MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nói đến nền văn minh cổ đại Trung Quốc thì quả là rộng lớn biết bao hệ tư tưởng xuất hiện và tồn tại mãi cho đến ngày nay. Từ thuyết âm dương ngũ hành, học thuyết của Lão Tử, Khổng Tử… Thế nhưng trong các học thuyết ấy, không ai có thể chối cãi được rằng học thuyết Nho gia, mà người khởi xướng là Khổng Tử có vị trí quan trọng hơn hết trong lịch sử phát triển của Trung Quốc nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng. Kể từ lúc xuất hiện từ vài thế kỷ trước công nguyên cho đến thời nhà Hán (Hán Vũ Đế) Nho giáo đã chính thức trở thành hệ tư tưởng độc tôn và luôn luôn giữ vị trí đó cho đến ngày cuối cùng của chế độ phong kiến. Điều đó đã minh chứng rõ rằng; Nho giáo hẳn phải có những giá trị tích cực đặc biệt, nếu không sao nó có thể có sức sống mạnh mẽ đến như vậy. Đại cách mạng văn hoá, Trung Quốc đã tiến hành loại trừ di sản Nho gia ra khỏi đời sống tinh thần xã hội, song lịch sử cho thấy, đó là một sai lầm nghiêm trọng. Gần đây, Trung Quốc đã đánh giá lại giá trị văn hoá xã hội to lớn của Nho gia. Giới khoa học phương Đông và cả phương Tây đều quan tâm nghiên cứu. Nhiều cuộc hội thảo mang tính quốc tế được tổ chức, nhiều sách báo xuất bản để bàn về Nho giáo. Đối với nước ta đã chịu ảnh hưởng của Nho gia khá sớm, có lúc giai cấp phong kiến nước ta đã lấy hệ tư tưởng thống trị xã hội. Mặc dù có nhiều mặt hạn chế, song có thể nói có nhiều tư tưởng của Nho gia đã trở thành di sản văn hoá của dân tộc ta. Nho gia là một học thuyết triết học chính trị – xã hội, tôn giáo lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc và một số quốc gia khác. Từ thế kỷ 2 trước công nguyên đến 1911, Nho gia được giai cấp phong kiến lấy làm hệ tư tưởng thống trị xã hội phong kiến Trung Quốc và một số nước phương Đông trong đó có Việt Nam. Đây là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn trong lịch sử cũng như trong xã hội hiện đại. Chính vì lẽ đó mà tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Tìm hiểu tư tưởng đạo đức chính trị của Nho gia và ảnh hưởng của nó đối với hệ tư tưởng Việt Nam thời kỳ phong kiến” nhưng do tài liệu chưa được phong phú, sự hiểu biết và đánh giá còn hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nói đến nền văn minh cổ đại Trung Quốc thì quả là rộng lớn biết bao
hệ tư tưởng xuất hiện và tồn tại mãi cho đến ngày nay Từ thuyết âm dương ngũ hành, học thuyết của Lão Tử, Khổng Tử… Thế nhưng trong các học thuyết ấy, không ai có thể chối cãi được rằng học thuyết Nho gia, mà người khởi xướng là Khổng Tử có vị trí quan trọng hơn hết trong lịch sử phát triển của Trung Quốc nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng Kể từ lúc xuất hiện từ vài thế kỷ trước công nguyên cho đến thời nhà Hán (Hán Vũ Đế) Nho giáo đã chính thức trở thành hệ tư tưởng độc tôn và luôn luôn giữ vị trí
