THIẾT KẾ GIÁO ÁN THEO CHƯƠNG TRÌNH VNEN CHỦ ĐỀ: EM HÁT DÂN CA (3 TIẾT)

12 228 0
THIẾT KẾ GIÁO ÁN THEO CHƯƠNG TRÌNH VNEN  CHỦ ĐỀ: EM HÁT DÂN CA (3 TIẾT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THIẾT KẾ GIÁO ÁN THEO CHƯƠNG TRÌNH VNEN CHỦ ĐỀ: EM HÁT DÂN CA (3 TIẾT) I. MỤC TIÊU 1. KIẾN THỨC HS hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Lí dĩa bánh bò biết hát kết hợp gõ đệm, vận động theo nhạc, đánh nhịp... HS hiểu biết về cấu tạo của Gam thứ, Giọng thứ và biết vận dụng vào trong quá trình học hát và tập đọc nhạc. HS làm quen với giai điệu bài hát nước ngoài qua bài TĐN số 2 HS biết sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân và cảm thụ bài hát Hò kéo pháo. 2. KỸ NĂNG Biết trình bày bài hát Lí dĩa bánh bò theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,...kết hợp vận động theo nhịp, tập làm quen cách đặt lời mới cho bài hát Lí dĩa bánh bò bài tập đọc nhạc TĐN số 2 Nghe và nhận biết được tính chất của giọng thứ, phân biệt được sự khác nhau giữa giọng thứ và giọng trưởng, vận dụng thực hành trong quá trình học hát và học tập đọc nhạc HS đọc giai điệu kết hợp với gõ đệm, đánh nhịp....bài TĐN số 2; hát diễn cảm lời ca bài TĐN số 2 3. THÁI ĐỘ: Giáo dục HS biết yêu thích những làn điệu dân ca của Việt Nam và các nước khác. HS biết trân trọng những nhạc sĩ nổi tiếng của dân tộc cũng như thêm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc. 4. NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG Năng lực thực hành âm nhạc Năng lực hiểu biết âm nhạc Năng lực cảm thụ âm nhạc Năng lực trình diễn âm nhạc Năng lực sáng tạo âm nhạc II NỘI DUNG Học hát: Bài Lí dĩa bánh bò Dân ca Nam Bộ Ôn tập bài hát: Lí dĩa bánh bò Nhạc lí: Gam thứgiọng thứ Tập đọc nhạc: TĐN số 2 Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 2 Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo III. CHUẨN BỊ Chuẩn bị của GV: + Nhạc cụ quen dùng. + Đệm đàn bài Lí dĩa bánh bò và bài TĐN số 2 + Hát thuộc lời, đúng giai điệu bài Lí dĩa bánh bò + Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan, trống con… + Tranh ảnh minh họa cho bài hát. + Một số hình ảnh về nhạc sĩ Hoàng Vân. + Máy nghe và băng, đĩa nhạc ... Chuẩn bị của HS: + Sách Âm nhạc 8, vở ghi bài. + Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan, trống con… TIẾT 1 Học hát: Bài Lí dĩa bánh bò Dân ca Nam Bộ A. KHỞI ĐỘNG HS quan sát một số hình ảnh về vùng đất Nam Bộ. HS lắng nghe giai điệu một số bài hát dân ca . + Lí cây bông + Lí con cúm núm HS trình bày một bài hát dân ca Nam Bộ mà em biết. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động chung cả lớp Quan sát bài hát và nêu các kí hiệu âm nhạc có trong bài. GV trình diễn bài hát kết hợp với nhạc đệm của đàn. Hoạt động cá nhân HS nêu cảm nhận về nội dung của bài hát. Thực hiện chia câu bài hát Câu 1: Hai tay bưng dĩa í a bánh bò, giấu cha giấu mẹ chân đi khé né tối trời sợ té lén đem cho trò Câu 2: ì i í i i trò là trò đi thi í i i trò. Tình tính tang tang là trò là trò đi thi í i ì i í ì. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động chung của cả lớp HS lắng nghe giáo viên đàn, khởi động giọng với thang 5 âm. Tập hát từng câu theo lối móc xích. Tập hát câu thứ nhất: HS lắng nghe giáo viên đàn giai điệu, tập hát vài lần kết hợp với đàn và thực hiện sửa sai (nếu có) Tập hát câu thứ hai: HS lắng nghe giáo viên đàn giai điệu, tập hát vài lần kết hợp với đàn, kết hợp sửa sai (nếu có). HS hát ghép toàn bài Hoạt động nhóm HS thực hiện hát theo tổ, nhóm, cá nhân… theo sự hướng dẫn của giáo viên HS tự luyện tập hát kết hợp vận động theo nhạc hoặc gõ đệm theo phách. GV hướng dẫn học sinh thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát Các nhóm học sinh lần lượt trình bày phần đã luyện tập của mình trước lớp. GV nhận xét đánh giá phần trình diễn của học sinh, động thời động viên khen ngợi giúp các em thực hiện tốt hơn những lần sau. Hoạt động chung cả lớp HS trình bày toàn bài hát kết hợp vận động theo nhạc HS tập hát đối đáp và hòa giọng Người hát Câu hát HS nữ Hai tay bưng dĩa í a bánh bò, HS nam Giấu cha giấu mẹ chân đi khé né tối trời sợ té lén đem cho trò Cả lớp ì i í i i trò là trò đi thi í i i trò. Tình tính tang tang là trò, là trò đi thi í i ì i í ì. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động nhóm HS hát đúng giai điệu, thể hiện đúng sắc thái tình cảm của bài hát để có thể hát trước lớp, kiểm tra định kì…. HS hát bài hát kết hợp với vận động theo nhạc và phụ họa cho bài hát hoặc gõ đệm theo phách. HS có thể vừa hát vừa kết hợp trò chơi dân gian của Nam Bộ Hoạt động với cộng đồng Từ bài hát các em có thể tham gia sinh hoạt của lớp các buổi sinh hoạt của nhà trường và có thể tham gia trong các cuộc thi văn nghệ do nhà trường và địa phương tổ chức. E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG HS hãy kể tên một số bài hát dân ca Nam Bộ mà em biết HS có thể vừa hát và vừa thể hiện kết hợp trò chơi dân gian của vùng đất Nam Bộ Vì sao chúng ta phải gìn giữ và phát triển dân ca Dựa vào bài hát Lí dĩa bánh bò HS vẽ 1 bức tranh minh họa cho bài hát. TIẾT 2 Nhạc lí: Gam thứ, giọng thứ Tập đọc nhạc: TĐN số 2 I. NỘI DUNG 1 Nhạc lí: Gam thứ, giọng thứ A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động chung cả lớp HS quan sát lại cấu tạo hệ thống gam trưởng I II III IV V VI VII (I) 1c 1c 12c 1c 1c 1c 12c HS trả lời câu hỏi: + Em hãy cho biết cấu tạo của hệ thống 7 bậc âm trên là cấu tạo của gam gì? B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động chung cả lớp 1. Gam thứ: GV cho HS quan sát công thức cấu tạo gam thứ và trả lời câu hỏi I II III IV V VI VII (I) 1c 12c 1c 1c 12c 1c 1c + Thế nào là gam thứ? + So sánh sự giống và khác nhau giữa gam thứ và gam trưởng? GV giúp HS hình thành khái niệm gam thứ. HS xem cấu tạo của gam La thứ và và một số gam thứ khác. Hoạt động nhóm 2. Giọng thứ: HS trả lời câu hỏi: + Theo em, giọng thứ được hình thành từ đâu? Cho ví dụ? + Em hãy nêu những tính chất của giọng thứ? GV giúp HS hình thành khái niệm giọng thứ. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động chung cả lớp HS đọc thang âm La thứ theo đàn HS nghe câu hỏi và trả lời: + Nếu một gam thứ có bậc III là nốt Son, em hãy thử gọi tên của gam đó? + Em hãy gọi tên của một gam thứ khi biết bậc VII của gam đó là nốt Son? HS nhận biết được một số bài hát trong SGK Âm nhạc 8 được viết ở giọng thứ. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động chung cả lớp HS biết và áp dụng được tính chất của gam thứ giọng thứ trong học hát và học TĐN HS cảm nhận và trình diễn được những tính chất của giọng thứ trong hoạt động ca hát, văn nghệ….. E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Hoạt động nhóm HS quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi: TÍNH CHẤT ÂM NHẠC GIỌNG TRƯỞNG GIỌNG THỨ Vui tươi, sôi nổi… Trong sáng, rộn ràng… Êm dịu, sâu lắng… Du dương, trữ tình… + Khi so sánh tính chất âm nhạc giữa giọng trưởng và giọng thứ, ta thấy có điều gì thú vị? II. NỘI DUNG 2 Tập đọc nhạc: TĐN Số 2 Trở về Suri entô (Trích) Bài hát Italia A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HS nghe qua một số trích đoạn và kể tên bài TĐN nước ngoài nào em đã học? HS xem qua một số hình ảnh về đất nước Italia. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động chung cả lớp HS nghe bài TĐN số 2 “Trở về Surientô”(GV trình bày) Hoạt động cá nhân HS tìm hiểu bài TĐN số 2 để trả lời câu hỏi + HS tìm hiểu về một số kí hiệu âm nhạc có trong bài (ôn tập lại nhịp 34) + Chia bài TĐN làm 4 câu: Câu 1: Biển hiền hòa lớp sóng đẹp bao la. Câu 2: Lòng ta như rộn vang ngàn câu ca. Câu 3: Ôi đất nước xinh tươi những mộng đời. Câu 4: Tha thiết trong tâm hồn bao người. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động chung cả lớp HS khởi động giọng: Gam La thứ Đọc âm liền bậc: LaSiĐôRêMiPhaSonLa và ngược lại. Đọc âm chính: LàĐôMiLá…………..LáMiĐôLà Tập đọc nhạc theo từng câu: + Tập câu thứ nhất: HS nghe GV đàn giai điệu. GV bắt giọng, cả lớp đọc nhạc, gọi vài HS đọc lại câu thứ nhất. GV gọi HS nhận xét và đọc lại đúng câu nhạc đó. + Tập câu thứ hai: Tương tự câu thứ nhất. + Đọc nhạc nối tiếp câu thứ nhất và câu thứ hai. GV chỉ định HS đọc nối tiếp câu 1, câu 2. + Tập đọc nhạc câu 34 tương tự như câu 12 Hoạt động nhóm: Tập đọc cả bài + HS đọc nhạc đều theo giai điệu đàn + GV giúp HS sửa một số lỗi sai khi đọc nhạc. + GV gọi một vài nhóm trình bày đọc nhạc trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, GV kết luận. Hoạt động chung cả lớp Ghép lời bài ca. Hát theo nhạc đệm. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động nhóm HS TĐN số 2, kết hợp gõ đệm hoặc vỗ đệm theo phách; thể hiện rõ phách mạnh, phách nhẹ. Chia lớp ra làm 2, một nửa hát lời, nửa còn lại đọc nhạc, phối hợp gõ đệm nhịp 34 E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Hoạt động nhóm Các nhóm HS thảo luận theo hoạt động sau: + Kể tên những bài TĐN được viết ở nhịp 34 mà em đã học. + Kể tên một số bài TĐN khác mà em đã học. TIẾT 3 Ôn tập bài hát: Lí dĩa bánh bò Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN Số 2 Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò Kéo pháo I. NỘI DUNG 1: Ôn tập bài hát Lí dĩa bánh bò A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hát chung cả lớp bài Lí dĩa bánh bò B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động theo nhóm Tập đặt lời mới cho bài hát Lí dĩa bánh bò C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động chung cả lớp: Hát hòa giọng có lĩnh xướng Lần 1: Cả lớp hát hòa giọng Lần 2: + 1HS lĩnh xướng: Hai tay bưng dĩa......cho trò + Cả lớp: Hát câu còn lại Hoạt động theo nhóm Các nhóm trình bày lời ca mới của bài hát lí dĩa bánh bò được chuẩn bị trước ở nhà. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động chung cả lớp Hát lời gốc kết hợp gõ đệm theo nhịp Hoạt động nhóm Hát lời mới kết hợp vận động theo nhạc E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Hoạt động nhóm và cá nhân Kể tên một số bài dân ca Nam bộ mà em đã biết? II. NỘI DUNG 2: Ôn tập TĐN số 2 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Đọc Gam La thứ chung cả lớp B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động chung cả lớp Đọc nhạc theo hình thức nối tiếp + Nhóm 1: La si đô.....rê la la; + Nhóm 2: La si đô.... Si đô la. + Cả lớp hát lời Hoạt động cá nhân 1 2 HS đọc nhạc D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động chung cả lớp Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo nhịp Hoạt động nhóm Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 34 E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Hướng dẫn học sinh về nhà tập đặt lời mới cho bài TĐN số 2 III. NỘI DUNG 3:Âm nhạc thường thức:Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò Kéo pháo A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động chung cả lớp Học sinh lắng nghe giai điệu và nhận biết 1 số bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân: Ca ngợi Tổ Quốc, Em yêu trường em B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động chung cả lớp: + Học sinh biết sơ lược về nhạc sĩ Hoàng vân; + Học sinh lắng nghe bài hát Hò kéo pháo Hoạt động nhóm: + Học sinh tìm hiểu thêm một số thông tin về nhạc sĩ Hoàng vân; + Học sinh tìm hiểu một số bài hát khác của nhạc sĩ Hoàng Vân Hoạt động cá nhân: + Bài hát Hò kéo pháo được nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác trong giai đoạn nào? + Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát Hò kéo pháo? C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động nhóm + Trình bày những thông tin về nhạc sĩ Hoàng Vân Hoạt động cá nhân + Học sinh cho biết hoàn cảnh sáng tác và nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát Hò kéo pháo. + Học sinh lắng nghe bài hát cảm nhận được giai điệu, tính chất và ý nghĩa bài hát Hò kéo pháo D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động chung cả lớp + Kể tên một số bài hát khác của nhạc sĩ Hoàng vân (có thể trình bày 1 trong các bài hát đó) Hoạt động nhóm: + Học sinh có thể hát một bài hát của Hoàng Vân + Một vài học sinh vận động minh họa minh họa theo bài hát hò kéo pháo E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Hoạt động cả lớp: + Kể tên một vài bài Lí ở Nam bộ + Vẽ bức tranh minh họa cho bài hát Hò kéo pháo

... Lí Nam + Vẽ tranh minh họa cho hát Hò kéo pháo MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THEO CHỦ ĐỀ MÔN HỌC: ÂM NHẠC CHỦ ĐỀ: EM HÁT DÂN CA Nội dung chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao... trả lời câu hỏi: TÍNH CHẤT ÂM NHẠC GIỌNG TRƯỞNG GIỌNG THỨ - Vui tươi, sôi nổi… - Êm dịu, sâu lắng… - Trong sáng, rộn ràng… - Du dương, trữ tình… + Khi so sánh tính chất âm nhạc giọng trưởng giọng... hiệu âm nhạc có (ơn tập lại nhịp 3/4) + Chia TĐN làm câu: Câu 1: Biển hiền hòa lớp sóng đẹp bao la Câu 2: Lòng ta rộn vang ngàn câu ca Câu 3: Ôi đất nước xinh tươi mộng đời Câu 4: Tha thiết tâm

Ngày đăng: 17/07/2018, 13:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - HS hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Lí dĩa bánh bò biết hát kết hợp gõ đệm, vận động theo nhạc, đánh nhịp...

  • II- NỘI DUNG

  • III. CHUẨN BỊ

  • MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THEO CHỦ ĐỀ

  • MÔN HỌC: ÂM NHẠC 8

  • CHỦ ĐỀ: EM HÁT DÂN CA

  • ĐỀ KIỂM TRA TỪ MA TRẬN

  • CHỦ ĐỀ : EM HÁT DÂN CA (Âm nhạc 8)

  • VẬN DỤNG CẤP ĐỘ THẤP

  • VẬN DỤNG CẤP ĐỘ CAO

  • Câu 2. Em hãy biểu diễn và thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát “Lí dĩa bánh bò”? (7đ)

  • II- NỘI DUNG NHẠC LÍ

  • NHẬN BIẾT

  • Câu 1. Thế nào là Gam thứ-Giọng thứ ? (4đ)

  • THÔNG HIỂU

  • Câu 2. a. Hãy viết công thức cấu tạo của Gam thứ ?(3đ)

  • b. Dấu hiệu nhận biết bài hát viết ở giọng La thứ.(3đ)

  • III. NỘI DUNG TẬP ĐỌC NHẠC

  • VẬN DỤNG CẤP ĐỘ THẤP

  • Câu 1: Hãy đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 2 kết hợp gõ đệm theo nhịp (7đ)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan