Mục tiêu, đến năm 2020 Hải Dương là tỉnh có nền công, nông nghiệp và dịch vụ phát triển, văn hoá - xã hội tiên tiến thì tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn thấp đặc biệt là lao động nông
Trang 1PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG
I.THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG
1 Đặc điểm chung về dân số - lao động
Đến năm 2009, tỉnh Hải Dương có dân số trung bình là 1.732.814 người, mật độ dân số là 1049 người/km2, dân cư tập trung ở đô thị và các thôn xóm dọc theo các trục giao thông chính Qua các năm, lực lượng lao động tăng dần đến năm 2009, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động lên đến 63,15% Cơ cấu dân số theo giới tính khá ổn định, tỷ
lệ nữ chiếm trên 51,4% Tỷ lệ dân cư thành thị có tăng dần qua các năm nhưng đến
2007 chỉ đạt 16,15% vẫn còn thấp hơn mức 27% của cả nước và 24,9% của vùng đồng bằng sông Hồng
2 Qui mô, cơ cấu lao động
Hình 1 Lực lượng lao động tỉnh Hải Dương theo một số đặc trưng
Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm 2009, Bộ LĐTB&XH
Trang 2Lực lượng lao động Hải Dương tính đến 2009 là 1.094,3 triệu người Xét về
cơ cấu, lực lượng lao động ở nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn thành thị (85,68% so với 14,32%), tương ứng với dân số Hải Dương tập trung phần lớn ở nông thôn (83,85%) Xét theo giới tính, tỷ lệ nữ chiếm 51,3% tổng lực lượng lao động Xét theo độ tuổi, tỷ lệ cao nhất lại tập trung ở nhóm từ 40 đến 49 tuổi, ngoài
ra nhóm tuổi từ 20 đến 24 cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể Nhóm từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ còn cao hơn nhóm 55 đến 59 tuổi
Xét theo ngành kinh tế, lao động có việc làm tập trung đông ở ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp dù tỷ lệ lao động trong nhóm ngành này đã giảm dần qua các năm, 82,4% năm 2000 và 64,2% năm 2007 Tuy nhiên đây vẫn là mức cao so với bình quân 56,74% của cả nước và 52,77% của Đồng bằng sông Hồng Tỷ lệ lao động trong ngành Công nghiệp và Xây dựng tăng dần từ 9,0% năm 2000 lên 19,8% năm 2007 Tỷ lệ lao động trong nhóm ngành Dịch vụ tăng từ 8,6% năm
2000 lên 16,0% năm 2007; thấp hơn nhiều mức bình quân chung của cả nước (23,35%) và vùng Đồng bằng sông Hồng (25,06%)
Biểu 3 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm chia theo nhóm ngành và thành phần kinh tế tỉnh Hải Dương
Đơn vị: người
thị
Nông thôn
Nhóm ngành kinh tế
Nông lâm ngư nghiệp 625.875 334.231 291.644 13.860 612.015 Công nghiệp và xây dựng 193.027 67.559 125.468 61.286 131.741 Dịch vụ 155.981 86.626 69.355 119.830 36.151
Trang 3Thành phần kinh tế
Nhà nước 37.090 15.464 21.626 16.042 21.048
Cá thể 836.385 423.125 413.260 152.277 684.108 Đầu tư nước ngoài 49.350 34.880 14.470 11.855 37.495
Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm 2009, Bộ LĐTB&XH
Xét theo thành phần kinh tế, tỷ lệ lao động khu vực kinh tế cá thể vẫn chiếm
tỷ lệ cao (86,6%) nhất là trong nhóm lao động ở nông thôn và lao động nữ
Từ 2001 – 2005 đã giải quyết việc làm cho hơn 123.823 lao động (đạt 125%
kế hoạch) trong đó xuất khẩu lao động khoảng 20.328 người Từ năm 2006 – 2008
đã giải quyết việc làm cho 101.037 lao động (đạt 67,36% kế hoạch 5 năm), trong
đó xuất khẩu lao động 10.998 người Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm từ 5,67% năm 2006 xuống còn 4,97% năm 2007 Số thất nghiệp tập trung ở lứa tuổi
từ 20 - 40 và gần 50% số lao động thất nghiệp là lao động chưa qua đào tạo
Hình 2 Thất nghiệp phân theo trình độ CMKT
Đơn vị: %
60.66%
5.34%
10.05%
2.0%
Trang 4Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm 2009, Bộ LĐTB&XH
3 Chất lượng lao động
Biểu 4 Lực lượng lao động tỉnh Hải Dương
Đơn vị: 1000 người
2005 2006 2007 2008 2009
Lực lượng lao động 996,6 1.020 1.063,8 1.081,5 1.094,3 Trình độ từ sơ
cấp học nghề trở lên
149.542 194.804 233.134 273.686 334.385
Trình độ từ CNKT có bằng trở lên
82.218 98.772 110.256 120.534 202.972
Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm 2009, Bộ LĐTB&XH
