Ngày nay hoạt động xuất nhập khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối với mọi quốc gia. Cho dù đó là quốc gia phạt triển hay đang phát triển. Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự tham gia quản lý của nhà nước. Không những vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu còn có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Bởi vậy trong chính sách kinh tế của mình, Đảng cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định: " Coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại" và coi nó là một trong ba chương trình kinh tế lớn cần tập chung thực hiện. Từ sau Đại hội đảng lần thứ VI, đất nước ta đã chuyển sang một thời kỳ mới đó là nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Cũng từ thời điểm này mà các doanh nghiệp nhà nước chủ động trong kinh doanh, tự tìm đối tác và mặt hàng kinh doanh, tự hạch toán lỗ, lãi… Công ty VILEXIM là một trong những doanh nghiệp nhà nước như vậy. Qua thu thập tài liệu tại Công ty trong những ngày vừa qua em xin được trình bày bản " Báo cão thực tập tổng hợp" với những nội dung sau: Lời nói đầu Chương I: Giới thiệu sơ lược về Công ty Chương II: Những hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty Chương III: Những hạn chế, mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới
B¸o c¸o Tæng hîp LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay hoạt động xuất nhập khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối với mọi quốc gia. Cho dù đó là quốc gia phạt triển hay đang phát triển. Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự tham gia quản lý của nhà nước. Không những vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu còn có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Bởi vậy trong chính sách kinh tế của mình, Đảng cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định: " Coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại" và coi nó là một trong ba chương trình kinh tế lớn cần tập chung thực hiện. Từ sau Đại hội đảng lần thứ VI, đất nước ta đã chuyển sang một thời kỳ mới đó là nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Cũng từ thời điểm này mà các doanh nghiệp nhà nước chủ động trong kinh doanh, tự tìm đối tác và mặt hàng kinh doanh, tự hạch toán lỗ, lãi… Công ty VILEXIM là một trong những doanh nghiệp nhà nước như vậy. Qua thu thập tài liệu tại Công ty trong những ngày vừa qua em xin được trình bày bản " Báo cão thực tập tổng hợp" với những nội dung sau: 1 B¸o c¸o Tæng hîp Lời nói đầu Chương I: Giới thiệu sơ lược về Công ty Chương II: Những hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty Chương III: Những hạn chế, mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh, các chị trong Công ty Vilexim đặc biệt là bác Giám, cô Uyên anh Bình phòng xuất nhập khẩu II đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc hoàn thành bài báo cáo tổng hợp về Công ty. CHƯƠNG I Giới thiệu sơ lược về Công ty I. Tên Công ty Tên Việt Nam: Công ty xuất nhập khẩu với lào. Tên tiếng Anh: Viet nam national import-export corporation with Laos. Tên viết tắt: vilexim. Trụ sở chính của Công ty: P4A- Đường giải phóng- Hà nội 2 B¸o c¸o Tæng hîp Công ty còn có văn phòng đại diện tại: -190 Sisảng Von- Bản Na xay Vientiane-Laos RPD. - Đông Hà -Thành phố Hồ Chí Minh II. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển. 1. Lịch sử hình thành Công ty xuất nhập khẩu với Lào ( trước đây thuộc tổng Công ty xuất nhập khẩu biên giới) được thành lập căn cứ vào quyết định số: 82/VNT-TCCCB ngày 24/2/1987 của Bộ ngoại thương (nay là Bộ thương mại) Công ty được bộ thương mại giao cho tiến hành các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Nhưng từ năm 1993 đến nay theo xu thế của cơ chế thị trường và sự đổi mới của đất nước Công ty không chỉ không thực hiện kinh doanh với Lào mà còn mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu với các nước khác như Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản… và nhiều tổ chức. Công ty qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu để đẩy mạnh phát triển quan hệ thương mại và các hoạt động khác có liên quan. 3 B¸o c¸o Tæng hîp 2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty 2.1. Chức năng của Công ty: Trực tiếp xuất nhập khẩu theo giấy phép của Bộ thương mại với Lào và các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Công ty nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, kinh doanh chuyển khẩu thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty. Sản xuất và gia công các mặt hàng để phục vụ cho xuất khẩu. Liên doanh, liên kết hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế trong và ngoài nước. 2.2. Nhiệm vụ của Công ty - Thông qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu để đẩy mạnh và phát triển quan hệ thương mại hơpj tác đầu tư và các hoạt động khác có liên quan đến kinh tế đối ngoại với các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài. Đặc biệt là với Lào. Công ty hoạt động theo đúng pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những quy định riêng của toàn Công ty. 4 B¸o c¸o Tæng hîp - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của Công ty theo chế độ hiện hành để thực hiện tốt các nội dung hoạt động của Công ty - Tuân thủ các chính sách, chế độ, pháp luật của nhà nước và quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và trong giao dịch đối ngoại thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết hợp đồng kinh tế và hợp đồng thương mại quốc tế mà Công ty đã ký. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhằm làm thúc đẩy quá trình quay vòng của vốn và đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh của Công ty. - Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. - Góp phần tăng thu ngoại tệ. - Lập sổ kế toán, ghi chép kế toán, hoá đơn, chứng từ và lập báo cáo tài chính trung thực, chính xác. - Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. 5 B¸o c¸o Tæng hîp - Kê khai và định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền, khi phát hiện các thông tin kê khai hoặc báo cáo là không chính xác, không đầy đủ hoặc giả mạ, thì phải kịp thời điều chỉnh lại và thông báo kịp thời. - Tuân thủ pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. - Thực hiện quy định khác theo quy định của chính phủ. 2.3. Quyền hạn của doanh nghiệp. -Công ty có quền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp. - Chủ động chọn ngành, nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư, chhủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh. - Chủ động tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng với các đơn vị kinh tế trong và nước ngoài, - Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn 6 B¸o c¸o Tæng hîp - Kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu - Tuyển, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh. - Tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụng phương thức quản lý khoa học hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. - Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân cơ quan hay tổ chức nào, trừ những điều khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích. - Công ty được phép tham gia tổ chức hội chợ, triển lãm quảng cáo hàng hoá, tham gia các hội nghị, hội thảo, chuyên đề liên quan đến hoạt động của Công ty ở trong và ngoài nước. - Được cử cán bộ của Công ty đi công tác nước ngoài hoặc mời bên nước ngoài vào Việt Nam để giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng và các vấn đề thuộc kĩnh vực kinh doanh của Công ty. 7 B¸o c¸o Tæng hîp 3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và nhiệm vụ của từng bộ phận. . Ban lãnh đạo là người đứng đầu Công ty. Trong đó ban giám đốc do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm trực tiếp điều hành Công ty theo chế độ mộ thủ trưởng có toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh sao cho có hiệu quả và là người chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng Bộ Thương mại và tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty về quá trình quyết định hoạt động của mình. Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc. Các phó giám đốc do giám đốc đề nghị và được Bộ Trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm và bãi nhiệm. Phó giám đốc Công ty được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực kinh doanh và chịu trách nhiệm trước giám đốc những lĩnh vực mà mình đảm nhiệm. Trong các phó giám đốc có một phó giám đốc thay mặt điều hành Công ty khi giám đốc đi vắng. Dưới giám đốc và phó giám đốc là các phòng ban chức năng, các chi nhánh và văn phòng đại diện. Cụ thể là: -Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý Công ty có hiệu quả trong từng 8 B¸o c¸o Tæng hîp thời kỳ, đánh giá chất lượng cán bộ, chỉ đạo xây dựng và xét duyệt định mức lao động tiền lương cho các thành viên. - Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ làm công việc theo dõi nghiệp vụ liên quan đến công tác hạch toán, kế toán, làm công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế, lập báo cáo quyết toán phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo định kỳ. Chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động tài chính của Công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo nhân viên trong phòng kế toán hạch toán theo đúng chế độ kế toán mà nhà nước đã quy định trong các văn bản, nghị quyết… - Phòng kế hoạch tổng hợp: Có nhiệm vụ lập ra kế hoạch kinh doanh ching cho toàn Công ty và phân bổ kế hoạch kinh doanh cho tưngf phòng kinh doanh vụ thể và báo cáo lên ban lãnh đạo tình hình hoạt động của Công ty từng tháng, từng quý đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn của Công ty. - Phòng xuất nhập khẩu 1: Được Công ty giao nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu với thị trường Lào và có thể thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu với một số thị trường khác. 9 B¸o c¸o Tæng hîp - Phòng xuất nhập khẩu III: Có nhiệm vụ chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc. Ngoài ra phòng còn được uỷ thác nhập khẩu một số mặt hàng của đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. - Phòng xuất nhập khẩu II, IV, V : Là các phòng kinh doanh đa ngành. Có nhiệm vụ tự tìm khách hàng và thị trường cho mình. Khi đã tìm được khách hàng cho mình và thị trường cho mình thì các phòng này lập phương án kinh doanh trình lên giám đốc. Giám đốc sẽ quyết định thực hiện hay không nếu đồng ý thì giám đốc đứng ra làm đại diện đêt ký họp đồng với khách hàng. Còn các nghiệp vụ cụ thể và giao dịch là do các phòng tự thực hiện. Vốn kinh doanh Công ty sẽ bổ sung cho từng phòng kinh doanh theo từng hợp đồng. Riêng đối với phòng xuất nhập khẩu IV còn phải đảm nhiêm công việc thi tuyển, tiến hành đào tạo cho lao động sẽ được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. - Chi nhánh và văn phòng đại diện: Hoạt động theo phương thức khoán. Trưởng chi nhánh, văn phòng đại diện có quyền quyết định và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc, pháp luật, tập thể, cán bộ công nhân viên chi nhánh. III. Các nguồn lực của Công ty: 10 . trong việc hoàn thành bài báo cáo tổng hợp về Công ty. CHƯƠNG I Giới thiệu sơ lược về Công ty I. Tên Công ty Tên Việt Nam: Công ty xuất nhập khẩu với lào.. bày bản " Báo cão thực tập tổng hợp& quot; với những nội dung sau: 1 B¸o c¸o Tæng hîp Lời nói đầu Chương I: Giới thiệu sơ lược về Công ty Chương II: