Thu thập thông tin đã được kiểm duyệt trong các báo cáo của công ty: Báo cáo về dự báo và thực tế chi tiêu của nhà máy, báo cáo tài chính, báo cáo sản xuất, và các báo cáo kế toán quản t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
- -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH HANESBRANDS VIỆT NAM - HUẾ
Lớp: K48D Kế toán MSV: 14K4051008
Trang 2Trong suốt quá trình thực tập, tôi đã nhận được không ít sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những cá nhân, tổ chức và đoàn thể đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp của mình
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các Quý thầy cô khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Chính các Quý thầy cô đã là người cung cấp cho tôi những kiến thức và kỹ năng cần thiết, giúp tôi có thể hoàn
thành đề tài khóa luận tốt nghiệp mang tên: “Kế toán quản trị hàng tồn kho tại
công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam - Huế”
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo – ThS Nguyễn Thị Thanh Bình, người đã hướng dẫn tỉ mỉ và tận tình cho tôi để tôi có những bước đi đúng đắn trong suốt quá trình thực tập Sự giúp đỡ của thầy là bước đệm vững chắc để tôi có thể thực hiện tốt khóa luận của mình
Bên cạnh đó, sự tạo điều kiện và hỗ trợ một cách trực tiếp, gián tiếp từ phía lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Phòng Công tác sinh viên, các Khoa - Phòng ban chức năng đã giúp tôi có thể tiến hành việc thực tập tốt nghiệp một cách thuận lợi
Hơn nữa, tôi đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía công ty HanesBrands, đặc biệt
là Phòng Kế toán - Tài chính với những góp ý, hướng dẫn tận tình cùng những thông tin quý giá, tạo điều kiện để tôi có thể tiếp cận được nguồn thông tin một cách dễ dàng nhất, giúp cho những nghiên cứu của tôi trở nên hiệu quả và chính xác hơn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn gia đình, những người thân, bạn bè
đã cùng đóng góp ý kiến, cũng như động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện khoá luận
Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng trong khóa luận tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những sai sót do vốn kiến thức và kỹ năng của bản thân còn hạn chế Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía các Quý thầy cô để tôi có thể hoàn thiện khóa luận của mình một cách tốt nhất, bổ sung thêm kinh nghiệm quý báu cho tôi trên con đường sau này
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 12 năm 2017 Sinh viên thực hiện
Trần Quốc Tuệ Anh
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Cấu trúc đề tài 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP 1
1.1 Kế toán quản trị 1
1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị 1
1.1.2 Bản chất của kế toán quản trị 2
1.1.3 Vai trò, chức năng của kế toán quản trị 3
1.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị 5
1.2 Hàng tồn kho 7
1.2.1 Khái niệm hàng tồn kho 7
1.2.2 Đặc điểm của hàng tồn kho 8
1.3 Kế toán quản trị hàng tồn kho 8
1.3.1 Nhu cầu cung cấp thông tin cho công tác kế toán quản trị hàng tồn kho 8
1.3.1.1 Lập danh điểm vật tư, hàng hóa 8
1.3.1.2 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho 9
1.3.1.3 Phương pháp tính giá hàng tồn kho 11
1.3.1.4 Công tác quản lý hàng tồn kho 12
1.3.2 Dự toán hàng tồn kho 13
1.3.3 Các báo cáo quản trị hàng tồn kho 16
1.3.3.1 Các báo cáo phục vụ cho quá trình kiểm soát 16
1.3.3.2 Các báo cáo phục vụ cho việc đánh giá 17
1.3.3.3 Các báo cáo phục vụ cho việc ra các quyết định 17
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH HANESBRANDS VIỆT NAM HUẾ 18
KINH
Ế
Trang 42.1 Tổng quan về công ty 18
2.1.1 Giới thiệu chung 18
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 19
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Hanesbrands Huế 21
2.1.3.1 Chức năng 21
2.1.3.2 Nhiệm vụ 21
2.1.4 Đặc điểm sản phẩm 22
2.1.5 Cơ cấu tổ chức 22
2.1.6 Tình hình nguồn lực công ty giai đoạn 2014 – 2016 24
2.1.6.1 Nguồn lực lao động giai đoạn năm 2015 đến tháng 6 năm 2017 24
2.1.6.2 Tổng quan về quá trình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam – Huế từ năm 2014 - 2016 27
2.1.7 Tổ chức công tác kế toán 34
2.1.7.1 Tổ chức bộ máy kế toán 34
2.1.7.2 Các chính sách kế toán chủ yếu 35
2.1.8 Tổng quan về hệ thống các phần mềm kế toán quản trị tại Công ty 37 2.1.8.1 Hệ thống ANET (ApparelNET) 37
2.1.8.2 Hệ thống Lawson 39
2.1.8.3 Hệ thống ACI (Apparel Cost Inventory System - hệ thống chi phí hàng tồn kho may mặc) 41
2.2 Công tác kế toán quản trị hàng tồn kho tại Công ty 42
2.2.1 Đặc điểm và hệ thống lập danh điểm hàng tồn kho 42
2.2.2 Phương pháp tính giá hàng tồn kho 43
2.2.2.1 Đối tượng tính giá thành 43
2.2.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 44
2.2.2.3 Phương pháp tính giá thành và quy trình tính giá thành sản phẩm 44 2.2.3 Công tác tổ chức lập dự toán liên quan đến việc hoạch định hàng tồn kho 50
2.2.4.Quy trình kiểm soát hàng tồn kho 53
2.2.5 Đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho 62
2.2.5.1 Quản lý Tính chính xác (Accuracy) 63
2.2.5.2 Quản lý chi phí sử dụng hàng tồn kho trong quá trình sản xuất 65
KINH
Ế
Trang 5Chương 3 - CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH HANESBRANDS VIỆT NAM – HUẾ 75
3.1 Đánh giá công tác kế toán quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH 75
Hanesbrands Việt Nam - Huế 75
3.1.1 Những kết quả đạt được 75
3.1.2 Những điểm hạn chế 79
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH HanesBrands Việt Nam - Huế 80
3.2.1 Ý nghĩa của việc hoàn thiện công tác kế toán quản trị hàng tồn kho 80 3.2.2 Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản hàng tồn kho 81
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
1 Kết luận 88
2 Kiến nghị 94
3 Hướng phát triển mới của đề tài 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
KINH
Ế
Trang 6DANH MUC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ 1.1: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH 1
SƠ ĐỒ 1.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 7
SƠ ĐỒ 2.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY HANESBRANDS VIỆT NAM HUẾ 23
SƠ ĐỒ 2.2 : TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY HANESBRANDS VIỆT NAM HUẾ 34
SƠ ĐỒ 2.3 TRÌNH TỰ GHI SỔ TẠI CÔNG TY THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ
CHUNG 36
SƠ ĐỒ 2.4 LƯU ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ CHO QUÁ TRÌNH XUẤT 56
SƠ ĐỒ 2.5 LƯU ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ CHO QUÁ TRÌNH XUẤT 57
SƠ ĐỒ 2.6 TƯƠNG QUAN MỨC SỬ DỤNG THỰC TÉ VÀ ĐỊNH MỨC ĐƯỢC
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Biểu mẫu dự toán tiêu thụ 14
Bảng 1.2 Biểu mẫu dự toán sản xuất 15
Bảng 1.3 Biểu mẫu nguyên vật liệu 15
Bảng 1.4 Biểu mẫu thành phẩm tồn kho cuối kỳ 16
Bảng 1.5 Báo cáo nhập- xuất- tồn 17
Bảng 2.1 Tình hình lao động công ty giai đoạn 2015 đến 6/2017 26
Bảng 2.2 Tình hình tài sản - nguồn vốn của công ty giai đoạn 2014- 2016 27
Bảng 2.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014- 2016 31
Bảng 2.4 Phần quyền sử dụng trong hệ thống ANET 38
Bảng 2.5 Danh mục nguyên vật liệu phụ tại Công ty 43
Bảng 2.6 Dự toán sản xuất năm 2017 của Nhà máy 51
Bảng 2.7 Mức sử dụng thực tế nguyên vật liệu năm 2016 52
Bảng 2.8 Dự toán nguyên vật liệu trong năm 2017 của nhà máy 53
Bảng 2.9 Bảng so sánh chi phí thực tế phát sinh và chi phí định mức NVL chính của toàn bộ nhà máy tháng 1/2017 68
Bảng 2.10 Bảng so sánh chi phí thực tế phát sinh và chi phí định mức NPL của toàn bộ nhà máy tháng 1/2017 69
Bảng 2.11 Bảng so sánh mức tiết kiệm chi phí thực tế với dự toán chỉ tiêu NVL chính của toàn bộ nhà máy tháng 1/2017 71
Bảng 2.12 Bảng so sánh mức tiết kiệm thực tế với chỉ tiêu NPL của toàn bộ nhà máy tháng 1/2017 73
Bảng 3.1 Bảng theo dơi số lượng hàng đạt chuẩn, hàng lỗi, hàng lẻ, hàng huỷ hàng ngày 83
Bảng 3.2 Bảng theo dơi hao hụt trong quá trình sản xuất 84
KINH
Ế
Trang 8PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hội nhập và phát triển cùng với quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày càng có những bước đột phá mạnh mẽ, các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình có nhiều hơn những cơ hội và thách thức để tìm kiếm lợi nhuận và khẳng định vị trí trên thị trường Cạnh tranh trong bối cảnh này buộc các doanh nghiệp phải
nỗ lực hoàn thiện, phục vụ tốt hơn nhu cầu của thị trường Để đạt được điều đó, các nhà quản lý phải sử dụng đồng thời nhiều công cụ quản lý khác nhau, trong đó có kế toán Kế toán có vai trò quan trọng đối với các nhà quản lý, nó giúp họ có thể phân tích các hoạt động kinh tế, đưa ra các quyết định đầu tư có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao Trong thực tế, những quyết định được đưa ra thường được thiết lập dựa trên nguồn thông tin kế toán, nhất là kế toán quản trị
Kế toán quản trị là lĩnh vực chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề về thực trạng, đặc biệt thực trạng tài chính của doanh nghiệp; qua đó phục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định quản trị Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp, đồng thời phục vụ việc kiểm soát, đánh giá doanh nghiệp đó Do vậy, việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong mỗi doanh nghiệp là công việc vô cùng cần thiết giúp nhà quản lý được cung cấp đầy đủ thông tin một cách kịp thời, từ đó ra quyết định và kiểm soát chi phí hiệu quả
Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản không thể thiếu trong bất kỳ chu trình sản xuất nào của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc dân Hàng tồn kho không những phản ánh năng lực sản xuất, cơ sở vật chất và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất mà còn phản ánh quy mô và trình độ quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp Đối với Việt Nam, khi tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành vấn đề thời sự như hiện nay, thì cùng với tài sản cố định, hàng tồn kho dần trở thành yếu tố quan trọng để tạo ra sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
Để tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp không chỉ đơn giản là quan tâm đến vấn đề có hay không một loại hàng tồn kho nào đó mà là sử dụng hàng tồn kho như thế nào và thông qua đó, điều quan trọng hơn
là phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo toàn, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ, quay vòng nhanh vốn lưu động để tái sản xuất và gia tăng giá trị doanh nghiệp Hạch toán kế toán hàng
Trang 9tồn kho với chức năng và nhiệm vụ cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời về hàng tồn kho cho nhà quản lý để đưa ra quyết định đúng đắn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp Để làm được điều này, cần cần thực hiện tốt công tác kế toán quản trị hàng tồn kho tại doanh nghiệp
Công ty TNHH HanesBrands Việt Nam - Huế là công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc, có vốn 100% đầu tư từ Hoa Kỳ, chuyên gia công các hợp đồng may mặc được chuyển về từ công ty mẹ Kết quả hoạt động sản xuất tại công ty được đánh giá bởi tập đoàn hàng tháng, hàng quý, hàng năm Với đặc điểm đó, nhu cầu về thông tin kế toán quản trị trở nên đặc biệt quan trọng tại công ty Trên thực tế, Công ty TNHH HanesBrands Việt Nam - Huế đã và đang thực hiện tương đối tốt về xây dựng dự toán, định mức chi phí, phân tích biến động chi phí, lập báo cáo kế toán quản trị Mặc dù vậy, công ty vẫn cần hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị nhằm quản lý tốt hơn chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như vị thế của mình so với các nhà máy khác trong khu vực trong tương lai
Chính vì những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Kế toán quản trị hàng tồn kho
tại Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam - Huế” làm đề tài tốt nghiệp cuối khóa
2 Mục tiêu nghiên cứu
Tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống thông tin kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị hàng tồn kho nói riêng trong doanh nghiệp Tìm hiểu thực trạng kế toán quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH HanesBrands Việt Nam - Huế
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị hàng tồn kho tại công ty
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu trực tiếp chính là hệ thống thông tin kế toán phục vụ quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH HanesBrands Việt Nam - Huế,
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung nghiên cứu: Kế toán quản trị hàng tồn kho
+ Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH HanesBrands Việt Nam - Huế
Trang 10+ Thời gian nghiên cứu: Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 1/10/2017 đến ngày 9/12/2017
+ Số liệu dùng để phân tích: Các báo cáo kế toán quản trị trong giai đoạn năm
2015, 2016 và 2017
4 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin thứ cấp: Là phương pháp thu thập những tài liệu sẵn có
trên sách, giáo trình, báo, các văn bản quy phạm đã được cơ quan chức năng thẩm định, kiểm tra Đó là việc thu thập thông tin chung về tình hình hoạt động của doanh nghiệp Thu thập thông tin đã được kiểm duyệt trong các báo cáo của công ty: Báo cáo
về dự báo và thực tế chi tiêu của nhà máy, báo cáo tài chính, báo cáo sản xuất, và các báo cáo kế toán quản trị liên quan ( định mức sử dụng, thực tế sử dụng)
- Thu thập thông tin sơ cấp: thông tin sơ cấp được tác giả thu thập thông qua
khảo sát các đối tượng nghiên cứu bằng các hình thức:
+ Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn giám đốc và kế toán trưởng để nhận biết các yêu cầu quản trị chi phí chuyển đổi dựa trên cơ sở thông tin kế toán, đồng thời đánh giá khả năng hệ thống kế toán hiện tại đã và đang đáp ứng yêu cầu quản lý ở mức độ nào
Phỏng vấn kế toán trưởng, giám đốc các bộ phận phòng ban như Mua hàng, Sản xuất, Kho để tổng hợp và nhận diện quy trình quản lý chi phí cũng như đánh giá được mức độ quan trọng của việc quản lý chị phí tại phòng ban, cũng như các đề xuất hoặc tham mưu về công tác kế toán quản trị chi phí chuyển đổi lên cấp trên
+ Phương pháp quan sát trực tiếp
Quan sát công việc của nhân viên phòng Kế toán, phòng Phân tích hàng tồn kho, phòng Sản xuất, phòng Mua hàng, các phòng ban khác để thấy được công việc cụ thể
và quy trình hoạt động của mỗi bộ phận, mỗi nhân viên
- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã luôn tham
khảo ý kiến của cô giáo hướng dẫn, của trưởng bộ phận kế toán vận hành cũng như
anh chị đồng nghiệp trong công ty để đánh giá được khách quan
- Phương pháp xử lý và phân tích, tổng hợp thông tin
Dựa trên những dữ liệu thu thập, dùng các phương pháp so sánh, thống kê, phân tích để làm rơ nội dung cần nghiên cứu, từ đó đưa ra những nhận xét cũng như đề xuất các giải pháp giúp cải thiện tình hình vận hành sản xuất tại nhà máy
Trang 11+ Phương pháp so sánh: bao gồm phương pháp so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối, dùng để phân tích tình hình biến động của quy mô tài sản, nguồn vốn, tình hình kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2014, 2015, 2016 và phân tích tình hình biến động giữa kế hoạch và thực tế của chi phí sử dụng hàng tồn kho trong năm 2017
+ Phương pháp thống kê và phân tích: tổng hợp các dữ liệu cùng nội dung liên quan để phân tích, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá ưu điểm, nhược điểm nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục
+ Phương pháp xử lý số liệu: xử lý trên chương trình Excel
5 Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm có 03 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán quản trị hàng tồn kho tại Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam - Huế
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị hàng tồn kho tại Công
ty TNHH Hanesbrands Việt Nam – Huế
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trang 12PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Kế toán quản trị
1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị
Hệ thống thông tin kế toán (Accounting Information System – AIS) là một trong những hệ thống thông tin quản trị quan trọng nhất trong hầu hết mọi tổ chức Hệ thống thông tin kế toán nhằm mục đích cung cấp thông tin cho những người sử dụng để phục
vụ cho việc ra quyết định Mối liên hệ giữa hoạt động của một tổ chức, hệ thống thông tin kế toán và những người ra quyết định được trình bày ở mô hình sau
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hệ thống thông tin kế toán và việc ra quyết định
Kế toán quản trị là một thành phần trong hệ thống kế toán của một tổ chức Theo
khoản 8 - điều 3 - Luật kế toán Việt Nam nãm 2015, kế toán “là việc thu thập, xử lý,
kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dýới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động” Do sự đa dạng về đối týợng sử dụng thông tin, đặc điểm và
tính chất của thông tin đýợc cung cấp nên kế toán đýợc phân chia thành hai loại là kế toán tài chính và kế toán quản trị Cụ thể, trọng tâm của KTQT là cung cấp thông tin cho các nhà quản lý của tổ chức; trong khi đó, mục tiêu của kế toán tài chính là nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối týợng bên ngoài tổ chức nhý các nhà đầu tý hiện tại và tiềm nãng, các chủ nợ, các cơ quan Nhà nýớc, các nhà phân tích đầu tý và khách hàng Đồng nghĩa, khi xét đến đặc điểm của thông tin nội bộ yêu cầu sự linh hoạt, chính xác, kịp thời và phục vụ cho việc ra quyết định và quản trị doanh nghiệp thì kế toán quản trị đáp ứng đýợc điều đó trong khi kế toán tài chính chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ yêu cầu này
Quyết định Hoạt
động
kinh
tế
Người sử dụng Nhu cầu
thông tin
Hệ thống thông tin kế toán - AIS
Trang 13Theo Ray H.Garrison: “ Kế toán quản trị có liên hệ với việc cung cấp tài liệu cho
các nhà quản lý là những ngýời bên trong tổ chức kinh té và có trách nhiệm trong việc điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức”
Theo Liên đoàn kế toán quốc tế công bố trong tài liệu tổng kết các khái niệm kế
toán quản trị trên thế giới nãm 1998: “Kế toán quản trị đýợc xem nhý một quy trình
định dạng, kiểm soát, đo lýờng, tổng hợp, phân tích, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin tài chính, thông tin phi tài chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp cho những nhà quản trị thực hiện hoạch định, đánh giá, kiểm soát, điều hành hoạt động tổ chức nhằm đảm bảo sử dụng có trách nhiệm, hiệu quả nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp”
Kế toán quản trị là một môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp những thông tin định lýợng về các hoạt động của đơn vị một cách chi tiết, giúp cho các nhà quản lý trong quá trình ra các quyết đinh liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị Theo
khoản 10 - điều 3 - Luật kế toán Việt Nam nãm 2015, kế toán quản trị “là việc thu thập,
xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”
Theo Hilton & Platt (2015), kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức Các nhà quản lý dựa vào thông tin kế toán quản trị để hoạch định
và kiểm soát hoạt động của tổ chức
Như vậy, kế toán quản trị chủ yếu định hướng việc sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ của tổ chức để phục vụ cho việc quản lý hoạt động của các nhà quản lý bên trong tổ chức (Bộ tài chính, 2006)
1.1.2 Bản chất của kế toán quản trị
Kế toán quản trị là một bộ phận của công tác kế toán và là một công cụ quan trọng không thể thiếu đối với công tác quản lý nội bộ doanh nghiệp Kế toán quản trị kết hợp với kế toán tài chính làm cho hệ thống thông tin kế toán hoàn thiện và phong phú hơn
Kế toán quản trị không chỉ thu nhập, xử lý và cung cấp các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá khứ được ghi chép một cách hệ thống hóa trong
sổ kế toán mà còn phân tích và xử lý để cung cấp các thông tin thích hợp phục vụ cho việc ra quyết định quản trị Thông tin được phân tích và xử lý dựa vào các công cụ
Trang 14quản lý, phương tiện tính toán nhằm tăng cường tính linh hoạt, kịp thời, hữu hiệu và khả thi của quy trình quản lý Hệ thống hoá các thông tin theo một trình tự dễ hiểu và giải trình quá trình phân tích theo các chỉ tiêu cụ thể, phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp
Kế toán quản trị chỉ cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế tài chính trong phạm vi yêu cầu quản lý nội bộ của một doanh nghiệp Những thông tin đó chỉ
có ý nghĩa đối với những người, bộ phận và các nhà điều hành, quản lý doanh nghiệp, không có ý nghĩa đối với các đối tượng bên ngoài Vì vậy người ta nói kế toán quản trị
là loại kế toán dành cho những người làm công tác quản trị, trong khi đó kế toán tài chính không phục vụ trực tiếp mục đích này
1.1.3 Vai trò, chức năng của kế toán quản trị
Kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thông tin kế toán quản trị cung cấp sẽ là yếu tố then chốt giúp nhà quản lý hoạch định công việc giám sát và điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất Kế toán quản trị cũng nhấn mạnh đến tính dự báo của thông tin và trách nhiệm của nhà quản trị các cấp trong việc lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm soát và đưa ra các quyết định ngắn hạn hay dài hạn về hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị dựa trên hệ thống thông tin phù hợp
a Vai trò của kế toán quản trị
Các nhà quản lý với mục tiêu chung là quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DOANH NGHIỆP Các họat động hàng ngày tập trung chủ yếu ở vấn đề xử
lý thông tin và ra quyết định hiệu quả Vì vậy, vai trò của kế toán quản trị càng trở nên quan trong khi đóng vai trò là bộ phận cung cấp thông tin một cách linh hoạt và hữu hiệu, đảm bảo cho việc ra quyết định của nhà quản trị trong doanh nghiêp Thông tin
kế toán quản trị chi phối toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp Kế toán quản trị đóng vai trò:
+ Cung cấp thông tin cho nhà quản trị trong doanh nghiệp xác định mục tiêu hoạt động từ các bộ phận, tổ chức, phòng ban đến mục tiêu chung của doanh nghiệp Dựa vào mục tiêu đýợc xây dựng, nhà quản trị sẽ xây dựng các chỉ tiêu kinh tế để góp phần đạt được mục tiêu đề ra
+ Sau khi xác định mục tiêu, kế toán quản trị tiếp sử dụng thông tin của mình để
Trang 15giúp cho nhà quản trị lập kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu đặt ra, là cơ sở để hoạch định và triển khai các bản dự toán hýớng dẫn từ khái quát đến chi tiết cần thực hiện
+ Tiếp đó, cung cấp thông tin phục vụ quá trình tổ chức thực hiện công việc cụ thể từ các bản dự toán, tiếp tục thu thâp kết quả thực hiện để xử dụng cho chức năng tiếp theo
+ Sau khi có được kết quả từ việc thu thập công việc thực hiện ở bước tổ chưc thực hiện, kế toán quản trị sử dụng thông tin này để giúp cho nhà quản trị trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, dựa vào đó xây dựng các bản báo cáo phù hợp với mục tiêu quản lý của nhà quản trị trong doanh nghiệp
Quá trình này tiếp tục được lặp lại, được diễn ra và phối hợp một cách nhịp nhàng từ các bộ phận trong doanh nghiệp, từ các vị trí và cấp bậc của từng bộ phận, từng cấp quản
lý, nhằm đảm bảo một quy trình linh hoạt và mang lại sự hiệu quả cao
b Chức năng của kế toán quản trị
Hai chức năng của hoạt động kế toán là cung cấp thông tin và kiểm tra thông tin, chức năng thông tin là chức năng cơ bản nhất, các đối tượng khác nhau thì yêu cầu và mục đích sử dụng thông tin kế toán khác nhau Vì thê, cung cấp thông tin cũng chính
là chức năng cơ bản của kế toán quản trị để nhằm giúp nhà quản lý thực hiện các hoạt động sau:
Một là, lập kế hoạch Để xây dựng kế hoạch nhà quản trị thường phải dự đoán,
phán đoán kết quả của các chỉ tiêu kinh tế sẽ xảy ra dựa trên những cơ sở khoa học có sẵn Trong quá trình xây dựng, nhà quản trị thường phải liên kết các chỉ tiêu kinh tế với nhau để thấy rơ sự tác động về nguyên nhân và kết quả sẽ xảy ra trong tương lai
Hai là, tổ chức và điều hành các hoạt động Chức năng này nhằm truyền dạt các
chỉ tiêu kế hoạch đã xây dựng cho các bộ phận trong doanh nghiệp và tổ chức hoạt động tại các bộ phận theo như kế hoạch Đồng thời, yêu cầu nhà quản lý phải liên kết các bộ phận với nhau, sử dụng nguồn lao động hợp lý nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất để đạt được các mục tiêu đã dự định
Các nhà quản trị phải sử dụng tổng hợp các thông tin của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp, thông tin bên trong và bên ngoài, thông tin định lượng, định tính để phán đoán và thực hiện các kế hoạch, dự toán đã xây dựng Đây là giai đoạn quyết
Trang 16định nhất, bởi vì các quyết định kinh doanh phải hết sức linh hoạt, phù hợp với các yếu
tố sản xuất và đạt được mục tiêu tối ưu
Ba là, kiểm tra và đánh giá các kết quả thực hiện Căn cứ vào các chỉ tiêu của các
kết quả thực hiện đối chiếu với các kế hoạch đã xây dựng để kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện kết quả của doanh nghiệp Qua đó, phân tích và thu nhận các thông tin phục vụ cho quá trình kinh doanh tiếp theo Thực chất là so sánh sự khác nhau giữa thực hiện với kế hoạch đã xây dựng, từ đó xác định các nguyên nhân ảnh hưởng để điều chỉnh quá trình thực hiện của từng người, từng bộ phận nhằm đạt được các mục tiêu tối ưu Hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện thông qua việc phân công, phân cấp dựa trên cơ chế quản lý tài chính và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong một tổ chức hoạt động cụ thể
Bốn là, ra quyết định Đây là chức năng cơ bản nhất của thông tin KTQT Ra
quyết định là công việc thường xuyên của các nhà quản trị ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp Việc ra quyết định thường dựa trên cơ sở tổng hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhưng trong đó thông tin KTQT thường giữ vai trò có tính chất quyết định và độ tin cậy cao Các nhà quản trị thường đứng trước nhiều phương
án kinh doanh khác nhau
Mỗi phương án thường bao gồm nhiều hệ thống thông tin đa dạng nên đòi hỏi KTQT phải tổng hợp, phân tích và chọn lọc hệ thống thông tin thích hợp Trên cơ sở đánh giá hệ thống thông tin do KTQT cung cấp để đưa ra các quyết định chọn các phương án tối ưu
Để đưa ra thông tin thích hợp, yêu cầu KTQT phải thiết lập một hệ thống các chỉ tiêu phân tích dựa vào thông tin từ kế toan toàn chính Từ các thông tin được thu thập, KTQT tiến hành tính toán các chỉ tiêu theo yêu cầu quản trị nội bộ và tổng hợp thành các báo cáo của các cấp quản trị khác nhau KTQT tiến hành kiểm tra các thông tin trên các báo cáo phân tích, đánh giá hiệu quả của các hoạt động và trợ giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp
1.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị
Để việc áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp phát huy được hiệu quả tối
đa, các nhà quản trị phải lựa chọn một bộ máy tổ chức kế toán quản trị phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, quy mô đầu tư và địa bàn hoạt động Đồng thời phải phù hợp với mức độ phân cấp quản lý tài chính của doanh nghiệp Bộ máy kế toán này
Trang 17phải gọn nhẹ, khoa học, hợp lý và phát huy hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị
a Mô hình kết hợp
Theo mô hình này, bộ máy kế toán của DOANH NGHIỆP được tổ chức kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị theo từng phần hành kế toán, nhân viên kê toán đảm nhiệm phần hành kế toán nào thì sẽ thực hiện nội dung kế toán tài chính và kế toán quản trị phần hành đó Ngoài ra, doanh nghiệp phải bố trí người thực hiện các nội dung
kế toán quản trị chung như thu thập, phân tích các thông tin phục vụ việc lập dự toán và các thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp
Ưu điểm: kết hợp chặt chẽ thông tin kế toán tài chính và kế toán quản trị, bộ máy
kế toán khá giản đơn, dễ điều hành và tiết kiệm chi phí
Nhược điểm: khó chuyên môn hóa, đòi hỏi trình độ quản lý và phân công công việc phù hợp với năng lực của các kế toán viên, đòi hỏi trình độ chuyên môn của các kế toán viên
Đối tượng áp dụng: mô hình này thường được vận dụng ở các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với tần suất ít
b Mô hình tách biệt
Theo mô hình này, bộ phận kế toán quản trị đýợc tổ chức độc lập với bộ phận kế toán tài chính: hệ thống tài khoản, sổ kế toán phản ánh đều đýợc mở riêng biệt phục vụ cho kế toán tài chính và kế toán quản trị, bố trí nhân sự cũng nhý quy định hoạt động đọc lập với kế toán tài chính Do đó, hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị tách biệt nhau
Ýu điểm: chuyên môn hóa giữa hai bộ phận: kế toán tài chính và kế toán quản trị, phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin đýợc nhanh chóng hơn
Nhýợc điểm: Khối lýợng công việc nhiều, một số nội dung bị trùng lặp giữa
kế toán tài chính và kế toán quản trị, chi phí phát sinh nhiều Hoạt động tổng hợp thông tin kinh tế từ hai nguồn độc lập phức tạp cho ngýời quản trị
Đối týợng áp dụng: Mô hình này thýờng đýợc vận dụng ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, số lýợng nghiệp vụ kinh tế phát sinh với tần suất nhiều, kinh doanh đa ngành, đa nghề nhý tập đoàn kinh tế, tổng công ty…
Trang 18một số bộ phận kế toán quản trị đýợc tổ chức kế hợp với kế toán tài chính, một số bộ phận khác đýợc tổ chức độc lập Tức là, đối với các phần hành có tính týơng đồng giữa
kế toán tài chính và kế toán quản trị thì sẽ đýợc áp dụng theo mô hình kết hợp, còn đối với các phần hành có sự khác biệt cãn bản và có ý nghĩa cung cấp thông tin đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp thì sẽ đýợc tổ chức theo mô hình tách rời
Ýu điểm: mô hình có tinh linh hoạt, tận dụng đýợc những điểm týơng đồng giữa hai loại hình kế toán, cung cấp thông tin nhanh chóng và đầy đủ
Nhýợc điểm: tốn kém chi phí, cần có sự đầu tý cao về tài chính cũng nhý chất xám để tổ chức đýợc một mô hình linh hoạt và hoạt động hiệu quả
Kế toán quản trị thýờng đýợc tổ chức bằng mô hình sau:
Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị
Trong đó, bộ phận xây dựng dự toán, định mức sẽ tiến hành thu thập thông tin, phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp để xây dựng các định mức, dự toán theo kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp Bộ phận tổng hợp, phân tích, đánh giá sẽ thực hiện công việc đánh giá các kết quả hoạt động thực tế so với dự toán, tìm ra nguyên nhân chênh lệch, đồng thời đánh giá trách nhiệm của từng nhà quản trị trong việc sử dụng chi phí tãng, giảm nhý thế nào Bộ phận tý vấn ra quyết định cãn cứ vào kết quả đánh giá, kinh nghiệm thực tế và đạo đức nghề nghiệp để tý vấn cho nhà quản trị để đýa ra quyết định
1.2 Hàng tồn kho
1.2.1 Khái niệm hàng tồn kho
Hàng tồn kho là bộ phận tài sản lưu động dự trữ cho sản xuất, dự trữ cho lưu thông hoặc đang trong quá trình chế tạo ở doanh nghiệp Đây là bộ phận chiếm tài sản chiếm tỉ trọng lớn và có vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của
Bộ phận kế toán quản trị
Bộ phận dự toán,
định mức
Bộ phận tổng hợp, phân tích, đánh giá
Bộ phận tư vấn ra quyết định
Trang 19doanh nghiệp Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 - Hàng tồn kho, quy định hàng tồn kho là những tài sản:
- Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường
- Đang trong quá trình kinh doanh dở dang
- Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ
1.2.2 Đặc điểm của hàng tồn kho
Hàng tồn kho là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thái vật chất Thông thường, chúng bao gồm những loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa Hàng tồn kho thường có những đặc điểm sau:
- Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của đơn vị và thường là khoản mục rất lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp thương mại hoặc sản xuất
- Số lượng và chủng loại hàng tồn kho rất phong phú, số lượng nghiệp vụ phát sinh trong kỳ rất nhiều với giá trị lớn và liên quan đến nhiều loại chứng từ
- Hàng tồn kho có khả năng bị giảm giá so với giá trị sổ sách rất nhiều do hao mòn hữu hình và vô hình, nên dễ bị mất giá, hư hỏng hay lỗi thời
- Hàng tồn kho thường thược bố trí ở các địa điểm khác nhau, thậm chí có thể phân tán ở nhiều bộ phận, và do rất nhiều người ở những bộ phận khác nhau quản lý
- Có nhiều phương pháp khác nhau để tính giá hàng tồn kho, vì thế sẽ dẫn đến kết quả khác nhau về lợi nhuận, về giá trị hàng tồn kho
1.3 Kế toán quản trị hàng tồn kho
1.3.1 Nhu cầu cung cấp thông tin cho công tác kế toán quản trị hàng tồn kho
1.3.1.1 Lập danh điểm vật tư, hàng hóa
Lập danh điểm vật tư, hàng hoá là quy định cho mỗi thứ vật tư, hàng hoá một ký hiệu riêng (mã số) bằng hệ thống các chữ số (có thể kết hợp với các chữ cái) để thay thế tên gọi, quy cách, kích cỡ của chúng Danh điểm vật tư, hàng hoá phải được sử dụng thống nhất giữa các bộ phận quản lý liên quan trong doanh nghiệp, nhằm thống nhất trong quản lý đối với từng thứ vật tư, hàng hoá Mỗi doanh nghiệp có thể lập danh điểm vật tư, hàng hoá theo cách riêng, song cần đảm bảo yêu cầu dễ ghi nhớ và hợp lý, tránh nhầm lẫn hay trùng lắp
Trang 20Chẳng hạn, trong kế toán tài chính đã qui định các tài khoản cấp 1 của loại 1 nhóm 5 – hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp để phản ánh nguyên vật liệu, công
cụ, dụng cụ, hàng hoá, thành phẩm… Cụ thể là TK 152 nguyên liệu, vật liệu; TK Công cụ, dụng cụ; TK 155-Thành phẩm; TK 156 -Hàng hoá Vì vậy, kế toán quản trị
153-có thể dựa vào ký hiệu TK cấp 1 và dựa vào việc phân loại vật tư, hàng hoá theo các cấp độ từ loại, nhóm, thứ, để lập danh điểm vật tư, hàng hoá
Doanh nghiệp cũng có thể kết hợp sử dụng hệ thống chữ cái để đặt ký hiệu cho thứ vật liệu Ví dụ 15211A là số danh điểm của thứ vật liệu A trong nhóm 1, loại 1 Nếu cùng một thứ VL được bảo quản ở các kho khác nhau thì có thể gắn chữ cái đầu của tên thủ kho hay số thứ tự kho theo số La mã vào danh điểm vật liệu Ví dụ: 152111T là số danh điểm của thứ VL 1 trong nhóm1, loại 1 ở kho ông Thành hoặc
152111 là số danh điểm của thứ VL 1 trong nhóm1, loại 1 ở kho thứ I,…
Đối với CC DC cũng có thể đặt mã số cho từng thứ tương tự như NVL Song, do chủng loại CC, DC trong doanh nghiệp thường không nhiều, nên số chữ số trong danh điểm CC, DC thường ít hơn Ví dụ 153112 là số danh điểm của thứ DC xẻng xúc đất thuộc nhóm 1 (nhóm dụng cụ cầm tay) trong loại 1 (loại CC, DC sản xuất)
Đối với hàng hoá cũng được chia theo loại, nhóm, thứ (mặt hàng) và có thể được bảo quản ở các kho khác nhau, vì vậy kế toán cũng lập danh điểm cho hàng hoá tương
tự như vật liệu và CC, DC Ví dụ: 15610111 là số danh điểm của mặt hàng 1 thuộc nhóm hàng 01 loại hàng điện tử (loại 1) ở kho số I
Việc lựa chọn cách lập danh điểm vật tư, hàng hoá không đòi hỏi sự nhất quán giữa các doanh nghiệp, nhưng đòi hỏi sự nhất quán giữa các bộ phận liên quan trong nội bộ doanh nghiệp nhằm thống nhất quản lý vật tư, hàng hoá trong từng doanh nghiệp
(Đinh Xuân Dũng 2007)
1.3.1.2 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho
Để hạch toán hàng tồn kho, kế toán có thể áp dụng hai phương pháp: phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ Việc sử dụng phương pháp nào phải
được nhất quán trong suốt kỳ kế toán
Phương pháp kê khai thường xuyên
Là phương pháp theo dơi và phản ảnh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập - xuất- tồn vật tư hàng hóa trên sổ kế toán Khi sử dụng phương pháp này thì
Trang 21tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh tình hình hiện có, tình hình biến động tăng giảm của vật tư, hàng hóa, sản phẩm dở dang, thành phẩm của doanh nghiệp Vì vậy, giá trị vật tư (hàng hóa) tồn kho trên sổ kế toán có thể xác định được ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán
Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế vật liệu, hàng hóa tồn kho đối chiếu với số liệu tồn kho trên sổ kế toán Về nguyên tắc số tồn kho thực tế luôn luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán
Phương pháp này thường được áp dụng ở các đơn vị sản xuất và các đơn vị kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn
Phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp này không theo dơi một cách thường xuyên, liên tục trên sổ kế toán tính hình nhập- xuất- tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ Khi áp dụng phương pháp này thì toàn bộ các khoản mua hàng hóa, vật liệu được phản ánh vào tài khoản mua hàng Trong kỳ, các khoản xuất kho không được phản ánh vào các tài khoản hàng tồn kho mà cuối kỳ tiến hành kiểm kê thực tế số lượng tồn kho còn lại, xác định giá trị thực tế tồn kho cuối kỳ để ghi vào các tài khoản hàng tồn kho Đồng thời xác định giá trị xuất kho trong kỳ làm căn cứ ghi vào tài khoản mua hàng Như vậy:
Khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế tồn kho cuối kỳ)
Phương pháp này áp dụng ở những đơn vị có nhiều chủng loại vật tư, hàng hóa với mẫu mã rất khác nhau, có giá trị thấp Để áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải tăng cường quản lý vật tư, hàng hóa tại kho bãi
Trị giá HTK
xuất trong kỳ
Trị giá HTK tồn đầu kỳ
Trị giá HTK tồn cuối kỳ
Trị giá HTK nhập trong
Trị giá HTK nhập trong kỳ
Trị giá HTK xuất trong kỳ
Trang 221.3.1.3 Phương pháp tính giá hàng tồn kho
Tính giá hàng tồn kho là dùng tiền để biểu thị giá trị của tồn kho theo những nguyên tắc nhất định Một trong những nguyên tắc cơ bản của hạch toán tồn kho là phải ghi sổ vật liệu, hàng hóa theo giá gốc, bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến
và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm
và trạng thái hiện tại
a Tính giá hàng nhập kho
Đối với hàng tồn kho mua vào, trình tự tính giá hàng tồn kho mua vào gồm 3 bước:
Bước 1: Xác định giá trị mua vào của hàng tồn kho Trị giá mua vào của hàng
tồn kho bao gồm giá mua thể hiện trên hóa đơn trừ đi các khoản giảm giá hàng mua và chiết khấu thương mại mà đơn vị được hưởng khi mua hàng cộng với các khoản thuế không thuộc diện khấu trừ như thuế nhập khẩu hay thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu có
Bước 2: Tập hợp chi phí thu mua Chi phí thu mua bao gồm toàn bộ chi phí phát
sinh liên quan đến quá trình thu mua hàng tồn kho
Bước 3: Tổng hợp và tính giá thực tế hàng tồn kho mua vào như chi phí vận
chuyển bốc dở, lưu kho, lưu bãi, hao hụt trong giới hạn cho phép… Những chi phí thu mua không thể tập hợp trực tiếp cho từng loại hàng tồn kho mua thì phải lựa chọn tiêu thức phù hợp để phân bổ
Giảm giá hàng mua là khoản tiền mà người bán đồng ý giảm trên giá bán cho
người mua trong trường hợp khi hàng đã mua không đủ chất lượng hoặc sai quy cách, phẩm chất theo yêu cầu của người mua đã đặt ra
Chiếu khấu thương mại là khoản tiền giảm trừ mà người mua được hưởng khi
mua hàng với số lượng lớn hoặc là những khách hàng thường xuyên
b Tính giá hàng xuất kho
Đối với giá vật tư, hàng hóa xuất kho có thể áp dụng một trong các phương pháp:
Phương pháp thực tế đích danh
Giá thực tế
nhập HTK
Giá mua ( gồm cả thuế không được khấu trừ)
Chi phí thu mua HTK
Giảm giá, chiết khấu thương mại
Trang 23Với phương pháp này đòi hỏi kế toán phải có đầy đủ hồ sơ cho từng lần nhập, từng loại vật tư, hàng hóa thì mới có thể xác định được Giá vật tư, hàng hóa sẽ được tính đúng với thực tế từng loại vật tư, hàng hóa khi nhập
Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
Phương pháp này giả định vật tư, hàng hóa nhập trước sẽ được xuất dùng trước Hàng tồn kho xuất ra dùng tính theo giá của lô hàng nhập trước nhất, nếu không đủ về mặt số lượng thì lấy tiếp giá của lô hàng nhập vào tiếp theo theo thứ tự từ trước đến sau
Phương pháp giá đơn vị bình quân:
Vào cuối mỗi kỳ kế toán phải xác định đơn gía bình quân của hàng tồn kho đầu
kỳ và nhập trong kỳ để tính giá xuất kho theo công thức sau:
Ngoài ra, người ta còn có thể tính đơn giá bình quẩn sau mỗi lần nhập hoặc có thể tính đơn giâ bình quân của hàng tồn kho cuối kỳ trước theo công thức dưới đây:
(Phan Thị Minh Lý, 2008)
1.3.1.4 Công tác quản lý hàng tồn kho
Các thủ tục kiểm soát bao gồm:
Nhập kho
Khi nhận hàng, bộ phận nhận hàng phải kiểm tra về mẫu mã, chất lượng, khối lượng, thời gian hàng đến và các điều kiện khác để lập báo cáo nhận hàng Để ngăn ngừa gian lận, phải phân công nhân viên tiếp nhận độc lập với kho và phòng kế toán Hàng được kiểm soát chặt chẽ từ khi nhận hàng cho đến lúc chuyển vào kho Phiếu Nhập kho (hoặc báo cáo nhận hàng) là bằng chứng về việc nhận hàng và kiểm tra hàng, và dùng để theo dơi thanh toán Phiếu thường sẽ được gửi cho bộ phận mua
Đơn giá bình
Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ
+ Trị giá hàng tồn
kho nhập trong kỳ
Số lượng hàng tồn kho đầu kỳ
Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ ( hay cuối kỳ trước)
Số lượng hàng tồn kho tồn đầu kỳ
Trang 24hàng, bộ phận kho và kế toán nợ phải trả Nếu bộ phận nhận hàng được tổ chức độc lập với kho, báo cáo nhận hàng này phải có chữ ký của cả nhân viên nhận hàng và thủ kho
Bảo quản, kiểm kê
Từ khi nhận hàng về, hàng được lưu trữ tại kho cho đến khi xuất kho để sản xuất
do đó phải thiết lập chính sách bảo quản để giảm hao hụt, không bị mất phẩm chất Bên cạnh đó cần duy trì mức độ dự trữ hợp lý, bởi vì nếu dự trữ không đầy đủ sẽ gây
ra gián đoạn trong sản xuất kinh doanh còn ngược lại, nếu dự trữ dư thừa sẽ dẫn đến ứ đọng vốn
Bộ phận kho phải độc lập với bộ phận mua hàng, bộ phận nhận hàng và kế toán.Định kỳ bộ phận độc lập kiểm kê đối chiếu số liệu với thẻ kho và sổ kế toán chi tiết hàng tồn kho Mọi vật tư, hàng hóa, thành phẩm nhập kho đều phải có đầy đủ chứng từ chứng minh nguồn gốc Quản lý riêng biệt hàng tồn kho thuộc quyền kiểm soát và không thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp Vật tư hàng hóa trong kho được nhập theo thứ tự và xuất theo thứ tự nhập vào Đánh giá chất lượng hàng tồn kho qua kiểm kê Xây dựng bộ mã hàng tồn kho, theo dơi hàng gửi đi bán
Các nghiệp vụ xuất kho thành phẩm, hàng hóa phải căn cứ vào hợp đồng bán hàng hoặc đơn đặt hàng đã được duyệt Kế toán kiểm tra tính hợp pháp của các chứng
từ đối chiếu các thông tin giữa các chứng từ với nhau, đảm bảo các thông tin trùng khớp mới thực hiện việc ghi sổ Sử dụng phiếu xuất kho được đánh số trước và ghi sổ theo thứ tự đó
1.3.2 Dự toán hàng tồn kho
Xây dựng dự toán là một công việc quan trọng trong việc lập kế hoạch đối với tất
cả các hoạt động kinh tế Dự toán là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi
Trang 25bởi các nhà quản lý trong việc hoạch định và kiểm soát các tổ chức ( Horgen et al,
1999)
Dự toán chủ đạo phản ánh một cách toàn diện kế hoạch của nhà quản lý cho tương lai và biện pháp hoàn thành kế hoạch đó Dự toán chủ đạo là một hệt thống bao gồm các dự toán riêng biệt về các hoạt động của doanh nghiệp nhưng có mối quan hệ lẫn nhau.bao gồm
a Dự toán tiêu thụ sản phẩm
Dự toán tiêu thụ sản phẩm được soạn thảo dựa trên các báo cáo về tiêu thụ sản phẩm Khi dự báo về tiêu thụ sảm phẩm, doanh nghiệp phải xem xét nhiều nhân tố ảnh hưởng như:
thu nhập bình quân đầu người, công việc làm …
Các kết quản tiêu thụ sản phẩm của những năm trước được sử dụng như điểm khởi đầu cảu việc soạn thảo cá dự báo về tiêu thụ sảm phẩm Các nhà dự báo nghiên cứu các số liệu tiêu thụ sản phẩm trong mối liên hệ với các nhân tố khác nhau như giá bán, các điều kiện cạnh tranh, và các điều kiện chung về kinh tế
Dự toán tiêu thụ sản phẩm được lập bằng cách nhân số lượng tiêu thụ dự kiến với giá bán
Bảng 1.1 Biểu mẫu dự toán tiêu thụ
- Khối lượng tiêu thụ dự kiến
- Đơn giá bán dự kiến
- Doanh thu dự kiến
Trang 26Sau khi dự toán tiêu thụ sản phẩm đã được soạn thảo, các yêu cầu của sản xuất cho kỳ dự toán sắp đến có thể được quyết định và tập hợp thành bảng dự toán về sản xuất Khối lượng sản phẩm phải đủ để sẵn sàng thỏa mãn yêu cầu tiêu thụ, đồng thời cho yêu cầu tồn kho Nhu cầu phải sản xuất được xác định được bằng cách cộng số lượng tiêu thụ dự kiến với yêu cầu tồn kho cuối kỳ (cả bằng số lượng và giá trị), trừ cho số lượng tòn kho đầu kỳ
Bảng 1.2 Biểu mẫu dự toán sản xuất
Khối lượng cần sản xuất
c Dự toán nguyên vật liệu
Dự toán nguyên vật liệu được soạn thảo để chỉ ra nhu cầu nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất Việc lập dự toán nguyên liệu nhằm mục đích đảm bảo đầy đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất và nhu cầu tồn kho nguyên liệu cuối kỳ Một phần nhu cầu nguyên liệu này đã được đáp ứng bởi nguyên liệu tồn kho đầu kỳ, số còn lại phải mua thêm trong kỳ
Bảng 1.3 Biểu mẫu nguyên vật liệu
Khối lượng tiêu thụ dự kiến
Nguyên vật liệu cần cho 1 sản phẩm
Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất
Cộng yêu cầu tồn kho cuối kỳ
Tổng nhu cầu nguyên liệu (kg)
d Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ
Trang 27Sau khi hoàn tất các dự toán trên, kế toán tập hợp số liệu dự toán về chi phí sản xuất đề tính giá thành dơn vị dự kiến Việc tính toán này rất cần thiết vì hai lý do: một
là để tính toán giá vốn hàng bán trong dự toán báo cáo thu nhập và hai là để các định trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ Trị giá thành phẩm tồn kho dự kiến được gọi là dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ
Bảng 1.4 Biểu mẫu thành phẩm tồn kho cuối kỳ
+ Chi phí sản xuất tính cho 1 đơn vị:
- Nguyên liệu trực tiếp
- Trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ
1.3.3 Các báo cáo quản trị hàng tồn kho
Bên cạnh các dự toán thì các báo cáo về hàng tồn kho là một bộ phận không thể thiếu trong kế toán quản trị hàng tồn kho Các báo cáo thường được lập theo yêu cầu của nhà quản lý với nhiều cấp độ khác nhau, do đó nó thường khá linh hoạt, đa dạng
và không có những biểu mẫu nhất định Nhưng nhìn chung, nội dung của các báo cáo này nhằm cung cấp các thông tin cho quá trình tổ chức điều hành hoạt động, quá trình kiểm soát cũng như ra các quyết định
1.3.3.1 Các báo cáo phục vụ cho quá trình kiểm soát
Tiêu biểu cho loại báo cáo này là báo cáo Nhập-xuất-tồn Thông qua báo cáo Nhập-xuất-tồn các thông tin chi tiết về tình hình nhập kho, xuất kho và tồn cuối kỳ của vật tư, hàng hoá được cung cấp
Báo cáo này thường được lập cho từng đối tượng hàng tồn kho, từng đơn vị hoặc từng bộ phận
Cơ sở để lập báo cáo này là các sổ chi tiết hàng tồn kho theo từng mặt hàng hoặc
có thể dựa vào thẻ kho của thủ kho ghi chép sau khi đã được kế toán kiểm tra và đối chiếu
Trang 28Bảng 1.5 Báo cáo nhập- xuất- tồn
Bên cạnh báo cáo nhập-xuất-tồn, tuỳ theo đặc điểm của từng doanh nghiệp, yêu cầu của nhà quản lý mà các báo cáo phục vụ cho quá trình kiểm soát có thể có các báo
cáo như: báo cáo xuất nội bộ, báo cáo tổng hợp hàng hoá, báo cáo hàng xuất trả
1.3.3.2 Các báo cáo phục vụ cho việc đánh giá
Loại báo cáo này thường được trình bày dưới hình thức so sánh giữa số liệu cần đánh giá với số liệu gốc (kỳ trước, số kế hoạch ) Từ đó, nhà quản trị có thể đưa ra kết luận đánh giá về tình hình thực hiện trong kỳ Liên quan đến hàng tồn kho, thường
có các báo cáo như: Tình hình dự trữ hàng hoá cuối kỳ, tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho, tính kịp thời của việc cung ứng hàng hoá, vật liệu
1.3.3.3 Các báo cáo phục vụ cho việc ra các quyết định
Quá trình ra quyết định của nhà quản trị là việc lựa chọn từ nhiều phương án kinh doanh khác nhau, trong đó mỗi phương án được xem xét bao gồm rất nhiều thông tin của kế toán
Để có thông tin cho việc ra quyết định, kế toán quản trị sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp, chọn lọc những thông tin cần thiết rồi tổng hợp, trình bày chúng theo một trình tự dễ hiểu Các thông tin này có thể diễn đạt dưới nhiều hình thức như:
mô hình toán học, đồ thị, biểu đồ để nhà quản trị có thể xử lý nhanh chóng
Liên quan đến hàng tồn kho, nhà quản trị thường phải quyết định những vấn đề sau: Lượng đặt hàng tối ưu là bao nhiêu? Thời điểm nào thì đặt hàng? Và mức dự trữ
an toàn trong kho là bao nhiêu? Và kế toán quản trị không chỉ là người giúp nhà quản trong việc cung cấp các thông tin về nhu cầu, chi phí tồn kho, chi phí đặt hàng, thời gian giao nhận hàng mà còn phải biết vận dụng các kỹ thuật phân tích vào trong các tình huống khác nhau, để tạo cơ sở cho nhà quản trị ra quyết định chính xác, kịp thời
Trang 29Chương 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
TẠI CÔNG TY TNHH HANESBRANDS VIỆT NAM HUẾ
2.1 Tổng quan về công ty
2.1.1 Giới thiệu chung
Hanesbrands là công ty may mặc của Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1901, trụ
sở chính được đặt tại Winston - Salem, Bắc Carolina Công ty là nhà sản xuất hàng đầu thế giới và dẫn đầu về các mặt hàng may mặc cơ bản tại hầu hết các khu vực trên thế giới bao gồm châu Âu, châu Mỹ, châu Á, châu Úc và Nam Phi với hơn 65.300 nhân viên tại hơn 40 quốc gia và hơn 90% sản phẩm của các công ty con được bán trên toàn thế giới Tại Hoa kỳ, Hanes là nhà nhà sản xuất may mặc duy nhất từng được tổ chức Great Plant to Work Intitudes thực hiện các hoạt động xã hội tại nơi làm việc; công ty cũng giành được danh hiệu Nhà làm việc tốt nhất của tạp chí Forber; giảnh giải thưởng suất sắc của Cơ quan Bảo vệ mội trường Hoa Kỳ trong 7 năm liên tiếp Hanes cũng là thành viên của S&P 500 và được xếp hạng 490 trong danh sách Forturne 500
Bên cạnh sản xuất và sở hữu những thương hiệu mạnh về may mặc như Hanes, Champion, Playtex, Bali, Maidenform, Flexxees, Just My Size, Wonderbra và Gear for Sport, Hanes còn có những nhãn hàng nổi tiếng toàn cầu là Zorba, Soly Oro, Rinbros, Track N Field và Ritmo Tập đoàn Hanes sản xuất và kinh doanh cacs mặt hàng may mặc cơ bản được sử dụng hàng ngày như mặt hàng như áo ngực, quần lót, hàng dệt kim mỏng, đồ lót nam, đồ lót trẻ em, tất, áo thun và những áo quần được thiết kế dùng cho thể thao, tập thể dục và các hoạt động ngoài trời ở thị trường Hoa Kỳ, Canada,
Trang 30Mexico và một số thị trường thuộc châu Úc (NewZeland, Úc), châu Á (Thái Lan, Nhật, Trung Quốc) và châu Âu (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha)
Tính đến năm 2016, HanesBrands có tổng tài sản là 5,6 tỷ đô la Mỹ, tổng nguồn vốn là 1,2 tỷ đô la Mỹ và doanh thu là 5,7 tỷ đô la Mỹ Từ năm 2007, tập đoàn đã mở rộng chuỗi sản xuất về phía Châu Á, hiện nay hơn 40% nhà máy đặt tại Châu Á
Năm 2007, Hanes đã xây dựng nhà máy đầu tiên tại Hưng Yên – Việt Nam và tiếp tục xây dựng tại Khu công nghiệp Phú Bài, Thị xã hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế Công ty TNHH HanesBrands Việt Nam Huế được thành lập và đi vào hoạt động vào tháng 3 năm 2008
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH HANESBRANDS VIỆT NAM -
HUẾ
+ Tên tiếng Anh: HANESBRANDS VIETNAM HUE COMPANY
LIMITED
+ Tên viết tắt: HbI HUẾ
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Địa chỉ trụ sở chính: Lô C2- 6 và C2- 7, Khu công nghiệp Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động chính của Công ty là sản xuất và gia công các sản phẩm dệt may
Ngày 28/03/2008, Công ty TNHH HanesBrands - chi nhánh Thừa Thiên Huế, là
chi nhánh của Công ty TNHH HanesBrands Việt Nam Hưng Yên được thành lập và
chính thức hoạt động tại nhà máy may Phú Bài 1 vào tháng 4/2008 với số lượng công
nhân là 608 người và sản lượng đạt 1.277.000 tá sản phẩm
Năm 2009, tổng số lượng nhân viên là 1.683 với mức sản lượng là 4.338 nghìn tá
Trang 31vào cuối năm Đặc biệt vào tháng 7, nhà máy may Phú Bài 2 được khánh thành và đi
vào hoạt động với tổng diện tích 27.536 m2, sản lượng của toàn thể 2 nhà máy đạt 10.672.000 tá sản phẩm
Năm 2011, sản lượng đạt mức 12.301.000 tá sản phẩm với số lượng công nhân
vào thời điểm đó là 4.144 người
Năm 2013, ngoài các mặt hàng đồ lót nam, công ty tiếp tục mở rộng các mặt
hàng áo lót nam và nữ, đồ lót nam Tổng sản lượng đạt trong năm là 16 triệu sản phẩm Tháng 10 năm 2013, sau 5 năm hoạt động, công ty đạt được sản phẩm thứ 5 triệu Trong năm này, công ty tiếp tục đi vào vận hành 3 bàn cắt để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy may
Năm 2014, dây chuyền sản xuất kinh doanh tiếp tục duy trì với 18,7 triệu sản
phẩm và sản lượng nhà máy cắt tăng 36 nghìn tá từ năm 2013 lên 674 nghìn tá năm
2014
Tháng 01/2015, công ty hoạt động độc lập với tên gọi là Công ty TNHH
HanesBrands Việt Nam Huế (không còn là chi nhánh của công ty Hanesbrands Việt Nam ở Hưng Yên), theo giấy chứng nhận kinh doanh số 313043000079 do Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 01/01/2015, với số lượng công nhân viên toàn khoảng 5.500 người
Tháng 9/2017, công ty chính thức thành lập nhà máy Cắt với tổng đầu tư hàng ngàn
tỷ đồng, dự kiến sản lượng > 500.000 lb vải mỗi tuần Nhà máy cắt đi vào hoạt động sẽ cung cấp 100% nguyên liệu vải mảnh cho nhà máy may (Phú Bài 1 và Phú Bài 2) Sự kiện này khẳng định thị trường Việt Nam đang tiếp tục được tập đoàn Hanes đầu tư và mở rộng sản xuất, giúp giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho lao động trong khu vực
Theo số liệu đến hết tháng 9 năm 2017, HbI Huế có số lượng nhân viên là 5.773
người, năng lực sản xuất toàn nhà máy là hơn 440.000 tá sản phẩm mỗi tuần Theo ước tính, con số này sẽ tiếp tục tăng > 6.000 người với năng lực sản xuất 500.000 tá/ tuần vào năm
2018
HbI là một trong những doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả tại tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân ở khu vực, giúp cải thiện an sinh xã hội trên địa bàn của tỉnh cũng như chung tay xây dựng một công đồng văn mình và hạnh phúc Sự hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp góp phần không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 322.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Hanesbrands Huế
Do sản phẩm của công ty được xuất khẩu đến các thị trường trọng điểm trên thế giới, nên việc đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng khi sản xuất và xuất khẩu là điều kiện cần thiết và tiên quyết để duy trình hoặc có thêm nhiều đơn đặt hàng từ khách hàng, cũng như đảm bảo việc sản xuất kinh doanh của công ty tại Việt Nam Vì thế, không ngừng hoàn thiện để ngày càng phát triển là định hướng phát triển mà Hanesbrands Huế đang áp dụng
Để tạo môi trường làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp, hàng năm công ty đề cao chức năng thực hiện tốt chính sách khen thưởng hay kỷ luật thích hợp, thực hiện các khóa đào tạo ngắn và dài hạn để nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên Đồng thời, thực hiện tốt chức năng công tác bảo hộ lao động cho công nhân viên trong nhà máy
Để đảm bảo chức năng nghiên cứu và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý và sản xuất, HbI Huế không chỉ xây dựng một đội ngũ nghiên cứu mà đã xây dựng được một cộng đồng lớn mạnh về các ý tưởng Kaizen từ tất cả các thành viên trong công ty Điều này góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và xây dựng các quy trình sản xuất hiệu quả và tiết kiệm chị phí Ngoài ra, công ty có chức năng hướng đến cộng đồng, hướng đến lợi ích chung của toàn xã hội bằng các chương trình cộng đồng được tổ chức thường niên với sự tham giá của các thành viên quản lý và quản lý cấp trung của công ty như bảo vệ mội trường, xây nhà tình thương và các chương trình công động
Trang 33Công ty thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán định kỳ (hàng tháng) theo quy định của tập đoàn
Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước khác 2.1.4 Đặc điểm sản phẩm
Nhà máy HbI Phú Bài chủ yếu sản xuất quần lót nam, còn HbI Hưng Yên lại chú trọng vào sản xuất quần lót nữ Chủng loại quần lót cũng thay đổi theo yêu cầu của tổng công ty ở Mỹ để đáp ứng được nhu cầu khách hàng
Sản phẩm được sản xuất ra không được bán ra ở thị trường Việt Nam mà sẽ được đóng gói và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài (chủ yếu là Mỹ) Sản lượng tối đa mà công ty HanesBrands Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế làm ra được trong một tuần là 471.000 tá và sẽ đạt 500.000 tá vào năm 2018
2.1.5 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức của công ty được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và phòng ban trong công ty Sơ đồ tổ chức giúp cho công ty hoạt động một cách hiệu quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp với nhau chặt chẽ để cùng hướng đến một mục tiêu chung
Trang 34Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty Hanesbrands Việt Nam Huế
Trang 352.1.6 Tình hình nguồn lực công ty giai đoạn 2014 – 2016
2.1.6.1 Nguồn lực lao động giai đoạn năm 2015 đến tháng 6 năm 2017
Đối với doanh nghiệp may mặc các mặt hàng cơ bản như HBI Huế thì nguồn lao động luôn là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh luôn được duy trì ổn định và đảm bảo qua tất cả các giai đoạn và thời kỳ Đặc biệt thời kỳ thu hoạch, thời kỳ mà tỷ lệ vắng luôn tăng lên rất nhiều và nó ảnh hưởng đến sản phẩm tạo ra trong ngày đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đơn đặt hàng và cam kết giao hàng với nhà cung cấp Mặt khác, khu công nghiệp Phú Bài là nơi tập hợp hàng chục công
ty may mặc lớn nhỏ khác nhau Vì thế, để lao động trong doanh nghiệp gắn bó với công ty, làm việc lâu dài và nhiệt huyết với mình luôn là một bài toán khó trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp
Hiểu được bài toán về nhân sự, hàng năm bộ phận Nhân sự phối hợp với tất cả các phòng bạn trong nhà máy xây dựng các chương trình nhằm tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, cởi mở và xây dựng “ngôi nhà thứ hai” của mỗi nhân viên Các chương trình được toàn thể nhân viên đáp ứng nhiệt tình gồm:
- Chương trình ông vàng chăm chỉ; chương trình đi làm việc chuyên cần
- Chương trình nhân viên suất sắc
- Chương trình học bổng HBI- Thắp sáng tài năng, được áp dụng cho các con
em nhân viên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đề ra
Một đặc điểm quan trọng là lực lượng nữ luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nhân viên công ty Đây là đặc trưng của công ty may, nơi mà luôn đòi hỏi sự cẩn thận, khéo léo và cần cù Đồng hành với đặc điểm này, một số chính sách được xây dựng như: Xây dựng khu vực vắt sửa bầu, cung cấp sữa bầu và vitamin bổ sung cho những nhân viên trong thời gian thai sản hoặc cho con bú
Qua bảng tình hình nguồn lao động của doanh nghiệp từ năm 2015 đến 6/2017 cho thấy: Tổng lao động hàng năm tăng lên với tốc độ tăng dương, đặc biệt là năm
2016 tăng 6.65% so với năm 2015 với số lượng nhân viên tăng là 352 người Trong
đó, nam giới tăng 238 người với 24,49% và nữ giới tăng 111 người với 2,64% Nếu phân theo trình độ học vấn thì lao động phổ thông luôn chiếm tỷ lệ lớn, nó phù hợp với đặc điểm của công ty may
Xét theo vị trí công việc, lao động trực tiếp luôn tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng chủ chốt trong tổng lao động ở Công ty Tỷ trọng tăng từ 82,55% năm 2015 đến
Trang 3685,41% tháng 6/2017 Song song với đó là sự giảm số lượng lao động của hai vị trí lao động trực tiếp và lao động trong khối cấp quản lý Đặc biệt, nhóm trong khối quản lý giảm từ 434 người năm 2015 đến 410 người năm 2017 Với tốc độ giảm tương ứng là 0,24% năm 2017 so với năm 2016 và 5,3% của năm 2016 so với năm 2015 Việc giảm lượng lao động quản trị câp trung cũng là một trong những chiến lược phát triển về nhân lực của công ty Với mục tiêu nhằm tạo ra một đội ngũ quản lý cấp trung với tổ chức tinh và gọn nhẹ Đây cũng là sự thành công trong kế hoạch phát triển nhân sự của công ty, khi mà lượng công nhân và lao đông trực tiếp tăng lên hàng năm, nhưng số lượng nhân viên không những không tăng mà còn giảm với một tốc độ mạnh
Điều này thể hiện ở các con số cụ thể như, những năm trước năm 2014 mỗi ca trưởng chỉ quản lý 4 chuyền may với khoảng 80 nhân viên, thì hiện tại số lượng này
đã thay đổi đáng ngạc nhiên, đó là tăng lên 8 và 10 chuyền may tương ứng với số công nhân quản lý là gần 200 người Tuy nhiên, không vì thế là năng lực quản lý của nhóm này giảm, mặt khác bằng những chiến lược dài hạn đã được xây dựng từ trước, nhóm quản lý này tiếp tục thể hiện được vai trò và hoàn thành suất sắc nhiệm vụ
Các chính sách về nhân sự mà công ty đã thực hiện và có hiệu quả đó là:
- Đào tạo và bồi dưỡng những nhân viên ưu tú có khả năng lãnh đạo và quản lý trong nhóm nhân viên ở khối văn phòng và kỹ sư Luôn chia sẽ cho họ định hướng phát triển bản thân hoặc tiếp nhận những mong muốn phát triển bản thân của họ để công ty có thể tạo điều kiện tôt nhất nhằm giúp cho sự phát triển đó được rơ ràng và có hiệu quả
- Xây dựng hệ thống quản trị mạnh, các hệ thống phục vụ công việc hàng ngày, giúp nhân viên có thể giảm được các thao tác lặp lại, các thao tác thủ công để có cơ hội học hỏi những kiến thức, lĩnh vực hay vị trí mới
- Xây dựng quy trình vận hành hiệu quả, bất kỳ khâu sản xuất hoặc làm việc nào
bị rối, gặp sự cố luôn được các thành viên liên quan thảo luận và đưa ra đề xuât giải pháp, giúp cho bộ máy hoạt động hiệu quả, nhanh và gọn, tiết kiệm thời gian chờ đợi
Trang 37Bảng 2.1 Tình hình lao động công ty giai đoạn 2015 đến 6/2017
1 Phân theo giới tính
2 Phân theo trình độ văn hóa
Trang 382.1.6.2 Tổng quan về quá trình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam – Huế từ năm 2014 - 2016
tương đương tiền 32.476.325 38,69 35.460.839 34,20 30.146.613 37,98 2.984.514 9,19 (5.314.226) (14,99)
Các khoản phải thu
Trang 40Từ bảng 2.2, số liệu thể hiện tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2016, ta nhận thấy có sự biến động mạnh giữa các năm Cụ thể là tổng giá trị tăng từ năm 2014 đến 2015 và lại giảm từ năm 2015 đến 2016 Để tìm hiểu rơ hơn về biến động này, ta đi từng khoản mục như sau:
Tình hình tài sản:
Tổng giá trị tài sản của công ty tăng từ 100,58 triệu USD từ năm 2014 lên 119,02 triệu USD năm 2015, tương ứng với tốc độ tăng là 18,34% và giá trị tăng tuyệt đối và 18,442 triệu USD Đến năm 2016, tổng giá trị tài sản giảm 25,221 triệu đạt 93, 803 triệu USD, tương ứng với tốc độ giảm là 21,09%
TSNH luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản với > 84% qua các năm, đặc biệt năm 2015 chiếm 87,11% với 103,68 triệu USD TSDOANH NGHIỆP chiếm
tỷ trọng nhỏ hơn và giao động từ 12 đến 16% Điều này thể hiện được sự phù hợp đối với một doanh nghiệp sản xuất là ngành dệt may như công ty Hanesbrands Việt Nam – Huế Trong nhóm TSNH, tiền và tương đương tiền chiếm tỷ lệ khá lớn giao động 37% trong tổng giá trị tài sản Điều này thể hiện doanh nghiệp đang có khả năng thanh toán khá tốt, việc chuyển đổi ra tiền khá nhanh, đảm bảo được việc chi tiêu bằng tiền tại công ty Điều này cũng thể hiện được đặc thù của công ty, khi mà tập đoàn luôn duy trì một mức tiền và tương đương tiền tại khu vực thanh toán, điều này giúp công ty luôn sẵn sàng trong việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên hoặc trả hàng hóa dịch vụ phát sinh cho nhà cung cấp Tiếp đó là khoản phải thu ngắn hạn, khoản này tăng mạnh vào năm 2015 khi mà chiếm 46,03% trong tổng tài sản và giảm mạnh vào năm 2016 khi mà tổng giá trị là 25,340 triệu và chiếm 31,93%, và tốc độ giảm là 46,9% Điều này là do chính sách thu tiền ở công ty, khi mà vào năm 2016 tập đoàn đã giảm số ngày thanh toán từ khách hàng với công ty xuống còn dưới 10 ngày sau khi xuất hóa đơn Chính sự giảm mạnh ở khoản phải thu ngắn hạn là yếu tố chủ yếu làm giảm giá trị của tổng tài sản tại năm 2016 Hàng tồn kho luôn duy trì ở mức độ an toàn
và không biến động nhiều, điều này nhằm đáp ứng đầy đủ năng lực sản xuất của nhà máy tại mọi thời điểm, khi mà năng lực của nhà máy đang tăng từ 350,000 dozen/ tuần lên 600,000 dozen/tuần
TSDH giảm dần qua các năm cụ thể là giảm từ 16,63 triệu USD năm 2014 xuống còn 15,34 triệu USD và đến năm 2016 là 14,43 triệu USD Dẫn đến tốc độ giảm từ