1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh Thanh Hóa

84 276 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Phát triển kinh tế trang trại (KTTrTr) là chủ trương nhất quán và lâu dài của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Kể từ khi có Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 2-2-2000 của Chính phủ về phát triển KTTrTr. Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ đất trồng lúa kém hiệu quả, đất làm muối, đất vườn và đất hoang hoá khác (bãi bồi ven sông, bãi triều, đất cát) sang nuôi trồng thủy sản đã diễn ra mạnh mẽ trên toàn quốc. Nhiều mô hình trang trại hình thành và phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phát triển kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích làm giàu, xây dựng nông thôn mới. Góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch, tập trung nguồn quỹ đất để hình thành nuôi thủy sản tập trung tạo ra nguồn sản phẩm lớn và xuất khẩu thủy sản. Thanh Hóa có điều kiện về tự nhiên, đất đai, mặt nước, nhân lực thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại, tạo việc làm cho hàng trăm lao động cho nông dân. Bên cạnh những thuận lợi còn gặp không ít những khó khăn làm cản trở cho việc phát triển kinh tế trang trại như: các mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản phát triển chưa tập trung còn mang tính tự phát, chủ trang trại còn thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, thiếu vốn, lao động trang trại chưa có trình độ chuyên môn; hầu hết các chủ trang trại có nguyện vọng được vay vốn ngân hàng với số lượng lớn, thời gian dài, lãi suất ưu đãi để đầu tư vào các mô hình trang trại mới có hiệu quả kinh tế cao. Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi đúng đắn, cần được quan tâm giúp đỡ bằng các chính sách hợp lý, góp phần khai thác một cách có hiệu quả và bền vững tiềm năng đất đai, lao động ở địa phương, lựa chọn đầu tư phát triển mô hình trang trại có hiệu quả về kinh tế và tài chính. Vì vậy, tôi thực hiện đề tài “Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh Thanh Hóa”. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về sự phát triển của các trang trại nuôi thủy sản tại Thanh hóa; cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo cũng như việc hoạch định chính sách, chiến lược và quy hoạch, góp phần phát triển bền vững và nhân rộng các mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản ở địa phương nhằm phát triển kinh tế của tỉnh.

Ngày đăng: 14/07/2018, 11:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w