RÈN LUYỆN kỹ NĂNG nói CHUYỆN TRƯỚC CÔNG CHÚNG

16 2.4K 8
RÈN LUYỆN kỹ NĂNG nói CHUYỆN TRƯỚC  CÔNG CHÚNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạt động quản lý trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước có những đặc điểm riêng so với các tổ chức quản lý khác, vì vậy đòi hỏi phải có chuyên ngành tâm lý học qủan lý chuyên biệt. Theo hướng tiếp cận như vậy, có thể xem Tâm lý học quản lý hành chính nhà nước là một phân ngành của tâm lý học quản lý, chuyên nghiên cứu về những vấn đề trong tâm lý trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Chương 1 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ. I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ. 1. Khái niệm về tâm lý học quản lý Tâm lý học là một khoa học nghiên cứu những quy luật của tâm lý người. ngày nay tâm lý được vận dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: Tâm lý học : Tâm lý học lao động Tâm lý học sư phạm Tâm lý học sáng tạo Tâm lý học quản lý Tâm lý học quản lý là một chuyên ngành của tâm lý học, chuyên nghiên cứu những vấn đề trong hoạt động quản lý, nhằm làm cho hoạt động quản lý đạt được hiệu quả tối ưu. Tâm lý học quản lý : Tâm lý học quản lý kinh doanh, Tâm lý học quản lý sản xuất Tâm lý học quản lý quân sự Tâm lý học quản lý y tế Tâm lý học quản lý giáo dục Tâm lý học quản lý hành chính Hoạt động quản lý trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước có những đặc điểm riêng so với các tổ chức quản lý khác, vì vậy đòi 1 hỏi phải có chuyên ngành tâm lý học qủan lý chuyên biệt. Theo hướng tiếp cận như vậy, có thể xem Tâm lý học quản lý hành chính nhà nước là một phân ngành của tâm lý học quản lý, chuyên nghiên cứu về những vấn đề trong tâm lý trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. 2. Đối tượng của tâm lý học quản lý : Tâm lý học quản lý Đối tượng nghiên cứu là tâm lý của con người trong hoạt động quản lý. Tâm lý học quản lý nghiên cứu các hiện tượng tâm lý nẩy sinh trong hoạt động quản lý, các quy luật hình thành và ảnh hưởng của những hiện tượng này trong hoạt động quản lý con người. Tâm lý học quản lý hành chính nhà nước Đối tượng của tâm lý học trong quản lý hành chính Nhà nước là những quy luật nẩy sinh, biểu hiện và phát triển của những hiện tượng tâm lý con người trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. 3. Nhiệm vụ của tâm lý học quản lý - Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội của tập thể với tư cách là chủ thể của họat động quản lý : Ví dụ như: bầu không khí tâm lý tập thể, truyền thống tập thể, dư luận, tâm trạng tập thể, xung đột tâm lý trong tập thể, uy tín người lãnh đạo vv. - Nghiên cứu cơ sở tâm lý học trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý, lãnh đạo trong các lĩnh vực quản lý - Nghiên cứu những đặc trưng trong hoạt động giao tiếp, - Những vấn đề nhân cách của người quản lý, các phẩm chất tâm lý của người lãnh đạo, các phong cách lãnh đạo, - Những vấn đề tâm lý trong tập thể quản lý, ê kíp lãnh đạo, những con đường biện pháp, hình thành và phát triển nhân cách người lãnh đạo quản lý cũng như vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo. 2 - Nghiên cứu những vấn đề liên quan tới việc động viên, thúc đẩy họat động cá nhân và tập thể lao động Ví dụ như nhu cầu, động cơ làm việc, các định hướng giá trị xã hội, tâm thế các thành viên. - Nghiên cứu những vấn đề trong các tổ chức cán bộ, như việc tuyển chọn đánh giá sắp xếp cán bộ, trong công tác tư tưởng và công tác kiểm tra. Thực tế hiện nay có thể nghiên cứu những vấn đề sau + Những khó khăn thường gặp phải trong họat động của người lãnh đạo + Xung đột tâm lý trong hệ thống xã hội, giúp cho việc tìm ra những khâu có ý nghĩa nhất trong họat động. + Những vi phạm của người lãnh đạo đối với qui định về chức vụ, sự lạm quyền 4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý học quản lý. Về mặt lý luận: Tâm lý học quản lý giúp cho nhà quản lý một hệ thống lý luận, các qui luật chung nhất trong trong việc quản lý con người tránh được những sai lầm trong tuyển chọn cán bộ trong giao tiếp trong họach định kế họach quản lý. Về mặt thực tiễn - Giúp nhà quản lý hiểu được những người dưới quyền, giải thích được những hành vi của họ, dự đoán truớc họ hành động như thế nào trong tình huống sắp tới. Điều này rất cần thiết giúp cho việc tuyển chọn, sắp xếp sử dụng con người hợp lý. - Giúp cho nhà quản lý nắm được cách thức nhận xét đánh giá con người một cách đúng đắn, khách quan, giúp cho nhà lãnh đạo quản lý biết cách tác động mềm dẻo nhưng kiên quyết đến cấp dưới, đến từng cá nhân và tâp thể phát huy tốt đa tiềm năng của họ trong công việc thực hiện mục tiêu của tổ chức. 3 - Đối với nhân viên, cấp dưới, tri thức tâm lý học quản lý giúp họ hiểu được tâm lý của đồng nghiệp, cấp trên, và bản thân mình, biết cách ứng xử hợp lý, phát huy tối đa khả năng của mình trong tổ chức. Hiểu được tâm lý quản lý sẽ hoàn thiện mình hơn. Lịch sử nhân loại đã biết bao những thất bại đau đớn của nhiều nhà quản lý, lãnh đạo, kinh doanh họ là người có tài về chuyên môn nhưng do thiếu tri thức về tâm lý học quản lý nên có những phạm phải sơ suất trong lời nói, trong hành vi ứng xử đã dẫn đến những hậu quả tai hại. Một nhà tâm lý, nhà giáo dục giỏi có thể không phải là người lãnh đạo, quản lý giỏi nhưng ngược lại một người lãnh đạo, quản lý giỏi nhất thiết phải nắm vững và vận dụng tri thức tâm lý vào họat động lãnh đạo, quản lý II. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của tâm lý học quản lý 1. Thời kỳ cổ đại Những tư tưởng về quản lý đã được tìm thấy trong các tác phẩm triết học cổ của hy lạp Xôcrát đã đưa ra quan niệm về tính toàn năng của quản lý. Nghĩa là để quản lý được người quản lý phải uyên thâm về nhiều phương diện, kể cả trực tiếp thực thi công việc. Ông đã đề cập đến vai trò của người đứng đầu trong việc điều khiển công việc của cá nhân và tập thể Platôn (427-347) đã đưa ra những quan điểm quản lý con người nói chung và những yêu cầu đối với người đứng đầu - những người cai trị dân nói riêng. Ông là người đứng trên quan điểm đức trị trong quản lý. Ông đòi hỏi rất cao về phẩm chất đạo đức và năng lực của người đứng đầu, cần phải đào tạo họ một cách kỹ lưỡng để họ có năng lực chuyên môn và phẩm chất cần thiết. Quản Trọng của nước Tề đã đưa ra chính sách pháp trị để làm cho phú quốc bình cường. + Vua là người lập pháp trên cơ sở pháp trời và tình người 4 + Luật phải được công bố công khai, cụ thể không nên thay đổi nhiều. Chấp hành pháp luật phải nghiêm, phải chí công vô tư , vua tôi, sang hèn đều phải tuântheo pháp luật. + Chính sách điều hành đất nước phải dựa vào ý dân, làm cho dân giáu thì nước mới mạnh. + Dùng người phải dựa vào tài năng, không phân biệt nguồn gốc xuất thân, lễ, nghĩa, liêm, sỹ là 4 điều cốt yếu mà người trị quốc phải tu tỉnh và giữ gìn Những tư tưởng về quản lý với những quan điểm về việc sử dụng những yếu tồ tâm lý con người trong quản lý cũng xuất hiện sớm ở phương đông qua các học thuyết sau: 1. Thuyết lễ trị của Khổng Tử Khổng tử: (551-479TCN)Tư tưởng xuyên suốt trong học thuyết của Khổng tử là đức trị. Với mong muốn xây dựng một xã hội phong kíên có tôn tri trật tự từ trên xuống dưới, công bằng, nhân nghĩa và thịnh trị, con người sống trọng tình cảm, giữ lễ nghĩa, ông đã xây dựng học thuyết quản lý của mình nhằm phát huy những phẩm chất tốt đẹp của con người. Lãnh đạo- cai trị cai trị dân theo nguyên tắc đức trị của Khổng tử đòi hỏi. Người trên phải noi gương, kẻ dưới tự giác tuân theo, lấy phép nhân trị làm nề tảng cho học thuyết của mình. Trên cơ sở hiểu biết về nhân học và lịch sử, Khổng tử rất quan tâm đến người quản lý. Ông khuyên những người cai trị phải tu thân để trở thành người nhân, biết làm điều nhân, phát triển bằng nhân tâm. Ba phẩm chất họ phải đạt được đó là: Nhân, Trí, Dũng. Nhân là thương người, thương mình, lôi cuốn mọi người vào công việc. Trí là sáng suốt trong công việc, biết nghe phải trái, làm việc có kế họach, chỉ thị rõ ràng, dám chịu trách nhiệm. Dũng là ý chí, ý chí là gánh vác trách nhiệm trước cấp trên và nhân dân, không đổ lỗi cho người khác Ông cho rằng muốn thành công trong một lĩnh vực nào đấy, nhất là “tề gia, trị quốc”cần có chính danh. 5 Con người sinh ra có hai lọai: là quân tử thì có nghĩa, còn tiểu nhân thì chăm lo tư lợi. Muốn quản lý xã hội thì người quản lý là người hiền- tài, phải thu được lòng người, phải đúng đạo và tiết kiệm. Thuyết chính danh của Khổng Tử là một học thuyết chính trị và quản lý được đúc kết thành khái niệm” tam cương”( quan hệ vua - tôi, cha-con, vợ - chồng” để hướng tới một xã hội có trật tự theo ngôi thứ đã định sẵn. Chính danh trong quản lý là phải làm việc xứng đáng với danh hiệu, chức vụ mà người đó được giao. Muốn chính danh thì phải có nhân tâm, không xảo trá, lừa lọc, không lợi dụng chức quyền. Song làm quá trách nhiệm và danh vị thì coi như “ việt vị”. Ông cho rằng mầm mống của loạn lạc, bất ổn quốc gia là các hành vi việt vị của các quan đại thần, các tầng lớp cai trị. Nội dung thuyết đức trị có hạn chế là vị thế và vai trò của pháp chế và lợi ích kinh tế đối với xã hội không được coi trọng. Ngày nay nhìn lại chúng ta thấy tư tưởng quản lý của Khổng Tử có nhiều điểm bảo thủ và ảo tưởng, nhưng trong thời đại của ông, pháp luật còn rất hạn chế, quyền lực thực sự tập trung vào tay nhà vua và tầng lớp cai trị, con người dân nghèo đói không bảo vệ được chính mình, trong hòan cảnh đó, Khổng Tử muốn xây dựng một xã hội lý tưởng có trật tự từ trên xuống dưới, trong đó cần có sự gương mẫu của nhà quản lý. Như vậy những hạn chế trên đây không làm thuyên giảm giá trị của học thuyết này Học thuyết đức trị của Khổng tử được coi là học thuyết tiêu biểu trong quản lý nhà nước ở phương đông và cho đến nay vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến cách thức quản lý của nhiều nước Châu á trong đó có Việt nam. 2. Thuyết an dân của Mạnh Tử. Mạnh tử (372- 289) Là người kế tục học thuyết của Khổng tử, chủ trương dùng đức trị để cai trị dân, mơ ước về một xã hội bình đẳng tốt đẹp, một chế độ quân chủ đứng đầu là nhà vua biết chăm lo cải thiện đời sống của dân. Ông cho rằng cai trị là một nghề khó khăn, phức tạp, trị nước là một nghề cao quý nên người cai trị phải được tuyển chọn và đào tạo cẩn thận. 6 Ông nói: dân là đáng quí, sau đến xã tắc và cuối cùng mới là vua. Theo ông xã hội lọan lạc là do chính quyền tồi tệ chứ không phải do dân 3. Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử Hàn phi tử: đứng trên quan điểm pháp trị. Ông khen chính sách đức trị là đẹp, ông lại coi nó là không thực tế quản lý đất nước theo ông phải dựa vào pháp luật. Bởi vì pháp luật là công cụ điều khiển xã hội. Pháp luật không phân biệt các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Ông cho rằng hình phạt là phương thức tất yếu để ngăn ngừa những hành động có hại cho đất nước. Việc tuyển chọn người, dùng người cai trị người phải dựa vào pháp, tuy nhiên pháp cũng phải biến đổi cho phù