đó cho đến ngày cuối cùng của chế độ phong kiến Điều đó đã minh chứng rõ rằng; Nho giáo hẳn phải có những giá trị tích cực đặc biệt, nếu không sao nó
có thể có sức sống mạnh mẽ đến như vậy
Đại cách mạng văn hoá, Trung Quốc đã tiến hành loại trừ di sản Nho gia ra khỏi đời sống tinh thần xã hội, song lịch sử cho thấy, đó là một sai lầm nghiêm trọng Gần đây, Trung Quốc đã đánh giá lại giá trị văn hoá xã hội to lớn của Nho gia Giới khoa học phương Đông và cả phương Tây đều quan tâm nghiên cứu Nhiều cuộc hội thảo mang tính quốc tế được tổ chức, nhiều sách báo xuất bản để bàn về Nho giáo
Đối với nước ta đã chịu ảnh hưởng của Nho gia khá sớm, có lúc giai cấp phong kiến nước ta đã lấy hệ tư tưởng thống trị xã hội Mặc dù có nhiều mặt hạn chế, song có thể nói có nhiều tư tưởng của Nho gia đã trở thành di sản văn hoá của dân tộc ta
Nho gia là một học thuyết triết học chính trị – xã hội, tôn giáo lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc và một số quốc gia khác Từ thế kỷ 2 trước công nguyên đến 1911, Nho gia được giai cấp phong kiến lấy làm hệ tư tưởng thống trị xã hội phong kiến Trung Quốc và một số nước phương Đông trong
đó có Việt Nam Đây là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn trong lịch sử cũng như trong xã hội hiện đại Chính vì lẽ đó mà tôi mạnh dạn
chọn đề tài: “Tìm hiểu tư tưởng đạo đức chính trị của Nho gia và ảnh hưởng của nó đối với hệ tư tưởng Việt Nam thời kỳ phong kiến” nhưng do
Trang 2tài liệu chưa được phong phú, sự hiểu biết và đánh giá còn hạn chế, rất mong
sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài: tìm hiểu tư tưởng đạo đức chính trị của Nho gia và ảnh hưởng của nó đối với hệ tư tưởng Việt Nam thời
kỳ phong kiến từ góc độ chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ở đây, khái niệm “Nho giáo” là hình thái ý thức của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến ở Trung Quốc Đối với nó thì ngũ luân, ngũ thường, hay tam cương ngũ thường là những cái tuyệt đối…
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
i đề tài nhằm làm rõ tư tưởng đạo đức chính trị của Nho gia và ảnh
hưởng của nó đối với hệ tư tưởng Việt Nam thời kỳ phong kiến
Nhiệm vụ: để đạt được mục đích trên đề tài thực hiện hai nhiệm vụ chủ
yếu:
a Vạch ra những nội dung cơ bản về tư tưởng đạo đức chính trị của Nho gia
b Làm rõ những nội dung cơ bản của nó đối với hệ tư tưởng Việt Nam thời kỳ phong kiến
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Nho giáo, Đại cương triết học Trung Quốc, Khổng Tử, Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam là cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, trừu tượng cụ thể, gắn lí luận với thực tiễn
5 Kết cấu của đề tài.
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có 2 chương với 6 tiểu mục
Trang 3NỘI DUNG
Chương 1:
TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CHÍNH TRỊ CỦA NHO GIA
1.1 Khái quát đặc điểm lịch sử xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến Quốc.
Sự phát triển rực rỡ của triết học Trung Quốc cổ đại cũng là lúc xã hội Trung Quốc bước vào thời Xuân Thu – Chiến Quốc, thời kỳ tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến sơ kỳ đang lên
* Kinh tế: Thời Xuân Thu, nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ
thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt Việc dùng bò kéo cày đã trở thành phổ biến Trong sách Quốc ngữ có viết: “Đồng Thau để đúc kiêm kích, sắt để đúc quả cân”… phát minh mới về kỹ thuật khai thác và sử dụng đồ sắt đã đem lại những tiến bộ mới trong việc cải tiến công cụ và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp Diện tích đất đai canh tác nhờ đó được mở rộng, kỹ thuật trồng trọt được cải tiến Mặt khác nhờ công cụ sản xuất bằng sắt phát triển và thuỷ lợi
mở mang, ruộng đất do nông nô vỡ hoang biến thành ruộng tư ngày một nhiều bọn quý tộc có quyền thế cũng chiếm dần ruộng của công xã làm ruộng tư Chế độ “tỉnh điền” ruộng đất của công xã dần tan rã Sau đó, chế độ tư hữu ruộng đất còn được pháp luật Nhà nước thừa nhận và bảo vệ
Do việc sử dụng công cụ bằng sắt trở thành phổ biến cùng với việc mở rộng quan hệ trao đổi sản phẩm lao động sự phân công trong sản xuất thủ công nghiệp cũng đạt tới mức chuyên nghiệp cao hơn Trong sách Chu Lễ đã viết về sự phát triển của các ngành thợ chuyên môn rằng: “Thợ mộc chiếm bảy phần, thợ nhuộm chiếm năm phần, thợ nề chiếm hai phần”
Trên cơ sở phát triển sản xuất thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng phát đạt hơn trước Trong xã hội hình thành tầng lớp thương nhân giàu có và ngày càng có thế lực như Huyền Cao nước Trịnh, Tử Cống vốn là học trò của
Trang 4Khổng Tử Thương nhân đã có nhiều người kết giao với Chư hầu và Công Khanh đại phu gây nhiều ảnh hưởng đối với chính trị đương thời
* Về chính trị xã hội, nếu như thời Tây Chu chế độ Tông pháp “phong
hầu kiến địa” vừa có ý nghĩa ràng buộc về kinh tế, vừa có ý nghĩa về chính trị, ràng buộc về huyết thống có tác dụng tích cực làm cho nhà Chu giữ được một thời gian dài hưng thịnh thì đến đời Xuân Thu chế độ Tông pháp của nhà Chu không còn được tôn trọng đầu mối các quan hệ về kinh tế, chính trị, quân sự giữa thiên tử và các nước Chư hầu ngày càng lỏng lẻo, huyết thống ngày càng
xa Nhiều nước chư hầu mượn tiếng khôi phục lại địa vị của Tông chủ của nhà Chu, đề ra khẩu hiệu: “Tôn Vương bài Di” đua nhau động binh để mở rộng thế lực và đất đai Thời Xuân Thu có khoảng 242 năm đã xảy ra 483 cuộc chiến tranh lớn nhỏ Trongthời Xuân Thu ngoài các cuộc chiến tranh thường xuyên giữa các nước, trong từng nước cũng luôn xảy ra cuộc chiến tranh giành đất đai, địa vị, quyền thế giữa bọn quý tộc với nhau Ở nước Tấn năm 403 trước công nguyên có ba dòng họ lớn là Hàn, Triệu, Ngụy đã nổi lên phế bỏ vua Tấn dựng lên ba nước Hàn, Triệu, Ngụy Khi đó Trung Quốc bước vào thời kỳ Chiến Quốc
Thời Chiến Quốc đã có bước mạnh mẽ về kinh tế Nghề luyện sắt đạt tới trình độ khá cao, hình thành trung tâm luyện sắt như Hàm Đan nước Triệu, Đường Khê nước Hàn, Lâm Truy nước Tề… Tiền tệ bằng kim loại ra đời Thương nghiệp và các Trung tâm buôn bán trao đổi hàng hoá hưng thịnh Đô Thành các nước và một số Thành ấp lập nên những tục lộ giao thông trọng yếu đã biến thành những thành đô sầm uất như Hàm Dương nước Tần, Thọ Xuân nước Sở… Tuy nhiên chiến tranh tàn khốc trên qui mô lớn và liên tục giữa các nước Chư hầu đã làm cho đời sống nhân dân lao động ngày càng cùng cực hơn Mạnh Tử đã viết: “Đánh nhau tranh thành, giết người thây chết đầy thành; Đánh nhau giành đất, giết người thây chết đầy đồng” (Mạnh Tử,
Ly Lâu thượng)
Trang 5Như vậy, thời Xuân Thu người ta gọi cục diện ngũ bá (5 nước lớn tranh giành nhau quyền bá chủ: Tề, Tần, Tấn Sở, Tống sang thời Chiến Quốc thêm hai nước Ngô, Việt) Trong xã hội tầng lớp địa chủ có tư hữu tài sản, có địa vị kinh tế xã hội (hiển tộc) họ là những con người do tài năng, sản xuất kinh doanh mà giàu có nhưng không có quyền, họ chỉ có địa vị kinh tế, chưa tham gia chính quyền Họ mâu thuẫn giai cấp đại quí tộc, thị tộc nhà Chu đang cầm quyền, mâu thuẫn lớp quí tộc nhà Chu đang chuyển sang giai tầng mới với lớp quí tộc bảo thủ của nhà Chu.Mâu thuẫn quí tộc nhỏ với tầng lớp mới lên
và giai cấp đại quí tộc thị tội đang nắm quyền Mâu thuẫn tầng lớp sản xuất nhỏ, thợ thủ công, thương nhân với giai cấp quí tộc, thị tộc nhà Chu luôn luôn giữ xã hội ở trạng thái thống trị kiểu nhà Chu Mâu thuẫn nông dân các công
xã thuộc các tội bị nhà Chu nô dịch với nhà chu và tầng lớp mới lên đang ra sức bóc lột tận dụng sức lao động của họ Những mâu thuẫn này cần giải quyết đó là điều kiện khách quan thúc đẩy học thuyết triết học của Khổng Tử
ra đời
* Khoa học, văn hoá, tư tưởng.
Về thiên văn học: Vào thế kỷ IV trước công nguyên nhà thiên văn
Trung Hoa là Thạch Thân đã sáng tạo ra bản tổng mục về các vế sao bao gồm
800 tinh tú
Trên lĩnh vực y học vào thời Chiến Quốc những tri thức y học Trung Quốc cổ đại đã kinh qua kinh nghiệm thực tiễn phong phú và lâu dài và được tổng kết trong các cuốn sách y học hết sức quý báu như Hoàng Đế Nội Kinh Thần Nông bổn Thảo Kinh…
Về toán học: Người Trung Quốc cổ đại củng cố đã đạt được một trình
độ khá cao Ngay vào thời Chiến Quốc các nhà bác học Trung Hoa đã biét rằng trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông
Về nông học và sinh vật học đều ghi chép trong kinh thi một trong
tuyển tập thi ca gồm 305 bài, được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm
Trang 6từ thời Tây Chu đến thời Xuân Thu, là một trong những cuốn sách cổ nhất của Trung Quốc đã nói tới hơn 200 bài thảo mộc, chứng tỏ sự phong phú của tri thức về sinh vật học của người Trung Quốc cổ xưa
Về văn học: Thời Tần đã để lại nhiều tác phẩm văn học nổi tiến như
Kinh Thi, Sở Từ
Về sử học, Thời cổ đại người Trung Quốc đã sáng tạo ra nhiều bộ sử có giá trị Xuân Thu là bộ biên niên sử vào hạng xưa nhất thế giới, phản ánh sinh động tình hình xã hội loạn lạc từ thời Xuân Thu qua thời Chiến Quốc
1.2 Những giai đoạn phát triển của trường phái Nho gia.
Trường phái Nho xuất hiện thể kỷ VI trước công nguêyn,quá trình phát triển của trường phái Nho gia theo lịch sử Trung Quốc, dựa vào lịch sử Trung Quốc người ta chia các giai đoạn Nho khác nhau:
Nho Nguyên Thuỷ
Hán Nho
Tống Nho
Nho Minh Thanh
* Nho Nguyên Thuỷ: được tính từ khi xuất hiện đến năm 224 trước
công nguyên (giai đoạn đầu tiên) Tiêu biểu là các doanh nho, Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử nhưng nổi trội nhất là Khổng Tử vưói thuyết “nhâ định thắng thiên, học thuyết lễ dùng nhân trị” Đặc biệt ông muốn tạo ra bước ngoặt trong cai trị, những người đó có đủ khả năng giải quyết được những yêu cầu của xã hội, những người đó là những người có năng lực, tri thức để giải quyết vấn đề đó Sau này người ta gọi ông là vạn thế sự (thầy muôn đời)
Mạnh Tử: duy tâm hơn Khổng Tử “Tất cả có ở trong ta” ta muốn biết chỉ cần thành tâm, thành tâm hiểu được vũ trụ Ông quan niệm bản chất con người là thiện “Nhân tri sơ tính bản thiện” Nhân, lễ, nghĩa, trí tín có sẵn trong con người Mạnh Tử tiến bộ hơn Khổng Tử Ông nêu ra quan điểm xây dựng nền chính trị hợp lòng dân Trong tư tưởng Mạnh Tử ít nhiều đề cập đến vai
Trang 7trò kinh tế vật chất, thực hiện tư tưởng hằng sản để hằng tâm (tạo ra tài sản nhỏ để người ta yên tâm)
Tuân Tử ở giai đoạn vua Triệu Ông là người theo học thuyết của Khổng Tử đề cao nhân, nghĩa, lễ nhạc, chủ trương “chủ nghĩa chính danh” trọng vương kinh bá, nhưng lại tương phản với tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử cả về thế giới quan lẫn triết học chính trị – xã hội Tư tưởng của Tuân Tử vừa dùng nhân trị và pháp trị Khi nói về con người quan điểm của Tuân Tử ngược với quan điểm của Mạnh Tử cho rằng: bản chất con người là
ác “Nhân tri sơ tính bản ác” Ông cho rằng con người hám lợi nên phải dùng pháp để trị
Đây là giai đoạn đầu tiên quan điểm của Nho mang tính nhân đạo còn mềm mại, uyển chuyển:
Khổng Tử khi nói quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ như: quân quân thần thần (vua ra vua tôi ra tôi)
Phụ phụ tử tử (cha ra cha con ra con)
Phu phu phụ phụ (chồng ra chồng vợ ra vợ)
Tam cương ngũ thường (vua tôi, vợ chồng, cha con)
* Hán Nho (Nho thời kỳ nhà Hán).
Sau 15 năm thời kỳ nhà Tần đến thời kỳ nhà Hán, Lưu Bang tiêu diệt nhà Tần Thời kỳ nhà Tần nho giáo bị cấm đoán nhưng sang thời kỳ nhà Hán, Nho được trọng dụng vì sang thời kỳ nhà Hán ở Trung Quốc bắt đầu yêu cầu xây dựng hệ tư tưởng xã hội mới đó là xã hội phong kiến, xây dựng Nhà nước chuyên chế kiểu phương Đông, Nhà nước phong kiến tập quyền nên nhà Hán chủ trương khôi phục Nho Người có công khôi phục là Đổng Trọng Thư Đổng Trọng Thư tôn giáo hoá Nho biến Nho trở thành giáo lý của một tôn giáo Quan điểm Nho Nguyên Thuỷ bị Đổng Trọng Thư làm cốt hoá, chết cứng cho nên Nho thời kỳ nhà Hán rất khắc nghiệt tạo nên một thứ ngu trung, ngu hiếu Đồng thời nó xây dựng nên cơ sở lý luận cho một hệ tư tưởng phong kiến khá nghiệt nghã, nó sử dụng thuyết âm dương áp dụng trong xã
Trang 8hội Quan niệm thế lực cai trị đứng hành kim, kim thắng mộc thế lực cai trị nhà nước thắng nhân dân tạo ra cơ sở lý luận bênh vực cho xã hội, coi thường phụ nữ
* Tống Nho: Nho giáo ảnh hưởng của tư tưởng phật giáo và đạo giáo,
đến thời kỳ Tống Nho duy tâm hơn và nhân đạo hơn (nhân sinh quan phật giáo là duy tâm) nguyên nhân của cái khó là vô minh đạo giáo mang tư tưởng duy vật ẩn chứa ở trong đó sự khó hiểu do đó đạo giáo trở thành tôn giáo thần
bí, huyền ảo cho nên Nho giáo có sự sâu sắc và thần bí tạo nên phong cách mới cho Nho thời Tống
* Nho Minh Thanh: Nho bắt đầu bị suy thoái, văn hoá phương Tây du
nhập Nho phai nhạt dần năm 1911 cách mạng Tân Hợi nổ ra đã chấm dứt thời kỳ phong kiến, Nho giáo cũng kết thúc vai trò của mình Nhưng tư tưởng Nho giáo vẫn ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội Trung Quốc
1.3 Nội dung tư tưởng đạo đức chính trị của Nho gia.
* Quan niệm về chính trị: Đạo Khổng Tử cốt lấy đạo nhân làm gốc; lấy hiếu - đế, lễ – nhạc làm cơ bản cho sự giáo hoá để gây thành đạo nhân; lấy chính trị làm cái công dụng của đạo nhân mà thi thố ra ở đời Ngài nói rằng:
“Nhân đạo mãn tính tại nhân: Thủ nhân dĩ thân, tu thân dĩ đoạ, tu đạo dĩ nhân” cái nhanh thành hiệu của đạo người là việc chính trị, cái nhanh thành hiệu quả đạo đất là sự mọc cây cối Ấy việc chính trị cũng như ây lau, cây sậy vậy Cho nên làm việc chính trị cốt ở dùng người hiều; Sửa mình mà dùng người hiền, lấy đạo mà sửa mình, lấy nhân mà sửa đạo Có sửa được mình cho ngay chính thì những kẻ hiền tài mới theo giúp mình, có người hiền tài giúp mình thì việc thực hiện rất chóng có công hiệu Đạo nhân vốn là cái gốc của việc chính trị, cho nên thánh hiền cần phải sửa mình cho đến bậc nhân để đem cái đạo của mình mà thi hành ra khắp thiên hạ Đây ta phải biết rằng quan niệm Nho giáo về đường chính trị cho sự trị loạn trong xã hội do người hành chính, chứ không phải chính thể Người hành chính mà có tài, có đức, thì nước được trị; Người hành chính không có tài, không có đức, thì nước
Trang 9phản loạn Bởi thế, cho nên Nho giáo muốn rằng lúc nào người cầm quyền hành chính cũng phải kính cẩn, lo sửa mình cho ngay chính để dùng người hiếu mà làm việc nước, việc dân
Việc chính trị là việc khó, người có trách nhiệm trị nước trị dân cần phải lấy sự kinh nghiệm làm trọng Phải xem xét cái đạo của thánh hiền đời trước là thế nào, rồi mới có thể theo mà sửa đổi mọi việc được Vì rằng thánh hiền là bậc rất thông minh, hiểu rõ thiên lý, đạt được nhân – sự, biết lấy điều nhân nghĩa, lễ, trí mà trị dân trị nước Những công việc của các bậc ấy tích luỹ đã lâu đời và đã có kinh nghiệm nhiều lần rất có ích lợi cho dân chúng Nếu ta suy xét cho kỹ, rồi cứ tuần tự theo sự tiến hoá của xã hội mà thay đổi cho hợp thôi và thuận lý thì chắc có thể làm cho thiên hạ đã nhiều điều: Khổng Tử cho việc chính trị hay hay dở do người cầm quyền Người cầm quyền biết theo đường ngay chính để sửa đạo nhân thì việc gì cũng thành ra ngay chính cả “Chính trị là làm mọi việc cho ngay thẳng ông lấy ngay thẳng
mà khiến người thì ai dám không ngay thẳng” (Luận ngữ nhan uyên, XII) Danh dự đã chính thì việc gì có nghĩa lý việc ấy, những điều tà thuyết không làm mờ tối được chân lý Danh phận đã định rõ, thì người nào có địa vị chính đáng người ấy, trên ra trên, dưới ra dưới, trật tự phân minh vua có phận vua, tôi có phận tôi “Quân sử thân dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung: vua lấy lễ mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ vua” (Luận ngữ bất dật, III)
Theo tư tưởng của Nho giáo thì quân quyền phải để một người giữ cho
rõ cái mới thống nhất Người giữ quân quyền gọi là đế hay là vương, ta thường gọi là vua Vua thì phải có quan, quan là những người có tài có đức ở trong dân lựa chọn để giúp vua làm mọi việc ích lợi chung cả nước Một nước trị hay loạn là do ở vua và quan giỏi hay dở Bởi thế, về đường chính trị, Nho giáo lấy cái nghĩa quân thân làm trọng Ở trong nhà thì con phải hiếu với cha
mẹ, ở trong nước thì thần dân phải trung với quân, không nên theo như người
ta vẫn hiểu là chỉ trung với người làm đế làm vương mà thôi nhưng có thể theo nghĩa rộng là trung với các quân quyền trong nước Theo nghĩa rộng ấy
Trang 10thì bất cứ ở thời đại nào hai chữ trung quân vẫn có nghĩa chính đáng Có lòng trung ấy thì dân mới yên và nước mới trị, miễn là quân quyền không trái lòng dân là được
Cái chính thế của Khổng giáo có quan niệm đặc biệt là cho trời với người cùng đồng một thể, toàn dân muốn thế nào là thì trời muốn thấy ấy Ông vua chỉ là một phần trong toàn thể vì có tài, có đức làm được cái địa vị tôn quí để giữ cho toàn thể được điều hoà yên ổn Hễ ông vua làm điều gì trái với lòng dân, tức là trái với mệnh trời… Thành thử ra ông vua tuy đối với trời được thay quyền trời nhưng đối với dân lại phải chịu hết cả trách nhiệm Mà dân thì tuy phải chịu quyền ông vua cai trị nhưng vẫn có quyền bắt vua phải theo điều lành mà làm vì rằng” “Thiên căng vu dân, dân tri sở dục, thiên tất tòng chi: Trời thương dân, dân muốn điều gì, trời cũng theo” (Thư: Thái Thệ Thượng) Xem như thế thì chính thể của Khổng giáo tuy là chính thể quân chủ, nhưng cái quyền ông vua đối với dân không khác gì cái quyền người cha đối với các con Người làm vua trong nước phải có nhân có đức, lo cho dân phải an cư lạc nghiệp, được cường thịnh vẻ vang như cha lo cho con vậy
Phần những người làm vua làm quan mà biết làm những điều nhân nghĩa đạo đức thì tự nhiên thiên hạ người ta theo về mình mà trông vào mình
mà bắt chước Khổng Tử muống lấy đức mà hoá người hơn là dùng hình pháp
mà trị người Ngài nói “Đạo chi dễ chính, tề chi dễ hình, dân miễn chi vơ sỉ; đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách: dùng chính trị mà khiến, dùng hình pháp mà tề nhất thì dân khỏi tội, nhưng không có lòng hổ thẹn mà lại cố làm điều hay” (Luận ngữ: vi chính, II)
Hễ bao giờ dùng đức mà không hoá được, thì mới dùng đến hình.Nhưng dùng hình là bất đắc dĩ để trừng trị những kẻ không thể hoá được, chứ cái mục đích là cốt không dùng đến hình
Người quân tử làm việc chính trị không những là cần phải có đức để hoá dân mà thôi, nhưng lúc nào cũng kính cẩn, làm việc gì cũng vụ lấy việc giản dị Trị dân mà lấy việc giản dị để khiến dân thì không phiền dân, không