc Trí (2002): (33,30 – 35,08 g) và Võ Thanh Phong (2005): (56,7 và 56,3 g) Sự khác nhau này có thể do sự khác nhau giữa giống gà Ta Vàng và giống gà Tàu Vàng, bên cạnh sự khác nhau về môi trường nuôi dưỡng cũng như phương thức nuôi dưỡng, gà chúng tôi ở giai đoạn 28 – 70 ngày tuổi được nuôi thả vườn nên gà tự tìm được một số loại thức ăn ngoài tự nhiên như rau cỏ, côn trùng,… nên lượng ăn vào sẽ giảm.
Hệ số chuyển biến thức ăn (kgTA/ kgTT)
Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTA) dùng để đánh giá khả năng khả năng chuyển hóa thức ăn của gà HSCBTA càng thấp thì khả năng chuyển hóa thức ăn càng cao và ngược lại HSCBTA của các nhóm gà thí nghiệm tăng dần theo thời gian, tuổi càng nhỏ thì khả năng chuyển hóa thức ăn càng cao nghĩa là HSCBTA càng thấp
Hệ số chuyển biến thức ăn (kgTA/ kgTT) qua các giai đoạn khảo sát được trình bày qua bảng 4.9
Bảng 4.9: HSCBTA bình quân qua các giai đoạn khảo sát (kgTA/ kgTT) Đợt TN 1 2
Lô & ngày tuổi I II III IV I II III IV
Qua bảng 4.9 chúng tôi nhận thấy:
Trong đợt thí nghiệm 1, giai đoạn từ 1 – 42 ngày tuổi, HSCBTA có xu hướng tăng và khá đồng đều giữa các lô HSCBTA của gà qua các giai đoạn: 1 – 14 ngày tuổi cao nhất ở lô III (1,99 kgTA/ kgTT) và thấp nhất ở lô IV (1,63 kgTA/ kgTT); giai đoạn
14 – 28 ngày tuổi cao nhất lô III (2,43 kgTA/ kgTT) và thấp nhất ở lô II (2,26 kgTA/ kgTT); giai đoạn 28 – 42 ngày tuổi cao nhất ở lô IV (3,35 kgTA/ kgTT) và thấp nhất ở lô II (2,69 kgTA/ kgTT) Giai đoạn: 42 – 56; 56 – 70 ngày tuổi, HSCBTA cao nhất ở lô III (3,12; 3,29 kgTA/ kgTT) và thấp nhất ở lô II (2,34; 2,57 kgTA/ kgTT) HSCBTA của cả giai đoạn khảo sát cao nhất ở lô III (2,83 kgTA/ kgTT) và thấp nhất ở lô II ( 2,65 kgTA/ kgTT) Qua xử lý thống kê, HSCBTA giữa các lô gà thí nghiệm của cả giai đoạn khảo sát có sự khác biệt có ý nghĩa (P < 0,05)
Trong đợt thí nghiệm 2, HSCBTA qua các giai đoạn: 1 – 14 ngày tuổi cao nhất ở lô II (2,26 kgTA/ kgTT), thấp nhất ở lô IV (2,07 kgTA/ kgTT); 14 – 28 ngày tuổi cao nhất lô III và lô IV (2,78 kgTA/ kgTT), thấp nhất ở lô II (2,40 kgTA/ kgTT); 28 –
42 ngày tuổi cao nhất lô IV (3,56 kgTA/ kgTT) và thấp nhất ở lô II (2,91 kgTA/ kgTT) Giai đoạn 42 – 56; 56 - 70 ngày tuổi, HSCBTA qua các giai đoạn cao nhất ở lô III (2,63; 3,94 kgTA/ kgTT) và thấp nhất ở lô II (2,17; 3,51 kgTA/ kgTT) HSCBTA của cả giai đoạn khảo sát cao nhất ở lô III (2,97 kgTA/ kgTT) và thấp nhất ở lô II (2,65 kgTA/ kgTT) Qua xử lý thống kê, HSCBTA giữa các lô gà thí nghiệm của cả giai đoạn khảo sát có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05)
Hệ số chuyển biến thức ăn trong toàn bộ giai đoạn nuôi dưỡng được trình bày qua bảng 4.10 và biểu đồ 4.7
Bảng 4.10: HSCBTA bình quân cả giai đoạn khảo sát (kgTA/ kgTT) Đợt TN 1 2
Chế phẩm 5 g 10 g X giống P 5 g 10 g X giống P Lông vàng 2,67 2,30 2,49 2,77 2,65 2,71
I II III IV I II III IV ĐỢT 1 ĐỢT 2
Biểu đồ 4.7: HSCBTA bình quân cả giai đoạn khảo sát
Qua bảng 4.10 và biểu đồ 4.7 chúng tôi nhận thấy:
Trong đợt thí nghiệm 1: HSCBTA của nhóm gà lông nâu (2,74 kgTA/ kgTT) cao hơn nhóm gà lông vàng (2,49 kgTA/ kgTT), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05) HSCBTA ở khẩu phần bổ sung 5 g chế phẩm (2,75 kgTA/ kgTT) cao hơn khẩu phần bổ sung 10 g chế phẩm (2,47 kgTA/ kgTT) và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05)
Trong đợt thí nghiệm 2: HSCBTA của nhóm gà lông nâu (2,92 kgTA/ kgTT) cao hơn nhóm gà lông vàng (2,71 kgTA/ kgTT) và sự khác biệt về HSCBTA giữa hai nhóm giống là có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05) HSCBTA ở khẩu phần bổ sung
5 g chế phẩm (2,87 kgTA/ kgTT) cao hơn khẩu phần bổ sung 10 g chế phẩm (2,76 kg TA/ kgTT) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05)
Qua hai đợt thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy HSCBTA nhóm gà lông vàng thấp hơn nhóm gà lông nâu và khẩu phần bổ sung 10 g chế phẩm thấp hơn khẩu phần bổ sung 5 g chế phẩm Trong đợt thí nghiệm 2, HSCBTA cao hơn đợt thí nghiệm 1, điều này có thể do thời tiết nuôi trong đợt 2 khắc nghiệt hơn đợt 1, làm ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa thức ăn của gà
Kết quả khảo sát của chúng tôi cao hơn rất nhiều so với Trần Quốc Trí (2002) có HSCBTA của gà trống (1,39 – 1,79 kgTA/ kgTT) và gà mái (1,72 – 2,37 kgTA/ kgTT) Điều này có thể là do sự khác nhau giữa hai giống gà Ta Vàng và Tàu Vàng,
1: Tỉ lệ gà nuôi sống của gà qua các giai đoạn (%) dưỡng, môi trường và phương thức chăn nuôi,… Đối với mức bổ sung chế phẩm, kết quả của chúng tôi thấp hơn so với Võ Thanh Phong (2005), khảo sát trên nhóm gà Tàu Vàng ở khẩu phần có bổ sung 1g chế phẩm/ kg thức ăn và không có bổ sung chế phẩm có HSCBTA (3 kgTA/ kgTT)
Tỉ lệ nuôi sống (TLNS) của gà thí nghiệm của cả giai đoạn khảo sát được trình ày qua bảng 4.11 và biểu đồ 4.8
I II tuổi III IV I II III IV
I II III IV I II III IV ĐỢT 1 ĐỢT 2
Biểu đồ 4.8: Tỉ lệ gà nuôi sống bình quân của giai đoạn khảo sát
Qua bảng 4.11 và biểu đồ 4.8 chúng tôi nhận thấy:
Trong đợt thí nghiệm 1, TLNS qua các giai đoạn: 1 – 14, 14 – 28 ngày tuổi ở 4 lô (100 %); 28 – 42 ngày tuổi ở lô I và lô III (95,83 %), lô II và lô IV (100 %); 42 –