hợp với thời thế. Ông đòi hỏi cao ở người cai trị dân, họ phải là người biết kết hợp hài hoà giữa Pháp- thuật - thế Về chữ thuật, ông giải thích hai nghĩa: là kỹ thuật, cách thức tuyển dụng và kiểm tra năng lực của quan lại, tâm thuật là mưu mô để che mắt người khác, không cho họ biết tâm ý của mình. Như vậy mới trừ được gian, dùng được người. Giải thích chữ thế: Hàn Phi Tử mở rộng quan điểm của mình về nhà nước, ông cho rằng lịch sử xã hội lòai người luôn luôn biến đổi, không có chế độ xã hội nào là vĩnh viễn, kẻ cầm quyền phải căn cứ vào nhu cầu khách quan đương thời và xu thế của thời cuộc mà lập ra chế độ mới. Học thuyết pháp trị còn nêu lên nguồn gốc giàu nghèo trong xã hội là do bất bình đẳng sinh ra. Như vậy ngay từ thời cổ đại đã xuất hiện những tư tưởng, những quan điểm về quản lý. Tuy nhiên việc xây dựng những học thuyết về quản lý thì chỉ gần đây mới xuất hiện. Đặc biệt là từ khi chũ nghĩa tư bản ra đời. 2. Giai đoạn từ thế kỷ XVIII. Từ thế kỷ XVIII, ở phương tây, toàn bộ đời sống xã hội đã thay đổi một cách căn bản do sự ra đời của nền văn minh công nghiệp, làm nẩy sinh nhu cầu về một phương pháp quản lý có hệ thống. a) Nghiên cứu của nhà tâm lý học F. Taylor 7 Học thuyết quản lý theo khoa học gắn liền với tên tuổi của Phrederic W. Taylor (1856- 1915). Học thuyết này nhằm xác định một cách khoa học các phương pháp tốt nhất nhằm thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào trong quản lý và để lựa chọn, đào tạo, khuyến khích các nhân viên. Quan điểm học thuyết “sản xuất theo dây chuyền” là phải có sự chuyên môn hoá cao trong thao tác của người lao động. Mỗi người trong tổ chức dây chuyền lao động được qui định từng thao tác, từng chức năng chi tiết, chặt chẽ từng giờ, từng phút, không có thao tác thừa, không có sự trùng lặp, ai vào việc nấy nên rất tiết kiệm thời gian và sức lực Năm 1911, dựa vào kinh nghiệm làm việc của mình tại các nhà máy, Taylor đã đúc kết thành nguyên tắc quản lý theo khoa học. Những vấn đề cơ bản trong quản lý của Taylor là: - Tiêu chuẩn hoá công việc - Chuyên môn hoá công việc - Quan niệm về con người kinh tế. - Quan tâm cải tạo các quan hệ trong quản lý, trong đó chủ trọng mối quan hệ giữa công nhân và máy móc, tính đến tính hợp lý của hành vi và những thao tác người lao động . Cách quản lý này đã tận dụng tối đa sức lao động của con người.Con người làm việc vừa căng thẳng vừa vừa đơn điệu trong những thao tác lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác dễ sinh ra chán nản, mất đi hứng thú làm việc, đây đó xẩy ra những trường hợp phá máy, lãng công rất tinh vi, đã buộc các nhà khoa học phải suy nghĩ. Họ thấy thiếu sót của chnủ yếu của cách tổ chức này là chưa thấy vai trò ý thức con người trong hệ thống sản xuất và quản lý, chưa thấy được ãnh hưởng của môi trường chung quanh đến tâm lý con người . b) Nghiên cứu của nhà tâm lý học người Pháp H.Fayol Có phương pháp nghiên cứu tương tự như F.Taylo nhưng họ đề xuớng những nguyên tắc lao động hợp lý, lao động có khen thưởng và 8 trả lương lao động theo sản phẩm. Tuyển chọn công nhân phù hợp với tính chất lao động Hiệu quả nghiên cứu của công trình này. + Số lượng công nhân giảm từ 2-> 3 lần + Năng suất lao động tăng từ 100% -> 200% Học thuyết Taylor và Fayol có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn quản lý lúc bấy giờ, nó đã khuyến khích các nhà quản lý đi tìm cách thức tốt nhất để quản lý con người và đã góp phần thiết thực vào nâng cao năng suất sản xuất và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp. tuy nhiên, do cùng xuất phát từ quan niệm triêt học về con nguời kinh tế, từ quan niệm duy lý hay hợp lý trong hành vi của con người, họ đã nhìn nhận con người một cách đơn giản, máy móc phiến diện. Chính vì vậy họ không nhìn thấy khả năng sáng tạo của công nhân, coi thường mối quan hệ giữa công nhân và người quản lý. Việc chuyên môn hoá lao động bằng cách chia nhỏ quá trình sản xuất thành những công đoạn nhỏ, công nhân không được tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, không được luân chuyển công việc khiến họ trở nên mệt mỏi, căng thẳng, không có hứng thú làm việc. Mô hình quản lý theo khoa học của Taylor ngày càng trở nên bất cập Vào những năm 20 của thể kỳ XX nẩy sinh ra nhu cầu cấp bách về một cách tiếp cận mới trong quản lý, quan tâm hơn yếu tố tâm lý xã hội và văn hoá tới những quan hệ con người, mở đầu cho sự ra đời của tâm lý học quản lý. 3.Sự ra đời của tâm lý học quản lý a) Mary Paker Follet (1868- 1933). Là nhà tâm lý rất quan tâm đến yếu tố tâm lý, xã hội của người lao động. Bà cho rằng trong quản lý cần phải quan tâm tới người lao động với toàn bộ đời sống của họ, không chỉ quan tâm đến lới ích kinh tế mà còn phải quan tâm đến cả đời sống tinh thần và tình cảm của họ. Bởi vì sự hoà hợp thống nhất giữa người quản lý và người lao động sẽ là nền tảng cũng chính là động lực cho sự phát triển của mọi tổ chức. Thực chất quản lý là tạo ra mối quan hệ tốt đẹp đó…. M. Follet đề cao mối quan hệ con người đề cao sự hợp tác, thống nhất giữa người lao động và người quản lý. Để xây dựng mối quan hệ như 9 vậy, theo bà cần phải xóa bỏ một số quan điểm quản lý truyền thống mà một trong những số đó là là việc sử dụng quyền lực được xuất phát từ kiến thức rộng và chuyên môn giỏi hơn của nhà quản lý b) Elton Mayo. Xây dựng học thuyết quan hệ con người trên cơ sở thực nghiệm tại nhà máy điện lực Hawthorne ở miền tây nước Mỹ. Ông cùng cộng sự của ông tại trường đại học Harvard đã tiến hành nghiên cứu hành vi của con người trong tình huống công việc tại nhà máy này. + Mục tiêu ban đầu của thí nghiệm này là nghiên cứu những ảnh hưởng của những điều kiện vật chât với sản xuất như nhiệt độ, ánh sáng, thời gian nghỉ dài hơn, - Lúc đầu người ta làm thay đổi ánh sáng trong 3 phân xưởng rồi so sánh kết quả nhưng không rút ra được một kết luận nào cả - Về sau người ta lựa chọn một số công nhân tương đối đồng bộ, rồi chia ra nhóm làm việc ở hai cơ sở ngăn cách nhau hoàn toàn Một nhóm thí nghiệm thay đổi ánh sáng trong lúc làm việc Nhóm đối chứng; ánh sáng được giữ nguyên Kết quả thực nghiệm: Năng suất lao động hai nhóm đều tăng. Sau đó cả hai nhóm đều làm việc dưới ánh sáng tự nhiên như trước khi thí nghiệm và năng suất cũng vẫn tăng. Cuối cùng người ta vẫn thấy rằng năng suất của nhóm thí nghiệm luôn luôn tăng, mặc dù ánh sáng giảm xuống chỉ bằng ánh sáng của trăng. Do đó người ta kết luận có yếu tố tâm lý, quan hệ giữa người với người có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động. + Tiếp đến là nghiên cứu phòng thí nghiệm lắp ráp rơ le Các nhà nghiên cứu chọn hai công nhân và sau đó cho họ tự chọn 4 công nhân theo ý mình tạo thành mốt nhóm lắp ráp rơ le điện thoại gốm 16 linh kiện, các công nhân được khám sức khiỏe định kỳ và có người theo dõi quan sát ghi nhận. Thí nghiệm thực hiện từ 1927 – 1932. Trong quá trình đó điều kiện làm việc được thay đổi như sau: 10 . phẩm. Tuyển chọn công nhân phù hợp với tính chất lao động Hiệu quả nghiên cứu của công trình này. + Số lượng công nhân giảm từ 2-> 3 lần + Năng suất lao. tình người 4 + Luật phải được công bố công khai, cụ thể không nên thay đổi nhiều. Chấp hành pháp luật phải nghiêm, phải chí công vô tư , vua tôi, sang hèn

Ngày đăng: 08/08/2013, 20:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan