1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo

49 3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 203,41 KB
File đính kèm Tiểu luận kiểm tra đánh giá.rar (1 MB)

Nội dung

Thiết kế và tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ngoài giờphần Địa lí tự nhiên môn Địa lí 10 THPT nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng caochất lượng và hiệu quả

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ

KHOA ĐỊA LÝ

BÀI TIỂU LUẬN

Học phần: NHỮNG VẤN DỀ DẠY HỌC ĐỊA LÍ HIỆN Ở PHỔ THÔNG

Đề tài:

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

TRONG DẠY HỌC NGOÀI GIỜ MÔN ĐỊA LÍ 10 THPT

GVHD : PGS.TS Nguyễn Đức Vũ HVTH : Phạm Thị Sao Mai

Khoa : Địa lý Chuyên ngành: LL & PPDH BM ĐỊA LÝ

Huế - 2017

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đào tạo thế hệ trẻ toàn diện, đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội và đáp ứng yêu cầuhội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta chú trọng vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục

Nghị quyết 29 của Đảng về “Đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông sau 2015 ” đã xác định

3 phẩm chất và 8 năng lực của người công dân trong điều kiện mới Cùng với đó việc tăngcường môn học Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường học với mục đích phát triểnnăng lực của người học trong thời đại mới

Từ những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa vào chương trình học mộtnội dung mới: Trải nghiệm sáng tạo (TNST) Mục tiêu chính của hoạt động này là nhằmgiáo dục tư tưởng, ý thức, tình cảm, thái độ của học sinh (HS), giúp các em thực sự trởthành những người vừa có đức có tài để làm chủ tương lai của Đất nước Thực tế hoạtđộng này không quá xa lạ với chúng ta Trước đây, đó có thể là những giờ ngoại khóa,những buổi tham quan, các câu lạc bộ đội nhóm mà bất kỳ trường nào cũng có Tuy nhiên,những năm trở lại đây, cùng với việc đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa, cáchoạt động TNST được chú trọng khá nhiều Khi đưa vào chương trình, hoạt động này trởnên mới mẻ, nên gặp không ít những khó khăn Nội dung giáo dục vẫn phần nào thô cứng

và mang nặng tính lý thuyết, hình thức tổ chức còn hạn chế, đơn điệu, khiến cho học sinhkhó tiếp nhận Bản thân giáo viên (GV) còn rất lúng túng vì chương trình mới, lại chưa cómột khóa học nào hướng dẫn cách tổ chức cho thật hiệu quả

Vấn đề đang được các ban ngành quan tâm hiện nay là làm thế nào để những hoạtđộng giáo dục TNST thực sự là những hoạt động đa dạng nhằm giúp cho học sinh chiếmlĩnh tri thức, kỹ năng sống Đặc biệt, thời gian gần đây, Bộ GD-ĐT vừa công bố dựthảo chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng từ năm học 2018-2019; được xây dựngtheo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, định hướng lựa chọn nghề nghiệp phùhợp cho học sinh Trong đó tại cấp THPT, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nằm trong hệthống các môn học bắt buộc, với số lượng tiết ở lớp 10 là 75 tiết, lớp 11 và 12 là 105 tiết

Môn Địa lý 10 là môn học chứa đựng nhiều nội dung, kiến thức, qua đó giáo viên

có thể giáo dục cho học sinh các kiến thức và kỹ năng sống Đồng thời lứa tuổi học sinh

10 đang ở tuổi năng động, thích tìm tòi, khám phá và luôn muốn khẳng định chính mình,

vì thế đòi hỏi các em phải có những kỹ năng cơ bản để tự làm chủ bản thân, làm chủ cuộcsống

Hoạt động TNST (HDDTNST) có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không những gópphần vào việc nâng cao, mở rộng kiến thức mà còn góp phần rèn luyện các kỹ năng họctập, tạo sự tự tin, mạnh dạn, làm cho việc học tập nhà trường gắn liền với thực tế cuộcsống hơn Tuy nhiên, việc lựa chọn những nội dung, hình thức tổ chức nào cho phù hợpvới hoàn cảnh của từng trường học là một vấn đề đáng quan tâm

2 Mục tiêu và nhệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 3

Thiết kế và tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ngoài giờphần Địa lí tự nhiên môn Địa lí 10 THPT nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng caochất lượng và hiệu quả dạy học Địa lí lớp 10 ở trường phổ thông.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy họcngoài giờ phần Địa lí tự nhiên môn Địa lí 10 THPT

- Nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí ởtrường THPT

- Nghiên cứu phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy họcngoại khóa phần Địa lý tự nhiên môn Địa lý 10 THPT

- Giải pháp việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ngoài giờmôn địa lí 10 THPT

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy ngoài giờ phần Địa lí tự nhiên môn Địa lí

10 THPT

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo

- Tổ chức một số hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo (tổ chức trò chơi và hoạtđộng giao lưu)

4 Phương pháp nghiên cứu:

4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

4.2.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu

Dựa trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tiến hành thu tập các tàiliệu liên quan đến hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Địa lí Bên cạnh đó, cáctài liệu về nội dung, chuẩn chương trình Địa lí lớp 10 THPT Thu thập tài liệu từ các nguồnnhư: sách chuyên khảo, các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí, luận vặn, đề tài khoahọc và thông tin trên mạng internet Dựa trên tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành

Trang 4

các thao tác phân tích, tổng hợp để xây dựng cơ sở lí luận, nền tảng khái niệm cho việctriển khai nghiên cứu đề tài.

4.2.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng các công thức nhằm tính toán, phân tích các phiếu điều tra hiện trạng và xử

lý các kết quả thực nghiệm sư phạm

Trang 5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

TRONG DẠY HỌC NGOÀI GIỜ MÔN ĐỊA LÍ 10 THPT 1.1 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

1.1.1 Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Quá trình đối tượng hóa (xuất tâm)

+ Chủ thể chuyển năng lực của mình thành sản phẩm hoạt động

+ Tâm lý của con người được bộc lộ, được khách quan hóa trong quá trình làm rasản phẩm

Quá trình chủ thể hóa (nhập tâm)

Là quá trình con người chiếm lĩnh (lĩnh hội thế giới)

Như vậy trong quá trình con người tham gia, thực hiện hoạt động con người vừa tạo

ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của mình, hay nói cách khác tâm lý, ý thức,nhân cách được bộc lộ, hình thành trong hoạt động

* Trải nghiệm: Là quá trình người học được tham gia trải nghiệm thực tế, sau đóphản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trịsống và phát triển tiềm năng của bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xãhội

* Sáng tạo: Là một tổ hợp các năng lực cho phép con người tạo ra cái mới (sảnphẩm, hành động hay những giải pháp mới) độc đáo, thích hợp, có ý nghĩa đối với sự pháttriển cá nhân (sáng tạo trên bình diện cá nhân) và có ý nghĩa xã hội (trên bình diện xã hội)

* Hoạt động trải nghiệm sáng tạo:

Nghiên cứu về vấn đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đã có nhiều tác giả đưa ranhiều quan điểm khác nhau Dưới đây là một số quan điểm:

Theo PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa – chủ nhiệm khoa các khoa học giáo dục, Trường

Đại học Giáo dục (ĐHQGHN) cho rằng: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục Trong đó, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài

xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình”

Trang 6

Trong báo cáo tại Hội thảo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS phổ thông do Bộgiáo dục và Đào tạo tổ chức (2015) có đề cập: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có ý nghĩatăng cường khả năng thực hành cho học sinh, học đi đôi với hành Mỗi học sinh phải đượchành động theo kinh nghiệm cá nhân, đưa ra các sáng kiến, trải nghiệm từ thực tế, khôngngừng sáng tạo, nuôi dưỡng tính sáng tạo, ham học hỏi của bản thân.

Theo TS Ngô Thị Tuyên lại có ý kiến trên Diễn đàn Công nghệ giáo dục: Hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đốitượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiệntrong thực tế được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường Đối tượng để trải nghiệmnằm trong thực tiễn Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kỹ năng, tìnhcảm và ý chí nhất định Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễnphải vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huốngmới, không theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự,độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố củađối tượng trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm giải pháp thay thế và kếthợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề

Trên cơ sở tiếp nhận các quan điểm của các tác giả, chúng ta có thể hiểu hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo trong nhà trường là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liềnvới kinh nghiệm cuộc sống để học sinh trải nghiệm và sáng tạo Dưới sự hướng dẫn củanhà giáo dục thì người học tự hoạt động, trải nghiệm là chính, qua đó giúp phát huy đượcnăng lực phẩm chất của người học

1.1.2 Vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông

HĐTNST nhằm góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chấtnăng lực chung nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng đất nước, nhân loại và môitrường tự nhiên; tính tự lập, tự tin, tự chủ; các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tựquản lí bản thân

HĐTNST tập trung hình thành cho học sinh thói quen chủ động trong giao tiếp; biết

tự khẳng định và tự quản lý bản thân; tiếp cận được với nghề nghiệp phù hợp với năngkhiếu, sở thích và hướng phát triển của bản thân…

HĐTNST có vai trò rất to lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí 10 THPT

ở nhà trường, nó góp phần tích cực vào việc nâng cao, mở rộng vốn kiến thức của các em,rèn luyện kỹ năng Địa lí 10 THPT, tăng cường hứng thú học tập bộ môn và giáo dục lòngyêu thiên nhiên, quê hương, đất nước

Nhờ vào các HĐTNST mà các em được mở rộng, bổ sung, cập nhật các kiến thứcĐịa lí cần thiết; các kỹ năng Địa lí của học sinh có được trong học tập ở lớp học có điềukiện để rèn luyện và củng cố vững chắc nhiều kiến thức Địa lí 10 THPT được các em tìmtòi, khám phá, sưu tầm hoặc hệ thống hóa sẽ làm giàu vốn tri thức, vốn sống của các em

1.1.3 Bản chất của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Trang 7

HĐTNST được phân biệt cới các hình thức tổ chức dạy học khác bởi những đặcđiểm chủ yếu sau đây:

- Là hoạt động và được coi là hoạt động chính khóa của học sinh trong chươngtrình

- Là hoạt động tự nguyện của các nhân hay nhóm học sinh có cùng hứng thú, sởthích, mối quan tâm về một vấn đề nào đó trong nội dung học tập

- Giáo viên không cần trực tiếp hoạt động cùng học sinh, học sinh là người tự nhậnthức tri thức; học sinh tự hoạt động; trải nghiêm là chính Có thể trong nhiều trường hợpcần thiết còn là người chỉ đạo, điều khiển các HĐTNST của học sinh

Như vậy bản chất của HĐTNST nhằm góp phần hình thành và phát triển cho họcsinh những phẩm chất, năng lực chung, nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đấtnước, nhân loại và môi trường tự nhiên; tính tự lập, tự tin, tự chủ; các năng lực sáng tạo;hợp tác; giao tiếp; tự quản lí bản thân

1.1.4 Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Mục tiêu chung: HĐTNST nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, cácnăng lực tâm lý – xã hội…; giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huytiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tự tạo dựng được sựnghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này

Có các mục tiêu cụ thể dưới đây:

1.1.4.1 Mục tiêu về nhận thức kiến thức

- Bổ sung, mở rộng, củng cố tri thức

- Liên hệ kiến thức vào thực tế cuộc sống lao động

1.1.4.2 Mục tiêu về giáo dục thái độ

- Tạo hứng thú cho HS trong hoạt động học tập

- Hình thành cho học sinh niềm tin vào giá trị cuộc sống hiện tại và tương lai, cótình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước

- Có thái độ đúng đắn trước những vấn đề nhạy cảm được đặt ra, phát huy đượcnhững giá trị tốt đẹp, kiên quyết loại bỏ những cái xấu xa, nguy hại

- Bồi dưỡng tính tích cực, chủ động sáng tạo, sẵn sàng tham gia các hoạt động xãhội của tập thể, của trường và lớp cho HS

1.1.4.3 Mục tiêu về rèn luyện kĩ năng

- Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, tình cảm, ý chí, giá trị, kỹnăng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hộ hiện đại

- Rèn luyện cho HS kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa

- Tích lũy kinh nghiệm tổ chức, điều khiển hoạt động

Trang 8

- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.

- Rèn luyện kỹ năng thực hiện theo nhóm, khả năng tự điều chỉnh và tự hòa nhập đểthực hiện tốt nhiệm vụ được giao

1.1.5 Nội dung của tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Trong tài liệu hội thảo “ Những nội dung chính của chương trình giáo dục phổthông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới” của Bộ Giáo dục và Đào tạo(2015) có đề cập về nội dung tổ chức HĐTNST trong nhà trường là:

- HĐTNST thuộc loại tự chọn và dành cho HS từ lớp 1 đến lớp 12

- Nội dung HĐTNST gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước và dễvận dụng vào thực tế; được tích hợp từ nhiều lĩnh vực giáo dục, môn học và thiết kế thànhcác chủ đề mang tính chất mở và tương đối độc lập với nhau để học sinh và nhà trường lựachọn, tổ chức thực hiện một cách hiệu quả, phù hợp

- Không tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTNST với các hình thức tương tựtrên lớp Mà nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm, theo nhữngyêu cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa Thường đánh giá kết quả đạt được bằngnhận xét

1.1.5.1 Thời gian tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

HĐTNST rất linh hoạt, đa dạng có thể tiến hành trong học kỳ I hoặc học kỳ II, đầu,giữa, cuối học kỳ trong năm…Tùy nội dung và đặc điểm của đối tượng tham gia mà quyđịnh thời gian, tránh gò bó, máy móc ảnh hưởng đến việc thi cử của học sinh

1.1.5.2 Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Muốn hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao, người dạy và người học cần xác địnhđược tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động Việc tổ chức các HĐTNST cho HS là rấtphức tạp, không chỉ là một loại hình đơn giản mà đòi hỏi có sự kết hợp nhiều hình thứckhác nhau Những khó khăn và hạn chế của hoạt động sẽ được khắc phục nếu giáo viên vàhọc sinh biết xây dựng cho mình một hoạt động phù hợp, có khoa học

Kế hoạch HĐTNST đó là xác định ý tưởng, mục tiêu và những nội dung cần giảiquyết trong từng hoạt động tổ chức Tuy nhiên, phụ thuộc vào năng lực và phẩm chất củatừng đối tượng HS mà kết quả của hoạt động mang lại cũng khác nhau

Muốn xây dựng được một kế hoạch HĐTNST phải đảm bảo các yêu cầu chung sau:

- Kế hoạch HĐTNST phải đảm bảo tính khoa học và tính khả thi

- Đảm bảo sự cân đối giữa học tập, lao động, vui chơi, giải trí và đặc biệt là giáodục được kỹ năng, thái độ gì cho HS sau mỗi hoạt động

Sau khi xây dựng được kế hoạch cho hoạt động thì HS phải chủ động thực hiện kếhoạch đã đề ra, GV chủ nhiệm và GV bộ môn cần có kế hoạch cụ thể để hướng dẫn vàkiểm tra việc thực hiện hoạt động của HS

Trang 9

1.1.5.3 Địa điểm tổ chức hoạt động trải nghệm sáng tạo

Địa điểm tổ chức HĐTNST là không gian mà người học thực hiện được quá trìnhtrải nghiệm của mình Không gian đa dạng, phong phú, linh hoạt, mở về không gian, thờigian, quy mô, đối tượng và số lượng, ở trường thì một số địa điểm chủ yếu thường hay tổchức như:

- Tổ chức HĐTNST trong lớp học và nội khóa Theo hình thức này HĐTNSTthường được tổ chức trong lớp học, trong khuôn viên trường (vườn địa lý, sân trường…)

- Tổ chức HĐTNST ngoài lớp và ngoại khóa Theo hình thức này HĐTNST thườngđược tổ chức ở khuôn viên trường (ngoài thiên nhiên, các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp,đến các thôn, xóm, bản làng…)

1.1.5.4 Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

HĐTNST là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm cuộcsống để HS trải nghiệm và sáng tạo, chính điều này đòi hỏi các phương pháp tổ chức cáchoạt động đó phải đa dạng, linh hoạt mang tính mở, HS tự hoạt động, tự trải nghiệm làchính Cụ thể với một số phương pháp chính tỏng tổ chức HĐTNST ở trường phổ thôngđược hai tác giả Nguyễn Thị Kim Dung và Nguyễn Thị Hằng – Viện NCSP, Trường ĐHSP

Hà Nội cho rằng các phương pháp thường dùng là:

- Phương pháp giải quyết vấn đề

1.1.5.5 Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong và lên lớp

Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng, phong phú, linh hoạt,

mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng, và số lượng…Một số hình thức tổ chứccác HĐTNST trong nhà trường phổ thông được tác giả Bùi Ngọc Diệp ở Viện Khoa họcGiáo dục Việt Nam đề cập đến như:

- Hoạt động Câu lạc bộ

- Tổ chức trò chơi

- Tổ chức diễn đàn

- Sân khấu tương tác

- Hội thi, cuộc thi

- Tổ chức sự kiện

- Hoạt động giao lưu

Trang 10

- Hoạt động nhân đạo

- Báo cáo chuyên đề

- Sinh hoạt tập thể

- …

Như vậy, HĐTNST trong nhà trường phổ thông được thực hiện nhằm mục tiêu đàotạo ra những con người có chí hướng, có đạo đức, có định hướng tương lai, có khả năngsáng tạo, biết vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học vào thực tiễn, đồng thờibiết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh HĐTNST về cơ bản mang tính chất làcác hoạt động tập thể trên tunh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực nhằm phát triển khảnăng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi các nhân trong tập thể

HĐTNST coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh, vì vậynên tổ chức cho HS và GV cùng tham gia bàn bạc, nêu ý kiến hoặc tự HS xây dựng kếhoạch và phân chia công việc, nhiệm vụ rồi thực hiện Tùy thuộc vào đặc trưng về vănhóa, khí hậu, đặc điểm vùng miền, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, nhàtrường có thể lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức cho phù hợp và hiệu quả Các hìnhthức tổ chức HĐTNST được trình bày ở trên là những gợi ý để nhà trường tổ chức có hiệuquả nhất hoạt động giáo dục của mình, đáp ứng nhu cầu và mục tiêu giáo dục

Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với cácmức độ khác nhau (GV, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp…)

1.1.5.6 Chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Chất lượng HĐTNST là kết quả thu được của bản thân sau một quá trình tham giaHĐTNST Chất lượng của HĐTNST phụ thuộc trước hết vào năng lực của bản thân, nhữngbiểu hiện của chất lượng HĐTNST là:

- Kiến thức: là sự hiểu biết, nắm vững, sâu, rộng những kiến thức từ thực tế

- Kĩ năng, mức độ ảnh thành thạo các kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng làm việc tậpthể, kĩ năng tham gia vào lao động, sản xuất…

- Phẩm chất năng lực: là tính tự giác, độc lập, chủ động và sáng tạo

1.1.6 Hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo

1.1.6.1 Phân biệt môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Trang 11

Bảng 1.1 Phân biệt môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Mục đích chính

Hình thành và phát triển trithức khoa học, năng lực nhậnthức và hành động của HS

Hình thành và phát triển nhữngphẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm,giá trị, kỹ năng sống và những nănglực chung cần có ở con người trong

xã hội hiện đại

Nội dung

- Kiến thức khoa học, nộidung gắn với các kĩnh vựcchuyên môn

- Được thiết kế thành cácphần, chương, bài, có mốiquan hệ logic chặt chẽ cácmodune tương đối hoàn chỉnh

- Kiến thức thực tiễn gắn bó với đờisống địa phương, cộng đồng, đấtnước, mang tính tổng hợp, nhiều lĩnhvực giáo dục, nhiều môn học, để vậndụng vào thực tế

- Được thiết kế thành các chủ điểmmang tính mở, không yêu cầu mốiliên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm

Các hình thức

tổ chức

- Đa dạng có quy trình chặtchẽ, hạn chế về không gian,thời gian, quy mô và đốitượng tham gia,…

- HS ít có cơ hội trải nghiệm

- HS có nhiều cơ hội trải nghiệm cánhân

- Có nhiều lưc lượng tham gia chỉđạo, tổ chức các hoạt động trảinghiệm với các mức độ khác nhau(GV, phụ huynh, nhà hoạt động xãhội, chính quyền, doanh nghiệp,…)

- Theo chuẩn chung

- Thường đánh giá kết quảbằng điểm số

- Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, nănglực thể hiện, tính trải nghiệm

- Theo những yêu cầu riêng, mangtính cá biệt hóa, phân hóa

- Thường đánh giá kết quả đạt đượcbằng nhận xét

Ngoài những HĐTNST được thiết kế thành hoạt động riêng, trong từng môn họccũng cần coi trọng việc tổ chức, hướng dẫn các HĐTNST phù hợp với đặc trưng nội dungmôn học và điều kiện dạy học

Bảng 1.2 Sự khác nhau giữa hoạt động dạy học và HĐTNST

Mục đích Nhằm chủ yếu hình hành: Năng

lực trí tuệ, kỹ năng trí tuệ

Nhằm chủ yếu hình thành: Phẩmchất nhân cách, giá trị, kỹ năng sốngChức năng, - Chủ yếu nhằm thực hiện - Chủ yếu nhằm thực hiện nhiệm vụ

Trang 12

nhiệm vụ

nhiệm vụ giáo dục trí tuệ

- Có thế mạnh về mặt phát triểntrí tuệ, nhận thức, hình thànhcác biểu tượng, khái niệm, địnhluật, lý thuyết, các kỹ năng, kỹxảo…

giáo dục đào tạo, thẩm mĩ, sức khỏe,lao động…

- Có thế mạnh về mặt xúc cảm, tháiđộ: Hình thành niềm tin, chuẩn mực,

lý tưởng, động cơ, nguyên tắc, hành

vi, lối sống

Đối tượng

- Hệ thống khái niệm

- Hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹxảo được quy định chặt chẽ,phù hợp logic nhận thức, tuântheo nội dung chương trình, kếhoạch dạy học nhằm đạt đượcmục tiêu giáo dục xác định

- Hệ thống giá trị, chuẩn mực

- Hệ thống các chuẩn mực xã hội(các định hướng giá trị về đạo đức,văn hóa, thẩm mĩ…), có tính khôngchắc chắn chủ yếu dựa theo nhu cầu

xã hội, nguyện vọng và hứng thú củađối tượng

Lĩnh vực Môn học/ khoa học Chủ đề chủ điểm, nội dung giáo dục

(nghĩa hẹp) đa dạng phong phú

Nhóm/ nội dung giáo dụcCác sinh hoạt tập thể, hoạt động xãhội, tham quan, lao động công ích,các sinh hoạt thường nhật

Không gian Phòng học là chủ yếu Ngoài lớp học thông thường, tỏng

nhà máy, trong cuộc sống xã hội…

Kiểm tra

đánh giá

- Chủ yếu đánh giá kiến thứckhoa học học được đã được vậndụng như thế nào vào thực tiễn

- Thường sử dụng đánh giáđịnh lượng

- Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, thái

độ thực hiện, tính trải nghiệm, cảmxúc, giá trị, niềm tin, thói quen…

Trang 13

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV định hướng khả năng tổ chức các HĐnhận thức của HS khả năng truyền đạt kiến thức, lập luận và giảng giải các vấn đề,…

Đồng thời với yếu tố trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, yếu tố tình yêu nghề nghiệp

là động lực thúc đẩy GV tổ chức hoạt động nhận thức của HS tốt hơn Khi GV yêu nghề

họ sẽ tìm mọi cách để đạt kết quả cao nhất Với lòng yêu nghề GV sẽ đầu tư và say mê hơnvới công việc Từ đó nảy sinh những yếu tố sáng tạo trong tổ chức HĐTNST của ngườiGV

Yếu tố hứng thú, nhiệt tình, sáng tạo của HS cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy côngtác tổ chức HĐTNST trong nhà trường phổ thông

1.1.7.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho môn học Địa lí 10 THPT

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho môn học cũng là nhân tố ảnh hưởng đến

tổ chức hoạt động nhận thức cho HS Cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị dạy học môn Địa

lí 10 THPT thiếu thốn, lạc hậu sẽ làm cho việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học nóichung, tổ chức HĐTNST nói riêng Phương pháp dạy học của thầy sẽ không giống nhưnếu có phương tiện đầy đủ, hiện đại Ví dụ: Muốn tổ chức HS toàn lớp bằng phương phápquan sát trên băng hình về những hình ảnh ô nhiễm môi trường để từ đó cho HS HĐTNST

về ý thức bảo vệ môi trường sống mà không có máy chiếu thì rất khó thực hiện thật tốt cácHĐTNST được

1.1.7.4 Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với môn học Địa lí 10 THPT

Mặc dù là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh,song sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhà trường đã ảnh hưởng không nhỏ đối với tổchức hoạt động nhận thức cho HS Đây là nhân tố động viên, khích lệ việc thực hiện nhiệm

vụ của GV Nếu như các cấp lãnh đạo thường xuyên động viên, tạo điều kiện cho GV thựchiện đổi mới phương pháp dạy học sẽ giúp cho GV thực hiện tốt tổ chức dạy học Địa lí 10THPT theo hướng phát huy tính tích cực của HS

1.2 Dạy học ngoài giờ lên lớp

1.2.1 Khái niệm dạy học ngoài giờ lên lớp

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là những hoạt động giáo dụcđược thực hiện ngoài thời gian hoc tập, nhằm lôi cuốn đông đảo HS tham gia để mở rộnghiểu biết, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội để HS rèn luyện thói quen sốngtrong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng cá nhân

Trang 14

HĐGDNGLL là một mặt hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách cómục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần hình thành nhân cách học sinh theo mụctiêu đào tạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng xã hội.

HĐGDNGLL được phân chia hai mức độ do phạm vi tác động của lực lượng tổchức các hoạt động chi phối Đó là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động giáodục ngoài nhà trường HĐGDNGLL do nhà trường quản lí chỉ đạo, với sự tham gia củacác lực lượng xã hội Nó được tiến hành xen kẽ hoặc tiếp nối hoạt động dạy học trongphạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội Hoạt động này diễn ra trong suốt năm học

và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình đào tạo, làm cho quá trình này được thực hiện

ở mọi nơi mọi lúc

HĐGDNGLL là tổ chức cuộc sống của thanh thiếu niên để giáo dục, là cuộc sốngthực của họ về học tập, lao động, vui chơi…giáo dục ngoài nhà trường là trách nhiệm củatoàn xã hội, của gia đình học sinh, nhà trường đóng vai trò cố vấn sư phạm và phối hợp tổchức

1.2.2 Đặc điểm dạy học ngoài giờ

Về bản chất:

- Việc tổ chức dạy học ngoài giờ nặng về tự nguyện tùy hứng thú HS

- Dạy học ngoài giờ nhằm phát huy năng khiếu, tính linh hoạt, phù hợp với tâm sinh

lí của HS

- Tổ chức dạy học ngoài giờ có khả năng thu hút nhiều HS tham gia

Về nội dung:

- Tổ chức hoạt động ngoài giờ có tính chất bổ sung, mở rộng nội khóa

- Ngoại khóa không phụ thuộc vào chương trình nội khóa

- Ngoại khóa có thể đi sâu, mở rộng một bộ phận cần thiết, một nội dung hay mộtchương của chương trình học cho các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn nghệ, thể thao

Về hình thức: Có hình thức tổ chức rất linh hoạt theo toàn trường, toàn lớp, nhóm,

tổ…Do đó có thể huy động nhiều người tham gia thực hiện

Về thời gian: Linh hoạt đa dạng có thể tiến hành trong học kỳ I, học kỳ II, đầu,

giữa, cuối học kỳ…

1.2.3 Vai trò của dạy học ngoài giờ

HĐNGLL có vị trí quan trọng trong quá trình giáo dục Quá trình giáo dục đối vớihọc sinh THPT có nhiều thú vị nhưng cũng không ít phức tạp, đòi hỏi phải có sự khéo léo,kịp thời đúng đắn, lôi cuốn các em hoạt động, nhằm phát huy khuynh hướng tự lập, sángtạo, tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật Vì vậy có thể nói HĐNGLL có vị trí then chốttrong quá trình giáo dục nhằm định hướng, điểu chỉnh quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao

Trang 15

Hoạt động giáo dục kỹ năng ngoài giờ là một bộ phận bắt buộc trong kế hoạch dạyhọc ở trường phổ thông đã được Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, là một nội dung trongcông tác quản lý của các cấp chỉ đạo và quản lý giáo dục Hoạt động giáo dục kỹ năngngoài giờ có quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lý thuyết với thựchành, thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần quan trọng vào sự hình thành vàphát triển nhân cách toàn diện của HS trong giai đoạn hiện nay.

Hoạt động giáo dục kỹ năng ngoài giờ là dịp để HS củng cố kiến thức đã học trênlớp, biến tri thức thành niềm tin ở mỗi HS Đây là điểm rất cơ bản của Hoạt động giáo dục

kỹ năng ngoài giờ, khác với hoạt động ngoại khóa môn học

1.2.4 Nguyên tắc của dạy học ngoài giờ

Để đảm bảo hiệu quả cao của hoạt động này, quá trình tổ chức phải tuân theo cácnguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính mục đích và tính kế hoạch của toàn bộ hoạt động

- Hoạt động được nằm trong kế hoạch của toàn năm học

- Mục đích, hình thức, nội dung dã có dự kiến trong kế hoạch

Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính thích hợp và tính hiệu quả

- Kế hoạch hoạt động phải khả thi: vừa sức, phù hợp với điều kiện (năng lực củahọc sinh, kinh tế, cơ sở vật chất, thời gian…)

- Trong quá trình tổ chức hoạt động cần tránh những câu hỏi quá dễ gây ra sự nhàmchán hay những vấn đề quá khó gây ra sự ức chế làm cho HS bế tắc

Nguyên tắc 3: Đảm bảo sự thống nhất của ngoại khóa và nội khóa

Nguyên tắc 4: Đảm bảo sự thống nhất giữa chỉ đạo của GV với tính tự quản của HSHoạt động có tổ chức, kỷ cương, nhưng phải phát huy tối đa sáng kiến, sáng tạo, tựgiác, tích cực, chủ động của HS

Nguyên tắc 5: Nội dung sinh hoạt phải linh hoạt, phong phú nhưng cân đối giữa cácloại hình

Các hình thức phải đa dạng, có thể kết hợp các nội dung giáo dục

Nguyên tắc 6: Trong điều kiện khách quan cho phép, huy động tối đa HS tham giakhông phân biệt giỏi, kém

Nguyên tắc 7: Có sự tự nguyện, chủ động và hứng thú của HS

- Khi đã tự nguyện, tự giác HS sẽ khắc phục được mọi khó khăn để hoàn thànhnhiệm vụ được giao; mặt khác gặp thất bại các em sẽ không nản chí

- Các nhóm HS tự nguyện tham gia ngoại khóa là nhóm bạn tâm đắc về ý thức và sởtrường, như vậy sẽ hình thành các tập thể HS liên kết với nhau theo hứng thú Trong tậpthể tự nguyện này, HS sẽ tự bộc lộ đầy đủ hơn những kỹ năng, năng lực mà trong quá trìnhhọc tập các em ít bộc lộ

Trang 16

Nguyên tắc 8: Huy động sự tham gia, giúp đỡ của nhà trường, chính quyền địaphương, hội phụ huynh HS…

1.2.5 Các hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ

Để tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp, có các hình thức sau:

1.3 Phân biệt giữa hoạt động trải nghiệm sáng tạo và hoạt động ngoài giờ lên lớp

Bảng 1.3 Bảng phân biệt giữa hoạt động TNST và hoạt động ngoài giờ lên lớp

Vị trí, vai

trò

- Là bộ phận của chương trình; cóquan hệ chặt chẽ với hoạt động dạyhọc

- Gắn lý thuyết với thực tiễn pháttriển phẩm chất nhân cách và nănglực chung, năng lực đặc thù

- Kiến thức: củng cố, mở rộng,khắc sâu kiến thức đã học; nângcao hiểu biết về các kĩnh vực củađời sống xã hội và giá trị truyềnthống, giá trị nhân loại

- Kỹ năng: góp phần hình thànhnăng lực chủ yếu như tự hoàn thiện,thích ứng, hợp tác, giao tiếp ứng

xử, có lối sống phù hợp với các giátrị xã hội

Nội dung Lĩnh vực nội dung:

- Giáo dục và phát triển cá nhân

- Quê hương đất nước và hòa bìnhthế giới

- Tình yêu, hôn nhân và hạnh phúcgia đình

Trang 17

cầu chung vừa phù hợp với đặc điểmcủa từng địa phương.

- Một chương trình chung cho tấtcả

- Hình thức giống nhauPhương pháp: Hướng dẫn hoạtđộng chung, phát huy vai trò chủthể của học sinh trong hoạt động

Đánh giá

- Đánh giá năng lực cụ thể thông quacác chỉ số hành vi và tiêu chí chấtlượng

- Thông qua các công cụ cho mỗihình thức

- Đánh giá quá trình và kết quả hoạtđộng trên từng cá nhân và xác địnhđược vị trí của mỗi HS trên đườngphát triển năng lực

- Minh chứng: bộ hồ sơ hoạt độngcủa HS

- Đánh giá sự phát triển về nhậnthức, kỹ năng, thái độ

- Thực hiện bằng nhiều con đường:

tự nhận xét, nhận xét của tập thể,của các giáo viên qua quan sát hoạtđộng, trò chuyện, qua sản phẩm

Sử dụng

kết quả

đánh giá

- Để báo cáo kết quả hoạt động của

HS cho các bên liên quan

- Điều chỉnh các yếu tố giúp HSnâng cao mức độ năng lực trênđường phát triển

- Là điều kiện cần của đánh giá xếploại toàn diện HS để xét trên lớp,chuyển cấp và xét tuyển cho nhữnghoạt động đặc thù

Như vậy, hai hoạt động này có vị trí và vai trò và hình thức tổ chức khá thống nhất.Tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản ở chỗ là trong HĐ TNST, mục tiêu được diễn đạt dướidạng năng lực và các năng lực này được đánh giá thông qua phương pháp và công cụchuyên biệt; cách thức tổ chức hoạt động phải làm sao để 100% HS tham gia trong cáchoạt động bắt buộc và được tự chọn tham gia những nội dung mình yêu thích; từng cánhân phải được đánh giá và xếp loại với minh chứng là hồ sơ về quá trình hoạt động(giống như kết quả học tập) và kết quả đánh giá được sử dụng cho việc xếp loại hay xéttuyển…

1.4 Cấu trúc và đặc điểm chương trình SGK Địa lí 10 THPT 10

1.4.1 Đặc điểm về cấu trúc

Trang 18

- Sách có cấu trúc chia làm 2 phần: Địa lí tự nhiên đại cương và Địa lí kinh tế - xãhội đại cương.

- Sách chuẩn có 10 chương, 42 bài học Sách nâng cao có 13 chương, 58 bài học

1.4.2 Đặc điểm về nội dung

- Sách có tên gọi: Địa lí đại cương, sách xây dựng theo các bài học, mỗi bài họcđược trình bày trong một tiết

- Sách có hai kênh: kênh hình và kênh chữ

- Kênh hình:

+ Hệ thống kênh hình trong SGK Địa lí10 rất phong phú và đa dạng như: hình vẽ,bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu,… trong đó chủ yếu là các hình vẽ, biểu đồ,tranh ảnh

+ Số lượng kênh hình trong SGK nhiều (Địa lí là một trong những môn học mà có

số lượng kênh hình trong SGK nhiều nhất) Nó không chỉ là những hình ảnh, biểu đồ, lượcđồ…minh họa kiến thức cho kênh chữ mà còn là nguồn tri thức yêu cầu HS phải khai thác

và nắm bắt

+ Kênh hình phong phú đa dạng đi từ mức độ dễ (minh họa kiến thức cho kênh chữ)đến mức độ khó (là nguồn tri thức yêu cầu HS phải khai thác và nắm bắt) đối với HS, đó làmột hệ thống logic kết hợp chặt chẽ với kênh chữ

+ Được in màu chất lượng tốt, mang tính thẩm mỹ, khoa học, sư phạm

- Kênh chữ:

+ Được trình bày dưới dạng các đoạn văn ngắn ở phần giới thiệu bài, những đoạnvăn tường minh trong bài mới, câu hỏi giữa bài, phần tóm tắt bài, phần câu hỏi bài tập cuốibài Trong đó SGK cơ bản có 108 câu hỏi giữa bài, SGK nâng cao có 143 câu hỏi giữa bài

+ Kênh chữ được trình bày ngắn gọn, súc tích và rất logic, những câu hỏi giữa bài

và câu hỏi bài tập cuối bài phù hợp với trình độ của HS, phát huy được tư duy logic và sựsáng tạo của HS

+ Có sự kết hợp 2 phương thức trình bày là diễn dịch và quy nạp

+ Nêu khái niệm, phân tích và giải thích khái niệm

- SGK Địa lí 10 có số lượng bài thực hành tương đối lớn Sau mỗi chương, đều có 1đến 2 bài thực hành:

+ Sách cơ bản có 7 bài thực hành trên tổng số 42 bài chiếm 16,6%

+ Sách nâng cao có 14 bài thực hành trên tổng số 58 bài chiếm 24,13%

+ Bài thực hành rèn luyện cho HS kỹ năng xác định một số yếu tố trên bản đồ (kỹnăng bản đồ), phân tích biểu đồ, phân tích một số yếu tố tự nhiên, mối quan hệ qua lại,nhân quả giữa các yếu tố, kỹ năng xây dựng (vẽ) biểu đồ, kỹ năng vẽ lược đồ, phân tích sốliệu thống kê, tìm hiểu một số vấn đề về môi trường địa phương

Trang 19

- Sách Địa 10 có hệ thống câu hỏi giữa bài, cuối bài Các câu hỏi giữa bài nhằmchốt kiến thức cơ bản hoặc giúp HS tự nghiên cứu, hay rèn luyện kỹ năng Địa lí 10 THPTcho HS.

- Tạo điều kiện cho GV sử dụng các phương tiện dạy học theo hướng hướng dẫn HS

tự khai thác tri thức trên phương tiện

- Tạo điều kiện cho GV hướng dẫn HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu tronghọc tập môn Địa lí 10 THPT

1.4.4 Những thuận lợi và khó khăn của chương trình SGK Địa lí 10 THPT 10 đến các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

1.4.4.1 Thuận lợi

Khi tổ chức HĐ TNST thì GV không cần phải giải thích, phân tích các khái niệm đãhọc ở lớp 10 vì hệ thống kênh chữ trong SGK đã thể hiện một cách rõ ràng và đầy đủ rấtthuận lợi cho HS nhận thức được vấn đề

Nhờ hệ thống kênh hình mà HS có thể xây dựng các tình huống một cách ngắn gọn,trực quan để giải quyết vấn đề nhanh hơn

1.4.4.2 Khó khăn

Kiến thức Địa lí THPT nói chung và kiến thức Địa lí 10 nói riêng, bên cạnh nhữngkiến thức chung thì có những kiến thức cụ thể có liên quan đến những vấn đề chung củathế giới hoặc đến các khu vực, các quốc gia…nên không thuận lợi cho các HĐ TNST

Có khá nhiều thuật ngữ, khái niệm mới về Địa lí mà HS chưa nắm được Như vậy,khiến HS khó có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế khi tham gia cácHĐTNST

Khi xây dựng các tình huống trong các hoạt động dạy học rất khó vì tình huống xảy

ra thường chứa mâu thuẫn, nhưng kênh hình mang tính trực quan, ít mâu thuẫn xảy ra, dẫnđến kết quả phương pháp dạy học không cao

1.5 Đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 10 THPT

1.5.1 Đặc điểm về tâm lý lứa tuổi

Học sinh lớp 10 thường có độ tuổi từ 14 – 15 tuổi, đây là độ tuổi thanh thiếu niênmới lớn, sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi này chịu tác động của hai yếu tố: sinh lí và xã hội

Trang 20

Sự phát triển về mặt cơ thể, các em thể hiện mình như một người lớn, do đó có tínhđộc lập, tự chủ trong hoạt động của mình, hình thành ở các em ý thức lao động, học tập,tinh thần và làm chủ tập thể.

Sự phát triển về mặt tâm lý, đặc biệt phát triển về mặt xã hội nên các em có cơ hộitiếp nhận nhiều thông tin, có sự chín chắn về mặt kinh nghiệm hơn các em thiếu niên, khảnăng tiếp thu của các em cũng nhạy bén và sáng tạo hơn

1.5.2 Đặc điểm về học tập và hoạt động trí tuệ

- Đặc điểm về hoạt động trí tuệ:

+ Sự phát triển trí tuệ ở lứa tuổi này là tính chủ định đóng vai trò thống trị, tính chủđịnh được phát triển mạnh mẽ ở tất cả các quá trình nhận thức, vai trò của ghi nhớ logic,ghi nhớ ý nghĩa ngày càng tăng lên một cách rõ rệt

+ Khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo, tư duyngày càng chặt chẽ, có căn cứ và ngày càng nhất quán hơn Đồng thời tính phê bình của tưduy ngày càng phát triển, thế giới quan dần dần được hình thành

+ Tri thức có mục đích đã đạt tới mức cao, tri giác có mục đích trở nên có hệ thống

và hoàn thiện hơn

1.5.3 Đặc điểm về nhân cách chủ yếu

- Về sự tự ý thức: ở lứa tuổi này đã phát triển tốt, các em thể hiện thái độ của cánhân đối với những công việc xung quanh như bằng lòng hay không bằng lòng

- Giao tiếp và đời sống tình cảm: Giao tiếp thường xảy ra trong các nhóm tâm lý cócùng sở thích, nhu cầu hoặc đôi bạn, tình bạn đã đi vào chiều sâu so với lứa tuổi trước

Như vậy đặc điểm tâm sinh lí và hoạt động nhận thức của các em học sinh lớp 10hiện nay đã hoàn thiện đến một khả năng hoàn thiện nhất định

Năng lực quan sát của các em trở nên sâu sắc và nhạy bén, không dừng ở chỗ chỉgiúp các em ghi nhớ các sự kiện mà còn tạo cơ sở để các em suy luận, so sánh, phân tíchcác đối tượng Địa lí trong quá trình nhận thức

Đây là lứa tuổi quyết định hình thành nhân sinh quan, thế giới quan xã hội, tựnhiên, các nguyên tắc và các quy tắc ứng xử

Trang 21

Vì vậy, việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong môn Địa lí lớp 10THPT, không những đáp ứng về nhu cầu giáo dục của môn học mà còn đáp ứng nhu cầu

về tâm lý lứa tuổi của HS, giúp các em có khả năng tìm hiểu, phát triển và giải quyết cácvấn đề dựa trên cơ sở tự giác, được tự do, được tạo khả năng và điều kiện chủ động tronghoạt động học tập, nghiên cứu và giải quyết vấn đề

1.5.4 Những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 10 đến việc

tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

1.5.4.1 Thuận lợi

Đối với HS lớp 10, đây là lứa tuổi mới lớn, các em đã dần hoàn thiện cả về thể chất

và nhân cách nên rất thuận lợi trong việc tổ chức hoạt động TNST trong dạy học ngoài giờcũng như trên lớp Ở lứa tuổi này, các em đã hình thành được ý thức, phát triển tư duy lýluận, óc sáng tạo và tính phê phán Các em rất hứng thú với các hoạt động có sự va chạmthực tế Do đó, việc tổ chức HĐ TNST là rất thích hợp

Khi tổ chức HĐ TNST thì GV không cần phải giải thích, phân tích các khái niệm đãhọc ở lớp 10 vì hệ thống kênh chữ trong SGK đã thể hiện một cách rõ ràng và đầy đủ rấtthuận lợi cho HS nhận thức được vấn đề

Trong hệ thống sơ đồ, lược đồ, các hiện tượng Địa lí 10 THPT kinh tế - xã hội đượcbiểu hiện gắn liền với vùng lãnh thổ cụ thể Do đó, khi GV tổ chức HĐ TNST trên lớp cóthể cho HS dùng kiến thức kênh hình để giải quyết vấn đề GV đưa ra một cách thuận lợihơn

Nhờ hệ thống kênh hình mà HS có thể xây dựng các tình huống một cách ngắn gọn,trực quan để giải quyết vấn đề nhanh hơn

1.5.4.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, ở lứa tuổi này, tư duy độc lập của các em chưa phát triểnhoàn thiện, suy nghĩ và kết luận vội vàng, theo cảm tính Vì vậy, các em chưa nhận thứchết về HĐ TNST

Kiến thức Địa lí 10 THPT lớp 10 cơ bản là kiến thức chung nên khó khăn trong việcxác định các chủ đề tổ chức HĐ TNST trên lớp

Có khá nhiều thuật ngữ, khái niệm mới về Địa lí 10 THPT mà HS chưa nắm được.Như vậy, khiến HS khó có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế khi tham giacác hoạt động TNST

Khi xây dựng các tình huống trong các hoạt động dạy học rất khó vì tình huống xảy

ra thường chứa mâu thuẫn, nhưng kênh hình mang tính trực quan, ít mâu thuẫn xảy ra, dẫnđến kết quả phương pháp dạy học không cao

Thời gian dạy học, phương tiện, thiết bị dạy học chưa thật sự được đảm bảo để tổchức có hiệu quả HĐ TNST

Trang 22

Các hiện tượng về Địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội được biểu hiện bằng hệ thốngkiến thức sơ đồ, lược đồ gắn liền với từng vùng lãnh thổ cụ thể Khi GV tổ chức cácHĐTNST học sinh có thể dễ dàng nhận biết để giải quyết vấn đề do GV đưa ra một cáchthuận lợi.

Những kiến thức chung về dân cư, dân số, phân bố dân cư, các loại hình tổ chức sảnxuất phổ biến trên thế giới hay Việt Nam (nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải,thông tin liên lạc, thương mại…), mối quan hệ giữa môi trường, tài nguyên thiên nhiên và

sự phát triển bền vững…là những nội dung rất phong phú đa dạng và rất phù hợp để tổchức HĐTNST trong dạy học

Trang 23

2.2 Điều kiện để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Địa lí 2.2.1 Đối với giáo viên

Có thể nói thành công của mỗi lần tổ chức HĐTNST có hay không phụ thuộc rấtlớn vào người GV Vì thế GV ở trường phổ thông cần tích cực, nhiệt tình và năng nổ trongviệc tổ chức hoạt động ngoại khóa nói chung và tổ chức HĐTNST nói riêng

- GV cần xác định được chủ đề thích hợp với nội dung bài học trong SGK, phù hợpvới đối tượng HS và phù hợp với co sở vật chất hiện có của nhà trường

- GV cần mạnh dạn đề xuất ý kiến đối với ban giám hiệu nhà trường, cũng như phụhuynh để tăng cường việc tổ chức HĐTNST cho các em hơn

- GV phải tích cực đổi mới, đa dạng hơn nữa các hình thức, phương pháp, địa điểm

tổ chức cũng như mở rộng thêm thời lượng tổ chức hoạt động theo hướng phát huy tínhtích cực và phát triển năng lực người học Đặc biệt cần đẩy mạnh việc tổ chức cho tất cảcác em HS trong trường đều tham gia Từ đó, phát huy được hiệu quả trong tổ chức cáchoạt động

- GV cần sắp xếp, bố trí, cân đối thời gian cho HS giữa việc học chính khóa và thờigian tham gia vào hoạt động để việc tổ chức các HĐTNST không bị chồng chéo

- Chú trọng hơn nữa đến hiệu quả tổ chức hoạt động và rút kinh nghiệm để hoànthành tốt hơn cho những lần hoạt động sau

2.3.2 Đối với học sinh

- HS là chủ thể của hoạt động, muốn học tập đạt hiệu quả thì đòi hỏi người học xácđịnh động cơ học tập đúng đắn, phải thấy được HĐTNST trong môn Địa lí 10 là một cơhội để rèn kiến thức và trau dồi thêm kiến thức

- Trong mọi hoạt động, HS phải nhận thức được về tầm quan trọng của việc thamgia HĐTNST

- Để đạt hiệu quả, HS phải tự giác, tích cực, chủ động và nhiệt tình tham gia trongmọi hoạt động mà GV tổ chức để chiếm lĩnh tri thức, hoàn thiện kỹ năng

2.4 Xác định cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Địa lí 10 THPT

Trang 24

Nội dung HĐTNST trong dạy học phải kết hợp chặt chẽ với chương trình chínhkhóa Một mặt, nhằm bổ sung, củng cố và mở rộng kiến thức Mặt khác gây hứng thú họctập và phát huy những năng lực sở trường của HS.

* Nguyên tắc 2: Tổ chức HĐTNST trong dạy học phải đảm bảo tính thực tiễn.Ngoài việc phải đảm bảo các điều kiện sẵn có thì cáh thức tổ chức HĐTNST trongdạy học phải phù hợp với yêu cầu, mục tiêu cần đạt được của hoạt động; đồng thời phảiđảm bảo các điều kiện thực tế của nhà trường

Tổ chức HĐTNST trong dạy học phải tạo điều kiện, lôi cuốn tất cả HS trong lớptham gia tùy vào trình độ, hoàn cảnh và năng lực ở mỗi HS

* Nguyên tắc 3: Tổ chức HĐTNST trong dạy học phải đảm bảo tính sư phạm.Yêu cầu của nguyên tắc này là khi thực hiện phải phù hợp với mục tiêu giáo dục.Tạo điều kiện, cơ hội để lôi cuốn HS tham gia nhằm kích thích tinh thần ham học hỏi củacác em

* Nguyên tắc 4: Tùy vào từng hoạt động cụ thể, phải có sự phối hợp chặt chẽ của

GV – HS, HS – HS GV hướng dẫn; HS chủ động tích cực, sáng tạo, trải nghiệm bản thân

* Nguyên tắc 5: Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường đểtranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ

2.4.2 Yêu cầu tổ chức dạy học

- Hoạt động cần hấp dẫn và sinh động, tránh quan niệm nặng về hoạt động dạy họctrên lớp, nhẹ về dạy học

- Nhà trường cần đổi mới, nâng cấp cơ sở vật chất…để đáp ứng nhu cầu dạy học

- Nhà trường cần thành lập các câu lạc bộ đội nhóm, nhất là các câu lạc bộ chuyênmôn của từng tổ để thu hút HS tham gia Qua đó, HS có thể khám phá năng lực bản thântrong nhiều môn, nhiều lĩnh vực và sau đó chọn cho mình môn yêu thích

- Ngoài hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tiến hành theo từng tháng trongnăm, nên gộp những hoạt động nhỏ lẻ vào phân phối chương trình thành một hoạt độnglớn và đặ biệt hoạt động này cần được xem là một hoạt động thường niên, nằm trong sựquản lý chuyên môn ở nhà trường phổ thông Có như vậy, hoạt động ngoại khóa trongtrường phổ thông mới được duy trì một cách thường xuyên và có hiệu quả

2.4.3 Các phương pháp để tổ chức

2.4.3.1 Phương pháp giải quyết vấn đề

- Đây là phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư duy, snags tạo giảiquyết vấn đề cuả HS Các em được đặt trong tình huống có vấn đề, thông qua việc giảiquyết vấn đề giúp các em lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp Phương pháp nàythường được vận dụng khi HS phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước mộthiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động

Ngày đăng: 15/07/2018, 17:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Ngọc Diệp (2014)," Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông", Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trongnhà trường phổ thông
Tác giả: Bùi Ngọc Diệp
Năm: 2014
2. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (1993), "Lý luận dạy học Địa lý", NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học Địa lý
Tác giả: Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1993
3. Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Hằng (2014), "Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THPT", VNCSP – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số phương pháp tổ chức hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THPT
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Hằng
Năm: 2014
4. Phạm Thị Sen, Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Đức Vũ, "Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Địa lí THPT", Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Địalí THPT
6. Nguyễn Đức Vũ (2001), "Hoạt động ngoại khóa trong dạy học Địa lí ở trường THPT", NXB Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động ngoại khóa trong dạy học Địa lí ở trường THPT
Tác giả: Nguyễn Đức Vũ
Nhà XB: NXB Đại học Huế
Năm: 2001
7. Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Ngọc Minh (2014), "Phương pháp dạy học Địa lí Trung học phổ thông", NXB Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Địa lí Trung họcphổ thông
Tác giả: Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Ngọc Minh
Nhà XB: NXB Đại học Huế
Năm: 2014

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w