Ngày soạn: 25.8.2017 TIẾT 1: ÔN TẬP ĐẦU NĂM I. Mục tiêu 1, Về kiến thức Ôn tập củng cố h.thống hoá kiến thức các chương hoá học đại cương, và vô cơ (sự điện li, nitơ phốt pho, các bon – silic) và các chương về hoá học hữu cơ (đại cương về hoá học hữu cơ, hiđrocacbon, dẫn xuất halogen ancol – phenol, anđehit – xeton – axit cacboxylic. 2, Về kĩ năng Rèn kĩ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của chất. Ngược lại, dựa vào tính chất của chất để dự đoán cấu tạo của chất. Kĩ năng giải các bài tập xác định CTPT hợp chất. 3, Về thái độ Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa ctạo và tchất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn hoá học. II. Chuẩn bị của GV và HS : 1, Chuẩn bị của GV : Hệ thống câu hỏi và bài tập, bảng tổng kết chương 2, Chuẩn bị của HS : Ôn tập toàn bộ c.trình hoá học lớp 11, lập bảng tổng kết chương vào giấy khổ lớn. III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức : Lớp 12A1 12A2 12A3 12A4 12A5 12A6 12A7 Ngày giảng Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra, kết hợp trong giờ ôn tập 3. Nội dung bài mới : Hoạt động của GV, HS Nội dung bài Hoạt động 1 Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề + Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: (?) Sự điện li là gì? Thế nào là chất điện li? Phân loại chất điện li? + Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện. + Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: Hs xung phong trình bày kết quả. Hs khác nghe, đánh giá, nhận xét. + Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV chuẩn xác kiến thức: A. Kiến thức cần nắm vững I. Sự điện li 1. Sự điện li Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự điện li Chất tan trong nước phân li ra ion là chất điện li Chất điện li mạnh: Khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li thành ion Chất điện li yếu: Khi tan trong nước chỉ một phần số phân tử hòa tan phân li thành ion, phần còn lại tồn tại dạng phân tử Hoạt động 2 (?) Nêu các khái niệm axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính Hoạt động 3 (?) Điều kiện của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li? Bản chất của phản ứng? Hoạt động 4 GV hướng dẫn HS tự ôn tập theo các nội dung: Cấu hình e, đé âm điện, cấu tạo phân tử, các SOH có thể có, tính chất các hợp chất Hoạt động 5 (?) Trình bày sự phân loại hợp chất hữu cơ (?) Khái niệm đồng đẳng, đồng phân 2. Axit, bazơ, muối (là những chất điện li) Axit, bazơ, muối (chất điện li) Axit: Những chất khi tan trong nước phân li ra H+ Bazơ: Những chất khi tan trong nước phân li ra OH Muối: Những chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation amoni) và anion gốc axit Hiđroxit lưỡng tính: Hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ 3. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li +) Điều kiện của phản ứng: Khi có 1 trong các điều kiện sau Tạo thành chất kết tủa Tạo thành chất điện li yếu Tạo thành chất khí +) Bản chất: Làm giảm số ion trong dung dịch II. Nitơ photpho, cacbon silic Cấu hình electron Đé âm điện Cấu tạo phân tử Các S.O.H thường gặp Các hợp chất điển hình III. Đại cương về hóa hữu cơ +) Phân loại hợp chất hữu cơ Hợp chất hữu: Hiđrocacbon và dẫn xuất của H.C Hiđrocacbon: H.C no, không no, H.C thơm Dẫn xuất của H.C: Dẫn xuất hal; ancolphenolete; anđehit, xeton; amino axit, axit cacboxylic, este +) Đồng đẳng: Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau +) Đồng phân: Các hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng có cùng CTPT