giành cho sinh viên chuyên ngành GDTC
Trang 1PHẦN I LÝ THUYẾT ĐÁ CẦU I.1 Sơ lược lịch sử, thực trạng và xu hướng phát triển, ý nghĩa và tác dụng của môn đá cầu.
I.1.1 Sơ lược lịch sử đá cầu ở Việt Nam
a, Lịch sử của đá cầu
Những tư liệu đầu tiên về Đá cầu là vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyền tại Trung Quốc Người Trung Quốc đã chơi đá cầu (Ti Jian Zi) Ít nhất trong 1000 năm, môn thể thao này đã được chơi lần lượt tại các nước Châu Á Tại Việt Nam,
Đá cầu được hình thành và phát triển từ các trò chơi dân gian như tâng cầu, chuyền cầu….
Người ta cho rằng đá cầu phát triển từ môn thể thao Tsu Chu, môt môn thể thaogiông như là bóng đá Đá cầu đòi hỏi những tố chất như là sự nhanh nhẹn khéo léo củathể chất đồng thời cần sự tập trung khi tham gia Chính vì những điều này, từ rất lâu, đácầu được dùng như những bài học đầu tiên trong tập luyện quân sự ở Trung Quốc
Đây là một môn thể thao đơn giản Một vài đứa trẻ có thể làm được một quả cầu vớiđồng xu dùng để làm đế cầu và lông gà ở phần trên cua quả cầu Ngày này, môn thể thàonày được chơi ở mọi trường học ở Trung Quốc Đá cầu đã phát triển từ một hoạt độngluyện tập quân sự thời cổ xưa Rất nhiều vị tướng Trung Hoa cổ đã dùng môn này nhằmmục đích tập luyện và thư giãn cho quân đội Đá cầu bát đầu phát triển vào thời nhà Hán
và Tống (207 – 906) Từ thời nhà Tống (960 – 1278) môn thể thao này được đổi tên làChien Tsu, từ này theo tiếng Trung Quốc nghĩa là “mũi tên”
Môn thể thao này được chia ra làm hai loại: Đá cầu nghệ thuật và Đá cầu thi đấu
Cả hai loại hình này có chung một điểm là không để trái cầu rơi xuống đất Quả cầuđược đá bởi chân, đầu gối, đùi, thân mình, nhưng không bao giờ được dùng tay
Giải đầu mang tính quốc gia đầu tiên của đá cầu được tổ chức tại Trung Quốc vàonăm 1933 Tại đại hội thể dục thể thao toàn Trung Hoa, năm 1933, tại Nam Kinh, đá cầu,vật và một vài môn thể thao khác đã được coi là môn thể thao chính thức quốc gia (CộngHòa Trung Hoa) Từ năm 1984, đá cầu trở thành mộn thể thao quốc gia chính thức tạiTrung Quốc (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa) Năm 1984, một nhóm các cổ động viênnhiệt tình đã thành lập hội đá cầu không chuyên Vào năm 1994, hiệp hội này đổi tênthành liên đoàn đá cầu Hồng Kong
Đá cầu tới Châu Âu trước thế chiến thứ hai, khi mà các vận động viên điền kinhTrung Quốc đế từ tỉnh Giang Tô thực hiện môt màn trình diễn ở thế vận hội Olympic
Trang 2Beclin 1936 Người Đức và các quốc gia khác đã vô cùng ấn tượng, và họ đã bắt đầu học
và chơi môn thể thảo mang tính biểu diễn đó Giải vô địch đá cầu thế giới là một sự kiệnthường niên kể từ khi Liên đoàn đá cầu thế giới (ISF – International ShuttlecockFederation) được thành lập vào năm 1999 Từ đó, các quốc gia đã tiến hành tổ chức cácgiải đấu hàng năm
Theo thời gian, môn thể thao này đã thu được những sự nghi nhận đáng kể, nó đãđược đưa vào là môn thể thao thi đấu của Đại hội thể theo các nước Đông nam Á năm
2003 Các thành viên của ISF là Trung Quốc, Đài Loan Trung Quốc, Phần Lan, Đức, HàLan, Hungary, Lào, Việt Nam, Hy Lạp, Pháp, Rumani, Serbia … Trong đó, Trung Quốc
và Việt Nam được coi là hai nước mạnh nhất, trong khi đó Hungary và Đức là hai nướcđược coi là mạnh nhất Châu Âu Vào ngày 11 tháng 8 năm 2003, Phần Lan, Pháp, Đức,
Hy Lạp, Hungary, Romani và Serbia đã thành lập Liên đoàn đá cầu châu âu (SFE –Shuttlecock Federation of Europe) tại (Hungary)
b, Lịch sử đá cầu ở Việt Nam
Đá cầu được hình thành và phát triển từ các trò chơi dân gian như tâng cầu, chuyềncầu…
Đá cầu có một quá trình phát triển thăng trầm theo lịch sử dụng nước và giữ nướccủa dân tộc ta Có thời kỳ phát triển rực rỡ: từ Vua, quan quý tộc đến tầng lớp nhân dânlao động, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược….ở đâu môn đá cầucũng được ưa chuộng
Theo sử sách đã ghi chép và miêu tả thì Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan) lãnh tụ cuộckhởi nghiã chống quân xâm lược nhà Đường (Trung Quốc) – năm 722, đã khuyến khích
và tổ chức cho quân đội thường xuyên tập luyện, giải trí bằng trò chơi đá cầu nhằm rènluyện sức khoẻ và tinh thần cho binh sỹ Nhân dân quanh vùng (Vạn Xuân) dần dầncũng tập luyện đá cầu, phong trào ngày càng phát triển Trò chơi này thường xuyên được
tổ chức trong những ngày lễ mừng chiến thắng của dân tộc
Lịch sử đã ghi nhận: từ thế kỷ thứ VIII, ở vùng Vạn Xuân (Nam Đàn- Nghệ An),ngày xuân có tục lệ thi đá cầu rất sôi nổi và hào hứng Nó không những hấp dẫn đối vớingười chơi trong sân, mà còn thu hút đông đảo cả người xem cổ vũ bên ngoài
Đến thời nhà Lý, đất nước thái bình, mùa gặt hái xong cũng là lúc các cuộc vuichơi được tổ chức để mừng vụ mùa bội thu Trong các cuộc vui này, luôn có trò chơi đácầu, từ trong triều đến ngoài nội ai cũng mê đá cầu, thái tử cũng học đá cầu Nhà Vuacòn cho phép đá cầu trước bệ rồng tại điện Thiên An trong kinh thành
Trang 3Năm 1085, sau khi đánh tan quân xâm lược nhà Tống, nhà Lý đã tổ chức linh đìnhhội thi đá cầu mừng chiến thắng.