Trong những năm gần đây, lao động có kỹ thuật của Hải Dương đã tăng đáng kể Nếu năm 2000, toàn bộ lực lượng lao động là 891.791 người và lực lượng lao động kỹ thuật chiếm tỷ lệ 18,71% thì đến năm 2007 lực lượng lao động kỹ thuật của Hải Dương là 334.385 người, chiếm tỷ lệ 34,3% Trong đó trình độ từ CNKT có bằng trở lên là 20,82% Mục tiêu, đến năm 2020 Hải Dương là tỉnh có nền công, nông nghiệp và dịch vụ phát triển, văn hoá - xã hội tiên tiến thì tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn thấp đặc biệt là lao động nông nghiệp - nông thôn; công tác đào tạo nghề cần chú trọng hơn cho nhóm lao động khu vực này
Biểu 5 Trình độ CMKT của lao động có việc làm
Đơn vị: người
Trang 5Tổng số
CNKT không bằng chứng chỉ
CNKT có bằng chứng chỉ
Trung học chuyên nghiệp
Cao đẳng, đại học trở lên
Giới tính
Khu vực
Thành thị 117.035 30.471 39.749 23.047 23.725 Nông thôn 217.350 100.942 27.684 56.135 32.319
Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm 2009, Bộ LĐTB&XH
Lực lượng lao động Hải Dương dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông, trình độ học vấn chủ yếu là tốt nghiệp THCS trở lên Trong nhóm lao động đã qua đào tạo, chủ yếu vẫn là CNKT không có bằng, chứng chỉ (39,3%) Tỷ lệ lao động trình độ cao đẳng, đại học của lực lượng lao động là 16,76% thấp hơn vùng Đồng bằng sông Hồng và thấp hơn rất nhiều tỉnh khác trong khu vực
II THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG KỸ THUẬT
1 Phân theo ngành kinh tế
Biểu 6 Lao động kỹ thuật có việc làm phân theo ngành kinh tế
Đơn vị: người
Trang 6Ngành kinh tế Tổng số
CNKT không bằng
và tương đương
CNKT có bằng và tương đương
Trung học chuyên nghiệp
Cao đẳng đại học trở lên
Nông, lâm, ngư nghiệp 50.528 19.751 10.182 11.901 8.424 Công nghiệp khai thác 2.575 1.012 522 610 431 Công nghiệp chế biến 114.259 44.904 23.149 27.057 19.149 SXPP điện, khí đốt và nước 4.949 1.945 1.003 1.172 829
Thương nghiệp 46.446 18.253 9.410 10.998 7.785 Dịch vụ không kể thương
Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm 2009, Bộ LĐTB&XH
Lao động kỹ thuật tập trung nhiều nhất trong ngành thương nghiệp và dịch
vụ, chiếm tỷ lệ 36,53%; sau đến nhóm ngành công nghiệp chế biến, chiếm 34,17% Tuy nhiên nhóm ngành này CNKT không có bằng chiếm tỷ lệ 39,3% và CNKT có bằng 20,26%
Nhóm công nghiệp khai thác và sản xuất phân phối điện, gas, nước số lượng lao động kỹ thuật khá ít Tuy nhiên, nếu xét trên tổng số lao động làm việc trong các nhóm ngành này thì tỷ lệ lao động kỹ thuật lại khá cao và tỷ lệ lao động từ CNKT trở lên chiếm trên dưới 60,7% số lao động kỹ thuật
Trang 7Biểu 7 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
Đơn vị: người
Nông, lâm nghiệp 714.262 693.083 667.065 641.360 616.646
CN chế biến 85.714 97.964 114.935 127.219 139.816
SX và PP điện, nước 3.481 4.543 4.651 7.731 10.851
Thương nhiệp, sửa chữa 32.848 39.473 43.719 48.168 53.070
Khách sạn, nhà hàng 8.835 11.254 10.568 10.863 11.566
Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 12.526 14.777 17.038 19.188 21.609
Tài chính, tín dụng 1.725 1.884 1.937 1.964 2.901
Hoạt động khoa học công nghệ 410 416 470 492 515
Kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn 2.753 3.907 4.666 4.763 4.892
QLNN, an ninh quốc phòng 6.629 6.986 7.443 7.382 7.321
Giáo dục đào tạo 23.825 23.632 23753 23.851 23.949
Y tế và các hoạt động cứu trợ 4.144 5.695 6.058 7.148 8.434
Văn hoá, thể dục, thể thao 1.049 2.076 3.159 3.202 3.246
Hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp
Hoạt động phục vụ cá nhân,
Hoạt động làm thuê gia đình 382 541 856 2.054 4.929
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009
Lao động làm việc trong ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ tăng nhiều
so với năm 2000, trong khi đó lao động làm việc trong ngành nông - lâm - ngư
Trang 8giảm dần Sự chuyển dịch lao động theo hướng tích cực góp phần thay đổi đáng kể
cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế
2 Phân theo loại hình lao động
