Nói chuyệntrướccôngchúng gây ấntượng
Nói chuyệntrước đám đông là một nghệ thuật và chúng ta chỉ có thể thành công
với nghệ thuật này khi có những bí quyết. Khi đã trang bị cho mình những bí quyết
này, bạn sẽ không còn cảm thấy sợ hãi, hồi hộp khi đứng trước đám đông đó nữa.
Bí quyết đó là gì?
Khám phá ra cách làm mọi người cười, gật đầu và lắng nghe kỹ lưỡng là việc bạn
cần làm vì không gì có thể làm bạn bình tĩnh lại nhanh chóng hơn là một thính giả
tỏ ra hứng thú.
Hãy cố gắng ‘chạm’ vào họ chứ đừng cố gắng gâyấntượng cho thính giả.
Mọi người không thích bị gâyấn tượng. Họ muốn được tôn trọng. Những người
mới bắt đầu diễn thuyết có cảm giác thôi thúc phải gâyấntượng cho thính giả, họ
giả định rằng điều này sẽ làm những quan điểm của họ nghe có vẻ ấn tượng.
Nhưng nếu những lời nói hoặc hành động của bạn cho thấy "Tôi giỏi hơn bạn",
mọi người sẽ không quan tâm đến những điều bạn nói.
Nguyên tắc này cũng là cơ sở cho nguyên tắc diễn thuyết hiệu quả khác: "Mặc
giống như thính giả của bạn, nhưng chỉ đẹp hơn một chút."
Hãy kể những câu chuyện
Mọi người yêu thích những câu chuyện, cả trẻ em lẫn người lớn. Những câu
chuyện làm chúng ta tự hỏi; chúng ta muốn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, giữ cho
chúng ta lắng nghe, thậm chí là say mê.
Sự lặp lại là có hiệu quả.
Nếu điều đó đáng để nói, nó cần được lặp đi lặp lại. Nguyên tắc cũ – " Nói những
điều bạn sẽ nói chúng, sau đó nói chúng, sau đó nói những điều bạn đã nói" phàn
ánh những giới hạn của trí nhớ của chúng ta. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh
rằng bạn cần lặp lại nhiều hơn 1 lần để mọi người tin những điều họ đã nghe –
ngay cả nếu họ nghe chúng từ cùng một người, và ngay cả nếu họ xem xét đến sự
đáng tin của người đó.
Hãy nhìn vào mắt thính giả.
Mọi người sẽ quan tâm nếu bạn thực sự muốn giúp đỡ thính giả của bạn bằng cách
cung cấp thông tin hoặc thúc đẩy họ, hoặc cải thiện cuộc sống của họ – họ sẽ quan
tâm và lắng nghe. Nhưng họ chỉ sẽ quan tâm nếu bạn làm.
Đôi mắt của bạn là tất cả. Chúng ta không tin những người không nhìn vào mắt
chúng ta – ngay cả nếu đôi mắt của bạn nằm trong số hơn 200 đôi mắt trong một
căn phòng. Chúng ta xem đôi mắt như cửa sổ tâm hồn, và mọi người đánh giá
chúng ta từ đôi mắt.
Nếu bạn nhìn vào mắt mỗi người chỉ trong một vài giây, bạn làm cho mỗi thính giả
cảm thấy họ quan trọng – một cảm giác mà mọi người đều khao khát. Nó cũng làm
mỗi thích giả cảm thấy có liên quan; nó làm bài trình bày của bạn có cảm giác
giống như một buổi trò chuyện hơn là kể chuyện.
Vì lý do này, hãy hạn chế những phương tiện hình ảnh. Chúng phá vỡ sự tiếp xúc
mắt và làm bạn có vẻ như đang nóichuyện với cái màn hình chứ không phải với
thính giả của bạn.
Chuẩn bị những vấn đề.
Sự chuẩn bị còn hơn cả việc làm một bài trình bày có vẻ bóng bẩy. Bài trình bày
quá bóng bẩy thực sự có thể làm thính giả cảm thấy là nó giả dối, thậm chí là vô
hồn. Nếu bạn đã dành hàng tiếng đồng hồ để học hỏi về những người bạn đang nói
chuyện, bạn sẽ truyền những thông điệp lôi cuốn nhất mà bạn có thể đối với người
đó: Bạn quan trọng đối với tôi.
Ngắt giọng biểu cảm.
Con người yêu âm nhạc. Một bài diễn thuyết nổi bật nghe du dương, thánh thót; nó
trôi chảy và lên xuống, chạm vào những nốt khác nhau và sử dụng tốt những sự
ngắt giọng và sự im lặng.
Hãy tuân theo quy tắc của 7
Có một lý do giải thích tại sao chỉ có 7 quy tắc trên: Bộ não và trí nhớ của chúng ta
có những giới hạn. Chúng ta có thể nhớ lại số điện thoại có 7 chữ số. Khi đưa ra
mã số vùng, chúng ta trở nên bất lực. Vì vậy chúng ta không nên nêu ra nhiều hơn
7 vấn đề. ( Nghiên cứu gần đây cho thấy, nêu ra chỉ 3 hoặc 4 vấn đề thì có hiệu quả
tốt hơn.)
Tuy nhiên, bạn cũng phải biết rằng cuộc diễn thuyết hay trò chuyệntrước đám
đông của bạn chỉ thực sự thành công khi bạn chuẩn bị tốt trước khi bắt đầu cuộc
nói chuyện.
Sau đây là một vài cách có thể giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt.
Chọn đề tài làm bạn hứng thú
Nếu bạn có thể, hãy chọn những đề tài gây hứng thú cho bạn. Nếu đề tài đó đã
đuợc người khác chọn, hãy tìm một cách tiếp cận mà bạn cảm thấy thú vị. Việc này
cho thấy rằng bạn đã nghiên cứu và chuẩn bị rất kĩ cho đề tài này, dù thế nào đi
nữa thì bạn vẫn có thể tự hào về nó.
Khi trình bày, hãy nói bằng tất cả sự nhiệt tình của mình, người nghe nhất định sẽ
thích thú khi lắng nghe những điều mà bạn nói.
Hãy làm quen với nơi sẽ diễn thuyết
Bạn nên cố gắng làm quen với nơi mình sẽ diễn thuyết như phòng họp, lớp học,
khán phòng, bữa tiệc. Nếu có thể hãy luyện tập từ một đến vài lần trước khi diễn
thuyết. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi trình bày trước đám đông.
Đề nghị những vật dụng hỗ trợ
Bạn có thể yêu cầu những vật dụng hỗ trợ nếu như bạn là người tàn tật. Bên cạnh
đó bạn có thể yêu cầu sự thay đổi nếu điều đó giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Bạn có thể yêu cầu một cái bục, một chai nước, thiết bị âm thanh hoặc chỗ ngồi ,
nếu có thể… bất cứ thứ gì có thể giúp bạn bình tĩnh khi đứng nói chuyệntrước
đám đông.
Nếu có thể, hãy cung cấp bản liệt kê nội dung cho người nghe
Bạn cảm thấy thế nào khi tham gia một buổi diễn thuyết, ở đó người nghe được
phát một bản tóm tắt nội dung và người nghe chỉ có việc ngồi nghe người diễn
thuyết đọc lại. Chắc chắn bạn sẽ không thể nào nhớ hết những điều được nói đến.
Tốt nhất là bạn nên gửi đến người nghe một bản liệt kê những mục mà bạn sẽ đề
cập đến. Như vậy thì người nghe sẽ có thể nhớ hết những vấn đề mà bạn diễn
thuyết.
Hãy chuẩn bị cho những câu hỏi chất vấn
Trong những tình huống như đám cưới, đám ma, lễ kỉ niệm, chắc chắn sẽ không có
những câu hỏi chất vấn. Tuy nhiên, trong môi trường công việc thì những câu hỏi
chất vấn hóc búa không phải là một điều lạ… Đối với những câu hỏi chất vấn,
trước hết bạn cần bày tỏ sự trân trọng, đánh giá cao câu hỏi đó bằng những cách
như: " Tôi đánh giá cao câu hỏi của anh, chị". Hoặc "Rất cảm ơn câu hỏi của anh
chị". Sau đó, bạn có thể trả lời câu hỏi theo cách nghĩ của mình. Nếu những câu
hỏi nào bạn không thể trả lời, hãy thừa nhận điều đó và hãy nói rằng bạn sẽ xem
xét lại sau. Trước khi trình bày, bạn cần phải dự trù trước những câu hỏi khó và
ngay cả những lời chỉ trích để không bị bối rối khi nói.
Luyện tập
Ngay cả những người có kinh nghiệm cũng phải luyện tập rất nhiều trước khi họ có
thể đứng diễn thuyết trước đám đông. Luyện tập diễn thuyết từ 10 đến 20 lần sẽ
giúp bạn tự tin hơn. Nếu bài nóichuyện của bạn bị giới hạn thời gian, trong khi
luyện tập hãy điều chỉnh thời gian cho phù hợp với nội dung bài nóichuyện của
mình. Không luyện tập thường xuyên sẽ làm mai một sự tự tin của bạn.
Nhìn nhận khuyết điểm
Khi luyện tập trước gương, bạn có thể nhờ một người bạn xem xét và đánh giá
hoặc có thể quay phim lại. Từ đó bạn có thể nhận ra đuợc mình còn yếu ở điểm
nào, cần phải hoàn thiện gì. Qua đó bạn có thể tìm được một phong cách trình bày
thích hợp cho mình. Đây là một cách tốt để xác định các thói quen khi bạn hồi hộp,
để từ đó có thể hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, nếu điều này càng làm cho bạn
thêm hồi hộp thì tốt nhất là bạn nên bỏ qua bước này.
Hãy hình dung sự thành công ở trước mặt
Não bộ của chúng ta là một cơ quan khá thú vị, nó không thể phân biệt sự khác
nhau giữa những hoạt động thực và ảo. Các vận động viên đỉnh cao đã dùng điểm
này để hoàn thiện khả năng của mình. Giống như vậy, bạn cũng có thể hoàn thiện
khả năng diễn thuyết của mình bằng cách tưởngtượng ra một khán phòng đầy ắp
khán giả đang lắng nghe bạn nói. Biết đâu một ngày nào đó những điều mà bạn
tưởng tượng lại trở thành sự thật thì sao.
Sự chuẩn bị cẩn thận cho một bài thuyết trình sẽ giúp cho bạn cảm thấy tự tin hơn
khi nói. Đó không chỉ là những cách giúp bạn hoàn thiện khả năng diễn thuyết của
mình mà đó còn là những phương pháp giúp bạn xử lí sự lo lắng hồi hộp trong
cuộc sống hàng ngày.
Sưu tầm internet
. Nói chuyện trước công chúng gây ấn tượng
Nói chuyện trước đám đông là một nghệ thuật và chúng ta chỉ có thể thành công
với nghệ thuật. Nói những
điều bạn sẽ nói chúng, sau đó nói chúng, sau đó nói những điều bạn đã nói& quot; phàn
ánh những giới hạn của trí nhớ của chúng ta. Các nhà nghiên