Hoàn thiện Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội

105 218 0
Hoàn thiện Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Luận văn Phát triển kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo là chủ trương nhất quán của Đảng ta trong quá trình đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chủ trương trên, Đảng, Chính phủ đã triển khai thực hiện nhiều chính sách và phương thức quản lý khác nhau về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Trong đó, có Chương trình Tín dụng HSSV theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1572007QĐTTg ngày 27092007 về tín dụng đối với HSSV. Quyết định số 1572007QĐTTg ra đời đã có ý nghĩa quyết định đối với việc vay vốn của HSSV, tạo thuận lợi cho HSSV trong việc vay vốn. Chương trình tín dụng này đã nhận được sự đồng thuận của xã hội và được đánh giá đây là chính sách đạt hiệu quả trên cả hai mặt về giá trị thực tiễn và ý nghĩa nhân văn. Sau 05 năm thực hiện Chương trình (từ 20072012), Chương trình tín dụng đối với HSSV đã trở thành một chương trình có ý nghĩa về kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc, phù hợp với nguyện vọng của nhiều gia đình HSSV có hoàn cảnh khó khăn và tạo được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp và của cộng đồng xã hội. Theo đó, Chương trình đã có sự tăng trưởng về đối tượng vay vốn với 3 triệu HSSV được vay, hiện dư nợ gần 2,3 triệu HSSV và nguồn vốn; việc cho vay đúng đối tượng; công tác thu hồi nợ bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp (0,47% tương đương với 167 tỷ đồng), nhiều gia đình hết khó khăn đã tự nguyện hoàn trả vốn vay trước hạn. Chương trình tín dụng HSSV là chương trình có quy mô lớn, đối tượng thụ hưởng rộng, món vay nhỏ, giải ngân làm nhiều đợt, thời hạn cho vay dài, lãi suất ưu đãi, hộ vay chưa phải trả lãi ngay, được giảm lãi khi trả nợ trước hạn, khi ra trường khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, trách nhiệm trả nợ chưa cao, do đó, việc thu hồi vốn chậm làm áp lực về nguồn vốn cho Chương trình tín dụng này rất lớn. Với nguồn lực tài chính có hạn nhưng chủ trương của Chính phủ kiên quyết không để một HSSV có hoàn cảnh khó khăn đã trúng tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí đã thể hiện quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực tri thức cho đất nước. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: ”Hoàn thiện Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội” 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tác giả đã nghiên cứu và tìm hiểu các tài liệu, sách, công trình nghiên cứu của cũng như các bài viết về tín dụng HSSV như: Đề tài: ”Nâng cao hiệu quả tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi”, luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Huỳnh Thị Lê Pha, Học viện Ngân hàng, đề tài này chủ yếu tập trung nghiên cứu về hiệu quả tín dụng học sinh, sinh viên, qua đó, xác định được nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng HSSV. Tuy nhiên, Luận văn chỉ mới tập trung phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp về hiệu quả tín dụng HSSV tại chi nhánh NHCSXH – tỉnh Quảng Ngãi. Đề tài:”Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà nội” của Đào Thị Thanh Thanh, Đại học Kinh tế quốc dân đề xuất các quan điểm và các giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với học sinh sinh viên tại chi nhánh Hà nội. Tuy nhiên, Luận văn chỉ mới tập trung phân tích, đánh giá và các giải pháp về hiệu quả tín dụng HSSV tại chi nhánh NHCSXH – Thành phố Hà Nội. Đề tài:”Nâng cao chất lượng cho vay đối với học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam” Học viện Ngân hàng. Tác giả đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tín dụng, điều kiện để nâng cao chất lượng tín dụng. Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với học sinh, sinh viên tại NHCSXH. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung phân tích, đánh giá một khía cạnh của việc cho vay HSSV – chất lượng cho vay, chưa đánh giá tổng thể các khía cạnh bất cập của việc cho vay này. Như vậy, các Đề tài trên chủ yếu đánh giá về chất lượng, hiệu quả của tín dụng HSSV chưa đề cấp đến việc hoàn thiện tổng thể Chương trình tìn dụng HSSV qua hệ thống NHCSXH. Do đó, tác giả đã chọn đề tài này để thực hiện nghiên cứu cho Luận văn Thạc sỹ kinh tế Chuyên ngành Kinh tế Phát triển. 3. Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn 3.1. Mục tiêu chung Tìm ra các khía cạnh bất cập trong việc triển khai Chương trình tín dụng HSSV và phân tích nguyên nhân của những bất cập này. Từ đó, đề xuất hướng hoàn thiện chương trình tín dụng học sinh, sinh viên trong thời gian tới. 3.2. Mục tiêu cụ thể Xây dựng khung lý thuyết đánh giá hoạt động của Chương trình tín dụng HSSV qua hệ thống NHCSXH Đánh giá thực trạng thực hiện chương trình tín dụng HSSV thông qua hệ thống NHCSXH từ khi có Quyết định số 1572007QĐTTg ngày 27092007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV, chỉ ra những điểm bất cập trong việc thực hiện chương trình và nguyên nhân. Đề xuất hướng hoàn thiện Chương trình tín dụng HSSV qua hệ thống NHCSXH trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên Phạm vi nghiên cứu là: hoạt động tín dụng đối với học sinh, sinh viên qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội trên phạm vi toàn quốc từ khi có Quyết định số1572007QĐTTg ngày 27092007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Thời gian nghiên cứu: Các số liệu được thu thập và đánh giá trong giai đoạn từ sau khi có QĐ số1572007QĐTTg đến hết năm 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn giải, quy nạp, đối chiếu trong quá trình nghiên cứu; sử dụng các tài liệu sơ cấp, thứ cấp trong và ngoài nước, sử dụng ý kiến của các chuyên gia của cơ quan quản lý và phương pháp định tính (khảo sát, phỏng vấn) để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. (1) Thu thập dữ liệu thứ cấp lấy từ nguồn dữ liệu: Các bộ luật, điều luật của Quốc Hội, nghị định, Quyết định của Chính phủ về Chương trình tín dụng HSSV. Các cuốn sách, giáo trình, tài liệu viết về Chương trình tín dụng HSSV. Các dự liệu sẵn có của NHCSXH + Tài liệu giới thiệu về NHCSXH: Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ của NHCSXH, cơ cấu, mô hình tổ chức bộ máy, chiến lược phát triển của NHCSXH, các quy chế, quy định đã ban hành về Chương trình tín dụng HSSV. + Các báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của NHCSXH các năm, các báo cáo tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1572007QĐTTg ngày 2972013 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV, báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động của NHCSXH (20022012). Các nguồn dữ liệu này được trích dẫn trực tiếp trong luận văn và được ghi chú chi tiết trong phần tài liệu tham khảo. (2) Thu thập dữ liệu sơ cấp Luận văn tiến hành lấy ý kiến từ các cá nhân thông qua bảng câu hỏi điều tra. Đối tượng được hỏi là các HSSV và Hộ gia đình có HSSV được vay vốn từ Chương trình tín dụng HSSV thông qua NHCSXH tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp tại Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành thăm dò lấy ý kiến từ phía các cá nhân là những chuyên gia có kinh nghiệm công tác lâu năm trong ngành, hiện đang giữ vị trí quan trọng, đặc biệt là lãnh đạo Vụ Tài chính ngân hàng Bộ Tài chính, đơn vị quản lý trực tiếp NHCSXH, trong đó có Chương trình tín dụng HSSV, Lãnh đạo NHCSXH, cán bộ phụ trách trực tiếp Chương trình tín dụng HSSV. Phương thức thực hiện điều tra và phỏng vấn như sau: Đối với điều tra HSSV và Hộ gia đình có HSSV được vay vốn từ Chương trình: Tác giả sử dụng phiếu điều tra (Phụ lục 1 đính kèm luận văn) bằng cách gửi điều tra trực tiếp, gửi email, gửi qua đường bưu điện cho HSSV hoặc Hộ gia đình có HSSV được vay vốn. Do hạn chế về kinh phí nên tác giả chỉ tiến hành khảo sát một số trường ĐH, CĐ, TC và HN và một tỉnh thành phía Bắc. Đối với phỏng vấn chuyên gia: Tác giả xây dựng bảng hỏi để phỏng vấn trực tiếp chuyên gia hoặc gửi email cho chuyên gia để trả lời vào bảng hỏi (Bảng hỏi thể hiện ở Phụ lục 2 đình kèm Luận văn).

... sinh viên qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2007- 2012 - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội CHƯƠNG... - Chương 1: Cơ sở lý thuyết đánh giá Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội - Chương 2: Đánh giá hoạt động Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên. .. THUYẾT ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1 Những vấn đề tín dụng HSSV 1.1.1 Khái niệm Tín dụng HSSV Về chất, tín dụng quan hệ chuyển nhượng

Ngày đăng: 13/07/2018, 01:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của Luận văn

    • 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

    • 3. Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn

    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

    • 7. Kết cấu của Luận văn

  • CHƯƠNG 1

  • CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH

  • TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN QUA HỆ THỐNG

  • NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

    • 1.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng HSSV

      • 1.1.1 Khái niệm về Tín dụng HSSV

      • 1.1.2 Vai trò và sự cần thiết phải có Chương trình tín dụng dành cho đối tượng HSSV

        • 1.2.1.1 Điều kiện học tập của HSSV có hoàn cảnh khó khăn ở Việt nam

        • 1.1.2.2 Vai trò của Chương trình tín dụng HSSV

        • 1.1.2.3 Sự cần thiết khách quan của Chương trình tín dụng cho HSSV qua hệ thống NHCSXH

    • 1.2 Các tiêu chí đánh giá Chương trình tín dụng HSSV qua hệ thống NHCSXH

      • 1.2.1 Tính phù hợp của Chương trình

      • 1.2.2. Tính hiệu quả của Chương trình

      • 1.2.3. Tính hiệu lực của Chương trình

      • 1.2.4. Tác động của Chương trình

      • 1.2.5 Tính bền vững của Chương trình

    • 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến Chương trình tín dụng HSSV qua hệ thống NHCSXH

      • 1.3.1 Các nhân tố khách quan

        • 1.3.1.1 Môi trường kinh tế - xã hội

        • 1.3.1.2 Môi trường pháp lý

      • 1.3.2 Các nhân tố chủ quan

        • 1.3.2.1 Về phía NHCSXH

        • 1.3.2.2 Về phía khách hàng

      • 1.3.3 Các nhân tố khác

    • 1.4 Kinh nghiệm về tín dụng HSSV trên thế giới và bài học áp dụng cho Việt Nam

      • 1.4.1 Kinh nghiệm về tín dụng HSSV trên thế giới

        • 1.4.1.1 Trung Quốc

        • 1.4.1.2 Hồng Kông

        • 1.4.1.3 Hàn Quốc

        • 1.4.1.4 Philipin

        • 1.4.1.5 Thái Lan

  • 2.1 Khái quát chung về NHCSXH và Chương trình tín dụng HSSV qua hệ thống NHCSXH

    • 2.1.1 Khái quát chung về NHCSXH

    • NHCSXH được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo sau khi tách khỏi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    • 2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của NHCSXH

    • Nhìn trên sơ đồ tổ chức ta thấy, cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của NHCSXH gồm có: Hội đồng quản trị, Ban Điều Hành và Ban Kiểm soát. Trong đó:

    • 2.1.2 Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên qua hệ thống NHCSXH

      • 2.1.2.1 Mục tiêu của Chương trình

      • 2.1.2.2 Quá trình triển khai thực hiện

        • 2.1.2.3 Các nội dung về nghiệp vụ tín dụng học sinh sinh viên bao gồm: Đối tượng khách hàng vay vốn, Phương thức cho vay, điều kiện vay vốn, mức vốn vay, thời hạn cho vay, hồ sơ cho vay, giảm lãi vay, tổ chức giải ngân, Định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi tiền vay; giảm lãi tiền vay, gia hạn nợ. được thực hiện theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 29/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng HSSV và các văn bản sửa đổi, bổ sung, các văn bản hướng dẫn của NHCSXH (chi tiết theo Phụ lục 3 đính kèm).

    • 2.2 Hoạt động của Chương trình tín dụng học sinh sinh viên qua hệ thống NHCSXH trong giai đoạn 2007-2012

      • 2.2.1 Về nguồn vốn

        • 2.2.1.1 Nguồn vốn của NHCSXH

        • 2.2.1.2 Nguồn vốn của Chương trình tín dụng HSSV

      • 2.2.2 Về tình hình cho vay đối với học sinh sinh viên

        • 2.2.2.1 Phân tích hoạt động cho vay theo loại hình đào tạo

        • 2.2.2.2 Phân tích tình hình cho vay theo đối tượng thụ hưởng

        • 2.2.2.3 Phân tích tình hình cho vay HSSV thông qua tổ chức CT-XH

      • 2.2.3 Về tình hình thu hồi nợ

    • 2.4 Đánh giá thực trạng thực hiện chương trình tín dụng học sinh, sinh viên

      • 2.4.1. Tính phù hợp của Chương trình

      • 2.4.2. Tính hiệu quả

      • 2.4.4. Tác động của Chương trình

      • 2.4.5. Tính bền vững của Chương trình

    • 2.5. Đánh giá các nhân tố tác động đến kết quả thực hiện Chương trình

      • 2.5.1 Các nhân tố khách quan

        • 2.5.1.1 Môi trường kinh tế - xã hội

      • 2.5.2 Các nhân tố chủ quan

        • 2.5.2.1 Về phía NHCSXH

        • 2.5.2.2 Về phía khách hàng

        • 2.5.2.3 Các nhân tố khác

    • 2.6 Bài học kinh nghiệm

    • 3.1 Phương hướng và mục tiêu chương trình tín dụng HSSV giai đoạn 2013-2017

    • 3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện chương trình tín dụng HSSV

      • 3.2.1 Tăng cường phát triển nguồn vốn cho Chương trình

      • 3.2.2 Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý Chương trình

      • 3.2.3 Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

      • 3.2.4 Tăng cường tuyên truyền về Chương trình tín dụng HSSV

      • 3.2.5 Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan liên quan

      • 3.2.6 Tích cực đôn đốc thu hồi nợ

      • 3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

      • 3.2.8 Các giải pháp bổ trợ khác

    • 3.3 Kiến nghị

      • 3.3.1 Kiến nghị với Bộ Tài chính

      • 3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan

        • 3.3.2.1 Kiến nghị với Chính phủ

        • 3.3.2.2 Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo

        • 3.3.2.3 Kiến nghị với Bộ Lao động Thương binh và xã hội

      • 3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng chính sách xã hội

      • 3.3.4 Kiến nghị với Chính quyền, Hội đoàn thể các cấp và các cơ quan liên quan

    • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

      • PHỤ LỤC 3:

      • 1. Đối tượng khách hàng vay vốn

      • 2. Phương thức cho vay

      • 3. Điều kiện vay vốn

      • 4. Mức vốn cho vay

      • 5. Thời hạn cho vay

      • 6. Lãi suất cho vay

      • 7. Hồ sơ cho vay và quy trình cho vay

      • 8. Tổ chức giải ngân

      • 9. Định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi tiền vay

      • 10. Thu nợ gốc

      • 11. Thu lãi tiền vay

      • 12. Giảm lãi tiền vay

      • 13. Gia hạn nợ

      • PHỤ LỤC 4

      • CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG CỦA NHCSXH VIỆT NAM

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan