1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGUỒN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG VEN ĐÔ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Nghiên cứu tại hai phường Đình Bảng và Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh)

153 240 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài:

  • 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu:

    • 3.1. Ý nghĩa lí luận:

    • 3.2. Ý nghĩa thực tiễn:

    • 5.1. Mục đích:

    • 5.2. Nhiệm vụ:

    • 8.1. Phương pháp nghiên cứu định tính:

    • 8.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi

      • Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu theo giới tính, độ tuổi và tình trạng hôn nhân

    • 9. Khung phân tích:

  • NỘI DUNG CHÍNH

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

    • 1.1. Các khái niệm:

      • a. Khái niệm nguồn sinh kế:

      • b. Vùng ven đô và các đặc trưng:

    • 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề nguồn sinh kế:

    • 1.3. Các lý thuyết xã hội học sử dụng trong đề tài:

      • 1.3.1. Thuyết cấu trúc hóa

      • 1.3.2. Thuyết mạng lưới xã hội

    • 1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu:

  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HAI PHƯỜNG ĐÌNH BÀNG VÀ ĐỒNG NGUYÊN, TỪ SƠN, BẮC NINH

    • 2.1. Thực trạng nguồn vốn con người:

      • Biều đồ 1.1: Cơ cấu mẫu khảo sát về trình độ học vấn

      • Bảng 2.1: Bảng tương quan trình độ học vấn với địa bàn khảo sát và giới tính người được phỏng vấn

        • Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nghề nghiệp chính của người dân tại địa bàn khảo sát

        • Biểu đồ 2.3: Tương quan nơi làm việc chính của người dân với địa bàn

        • Biểu đồ 2.4: Tương quan nghề nghiệp phụ với địa bàn khảo sát (Đơn vị %)

      • Bảng 1.2: Số lần thay đổi nghề nghiệp theo địa bàn khảo sát và giới tính

        • Biểu đồ 2.5: Lý do thay đổi nghề nghiệp của người dân tại địa bàn khảo sát

        • Biểu đồ 2.6: Đánh giá nghề nghiệp hiện tại của người dân tại địa bàn khảo sát

        • Biểu đồ 2.7: Định hướng của bố mẹ về cấp học cho con (Đơn vị: %)

        • Biểu đồ 2.8: Những hình thức hỗ trợ của bố mẹ về việc học tập của con

        • Biểu đồ 2.9: Định hướng của bố mẹ về nghề nghiệp cho con tại địa bàn

    • 2.2.Thực trạng nguồn vốn tài chính

      • Biểu đồ 2.10: Thu nhập trung bình 1 người/tháng của người dân

      • Biểu đồ 2.11: Nhóm tuổi đóng góp thu nhập chính cho hộ gia đình

      • Bảng 2.3: Tương quan số người đóng góp thu nhập chính cho hộ gia đình

        • Biểu đồ 2.12: Tương quan nghề nghiệp đóng góp thu nhập chính (Đơn vị %)

        • Biểu đồ 2.13: Mức chi tiêu trung bình 1 người trong 1 tháng của hộ gia đình

        • Biểu đồ 2.14: Tương quan đánh giá mức độ thu nhập và chi tiêu của người dân

        • Biểu đồ 2.15: Tỷ lệ số người có tiếp cận với các hình thức vốn tài chính

        • Biều đồ 2.16: Các loại hình nguồn vốn tài chính được người dân tiếp cận

        • Biểu đồ 2.17: Kế hoạch sử dụng tài chính của người dân

    • 2.3. Thực trạng nguồn vốn xã hội

      • Biểu đồ 2.18: Các hình thức hỗ trợ trong gia đình, họ hàng (Đơn vị %)

      • Bảng 2.4: Tỷ lệ người dân tham gia các tổ chức xã hội

        • Biểu đồ 2.19:Tương quan tỷ lệ người dân tham gia một số tổ chức xã hội

        • Biểu đồ 2.20: Một số hình thức hỗ trợ của địa phương đối với người dân

        • Biểu đồ 2.21: Các hoạt động được thực hiện tại địa bàn (Đơn vị %)

    • 2.4. Thực trạng nguồn vốn tự nhiên

      • Biểu đồ 2.22: Tương quan diện tích đất ở/ 1 người

      • Biểu đồ 2.23: Tương quan thay đổi diện tích đất ở/1 người

      • Biểu đồ 2.24: Tương quan diện tích đất sản xuất của hộ gia đình

      • Biểu đồ 2.25: Tương quan thay đổi diện tích đất sản xuất của hộ gia đình

      • Biểu đồ 2.26: Loại hình và chất lượng nước sinh hoạt đang sử dụng

      • Biểu đồ 2.27: Hình thức thu gom và xử lý rác thải (Đơn vị %)

      • Biểu đồ 2.28: Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường (Đơn vị %)

    • 2.5.Thực trạng nguồn vốn vật chất

      • Biểu đồ 2.29: Một số loại nhà ở của hộ gia đình

      • Biểu đồ 2.30: Một số trang thiết bị của hộ gia đính

      • Biểu đồ 2.31: Một số loại hình cơ sở sản xuất của người dân

      • Biểu đồ 2.32: Một số công cụ sản xuất được người dân sử dụng

      • Biểu đồ 2.33: Mức vốn đầu tư sản xuất của người dân

    • 2.6. Nhận xét chung về nguồn sinh kế tại phường Đồng Nguyên và Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh:

  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG VEN ĐÔ

    • 3.1. Các yếu tố cơ bản tác động tới nguồn sinh kế vùng ven đô

    • 3.2. Một số giải pháp về nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô:

      • 3.2.1. Giải pháp về nguồn vốn con người

      • 3.2.2. Giải pháp về nguồn vốn tài chính:

      • 3.2.3. Giải pháp về nguồn vốn xã hội:

      • 3.2.4. Giải pháp về nguồn vốn tự nhiên:

      • 3.2.5. Giải pháp về nguồn vốn vật chất:

  • KẾT LUẬN

Nội dung

Sinh kế đã đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia đang phát triển. Việc định hướng tiếp cận và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực (vốn sinh kế) sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng bền vững của các quốc gia. Trong những năm gần đây, Nhà nước Việt Nam tiếp tục có thêm nhiều chính sách để tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế tại các vùng nông thôn, khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng khu vực nông thôn trong định hướng phát triển kinh tếxã hội của nước ta, điển hình như Quyết định số: 800QĐTTg ngày 0462010 của Thủ tướng Chính Phủ về “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20102020”. Các vùng nông thôn ven đô thị với vị trí là môi trường trung gian chịu sự tác động qua lại giữa đô thị và nông thôn, là nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ quá trình chuyển dịch nông nghiệp sang phi nông nghiệp, có vai trò quan trọng trong trong chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ. Việc nghiên cứu sinh kế của người dân các vùng nông thôn ven đô thị (vùng đang trong giai đoạn bị đô thị hóa nhánh chóng) sẽ góp phần giải quyết những vấn đề thực tế phát sinh như: mất đất nông nghiệp, thiếu việc làm, thu nhập bấp bênh, ô nhiễm môi trường, chênh lệch chất lượng sống giữa người dân ở nội thị và ngoại thị… Với những nghiên cứu tìm hiểu thực tế thực trạng nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô tại địa bàn hai phường: Phường Đình Bảng và phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đề tài “Nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô: Thực trạng và giải pháp” tập trung tìm hiểu một số yếu tố trọng yếu ảnh hưởng đến nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô của hai phường Đình Bảng và Đồng Nguyên, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao sinh kế của người dân hai địa bàn ven đô thị này. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: Với nghiên cứu “Sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển: Thực trạng và giải pháp” (Hội thảo vấn đề về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay, 112011), PGS.TS. Nguyễn Xuân Mai và Ths Nguyễn Duy Thắng định hướng nghiên cứu tìm hiểu thực trạng sinh kế, những rủi ro sinh kế hiện thời và khả năng chuyển đổi sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển trong bối cảnh tài nguyên ven biển suy giảm đáng kể và hoạt động đánh bắt cá gần bờ tăng mạnh trong những năm gần đây. Mặt khác, nghiên cứu cũng đề xuất các mô hình sinh kế thay thế hình thức đánh bắt ven bờ thông qua tham vấn cộng đồng ngư dân ven biển 2. TS. Nguyễn Văn Sửu là nhà nghiên cứu có nhiều đề tài hướng đến các vấn đề phát triển xã hội, chủ yếu là vùng ven đô và nông thôn. Với nghiên cứu: “Tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sinh kế nông dân Việt Nam: Trường hợp một làng ven đô Hà Nội” (Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, 2008), tác giả một lần nữa khai thác vấn đề phát triển vùng ven đô, đi sâu nghiên cứu về việc thu hồi đất nông nghiệp và phân tích các tác động của nó đối với cuộc sống của người nông dân, đặc biệt là với sinh kế của họ ở một làng ven đô Hà Nội từ cuối những năm 1990 4. Bên cạnh đó, nghiên cứu: “Sinh kế người dân thị trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị trong quá trình phát triển khu kinh tếthương mại đặc biệt Lao Bảo” tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 54, 2009, hai tác giả Mai Văn Xuân và Hồ Văn Minh lựa chọn khu thương mại đặc biệt Lao Bảo (SECA) làm địa bàn thực hiện khảo sát. Đây là khu kinh tế thương mại có ý nghĩa to lớn với sự phát triển kinh tếxã hội của khu vực nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng. SECA tạo điều kiện đế phát huy tiềm năng, lợi thế về giao lưu phát triển kinh tếthương mại của Việt Nam trên hành lang kinh tế ĐôngTây. Nghiên cứu này nhằm đánh giá, phân tích tác động của SECA đến thay đổi sinh kế và phúc lợi của người dân địa phương; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của SECA đến cải thiện sinh kế của người dân nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói chung. Tập trung nghiên cứu đến vai trò và trách nhiệm của các tổ hợp nhóm xã hội, nghiên cứu “Vai trò của tổ hợp tác trong việc nâng cao nguồn lực sinh kế cho nông hộ: Nghiên cứu trường hợp tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” (Tạp chí Khoa học 2012, Trường Đại học Cần Thơ) đã góp phần tìm ra hướng giải quyết giúp quản lý và nâng cao nguồn sinh kế của người nông dân. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến các hình thức hoạt động kinh tế tập thể của người dân, đặc biệt là mô hình hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Về thể chế và chính sách, Quốc hội đã ban hành Luật Hợp tác xã sửa đổi và bổ sung vào năm 2003 và ngày 10102007, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 1512007NĐCP quy định về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Chính phủ muốn tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các hình thức tổ hợp tác. Dựa trên cơ sở đó, nhóm tác giả Trần Quốc Nhân, Hứa Thị Huỳnh và Đỗ Văn Hoàng chọn tiếp cận vấn đề nguồn sinh kế dưới hình thức tổ hợp tác của các hộ nông dân tại địa phương khảo sát. Qua đó, nhóm tác giả thu nhận được kết quả như sau: Đối với nguồn sinh kế nông thôn, tổ hợp tác giúp cải thiện hiệu quả vốn sinh kế về nguồn lực xã hội và nguồn lực tài chính. Mặt khác, đối với nguồn sinh kế về nhân lực, vật chất và tự nhiên, tổ hợp tác chưa đóng vai trò nâng cao hiệu quả sử dụng đối với người dân. Tác giả Trần Đức Viên và các cộng sự đánh giá sự phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân ở vùng cao qua ba nghiên cứu trường hợp ở phía Bắc và kiến nghị rằng chính sách quản lý tài nguyên rừng của Nhà nước phải phân cấp mạnh mẽ hơn, nâng cao vai trò của cộng đồng và cần tập trung nhiều hơn vào sinh kế của người dân, những người sống với rừng và phụ thuộc vào rừng 10. Nghiên cứu của tôi cũng cho thấy việc thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp của nhà nước đã tạo ra những tác động quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị đối với một bộ phận nông dân. Để ứng phó với tình huống mới, trong khi chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề và tạo việc làm còn có nhiều hạn chế, nhiều hộ gia đình nông dân trong nghiên cứu của tôi đã dựa vào tài sản tự nhiên của mình dưới hình thức quyền sử dụng đất thổ cư để không chỉ tránh nghèo mà còn chuyển dịch sang các chiến lược sinh kế mới, mặc dù quá trình chuyển đổi này hàm chứa sự phân hóa xã hội và đa dạng chiến lược sinh kế trong các hộ gia đình. Như vậy, biến đổi trong sở hữu đất đai hay tiếp cận đất đai có ảnh hưởng đến an ninh sinh kế nông dân. Thực tế này cho thấy một mối quan hệ mật thiết và trực tiếp giữa tiếp cận đất đai và sinh kế, vì thế “tiếp cận tốt hơn đối với đất đai có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết bốn thách thức lớn của phát triển là đảm bảo tăng trưởng nhanh hơn, giải quyết bất bình đẳng, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và tăng cường tính di động” 15. Hiện nay, người dân trên khắp cả nước đang gánh chịu những hậu quả khắc nghiệt từ biến đổi khí hậu, cũng như những hệ lụy về môi trường từ việc phát triển các ngành công nghiệp. Thời gian gần đây, tình trạng ngập mặn và hạn hán xảy ra nghiêm trọng tại các tỉnh Đồng Bằng sông Cửa Long dẫn đến việc khan hiếm nguồn nước sinh hoạt và nguồn nước dành cho sản xuất nuôi trồng và khả năng cao cháy rừng phòng hộ. Đối với người dân miền Trung, hiện tượng nước biển ăn sâu đất liền cùng với thời tiết khắc nghiệt, mưa bão gia tăng khiến đời sống người dân biển vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, hiện trạng đất mất ổn định dễ gây nên sụt lún tại một số nơi vùng núi Tây Bắc Bộ. Trên đây chỉ là một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sinh kế của người dân nói chung cũng như người dân ven đô nói chung, để ứng phó với những khó khăn trên, các ban ngành quản lý cũng đã ban hành một số chính sách hướng dẫn nhằm cải thiện nguồn sinh kế, song song, các tổ chức xã hội và người dân cũng đang nỗ lực tìm giải pháp thích ứng, nghiên cứu kinh nghiệm sản xuất kinh tế và công nghệ giúp hỗ trợ thiết thực và kịp thời.

Ngày đăng: 09/07/2018, 14:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w