Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới ban hành theo quyết định 19 đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới của cơ chế tài chính về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính trong các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp có thu. Tuy nhiên, trong một số nội dung hạch toán vẫn còn những bất cập. Bài viết này tác giả xin được đề cập đến nội dung tính giá và kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Vật liệu trong đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm các loại nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế. Dụng cụ bao gồm các loại dụng cụ, công cụ không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định.
Hoàn thiện phương pháp tính giá và hạch toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ trong đơn vị hành chính sự nghiệp Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới ban hành theo quyết định 19 đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới của cơ chế tài chính về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính trong các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp có thu. Tuy nhiên, trong một số nội dung hạch toán vẫn còn những bất cập. Bài viết này tác giả xin được đề cập đến nội dung tính giá và kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Vật liệu trong đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm các loại nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế. Dụng cụ bao gồm các loại dụng cụ, công cụ không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định. Để hạch toán vật liệu, dụng cụ kế toán sử dụng tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, TK153 “ Công cụ, dụng cụ”, chỉ hạch toán vào các tài khoản này giá trị của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ thực tế nhập kho, xuất kho. Các loại vật liệu mua về sử dụng ngay thì không được hạch toán vào tài khoản này. Theo quy định cụía chế độ kế toán hiện hành, hạch toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu dụng cụ phải theo giá thực tế. Việc xác định giá thực tế dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán cụîng được quy định cho các trường hợp cụ thể. Trong đó, giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ mua ngoài nhập kho được tính theo giá ghi trên hoá đơn. Các chi phí liên quan (chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, .) được ghi trực tiếp vào các tài khoản chi phí có liên quan đến việc sử dụng nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ (các tài khoản loại 6). Cụ thể: nếu nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ mua về nhập kho sử dụng cho hoạt động sự nghiệp thì chi phí liên quan đến mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ hạch toán vào tài khoản 661 “Chi hoạt động”; chi phí liên quan đến mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động dự án thì hạch toán vào tài khoản 662 “Chi dự án”; chi phí liên quan đến mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì hạch toán vào tài khoản 631”Chi hoạt động sản xuất kinh doanh”; chi phí liên quan đến mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng sản xuất theo đơn đặt hàng cụía Nhà nước thì hạch toán vào tài khoản 635 “ Chi sản xuất theo đơn đặt hàng cụía Nhà nước”. Tuy nhiên, theo nguyên tắc giá phí, thì việc xác định giá trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ phải theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc cụía nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Chi phí mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ bao gồm chi phí mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua và các chi phí khác liên quan đến mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua. Như vậy, việc hạch toán chi phí mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án, hoạt động sản xuất kinh doanh không ghi tăng giá trị vật liệu, dụng cụ nhập kho mà ghi trực tiếp vào các tài khoản chi phí có liên quan là chưa thật phù hợp với nguyên tắc giá phí. Do đó, để theo dõi, quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trong đơn vị hành chính sự nghiệp phù hợp với nguyên tắc giá phí, thì theo chúng tôi chi phí liên quan đến mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nên chăng phải được hạch toán vào giá trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho chứ không nên hạch toán vào các tài khoản chi phí liên quan đến việc sử dụng nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ (tài khoản loại 6). Việc tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài được tính như sau: - Giá trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ mua ngoài nhập kho sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án là tổng giá thanh toán trên hoá đơn cộng (+) chi phí liên quan (tổng giá thanh toán) cộng (+) thuế nhập khẩu (nếu có) trừ (-) giảm giá, chiết khấu thương mại. - Giá trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ mua ngoài nhập kho sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: + Đối với đơn vị hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, giá nhập kho là: giá mua ghi trên hoá đơn cộng (+) chi phí mua (không bao gồm thuế GTGT) cộng (+) thuế nhập khẩu (nếu có) - giảm giá, chiết khấu thương mại. + Đối với đơn vị hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, giá nhập kho là: tổng giá thanh toán trên hoá đơn cộng (+) chi phí mua (tổng giá thanh toán) cộng (+) thuế nhập khẩu (nếu có) - giảm giá, chiết khấu thương mại. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ liên quan đến mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ 1. Trường hợp mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho sử dụng cho hoạt động hành chính sự nghiệp, hoạt động dự án, hoạt động sản xuất theo đơn đặt hàng của Nhà nước căn cứ vào hoá đơn mua hàng kế toán ghi: a) Phản ánh giá mua: Nợ TK 152, 153: (nếu nhập kho) tổng giá thanh toán Nợ TK 661, 662, 635: (nếu đưa vào sử dụng ngay không nhập kho) tổng giá thanh toán Có TK 111, 112, 331, 461, 462, 465 .: tổng giá thanh toán b) Chi phí liên quan đến mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ được hạch toán như sau: Nợ TK 152, 153: (nếu nhập kho) tổng giá thanh toán Nợ TK 661, 662, 635: (nếu đưa vào sử dụng ngay không nhập kho) tổng giá thanh toán Có TK 111, 112, 331, 461, 462, 465 .: tổng giá thanh toán 2. Trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho sử dụng cho hoạt động hành chính sự nghiệp, hoạt động dự án, hoạt động sản xuất theo đơn đặt hàng của Nhà nước thuộc diện chịu thuế GTGT, căn cứ vào các chứng từ có liên quan kế toán ghi: a) Phản ánh giá mua và thuế nhập khẩu: Nợ TK 152, 153: (nếu nhập kho) giá mua + thuế nhập khẩu Nợ TK 661, 662, 635: (nếu sử dụng trực tiếp) giá mua + thuế nhập khẩu Có TK 333 (3337): Thuế nhập khẩu Có TK 111, 112, 331, 461, 462, 465 .: giá mua b) Thuế GTGT (nếu có): Nợ TK 152, 153: (nếu nhập kho) Nợ TK 661, 662, 635: (nếu sử dụng trực tiếp) Có TK 333 (3331): thuế GTGT phải nộp c) Chi phí liên quan đến mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ được hạch toán như sau: Nợ TK 152, 153: (nếu nhập kho) tổng giá thanh toán Nợ TK 661, 662, 635: (nếu sử dụng trực tiếp) tổng giá thanh toán Có TK 111, 112, 331, 461, 462, 465 .: tổng giá thanh toán 3. Trường hợp mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi: a) Phản ánh giá mua: Nợ TK 152, 153: giá chưa có thuế Nợ TK 631: (nếu dùng trực tiếp cho SXKD) Nợ TK 311(3113): thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 331 .:: tổng giá thanh toán b) Chi phí liên quan đến mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ được hạch toán như sau: Nợ TK 152, 153: giá mua Nợ TK 631: (nếu dùng ngay cho SXKD) Nợ TK 311(3113): thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 331, .: tổng giá thanh toán 4. Trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho hoặc tính trực tiếp vào chi phí kinh doanh là giá chưa có thuế GTGT, kế toán ghi: a) Phản ánh giá mua và thuế Nhập khẩu: Nợ TK 152, 153: (nếu nhập kho) Giá mua + thuế nhập khẩu Nợ TK 631: (nếu dùng ngay cho SXKD) Giá mua + thuế nhập khẩu Nợ TK 311(3113): thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 331, . : tổng giá thanh toán b) Thuế GTGT được khấu trừ: Nợ TK 311(3113): thuế GTGT được khấu trừ Có TK 333(3331): thuế GTGT phải nộp c) Chi phí liên quan đến mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ được hạch toán như sau: Nợ TK 152 (1521, 1526): giá mua Nợ TK 631: (nếu dùng trực tiếp cho SXKD) giá mua Nợ TK 311(3113): thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 331, .: tổng giá thanh toán 5. Trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: a) Phản ánh giá mua và thuế nhập khẩu: Nợ TK 152, 153: (nếu nhập kho) giá mua + thuế nhập khẩu Nợ TK 631: (nếu dùng trực tiếp cho SXKD) giá mua + thuế nhập khẩu Có TK 333 (3337): thuế nhập khẩu Có TK 111, 112, 331 . : giá mua b) Thuế GTGT phải nộp: Nợ TK 152, 153: (nếu nhập kho) Nợ TK 631: (nếu dùng ngay cho SXKD) Có TK 333 (3331): thuế GTGT phải nộp c) Chi phí liên quan đến mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ được hạch toán: Nợ TK 152, 153: tổng giá thanh toán Nợ TK 631: (nếu dùng trực tiếp cho SXKD) Có TK 111, 112, 331, . tổng giá thanh toán Hy vọng rằng những ý kiến đề xuất trên sẽ góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trong đơn vị hành chính sự nghiệp, phù hợp với các nguyên tắc kế toán Thạc sĩ Phạm Rin Đại học Duy Tân 184 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng admin . mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nên chăng phải được hạch toán vào giá trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho chứ không nên hạch toán vào. cụ kế toán sử dụng tài khoản 152 Nguyên liệu, vật liệu , TK153 “ Công cụ, dụng cụ , chỉ hạch toán vào các tài khoản này giá trị của nguyên vật liệu, công