1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM GỪNG TỎI NGHỆ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ SỨC SỐNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

63 506 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 490,04 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y ************* NGUYỄN QUỐC TOÀN ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM GỪNG - TỎI - NGHỆ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

*****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM GỪNG - TỎI - NGHỆ ĐẾN

KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ SỨC SỐNG CỦA

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y

*************

NGUYỄN QUỐC TOÀN

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM GỪNG - TỎI - NGHỆ ĐẾN

KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ SỨC SỐNG CỦA

GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sĩ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS LÂM MINH THUẬN

Tháng 8/2012

Trang 3

PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực hiện: NGUYỄN QUỐC TOÀN

Tên khóa luận: “Ảnh hưởng của chế phẩm tự nhiên gừng - tỏi - nghệ đến khả năng sinh sản và sức sống của gà Lương Phượng”

Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét của hội đồng chấm điểm báo cáo tốt nghiệp

Tp.HCM, ngày tháng năm 2012

Giáo viên hướng dẫn

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Kính dâng cha mẹ và gia đình

Những người đã tận tụy chăm sóc dạy bảo, an ủi, động viên và hy sinh suốt

đời cho con có được ngày hôm nay

Chân thành cảm tạ

Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập tại đây

Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Chăn nuôi (Viện Chăn Nuôi), Trại Thực nghiệm Gia cầm Thống Nhất – Đồng Nai đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để tiến hành và hoàn thành các nghiên cứu

Thành kính ghi ơn

PGS.TS Lâm Minh Thuận đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, động viên, giúp

đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học và thực tập tốt nghiệp

Chân thành cảm ơn

Tập thể lớp TY33, bạn bè thân hữu những người đã động viên, ủng hộ, giúp

đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn

Xin nhận ở tôi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất

NGUYỄN QUỐC TOÀN

Trang 5

TÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm gừng - tỏi - nghệ đến khả năng sinh sản và sức sống của gà Lương Phượng” Thời gian từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 05 năm 2012 Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu

Trọng lượng trứng trung bình ở các lô thí nghiệm tăng dần theo độ tuổi và đạt đỉnh cao nhất ở tuần tuổi 34 là (53,18 g) Khối lượng trứng trung bình ở nhóm

có bổ sung chế phẩm là (51,36 - 51,65 g) cao hơn so với nhóm không bổ sung chế phẩm (50,47 g)

Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày của lô không bổ sung chế phẩm (135,74 g) cao hơn các lô có bổ sung chế phẩm (132,96 – 134,75 g)

Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng trung bình ở lô I (2,19 kg) không bổ sung chế phẩm là cao hơn so với lô III (1,95 kg) và lô II (1,86 kg) có bổ sung chế phẩm

Tỷ lệ ấp nở trung bình giữa các lô thí nghiệm tương đương nhau, tỷ lệ ấp nở của lô III là cao nhất (84,75 %), kế đến là lô II (84,27 %), lô I (83,97 %)

Tỷ lệ chết trung bình của nhóm không bổ sung chế phẩm là (5,36 %) cao hơn nhóm có bổ sung chế phẩm (3,04 – 3,86 %) Qua thời gian khảo sát nhận thấy tỷ lệ chết ở lô có bổ sung chế phẩm thấp hơn lô không bổ sung chế phẩm

Trang 6

MỤC LỤC

Trang tựa…… i

Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ii

Lời cảm tạ iii

Tóm tắt iv

Mục Lục v

Danh sách các chữ viết tắt ix

Danh sách các bảng ix

Danh sách các biểu đồ x

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và yêu cầu 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Tổng quan về chuồng trại 3

2.2 Đặc điểm ngoại hình, năng suất của gà Lương Phượng 3

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng và khả năng sinh sản 5

2.3.1 Con giống 5

2.3.2 Dinh dưỡng 5

2.3.3 Tuổi gà 5

2.3.4 Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng 5

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở 6

2.4.1 Chất lượng của đàn gà giống 6

2.4.2 Tỷ lệ trống mái 6

2.4.3 Chất lượng trứng giống 6

2.4.4 Ảnh hưởng chuồng trại, thu nhặt vận chuyển và bảo quản trứng 6

2.4.5 Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng 6

2.4.6 Các thông số kỹ thuật của chế độ ấp 7

2.5 Giới thiệu chế phẩm bổ sung vào thức ăn cho gà 7

Trang 7

2.5.1 Gừng 7

2.5.2 Tỏi 8

2.5.3 Nghệ 10

2.6 Sơ lược một số công trình nghiên cứu, ứng dụng gừng, tỏi, nghệ 11

2.6.1 Sơ lược một số nghiên cứu ứng dụng của gừng 11

2.6.2 Sơ lược một số nghiên cứu ứng dụng của tỏi 11

2.6.3 Sơ lược một số nghiên cứu ứng dụng của nghệ 12

2.7 Một số bệnh thường gặp trên gà nuôi công nghiệp 13

2.7.1 Một số bệnh do virus thường gặp 13

2.7.1.1 Bệnh Marek 13

2.7.1.2 Bệnh Newcastle 14

2.7.1.3 Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) 16

2.7.2 Một số bệnh do vi khuẩn thường gặp 17

2.7.2.1 Bệnh CRD 17

2.7.2.2 Bệnh tụ huyết trùng 18

2.7.2.3 Bệnh cầu trùng 19

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 21

3.1 Thời gian và địa điểm 21

3.1.1 Thời gian 21

3.1.2 Địa điểm 21

3.2 Đối tượng thí nghiệm 21

3.3 Nội dung thí nghiệm 21

3.4 Phương pháp thí nghiệm 21

3.5 Điều kiện thí nghiệm 22

3.5.1 Thức ăn 22

3.5.2 Chuồng trại 23

3.5.3 Chăm sóc và nuôi dưỡng 23

3.5.4 Vệ sinh phòng bệnh 24

3.5.4.1 Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống 24

3.5.4.2 Vệ sinh thú y 24

Trang 8

3.5.4.3 Quy trình phòng bệnh 25

3.6 Các chỉ tiêu theo dõi 25

3.6.1 Sản lượng trứng 25

3.6.2 Khả năng chuyển hoá thức ăn 25

3.6.3 Các chỉ tiêu ấp nở 26

3.6.4 Tỷ lệ chết 26

3.6.5 Trọng lượng gà con 26

3.6.6 Hiệu quả kinh tế 26

3.7 Phương pháp xử lý số liệu 26

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27

4.1 Tỷ lệ đẻ 27

4.2 Trọng lượng trứng 28

4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày 29

4.4 Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng 29

4.5 Tỷ lệ trứng có phôi 31

4.6 Tỷ lệ trứng chết phôi 32

4.7 Tỷ lệ ấp nở 33

4.8 Tỷ lệ trứng chọn ấp 34

4.9 Tỷ lệ chết 35

4.10 Trọng lượng gà con 36

4.11 Hiệu quả kinh tế 37

4.11.1 Giá thành trứng giống 37

4.11.2 Lợi nhuận 38

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39

5.1 Kết luận 39

5.2 Đề nghị 39

Tài liệu tham khảo 40

Phụ lục 43

Trang 9

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCRD Complicated Chronic Respiratory Disease

CRD Chronic Respiratory Disease

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Bảng bố trí khảo sát 22

Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho gà đẻ 22

Bảng 3.3 Chương trình phòng bệnh bằng vacxin cho đàn gà sinh sản của trại 25

Bảng 4.1 Trọng lượng trứng qua các tuần (gam/trứng) 28

Bảng 4.2 Tỷ lệ trứng có phôi qua các tuần (%) 31

Bảng 4.3 Tỷ lệ trứng chết phôi qua các tuần (%) 32

Bảng 4.4 Tỷ lệ ấp nở qua các tuần (%) 33

Bảng 4.5 Tỷ lệ trứng chọn ấp qua các tuần (%) 34

Bảng 4.6 Tỷ lệ chết qua các tuần (%) 35

Bảng 4.7 Trọng lượng gà con qua các tuần (gam/con) 36

Bảng 4.8 Giá thành trứng giống (đồng/trứng ) 37

Bảng 4.9 Lợi nhuận (đồng/trứng ) 38

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ đẻ qua các tuần (%) 27 Biểu đồ 4.2 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày qua các tuần (gam/con/ngày) 29 Biểu đồ 4.3 Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng qua các tuần (kg) 30

Trang 12

Ngành chăn nuôi gia cầm nước ta phổ biến quy mô nhỏ lẻ từ hộ gia đình đến việc hình thành những vùng chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp với số lượng lớn Thời gian gần đây xu hướng chăn nuôi gà thả vườn theo hình thức bán công nghiệp ngày càng được ưa chuộng Yêu cầu căn bản của người chăn nuôi là được cung cấp những giống gà năng suất cao, chuyển hoá thức ăn tốt, thích nghi với điều kiện địa phương, chi phí sản xuất thấp và mang lại hiệu quả kinh tế cao

Hiện nay một số giống gà lông màu thả vườn được nuôi phổ biến nhất là gà Lương Phượng Đây là giống gà có nguồn gốc từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây với ưu điểm là: tốc độ sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt tốt và phù hợp với điều kiện chăn nuôi nước ta

Trước nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng, các nhà chăn nuôi nói chung và các nhà chăn nuôi gà nói riêng đã bổ sung các chất kích thích (kháng sinh, hormone) vào thức ăn để tăng trọng, phòng bệnh…nhằm thu được lợi nhuận cao

Từ đó đã dẫn đến việc lạm dụng các loại chất kích thích này, sự tồn dư của nó trong sản phẩm chăn nuôi gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng và tồn tại vi khuẩn kháng kháng sinh trong môi trường làm cho việc điều trị một số bệnh (đặc biệt là dịch bệnh) trên người và động vật do vi khuẩn gặp nhiều khó khăn

Trang 13

Nhiều nghiên cứu cho thấy chế phẩm thảo dược (gừng - tỏi - nghệ) có khả năng thay thế kháng sinh nhằm nâng cao sức kháng bệnh, chống oxy hoá, cải thiện năng suất trên gia cầm, heo…

Từ những yêu cầu thực tế trên và được sự chấp thuận của ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi - Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM dưới sự hướng dẫn

của PGS.TS Lâm Minh Thuận, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “ Ảnh hưởng của chế phẩm (gừng - tỏi - nghệ) đến khả năng sinh sản và sức sống của gà Lương Phượng”

1.2 Mục đích và yêu cầu

1.2.1 Mục đích

Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm (gừng - tỏi - nghệ) lên sức đề kháng, năng suất, phẩm chất trứng và khả năng ấp nở của gà giống Lương Phượng sinh sản ở giai đoạn 28 - 35 tuần tuổi, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi và mang lại nguồn sản phẩm sạch cho người tiêu dùng

Trang 14

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về chuồng trại

Trại Thực nghiệm trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Tiến bộ

Kỹ thuật Chăn nuôi (Viện Chăn Nuôi), huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Quy mô trại gồm 5 dãy chuồng năng xuất tối đa khoảng 15 ngàn gà đẻ trứng, trong đó có 4 dãy nuôi gà Lương phượng đẻ trứng, 1 dãy nuôi gà Isa Brown đẻ trứng bán thương phẩm Tại thời điểm thực tập khảo sát trại chỉ còn nuôi 2 dãy, gồm gà Lương Phượng và gà Isa Brown

Chuồng được xây dựng theo kiểu thông thoáng tự nhiên, xung quanh được bao bọc bằng lưới B40, mái lợp bằng tôn lạnh, có làm trần cách nhiệt Ngoài ra, chuồng còn được bố trí hệ thống quạt gió nhằm tạo sự thông thoáng, giảm lượng khí độc đặc biệt là NH3 Những bụi cây thấp xung quanh được phát hoang nhằm tạo sự thông thoáng và tránh ẩm thấp đồng thời giảm thấp sự lưu trữ mầm bệnh, chỉ giữ lại những cây cao hơn nóc chuồng để che bóng mát Đầu chuồng có bố trí hố sát trùng

để nhúng giày, ủng trước khi vào chuồng nuôi

2.2 Đặc điểm ngoại hình, năng suất của gà Lương Phượng

Đây là loại gà thịt, lông màu, do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc lai tạo giữa giống gà trống địa phương và dòng mái nhập từ nước ngoài Gà Lương Phượng bề ngoài gần giống gà Ri của nước ta Gà này lông vàng tuyền, vàng đốm hoa hoặc đen đám hoa, mào, yếm, mặt, tích tai màu đỏ Gà trống có mào đơn, ngực nở, lưng thẳng, lông đuôi vươn cao, chân cao vừa phải Gà mái đầu nhỏ, thân hình chắc, chân thấp, da gà màu vàng, thịt mềm thơm ngon Gà

Trang 15

trống trưởng thành nặng 2,7 kg Gà mái trọng lượng 2,1 kg lúc đẻ (Bùi Đức Lũng,

2001, trích Dương Văn Long, 2005)