Việc làm của lao động tỉnh Hải Dương chủ yếu là lao động giản đơn (72,07%) cao hơn mức bình quân của cả nước (61,88%) và đồng bằng sông Hồng (59,47%) Lao động có kỹ thuật, ngoài các nhóm quản lý, CMKT bậc cao và bậc trung thì tập trung nhiều nhất trong nhóm thợ thủ công có kỹ thuật và thợ lắp ráp vận hành máy móc thiết bị Các nghề chủ yếu của lao động này là dệt may, chế biến nông
- lâm - thủy sản và một số nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống
III ĐÁNH GIÁ HẠN CHẾ:
Trong mấy năm gần đây lực lượng lao động tỉnh Hải Dương có những thay đổi lớn đặc biệt là lao động qua đào tạo Số lượng lao động tăng nhanh và chất lượng lao động từng bước được cải thiện Nhiều chỗ làm việc mới đã xuất hiện nhưng vẫn chủ yếu là lao động trình độ sơ cấp nghề
Tuy nhiên, so sánh với cả nước và đồng bằng sông Hồng, thực trạng về chất lượng lao động của Hải Dương vẫn còn nhiều bất cập Tỷ lệ lao động có kỹ thuật còn thấp, chủ yếu là lao động không bằng/chứng chỉ, trình độ từ sơ cấp nghề trở lên chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn trong tổng lực lượng lao động Lao động chưa qua đào tạo thuộc các lĩnh vực công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng vẫn chiếm
tỷ lệ rất cao (68% đến 75%) Ngoài ra, không thể không nhắc đến sự chênh lệch rõ rệt về chất lượng lao động giữa nam và nữ, giữa thành thị và nông thôn
Sẽ có sự sự thiếu hụt lớn về lao động có CMKT trong các lĩnh vực yêu cầu
Trang 9trình độ cao với công nghệ kỹ thuật mới như: cơ điện tử, hàn công nghệ cao, chế biến thực phẩm và nông nghiệp
IV ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:
Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới phát triển nhanh Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang là xu thế tất yếu khách quan và là nhu cầu cấp bách nguồn nhân lực nói chung, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ có chất lượng cao nói riêng đang thực sự trở thành yếu tố quan trọng Lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc nơi nào có nguồn nhân lực chất lượng cao do đó cần xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cụ thể đối với tỉnh Hải Dương cần quy hoạch lại mạng lưới dạy nghề của tỉnh Hải Dương coi việc phát triển dạy nghề giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh
Chiến lược phát triển giáo dục được cụ thể hóa mục tiêu phát triển đối với dạy nghề trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: Mở rộng quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, bảo đảm tốc độ tăng nhanh hơn đào tạo đại học, cao đẳng Quy mô tuyển sinh dạy nghề dài hạn tăng 17%/năm và trung học chuyên nghiệp tăng hàng năm khoảng 15% Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân, nhất là những nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi do đô thị hoá và công nghiệp hoá Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độ cao với:
Mục tiêu:
Trang 10- Tập trung phát triển số lượng, chất lượng dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
- Đa dạng hoá ngành nghề, loại hình trong đào tạo nghề
- Xã hội hoá công tác đào tạo nghề, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy nghề
Định hướng:
- Nâng cao chất lượng đào tạo của các trường chuyên nghiệp dạy nghề
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên để nâng cấp các trường trung cấp thành trường cao đẳng chuyên nghiệp
- Tăng tỷ trọng đào tạo trình độ cao đẳng nghề trong tổng quy mô tuyển sinh đào tạo nghề hàng năm
- Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo, người học nghề và người sử dụng để đáp ứng trình độ, ngành nghề cho sản xuất
Phát triển:
- Phấn đấu tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học bằng mức bình quân chung cả nước
- Hoàn thiện chính sách phát triển bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài
- Củng cố hệ thống dạy nghề, phát triển cơ sở dạy nghề công lập ở 100% huyện, thành phố
- Quản lý, nâng cao chất lượng các trung tâm đào tạo, giới thiệu việc làm Sớm hoàn thành Trung tâm giới thiệu việc làm khu vực phía Bắc;
Trang 11- Đa dạng hoá ngành nghề, trường lớp đào tạo, đảm bảo đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% trở lên, năm 2020 đạt tỷ lệ 75 - 80%