THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

23 520 0
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hoá, sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia đã trở nên phổ biến và chiếm một vị trí quan trọng trong nền sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế. Sự phát triển liên tục của công ty xuyên quốc gia về quy mô, cơ cấu tổ chức, phương thức sở hữu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay đã làm nảy sinh rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về công ty xuyên quốc gia. Thứ nhất, quan niệm về công ty quốc tế, trong đó bao gồm cả công ty toàn cầu, công ty xuyên quốc gia, công ty đa quốc gia, công ty siêu quốc gia. Những người theo quan niệmk này chri quan tâm đến mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại - đầu tư quốc tế của các công ty xuyên quốc gia. Thứ hai, quan niệm về công ty xuyên quốc gia là công ty tư bản độc quyền có tư bản thuộc về chủ tư bản của một nước nhất định nào đó. Ở đây, người ta chú ý đến tính chất sở hữu và tính sở hữu và tính quốc tịch của tư bản. Dựa trên tiêu thức sở hữu để xác định loại hình công ty, họ còn đưa ra khái niệm: công ty đa quốc gia, cũng là công ty tư bản độc quyền thực hiện thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài để tiến hành các hoạt động kinh doanh quốc tế. Tóm lại, công ty xuyên quốc gia là những công ty nắm quyền sở hữu hay kiểm soát hoạt động sản xuất và hệ thống bán hàng tại nhiều nước khách ngoài nước của mình. Đây không chỉ là công ty cổ phần, công ty tư nhân mà chúng có thể là những công ty dưới hình thức hợp tác xã hay thực thể thuộc quyền sở hữu nhà nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa phát triển sâu rộng trên thế giới là phát triển và sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia (TNCs). TNCs có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới, đặc biệt đối với quá trình công nghiệp hoá của các nước đang phát triển. Hiện nay, TNCs đã thâm nhập vào hầu hết các quốc gia, là lực lượng chính phân phối các nguồn lực, chuyển giao công nghệ và lưu chuyển hàng hoá,.. từ khu vực này đến khu vực khác trên phạm vi toàn cầu.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN KHOA QUỐC TẾ HỌC ---------* * *--------- NGUYỄN HOÀI LINH – PHẠM TÚ ANH Lớp CAO HỌC QUAN HỆ QUỐC TẾ - KHÓA 4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRIỂN VỌNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Môn: Các công ty xuyên quốc gia Giáo viên hướng dẫn: GS-TS. Nguyễn Thiết Sơn Hà Nội tháng 01- 2009 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hoá, sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia đã trở nên phổ biến chiếm một vị trí quan trọng trong nền sản xuất quan hệ kinh tế quốc tế. Sự phát triển liên tục của công ty xuyên quốc gia về quy mô, cơ cấu tổ chức, phương thức sở hữu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay đã làm nảy sinh rất nhiều quan niệm định nghĩa khác nhau về công ty xuyên quốc gia. Thứ nhất, quan niệm về công ty quốc tế, trong đó bao gồm cả công ty toàn cầu, công ty xuyên quốc gia, công ty đa quốc gia, công ty siêu quốc gia. Những người theo quan niệmk này chri quan tâm đến mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại - đầu tư quốc tế của các công ty xuyên quốc gia. Thứ hai, quan niệm về công ty xuyên quốc giacông ty tư bản độc quyền có tư bản thuộc về chủ tư bản của một nước nhất định nào đó. Ở đây, người ta chú ý đến tính chất sở hữu tính sở hữu tính quốc tịch của tư bản. Dựa trên tiêu thức sở hữu để xác định loại hình công ty, họ còn đưa ra khái niệm: công ty đa quốc gia, cũng là công ty tư bản độc quyền thực hiện thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài để tiến hành các hoạt động kinh doanh quốc tế. Tóm lại, công ty xuyên quốc gia là những công ty nắm quyền sở hữu hay kiểm soát hoạt động sản xuất hệ thống bán hàng tại nhiều nước khacs ngoài 2 nước của mình. Đây không chỉ là công ty cổ phần, công ty tư nhân mà chúng có thể là những công ty dưới hình thức hợp tác xã hay thực thể thuộc quyền sở hữu nhà nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa phát triển sâu rộng trên thế giới là phát triển sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia (TNCs). TNCs có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới, đặc biệt đối với quá trình công nghiệp hoá của các nước đang phát triển. Hiện nay, TNCs đã thâm nhập vào hầu hết các quốc gia, là lực lượng chính phân phối các nguồn lực, chuyển giao công nghệ lưu chuyển hàng hoá, từ khu vực này đến khu vực khác trên phạm vi toàn cầu. 2 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI Hoạt động của các nước ngoài của TNCs lớn nhất năm 2006. 100 công ty xuyên quốc gia phi tài chính lớn nhất của thế giới 100 công ty xuyên quốc gia từ các nền kinh tế đang phát triển được xếp hạng dựa trên quy mô về tài sản. Mục đích không phải chỉ nhìn vào số lượng tài sản mà còn nhìn vào sự quốc tế hoá của nó, điều này khác so với sự phân loại về quy mô tài sản theo từng thời kỳ, thu nhập thị trường vốn. Sự quốc tế hoá quyết định phạm vi xếp hạng. TNCs lớn nhất đóng vai trò chính trong sản xuất quốc tế, bao gồm nền kinh tế phát triển, đang phát triển đã phát triển. Trong vòng 3 năm qua, TNCs đã chiếm tới trung bình là 10%, 12% 16% mỗi năm về tài sản, kinh doanh việc làm. Cùng thời điểm đó, tỉ số FDI tăng nhanh trong các thập kỷ trước là do các dịch vụ hướng khu vực, truyền thông, dịch vụ điện. Làn sóng tự do hoá tư hữu hoá cuối những năm 80 xuyên suốt những năm 90 của thế kỷ trước, đặc biệt là nền công nghiệp cơ sở hạ tầng chủ chôt đã có ảnh hưởng đến tình trạng quốc tế hoá của các dịch vụ trên. 1. Các công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới: a. Tổng quan: Nhìn một cách tổng quan, nửa đầu của TOP 100 TNCs trong thập kỷ qua vẫn được xếp loại một cách ổn định. Thứ 1 là về Điện (Mỹ) chiếm hơn 85 tổng số tài sản ngoại hối của 100 công ty hàng đầu, thứ 2 là các công ty của Anh về 2 xăng dầu. Ngoài ra còn có các TNCs về sản xuất xe hơi, xăng dầu, thiết bị điện, cơ sở hạ tầng… TNCs chiếm 2/3 tổng thương mại thế giới về hàng hóa dịch vụ thế giới trong đó 1/3 là thương mại nội bộ công ty, 1/3 là thương mại giữa TNCs các thực thể bên ngoài). Ngoài ra hệ thống phân phối, công nghệ R&D của TNCs cũng rất vô địch, 3/4 chi phí R&D của thế giới tới từ TNCs. Ngoài ra TNCs còn có khả năng vận động hành lang chính phủ để chính phủ đưa ra các chính sách có lợi cho mình về thuế môi trường. Chỉ cần lấy một ví dụ đơn giản, doanh thu của ConocoPhilips - công ty lớn thứ 10 trong bảng xếp hạng Global Fortune 500, doanh thu năm 2006 đã lớn gấp 2,7 lần GDP của Việt Nam trong cùng năm (xấp xỉ 61 tỉ USD). Phép tính đơn giản nhưng nhiều ý nghĩa. Các TNCs tác động đối với phát triển nguồn lực tạo việc làm qua hai cách trực tiếp gián tiếp. Các trực tiếp là thông qua các dự án TNCs góp phần tạo ra một khối lượng công việc khổng lồ. Cách gián tiếp là TNCs đã tạo ra nhiều cơ hội cho việc phát triển nguồn lực. Là những công ty có quy mô lớn nên nhu cầu về lao động của các TNCs cũng rất lớn. Thông qua việc thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài TNCs đã trực tiếp tạo ra một khối lượng đáng kể việc làm cho các nước tiếp nhận đầu tư. Một cách gián tiếp TNCs cũng tạo ra một khối lượng lớn việc làm thông qua 2 việc liên doanh với các đơn vị khác để cùng phát triển. Thông qua việc liên kết với các nhà cung cấp, các nhà phân phối từ đó mở rộng phạm vi hoạt động của những đơn vị này chính những đơn vị này lại tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Như vậy, các TNCs làm tăng khối lượng việc làm trên thế giới, bao gồm tăng việc làm ở cả chính quốc ở nước chủ nhà. Với gần 77.000 công ty mẹ 900.000 chi nhánh trên toàn thế giới các TNCs là nguồn việc làm khổng lồ cho lực lượng lao động thế giới. Số liệu cụ thể như sau: Bảng 1: Số lượng lao động của các chi nhánh nước ngoài Năm Số lượng lao động (Người) 1982 19.537.000 1990 24.551.000 2004 59.458.000 2005 62.095.000 Nguồn: UNCTAD, World Investment report 2006. Như vậy, số lượng lao động làm việc tại các chi nhánh nước ngoài liên tục tăng lên. Nếu như năm 1982 chỉ có 19,537 triệu lao động làm việc trong các chi nhánh của TNCs tại nước ngoài thì đến năm 2005 con số này là 62,092 triệu lao động, tức tăng gấp 3 lần so với năm 1982. Cũng theo Báo cáo Đầu Tư thế giới của UNCTAD năm 2004 thì tỷ lệ lao động làm việc tại các chi nhánh nước ngoài cũng chiếm phần lớn trong tổng cơ cấu lao động của các công ty mẹ. Chẳng hạn, hãng General Electric của Mỹ có 307.000 nhân viên thì trong đó có 142.000 nhân viên tại các chi nhánh, Siemens AG của Đức có 430.000 2 nhân viên trong đó có 266.000nhân viên làm việc tại các chi nhánh, IBM của Mỹ có 329.000 nhân viên trong đó có 175.832 nhân viên làm việc tại các chi nhánh, Nissan của Nhật có 183.000 nhân viên trong đó có 112.530 nhân viên làm việc tại các chi nhánh. Như vậy, tỷ lệ lao động tại các chi nhánh nước ngoài của các hãng Siemens AG, Nissan, IBM, General Electric lần lượt là 62%, 61%, 53%, 44%. Tại nhiều nước các chi nhánh nước ngoài đóng vai trò sống còn trong việc tạo ra việc làm cho người lao động. Tại Singapore, số người làm cho các chi nhánh nước ngoài chiếm trên 50% tổng số lao động trong các ngành sản xuất, tại Ấn Độ, chỉ riêng số người làm trong ngành công nghệ phần mềm đã giải quyết 5 triệu việc làm cho nước này. Các TNCs luôn đóng vai trò chủ thể của các dòng vốn đầu tư trên toàn thế giới. Trong những năm gần đây, nguồn vốn FDI liên tục tăng cao. Nếu những năm 1982 tổng vốn FDI trên thế giới là 59 tỷ USD thì đến năm 1990 là 202 tỷ USD năm 2005 là 916 tỷ USD. Điều này cũng phản ánh các hoạt động M&A tăng lên cả về số lượng giá trị. Nếu như năm 1987 chỉ có 14 vụ M&A với giá trị 30 tỷ USD thì đến năm 2005 đã tăng lên 141 vụ với tổng giá trị là 454,2 tỷ USD. Lượng vốn FDI tăng lên cả ở các nước phát triển đang phát triển. Tại các nước phát triển, nguồn vốn FDI tăng mạnh vào năm 2000 với gần 1.200 tỷ USD. Sau 3 năm giảm mạnh (năm 2000 đến năm 2003) thì vào 2 năm 2004 nguồn vốn FDI lại tăng lên. Trong các nước phát triển thì các nước EU chiếm 70% tổng vốn FDI, đặc biệt là Đức, Ailen, Anh. Năm 2005 các quốc gia này đều tăng hơn 40 tỷ USD, riêng nước Anh tăng hơn 100 tỷ USD. Tại các nước đang phát triển, dòng vốn FDI tăng 22% đạt 334 tỷ USD năm 2005. Vai trò của các quốc gia này trong việc nhận các dòng vốn FDI cũng như trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài không ngừng tăng lên. Tỷ trọng vốn FDI vào các nước đang phát triển tăng trung bình 20% trong giai đoạn 1978-1980 lên mức trung bình 35% trong những năm 2003-2005. Tỷ trọng FDI vào các nước Châu Phi giảm từ 10% năm 1978-1980 xuống khoảng 5% trong năm 1998- 2000. Tuy nhiên trong những năm 2001-2005 dòng vốn này lại phục hồi tăng lên. Trong nhóm các nước đang phát triển có sự không đồng đều: Trong khi vốn FDI vào các nước Châu Á, đặc biệt là Đông Á, Nam Á Đông Nam Á tăng đáng kể thì lại tiếp tục giảm ở các nước khu vực Mỹ La Tinh Caribe. Các nước thuộc khu vực Mỹ La Tinh Caribe liên tục giảm trong những năm 1970-1980 cho đến nay vẫn chưa phục hồi. Những nguyên nhân dẫn đến sự phục hồi dòng vốn FDI bắt nguồn từ những sửa đổi về chính sách đầu tư của các quốc gia. Năm 2003 đã có 244 sửa đổi về luật quy chế gây ảnh hưởng đến FDI, trong đó có 220 sửa đổi theo hướng thuận lợi hoá đầu tư. Cũng trong năm này, đã có 86 hiệp ước đầu tư song phương (Bilateral Investment Treaties- BITs) 60 hiệp ước thuế quan hai bên (Double Taxation Treaties - DTTs) được ký kết, nâng tổng số các hiệp ước được ký kết lên với các con số tương ứng là 2.265 2.316 hiệp ước. 2 Theo điều tra của UNCTAD tiến hành năm 2005 với 355 TNCs lớn nhất của thế giới cho thấy triển vọng của dòng FDI khá sáng sủa sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, đặc biệt là khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông Âu.Trung Quốc Ấn Độ ở Châu Á, Phần Lan ở Châu Âu được coi là những nước sẽ có sự tăng trưởng lớn nhất về FDI. Theo các chuyên gia đầu tư thì triển vọng rất sáng sủa đối với các ngành: dịch vụ, thiết bị điện, điện tử, chế tạo ô tô máy móc. Những dự án đầu tư xây dựng mới sẽ được các TNCs tiếp tục thực hiện ở nhiều nước đang phát triển các giao dịch M&A sẽ diễn ra phần lớn ở các nước phát triển. Sự phục hồi FDI hơn nữa còn đẩy mạnh sản xuất quốc tế đang được thực hiện bởi 77.000 TNCs 900.000 chi nhánh mang lại tổng vốn FDI khoảng 7.000 tỷ USD. Tổng doanh thu của các chi nhánh TNCs tại nước ngoài năm 2005 đạt 22.171 tỷ USD. Bảng 2: Các chỉ tiêu FDI hoạt động của TNCs Chỉ tiêu Giá trị (tỷ USD) 1982 1990 2003 2004 2005 FDI vào 59 202 633 711 916 FDI ra 28 230 617 813 779 Doanh thu từ chi nhánh nước ngoài 2.620 6.045 16.963 20.986 22.171 Tổng giá trị sản phẩm từ Chi nhánh nước ngoài 646 1.481 3.573 4.283 4.517 Tổng giá trị tài sản từ Chi nhánh nước ngoài 2.108 5.956 32.186 42.807 45.564 Giá trị xuất khẩu của các chi nhánh nước ngoài 647 1.366 3.073 3.733 4.214 2 Số lao động tại các chi nhánh nước ngoài (nghìn người) 19.537 24.551 54.170 59.458 62.095 Nguồn: UNCTAD, World Investment report 2006. Phần lớn vốn FDI của thế giới được điều phối bởi các TNCs của các nước phát triển. Tuy nhiên, gần đây, sự tham gia của các công tycác nước đang phát triển ngày một tăng. Nếu như giữa thập kỷ 80, các công ty này chỉ đóng góp 6% trong dòng vốn FDI toàn cầu nhưng vào nửa sau của thập kỷ 90s đã tăng lên 11%. Xét về tỷ lệ trong tổng vốn cố định (Gross fixed capital formation - GFCF) thì vốn đầu tư ra nước ngoài của các nước đang phát triển còn chiếm tỷ lệ cao hơn một số nước phát triển. Ví dụ năm 2001-2003, tỷ lệ GĐP/GFCF của Singapore là 36,6% ; Hồng Kông là 28,2% ; Chi lê là 7,4% ; Malaysia là 5,3% trong khi của Mỹ là 6,6% ; Đức là 4,1% Nhật Bản là 3,2%. TNCs của các nền kinh tế đang phát triển hiện có tốc độ quốc tế hoá đầu tư khá mạnh mẽ mà đi đầu là các TNCs của các nước phát triển ở Châu Á. Trong 3 năm 2001-2003 vốn FDI đầu tư ra nước ngoài của các TNCs Châu Á trung bình là 37 tỷ USD/năm (tương đương với FDI hàng năm của thế giới nửa đầu thập kỷ 80) chiếm 4/5 tổng vốn FDI ra của nhóm nước đang phát triển. Các TNCs Châu Mỹ Latinh Carribe đóng góp 10tỷ USD đầu tư ra nước ngoài trong khi đầu tư của Châu Phi là không đáng kể chủ yếu là đến từ Nam Phi. Mặc dù vậy thì TNCs của các nước phát triển vẫn cung cấp phần lớn vốn FDI của thế giới. Ví dụ năm 1980 dòng vốn FDI của các nước phát triển chiếm 79.9% tổng vốn FDI của thế giới, con số này năm 1990 là 82,5% ; năm 2000 là 77,3% năm 2005 là 59,4%. 2

Ngày đăng: 24/07/2013, 15:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan