15 quy tắc vàng trong nghệ thuật nói chuyện trước công chúng Quên, lúng túng, là điều thường gặp khi trình bày. Lúc này, nên nói chậm lại để làm khớp lại vấn đề. Chẳng hạn, bạn có thể bám vào ý tưởng sau cùng mà bạn vừa phát triển trong khi tìm lại mạch trình bày. Hai ngày trước đó 1) Ghi ý tưởng ra giấy Sau khi đã liệt kê tất cả những ý tưởng muốn đề cập, bạn hãy soạn ra một sơ đồ để từ đó có thể theo dõi một cách thật tự nhiên (logic). Bạn có thể loại bớt một vài ý tưởng để giữ cho phần trình bày của bạn được gắn bó. Bạn cũng nên chuẩn bị vài mẩu chuyện hay cách nói ẩn dụ đểm làm cho sự diễn đạt có vẻ ứng khẩu tự nhiên. 2) Lặp lại to giọng Hãy đọc to bài nói chuyện để ghi nhớ cũng để xem nó có dài lê thê hay buồn bã không. Nên đứng trước gương để xem bạn có nói nhanh, đơn điệu hay quá kịch liệt chăng. Buổi sáng cùng ngày 3) Chọn trang phục thích hợp Trang phục tốt là trang phục thích nghi với công chúng và nhất là làm cho bạn thoải mái. Nếu bị dị ứng với cà vạt, bạn chớ nên đeo vào ngày này. Nên chọn các trang phục mà bạn thường mặc: rộng và nhẹ để không quá nóng. Tránh bó người trong chiếc quần dài hay một chiếc váy khiến bạn không thể thở nổi. 4) Ăn nhẹ Không có gì tệ hại hơn là vừa nói chuyện mà bụng vừa đói meo hay sôi lên sùng sục. Nên nhấm nháp chút gì đó để tỉnh táo, dĩ nhiên phải ăn thứ dễ tiêu. Trước khi bắt đầu, bạn cũng có thể nhai một mẩu đường hay chocolate. Không nên uống rượu bia, nước có gaz, cà phê vì chúng có thể khiến bạn nói năng không suôn sẻ. Dĩ nhiên, uống một li nước là tốt. Năm phút trước khi bắt đầu 5) Nên vào phòng vệ sinh Trút bầu tâm sự, nhìn qua một lượt trang phục, răng, cửa quần và nút áo có đóng khuy kĩ chưa? Cà vạt, cổ áo có bẻ gập đúng chưa. 6) Bỏ hết đồ vật trong túi ra 7) Hít, thở Thư giãn bằng cách thở sâu, thở bằng bụng là cách hiệu quả nhất. Hít vào sâu bằng cách phình bụng và thở ra thật dài trong khi tập trung tư tưởng. 8) Làm thông giọng Trong khi tìm cách tập trung trước khi nói chuyện, bạn có thể đứng yên một chỗ, nhưng tốt hơn là nói vài câu với cử tọa chung quanh. Điều này không chỉ cho phép bạn thư giãn mà còn là cách để "khởi động" và thông giọng cho rõ ràng. Trong khi trình bày 9) Nên bắt đầu bằng một câu hài hước Không nên bắt đầu một cách nghiêm trang quá. Hãy vào đề bằng một câu nói hài hước, một giai thoại để thu hút sự chú ý của thính giả và làm không khí đỡ căng thẳng. Sau đó hãy trình bày với mỗi thính giả bằng cách nhìn vào mắt họ và tìm cách thuyết phục họ với tư cách cá nhân. Nếu phòng rộng và có nhiều người, bạn nên lần lượt "ghé mắt" vào tất cả. 10) Nói ít, nhưng nói hay Cũng như việc pha trò, những câu nói ngắn gọn lại là những câu hay nhất. Loại bỏ những gì thừa thải và hãy dùng những từ ngữ mà ai cũng hiểu. Như thế, bạn không có nguy cơ đánh mất dần khá giả "ở giữa đường". Hãy tránh lối nói trích dẫn "như ông X đã nói " vì chúng chỉ làm nặng nề đề tài mà thôi. 11) Thay đổi giọng nói Để lôi cuốn thính giả, giọng nói cần rành rọt, thong thả. Do vậy, phụ nữ cần giữ cho giọng tương đối trầm và ngược lại, nam giới cần giữ giọng cho cao hơn một chút. Giọng nói phải thay đổi đa dạng như một cuộc trò chuyện thường ngày, với những lúc nghỉ, lúc nói nhanh và những thay đổi về âm điệu. 12) Hãy cử động Bằng cách phối hợp cử chỉ và lời nói, bạn sẽ thuyết phục được mọi người hơn. Bàn tay giữ một vị trí rất quan trọng, với điều kiện không để chúng vung vẩy đủ mọi hướng. Không nên ngại ngùng bước tới bước lui bày tỏ các thí dụ bằng điệu bộ và đôi lúc sử dụng tấm bảng để phác họa các sơ đồ nhỏ trực tiếp. Tuy nhiên cũng đừng lạm dụng quá. 13) Duy trì sự chú ý của công chúng Mở miệng ngáp, ghế kêu răng rắc, nhiều người tụm năm tụm ba nói chuyện đó là những dấu hiệu cho thấy công chúng bắt đầu mệt mỏi. Không có gì tốt hơn là bạn hãy nói nhanh để kết thúc mau hơn. Hãy phát triển một thí dụ khôi hài sử dụng một ẩn dụ độc đáo để làm cho mọi người cười. Nhờ cách này sự chú ý của thính giả sẽ tự trở lại. 14) Hãy nói chậm khi có sự cố Quên, lúng túng, là điều thường gặp khi trình bày. Lúc này, nên nói chậm lại để làm khớp lại vấn đề. Chẳng hạn, bạn có thể bám vào ý tưởng sau cùng mà bạn vừa phát triển trong khi tìm lại mạch trình bày. 15) Nở nụ cười khi kết thúc Kết thúc tốt đẹp là kết thúc kèm theo một nụ cười và một câu nói vui nhộn. Điều tốt nhất mà bạn có thể hy vọng là một tràng cười vang lên trong phòng. Điều này sẽ để lại một kỉ niệm tốt đẹp, nhưng không xóa nhòa mục đích thật sự của bài nói chuyện. . 15 quy tắc vàng trong nghệ thuật nói chuyện trước công chúng Quên, lúng túng, là điều thường gặp khi trình bày. Lúc này, nên nói chậm lại để làm khớp lại vấn. chú ý của công chúng Mở miệng ngáp, ghế kêu răng rắc, nhiều người tụm năm tụm ba nói chuyện đó là những dấu hiệu cho thấy công chúng bắt đầu mệt mỏi. Không có gì tốt hơn là bạn hãy nói nhanh. đường". Hãy tránh lối nói trích dẫn "như ông X đã nói " vì chúng chỉ làm nặng nề đề tài mà thôi. 11) Thay đổi giọng nói Để lôi cuốn thính giả, giọng nói cần rành rọt, thong thả.