NGHÊN CỨU CÔNG TY ĐA QUỐC GIA. LIÊN HỆ VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

10 733 4
NGHÊN CỨU CÔNG TY ĐA QUỐC GIA. LIÊN HỆ VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (từ các chữ Multinational corporation) hoặc MNE (từ các chữ Multinational enterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia. 2. Quá trình ra đời và phát triển công ty đa quốc gia: + Công ty Xuyên quốc gia (MNC) gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất lớn TBCN. Trong thời kỳ đầu cạnh tranh tự do của CNTB, mục đích lợi nhuận và sự phát triển sản xuất đã làm tăng yêu cầu về thị trường nguyên liệu, thị trường lao động, thị trường hàng hoá và thị trường tài chính. Các yêu cầu đó đã thúc đẩy việc tăng cường khai thác và mở rộng hoạt động kinh doanh sang nước khác. Ngoài ra, sự cạnh tranh quyết liệt cũng hướng nhiều công ty trong nước đi tìm lợi nhuận trong thị trường bên ngoài. Quá trình này đã được tạo điều kiện bởi sự phát triển của thương mại quốc tế đã hình thành qua nhiều thế kỷ trước. Quá trình này cũng được tạo điều kiện bởi sự ủng hộ của các nhà nước TBCN và chủ nghĩa thực dân. Đồng thời, quá trình đi từ hợp tác giản đơn đến liên kết sâu sắc hơn trong giới công thương tư bản đã làm tăng khả năng thực hiện sự mở rộng này. Trên cơ sở đó, các tổ chức kinh doanh quốc tế bắt đầu được hình thành và phát triển.

Tài chính quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diễm ĐỀ TÀI: NGHÊN CỨU CÔNG TY ĐA QUỐC GIA. LIÊN HỆ VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM. A/ Nghiên cứu công ty đa quốc gia: I. Khái niệm và quá trình phát triển của công ty đa quốc gia: 1. Khái niệm: Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (từ các chữ Multinational corporation) hoặc MNE (từ các chữ Multinational enterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ít nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tếcác nền kinh tế của các quốc gia. 2. Quá trình ra đời và phát triển công ty đa quốc gia: + Công ty Xuyên quốc gia (MNC) gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất lớn TBCN. Trong thời kỳ đầu cạnh tranh tự do của CNTB, mục đích lợi nhuận và sự phát triển sản xuất đã làm tăng yêu cầu về thị trường nguyên liệu, thị trường lao động, thị trường hàng hoá và thị trường tài chính. Các yêu cầu đó đã thúc đẩy việc tăng cường khai thác và mở rộng hoạt động kinh doanh sang nước khác. Ngoài ra, sự cạnh tranh quyết liệt cũng hướng nhiều công ty trong nước đi tìm lợi nhuận trong thị trường bên ngoài. Quá trình này đã được tạo điều kiện bởi sự phát triển của thương mại quốc tế đã hình thành qua nhiều thế kỷ trước. Quá trình này cũng được tạo điều kiện bởi sự ủng hộ của các nhà nước TBCN và chủ nghĩa thực dân. Đồng thời, quá trình đi từ hợp tác giản đơn đến liên kết sâu sắc hơn trong giới công thương tư bản đã làm tăng khả năng thực hiện sự mở rộng này. Trên cơ sở đó, các tổ chức kinh doanh quốc tế bắt đầu được hình thành và phát triển. + Các MNC thực sự hình thành và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc. Trong thời kỳ này, quá trình tích tụ tư bản, tập trung sản xuất, sự kết hợp giữa giới tài chính và giới công thương đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn sản xuất-kinh doanh lớn theo xu hướng độc quyền. Sự cạnh tranh tự do trong thời kỳ đầu của CNTB với sự thôn tính “cá lớn nuốt cá bé” cũng tạo thêm điều kiện cho sự hình thành các tổ chức kinh doanh độc quyền lớn. Đáng chú ý, sự cạnh tranh và xu hướng độc quyền Trang 1 Nhóm 11_TC2.2 Tài chính quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diễm diễn ra mạnh mẽ cả trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước nên càng làm tăng tính quốc tế của các công ty này. + Sự nổi lên của các công ty độc quyền và sự vươn mạnh ra thế giới còn nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa quyền lực kinh tế với quyền lực chính trị của nhà nước TBCN. Sau Chiến tranh Thế giới II, sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nhu cầu tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế và sự hợp tác chính trị giữa các TBCN đã tạo điều kiện cho sự phát triển tiếp tục của các MNC, đặc biệt trong thế giới tư bản. Nhiều MNC ra đời và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này. + Sự phát triển của MNC không chỉ sự nắm giữ các lĩnh vực kinh tế trọng yếu, năng lực tài chính và khoa học kỹ thuật,… mà còn sự mở rộng hoạt động kinh doanh ra khắp thế giới tư bản. Vai trò của MNC trong QHQT cũng vì thế mà đã tăng lên qua sự đóng góp rất lớn vào việc tăng trưởng các dòng đầu tư nước ngoài, thúc đẩy thương mại xuyên quốc gia và mở rộng phân công lao động quốc tế. + Đáng chú ý, sự thay đổi cách nhìn nhận về MNC các nước TBCN đã góp phần đáng kể cho sự mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế của các MNC. MNC ngày càng được coi là công cụ phát triển, là sự tạo công ăn việc làm, là nguồn thuế thu, là sự khắc phục về vốn, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm làm ăn quốc tế. Bởi thế, các nước đều mở cửa thị trường, khuyến khích FDI và thậm chí còn cạnh tranh với nhau trong việc thu hút MNC. Nhờ đó, các MNC đã bành trướng khá nhanh và mở rộng vai trò trong đời sống quốc tế. + Sau Chiến tranh Lạnh, MNC đã có sự phát triển chóng mặt với số lượng các MNC tăng gần gấp đôi, từ khoảng 37.000 đầu thập kỷ 1990 lên gần 70.000 vào năm 2004. Đồng thời, mức độ quốc tế hoá của chúng cũng phát triển chưa từng thấy với số lượng chi nhánh nước ngoài tăng gần bốn lần, từ 170.000 đầu thập kỷ 1990 lên gần 690.000 vào năm 2004. Một điểm khác cũng đáng chú ý, MNC không còn là độc quyền của các nước phát triển hàng đầu mà đã xuất hiện cả trong các nền kinh tế đang phát triển hoặc mới nổi. Tuy nhiên, quy mô và vai trò của các MNC này vẫn còn rất khiêm tốn. Các MNC cũng là người nắm giữ hầu hết vốn đầu tư nước ngoài. Các MNC thực hiện hơn 80% thương mại thế giới. Các MNC chi phối hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng của thế giới. Các MNC cũng nắm giữ phần lớn công nghệ tiên tiến và quá trình chuyển giao công nghệ. Các Trang 2 Nhóm 11_TC2.2 Tài chính quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diễm MNC vẫn tiếp tục nằm trong trung tâm của sự phát triển. Thế và lực của MNC tiếp tục phát triển trong những năm gần đây với xu hướng sáp nhập và thu nhận để hình thành các tập đoàn lớn, nhất là trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng như truyền thông, ngân hàng-tài chính, giao thông vận tải . Tất cả những điều này đang làm tăng vai trò của MNC đối với quốc gia và QHQT. II. Cấu trúc và đặc trưng của công ty đa quốc gia: 1. Cấu trúc công ty đa quốc gia: Các công ty đa quốc gia có thể xếp vào ba nhóm lớn theo cấu trúc các phương tiện sản xuất: * Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự các quốc gia khác nhau (ví dụ:McDonalds). * Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” có các cơ sở sản xuất một số nước nào đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó một số nước khác (ví dụ: Adidas). * Công ty đa quốc gia “đa chiều” có các cơ sở sản xuất các nước khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc (ví dụ: Microsoft) 2. Đặc trưng của công ty đa quốc gia: - Cổ đông đến từ khắp nơi trên thế giới. - Liên quan đến nơi đặt trụ sở chính và nơi kinh doanh. - Các công ty con phải chịu ảnh hưởng của môi trường quốc tế và sở tại. - Các công ty con có chung nguồn tài trợ (tài sản, nhãn hiệu hàng hóa và nhân lực), các công ty con có thể tìm nhiều định chế tài chính tài trợ vốn. - Các công ty con có chung chiến lược. Đặc điểm cơ bản: của các công ty đa quốc gia là bộ phận không trực tiếp làm việc với khách hàng mỗi quốc gia mà nó hoạt động. III/ Nguyên nhân và tác động của công ty đa quốc gia đến nền kinh tế Việt Nam. 1.Nguyên nhân dẫn đến việc đầu tư của các công ty đa quốc gia vào Việt Nam: Trang 3 Nhóm 11_TC2.2 Tài chính quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Các công ty xuyên quốc gia hoạt động Việt Nam phần lớn đều thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong 500 tập đoàn lớn nhất được bình chọn hàng năm, Việt Nam cho đến nay mới chỉ có 10% trong số đó có dự án đầu tư và thiết lập các quan hệ giao thương hàng hoá dịch vụ và công nghệ. Hiện trạng này còn nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan:  Thứ nhất là lợi thế so sánh chủ yếu của Việt Nam hiện tại chủ yếu là lao động rẻ nguyên liệu rẻ và thị trường rộng lớn những ngành sản suất tận dụng các lợi thế này chủ yếu là những nghành sử dụng nhiều lao động và công nghệ chuyển giao thường không cao. Trong điều kiện toàn cầu hoá khi lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế đã chuyển trọng tâm sang cho các nghành đòi hỏi có hàm lượng cao về công nghệ và tri thức thì theo lôgic của sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế toàn cầu phần xâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp vừa và nhỏ.  Thứ hai như trên đã phân tích phần đầu tư và chu chuyển thương mại Việt Nam được thực hiện chủ yếu bởi các MNC châu Á.  Thứ ba sự yếu kém về hạ tầng cơ sở về môi trường đầu tư về năng lực và thẩm định dự án đầu tư của phía Việt Nam đang có nhiều bất cập so với yêu cầu đòi hỏi từ các phía đối tác nước ngoài là các tập đoàn xuyên quốc gia lớn.  Thứ tư cho đến nay Việt Nam mới đang những bước đầu tiên của tiến trình hội nhập quốc tế .  Thứ năm,Các MNC lớn nhất là các MNC đến từ châu Âu và châu Mỹ còn dè dặt trong việc đầu tư vào VN. 2. Tác động của các công ty đa quốc gia đến nền kinh tế quốc dân VN: a/Tác động tích cực đối với sự nghiệp cải cách và đối với nền kinh tế VN:  sự hiện diện của MNC đồng nghĩa với việc cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa của đất nước.  các MNC đã đóng góp phần tích cực trong việc thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu CNH-HĐH đất nước.  các nước MNC tham gia tích cực vào việc duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định cho nền kinh tế mở rộng xuất khẩu,tăng nguồn thu ngân sách. Trang 4 Nhóm 11_TC2.2 Tài chính quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diễm  Giải quyết số lượng lớn lđ tham gia phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.  Sự có mặt của các nước MNC đã và đang là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp chuyển đổi sang kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập quốc tế của VN. b/Tác động tiêu cực của MNC tại VN:  Mục tiêu của các nước MNC là lợi nhuận,thị phần doanh số ưu thế cạnh tranh và phát triển ổn định nó thường xuyên mâu thuẫn với mục tiêu của chiến lược chung về phát triển kinh tế xã hội của nhà nước ta là tăng trưởng đồng đều và bền vững.  Một số MNC lạm dụng các ưu thế về vốn công nghệ để thao túng và gây hậu quả xấu cho liên doanh thậm chí có MNC gây sức ép với các cơ quan nhà nước.  Một số vấn đề yếu kém trong hoạt động của MNC nhìn từ phía công tác chuẩn bị và vai trò hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước. B/ Liên hệ với các tập đoàn kinh tế Việt Nam: I/. Tình hình đầu tư của công ty đa quốc gia tại Việt Nam: Hiện nay, nhiều công ty quốc tế lớn đang xem xét thiết lập các cơ sở sản xuất tại các nước ASEAN, trong đó Việt Nam là một địa chỉ rất hấp dẫn. Tỷ lệ đầu tư vào Việt Nam trong tổng đầu tư vào các nước ASEAN năm 2008 đã tăng. Nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 5,2% trong năm 2009 và Việt Nam đãcác hiệp định thương mại tự do với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Những hiệp định này giúp các công ty tiếp cận thị trường các nước trên và thị trường 10 nước ASEAN, khu vực có dân số khoảng 600 triệu người và có dân số trẻ nhất châu Á. -Intel, công ty chế tạo vi mạch (chip) điện tử lớn nhất thế giới có trụ sở tại bang California khai trương một cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh với số vốn đầu tư 1 tỷ USD đã phần nào khẳng định vị thế mới của Việt Nam như một điểm đến cho các nhà đầu tư hoạt động công nghệ cao. Intel chọn Việt Nam đây có nguồn năng lượng và cung cấp nước chắc chắn cũng như nguồn nhân lực có tay nghề. Intel tin tưởng có thể tiếp tục thu hút nguồn lao động này cho thành công lâu dài của hãng. chỉ sau hai tháng Intel cho khởi Trang 5 Nhóm 11_TC2.2 Tài chính quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diễm công, tập đoàn điện tử hàng đầu Mỹ - Jabil - cũng nối gót đầu tư vào SHTP với vốn lên đến 100 triệu USD. -Toyota, công ty chế tạo ôtô hàng đầu Nhật Bản này không chỉ nhìn thấy rõ sự phát triển tiềm năng của thị trường Việt Nam mà còn thấy được vai trò tiềm tàng mà nền kinh tế Việt Nam có thể mở rộng ra cả khu vực Đông Nam Á. -Công ty điện tử của tập đoàn Samsung sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai thế giới của Hàn Quốc, đã mở nhà máy với vốn đầu tư 1 tỷ USD tại Việt Nam. -Hãng phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft cũng đã đặt hàng sản xuất tại Việt Nam các trò chơi hoạt hình số và mô hình cho các trò chơi máy tính. - Đến sớm và có nhiều dự án nhất phải kể đến các nhà đầu tư Nhật. Nhiều tập đoàn lớn như Sanyo, Matsushita, Sony, Fujitsu, Toshiba, Panasonic, Nidec… đã sớm xây dựng nhà máy Việt Nam trong nhiều năm qua và giờ đây tiếp tục rót thêm nhiều vốn mở rộng đầu tư với quy mô lớn hơn. - Tập đoàn Canon, sau khi đưa vào 100 triệu USD cho dự án sản xuất máy in tại Khu Công Nghiệp Thăng Long, Hà Nội, Canon tiếp tục rót thêm cả trăm triệu USD xây dựng các nhà máy mới Bắc Ninh, đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất máy in laser lớn nhất thế giới, sản lượng 700.000 sản phẩm/tháng, đáp ứng khoảng 35% cho thị trường xuất khẩu. - Đến sớm hơn Canon còn có tập đoàn Nidec., Nidec đã rót gần 100 triệu USD, đưa vào hoạt động 2 nhà máy mới Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP - Nhiều nhà đầu tư lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) giờ đây xem Việt Nam như là một điểm đến an toàn, có chi phí lao động thấp, với kế hoạch rót hàng tỷ USD để sản xuất cụ thể như, Foxconn – “đại gia” gia công các sản phẩm điện tử lớn nhất thế giới như máy nghe nhạc Ipod, điện thoại di động Nokia, máy tính xách tay, máy ảnh Sony… Các nhà đầu tư công nghệ cao hướng về Việt Nam có nhiều lý do: chính sách cởi mở trong thu hút đầu tư và tận dụng thời cơ Việt Nam gia nhập Trang 6 Nhóm 11_TC2.2 Tài chính quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diễm WTO. Yếu tố chi phí lao động thấp, hạ giá thành sản phẩm cũng là mối quan tâm lớn. • Phát triển cả trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D: Nhãn hiệu điện tử khổng lồ Panasonic tuyên bố đầu tư dự án Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) Panasonic tại VN. Đây sẽ là trung tâm R&D thứ ba của tập đoàn ASEAN, nhằm phát triển và thiết kế các con chip hệ thống, các phần mềm chủ chốt dùng trong điện thoại di động và ti vi màn hình phẳng. Sau công bố của Jabil và Matsushita, Renesas Technology - một tập đoàn công nghệ cao về bán dẫn và vi mạch đứng đầu Nhật và đứng thứ ba trên thế giới lại sắp đưa vào một trung tâm nghiên cứu, phát triển và thiết kế các phần cứng (vi mạch) và các phần mềm tại TP HCM. Cơ hội thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam đang tiến triển tốt, Việt Nam nên sớm đầu tư và phát triển nhanh hạ tầng cho nhà sản xuất. Việc đào tạo nguồn nhân lực sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư cũng là yêu cầu cấp bách cần triển khai thực hiện sớm. II. Một số công ty đa quốc gia điển hình đầu tư tại Việt Nam: CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM Thông tin về Toyota Việt Nam: Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (tên viết tắt tiếng Anh là TMV), được thành lập vào năm 1995, là liên doanh giữa: § Toyota Motor Corporation - Nhật Bản (TMC) § Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) § Công ty Kuo (Châu Á)-Singapore. • Giới thiệu công ty mẹ: Toyota Motor Corporation (TMC) là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Nhật Bản, hiện là công ty lớn thứ hai trên thế giới sau tập đoàn ôtô khổng lồ General Motors Mỹ, và là công ty đứng đầu thị trường ôtô Việt Nam. Thương hiệu Toyota ra đời vào tháng 8/1937. Chiến lược kinh doanh đúng đắn mang lại cho Toyota những thành công vượt bậc về mặt thương mại, bên cạnh đó là sự phát triển vượt bậc về công nghệ sản xuất ôtô,chất lượng của sản phẩm mang thương hiệu Toyota luôn được đảm bảo mức Trang 7 Nhóm 11_TC2.2 Tài chính quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diễm độ cao nhất bởi Toyota sở hữu những kỹ sư, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ ôtô thế giới. Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (sau đây gọi tắt là Toyota Việt Nam) là nhà tiên phong trong sản xuất ôtô Việt Nam. Toyota Việt Namcông ty đầu tiên trong các liên doanh ôViệt Nam áp dụng tất cả 4 quy trình sản xuất tiêu chuẩn cho một nhà máy sản xuất ô tô bao gồm dập, hàn, sơn và lắp ráp. Toyota đang xây dựng toàn cầu chuyển từ mô hình có nhiều nhà cung ứng phụ tùng và bộ phận sang mô hình chỉ có 2 nhà cung cấpcho mỗi phụ tùng hay bộ phận. Mỗi đơn vị tập trung vào sản xuất 1 vài linh kiện hiệu quả nhất.vd: vỏ xe ô tô có thể sản xuất bởi Toyota motor Malaysia,lốp xe được cung cấp bởi Toyota motor thailan… tuân theo cùng 1 tiêu chuẩn quốc tế của tập đoàn Toyota.Và những thiết bị này được xuất khẩu đến các công ty con khác để rồi được ghép gộp lại thành sản phẩm của dòng xe Toyota bán đi trên khắp thị trường thế giới. Tập đoàn đa quốc gia hoạt động theo chiều dọc.  Chiến lược hoạt động tại Việt Nam: TMV mở rộng hoạt động sang lĩnh vực xuất nhập khẩu phụ tùng với các nước trong mạng lưới Toyota toàn cầu với thị trường xuất khẩu gồm 10 nước và vùng lãnh thổ là Thái Lan, Indonesia,Philippines, Malaysia, Ấn Độ,Argentina,Nam Phi,Venezuela, Đài Loan và Pakistan.Kim ngạch xuất khẩu phụ tùng mỗi năm trung bình 20tr USD/năm. Việc xuất khẩu phụ tùng là một đóng góp lớn của Toyota vào việc thực hiện chiến lược phát triển ngành ôViệt NamViệt Nam có thể tham gia vào hệ thống phân phối toàn cầu hóa của Toyota. TMC đã phối hợp với Bộ Công nghiệp và Viện nghiên cứu kinh tế Nhật Bản tổ chức Hội thảo kêu gọi đầu tư sản xuất linh kiện ô tô vào Việt Nam, và đề ra kế hoạch sản xuất ô tô, nội địa hoá phụ tùng mức cao hơn nữa. Đó chính là nỗ lực hàng đầu để không những Công ty giữ vững vị trí là lá cờ đầu mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ôViệt Nam.Toyota cũng cấp các dịch vụ tài chính thông qua công ty con của mình “công ty dịch vụ tài chính Toyota”. Với nền tảng của công ty mẹ trên TG,Toyota VN có rất nhiều điều kiện để phát triển tại VN . Họ đã đáp ứng linh hoạt các chiến lược kinh doanh và có hiệu quả rõ rệt khi lien tục dẫn đầu thị phần tại VN. Trang 8 Nhóm 11_TC2.2 Tài chính quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Tập đoàn Toyota Motor là tập đoàn hàng đầu về sản xuất ô tô trên thế giới có những chiến lược kinh doanh mang tầm quốc tế và có giá trị lịch sử mang lại kết quả lớn cho tập đoàn. Hiện nay những hoạt động kinh doanh của công ty Toyota Motor Việt Nam áp dụng thuần thục những chiến lược của công ty mẹ và điều chỉnh phù hợp với môi trường kinh doanh và tiềm lực Việt Nam. Toyota cũng đạt được những thành công nhất định, khẳng định vị trí số1 tại thị trường nội địa. Ngoài ra, Toyota Việt Nam còn được đánh giá cao với những hoạt động mang tính xã hội, có tính chất tích cực ảnh hưởng tới đời sống người dân Việt Nam như bảo vệ môi trường, đào tạo nhân lực, nội địa hóa sản phẩm… C/ Kết luận: Sự phát triển của lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật sự tác động của quy luật kinh tế như quy luật giá trị thặng dư ,quy luật tích luỹ… ngày càng mạnh mẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn. Với sự phát triển quan hệ quốc tế làm cho các công ty tư bản liên minh với nhau sản xuất và phân phối hàng hoá trên thị trường thế giới đã hình thành nên các công ty độc quyền quốc tế và trở thành cơ sở kinh tế quan trọng của sự mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế của các công ty xuyên quốc gia. Trang 9 Nhóm 11_TC2.2 Tài chính quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Thành viên nhóm: 1. Phan Ngọc Toàn 2. Mai Minh Trang 3. Ngô Lê Thanh Duy 4. Võ Quang Nhật 5. Nguyễn Trung Vĩnh Trang 10 Nhóm 11_TC2.2 . chính quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diễm ĐỀ TÀI: NGHÊN CỨU CÔNG TY ĐA QUỐC GIA. LIÊN HỆ VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM. A/ Nghiên cứu công ty đa quốc gia: . ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia. 2. Quá trình ra đời và phát triển công ty đa quốc

Ngày đăng: 08/08/2013, 15:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan