Hiện nay ở nước ta, thị trường tài chính chưa phải là kênh phân bổ vốn một cách có hiệu quả, do đó vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế vẫn phải dựa vào nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng. Trong khi đó thu nhập chủ yếu các ngân hàng thương mại của Việt nam hiện nay là từ hoạt động tín dụng cho vay, nhìn vào tổng tài sản thì khoản mục cho vay bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao nhất. Thu nhập từ tiền cho vay thể hiện dưới dạng lãi tiền vay và phụ thuộc chủ yếu vào thời hạn của khoản vay. Thời hạn cho vay càng dài thì lãi suất càng cao và do đó thu nhập của ngân hàng càng lớn. Chính vì vậy nếu các ngân hàng có thể mở rộng cho vay nhất là cho vay trung và dài hạn đối với các dự án đầu tư thì sẽ có điều kiện kiếm lời nhiều hơn. Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng các khoản cho vay có thời hạn càng dài thì càng tiềm ẩn một tỷ lệ rủi ro cao và đó là lý do vì sao khi mở rộng quy mô các ngân hàng thường chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả tín dụng cũng như hiệu quả dự án. Không chỉ có vậy, việc đáp ứng tốt nhu cầu của các khách hàng cũng là một thứ vũ khí cạnh tranh lợi hại của các ngân hàng. Khả năng mở rộng các khoản vay dài hạn còn thể hiện tiềm lực về vốn của ngân hàng, hiệu quả tín dụng cao phần nào thể hiện năng lực quản lý, năng lực chuyên môn của cán bộ và nhân viên ngân hàng. Đồng thời việc mở rộng tín dụng trung và dài hạn, đặc biệt là với các dự án đầu tư xin vay của các doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh tín dụng ngắn hạn cũng như các dịch vụ ngân hàng khác bởi khi được vay vốn các doanh nghiệp sẽ có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, tăng năng lực sản xuất điều đó khiến cho nhu cầu vốn lưu động lại tăng cao và các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thanh toán, mở LC, tư vấn, quản lý dòng tiền, mua bán ngoại tệ... cũng sẽ tăng lên. Là một trong ba Chi nhánh ngân hàng thương mại lớn đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Sơn La Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sơn La luôn tự xác định cho mình nhiệm vụ đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển chung của tỉnh, chính vì vậy mà trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng tín dụng nói chung và tín dụng cho vay đầu tư dự án nói riêng, đặc biệt trong những năm qua Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La đã cho vay và tham gia cho vay hợp vốn hàng chục các dự án thủy điện lớn, vừa và nhỏ, dự án nhà máy xi măng, chè, bò sữa.... trên địa bàn tỉnh, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Sơn La. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì hoạt động cho vay dự án trung dài hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La vẫn chưa thực sự mang lai hiệu quả để làm nền tảng phát triển bền vững cho Chi nhánh cũng như góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Sơn La”.
Trang 1Ng« quang huy
N©ng cao hiÖu qu¶ cho vay dù ¸n ®Çu t t¹i Ng©n
hµng TMCP §Çu t vµ Ph¸t triÓn ViÖt nam
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Số liệuđược nêu trong luận văn là trung thực và có trích nguồn Kết quả nghiên cứutrong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trìnhnghiên cứu nào khác
Sơn La, ngày 20 tháng 11 năm 2013
Tác giả
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN i
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4
1.1 Các công trình nghiên cứu đã thực hiện 4
1.2 Các vấn đề còn tồn tại và hướng nghiên cứu tiếp theo 5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
2.1 Tổng quan về cho vay dự án đầu tư trung dài hạn của NHTM 7
2.1.1 Khái niêm về cho vay của ngân hàng thương mại 7
2.1.2 Phân loại 8
2.1.3 Vai trò của cho vay dự án đầu tư trung dài hạn 13
2.1.4 Quy định về cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn 16
2.1.5 Quy trình cho vay dự án đầu tư 17
2.1.6 Nguồn vốn cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn của NHTM .19
2.2 Hiệu quả cho vay dự án đầu tư trung dài hạn của ngân hàng thương mại 20
2.2.1 khái niệm về hiệu quả kinh doanh 20
2.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn 22
2.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của NHTM đối với các dự án đầu tư trung dài hạn 25 2.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay dự án
Trang 4ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA TẠI NHTMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SƠN LA 37 3.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam Chi nhánh Sơn La 37
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 37 3.1.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La 40
3.2 Thực trạng hiệu quả cho vay các dự án đầu tư trung dài hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La 43
3.2.1 Tình hình cho vay dự án trung dài hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La 43 3.2.2 Nguồn vốn BIDV Sơn La huy động để cho vay dài hạn 48 3.2.3 Độ an toàn trong cho vay đối với dự án đầu tư trung dài hạn của chi nhánh 51 3.2.4 Hiệu quả từ cho vay dự án trung dài hạn 54
3.3 Đánh giá khái quát về hiệu quả cho vay các dự án đầu tư trung dài hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La 57
3.3.1 Kết quả đạt được 57 3.3.2 Những mặt còn tồn tại và chưa hiệu quả trong cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn 62 3.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại và chưa hiệu quả 63
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
Trang 5triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La 67
4.1.1 Định hướng chung về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La đến năm 2016 67
4.1.2 Định hướng cho vay dự án đầu tư trung dài hạn 69
4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La 71
4.2.1 Giải pháp về giảm chi phí đầu vào 72
4.2.2 Nâng cao mức độ an toàn trong cho vay 74
4.2.3 Một số giải pháp hỗ trợ khác 86
4.3 Một số kiến nghị 87
4.3.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 87
4.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 89
4.3.3 Đối với BIDV Việt Nam 90
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 6Bảng 3.2: Cơ cấu khách hàng theo dư nợ 44
Bảng 3.3: Tình hình dư nợ cho vay dự án trung và dài hạn 47
Bảng 3.4: Tình hình huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn năm 2010, 2011, 2012 51
Bảng 3.5: Nợ quá hạn (Nợ nhóm 2) cho vay dự án trung dài hạn 52
Bảng 3.6: Nợ xấu (Nợ nhóm 3-nhóm 5) cho vay dự án trung dài hạn 53
Bảng 3.7 Lợi nhuận từ cho vay dự án đầu tư trung dài hạn năm 2009-2012 56
Bảng 3.8: Lợi nhuận kinh doanh năm 2009-2012 60
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu kế hoạch định hướng giai đoạn 2013-2015 69
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu khách hàng theo dư nợ 45
Biểu đồ 3.2: Tình hình cho vay của BIDV Sơn La 2010-2012 47
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV Sơn La 39
Sơ đồ 3.2: HSC thực hiện điều hòa vốn giữa các chi nhánh thông qua cơ chế “mua/bán” vốn 49
Trang 710 FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
19 SIBOR Lãi suất liên ngân hàng Singapor
2 BSMS Dịch vụ nhắn tin tự động tài khoản khách hàng
qua điện thoại
22 VAMC Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng
Nam
4 BIDV SƠN LA Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Sơn La
Trang 8Ng« quang huy
N©ng cao hiÖu qu¶ cho vay dù ¸n ®Çu t t¹i Ng©n
hµng TMCP §Çu t vµ Ph¸t triÓn ViÖt nam
Chi nh¸nh S¬n La
Chuyªn ngµnh: Qu¶n trÞ kinh doanh tæng hîp
Trang 9TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong tiến trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các doanhnghiệp Việt Nam nói chung và các Ngân hàng thương mại nói riêng đang tíchcực tiếp cận với các luật lệ quốc tế, bước đầu đã gặt hái được những thànhcông trong việc mở rộng các dịch vụ khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụsản phẩm, nhưng đi cùng với những thuận lợi trên, các Ngân hàng thươngmại cũng gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ giữa các ngân hàng trongnước với nhau mà còn có cả không ít các ngân hàng nước ngoài có tiềm lựctài chính, kinh nghiêm quản lý đã làm cho sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ giatăng nhưng đi kèm với nó là sự rủi ro Điều này đòi hỏi các ngân hàng thươngmại Việt Nam quan tâm hơn đến việc đảm bảo an toàn về vốn, tránh đượcnhững rủi ro, giúp ngân hàng quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả
Là một trong ba Chi nhánh ngân hàng thương mại lớn đang hoạt độngtrên địa bàn tỉnh Sơn La Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt NamChi nhánh Sơn La luôn tự xác định cho mình nhiệm vụ đóng góp vào côngcuộc xây dựng và phát triển chung của tỉnh, chính vì vậy mà trong thời gianqua Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La đã
có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng tín dụng nói chung và tín dụng cho vayđầu tư dự án nói riêng, đặc biệt trong những năm qua Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La đã cho vay và tham gia cho vayhợp vốn hàng chục các dự án thủy điện lớn, vừa và nhỏ, dự án nhà máy ximăng, chè, bò sữa trên địa bàn tỉnh, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu vốnphục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Sơn La Tuy nhiên bên cạnh nhữngkết quả tích cực đã đạt được thì hoạt động cho vay dự án trung dài hạn củaNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La vẫnchưa thực sự mang lai hiệu quả để làm nền tảng phát triển bền vững cho Chinhánh cũng như góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh
Trang 10Sơn La Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu
quả cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam – Chi nhánh Sơn La” Làm đề tài luận văn của mình.
Kết cấu luận văn bao gồm 4 chương với các nội dung chính sau:
Chương 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đềtài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về cho vay và hiệu quả cho vay dự án đầu tưcủa Ngân hàng thương mại
Chương 3: Thực trạng hiệu quả cho vay các dự án đầu tư trên địa bàntỉnh Sơn La tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánhSơn La
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sơn La
Tác giả sử dụng những dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để đưa ra các nhậnđịnh làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cho việc nâng cao hiệu quảcông tác cho vay các dự án đầu tư trong thời kỳ tái cơ cấu nền kinh tế
Trong chương 1, tác giả đã tổng hợp một số nghiên cứu có liên quan
đến việc nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư Từ đó rút ra những vấn đềcòn tồn tại cần giải quyết
Một số công trình đã nghiên cứu như:
Hội thảo khoa học “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam.” Trường Đại học Tài chính-Marketing kết hợp với Viện Chiến lược và
Chính sách tài chính – Bộ Tài chính và Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố HồChí Minh tổ chức, Ngày 8/6/2013, tại Thành phố Hồ Chí Minh
Đinh Thị Kim Thoa, “Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng”,
luận văn thạc sỹ kinh tế 2010, Đại học Kinh tế quốc dân
Trang 11Nguyễn Thị Thu Hiền, “Nâng cao hiệu quả cho vay đối với các Doanh
nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội”, luận văn thạc sỹ
kinh tế 2009, Đại học Kinh tế quốc dân
Vũ Việt Thu, "Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư trung
và dài hạn trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam" , luận văn thạc sỹ 2008, Học viện ngân hàng
Nguyễn Thị Minh Thảo, “Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án
vay vốn của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình”, khoa tài chính- Ngân
hàng, Đại học Kinh tế quốc dân
Các hội thảo và công trình nghiên cứu trên đã nêu ra tầm quan trọngcủa việc nâng cao hiệu quả cho vay nói chung cũng như hiệu quả cho vay dự
án đầu tư nói riêng tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đếnhiệu quả cho vay khách hàng cá nhân cũng như hiệu quả chi vay doanhnghiệp xây lắp, đánh giá hiệu quả cho vay dự án đầu tư cũng như đưa ra cáctiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay dự án đầu tư tuy nhiên do mục tiêu, đốitượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trênkhác so với đề tài luận văn của tác giả mặt khác mỗi tác giả có một quanđiểm riêng của mình đối với vấn đề nghiên cứu do đó có nhiều điểm khác biệt
so với luận văn nghiên cứu tác giả nhìn thấy nhiều điểm còn hạn chế và đãkhắc phục trong luận văn của mình
Vì vậy, việc phân tích đúng thực trạng và đề xuất được những giải phápkhả thi nhằm nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt nam chi nhánh Sơn La là cần thiết
Vì thế, với đề tài “Nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam – Chi nhánh Sơn La”, không
trùng lặp với các công trình đã cứu, tác giả hi vọng sẽ kế thừa được những
Trang 12luận điểm của các công trình nghiên cứu đã đề xuất, đồng thời cụ thể hóa, chitiết và mang lại một cái nhìn toàn diện, cụ thể phần nào nhằm hỗ trợ BIDVSơn La có thể nâng cao hiệu quả cho vay đối với dự án đầu tư trong thời giantới(2013-2015)
Cụ thể, luận văn sẽ tập trung vào các nội dung sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về cho vay và hiệu quả chovay dự án đầu tư của NHTM
- Đánh giá thực trạng hiệu quả công tác cho vay dự án đầu tư trung dàihạn tại BIDV Sơn La thông qua các chỉ tiêu định tính, định lượng, từ đó đưa
ra những giải pháp, kiến ghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư tạiBIDV Sơn La trong thời kỳ tái cơ cấu nền kinh tế
Trong chương 2, tác giả hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về cho
vay và hiệu quả cho vay dự án đầu tư trong đó tác giả làm rõ khái niệm chovay, thời hạn cho vay và các hình thức cho vay cũng như vai trò của của chovay dự án đầu tư trung dài hạn trên các mặt kinh tế, xã hội và Ngân hàng
Khái niệm về hiệu quả kinh doanh bản chất của hiệu quả kinh doanh vàquan niệm về hiệu quả cho vay dự án đầu tư trung dài hạn cũng như sự cầnthiết phải nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư trung dài hạn
* Nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn là cần thiết
để phát triển kinh tế.
Cho vay DAĐT trung và dài hạn thúc đẩy sản xuất phát triển vì nó làmột loại đầu tư theo chiều sâu nhằm mở rộng sản xuất, tăng quy mô, năng lựcsản xuất kinh doanh, tăng thêm sản lượng và chất lượng cho sản phẩm Khitốc độ phát triển sản xuất càng cao, nhu cầu vốn lưu động càng lớn, tạo thịtrường sử dụng vốn ngắn hạn Trong điều kiện đó, hiệu quả cho vay ngàycàng được quan tâm
Đảm bảo hiệu quả cho vay DAĐT trung và dài hạn là điều kiện để
Trang 13ngân hàng làm tốt vai trò trung tâm thanh toán Khi hiệu quả cho vay trung vàdài hạn được nâng cao sẽ tăng vòng quay vốn cho vay, với một lượng tiềnnhư cũ có thể thực hiện số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiềntrong lưu thông, củng cố sức mua của đồng tiền.
Hiệu quả cho vay DAĐT trung và dài hạn góp phần kiềm chế lạmphát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia
Nâng cao hiệu quả cho vay DAĐT trung và dài hạn là công cụ thựchiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội theo từngngành, từng lĩnh vực
* Nâng cao hiệu quả cho vay quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại.
