Nếu bạn muốn có một kỹ năng giao tiếp, nói trước công chúng bằng kỹ năng thuyết trình thì bạn phải ghi nhớ những điều sau đây.. Và những điều này cũng áp dụng trong - Hiểu mục đích của b
Trang 1Kỹ năng giao tiếp – Nâng cao kỹ năng thuyết trình trước công chúng
Trang 2Nếu bạn muốn có một kỹ năng giao tiếp, nói trước công chúng bằng kỹ năng thuyết trình thì bạn phải ghi nhớ những điều sau đây Và những điều này cũng áp dụng trong
- Hiểu mục đích của buổi thuyết trình
- Thông điệp rõ ràng, súc tích
- Chuẩn bị kỹ càng
- Truyền tải thông điệp sinh động
Trang 3
Biết mình cần phải đạt những gì
Trước khi bắt đầu buổi thuyết diễn, bạn cần phải hiểu rõ điều mình muốn nói, đối tượng người nghe và lý do họ muốn nghe bạn nói Hãy hỏi bản thân mình 6 câu
hỏi: Ai? Cái gi? Như thế nào? Khi nào? ở đâu? Tại sao?
Ai là đối tượng bạn nhắm đến? Đâu là sở thích và giá trị của họ? Điểm chung của
họ là gi? Họ đặc biệt ra sao?
Bạn muốn truyền đạt điều gì? Cách duy nhất là hỏi chính bản thân mình về “tiêu
chuẩn thành công” Làm sao biết mình đã truyền tải thong điệp thành công không hay không?
Truyền tải thông điệp như thế nào là tốt nhất? Bạn nên sử dụng cả ngôn ngữ và
các giác quan khác Lập kế hoạch cho phần mở đầu, giữa, và kết thúc Nếu thời gian và địa điểm cho phép, hãy xem xét và chuẩn bị những thiết bị hình ảnh minh họa
Khi nào? Thời gian là yếu tố quan trọng Hãy tập kiểm soát thời gian để buổi diễn
thuyết của bạn mọi người đánh giá và nghe hiểu chính xác Có lúc cần phải nói cũng như có lúc cần giữ yên lặng bởi “sự yên lặng có khi còn quý giá hơn một giai điệu dở”
Trang 4Ở đâu? Trong đầu bạn, ngữ cảnh giao tiếp sẽ ra sao? Có lẽ bạn nên dành chút thời
gian để thăm quan phòng họp trước, sắp xếp lại bàn ghế hoặc hiệu chỉnh âm thanh nghe nhìn thử xem
Tại sao? Để đảm bảo mọi người đều chăm chú lắng nghe bài thuyết trình, bạn cần
phải biết vì sao họ muốn nghe bạn nói, điều họ muốn nghe là gi?
Trang 5
Trình bày ngắn gọn
Trang 6Khi thuyết trình, có khi nói ít lại truyền tải được nhiều hơn là trình bày dài dòng Chỉ cần điểm qua các tiêu đề lớn của từng mục bởi đơn giản dù có nói chi tiết thì khán giả cũng chẳng thể nào trở thành chuyên gia ngay được chỉ qua 1 buổi thuyết trình Nếu bạn dùng máy chiếu để trình bày, hãy giới hạn nội dung của mỗi phần bằng các gạch đầu dòng, tiêu đề hay một biểu đồ đơn giản
Chuẩn bị trước
Mọi người thường không quan tâm lắm đến khâu chuẩn bị nhưng trên thực tế, đó lại là khâu quan trọng nhất để giúp chúng ta giao tiếp thành công Nếu có thể, bạn nên lập ra một danh sách những việc cần làm và thời gian cụ thể cho buổi diễn thuyết, sau đó tuần tự chuẩn bị cho từng việc đã liệt kê Lưu ý đến từng phần và chuẩn bị kỹ để chắc chắn bài diễn thuyết của bạn sẽ đạt hiệu quả tốt
Dĩ nhiên không ai có thể lường hết được mọi tình huống nhưng nếu chuẩn bị chu đáo sẽ khả năng thành công sẽ cao hơn, mang đến kết quả tốt dù bằng lời nói hay văn bản
Diễn thuyết hùng hồn
Mặc cho bạn chuẩn bị kỹ càng đến mức nào, các thông tin ngắn gọn súc tích ra sao, nhưng nếu bạn không biết cách giao tiếp hoặc truyền tải, thì buổi diễn thuyết của
Trang 7bạn xem như đã hỏng Một số thủ thuật hữu ích để giúp bài diễn thuyết của bạn sinh động hơn:
- Tận dụng ví dụ để giải thích quan điểm của bạn
- Tận dụng ngôn ngữ cơ thể – đừng trốn sau bục phát biểu
- Đừng nói quá nhanh Đôi khi ngừng lại một chút sẽ có hiệu quả hơn
- Lên xuống giọng một cách hợp lý để không gây nhàm chán cho thính giả
- Dùng các biểu đồ và hình minh họa để bài thuyết trình sinh động hơn