Theo Nguyễn Huy Đạt và ctv (2001) thì sản lượng trứng qua 2 thế hệ theo dõi đạt 171,1 quả/mái ở 64 tuần tuổi Gà Lương Phượng có tỷ lệ đẻ cao; năng suất trứng đạt 165 - 171 quả/mái/năm, với tiêu tốn thức ăn /10 quả trứng từ 2,53 - 2,65 kg; gà Lương Phượng tăng trọng nhanh, 5 tuần tuổi đạt bình quân 627 g Vì vậy người chăn nuôi thích nuôi gà Lương Phượng, tuy nhiên giống gà này có nhược điểm tỷ lệ phần thịt có giá trị trong thân thịt xẻ thấp hơn, do đó ở Hồng Kông người chăn nuôi chuộng gà Jiangcun hơn gà Lương Phượng

Còn theo Nguyễn Văn Bắc và ctv (2004) cho thấy sau 3 thế hệ chọn lọc thì sản lượng trứng của dòng hướng sinh sản là 173,9 quả/mái ở 68 tuần tuổi và khối lượng bình quân của gà thương phẩm ở 12 tuần tuổi ở Hóc Môn - TP Hồ Chí Minh đạt 2110 g Với những ưu điểm vượt trội về khả năng thích nghi, khả năng sinh trưởng và sinh sản…thì gà Lương Phượng đã và đang phát triển rất tốt ở quy mô trang trại và quy mô chăn nuôi hộ gia đình

Từ những giống gà địa phương có khả năng thích nghi tốt, chất lượng thịt thơm ngon và những giống gà ngoại nhập có ưu thế là khả năng sinh sản và sinh trưởng tốt hơn chúng ta đã thực hiện nhiều tổ hợp lai để cho ra những con lai cung cấp ra thị trường Con lai giữa Lương Phượng và gà Ri cho sản lượng trứng đạt 170,2 quả/mái ở 68 tuần tuổi còn con lai giữa gà Kabir và gà Ri cho sản lượng trứng

156 quả/mái ở 68 tuần tuổi (theo Nguyễn Huy Đạt và Hồ Xuân Tùng, 2006)

Ngoài ra các công thức lai giữa các giống gà ngoại nhập cũng được thực hiện Theo Phùng Đức Tiến và ctv (2007) đã thực hiện lai giống giữa gà trống Lương Phượng và gà mái Sasso để tạo ra con TP1 có năng suất trứng 178,81 quả/mái ở 68 tuần tuổi, sau đó lấy con trống dòng LV2 của Lương Phượng lai với con mái TP1 để tạo ra con TP2 cho 175,3 quả trứng/mái ở 68 tuần tuổi và khối lượng 10 tuần tuổi đạt trung bình đạt 2519,7 - 2520,5 g Con lai giữa gà Ai Cập và

gà Thái Hòa có năng suất trứng 164,9 - 168,1 quả/mái ở 63 tuần tuổi (Phùng Đức Tiến và ctv, 2005)

Trang 16

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng và khả năng sinh sản

2.3.2 Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể động vật nói chung và gia cầm nói riêng Trong giai đoạn đẻ trứng, gà cần được cung cấp đủ dưỡng chất để tạo trứng Thiếu chất dinh dưỡng sẽ không đủ nguyên liệu để tạo trứng, khi dư thừa sẽ dẫn đến tình trạng mập mỡ, rối loạn chức năng sinh lý làm khả năng sản xuất trứng giảm Gà có thể giảm đẻ nếu các chất dinh dưỡng được cung cấp kém phẩm chất hoặc trong thức ăn thiếu các chất cần thiết để tạo trứng Ngoài

ra, gà mái cần một lượng đáng kể như can xi và các vitamin D và E giúp cho việc tạo vỏ trứng Do đó cần có một khẩu phần hợp lý đáp ứng cho nhu cầu của gà đẻ trong từng giai đoạn

2.3.3 Tuổi gà

Tuổi càng cao thì năng suất trứng càng giảm Gà thường bắt đầu đẻ trứng vào lúc 4,5 - 5 tháng tuổi (19 - 20 tuần tuổi), tỷ lệ đẻ tăng dần và đạt đỉnh cao lúc 30

- 32 tuần tuổi Đỉnh cao năng suất trứng giữ ổn định đến 40 - 42 tuần tuổi, sau đó tỷ

lệ đẻ giảm dần Theo Lâm Minh Thuận (2004) thì năng suất trứng năm thứ 2 giảm

25 % so với năm thứ nhất và năm thứ ba năng suất giảm 25 - 30 % so với năm thứ hai

2.3.4 Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng

Ngoài các yếu tố trên thì điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc như yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng) hay việc thiếu nước uống, thiếu ổ đẻ, tiếng ồn, yếu

tố gây stress cũng đều ảnh hưởng đến năng suất trứng

Trang 17

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở

2.4.1 Chất lượng của đàn gà giống

Tuổi đàn gà giống: tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ ấp nở cao nhất trong năm đầu tiên, sang năm thứ 2, 3 thì tỷ lệ này giảm dần

Phương pháp ghép đôi giao phối: giao phối trong cùng họ hàng hay đồng huyết thì tỷ lệ ấp nở giảm thấp, sức sống của phôi kém Lai giữa các dòng sẽ tăng tỷ

lệ nở do phát huy được ưu thế lai

2.4.4 Ảnh hưởng chuồng trại, thu nhặt vận chuyển và bảo quản trứng

Chuồng nuôi gà ẩm thấp, dột, bẩn làm trứng dễ nhiễm bẩn, nấm mốc, vi khuẩn nên tỷ lệ chết phôi sẽ cao

Thu nhặt, vận chuyển, bảo quản trứng không tốt, trứng bị đứt dây chằng, rạn nứt đều gây bất lợi đến sự phát triển của phôi

2.4.5 Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng

Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 2003

Thiếu Vitamin: phôi ngừng phát triển chết phôi tăng, thận sưng, sung huyết

và đọng nhiều muối urat màu trắng ngà Gà con nở ra mắt nhắm nghiền, có nhiều

dữ mắt, da chân khô

Thiếu B1: gà con nở có hiện tượng viêm dây thần kinh Gà đi ngật ngưỡng, loạng choạng, một số bị liệt, bị Atexia

Trang 18

Thiếu B2: phôi phát triển chậm, phôi chết nhiều vào giữa và cuối kỳ ấp Từ ngày 9 - 14 sau ấp ở những phôi chết thường thấy hiện tượng chân ngắn, ngón cong,

mỏ trên ngắn

Thiếu Biotin: tỷ lệ chết phôi tăng Những phôi chết thấy biến dạng: đầu to,

mỏ dưới ngắn, mỏ trên quặp xuống, các xương đùi, bàn chân ngắn lại Gà con ngửa đầu ra sau lưng và quay tròn đến khi chết

Thiếu B12: tỷ lệ chết phôi tăng ở giai đoạn 16 - 18 ngày ấp Cơ chân bị teo, chân nhỏ kém phát triển, khô Phôi bị xuất huyết toàn thân

Thiếu D3: tỷ lệ nở giảm, khả năng sử dụng Can xi, phốt pho của phôi kém, gây tỷ lệ chết phôi cao trong giai đoạn cuối của chu kỳ ấp Tuy nhiên thừa D3, cũng giảm tỷ lệ ấp nở

Thiếu E: tỷ lệ trứng sáng cao, phôi phát triển chậm, hệ thống tuần hoàn bị phá huỷ, xuất hiện vòng máu Phôi chết nhiều ở 3 - 4 ngày ấp

Thiếu Mn: phôi phát triển kém và dị hình như chân ngắn, đầu to, mỏ vẹt, đùi cong Gia cầm con gục đầu vào bụng Điển hình gia cầm con nở ra sưng khớp, đi lại khó, bị liệt

2.4.6 Các thông số kỹ thuật của chế độ ấp

Nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, sự đảo trứng cũng rất quan trọng đối với

sự phát triển của phôi cũng như tỷ lệ ấp nở

2.5 Giới thiệu chế phẩm bổ sung vào thức ăn cho gà

2.5.1 Gừng

Tên khoa học: zingiber officinale Rose Thuộc họ gừng: zingiberaceae

Gừng là cây thân thảo Trên thế giới gừng được trồng ở những vùng nhiệt đới, đặc biệt ở Jamaica, Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Phi Ở Việt Nam gừng cũng được trồng khá phổ biến

Bộ phận sử dụng là rễ (củ) Củ gừng có màu vàng nhạt, vị cay, thơm được dùng làm gia vị, thực phẩm và làm thuốc

Trang 19

Một số tác dụng của gừng

Gừng có vị cay, thơm nên thường được dùng làm gia vị Ngoài ra gừng còn xem như một loại thảo dược chống cảm cúm, đau bụng Thêm vào đó gừng còn được dùng như một vị thuốc chống buồn nôn khi đi tàu xe

Gừng có tác dụng tốt trong điều trị chứng hạ nhiệt, tiêu chảy, nhiều dịch tiết đường hô hấp

Gừng có tác dụng gây co mạch, hưng phấn thần kinh trung ương, thần kinh giao cảm, giúp tuần hoàn máu, tăng huyết áp

Giúp tăng tiêu hoá dùng trong trường hợp ăn uống không tiêu chống phong hàn, chữa ho, giúp giải độc, khử trùng

Giúp cầm máu, chữa ho ra máu, ngăn ngừa bệnh viêm khớp, chống lại những khối u, bảo vệ gan và chức năng gan hoạt động bình thường

Gừng có tác dụng ức chế một số vi khuẩn: Bacillus mycoides, Staphylococus aureus Tinh dầu gừng có tác dụng ức chế Staphylococus aureus, E coli, Streptococus, Salmonella typhi, Shigella flexneri…(Võ Văn Chi, 2000)

2.5.2 Tỏi

Tỏi thuộc họ: allium sativum L Thuộc họ hành: liliaceae Có nguồn gốc từ

Trung Á (Hyams, 1971; Hehn, 1984) Thành phần hoá học của tỏi: Cacbohiđrat, protein, các hợp chất sulfur, lipid…

Một vài tác dụng của tỏi

Trong những tác dụng của tỏi đã được biết tới qua năm tháng thì có lẽ những tác dụng lên tim và hệ tuần hoàn là đáng chú ý nhất Dùng tỏi một cách thích hợp thì có thể bảo vệ các mạch máu khỏi những tác dụng bất lợi của các gốc tự do, có tác dụng tích cực lên lipid máu, tăng mao mạch và giảm được huyết áp Có nghĩa là

có thể ngăn chặn được xơ cứng động mạch phát triển hoặc tác dụng có lợi cho tình trạng hiện hữu (Srinivasan, 1969; Papaya-nopoulus, 1969; Kindler, 1987; trích dẫn Nguyễn Dương Trọng, 2006)

Trang 20

Tỏi làm giảm cholesterol và lipid

Trên gà nhiều nghiên cứu cho thấy sau khi cho ăn tỏi thì hàm lượng cholesterol trong máu cũng giảm (Abdo và ctv, 1983; Horton và ctv,1991; Qureshi

và ctv, 1987) Cùng với tác dụng làm giảm cholesterol trong máu này là sự ức chế đáng kể các enzyme liên quan đến việc sinh tổng hợp cholesterol trong gan động vật (Qureshi và ctv, 1983; Ahmad, 1986)

Tỏi làm giảm lipid: một số tác giả đã chứng minh được tác dụng làm giảm lipid của dầu tỏi (cả dầu cất và dầu từ ete) ở chuột và thỏ trước đó đã cho ăn ethanol

và nhiều chất béo để tăng lipid máu (Bobboi và ctv, 1984; Shoetan và ctv, 1984; Sodimu và ctv, 1984; Bordia và Verma, 1978; Ikpeazu và ctv, 1987; Nagai và Osawa, 1974)

Tương tự, dầu tỏi và hành cất đã làm giảm một lượng nhỏ lipid trong huyết thanh khi đã cho chuột ăn nhiều glucose để tăng lipid máu (Adamu và ctv, 1982; Wilcox và ctv, 1984) Lượng cholesterol và lipid toàn phần trong huyết tương của chuột cũng được quan sát thấy giảm đáng kể sau khi cho vào chúng một hỗn hợp 98

% diallyl disulfide và 2 % diallyl trisulfide, allitin 100 mg/kg vào trong màng bụng ( Push-Pendran và ctv, 1980; trích dẫn Nguyễn Thị Thao, 2008)

Tác dụng kháng sinh của tỏi

Những tác dụng khác của tỏi lên vi khuẩn, nấm, các loài nguyên sinh và virus đã được thể hiện trong ống nghiệm cũng như trong cơ thể, hoạt tính kháng sinh chủ yếu là do allicin Do cấu trúc S( = O)S (thiosulfinate) giữ một vai trò quan trọng bởi sự khử allicin xuống thành diallyl disulfide làm cho tác dụng chống vi khuẩn giảm đi nhiều Sự ức chế một số enzyme có chứa SH được coi là cơ chế liên quan đến tác dụng kháng sinh (Cavallito và Bailey, 1944; Cavallito và ctv, 1944; Small và ctv,1944; Saratikow và Plak-Hovam, 1950; Wills,1956)