Hiệu quả cho vay DAĐT trung và dài hạn được nâng cao làm tăngvòng quay vốn cho vay, tạo thêm nguồn vốn, tăng khả năng cung cấp dịch vụcủa ngân hàng có điều kiện thu hút được nhiều khách hàng.Tạo ra một hìnhảnh đẹp về uy tín của ngân hàng và sự gắn bó trung thành của khách hàng vớingân hàng
Hiệu quả cho vay DAĐT trung và dài hạn làm tăng khả năng sinh lờicủa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thông qua việc giảm chi phí nghiệp vụ,quản lý và các chi phí thiệt hại khác
Hiệu quả cho vay DAĐT trung và dài hạn đảm bảo khả năng thanhtoán và lợi nhuận của ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong cạnhtranh
Hiệu quả cho vay DAĐT trung và dài hạn tạo thuận lợi cho sự pháttriển bền vững của ngân hàng
Từ những ưu thế trên, việc củng cố và nâng cao hiệu quả cho vay trung
và dài hạn là điều cần thiết cho tồn tại và phát triển lâu dài của NHTM
Đồng thời đánh giá hiệu quả cho vay dự án đầu tư trên hai góc độ:
Trang 14- Xét trên góc độ hiệu quả kinh tế(Hiệu quả tài chính): đó là khoản lợinhuận mà hoạt động cho vay đem lại cho ngân hàng Khoản lợi nhuận nàyđược tính dựa trên trên tỷ lệ (thu nhập từ lãi vay - chi phí huy động vốn)/tổng
dư nợ bình quân khi các khoản vay này đem lại lợi nhuận tức là hoạt độngcho vay của ngân hàng có hiệu quả
Đó là về phía ngân hàng, còn đối với doanh nghiệp cũng phải có cố mộtkhoản lợi nhuận hợp lý so với kế hoạch đề ra khoản lợi nhuận này sẽ giúpdoanh nghiệp tái sản xuất giản đơn và mở rộng sản xuất, đảm bảo đời sốngcho người lao động
- Xét về góc độ xã hội: Một khoản tín dụng hay cho vay có hiệu quả sẽgóp phần thực hiện các mục tiêu của chính phủ như cân bằng kinh tế giữa cácthành phần, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, miền hay giải quyết công ăn việclàm cho người dân nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội
Dựa vào các hình thức thể hiện khác nhau mà hiệu quả cho vay dự ánđầu tư được hiểu theo cách khác nhau, nhưng nhìn chung hiệu quả cho vayđối với các dự án được hiểu là sự đáp ứng nhu cầu đầu tư của dự án và dự án
đó phải phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và phải đảm bảo sự tồn tại
và phát triển của ngân hàng
Để đánh giá hiệu quả cho vay dự án đầu tư, luận văn đưa ra các chỉ tiêuđịnh tính và định lượng như:
Đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của NHTM gồm các chỉtiêu
Chỉ tiêu định tính.
Chỉ tiêu định lượng.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng hoạt động cho vay
- Doanh số cho vay
Trang 15- Dư nợ cho vay
Trong chương 3, tác giả đã giới thiệu khái quát về BIDV Sơn La đồng
thời tác giả phân tích thực trạng hiệu quả công tác cho vay dự án đầu tư trungdài hạn tại BIDV Sơn La Qua phân tích thực trạng hoạt động cho vay dự ánđầu tư trung dài hạn, dựa trên một số chỉ tiêu đánh giá gồm định lượng vàđịnh tính, có thể thấy trong những năm vừa qua công tác cho vay dự án đầu tư
+ tỷ lệ nợ xấu cho vay các dự án trung dài hạn năm 2009 là 0,98% đạtmức cho phép và tỷ lệ này đã giảm trong năm 2011 và 2012 lần lượt là 0,55
Trang 16và 0,68 Điều đó cho thấy tình hình nợ xấu của chi nhánh đã được cải thiệnđáng kể thông qua việc BIDV đã thực hiện một số giải pháp tháo gỡ khókhăn cho khách hàng để khôi phục, ổn định sản xuất kinh doanh.
+ Lợi nhuận từ cho vay DA TDH của nhánh rất khả quan, đến31/12/2012 đạt 33,79 tỷ đồng tăng 198,53% so với năm 2011 Lũy kế đến30/09/2013 đạt 48 tỷ đồng đạt 100 kế hoạch năm Thực tế từ 2009 đến nay,khoản thu từ cho vay dự án trung dài hạn đã có đóng góp không nhỏ vào lợinhuận của chi nhánh Thực tế cho thấy, lợi nhuận từ cho vay dự án trung dàihạn năm 2009 chiếm 43,94% tổng lợi nhuận của chi nhánh, năm 2010 là45,22%, năm 2011 là 57,69% và năm 2012 là 60,34%(số liệu bảng 3.8) Con
số này không ngừng tăng qua các năm, điều đó cho thấy hoạt động cho vay
dự án trung dài hạn là một trong những hoạt động chủ yếu của Chi nhánh vàtiếp tục duy trì trong những năm tới
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động cho vay DAĐTtrung và dài hạn còn tồn tại và chưa hiệu quả trong cho vay DAĐT trung vàdài hạn cần phải giải quyết như sau:
Một là, Nguồn vốn để cho vay trung dài hạn trên tổng nguồn vốn cho
vay thấp
Hai là, việc trích dự phòng rủi ro cho các khoản nợ nhóm 2, nợ xấu lớn
ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh
Ba là, chất lượng cán bộ còn nhiều bất cập, còn thiếu kinh nghiệm nên
khi cho vay các DAĐT trung và dài hạn công tác thẩm định dự án trênphương diện kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư của cán bộ tín dụng thực hiệnchưa được tốt
Bốn là, tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay dự án đầu tư trung dài hạn trên tổng
dư nợ cho vay thấp
Năm là, hệ thống thông tin tín dụng còn nhiều hạn chế.
Trang 17Sáu là, hệ thống kiểm soát chưa hiệu quả
Trên cơ sở các nguyên nhân của những hạn chế rút ra từ quá trình phântích ở chương 3 về thực trạng hiệu quả cho vay dự án đầu tư trung dài hạn củaBIDV Sơn La tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảcho vay dự án đầu tư trung dài hạn tại BIDV Sơn La trong chương 4
Trong chương 4, tác giả nêu lên định hướng phát triển hoạt động kinh
doanh của BIDV Sơn La và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng caohiệu quả cho vay dự án đầu tư tại BIDV Sơn La bao gồm:
Nhóm giải pháp về giảm chi phí
Nhóm giả pháp tăng lợi nhuận
Nhóm giả pháp hỗ trợ
Trong toàn bộ luận văn, tác giả đã khái quát từ nghiên cứu tổng thể cácnghiên cứu có liên quan ở chương 1, những vấn đề lý luận cơ bản ở chương 2,phân tích thực trạng ở chương 3 và nêu ra giải pháp ở chương 4 tác giả đãđánh giá được hiệu quả cho vay dự án đầu tư tại BIDV Sơn La, từ đó đưa ranhững giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này
Do những hạn chế về kiến thức, thời gian nghiên cứu cũng như kinhnghiệm thực tế nên luận văn này của em không tránh khỏi những thiếu sót, vìvậy em rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô cũng như từ phía ngânhàng
Qua đây, tác giả cũng muốn gửi lời cảm ơn của mình đến thầy giáohướng dẫn PGS.TS – Vũ Minh Trai và BIDV Sơn La đã giúp đỡ tác giả hoànthành luận văn này
Trang 18Ng« quang huy
N©ng cao hiÖu qu¶ cho vay dù ¸n ®Çu t t¹i Ng©n
hµng TMCP §Çu t vµ Ph¸t triÓn ViÖt nam
Trang 19LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay ở nước ta, thị trường tài chính chưa phải là kênh phân bổ vốnmột cách có hiệu quả, do đó vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa nền kinh tế vẫn phải dựa vào nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng.Trong khi đó thu nhập chủ yếu các ngân hàng thương mại của Việt nam hiệnnay là từ hoạt động tín dụng cho vay, nhìn vào tổng tài sản thì khoản mục chovay bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao nhất Thu nhập từ tiền cho vay thể hiệndưới dạng lãi tiền vay và phụ thuộc chủ yếu vào thời hạn của khoản vay Thờihạn cho vay càng dài thì lãi suất càng cao và do đó thu nhập của ngân hàngcàng lớn Chính vì vậy nếu các ngân hàng có thể mở rộng cho vay nhất là chovay trung và dài hạn đối với các dự án đầu tư thì sẽ có điều kiện kiếm lờinhiều hơn Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng các khoản cho vay có thời hạncàng dài thì càng tiềm ẩn một tỷ lệ rủi ro cao và đó là lý do vì sao khi mởrộng quy mô các ngân hàng thường chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả tíndụng cũng như hiệu quả dự án
Không chỉ có vậy, việc đáp ứng tốt nhu cầu của các khách hàng cũng
là một thứ vũ khí cạnh tranh lợi hại của các ngân hàng Khả năng mở rộng cáckhoản vay dài hạn còn thể hiện tiềm lực về vốn của ngân hàng, hiệu quả tíndụng cao phần nào thể hiện năng lực quản lý, năng lực chuyên môn của cán
bộ và nhân viên ngân hàng Đồng thời việc mở rộng tín dụng trung và dàihạn, đặc biệt là với các dự án đầu tư xin vay của các doanh nghiệp sẽ tạo điềukiện đẩy mạnh tín dụng ngắn hạn cũng như các dịch vụ ngân hàng khác bởikhi được vay vốn các doanh nghiệp sẽ có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ,máy móc thiết bị, tăng năng lực sản xuất điều đó khiến cho nhu cầu vốn lưuđộng lại tăng cao và các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thanh toán, mở LC, tưvấn, quản lý dòng tiền, mua bán ngoại tệ cũng sẽ tăng lên
Là một trong ba Chi nhánh ngân hàng thương mại lớn đang hoạt độngtrên địa bàn tỉnh Sơn La Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trang 20Chi nhánh Sơn La luôn tự xác định cho mình nhiệm vụ đóng góp vào côngcuộc xây dựng và phát triển chung của tỉnh, chính vì vậy mà trong thời gianqua Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La đã
có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng tín dụng nói chung và tín dụng cho vay đầu
tư dự án nói riêng, đặc biệt trong những năm qua Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La đã cho vay và tham gia cho vay hợpvốn hàng chục các dự án thủy điện lớn, vừa và nhỏ, dự án nhà máy xi măng,chè, bò sữa trên địa bàn tỉnh, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu vốn phục
vụ phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Sơn La Tuy nhiên bên cạnh những kếtquả tích cực đã đạt được thì hoạt động cho vay dự án trung dài hạn của Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La vẫn chưa thực
sự mang lai hiệu quả để làm nền tảng phát triển bền vững cho Chi nhánh cũngnhư góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả
cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam Chi nhánh Sơn La”.
-2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về cho vay và hiệu quả cho vaycủa NHTM
- Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay dự án đầu tư trên địa bàn tỉnhSơn La tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam – Chi nhánh Sơn
La, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả cho vay dự
án đầu tư của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam– Chi nhánh Sơn La
- Đưa ra hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu
tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: cho vay và hiệu quả cho vay của Ngân hàng
thương mại
Trang 21- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt đông cho vay trung dài hạn các dự án đầu
tư trên địa bàn tỉnh Sơn La của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam - Chi nhánh Sơn La từ 2008-2012 kiến nghị đến 2018
4 Phương pháp nghiên cứu
Do tính chất của đề tài chủ yếu dựa vào dữ liệu đã có của một NHTM,kết hợp với sự quan sát những yếu tố, nguyên nhân dẫn đến những hạn chếcủa hiệu quả cho vay dự án đầu tư của những trường hợp thực tế Qua đó tiếnhành phân tích và rút ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay dự ánđầu
tư của NHTM
Vì vậy luận văn này sử dụng phương pháp chủ yếu là phương phápđịnh tính và phương pháp phân tích định lượng ngoài ra, tác giả còn sử dụngphương pháp nghiên cứu thống kê so sánh đối chiếu, phân tích và suy luậnlogic có sử dụng công thức, bảng biểu, thu thập thông tin, tài liệu qua sách,Internet để phục vụ quá trình nghiên cứu Đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễnnhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các công trìnhnghiên cứu, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, kết cấu của luận vănđược chia làm 4 Chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đềtài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả cho vay dự án đầu tư trung dàihạn của Ngân hàng thương mại
Chương 3: Thực trạng hiệu quả cho vay các dự án đầu tư trên địa bàntỉnh Sơn La tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánhSơn La
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sơn La
Trang 22CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Các công trình nghiên cứu đã thực hiện
Liên quan đến vấn đề này, đã có một số công trình nghiên cứu và cáchội thảo khoa học như :
- Hội thảo “Giải pháp tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ’’ do Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ TP Hà Nội vừa
phối hợp với Sở Công Thương, Quỹ Đầu tư phát triển TP và một số ngânhàng tổ chức tháng 10/2013
Tại hội thảo, đại diện gần 100 DN thuộc Hiệp hội đã được đại diện cácban, ngành liên quan cung cấp thông tin về nguồn vốn, gói vốn vay phù hợpvới DNVVN Đồng thời, các DN cũng có cơ hội bày tỏ những thắc mắc, bấtcập về thủ tục xin cấp vốn vay để mở rộng cơ hội hợp tác giữa DN và quỹ,ngân hàng
- Hội thảo khoa học “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam.” do Trường Đại học Tài chính-Marketing kết hợp với Viện Chiến lược
và Chính sách tài chính – Bộ Tài chính và Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh tổ chức Ngày 8/6/2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hội thảo tập trung thảo luận, trao đổi ý kiến, chia sẻ về học thuật, kinhnghiệm và khuyến nghị những giải pháp để tái cấu trúc hệ thống ngân hàngthương mại Việt Nam; nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàngthương mại, tạo điều kiện để các ngân hàng thực sự trở thành nhân tố tích cựcđóng góp cho quá trình phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhậpkinh tế quốc tế
Trang 23Các tham luận trình bày tại hội thảo nêu rõ; sau 5 năm hội nhập kinh tếquốc tế, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đã lớn mạnh vượt bậc,tăng trưởng rất nhanh về số lượng cũng như chất lượng, mở rộng mạng lướihoạt động rộng khắp cả nước, tạo tiền đề vững chắc cho Việt Nam chuyểnsang kinh tế thị trường, đồng thời đóng góp to lớn cho quá trình tăng trưởngkinh tế đất nước
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công khi hội nhập, các ngân hàngthương mại Việt Nam đã bộc lộ một số bất cập, yếu kém như: vốn điều lệthấp, tính thanh khoản thấp, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, trình độ quản trị còn yếu,nguồn nhân lực chưa đủ khả năng đáp ứng yêu cầu Thực trạng này đặt ravấn đề cấp bách phải tái cấu trúc hệ thống các ngân hàng thương mại
- Một số công trình nghiên cứu liên quan đến công tác cho vay:
Nguyễn Thị Minh Thảo, “Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án
vay vốn của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình”, khoa tài chính- Ngân
hàng, Đại học Kinh tế quốc dân
Công tác thẩm định dự án đối với các hình thức cho vay, tài trợ vốn theo
dự án chính là để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Công tác này
có ý nghĩa rất lớn đối với chủ đầu tư, với các cơ quan quản lý Nhà nước, vớicác Ngân hàng tài trợ vốn Đối với ngân hàng, thẩm định giúp đưa ra các quyếtđịnh chính xác về cho vay hay tài trợ cho các dự án đầu tư, nhờ đó mà các rủi
do được giảm thiểu mang lại hiệu quả tài chính tốt hơn Hơn thế nữa, các dự ánvay vốn của nhóm khách hàng doanh nghiệp thường có quy mô lớn, tích chấtphức tạp cao vì vậy càng đòi hỏi công tác thẩm định phải chặt chẽ
1.2 Các vấn đề còn tồn tại và hướng nghiên cứu tiếp theo
Các hội thảo và công trình nghiên cứu trên đã nêu ra tầm quan trọngcủa việc nâng cao hiệu quả cho vay nói chung cũng như hiệu quả cho vay dự
Trang 24án đầu tư nói riêng tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đếnhiệu quả cho vay khách hàng cá nhân cũng như hiệu quả chi vay doanhnghiệp xây lắp, đánh giá hiệu quả cho vay dự án đầu tư cũng như đưa ra cáctiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay dự án đầu tư tuy nhiên do mục tiêu, đốitượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trênkhác so với đề tài luận văn của tác giả mặt khác mỗi tác giả có một quanđiểm riêng của mình đối với vấn đề nghiên cứu do đó có nhiều điểm khác biệt
so với luận văn nghiên cứu
Vì thế, với đề tài “Nâng cao hiệu quả cho vay dự án, đầu tư tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam – Chi nhánh Sơn La”, không
trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu, tác giả hi vọng sẽ kế thừa đượcnhững luận điểm của các công trình nghiên cứu đã đề xuất, đồng thời cụ thểhóa, chi tiết và mang lại một cái nhìn toàn diện, cụ thể phần nào nhằm hỗ trợBIDV Sơn La có thể nâng cao hiệu quả cho vay đối với dự án đầu tư trongthời gian tới(2013-2015)
Cụ thể, luận văn sẽ tập trung vào các nội dung sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về cho vay dự án đầu tư trungdài hạn của BIDV Sơn La
- Đánh giá thực trạng hiệu quả công tác cho vay dự án đầu tư trung dàihạn tại BIDV Sơn La thông qua các chỉ tiêu định tính, định lượng, từ đó đưa
ra những giải pháp, kiến ghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư tạiBIDV Sơn La trong thời kỳ tái cơ cấu nền kinh tế
Trang 25CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
2.1 Tổng quan về cho vay dự án đầu tư trung dài hạn của NHTM
2.1.1 Khái niêm về cho vay của ngân hàng thương mại
Với nền kinh tế hiện đại, ngân hàng thương mại là một trong những tổchức tín dụng quan trọng bậc nhất Nó cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng
và hữu ích nhất Một trong rất nhiều dịch vụ của ngân hàng thương mại là chovay Cho vay đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời cũng gắn liền vớiquá trình hình thành và phát triển của một ngân hàng thương mại Trong cáchoạt động cho vay thì hoạt động cho vay doanh nghiệp là một mục tiêu hàngđầu để mở rộng tín dụn của các ngân hàng Không chỉ ở các nước đang pháttriển như Việt Nam hiện nay mà ngay đến cả các cường quốc cũng coi kháchhàng doanh nghiệp là đối tượng chú ý của các ngân hàng thương mại Hoạt
động cho vay của ngân hàng thương mại được hiểu như sau : “ Cho vay là
một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng thương mại (NHTM) giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi”.