Trong đợt thí nghiệm 2, TLNS qua các giai đoạn: 1 – 14, 14 – 28 ngày tuổi ở 4 lô (100 %); 28 – 42 ngày tuổi ở lô I (95,83 %), lô II, lô III và lô IV (100 %); 42 – 56,
Qua hai đợt khảo sát, chúng tôi nhận thấy TLNS ở các lô thí nghiệm là rất cao, giữa các lô tỉ lệ này khác biệt không nhiều, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05) Kết quả này có được do chúng tôi thực hiện quy trình nuôi khép kín, tự tiến hành sản xuất con giống và chọn lọc, loại thải những cá thể không đủ tiêu chuẩn trướ ương nên ó sức đề kháng cao, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu tại địa phương, và gà được chúng p lý nên sức sống cao
5), u phần không có bổ sung chế phẩm là (86,7 %) và khẩ g toàn thân ủ Ở và ngược c khi đem nuôi Mặc khác, đây là giống gà có nguồn gốc tại địa ph c tôi chủng ngừa và chăm sóc tốt, phương thức nuôi hợ
Kết quả chúng tôi khảo sát có TLNS trung bình của hai nhóm gà lông vàng và lông nâu ở hai mức chế phẩm (95,83 % đến 100 %) cao hơn Võ Thanh Phong (200 khảo sát trên nhóm gà Tàu Vàng ở khẩ u phần có bổ sung chế phẩm là (90%) Điều này có thể do sự khác nhau về giống và phương thức nuôi
4.6 Tốc độ mọc lông và phủ lôn
Tốc độ mọc lông và phủ lông chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố giống, gà nhẹ cân thì có tốc độ mọc lông và phủ lông toàn thân nhanh hơn nhóm gà nặng cân (Lâm Minh Thuận, 2004) Chúng tôi quan sát và xác định tốc độ gà mọc lông lúc 14, tốc độ ph lông toàn thân của gà lúc 56 ngày tuổi
Tốc độ mọc lông được chúng tôi dựa vào số gà có lông đuôi lúc 2 tuần tuổi thời điểm này, những gà có lông đuôi thì được xem có tốc đô mọc lông nhanh lại thì gà có tốc độ mọc lông chậm
Tốc độ gà mọc lông lúc 2 tuần tuổi (%) vàng (%) Gà lông nâu (%)
Tốc độ mọc lông được trình bày qua bảng 4 12 biểu đồ 4 9
LÔ NG VÀ NG LÔNG NÂU LÔNG VÀNG LÔNG NÂU ĐỢT 1 ĐỢT 2
Bi 9 : mọc lôn à lúc 2 tuần
Qua bảng 4.12 và biểu đồ 4.9 chúng tôi nhận thấy:
Trong đợt thí nghiệm 1, tốc độ mọc lông của nhóm gà lông nâu (58,33 %) cao hơn nhóm gà lông vàng (53,33 %)
Trong đợt thí nghiệm 2, tốc độ mọc lông của nhóm gà lông vàng (56,66 %) cao hơn nhóm gà lông nâu (54,17 %)
Qua 2 đợt thí nghiệm trên, nhóm gà lông vàng và nhóm gà lông nâu có tốc độ mọc lông khá đồng đều ểu đồ 4 Tốc độ g của g tuổi
4.6.2 Tốc độ phủ lông toàn thân (%)
Tốc độ mọc lông và phủ lông toàn thân
Tốc độ mọc lông và phủ lông chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố giống, gà nhẹ cân thì có tốc độ mọc lông và phủ lông toàn thân nhanh hơn nhóm gà nặng cân (Lâm Minh Thuận, 2004) Chúng tôi quan sát và xác định tốc độ gà mọc lông lúc 14, tốc độ ph lông toàn thân của gà lúc 56 ngày tuổi