Hoạt tính kháng sinh của allicin rất đáng lưu ý Ngay cả ở độ pha loãng 1:85000 đến 1:125000 nó cũng hoàn toàn ức chế được nhiều vi khuẩn khác Gr-, Gr+ Hoạt tính kháng sinh của 1 mg allicin tương đương với 15 IU penicillin (10ߤm

Trang 21

penicillin G) xấp xỉ 1 % hoạt tính của penicillin (Cavallito và Bailey, 1944; Zwergal,1952)

Nhà nghiên cứu và thầy thuốc nổi tiếng nước Pháp Louis Pasteur 1895) là người đầu tiên nói về tác dụng chống vi khuẩn của hành (Pasteur, 1858) và của nước tỏi ép

(1822-Nước ép tỏi sống cũng được phát hiện là có tác dụng cao chống lại E coli, Pseudomonas, Salmonella, Candida, Klebsiella, Micrococcus, Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus (Võ Văn Chi, 2000)

Tỏi có tác dụng chống ung thư

Thời xa xưa, tỏi đã được dùng để điều trị ung thư tử cung (Hartwell, 1960; Essman, 1984; Doetsch, 1989; Konvicka, 1983)

Dùng tỏi trong nấu nướng sẽ ức chế được sự tạo u trong phổi, vùng trên dạ dày và thực quản (Yang và ctv, 1993, 1994)

Một nghiên cứu khác ở Trung Quốc với 564 bệnh nhân ung thư dạ dày và

1131 người đối chứng trong một vùng ở Trung Quốc có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày giảm đáng kể khi ăn nhiều các rau củ Allium (Yoa và ctv, 1988,1989; trích dẫn Nguyễn Thị Thao, 2008)

Nghệ còn có tác dụng giúp vết thương mau liền da Tinh dầu nghệ và dịch ép

có tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn như: Bacillus cereus, Staphylococus aureus và nấm ngoài da Candida albican (Võ Văn Chi, 2000)

Trang 22

2.6 Sơ lược một số công trình nghiên cứu, ứng dụng gừng, tỏi, nghệ

2.6.1 Sơ lược một số nghiên cứu ứng dụng của gừng

Năm 1990 người Nhật nghiên cứu hợp chất gingerol và shoguol của gừng có thể diệt ấu trùng Anisakis ký sinh trên người và động vật Và những năm 1990 châu

Âu nghiên cứu gừng chữa bệnh viêm khớp ở người

Người dân Indonesia (01/2004) đã dùng củ gừng và củ riềng giã nhuyễn kết hợp với rượu nếp phòng bệnh cúm gà

Trong gừng có chất chống oxy hoá, ức chế hình thành các chất gây viêm (prostaglandin, leucotrien, thromboplaxan) (F.Kluchi và Chem Pharm, 1992; trích dẫn Nguyễn Thị Thao, 2008)

2.6.2 Sơ lược một số nghiên cứu ứng dụng của tỏi

Trong chăn nuôi gia cầm, cho thêm tỏi vào thức ăn (TĂ) khoảng 3 % trong 8 tuần thì gà tăng trưởng mạnh hơn Tác dụng của tỏi có liên quan đến việc giảm thiểu các vi sinh vật gây bệnh đường ruột (Heanel và ctv, 1962) Ở trại gia cầm, nếu cho thêm 2 - 5 % tỏi vào TĂ thì phòng tránh được các bệnh cho gà, vịt và các loài gia cầm khác (Prasad và Sharma, 1981; trích dẫn Nguyễn Thị Thao, 2008)

Konjufca, Pesti, Bakalli (1997) đã cùng nghiên cứu bổ sung 1,5 %; 3,0 % và 4,5 % tỏi vào TĂ cho gà thịt 1 - 21 ngày tuổi, cho thấy có sự giảm cholesterol trong máu, trong thịt

Chowdhury và Smit (2002) nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi vào

TĂ lên sự chuyển hoá cholesterol ở gà đẻ các giống Hisex Brown, Isa Brown, Babcock bằng cách bổ sung tỏi ở các mức 2 %; 4 %; 6 %; 8 % và 10 % và khẩu phần TĂ trong 6 tuần, gà thí nghiệm lúc 28 tuần tuổi

Một nghiên cứu với 30 người được ăn 19 g tỏi sau mỗi bữa điểm tâm hàng ngày trong 8 tuần thì thấy giảm 15 % mức cholesterol huyết thanh (Gadkara và Joshi, 1991; trích dẫn Nguyễn Thị Thao, 2008)

Đầu năm 1921, Loeper đã ghi nhận tác dụng của tỏi dại (mọc hoang) lên hệ tuần hoàn của chó Ông tiêm các chế phẩm tỏi dại vào mạch máu của chó thì thấy ngoài việc giảm huyết áp rõ rệt còn thấy tăng biên độ và nhịp tim đập chậm lại

Trang 23

Năm 1929, Lio và Agnoli quan sát thấy các chiết suất của tỏi lúc đầu làm tăng, sau đó là giảm trương lực của các cơ trơn Họ cho là tác dụng này có liên quan đến hoạt tính giảm huyết áp

Tiêm chiết xuất tỏi vào mạch của chó (24 mg/kg) thì huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu và huyết áp trung bình giảm trung bình lần lượt là: 23,7; 28,9 và 34,3 % (Sial và Ahmad, 1982)

Nồng độ glucose trong máu lên cao có thể làm giảm xuống bằng cách ăn hành và tỏi (Collip, 1923; Brahmachari và Augusti, 1962; Mathew và Augusti, 1973)

Trong một bệnh viện nhi đồng ở Ba Lan, nhiều trường hợp viêm dạ dày - ruột non - ruột kết, loạn tiêu hoá, viêm phổi, nhiễm khuẩn và hư thận ở trẻ 6 tháng -

3 năm đã được điều trị thành công bằng các chế phẩm tỏi

Trong thú y, tỏi được dùng thành công trong chữa trị nhiễm giun Chẳng hạn, một chế phẩm bột tỏi và dầu tỏi mới đã được dùng để điều trị nhiễm giun chỉ ở chó bằng cách trộn vào TĂ (0,1 - 0,2 %) sau 3 - 4 tháng điều trị thì không thấy còn ấu trùng giun chỉ trong máu nữa (Riken Chem, 1982; trích dẫn Nguyễn Thị Thao, 2008)

2.6.3 Sơ lược một số nghiên cứu ứng dụng của nghệ

Curcumin có khả năng khử độc, phòng chống bệnh tim mạch, lão hoá, ung thư (Majced và Badmaev, 1995)

R.Flynm và M.Roest (1995) đã xác minh củ nghệ và curcumin (với liều lượng nhất định) có tác dụng thông mật và lợi mật, có khả năng chuyển hoá lượng

mỡ dư thừa tích tụ trong các mô tế bào, giúp phòng chống các hội chứng viêm gan

Trang 24

2.7 Một số bệnh thường gặp trên gà nuôi công nghiệp

2.7.1 Một số bệnh do virus thường gặp

Theo Nguyễn Thị Phước Ninh, 2011

2.7.1.1 Bệnh Marek

Đặc điểm chung

Là bệnh U lympho của gà với sự xâm nhiễm, tăng sinh cao độ tế bào lympho

và sự hủy myelin của thần kinh ngoại biên, do đó gây rối loạn cơ năng vận động,

làm bại liệt Do chủng virus thuộc họ herpesviridae giống herpesvirus, acid nhân

DNA 2 sợi, kích thước 100 - 120 nm, có vỏ bọc bằng lipid

Đường xâm nhập

Đường hô hấp - nguy hiểm nhất

Đường tiêu hoá (thức ăn, nước uống và dụng cụ chăn nuôi bị ô nhiễm)

Triệu chứng

Thể mãn tính: chủ yếu trên gà 2 - 7 tháng tuổi, tỷ lệ chết có thể lên đến 10 -

15 % Thời gian nung bệnh 3 - 4 tuần

Thể mắt: chứng mù do viêm mống mắt kéo dài, mất khả năng điều tiết cường

độ ánh sáng Đồng tử bị biến đổi, mống mắt vàng cam → màu xám đen

Thể thần kinh: gà đi lại khó khăn, liệt nhẹ → liệt hoàn toàn, liệt cánh 1 hay 2 bên , đuôi có thể bị liệt

Thể cấp tính: chủ yếu trên gà 6 - 9 tuần tuổi Tỷ lệ chết cao hơn 10 - 30 %

Gà bệnh ít có triệu chứng bệnh điển hình, thường chết đột ngột, gà suy yếu, liệt rồi chết

Bệnh tích

Thể mãn tính: viêm dây thần kinh ngoại biên, đùi, hông, chậu, cánh sưng to gấp 4 - 5 lần, mất vân óng ánh, có màu trắng đục và dễ đứt Mống mắt viêm, đổi màu, con ngươi bị biến dạng Khối u trên các cơ quan nội tạng, da và cơ

Thể cấp tính: khối u ở các cơ quan nội tạng, da và cơ

Trang 25

Bệnh gây ra bởi một loại virus thuộc họ Paramyxoviridae giống Rubulavirus,

là 1 ARN virus, sợi đơn, có vỏ bọc bằng lipid

8 ngày, có thể phù ở các mô xung quanh mắt và đầu

Phân lỏng màu xanh, thỉnh thoảng có vấy máu Co giật, rung cơ, vẹo cổ, ưỡn mình ra sau, liệt cánh và chân Tử số lên đến 100 %

Hướng hô hấp - thần kinh: thở khó, ngáp gió và ho, giảm ngon miệng, giảm

đẻ hoặc ngừng đẻ, phân không tiêu chảy Tỷ lệ mắc bệnh 100 %

Trang 26

Hướng hô hấp: bệnh hô hấp ở những gà trưởng thành, giảm ngon miệng, giảm sản xuất trứng có thể kéo dài trong nhiều tuần Tỷ lệ chết thấp

Thể Hitchner: gà nhỏ mẩn cảm với bệnh → hô hấp nặng hơn gà lớn Hiếm gặp trên gà trưởng thành Thường xuất hiện khi có nhiễm trùng kế phát

Bệnh tích

Hướng nội tạng: bệnh tích đặc trưng của bệnh là xuất huyết đỏ đậm kết hợp với hoại tử trên các mảng lympho của thành ruột và ngã ba van hồi manh tràng (hạch amygdale)

Xuất huyết trên bề mặt các tuyến của dạ dày tuyến, có thể xuất huyết trên dạ dày cơ Xuất huyết và làm bể lòng đỏ vào xoang bụng, nang trứng mềm nhão và thoái hoá

Tích dịch viêm mũi, thanh quản, khí quản Xuất huyết, xung huyết khí quản,

có thể viêm phổi, túi khí dày đục nhất là ở gà con có thể tích dịch viêm và casein

Phòng và trị bệnh

1 Áp dụng nguyên lý phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa trên sự tác động

vào 3 khâu của quá trình truyền lây

2 Đồng thời công tác quản lý rất có ý nghĩa trong công tác phòng bệnh

Độc lực trung bình: vaccine M chỉ chủng ngừa cho gà từ 2 tháng tuổi trở lên Đường tiêm SC, IM

Vaccine Chết: thường dùng cho gà đẻ, đường tiêm IM hay SC

Trị bệnh: không có thuốc điều trị cho bệnh Newcastle

Trang 27

2.7.1.3 Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)

Đặc điểm chung

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, hết sức lây lan của gà Gây rối loạn nghiêm trọng đường hô hấp, làm viêm thận và giảm sản lượng trứng và chất lượng trứng

Bệnh được gây ra bởi ARN virus thuộc họ Coronaviridae giống Coronavirus, có vỏ

bọc, trên bề mặt có những gai hình dạng cong

Triệu chứng

Bệnh lan truyền nhanh chóng trong đàn gà mẫn cảm Trong vòng một vài ngày, hầu như tất cả gà trong đàn đều có triệu chứng bệnh Các triệu chứng như: khó chịu, đình trệ, chậm lớn

Đường hô hấp: khó thở, âm rale khi thở, thở gấp, hắt hơi, chảy nước mắt, mũi, sưng mặt

Tiết niệu: gà dò 3 – 6 tuần tuổi, buồn bã, tiêu chảy phân trắng có nhiều nước

đi kèm với triệu chứng hô hấp Tỷ lệ chết khoảng 30 %, trên gà con tỷ lệ chết cao

Cơ quan sinh sản: ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng và ống dẫn trứng giảm số lượng và chất lượng trứng, sản lượng trứng có thể giảm đến hơn 50 % Sự giảm sản lượng trứng kéo dài từ 4 – 6 tuần rồi hồi phục chậm nhưng không hoàn toàn

Bệnh tích

Cơ quan hô hấp: viêm khí quản, phế quản và phổi có chất nhày tiết ra quá nhiều Túi khí có thể bị viêm, dày và đục

Trang 28

Cơ quan sinh sản: chức năng ống dẫn trứng bị ảnh hưởng→ trứng bị dị hình,

vỏ nhám, mềm và albumin nước Gà con bị nhiễm bệnh lúc một vài ngày tuổi sẽ phát triển bất thường ống dẫn trứng

Cơ quan tiết niệu: viêm thận với sự thấm nhập lymphocytes vào mô kẽ Biểu

mô ống thận hoại tử và sự tích urate trong ống thận

Phòng và trị bệnh

Phòng bệnh: có hai loại vaccine: sống (nhược độc) và chết (bất hoạt)

Vaccine sống: thường dùng 3 chủng là Massachusetts (H41 hay H120) Conecticut và Arkansas 99 hoặc là Massachsetts, Connecticut và Holland

Vaccine chết: thường dùng cho gà đẻ, đường tiêm IM hay SC

Trị bệnh: không có thuốc điều trị đặc hiệu

2.7.2 Một số bệnh do vi khuẩn thường gặp

2.7.2.1 Bệnh CRD

Đặc điểm chung

Bệnh do một loại vi khuẩn thuộc họ Mycoplasmataceae, giống Mycoplasma

Là những prokaryotes tự sao chép nhỏ nhất, kích thước 300 - 800 nm, không

có thành tế bào nhưng được bao bọc bởi màng sinh chất, có khả năng ngưng kết hồng cầu gà

Đường xâm nhập

Chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp của gà và gà tây mẫn cảm với gà và gà tây bị bệnh Ngoài ra, còn lây lan qua bụi khí bị ô nhiễm hay tiếp xúc với dụng cụ chăn nuôi bị ô nhiễm, bệnh có thể truyền từ mẹ sang con qua trứng

Triệu chứng

Trên cơ quan hô hấp: âm rale khí quản, chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng mặt, tiêu thụ thức ăn giảm, gà ốm…gà bị viêm khớp, đi khập khiễng, ở gà đẻ sản lượng trứng giảm

CRD là tiền đề cho các bệnh khác kết hợp và sẽ gây bệnh trầm trọng hơn

(vd: ND, IB, ) Đặt biệt kết hợp vớ E coli (CCRD) gây viêm túi khí nặng, tỷ lệ

Trang 29

chết trên gà dò (4 - 8 tuần tuổi) khoảng 30 % Khó thở trầm trọng hơn, há mỏ và cụp đuôi khi thở, gà đẻ giảm sản lượng trứng và chất lượng vỏ trứng

Bệnh tích

Túi khí thường chứa dịch rỉ viêm (caseous) Ngoài ra còn viêm phổi, viêm

xoang mặt Đặc biệt kết hợp với E coli (CCRD): viêm túi khí dạng nặng, fibrin

hoặc fibrin mủ, viêm màng bao quanh gan, viêm bao tim dọc theo khối viêm túi khí,

Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm Bệnh thường xuất hiện như

là bệnh nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra

Pasteurella multocida bắt màu Gam âm, cầu khuẩn, không di động, không

bào tử, bắt màu lưỡng cực

Đường xâm nhập

Chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hoá

Triệu chứng

Thời gian nung bệnh ngắn, thường khoảng 1 - 2 ngày

Cấp tính: triệu chứng xuất hiện vài giờ trước khi chết, sự chết là biểu hiện đầu tiên của bệnh Gà sốt cao (42 - 43ºC), bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, nhịp thở tăng Phân tiêu chảy, có nước màu hơi trắng sau đó trở nên hơi xanh lá cây

và có chứa chất nhầy Gà chết: mào, yếm tím bầm do ngạt thở

Trang 30

Mãn tính: thường thấy ở cuối ổ dịch hoặc do nhiễm vi khuẩn có độc lực thấp

Gà ốm, yếm, khớp xương chân, xương cánh, đệm của bàn chân sưng phồng Thỉnh thoảng có tiếng rale khí quản và khó thở

Bệnh tích

Cấp tính: sung huyết, xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da, cơ quan phủ tạng nhất là phần bụng Xuất huyết ở tim và lớp mỡ vành tim, phổi, lớp mỡ xoang bụng, niêm mạc đường ruột (phần tá tràng) Viêm bao tim tích nước, viêm phổi, màng phổi, gan hoại tử

Buồng trứng: nang noãn trưởng thành mềm, nhão Có khi lòng đỏ vỡ chảy vào xoang bụng làm viêm phúc mạc Nang chưa thành thục thì sung huyết

Phòng và trị bệnh

Phòng : vệ sinh thú y chặt chẽ kết hợp với dinh dưỡng tốt, đầy đủ dưỡng chất

để nâng cao sức đề kháng cho gia cầm

Trước khi dùng vaccine, trong thời gian giao mùa, chuyển gà…phải trộn kháng sinh và vitamine vào thức ăn, nước uống để chống stress

Vaccine: hiện nay, nước ta (NAVETCO) đã sản xuất vaccine chết + keo phèn hay phèn chua, IM hay SC

Chủng ngừa cho gà, vịt, ngan, ngỗng

Gia cầm từ 25 ngày tuổi đến < 2 tháng tuổi; 0,5 ml/con

Gia cầm > 2 tháng tuổi; 1 ml/con

Điều trị: P multocida nhạy cảm với penicillin Có thể dùng streptomycine,

tetracycline,…tiêm IM, uống hoặc trộn vào thức ăn Sulfonamide dùng trộn thức ăn hay uống nước Ví dụ: sulfaquinoxaline 0,025 % trong nước uống 5 - 7 ngày

Trang 31

Phòng bệnh: Đảm bảo các biện pháp vệ sinh phòng bệnh Đặc biệt chú ý giữ

cho lớp độn chuồng, sân chơi cho gà luôn khô ráo Không nên nuôi chung gà các lứa tuổi Rắc vôi bột trước cửa chuồng gà định kỳ dùng thuốc ức chế cầu trùng để phòng bệnh cho gà có thể sử dụng một các loại thuốc sau: Rigecoxcin, ESB3, Novacoc, Anticoc, Lerbek…liều dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Trị bệnh: Dùng các loại thuốc như trên với liều điều trị theo hướng dẫn của nhà sản xuất sử dụng kết hợp với vitamin C, K và chất điện giải Nhốt riêng những

gà bị bệnh nặng cho uống thuốc trực tiếp vào miệng gà sẽ nhanh khỏi Thay chất độn chuồng mới, rắc vôi vào chổ ẩm ướt

Ngày đăng: 22/07/2018, 01:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Bắc, 2001. Khảo sát khả năng sinh sản của gà Tam Hoàng thế hệ 4 tại trại giống Vigova Tp.Hồ Chí Minh. Luận án thạc sĩ khoa học nông nghiệp Trường ĐH Nông lâm Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát khả năng sinh sản của gà Tam Hoàng thế hệ 4 tại trại giống Vigova Tp.Hồ Chí Minh
3. Trần Văn Chính, 2010. Giáo trình phương pháp thí nghiệm. Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp thí nghiệm
4. Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồng, Lê Thành Ân, Hồ Xuân Tùng và Phạm Bích Hường, 2002. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà Lương Phượng hoa dòng M1, M2 nuôi tại trại thực nghiệm Liên Ninh. Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi 2001. Phần nghiên cứu giống giacầm. Hà nội, 8/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà Lương Phượng hoa dòng M1, M2 nuôi tại trại thực nghiệm Liên Ninh
5. Nguyễn Trường Giang, 2004. Khảo sát ảnh hưởng của trọng lượng trứng đến các chỉ tiêu ấp nở và sinh trưởng của gà con giống Lương Phượng nuôi tại nông hộ. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Thú y, Trường ĐHNL Tp.HCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát ảnh hưởng của trọng lượng trứng đến các chỉ tiêu ấp nở và sinh trưởng của gà con giống Lương Phượng nuôi tại nông hộ
6. Trần Xuân Hạnh và Tô Thị Phấn, 2002. 109 bệnh gia cầm và cách phòng trị. NXB Nông Nghiệp. 372 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: 109 bệnh gia cầm và cách phòng trị
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp. 372 trang
7. Trần Thị Ngọc Hân, 2011. Khảo sát ảnh hưởng của lứa tuổi gà mái Lương Phượng và trọng lượng trứng đến một số chỉ tiêu ấp nở của trứng. Luận văntốt nghiệp chuyên ngành Thú y, Trường ĐHNL Tp.HCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát ảnh hưởng của lứa tuổi gà mái Lương Phượng và trọng lượng trứng đến một số chỉ tiêu ấp nở của trứng
8. Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 2003. Ấp trứng gia cầm bằng phương pháp thủ công và công nghiệp. NXB Nông Nghiệp, 147 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ấp trứng gia cầm bằng phương pháp thủ công và công nghiệp
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
9. Dương Vũ Ngọc Minh, 2005. Ảnh hưởng của chế phẩm gừng - tỏi - nghệ đến khả năng sản xuất của một số nhóm gà Tàu Vàng. Luận văn tốt nghiệpchuyên ngành Thú y, Trường ĐHNL Tp.HCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của chế phẩm gừng - tỏi - nghệ đến khả năng sản xuất của một số nhóm gà Tàu Vàng
10. Nguyễn Thị Phước Ninh, 2011. Giáo trình bệnh truyền nhiễm chung và gia cầm. Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh truyền nhiễm chung và gia cầm
11. Lương Thanh Sơn, 2010. Khảo sát ảnh hưởng của trọng lượng trứng đến chất lượng trứng và một số chỉ tiêu ấp nở của trứng gà lương phượng. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Thú y, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát ảnh hưởng của trọng lượng trứng đến chất lượng trứng và một số chỉ tiêu ấp nở của trứng gà lương phượng
12. Đinh Văn Tam, 1999. Khảo sát khả năng sản xuất và sức sống của một số nhóm giống gà thả vườn nuôi tại trại thực nghiệm Trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Thú y, TrườngĐại Học Nông Lâm Tp.HCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát khả năng sản xuất và sức sống của một số nhóm giống gà thả vườn nuôi tại trại thực nghiệm Trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
13. Trịnh Thị Hồng Thắm, 2003. Khảo sát sức sản xuất và tỷ lệ ấp nở của gà Tàu Vàng, Lương Phượng tại Trại Gà Trung Tâm Nông Lâm Ngư Trường Đại Học Nông Lâm TpHCM. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Thú y, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát sức sản xuất và tỷ lệ ấp nở của gà Tàu Vàng, Lương Phượng tại Trại Gà Trung Tâm Nông Lâm Ngư Trường Đại Học Nông Lâm TpHCM
14. Nguyễn Thị Thao, 2008. Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm gừng - tỏi - nghệ trong chăn nuôi gà thả vườn. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Thú y, Trường ĐHNL Tp.HCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm gừng -tỏi - nghệ trong chăn nuôi gà thả vườn
15. Hồ Văn Thế, 2011. Khảo sát khả năng sinh sản của gà Lương Phượng và con lai LS (Lương Phượng x Sasso) tại trại thực nghiệm gia cầm Thống Nhất Đồng Nai (Viện Chăn Nuôi). Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Thú y, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát khả năng sinh sản của gà Lương Phượng và con lai LS (Lương Phượng x Sasso) tại trại thực nghiệm gia cầm Thống Nhất Đồng Nai (Viện Chăn Nuôi)
16. Lâm Minh Thuận, 2004. Chăn nuôi gia cầm. Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi gia cầm
17. Đàm Xuân Thủy, 2002. Khảo sát ảnh hưởng của lứa tuổi đến các chỉ tiêu ấp nở của trứng gà Lương Phượng tại xí nghiệp chăn nuôi gà Phước Cơ. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Thú y, Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát ảnh hưởng của lứa tuổi đến các chỉ tiêu ấp nở của trứng gà Lương Phượng tại xí nghiệp chăn nuôi gà Phước Cơ
18. Nguyễn Dương Trọng, 2006. Nghiên cứu sử dụng chế phẩm tự nhiên thay thế kháng sinh trong chăn nuôi gà Lương Phượng. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Thú y, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sử dụng chế phẩm tự nhiên thay thế kháng sinh trong chăn nuôi gà Lương Phượng
19. Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc và cs, 2004. Kết quả chọn tạo 3 dòng gà LV 1 , LV 2 , LV 3 . Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học – công nghệ, phần Chăn nuôi gà. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả chọn tạo 3 dòng gà LV"1", LV"2", LV"3
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
20. Card and Nesheim, 1970. Poultry production, 11 th edition. In: Lea and Febiger, Hard Cover, New York, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Poultry production, 11"th" edition
21. Rose, S.P, 1997. Principles of Poultry Science. In: CAB International, New York, USA.INTERNET Sách, tạp chí
Tiêu đề: Principles of Poultry Science

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w