Từ khái niệm trên, hoạt động cho vay là một giao dịch về tài sản trên
cơ sở hoàn trả và có các đặc điểm sau:
- Tài sản giao dịch trong quan hệ cho vay là hình thức cho vay bằng tiền
- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy ngân hàng khi chuyển giaotài sản cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng phải có cơ sở để tin rằngdoanh nghiệp sẽ hoàn trả đúng hạn
- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói
Trang 26cách khác là doanh nghiệp phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.
- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở camkết hoàn trả vô điều kiện
2.1.2 Phân loại
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng tự do hoá, cácNHTM hiện nay luôn luôn nghiên cứu và đưa ra các hình thức cho vay khácnhau, để có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất
và tái sản xuất, từ đó đa dạng hoá các danh mục đầu tư, mở rộng tín dụng, thuhút khách hàng, tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro Dựa vào nhiều tiêu thức màNHTM phân chia thành các khoản cho vay
Căn cứ vào thời hạn cho vay: gồm có cho vay ngắn han, cho vay trung
hạn và cho vay dài hạn
Cho vay ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng
(1năm) Cho vay ngắn hạn thường được sử dụng để cho vay bổ sung vốn lưuđộng và các nhu cầu thiếu hụt tạm thời về vốn của các chủ thể vay vốn
Cho vay trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm.
Cho vay trung hạn thường được sử dụng để cho vay sửa chữa, cải tạo tài sản cốđịnh, các nhu cầu mua sắm tài sản cố định… có thời gian thu hồi vốn nhanhhoặc các nhu cầu thiếu hụt vốn nhưng có thời hạn hoàn vốn trên một năm
Cho vay dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 5 năm Cho vay dài
hạn thường được sử dụng để cho vay các nhu cầu mua sắm tài sản cố định,xây dựng cơ bản… có thời gian thu hồi vốn lâu (thời gian hoàn vốn vay trên 5năm)
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: có cho vay sản xuất và cho vay
tiêu dùng
Cho vay sản xuất, lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp
cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hoá Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn
Trang 27trong quá trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuấthoặc đáp ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thểkinh tế.
Cho vay tiêu dùng: là loại tín dụng được sử dụng để cho vay các nhu
cầu tiêu dùng Loại tín dụng này thường được sử dụng để cho vay các cá nhânđáp ứng cho nhu cầu phục vụ đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồnthu nhập của cá nhân vay vốn
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: gồm cho vay có
bảo đảm và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: gồm hai loại
Món vay được đảm bảo bằng tài sản của khách hàng vay : Hình thứcđảm bảo là cầp cố hoặc thế chấp Các món vay có đảm bảo bằng tài sản củakhách hàng sẽ an toàn hơn cho ngân hàng, song gặp khó khăn trong việc địnhgiá, bảo quản, làm cho thời gian phân tích tín dụng kéo dài
Món vay được đảm bảo bằng tài sản hình thành từ nguồn tài trợ củangân hàng Đây là biện pháp cuối cùng để ngân hàng có thể hạn chế việc bántài sản hình thành từ vốn vay Tuy nhiên, nếu người vay không trả được nợ thìphần lớn tài sản đảm bảo này cũng giảm giá hoặc khó bán Do vậy ngân hàngcũng khó có thể thu hồi đủ gốc và lãi
Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: gồm ba loại sau đây
Cho vay bảo đảm bằng uy tín của người vay : Thông thường là nhữngmón vay nhỏ, ngân hàng cho vay đối với khách hàng có quan hệ lâu dài vàkhách hàng có uy tín cao
Cho vay bảo đảm bằng uy tín của bên thứ ba : Đây là sự bảo lãnh củabên thứ ba đối với khoản vay Bên thứ ba cam kết sẽ trả thay cho khách hàngnếu người vay không trả được nợ cho ngân hàng
Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ:
Trang 28Một số khoản vay riêng biệt Chính phủ yêu cầu ngân hàng cho vay.
Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn: có cho vay vốn lưu động và
cho vay vốn cố định
Cho vay vốn lưu động: được cung cấp để bổ sung vốn lưu động cho các
thành phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với ngân hàng
Cho vay vốn cố định: cho vay để hình thành nên tài sản cố định cho các
thành phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với ngân hàng
Căn cứ vào hình thức cho vay: gồm có cho vay trực tiếp và cho vay
gián tiếp
Cho vay trực tiếp: Đây là hình thức cho vay phổ biến nhất của ngân
hàng Ngân hàng cho vay trực tiếp đối với khách hàng và thu nợ cũng từkhách hàng vay Khách hàng là người chịu hoàn toàn trách nhiệm về khoảnvay của mình
Cho vay gián tiếp: Hình thức cho vay này không phổ biến như cho vay
trực tiếp, tuy nhiên trong một số trương hợp ngân hàng vẫn cho vay gián tiếpbởi khi đó sẽ đem lại lợi ích cho cả ngân hàng và người vay Một số nhóm,hội, tổ chức thành lập theo mục đích riêng nhưng đều dựa trên việc bảo vệquyền lợi chung của các thành viên Ngân hàng cho các thành viên trongnhóm hội vay thông qua các tổ chức trung gian này Tổ chức trung gian có thểđứng ra bảo lãnh, thu nợ, phát tiền vay… cho các thành viên Đối với cácthành viên không có hay không đủ tài sản thế chấp thì việc cho vay này rất cólợi cho họ
Căn cứ vào phương thức cho vay: Đây là cách phân chia thông dụng
nhất mà các NHTM hay sử dụng Với cách phân chia này, ngân hàng dễ dàngkiểm soát món vay và có biện pháp xử lí kịp thời Bao gồm
Cho vay thấu chi : Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép
người vay chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới
Trang 29hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định Giới hạn này gọi là hạnmức thấu chi Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽthu nợ gốc và lãi Số lãi mà khách hàng phải trả :
Số lãi phải trả = thời gian thấu chi * Lãi suất thấu chi * số tiền thấu chiThấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản,phần lớn không có tài sản đảm bảo Hình thức này chỉ áp dụng đối với kháchhàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn
Cho vay trực tiếp từng lần : Hình thức này tương đối phổ biến trong
hoạt động cho vay của ngân hàng Ngân hàng cho vay đối với một số kháchhàng không có nhu cầu vay thường xuyên hoặc không đủ điều kiện để đượccấp hạn mức thấu chi Những khách hàng này chỉ sử dụng vốn của ngân hàngtrong một số giai đoạn nhất định của nhu cầu kinh doanh Nghiệp vụ cho vaytừng lần đơn giản, dễ kiểm soát từng món vay riêng lẻ Số tiền cho vaythường dựa trên tài sản đảm bảo
Cho vay theo hạn mức : Là hình thức cho vay mà ngân hàng thoả thuận
cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng số dư tối đa tại thời điẻm tính Hạnmức tín dụng có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì Trên cơ sở kế hoạch sản xuấtkinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng mà ngân hàng sẽcấp hạn mức tín dụng hợp lý Trong kỳ kế hoạch khách hàng có thể vay trảnhiều lần nhưng dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng Trường hợpngân hàng quy định hạn mức cuối kỳ thì dư nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạnmức Tuy nhiên khách hàng phải đảm bảo dư nợ cuối kì không được vượt quáhạn mức Hình thức cho vay này phù hợp với khách hàng có nhu cầu vaythường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinhdoanh
Cho vay luân chuyển : Việc cho vay dựa trên luân chuyển của hàng
hoá Để đề phòng sụ thiếu vốn khi mua hàng, từ đầu kì ngân hàng và khách
Trang 30hàng đã có sự thoả thuận về phưong thức vay, hạn mức tín dụng, nguồn cungcấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ Ngân hàng và khách hàng đều phải nghiêncứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán dòng ngân quỹ trong thời giantới Người cho vay cam kết khoản vay được trả cho người bán và mọi khoảnthu bán hàng đều dùng để trả vào tài khoản tiền vay trước khi được trích trảlại tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng Cho vay luân chuyển thường
áp dụng đối với doanh nghiệp thương nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh có chu
kì tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay mượn thường xuyên với ngân hàng
Cho vay theo dự án đầu tư : khách hàng có nhu cầu vay thêm vốn phục
vụ dự án đầu tư và ngân hàng xét thấy dự án khả thi, hiệu quả cao sẽ đưa raquyết định cho vay
Mức cho vay = tổng nhu cầu vốn của dự án - vốn chủ sở hữu đầu tưvào dự án - vốn khác (nếu có)
Cho vay trả góp: Ngân hàng cho khách hàng vay với điều kiện trả gốc
làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng thoả thuận Cho vay trả góp thường ápdụng đối với khoản vay trung và dài hạn dùng để tài trợ cho tài sản cố địnhhoặc hàng lâu bền Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùngthông qua hạn mức nhất định Ngân hàng có thể thanh toán cho người bán lẻ
về số hàng hoá mà người mua đã trả góp Các cửa hàng này trở thành đại líthu tiền cho ngân hàng hoặc khách hàng trả trực tiếp cho ngân hàng Kháchhàng thường dùng tài sản mua trả góp làm vật đảm bảo và việc thu hồi nợ củangân hàng phụ thuộc vào thu nhập hàng tháng của khách hàng Vì vậy rủi rotrong cho vay trả góp lớn Do đó lãi suất cho vay trả góp thường cao hơn cáchình thức cho vay khác
Cho vay thông qua việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng : Ngân hàng
cho khách hàng vay trong phạm vi số dư nhất định và chuyển vào tài khoảncho khách hàng Khách hàng được cấp thẻ tín dụng để thanh toán tiền mua
Trang 31hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền tại ATM hay điểm ứng tiền mặt của ngân hàng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng : Ngân hàng cam kết cho
khách hàng vay vốn trong một hạn mức tín dụng nhất định đã thoả thuận từtrước Khách hàng có thể không sử dụng đến hạn mức này nếu không có nhucầu Trường hợp này chỉ áp dụng đối với một số tình huống khách hàngkhông dự đoán được chi phí phát sinh trong một khoảng thời gian nào đó.
2.1.3 Vai trò của cho vay dự án đầu tư trung dài hạn
2.1.3.1 Đối với nền kinh tế
Tín dụng có vai trò quan trọng trọng nền kinh tế, hoạt động tín dụngtrung - dài hạn nếu có hiệu quả sẽ có tác động tới mọi lĩnh vực kinh tế - chínhtrị - xã hội Phát triển cho vay tín dụng trung - dài hạn sẽ giảm bớt đáng kểcác khoản bao cấp từ ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản và giảm bớt thâmhụt ngân sách Xuất phát từ chức năng tập trung và phân phối lại vốn trongnền kinh tế tín dụng trung - dài hạn đã thu hút được nguồn vốn dư thừa, tạmthời nhàn rỗi để đưa vào sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho doanhnghiệp, từ đó phục vụ cho sự tăng trưởng của nền kinh tế
Mặt khác, trong qúa trình huy động vốn và cho vay cũng như tổ chứcthanh toán cho khách hàng, ngân hàng có thể đánh giá được tình hình tiêu thụsản phẩm, tinh hình sản xuất kinh doanh cũng như khả năng thanh toán chi trảcủa khách hàng Trong quá trình cho vay, để tránh rủi ro ngân hàng luôn đánhgiá, phân tích khả năng tài chính và thường xuyên giám sát hoạt động sảnxuất kinh doanh để có thể điều chỉnh, tác động kịp thời khi cần thiết, hướngcho hoạt động của doanh nghiệp đi đúng hướng, từng bước tạo tiền đề vậtchất cho xã hội
Mặc dù là một đơn vị kinh doanh, nhưng các ngân hàng quốc doanhvẫn là một bộ phận của nhà nước, hoạt động tín dụng trung - dài hạn cũngnhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia thông qua các chính
Trang 32sách ưu đãi trong tín dụng Về nguyên tắc, ngân hàng ưu đãi đối với các côngtrình sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá và thắt chặt điều kiện vayvốn với doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
Đầu tư tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng theo trọng điểm củangành và trong nội bộ từng ngành góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.Hoạt động tín dụng theo chiều sâu, xây dựng mới… đã tạo ra cơ sở vật chất kĩthuật vững chắc cho nền kinh tế phát triển lâu dài, góp phần tăng cường kimngạch xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong cạnhtranh trên thị trường quốc tế Với năng lực sản xuất tăng, hàng hoá sản phẩmnhiều hơn đủ tiêu dùng và dư thừa cho xuất khẩu Nhiều xí nghiệp với máymóc hiện đại sản xuất ra sản phẩm thay thế hàng nhập Tất cả các kết quả đógóp phần tiết kiệm chi ngoại tệ, tăng thu ngoại tệ, tạo cán cân thanh toán quốc
tế lành mạnh
Ngoài ra, tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng còn góp phần ổn địnhđời sống, tạo ra công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội bởi lẽ tín dụngtrung -dài hạn đầu tư vào những lĩnh vực mới,cải tạo và nâng cao năng lựcsản xuất nên sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động Bên cạnh đó,
do năng lực sản xuất được nâng lên số lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều, đó lànguồn thu nhập của cán bộ trong xí nghiệp và góp phần ổn định đời sống chochính họ
Tín dụng trung - dài hạn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyểndịch cơ cấu đầu tư, làm cho cơ cấu của nền kinh tế trở lên hợp lý từ đó làmtiền đề cho sự ổn định và trật tự an toàn xã hội
2.1.3.2 Đối với doanh nghiệp
Trong môi trường kinh tế cạnh tranh, để có thể tồn tại và phát triểnđược thì các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư vào tài sản cố định Bởi
lẽ tài sản cố định là tư liệu chủ yếu, chiếm bộ phận lớn trong tổng giá thành,
Trang 33là yếu tố quan trọng quyết định lợi thế cạnh tranh… Tuy nhiên, trong thực tếgiá trị tài sản cố định thường rất cao, nếu chỉ trông chờ vào nguồn vốn tự tíchluỹ thì cần phải mất rất nhiều thời gian doanh nghiệp mới đổi mới được tàisản cố định và sẽ bị tụt lại xa so với các doanh nghiệp có vốn đã trang bị hiệnđại Vì thế lối thoát duy nhất cho doanh nghiệp là đi vay để đổi mới Khi tìmkiếm các nguồn vốn từ bên ngoài, doanh nghiệp mong muốn có được nhữngkhoản tín dụng trung - dài hạn từ ngân hàng Có người cho rằng cách tốt nhất
để huy động vốn là doanh nghiệp phát hàng cổ phiếu, trái phiếu huy động vốndài hạn Chúng ta không phủ nhận những mặt tích cực của thị trường chứngkhoán trong việc phục vụ nhu cầu bổ sung vốn cho doanh nghiệp, nhưng hìnhthức này chỉ phát huy hiệu quả ở những nước có thị trường vốn và thị trườngchứng khoán hoàn hảo thậm trí ở những nước này trong nhiều trường hợpdoanh nghiệp có thể giảm bớt những khoản chi phí mà lẽ ra họ phải trả khi tổchức phát hành chứng khoán Đối với những khoản đi vay doanh nghiệp đượcchủ động điều hành các hoạt động kinh doanh, tiến hành các dự án lớn màkhông phải phân chia quyền lực nếu lựa chọn việc tài trợ thông qua phát hành
cổ phiếu, không phải đối phó với các trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi khi doanhnghiệp không còn cần vốn nữa và có ý muốn thu lại số cổ phiếu này Mặtkhác, việc trả nợ trung - dài hạn cũng được ấn định theo định kỳ theo từng kỳhạn hợp lý và ổn định.Vì vậy, doanh nghiệp có cơ sở để thực hiện trách nhiệmtrả nợ của họ
Như vậy, tín dụng trung - dài hạn đã giúp các doanh nghiệp đầu tư xâydựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị… để cải tiến công nghệ sản xuất,nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh và mở rộng chiếm lĩnh thị trường mới Có thể nói, tín dụng trung - dàihạn là trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh :lợi nhuận, an toàn, phát triển không ngừng trong khi nguồn vốn trung - dài
Trang 34hạn doanh nghiệp có trong tay không đủ đáp ứng nhu cầu.
2.1.3.3 Đối với ngân hàng
Nếu ngân hàng có một nguồn vốn ổn định trong thời gian dài để đầu tưdài hạn sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với việc dùng nó để cho vayngắn hạn, vì mỗi món vay trung - dài hạn cấp cho doanh nghiệp thường là rấtlớn, lãi suất cao Bên cạnh khoản lợi nhuận hấp dẫn, tín dụng trung - dài hạncòn là vũ khí cạnh tranh rất có hiệu quả giữa các ngân hàng với nhau Với cácsản phẩm này, ngân hàng sẽ phục vụ tốt hơn cho các chủ doanh nghiệp và thuhút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng Khi xác định mở rộngcho vay trung - dài hạn, các ngân hàng không chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt
mà còn nhìn vào lợi ích lâu dài hơn đó là mở rộng tín dụng trung - dài hạn đểđẩy mạnh cho vay ngắn hạn Các doanh nghiệp sau khi được ngân hàng chovay vốn, trang bị máy móc mới hay xây dựng mở rộng, năng lực sản xuất sẽtăng lên doanh nghiệp lại cần có nhiều vốn lưu động hơn để đáp ứng cho sảnxuất Lúc này, người đầu tiên mà doanh nghiệp tìm đến chính là các ngânhàng đã đầu tư cho họ Bởi lẽ, doanh nghiệp dễ dàng tìm được sự thông cảm
vì hai bên đã hiểu nhau, ngân hàng đã nắm được tình hình tài chính và cáckhoản thu chi của doanh nghiệp nên các dịch vụ sẽ tiện lợi hơn
2.1.4 Quy định về cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn
* Một là, vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án, phương án
Cho vay trung và dài hạn với thời gian dài, độ rủi ro cao hơn so với chovay ngắn hạn, để giảm bớt rủi ro ngoài việc qui định vay phải có tài sản đảmbảo, ngân hàng cho vay còn qui định khách hàng phải có vốn chủ sở hữu thamgia vào quá trình sản xuất, kinh doanh và đời sống Tỷ lệ vốn chủ sở hữutham gia vào dự án cao hay thấp tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro và hiệu quả của
dự án thông thường là chủ đầu tư phải có 30% vốn tự có
* Hai là, thời hạn trả nợ và nguồn trả nợ của DAĐT trung và dài hạn
Trang 35Thời hạn trả nợ vốn phụ thuộc vào tính chất, địa điểm của dự án đầu tư.Nhưng thời hạn trả nợ cũng có thể rút ngắn trong trường hợp hiệu quả của dự
án mang lại cao Việc trả nợ trước hạn sẽ giúp ngân hàng thu được nợ chắcchắn nhưng đôi khi ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng
Nguồn trả nợ đối với khoản cho vay trung và dài hạn nhìn chung khácvới cho vay ngắn hạn Các khoản cho vay trung và dài hạn được dùng chủ yếucho nhu cầu xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị, cho nên nguồn trả nợ chínhcủa khoản vay này là từ nguồn khấu hao và một phần lợi nhuận do DAĐTtrung và dài hạn mang lại
* Ba là, giải ngân trong cho vay trung và dài hạn đối với các dự án.Đối với khoản vay trung và dài hạn có thể giải ngân một lần, hoặcnhiều lần nhằm đảm bảo cho khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích.Ngân hàng cho vay để thi công, mua sắm máy móc, thiết bị Đối với các tàisản hình thành trong một thời gian dài thì việc giải ngân được thực hiện theotiến độ công việc hoàn thành
* Bốn là, lãi suất cho vay trung và dài hạn đối với các dự án
Lãi suất cho vay trung và dài hạn thường cao hơn lãi suất cho vay ngắnhạn, nó có thể là lãi suất cố định trong suốt thời kỳ vay vốn, cũng có thể là lãisuất biến đổi tuỳ thuộc vào sự biến động của thị trường Sự biến đổi của lãisuất có thể dựa trên lãi suất cơ bản của ngân hàng, hay lãi suất liên ngân hàngcủa một số thị trường như: LIBOR, SIBOR Việc thu tiền lãi có thể theo kỳhạn tháng, quí, năm dựa vào số dư nợ mỗi kỳ hạn trả nợ và lãi suất cho vay.Khách hàng có thể trả tiền lãi cùng nợ gốc tại mỗi kỳ hạn trả nợ hay trả tiềnlãi vào một ngày nào đó trong kỳ theo thoả thuận
2.1.5 Quy trình cho vay dự án đầu tư
Giống như cho vay ngắn hạn, quy trình cho vay DAĐT đối với cáckhách hàng được bắt đầu bằng (i) tiếp thị khách hàng, thẩm định dự án, lập
Trang 36báo cáo đề xuất tín dụng và phê duyệt đề xuất tín dụng; (ii) Thẩm định rủi ro;(iii) Phê duyệt cấp tín dụng; (iiii) giải ngân/phát hành bảo lãnh; (iiiii) Giámsát và kiểm soát
Hồ sơ vay vốn DAĐT của khách hàng gồm các tài liệu như: đơn xinvay; hồ sơ pháp lý chứng minh tư cách pháp nhân và vốn điều lệ ban đầu; hồ
sơ tình hình tài chính 2 năm trước khi đề xuất vay và của 2 quý trong năm đềxuất vay; các tài liệu liên quan đến DAĐT xin vay (luận chứng kinh tế – kỹthuật; bản phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật của cấp có thẩm quyền; cácvăn bản có liên quan đến cung ứng vật tư thiết bị, nguyên vật liệu, tiêu thụ sảnphẩm; các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp hoặc cầm cố )
Việc chấp nhận hay từ chối cho vay một DAĐT của khách hàng phảidựa vào thẩm tra các mặt như tư cách pháp nhân; mức vốn tham gia của đơn
vị vay vốn; tình hình sản xuất kinh doanh; tình hình công nợ, đồng thời phảixem xét mục đích kinh tế xã hội, khả năng thực thi, nguồn cung cấp nguyênliệu, nguồn nhân lực, hướng tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả kinh tế, khả nănghoàn trả vốn vay của dự án
Khi xem xét, thẩm định và đi đến quyết định chấp nhận hay từ chối chovay một DAĐT của khách hàng phải quán triệt các nguyên tắc: Phù hợp vớinguồn vốn của ngân hàng cho vay, nghĩa là không vượt quá khả năng nguồnvốn hiện có và sẽ huy động được dùng vào cho vay trung và dài hạn của bảnthân ngân hàng cho vay; phù hợp với quyền phán quyết cho vay trung, dàihạn mà ngân hàng cấp trên dành cho giám đốc ngân hàng đó trong lĩnh vựccho vay trung và dài hạn; phù hợp với chính sách ưu tiên trong đầu tư và cơcấu đầu tư đã được quy định Trường hợp chấp nhận cho vay do kết quả thẩmđịnh DAĐT xin vay, ngân hàng phải thông báo bằng văn bản trong thời hạnquy định để khách hàng vay kịp thời đến ngân hàng lập hồ sơ nhận nợ.Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để khách
Trang 37hàng biết.
Phê duyệt cấp tín dụng cho DAĐT của khách hàng chính là hợp đồngtín dụng được ký kết giữa ngân hàng cho vay và khách hàng Trong hợp đồngnày phải xác định rõ đối tượng vay, mức vay, thời hạn vay, lãi suất, kế hoạchtrả nợ, bảo đảm tiền vay, quyền và nghĩa vụ của bên cho vay
Dựa vào mức cho vay ghi trên hợp đồng tín dụng ngân hàng cho vay tổchức việc giải ngân, tức là phát tiền vay để khách hàng vay sử dụng tiền vayvào việc thực thi DAĐT xin vay
Tiền cho vay được ngân hàng cho vay phát ra theo tiến độ thực hiệnDAĐT xin vay, được phản ánh kịp thời và chính xác vào tài khoản cho vay,khế ước vay nợ và các chứng từ hợp lệ khác
Ngân hàng cho vay theo dõi chặt chẽ tiến độ thực hiện DAĐT xin vaycho đến khi DAĐT kết thúc và các công trình của dự án được đưa vào thựchiện có hiệu quả, khách hàng vay trả xong nợ cho ngân hàng cho vay kể cả nợgốc và lãi
2.1.6 Nguồn vốn cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn của NHTM
Một trong những vấn đề sống còn đối với mỗi ngân hàng thương mại làphải bảo đảm khả năng thanh toán của mình Để đảm bảo yêu cầu này thì hoạtđộng cho vay của ngân hàng phải gắn bó chặt chẽ, dựa trên nền tảng nguồn vốn
mà ngân hàng có được Nghĩa là cơ cấu cho vay phải phù hợp với cơ cấu nguồnvốn, các khoản cho vay DAĐT cần phải được hình thành nên từ những nguồnvốn ổn định và có thời gian dài tương ứng Theo nguyên tắc đó thì nguồn vốncho vay DAĐT bao gồm: Vốn tự có của ngân hàng thương mại; vốn huy độngdưới hình thức tiền gửi trung dài hạn kể cả một phần vốn huy động ngắn hạn;vốn uỷ thác của Chính phủ và các tổ chức trong và ngoài nước; vay nướcngoài; vay từ ngân hàng trung ương Mỗi nguồn vốn trên lại có những ưunhược điểm và tuỳ từng điều kiện cụ thể mà các ngân hàng thương mại sẽ
Trang 38quyết định sử dụng nguồn vốn nào thích hợp nhất đối với mình.
Nguồn vốn tự có của ngân hàng là nguồn ổn định nhất tuy nhiên khốilượng của nó lại không lớn; nguồn tiền gửi trung và dài hạn cũng không đáng
kể do không nhiều khách hàng sử dụng loại hình tiền gửi này của các ngânhàng thương mại; phát hành trái phiếu lại có chi phí cao hơn so với tiền gửicùng số lượng; vốn vay từ NHTW cũng bị hạn chế và phụ thuộc vào chínhsách tiền tệ quốc gia (thông thường NHTW chỉ cho các NHTM vay ngắn hạn,thậm chí trong trường hợp NHTW đang có chủ trương thắt chặt tiền tệ thì cácNHTM còn không được vay); việc sử dụng một phần vốn huy động ngắn hạn
để cho vay đối với các DAĐT là một trong những phương án khả thi song đểtránh những rủi ro có thể xảy ra những người làm công tác quản trị ngân hàngcũng cần phải tính toán tỷ lệ trích chuyển Trong điều kiện hiện nay, hìnhthức vay nợ nước ngoài để cho vay dự án được khá nhiều ngân hàng trên thếgiới đặc biệt là ở các nước đang phát triển sử dụng (ưu điểm của nguồn vốnnày là khối lượng lớn, lãi suất lại thường được ưu đãi, hơn nữa điều kiện chovay lại không quá khó khăn) Tuy nhiên, nếu việc quản lý, sử dụng nguồn vốnnày không được thực hiện tốt dẫn đến không hoàn trả được vốn vay thì sẽ làmmất uy tín đồng thời tăng sự phụ thuộc của các ngân hàng trong nước vàongân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài
2.2 Hiệu quả cho vay dự án đầu tư trung dài hạn của ngân hàng thương mại
2.2.1 khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau song có thể trong cơ chế kinh
tế thị trường ở nước ta hiện nay mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mụctiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận Để đạt được mục tiêu này DNphải xác định chiến lược kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển phù hợpvới những thay đổi của môi trường; phải phân bổ và quản trị có hiệu quả các
Trang 39nguồn lực và luôn kiểm tra quá trình đang diễn ra là có hiệu quả Vậy hiệu
quả kinh doanh là gì? Theo Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Huyền “
Hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định” Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá
trong mối quan hệ với kết quả tạo ra dể xem xét xem với mỗi sự hao phínguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào Vì vậy, có thể mô tảhiệu quả bằng công thức chung nhất như sau:
H = K/CTrong đó H- hiệu quả
K- kết quả đạt được C- hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó
Hiệu quả phản ánh mặt chất lượng các hoạt động, trình độ lợi dụng cácnguồn lực trong sự vận động không ngừng của các quá trình, không phụ thuộcvào quy mô và tốc độ biến động của từng nhân tố
Như vậy bản chất của hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụngcác nguồn lực sản xuất trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằngcác đơn vị hiệt vật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối
Tùy vào từng góc độ, đối tượng, phạm vi và thời kỳ đánh giá mà hiệuquả được phân loại thành:
* Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng
các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định
* Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế phản ánh trình đội lợi dụng các
nguồn lực để đạt các mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó
* Hiệu quả kinh tế - xã hội: Hiệu quả kinh tế - xã hội phản ánh trình đội
lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế - xãhội nhất định
* Hiệu quả kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh
Trang 40trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu xác định.
Cần chú ý rằng hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả kinh doanh là haiphạm trù khác nhau, giải quyết ở góc độ khác nhau song có quan hệ biệnchứng với nhau
Từ khái niệm hiệu quả kinh doanh trên ta có thể hiểu hiệu quả cho vayDAĐT trung và dài hạn là việc sử dụng các nguồn lực ( Vốn, nhân, tài, vậtlực) của ngân hàng để đầu tư vào dự án, kế hoạch mở rộng sản xuất kinhdoanh, dịch vụ… để nhằm đạt được lợi nhuận, lợi ích kinh tế - xã hội mongmuốn
Do hoạt động cho vay DAĐT trung và dài hạn của NHTM là một hoạtđộng quan trọng, có vai trò to lớn đối với nền kinh tế nói chung và Ngân hàngnói riêng nên hiệu quả cho vay được đánh giá dựa trên hai quan điểm có quan
hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, không thể tách rời:
- Hiệu quả cho vay cao hay thấp thể hiện ở chỗ nó đã làm gì để gópphần thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
- Hiệu quả cho vay còn thể hiện trực tiếp ở lợi nhuận của dự án Phân tích và đánh giá đúng hiệu quả cho vay DAĐT trung và dài hạn,xác định được nguyên nhân của những tồn tại trong lĩnh vực này sẽ giúp ngânhàng tìm được những biện pháp quản lý thích hợp
2.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn
* Nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn là cần thiết
để phát triển kinh tế.
Cho vay DAĐT trung và dài hạn thúc đẩy sản xuất phát triển vì nó làmột loại đầu tư theo chiều sâu nhằm mở rộng sản xuất, tăng quy mô, năng lựcsản xuất kinh doanh, tăng thêm sản lượng và chất lượng cho sản phẩm Khimột dự án đi vào hoạt động, nó làm mở rộng sản xuất với máy móc thiết bị