Tốc độ mọc lông được chúng tôi dựa vào số gà có lông đuôi lúc 2 tuần tuổi thời điểm này, những gà có lông đuôi thì được xem có tốc đô mọc lông nhanh lại thì gà có tốc độ mọc lông chậm
Tốc độ gà mọc lông lúc 2 tuần tuổi (%) vàng (%) Gà lông nâu (%)
Tốc độ mọc lông được trình bày qua bảng 4 12 biểu đồ 4 9
LÔ NG VÀ NG LÔNG NÂU LÔNG VÀNG LÔNG NÂU ĐỢT 1 ĐỢT 2
Bi 9 : mọc lôn à lúc 2 tuần
Qua bảng 4.12 và biểu đồ 4.9 chúng tôi nhận thấy:
Trong đợt thí nghiệm 1, tốc độ mọc lông của nhóm gà lông nâu (58,33 %) cao hơn nhóm gà lông vàng (53,33 %)
Trong đợt thí nghiệm 2, tốc độ mọc lông của nhóm gà lông vàng (56,66 %) cao hơn nhóm gà lông nâu (54,17 %)
Qua 2 đợt thí nghiệm trên, nhóm gà lông vàng và nhóm gà lông nâu có tốc độ mọc lông khá đồng đều ểu đồ 4 Tốc độ g của g tuổi
Sự phân ly màu sắc chân và tỉ lệ gà có lông ở chân
4.6.2 Tốc độ phủ lông toàn thân (%)
Tốc độ phủ lông toàn thân được chúng tôi xác định vào lúc 56 ngày tuổi, vào thời điểm này những con gà đã được phủ lông toàn thân thì gọi gà có tốc độ phủ lông nhanh và ngược lại là gà có tốc độ phủ lông chậm
Tốc độ phủ lông toàn thân được trình bày bảng 4.13 và biểu đồ 4.10
Bảng 4.13: Tốc độ gà phủ lông toàn thân lúc 8 tuần tuổi (%)
Yếu tố Gà lông vàng (%) Gà lông nâu (%)
LÔNG VÀNG LÔNG NÂU LÔNG NÂU ĐƠT 1 ĐỢT 2 ủ lông toàn thân lúc 8 tuần tuổi
Hai nhóm gà chúng í 0 % gà chân có màu và u n ợc là do con chúng t sát có nguồn gốc từ đàn gà bố mẹ cũng đều vàng
Biểu đồ 4.10: Tốc độ gà ph
Qua bảng 4.13 và biểu đồ 4.10, chúng tôi nhận thấy nhóm gà lông vàng có tốc độ phủ lông toàn thân ( đợt 1: 91,53 % và đợt 2: 79,66 %) cao hơn nhóm gà lông nâu (đợt 1: 78,72 % và đợt 2: 75,00 %) ự phân ly màu sắc chân và tỉ lệ gà có lông ở chân ắc chân
Ta Vàng tôi khảo sát ở hai th nghiệm đều có 10 ng Điề ày có đư đàn gà ôi khảo có chân
4.7.2 Tỉ lệ gà có lông ở
Tỉ lệ gà c châ chúng tô sát và ghi nh lúc 2 tuần tuổi và được trình bày qua bảng 4.14 biểu đồ 4.11
Bảng 4.14: Tỉ lệ gà có lông chân (%)
Yếu tố Gà lông vàng (%) Gà lông nâu (%) chân ó lông n được i quan ận vào
CÓ LÔNG CHÂN KHÔNG CÓ LÔNG CHÂN
LÔNG VÀNG LÔNG NÂU LÔNG VÀNG LÔNG NÂU ĐỢT 1 ĐỢT 2
Biểu đồ 4.11: Tỉ lệ gà có lông chân lúc 2 tuần tuổi
Qua bảng 4.14 và biểu đồ 4.11 chúng tôi thấy nhóm gà lông vàng có tỉ lệ gà có đợt 1: 20,00 %; đợt 2: 16,67 %) cao hơn rất nhiều nhóm gà có m
Trong cùng điều ki ầu khác (giống, chuồng trại, điện, nước, nhân công,…) giữa các lô thí nghi và so sánh hiệ inh t a các lô thí nghiệm dựa trên chi phí thức ăn cho tăng trọng (CPTACTT) và đượ ằng đồn lông chân ở hai đợt thí nghiệm ( àu lông nâu (đợt 1: 4,17 % ; đợt 1: 8,83 %).
Hiệu quả kinh tế
ện nuôi dưỡng, chi phí cho các yêu c ệm là như nhau, chúng tôi tính toán u quả k ế giữ c tính b g (đ)
Bảng 4.15: Giá thành cho 1 kg thức ăn cho hai khẩu phần
Khẩu phần 1 2 1 2 1 2 Đơn giá (đồng) 8270 8620 7540 7720 6790 6970
Chú thích: Khẩu phần 1 = khẩu phần bổ sung 5 g chế phẩm
Khẩu phần 2 = khẩu phần bổ sung 10 g chế phẩm
Bảng 4.16: Chi phí thức ăn cho tăng trọng ở từng lô gà ĐỢT TN 1 2
Lông vàng Lông nâu Lông vàng Lông nâu
Qua bảng 4.16 chúng tôi thấy: đợt thí nghiệm hi ph c ăn cho tăng tr ở lô III ( 21.123 ng) là ca ấp lô 10 )
Trong đợt thí nghiệm 2 chi phí ức ăn cho tăng trọ ở lô III ( 22.096 đồng) là cao nhất và thấp nh ở lô II (20.355 đồ g ) đợ hún ấy ACT ông vàng luôn thấ m gà lông nâ p u c t k n sung 5 g chế phẩm CPTACTT đợt 2 cao hơn đợt 1 do gà nuôi trong đợt 2 chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc ngh t hơn đ điều này nới lên được t m quan trọng của ạ h uôi
Trong 1 c, í thứ ọng đồ o nhất và th nhất ở II (17 7 đồng
Qua hai t thí nghiệm, c g i thtô C TP T ở nhóm gà l p hơn nhó u; khẩu hần bổ s ng 0 g1 hế phẩm hấp hơn hẩu phầ bổ iệ ợt 1, ầ khí hậu chuồng tr i trong c ăn n
Kết luận
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Trọng lượng gà bình quân lúc 70 ng ổi, nhóm gà lông vàng đạt được (đợt 1: 740,50 g; đợt 2: 705,20 g) cao hơn nhóm gà lông nâu (đợt 1: 717,90 g; đợt 2: 704,80 g) Khẩu phần bổ sung 5 g chế phẩm có trọ g lượng bình quân (đợt 1: 719,05 g; đợt 2: 704,15 g) thấp hơn khẩu phần bổ sung 10 g chế phẩm (đợt 1: 739,35 g; đợt 2: 705,85 g)
Hệ số chuyển biến thức ăn (kgTA/ kgTT) của nhóm gà lông vàng (đợt 1: 2,49; đợt2: 2,71) thấp hơn nhóm gà lông nâu (đợ 74; đợt 2: 2,92 ) Khẩu phần bổ sung
5 g chế phẩm (đợt 1: 2,75; đợt 2: 2,87) cao hơn khẩu phẩn bổ sung 10 g chế phẩm (đợt 1: 2,47; đợt2: 2,76)
Tỉ lệ nuôi sống trên hai nhóm gà lông vàng và lông nâu ở các lô trong hai đợt thí nghiệm là khá cao từ (95,83 – 100 %)
Chi phí thức ăn cho tăng trọng của nhóm gà lông vàng thấp hơn nhóm gà lông nâu và khẩu phần bổ sung 10 g chế phẩm t p hơn khẩu phần bổ sung 5 g chế phẩm.
Đề nghị
Thực hiện thí nghiệm nhiều hơn nữ vào các thời điểm khác nhau và bổ sung ế phẩm Gừng – Tỏi – Nghệ ở các mức khác nhau để xác định chính xác năng suất, tỉ lệ nuôi sống, tiêu tốn thức ăn và sự ảnh hưởng của chế phẩm tự nhiên lên các chỉ tiêu nêu trên một cách có ý nghĩa c Ta vàng tại địa phương
Tiếp tục nghiên cứ g suất và nâng cao hiệu ạnh phát triển và bảo tồn nguồn gen quý của giống gà Ta Vàng tại địa ph
Ch ày tu n t 1: 2, hấ a ch ủa trên giống gà u, chọn lọc, lai tạo để cải thiện năn quả kinh tế, bên c ương
Tiếp xây dựng và hoàn thiện quy trình chăn nuôi bền vững, thân thiện với môi trường theo mô hình “an toàn sinh học”
1 04 Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam Nhà xuất bản
2 Tr ống đại cương Tủ sách Trường Đại
7 Sinh, 2000 Sách y học cổ truyền Nhà xuất bản Y học Hà Nội
9 Lâm inh Thuận, 2005 Chăn nuôi gà thả vườn Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
10 Trần Quốc Trí, 2002 Khảo sát khả năng sinh sản của gà Tàu Vàng bố mẹ theo đặc điểm ngoại hình và sức sinh trưởng của đàn gà con Luận văn tốt nghiệp ngành bác sỹ Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
11 Lâm Thanh Vũ, 2000 Khảo sát sức sản xuất một số nhóm gà Tàu Vàng Luận văn tốt nghiệp ngành bác sỹ Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
12 Võ Hà, 2009 Tỏi, một số hiệu quả kỳ diệu và những điều cần lưu ý
Website: http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/voha/vh062.htm Truy cập ngày 01/03/2009
13 Trần Xuân Thuyết,2009 Gừng vàng và vị thuốc quý
Website:http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/YHOCCOTRUYEN/29_031.htm .Truy cập ngày 01/03/2009.