Đời Vua Lý Nhân Tông (1072-1127), đã quan tâm và tạo điều kiện khuyến khíchtrò chơi đá cầu phát triển Mùa xuân năm 1126 (mùng 1 tháng 2 năm Đinh ngọ), nhà Vuađến Thiên An xem các vương hầu đá cầu
Kế thừa đời nhà Lý, trò chơi đá cầu tiếp tục được phát triển ở thời nhà Trần, ở thờinày có Trương Hán Siêu nổi tiếng là người có tài đá cầu được Vua yêu, quan dân kính
nể, ông có biệt danh “thôn cầu cước”
Đời Vua Trần Anh Tông trị vì (1293-1314), có một vị quan tên là Trần Cư “giỏiđánh đàn, bắn cung và đá cầu được Vua quan và nhân dân nể phục Dựa vào kinhnghiệm của bản thân và tham khảo trong dân gian, ông đã viết ra một số lý thuyết của tròchơi đá cầu, có thể nói đây là những tài liệu đá cầu đầu tiên của Việt Nam, làm tiền đề đểnhững người chơi đá cầu sau này có thể tiếp thu, kế thừa và hoàn thiện cho môn đá cầungày nay
Ở thời nhà Trần, có quy định chính thức trong hệ thống giáo dục thể chất cho tầnglớp quý tộc, tướng sĩ trong quân đội, họ phải thường xuyên tập luyện “cưỡi ngựa, bắncung, đá cầu ”
Đến thời nhà Lê, trò chơi đã đến mức tài nghệ điêu luyện, có nhiều người chơi cầugiỏi
Đến thời nhà Nguyễn, trò chơi đá cầu vẫn được duy trì, người chơi cầu giỏi thường
là dân thành thị thuộc tầng lớp con nhà khá giả
Trải qua bao thăng trầm của dân tộc, trò chơi đá cầu vẫn tồn tại và phát triển rộngkhắp, nó mang đặc thù của từng giai đoạn lịch sử, theo truyền thống của từng địaphương (Bắc, Trung, Nam)
Thời Pháp thuộc, nhân dân ta sống trong cảnh cơ cực lầm than, những trò chơi dângian không có điều kiện phát triển, nhưng do sự ham hích của các tầng lớp nhân dân nêntrò chơi đá cầu vẫn tồn tại và lưu truyền trong dân gian Trong thời kỳ này, những tròchơi dân gian bị thu hẹp lại nhường chỗ cho các môn thể thao hiện đại: đua xe, đuathuyền, quyền anh, bóng đá…
Thời kỳ hoà bình lập lại (10/1954 – 4/1975), tuy được Đảng và nhà nước quan tâm,xong thực tế dân tộc Việt Nam phải đối mặt với cuộc chiến tranh với đế quốc Mỹ, chính
vì vậy những hoạt động thể thao nói chung và đá cầu nói riêng vẫn chưa có đủ điều kiện
Trang 4để phát triển, ở thời kỳ này trò chơi đá cầu tồn tại mang tính tự phát tại các trung tâm,trường học là chủ yếu.
Trong những năm 1972 – 1974, có tổ chức được một số giải tại các trường phổthông ở khu vực phía Bắc
Sau tháng 4/1975, đất nước thống nhất Đá cầu nói riêng và các môn thể thao nóichung được tạo điều kiện phát triển Trò chơi đá cầu đã từng bước được đặt đúng vị trícủa nó là một môn thể thao dân tộc
Từ cuối những năm 70 – đầu những năm 80 của thế kỷ XX, môn đá cầu đã từngbước được khôi phục và phát triển trở thành một môn thể thao dân tộc độc đáo nhờ rấtnhiều cá nhân tâm huyết Trong đó phải kể tới ông Nguyễn Khắc Viện (nhà văn hoá lớn),ông Đỗ Chỉ (GV văn người Bắc Giang), …… là những người có công lớn trong việkhôi phục môn đá cầu của dân tộc Ông Nguyễn Khắc Viện, có trích trong sách: “trong
võ thuật có nhiều đòn đá, và từ thời xa xưa chúng ta đã có trò chơi đá cầu Đây là hìnhthức tập luyện võ, vì khi đá cầu người tập phải sử dụng linh hoạt các thế trong cước pháp(đấu pháp bằng chân) để đá trúng vào mục tiêu rất nhỏ như đá gối, đá vòng cầu (cung),
đá cạnh bàn chân, đá hất, đá búng, đá móc, đá gót….”
Một trong những hình ảnh khó phai nhạt trong lòng những người hâm mộ: vàomùa hề năm 1983, BS Nguyễn Khắc Viện (ở độ tuổi 70) dẫn đầu đoàn VDV Hà Nộitham gia thi đấu giao hữu tại Hải Phòng Trong buổi khai mạc, ông đã tham gia biểu diễncác kỹ thuật cơ bản đá cầu trước sự ngưỡng mộ của của hàng ngàn khán giả
Tiếp theo phải kể đến là thầy giáo Đỗ Chỉ - giáo viên trường cấp 3 Ngô Sỹ Liên làngười có công lớn khi đặt những “viên gạch” đầu tiên cho phong trào Đá cầu Bắc Giang.Những người yêu thích môn Đá cầu Bắc Giang không thể quên hình ảnh người thầyybình dị luôn mang bên mình hành trang một cuộn dây làm lưới, vài quả cầu lông gà tựchế, đạp chiếc xe đạp "cà tàng" để đi đến khắp các trường học trong tỉnh vận động,hướng dẫn các học trò chơi môn Đá cầu với tất cả lòng say mê và nhiệt huyết
Vụ TDTT Quần chúng, đơn vị đầu tiên quản lý môn đá cầu, cũng được coi là nơihội tụ nhiều cán bộ tâm huyết với đá cầu như ông Lương Kim Trung, ông Trần Duy Ly,ông Trương Quang Trung (nguyên là các Vụ trưởng)…đã có công lớn cho việc thúc đẩy
sự ra đời “luật đá cầu”
Ngày 14/8/1985, bộ luật đầu tiên của môn đá cầu ra đời, mặc dù còn đơn giản chưađầy đủ, xong nó đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của đá cầu, từ một trò
Trang 5chơi dân gian trở thành một môn thể thao dân tộc Luật quy định môn đá cầu có 5 nộidung thi đấu cá nhân.
Bắt đầu từ năm 1986, tổ chức giải đá cầu đầu tiên:”Giải đá cầu báo thiếu niên tiềnphong lần thứ nhất” tổ chức tại Thị xã Bắc Giang Từ đây trở đi, giải đá cầu toàn quốc vàkhu vực hàng năm được tổ chức luân phiên tại nhiều địa phương trên cả nước
Năm 1990, đá cầu được đưa vào là một môn thi đấu chính thức tại Đại hội TDTTtoàn quốc lần thứ 2 tại Hà Nội Từ năm này, đá cầu có hệ thống thi đấu 2 giải lớn mộtnăm:
- Giải đá cầu vô địch quốc gia
- Giải đá cầu vô địch trẻ và thiếu niên toàn quốc
Năm 1992, đá cầu được đưa vào là môn thi đấu chính thức của ngày hội thể thaohọc đường, HKPĐ lần thứ III tại Đà Nẵng
Ngày 1/12/1993, Tổng cục TDTT ban hành Luật đá cầu mới gồm 6 chương 32điều, luật này cụ thể chi tiết hơn rất nhiều, đặc biệt có quy định quả cầu nhựa 93, tínhchất thi đấu cá nhân và đồng đội giống môn cầu lông
Năm 1999, giải đá cầu Quốc tế được tổ chức tại Hà Nội, thành lập Liên đoàn đácầu thế giới ISF
Cũng trong năm 1999, Việt Nam ban hành luật sửa đổi bổ xung lần thứ nhất, đưanội dung đá đội 3 người vào, tăng nội dung đá cầu lên 7 nội dung Bắt đầu áp dụng vàogiải vô địch toàn quốc tại Đà Nẵng
Năm 2000, tổ chức giải đá cầu vô định thế giới lần thứ nhất tại Hungary
Năm 2001, tại giải vô địch quốc gia tại Đồng Tháp, thay quả cầu 201, quả cầu dotác giả Vạn Ngọc- giảng viên Đại học Mỹ thuật Hà Nội làm ra….tăng kịch tính trongtrận
Năm 2002, sửa đổi bổ xung luật đá cầu lần thứ 2, làm rõ hơn 1 số điều trong luật.Cũng trong năm 2002, mở 2 lớp tập huấn trọng tài đầu tiên tại hai khu vực Tư Sơn (Bắc)
và Đồng Tháp (Nam)
Năm 2003, đá cầu được đưa vào Đại hội thể thao khu vực (Seagame 22) tại VĩnhPhúc, Việt Nam giành 7/7 bộ huy chương, góp phần vào thành công của đoàn thể thaoViệt Nam
Năm 2005, Uỷ ban TDTT quyết định đưa bộ môn đá cầu về Vụ TTC 2 quản lý, mở
ra bước ngoặt lớn cho đá cầu (hoà nhập quốc tế 100%)
Trang 6Năm 2006, tổ chức Giải đá cầu vô địch đồng đội toàn quốc (đồng đội nam và đồngđội nữ), đưa nội dung thi đấu của đá cầu lên 9.
Năm 2007, hướng tới mục tiêu phát triển môn đá cầu trên thế giới, luật 2007 ra đời,luật này áp dụng gần như 100% luật quốc tế Chính thức áp dụng tại giải vô địch toànquốc 2007 tại TT Huế
Tháng 8/2009, đá thử nghiệm nội dung đồng đội đôi trong giải vô địch đồng đội tạiBắc Giang, đưa số nội dung thi đấu của môn đá cầu lên 10
11/2009, đá cầu được đưa vào thi đấu chính thức tại AIG tổ chức tại Hà Nội, ViệtNam giành 5/6 bộ huy chương
Trải qua quá trình phục hồi và phát triển, đá cầu được lựa chọn là một môn họctrong trương trình nội khoá và ngoại khoá của các bậc học tại Việt Nam
I.1.2 Thực trạng và xu hướng phát triển đá cầu ở Việt Nam
a, Thực trạng vị trí môn đá cầu trong hệ thống các môn thể thao
Quá trình tồn tại, phát triển và hoàn thiện môn thể thao đá cầu ở nước ta có thể chiathành các thời kỳ sau:
+ Giai đoạn phát triển tự nhiên (khoảng từ năm 1960 về trước)
+ Giai đoạn hình thành ý tưởng và tổ chức thực hiện cải tiến như một trò chơimang tính thi đấu (khoảng năm1960 đến năm 1985)
+ Giai đoạn tương đối hoàn thiện và chính thức chuyển thành môn thể thao thi đấu(từ năm 1986 đến nay)
Môn đá cầu đã được các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương quan tâm
và tạo điều kiện phát triển, đồng thời nó được đông đảo các tầng lớp nhân dân đặc biệt làthế hệ trẻ tham gia tập luyện Trong quá trình khôi phục và phát triển môn đá cầu củaViệt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến những người có tâm huyết, đóng gópnhiều công sức cho việc duy trì từ một trò chơi đá cầu dần trở thành môn thể thao thi đấu Đó là nhà giáo Đỗ Chỉ(1) Nguyên là GV dạy thể dục Trường cấp II Ngô Sỹ Liên ở Thị
xã Bắc Giang và ông Giáp Văn Nhang nguyên là cán bộ của Phòng thể thao quần chúng
- Sở TDTT Hà Bắc (Cũ)
Trước xu thế phát triển của phong trào TDTT nói chung và thể thao dân tộc nóiriêng, được sự quan tâm của Tổng cục TDTT (nay là UB TDTT) và Vụ Thể thao quầnchúng - mà trực tiếp là Ông Lương Kim Chung nguyên là Vụ trưởng Vụ này và tập thểcán bộ của vụ cùng với Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện(2) nguyên là Giám đốc nhà xuất bảnNgoại văn đã lên đường sang Hà Bắc(Cũ ), để gặp gỡ trao đổi và thống nhất một số luật
Trang 7lệ của trò chơi đá cầu (chủ yếu là đá đôi) với ông Đỗ Chỉ và Ông Nhang Sau nhiều lầngặp gỡ, vừa động viên, giúp đỡ lẫn nhau vừa thống nhất một số quan điểm về luật lệcách tổ chức thi đấu trò chơi này có thể nói rằng đây là một trong những cơ sở banđầu cho sự ra đời của Luật đá cầu sau này Cho đến ngày hôm nay, những hình ảnh khó
có thể phai mờ trong tâm trí của người hâm mộ môn đá cầu đó là mùa hè năm 1983, Bác
sỹ Nguyễn Khắc Viện (lúc đó ngoài 60 tuổi) dẫn đầu đoàn VĐV đá cầu Hà Nội tham giathi đấu giao hữu tại Hải Phòng Trong ngày khai mạc, ông đã được mời tham gia biểudiễn các kĩ thuật cơ bản của môn đá cầu.Ông lần lượt thực hiện các kĩ thuật tâng cầubằng má trong, bằng má ngoài, bằng mu bàn chân kĩ thuật đỡ ngực, kĩ thuật đỡ đầu, kĩthuật chuyền cầu ở các tư thế khác nhau Mỗi khi ông thực hiện các kĩ thuật khó như đábúng, đá vẩy (Bây giờ gọi là búng cầu, giật cầu) ở các khoảng cách khác nhau làm ngườixem phải xiêu lòng thán phục Đặc biệt là với kĩ thuật điêu luyện của mình, ông đã dùngphần gót chân để tâng cầu, cứu cầu, chuyền cầu mà trước đây thường gọi là Talon Vớitài nghệ điều khiển quả cầu của mình, Ông đã để lại những hình ảnh đẹp luôn đậm néttrong lòng người hâm mộ đá cầu Ông là một trong những người có nhiều công lao đónggóp cho sự phát triển của môn đá cầu Việt Nam Cùng với sự khôi phục và phát triển củaphong trào đá cầu trong dân gian là sự quan tâm và đầu tư của Trung ương cũng như củađịa phương đã được thể hiện rất rõ trên các lĩnh vực như: Đầu tư về sân tập luyện, cáctrang thiết bị phục vụ cho tổ chức thi đấu nhưng điều đáng quan tâm nhất là: TC TDTT
đã cho ban hành bộ luật đầu tiên của môn đá cầu vào ngày14 tháng 08 năm 1985 Mặc
dù lúc này bộ luật còn đơn giản nhưng nó đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử môn
đá cầu (ở đây cũng cần lưu ý là trước đó đã có một số văn bản quy định về Luật đá cầu,nhưng mới chỉ phù hợp cho từng địa phương mà thôi, chưa có tính thuyết phục cao khi
sử dụng cho giải quốc gia) Sau khi Luật đá cầu được ra đời năm 1986, giải đá cầu chínhthức - đầu tiên được tổ chức với tên gọi là: "Giải đá cầu báo thiếu niên tiền phong lầnthứ nhất" Giải được tổ chức tại Thị xã Bắc Giang - Giải này có 3 đội tham gia đó là: Đội
Hà Nội, Hà Bắc (cũ), Đồng Tháp Đây là giải đầu tiên sử dụng quả cầu cao su trong thiđấu, tại giải này chưa có sự phân độ tuổi trong thi đấu, chưa có nội dung thi đấu của nữ.Cũng từ giải này trở đi hằng năm có các giải đá cầu lớn được tổ chức, đó là:
- Giải vô địch đá cầu toàn quốc
- Giải đá cầu trẻ toàn quốc
Đến năm 1990, môn đá cầu được đưa vào nội dung thi đấu chính thức của Đại hộiTDTT toàn quốc lần thứ hai - tại Hà Nội
Trang 8Để đáp ứng cho phong trào phát triển ngày càng sâu rộng của môn đá cầu Ngày01-12-1993, TC TDTT đã ký quyết định phê duyệt ban hành Luật đá cầu mới gồm 6chương 32 điều được áp dụng cho các giải thi đấu từ cấp cơ sở cho đến giải toàn quốc.Năm 1994 tại giả trẻ toàn quốc (tổ chức tại Hà Nội) có 9 đội tham gia là: Hà Nội, HàBắc (cũ), TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hải Hưng (cũ), Hải Phòng, QuảngNam - Đà Nẵng (cũ) (Có 46 VĐV trong đó có 13 VĐV nữ) Cũng trong năm 1994 giải
vô địch quốc gia được tổ chức tại Hà Nôi, có 7 đội tham gia: Hà Nội, Hà Bắc (cũ), TP
Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hải Hưng (cũ), Hải Phòng (Giải có 43 VĐVtrong đó có 18 VĐV nữ) Đây là giải lần đầu tiên phong cấp kiện tướng cho 4 VĐV và
13 VĐV đạt cấp I Cũng tại giải này lần đầu tiên áp dụng luật đá cầu ban hành ngày 12-1993 và đây là giải đầu tiên sử dụng quả cầu nhựa tiêu chuẩn (theo luật)
01-Tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ ba diễn ra tại TP Hải Phòng (từ ngày 05- 08đến 10- 08- 1995), môn đá cầu là một nội dung thi đấu chính thức của đại hội Tại giảinày có 11 đội của những trung tâm TDTT lớn về tham gia thi đấu như: Hà Nội, Hà Bắc(cũ), TP.Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hải Hưng (cũ), Hải Phòng, Quảng Ninh,CLB Quân đội, Bộ giáo dục và đào tạo, Bình Thuận Giải đã đón tiếp 67 VĐV tham giathi đấu các nội dung (có 24 VĐV nữ) Kết qủa của giải vô địch quốc gia được trao chocác VĐV các đoàn như sau: (Phong cấp kiện tướng cho 12 VĐV; cấp I cho 4 VĐV) Năm 1997, Giải Trẻ đá cầu quốc gia được tổ chức tại Khánh Hoà với 7 đội thamgia( có 65 VĐV- 31 VĐV nữ ) Gồm các tỉnh: Bắc Giang, Đồng Tháp, Bình Định, HảiPhòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, TP Hồ Chí Minh Tại giải lần này TC TDTT đã phongcấp I cho 7 VĐV Năm 1998, Giải vô địch đá cầu quốc gia được tổ chức tại thị xã HảiDương, với 8 đội tham gia (có 71 VĐV - 34 nữ
Năm 1999, Giải trẻ đá cầu quốc gia được tổ chức tại thị xã Bắc Giang, có 10 độitham gia (có 113 VĐV trong đó có 46 VĐV nữ ) Gồm các tỉnh: Đồng Tháp, Hải Phòng,Quảng Ninh, Thanh Hoá, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Liên hợpĐường sắt, Hải Dương.(Đây là giải áp dụng luật mới sửa đổi bổ sung ngày 3-5-1999.Lần đầu tiên đưa nội dung thi đấu ba người)
Năm 2000, Giải vô địch đá cầu quốc gia được tổ chức tại Quảng Ninh, có 9 độitham gia (có 63 VĐV trong đó có 28 VĐV nữ ) Gồm các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, HàNôi, Đồng Tháp, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, TP Hồ Chí Minh Tại giải lần này
TC TDTT đã phong cấp kiện tướng cho 6 VĐV; cấp I cho 17 VĐV Năm 2000, Giải trẻ
đá cầu quốc gia được tổ chức tại Đồng Tháp, có 9 đội tham gia (có 63 VĐV trong đó có
Trang 928 VĐV nữ ) Gồm các tỉnh: An Giang, Bắc Thái, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Nai, ĐồngTháp, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Quảng Bình, Nghệ
An, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tây, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Phú Yên, Lạng Sơn,Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Thái Bình, Tây Ninh
Năm 2001, Giải vô địch đá cầu quốc gia được tổ chức tại Đồng Tháp, có 7 độitham gia (gồm 68 VĐV trong đó có 35 VĐV nữ ) Đây là giải đầu tiên sử dụng quả cầu
đá Việt Nam - UB TDTT - 201 Tại giải lần này UB TDTT đã phong cấp kiện tướng cho
7 VĐV; cấp I cho 15 VĐV
Năm 2001, Giải trẻ đá cầu quốc gia được tổ chức tại Thanh Hoá, có 7 đội tham gia(gồm 80 VĐV trong đó có 33 VĐV nữ ) Tại giải này UB TDTT đã phong cấp I cho 8VĐV Gồm các tỉnh: Bắc Giang, Hà Nôi, Đồng Tháp, Hải Phòng, Quảng Ninh, ThanhHoá, TP Hồ Chí Minh
Năm 2002, Giải vô địch đá cầu quốc gia được tổ chức tại Khánh Hoà , có 9 độitham gia (gồm 84 VĐV trong đó có 29 VĐV nữ ) Gồm các tỉnh: Bắc Giang, Bộ GD và
ĐT, Hà Nôi, Đồng Tháp, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, TP Hồ Chí Minh, KhánhHoà Tại giải này UB TDTT đã phong cấp kiện tướng có 17 VĐV; cấp I cho 25 VĐV Phong trào tập luyện đá cầu phát triển hết sức nhanh chóng, không những chỉ ởtrong nước và khu vực mà còn ở các nước châu lục Đặc biệt là giải đá cầu thế giới lầnđầu tiên được tổ chức tại châu âu - Nước Hunggari năm 2000 Tại giải này đội tuyểnViệt Nam đã xuất sắc giành được 5 trên tổng số 7 bộ huy chương vàng Giành giải nhấttoàn đoàn Sau đó một năm - năm 2001 Đội tuyển Việt Nam đã bảo vệ thành công chức
vô địch của mình ngay trên đất nước Trung Quốc - Một cường quốc của môn đá cầu thếgiới Với 5 trên 7 bộ huy chương Giành giải nhất toàn đoàn Tháng 11 năm 2002 Giải
Vô địch đá cầu thế giới được tổ chức tại CHLB Đức Và một lần nữa đội tuyển Việt Namlại chứng minh vị trí số một của mình tại giải vô địch thế giới trước cường quốc đá cầunhư: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hungari Với 4 trên 7 bộ huy chương vàng.Tại SEA GAMES 22- Việt Nam là nước chủ nhà Tại đại hội này đoàn vận động viên đácầu Việt Nam đã dành trọn 7 bộ huy chương vàng về cho đất nước Một lần nữa khảngđịng vị trí Việt Nam trên đấu trường quốc tế về môn đá cầu Như vậy, trải qua một quátrình tồn tại và phát triển, môn đá cầu đã khẳng định được vị trí của mình cũng như cácmôn thể thao khác trong xã hội Đặc biệt trong những năm gần đây môn đá cầu đã trởthành một môn học trong chương trình nội khoá và ngoại khoá không chỉ ở các trường
Trang 10chuyên nghiệp mà còn có trong tất cả chương trình học ở các trường phổ thông trên toànquốc
Ngày nay môn đá cầu đã có hệ thống thi đấu chính thức hàng năm đó là :
- Giải vô địch quốc gia
- Giải trẻ toàn quốc
- Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc
- Giải dân tộc nội trú toàn quốc
b, Xu hướng phát triển của môn đá cầu
Môn đá cầu là một môn thể thao dân tộc nằm trong hệ thống thi đấu các môn thểthao của quốc gia Đây là một trong những nội dung được sử dụng để rèn luyện vàGDTC cho HS cũng như sinh viên trong các trường chuyên nghiệp ở Việt Nam Chính vìvậy mà môn đá cầu không những được các ngành, các cấp quan tâm mà đặc biệt là được
UB TDTT đầu tư và định hướng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu Đặc biệt làmôn đá cầu lần đầu tiên được Ban tổ chức thống nhất đưa vào chương trình thi đấu củaSEAGAMES tổ chức tại Việt Nam vào cuối năm 2003 Như vậy, từ chỗ chỉ là một tròchơi trong dân gian - rồi trở thành một môn thể thao dân tộc và từ đó cho đến nay môn
đá cầu đã không ngừng phát triển, nó đã không thể thiếu được trong hệ thống thi đấu cácmôn thể thao của quốc gia cũng như trên thế giới Bởi vì theo định kì hằng năm có cácgiải đá cầu được tổ chức như sau:
- Giải Dân tộc nội trú toàn quốc
- Giải của Hội khoẻ Phù Đổng quốc gia
- Giải Trẻ toàn quốc –
Giải Vô địch quốc gia
- Giải Vô địch thế giới
- Giải của Đại hội thể thao Đông Nam á (2003 tại Việt Nam)
I.1.3 Ý nghĩa tác dụng của đá cầu đối với người tập
Cơ thể con người là một khối thống nhất, các cơ quan trong cơ thể có liên hệ mậtthiết với nhau Bởi vậy khi tập luyện đá cầu sẽ tác động đến các tổ chức của các cơ quantrong cơ thể người tập Những ảnh hưởng và tác dụng đó được thể hiện qua các thay đổisau:
a, Phát triển sức khoẻ và các tố chất thể lực
Khi đá cầu đòi hỏi người tập phải vận động toàn thân như : Di chuyển, tâng cầu, đỡcầu, đá cầu tấn công, chuyền cầu, cứu cầu v.v , hai chân phải nhanh nhẹn, hoạt động tích
Trang 11cực, mắt phải tập trung quan sát, phán đoán đường cầu trên toàn sân để đưa ra quyếtđịnh khi tiếp xúc với cầu bằng kĩ thuật nào để có hiệu quả cao nhất Khi thực hiện các kĩthuật đá cầu đòi hỏi sự chính xác rất cao, vì đế quả cầu thì nhỏ, tốc độ bay của quả cầulại rất nhanh Do đó chỉ cần mắc sai sót là bị mất điểm Mặt khác khi chơi đá cầu, ngườichơi không chỉ sử dụng đôi chân mà còn phải sử dụng cả đầu, ngực để phối hợp mộtcách khéo léo khi xử lý các đường cầu khác nhau Trong thi đấu, ngoài thi đấu đơncòn có thi đấu đôi, thi đấu ba người Nên đòi hỏi các VĐV phải biết phối hợp ăn ý vớinhau thông qua các chiến thuật lúc thi đấu Đồng thời mọi người phải có khả năng baoquát xử lý các tình huống hết sức nhạy cảm, chính xác và thông minh thì mới đem lại kếtquả tốt.Vì vậy, đá cầu đòi hỏi người tập phải có kĩ thuật, chiến thuật hoàn chỉnh và phải
có sức khoẻ và thể lực tốt, tức là phải có các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sựkhéo léo Đặc biệt sức bền chuyên môn phải được phát triển tốt, bởi trong một trận đấukhi trình độ của các VĐV tương đương nhau thì VĐV nào có thể lực và có sức bềnchuyên môn tốt hơn sẽ là người quyết định kết quả của trận đấu Trong quá trình tậpluyện và thi đấu, người tập không ngừng hình thành và cũng cố các kĩ thuật động tác,các phản xạ có điều kiện, nhằm tăng cường khả năng phối hợp giữa hệ thần kinh trungương với các cơ quan vận động, các cơ quan nội tạng trong cơ thể để xây dựng các kĩnăng, kĩ thuật động tác, tiến tới hình thành kĩ xảo động tác Để đạt được điều này người
ta phải tiến hành tập luỵên thường xuyên, liên tục có hệ thống, khoa học và hợp lý Vớiphương châm: Luyện tập - thích ứng - phát triển Chính vì vậy, tuỳ từng đối tượng mà
sử dụng khối lượng vận động một cách hợp lí, phù hợp với khả năng tiếp thu của họ Đốivới người tập, khi đã tập luyện tích cực gần tới sức chịu đựng tối đa thì nó sẽ kích thíchtác dụng tới các hệ thống cơ quan như: Hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ vậnđộng Bởi vì khi thực hiện khối lượng vận động của bài tập, cơ quan vận động củangười tập phải hoạt động tích cực dẫn đến sự tiêu hao năng lượng lớn trong quá trìnhhoạt động Đồng thời với sự tiêu hao năng lượng này là nhu cầu cung cấp năng lượngcho cơ thể hoạt động Từ đó dẫn đến hàng loạt các phản ứng hoá học, sinh học xảy ratrong cơ thể người tập Khi vận động với khối lượng càng lớn trong thời gian càng dàithì quá trình ôxi hoá các axit amin, quá trình phân huỷ các ATP nhằm cung cấp nănglượng và thải các chất cặn bã ra ngoài càng phức tạp
Luyện tập một cách khoa học sẽ giúp cho hệ hô hấp phát triển, dung tích sống tănglên, tần số hô hấp giảm, tạo thuận lợi cho cơ thể vận động tốt trong cả thời kỳ ưa khí vàyếm khí Đối với hệ tuần hoàn, thông qua luyện tập có hệ thống và khoa học sẽ làm cho
Trang 12tim thích ứng với khối lượng vận động cao, khả năng giãn nở của các mao mạch tốt hơn,thuận lợi cho việc cung cấp vận chuyển năng lượng cho cơ thể hoạt động trong thời giandài, đồng thời cũng rút ngắn được thời gian hồi phục sau thời gian vận động Trong quátrình tập luyện đá cầu còn giúp cho người tập rèn luyện và phát triển cơ quan thị giác,bởi do đặc thù dụng cụ tập là quả cầu nhỏ, tốc độ khi bay nhanh Do đó người tập phảitập trung quan sát mới phán đoán chính xác được điểm rơi của quả cầu để thực hiện các
kĩ thuật, chiến thuật của mình Ngoài các tác dụng nêu trên, tập luyện môn đá cầuthường xuyên còn giúp cho người tập có được thể hình phát triển cấn đối, đặc biệt là hệthống cơ quan vận động như : cơ, xương, khớp và dây chằng thường xuyên được tôiluyện, giúp cho người tập bước vào những ngày học tập và làm việc mới một cách thuậnlợi hơn
b, Giáo dục phẩm chất đạo đức, ý chí:
Tập luyện và thi đấu TDTT nói chung và đặc biệt là môn đá cầu nói riêng (đặc thùcủa môn đá cầu trong thi đấu mang tính đối kháng rất cao, nhất là trong thi đấu đá đơn).Đòi hỏi người tập phải có sự nỗ lực khổ luyện, có ý chí, có nghị lực, có quyết tâm caothì mới mong có kết quả tốt Muốn dành được thắng lợi trong thi đấu, trước tiên ngườitập phải thắng được chính bản thân mình bằng sự cần cù chịu khó, linh hoạt sáng tạo,khắc phục khó khăn trong sinh hoạt, với đồng đội phải đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫnnhau trong luyện tập cũng như thi đấu Trong quá trình tập luyện, các thành viên trongđội phải luôn luôn có tinh thần tập thể, mà thực tế tinh thần này phải được duy trì và pháthuy ở mọi lúc mọi nơi (trong cuộc sống, trong tập luyện cũng như trong thi đấu).Nếukhông, chỉ cần một người không cố gắng là mọi nổ lực của toàn đội sẽ không đạt kết quảnhư mong muốn Chính vì vậy mà mọi thành viên đều phải tôn trọng đoàn kết gắn bóvới nhau, biết phát huy những điểm mạnh của từng cá nhân, khắc phục những mặt cònhạn chế để không ngừng phấn đấu vươn lên đạt được thành tích cao trong tập luyện vàthi đấu Ngoài việc không chỉ làm tăng thêm tinh thần đồng đội trong mỗi đơn vị thi đấu,
mà còn thông qua thi đấu đá cầu sẽ giúp cho các VĐV, các thành viên trong mỗi đội, mỗitỉnh, thành, ngành trong một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau để tăng thêm sựhiểu biết, thông cảm và tôn trọng nhau hơn.v.v Từ đó tăng cường tình đoàn kết, hữunghị giữa con người với con người, giữa các dân tộc với các dân tộc với nhau
I.2 Những điểm lưu ý trong luật đá cầu.
Trang 13I.2.1 Sân, dụng cụ thi đấu
Sân thi đấu là một mặt phẳng cứng hình chữ nhật có kích thước chiều dài 11,88m,chiều rộng 6,10m tính đến mép ngoài của đường giới hạn Sân thi đấu không bị vật cảntrong khoảng chiều cao 8m tính từ mặt sân
Các đường giới hạn:
- Đường phân đôi sân: Nằm ở phía dưới lưới, chia sân thành 2 phần bằng nhau
- Đường giới hạn khu vực tấn công cách 2,00m và chạy song song với đường phân
I.2.2: Lưới
2.1 Lưới rộng 0,75 mét, dài tối thiểu là 7,10m, các mắt lưới có kích thước là0,019m x 0,019m.Mép trên và mép dưới của lưới được viền bởi một băng vải gập đôirộng từ 0,04m đến 0,05m và được luồn sợi dây thường hoặc dây nylông giữ cho cănglưới Lưới được theo trên cột căng lưới, hai cột căng lưới được dựng thẳng đứng ở 2 đầuđường phân đôi của sân thi đấu Hai cột căng lưới phải để ngoài sân, cách đường biêndọc 0,50m
2.2 Chiều cao của lưới:
2.2.1 Chiều cao của lưới đối với nữ và nữ trẻ: 1,50m
2.2.2 Chiều cao của lưới đối với nam và nam trẻ: 1,60m
2.2.3 Chiều cao của lưới đối với thiếu niên: 1,40m
2.2.4 Chiều cao của lưới đối với nhi đồng: 1,30m
2.2.5 Chiều cao của đỉnh lưới ở giữa lưới được phép có độ võng không quá 0,02m
I.2.3.CỘT LƯỚI VÀ ĂNGTEN
3.1 Cột lưới phải cao tối đa: 1,70 mét
3.2 Vị trí của các cột lưới được dựng đứng hoặc chôn cố định trên đường phân đôisân kéo dài cách đường biên dọc sân là 0,50 mét
6,10m
Trang 143.3 Cột Ăngten: Có chiều dài 1,20m; đường kính 0,01m; cao hơn so với mép trêncủa lưới là 0,44m Trên cột Ăngten được vẽ bằng những mầu sáng tương phản với tiếtdiện 10cm.
I.2.4 QUẢ CẦU
- Được làm từ 2 phần: phần lông huặc chất liệu tổng hợp phía trên và phần đệmcao su phía dưới Phần đệm cao su gồm 3 lớp: lớp đệm trên, lớp đệm dưới và phần ốngnối với phần lông vũ huặc chất liệu tổng hợp phía trên Tất cả đều được làm bằng cao su.Phần ống nối được đặt ởtrên phần lớp đệm trên và lớp đệm dưới Các vòng đệm làmbằng loại da mỏng và chắc huặc bằng chất liệu tương tự được để giữa phần đệm trên vàđệm dưới Đệm cao su dầy khoảng từ 1,3 – 1,5cm, đường kính 3,8 – 4cm Độ cao củaquả cầu là 13 – 15cm và nó nặng 13g (+, -0,5g)cầu có màu đỏ
6.1 Trận đấu đơn diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có một đấu thủ
6.2 Trận đấu đôi diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có hai đấu thủ
6.3 Trận đấu đội diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có ba đấu thủ
.6.4 Trận đấu đồng đội diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có tối đa chín đấu thủ và tốithiểu sáu đấu thủ Thi đấu theo thứ tự: đơn, đôi, đội, đôi, đơn
6.5 Mỗi đấu thủ chỉ được phép thi đấu không quá 2 nội dung trong nội dung đồngđội (kể cả nội dung 3 đấu thủ)
6.6 Mỗi đấu thủ chỉ được phép thi đấu không quá hai nội dung trong một giải (kể
cả nội dung đồng đội)
.6.7 Một đội gồm 6 VDV, có 3 VDV chính thức được tham gia thi đấu và một ngtrong số học được chọn làm đội trưởng Có thể dễ dàng nhận ra đội trưởng bằng dấu hiệu(băng) đeo trên taytrái Mỗi được yêu cầu đăng ký tên và số áo của mỗi VDV NhữngVDV nào không đăng ký sẽ không được tham gia trận đấu
6.8 Huấn luyện viên và các VDV dự bị được yêu cầu ngồi vào các vị trí đã địnhsẵn
Trang 15I.2.7 Trang phục
7.1 Trang phục thi đấu:
7.1.1 Đấu thủ phải mặc quần áo thi đấu thể thao và đi giầy thể thao hoặc giầychuyên dụng của Đá cầu Trang phục của đấu thủ được coi là một phần của cơ thể đấuthủ, áo phải bỏ trong quần
7.1.2 Đội trưởng của mỗi đội phải đeo băng đội trưởng ở cánh tay trái
7.1.3 Áo của đâú thủ phải có số sau lưng và phía trước Mỗi đấu thủ phải đeo một
số áo cố địnhtrong suốt giải Mỗi đấu thủ được quyền sử dụng một số trong các số từ 1
-15 Chiều cao tối thiểu của số ở sau lưng là 0,20m và ở đằng trước là 0,10m
7.1.4 Trong thi đấu đôi và thi đấu 3 đấu thủ, các đấu thủ cùng 1 đội phải mặc trangphục thi đấucó cùng màu sắc và giống nhau (đồng phục)
7.2 Trang phục chỉ đạo viên và huấn luyện viên: Phải mặc trang phục thể thao và
đi giầy thể thao
.7.3 Trang phục Trọng tài: Phải mặc áo trắng, quần sẫm màu đi giầy mô ca (Tây)
I.2.8 THAY NGƯỜI
8.1 Được phép thay đấu thủ ở bất cứ thời điểm nào (được thay 3 đấu thủ trong 1hiệp), theo yêu cầu của lãnh đội hoặc đội trưởng của mỗi đội với trọng tài chính khi cầudừng Mỗi đội được đăng ký 3 đấu thủ dự bị ở nội dung đội, còn các nội dung đơn, đôikhông có đấu thủ dự bị
8.2 Trong khi đấu, khi trọng tài truất quyền thi đấu của đấu thủ:- Ở nội dung độithì đội đó được quyền thay đấu thủ khác nếu như đội đó chưa thực hiện thay người tronghiệp đấu đó Nếu đã thực hiện thay người rồi thì bị xử thua.- Ở nội dung đôi và đơn thìđội đó bị xử thua
I.2.9 TRỌNG TÀI
Trận đấu được điều hành bởi những Trọng tài sau: - Một trọng tài chính.- Một trợ
lý trọng tài (số 2)- Trọng tài thư ký.- Một trọng tài lật số.- 4 trọng tài biên.Ban trọng tàiphải làm nhiệm vụ 1 cách nghiêm túc, công bằng và chính xác.Thành phần trọng tài……
Trang 16tài chính cũng có quyền thay đổi quyết định của các trọng tài khác nếu cho rằng quyếtđịnh đó là sai.
10.1.2 Trọng tài chính có quyền dừng huặc ngừng trận đấu
10.1.3 Trọng tài chính phải đưa ra các ký hiệu bằng tay rõ ràng để chỉ lỗi Cầu roiphía trong, phía ngoài và đội phát cầu
10.1.4 Trọng tài nên cảnh cáo huặc truất quyền thi đấu của VDV vi phạm các lỗisau:
A Cảnh cáo (thẻ vàng)
Đấu thủ bị cảnh cáo và phạt thẻ vàng nếu đấu thủ đó phạm 1 trong 6 lỗi sau:
1 Cư sử không đúng với Ban trọng tài
2 Cư sử không đúng với các VDV đối phương huặc đồng đội của mình
3 Đá, đánh, tấn công bằng đầu vào các VDV đối phương huặc cố ý làm như vậy
4 Ra khỏi sân trong lúc gián đoạn trận đấu mà không xin phép trọng tài chính
B Truất quyền thi đấu (thẻ đỏ) do Trọng tài chính truất quyền thi đấu của VDV
lặp lại nhiều lỗi, huặc vi phạm bất kỳ lỗi nào ở trên sau khi đã cảnh cáo
10.1.5 Trọng tài chính kiểm tra sân, thiết bị, cơ sở vật chất, cầu và đông phục củacác VDV trước trận đấu
10.1.6 Trọng tài chính gọi các đội trưởng để bốc thăm chọn sân chơi và quyềnphát cầu
10.1.7 Trọng tài chính sắp xếp thời gian để các VDV khởi động trước trận đấu 10.2 Trọng tài số 2:
10.2.1 Trọng tài số 2 chủ động hỗ trợ trọng tài chính và thay thế vào vị trí trọng tàichính khi trọng tài chính không thể tiếp tục công việc của mình
10.2.2 Trọng tài số 2 kiểm tra vị trí của các VDV trên sân và các vị trí này sau khi
đã đổi sân trong hiệp đấu quyết định
10.2.3 Trọng tài số 2 quyết định VDV nào bước qua vạch giữa và vi phạm luật củađường giới hạn
10.2.4 Trọng tài số 2 quyết định là cầu có chạm vào lưới, ăngten hay khu vực phíangoài hay không (bên phía mình)
10.2.5 Khi trận đấu gián đoạn, Trọng tài số 2 nhận yêu cầu đc nghỉ hội ý của HLVhay đội trưởng của mỗi đội Trọng tài này có quyền ra quyết định trong việc thay ng vàhội ý ở mỗi trận đấu
10.3 Trọng tài thư ký:
Trang 1710.3.1 Trọng tài thư ký sẽ ghi tên và số áo của VDV trên thẻ ghi và yêu cầu độitrưởng và HLV trưởng ký tên vào đó trước trận đấu
10.3.2 Trọng tài thư ký ghi số áo và thứ tự luân phiên của các VDV trong sântrước mỗi hiệp đấu
10.3.3 Trọng tài thư ký sẽ ghi điểm thắng, số lần hội ý, thay ng và số lỗi theo thứ
tự luân phiên diễn ra suốt trận đấu và thông báo cho trọng tài chính số 1 kịp thời
10.3.4 Trọng tài thư ký sẽ thông báo số lần hội ý của cả 2 đội khi 1 đội yêu cầu đchội ý
10.3.5 Trọng tài thư ký thông báo việc đổi sân khi hiệp đấu kết thúc và đến điểmthứ 8 ở hiệp đấu quyết định
số 2 và 3) Số 2 và số 3 phải đứng gần lưới và đường biên dọc bên mình hơn số 1 - 5 –
I.2.12 BẮT ĐẦU TRẬN ĐẤU VÀ PHÁT CẦU
12.1 Bên phát cầu trước sẽ bắt đầu hiệp đấu đàu tiên Bên nào thắng sẽ giànhquyền phát cầu ở hiệp thứ hai
12.2 Phải phát cầu ngay khi trọng tài công bố điểm Đấu thủ cố tình trì hoãn, trọngtài sẽ nhắc nhở và nhắc nhở đến lần thứ hai thì sẽ bị bắt lỗi và một điểm cho đối phương.12.3 Khi phát cầu, ngay sau khi đấu thủ tiếp xúc với cầu, tất cả các đối thủ còn lạiđược phép tự do di chuyển trên phần sân của mình
Trang 1812.4 Cấm bất cứ vật trợ giúp nào từ bên ngoài làm tăng tốc độ của quả cầu và sự
di chuyển của đấu thủ
12.5 Phát cầu lại: - Cầu mắc vào lưới khi đang thi đấu, ngoại trừ lần chạm cầu cuốicùng - Các bộ phận của quả cầu bị rơi ra trong khi thi đấu - Cầu được phát đi trước khitrọng tài ra ký hiệu phát cầu - Do khách quan làm ảnh hưởng đến thi đấu
I.2.13: CÁC LỖI
13.1 Lỗi của bên phát cầu:
13.1.1 Đấu thủ phát cầu trong khi thực hiện động tác nhưng giẫm chân vào đườngbiên ngang hoặc đường giới hạn khu vực phát cầu
13.1.2 Đấu thủ phát cầu không qua lướihoặc qua nhưng chạm lưới
13.1.3 Cầu phát chạm vào đồng đội hoặc bất cứ vật gì trước khi bay sang phần sânđối phương
13.1.4 Quả cầu bay qua lưới nhưng rơi ra ngoài sân
13.1.5 Đấu thủ phát cầu làm các động tác trì hoãn và làm rơi cầu xuống đất sau khitrọng tài đã ra ký hiệu cho phát cầu (tối đa là 5 giây)
13.1.6 Phát cầu không đúng thứ tự trong thi đấu
13.2 Lỗi của bên đỡ phát cầu:
13.2.1 Có hành vi gây mất tập trung, làm ồn hoặc la hét nhằm vào đấu thủ
13.2.2 Chân chạm vào các đường giới hạn khi đối phương phát cầu
13.2.3 Đỡ cầu dính hoặc lăn trên bất cứ bộ phận nào của cơ thể
13.3 Lỗi với cả hai bên trong trận đấu:
13.3.1 Đấu thủ chạm cầu ở bên sân đối phương
13.3.2 Để bất cứ bộ phận nào của cơ thể sang phần sân đối phương dù ở trên haydưới lưới
13.3.3 Cầu chạm cánh tay
13.3.4 Dừng hay giữ dầu dưới cánh tay, giữa hai chân hoặc trên người
13.3.5 Bất cứ phần nào của cơ thể hay trang phục của đấu thủ chạm vào lưới, cộtlưới, ghế trọng tài hay sang phần sân đối phương
13.3.6 Cầu chạm vào trần nhà, mái nhà hay bất cứ bộ phận nào khác
13.3.7 Nội dung đơn chạm cầu quá 2 lần
13.3.8 Nội dung đôi và đội: 1 đấu thủ chạm cầu quá 2 lần liên tiếp, 1 bên quá 4chạm Thiếu
13.3.9 Đánh đầu trong khu vực tấn công 2,00m
Trang 1914.4 Ở hiệp đấu thứ 3, khi tỷ số lên đến 8 thì 2 bên sẽ đổi sân
14.5 Trong tất cả các nội dung thi đấu, khi tỉ số là 14 - 14 hoặc 20 - 20, thì bên vừaghi được điểm sẽ phát cầu và sau đó thì phát cầu luân phiên
I.2.16 TẠM DỪNG TRẬN ĐẤU
16.1 Trọng tài có thể tạm dừng trận đấu tối đa 5 phút trong trường hợp có vật cản,
bị gây rối hay đáu thủ bị chấn thương cần cấp cứu
16.2 Bất cứ đấu thủ nào chấn thương cũng được phép tạm dừng trận đấu (nếuđược trọng tài đồng ý) tối đa 5 phút Sau 5 phút, đấu thủ không thể thi đâú thì tiến hànhthay người Nếu đội của đấu thủ bị chấn thương đã tiến hành thay người trong hiệp đấu
đó rồi thì trận đấu sẽ kết thúc với phần thắng nghiêng về đội đối phương
16.3 Trong trường hợp tạm dừng trận đấu, tất cả các đấu thủ không được phép rờisân để uống nước hay nhận bất kỳ sự trợ giúp nào
16.4 Trong các trường hợp nghỉ giữa hiệp, đấu thủ không được rời sân thi đấu màphải đứng ở phần sân của mình, hàng ghế dành cho đội
16.5 Trận đấu tạm dừng khi cầu chạm đất huặc có lỗi xảy ra