Việc nghiên cứu sinh kế của người dân các vùng nông thôn ven đô thị vùng đang trong giai đoạn bị đô thị hóa nhánh chóng sẽ góp phần giải quyết những vấn đề thực tế phát sinh như: mất đất
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Hà Nội - 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài: 6
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu: 6
3 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn: 9
3.1 Ý nghĩa luận: 9
3.2 Ý nghĩa thực tiễn: 10
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu: 10
5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 11
5.1 Mục đích: 11
5.2 Nhiệm vụ: 11
6 Câu hỏi nghiên cứu: 11
7 Giả thuyết nghiên cứu: 11
8 Phương pháp nghiên cứu: 12
8.1 Phương pháp nghiên cứu định tính: 12
8.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi 13
9 Khung phân tích: 15
NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 16
1.1 Các khái niệm: 16
a Khái niệm nguồn sinh kế: 16
b Vùng ven đô và các đặc trưng: 17
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề nguồn sinh kế: 17
1.3 Các lý thuyết xã hội học sử dụng trong đề tài: 19
1.3.1 Thuyết cấu trúc hóa 19
1.3.2 Thuyết mạng lưới xã hội 20
1.4 Tổng quan địa bàn nghiên cứu: 21
Trang 4CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI
HAI PHƯỜNG ĐÌNH BÀNG VÀ ĐỒNG NGUYÊN, TỪ SƠN, BẮC NINH 25
2.1 Thực trạng nguồn vốn con người: 25
2.2 Thực trạng nguồn vốn tài chính 37
2.3 Thực trạng nguồn vốn xã hội 47
2.4 Thực trạng nguồn vốn tự nhiên 54
2.5 Thực trạng nguồn vốn vật chất 60
2.6 Nhận xét chung về nguồn sinh kế tại phường Đồng Nguyên và Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh: 65
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG VEN ĐÔ 68
3.1 Các yếu tố cơ bản tác động tới nguồn sinh kế vùng ven đô 68
3.2 Một số giải pháp về nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô: 74
3.2.1 Giải pháp về nguồn vốn con người 74
3.2.2 Giải pháp về nguồn vốn tài chính: 78
3.2.3 Giải pháp về nguồn vốn xã hội: 79
3.2.4 Giải pháp về nguồn vốn tự nhiên: 80
3.2.5 Giải pháp về nguồn vốn vật chất: 81
KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tương quan trình độ học vấn với địa bàn khảo sát và giới tính người được phỏng vấn 26 Bảng 2.2: Số lần thay đổi nghề nghiệp theo địa bàn khảo sát và giới tính 30 Bảng 2.3: Tương quan số người đóng góp thu nhập chính cho hộ gia đình 39 Bảng 2.4: Tỷ lệ người dân tham gia các tổ chức xã hội 49
Trang 6DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu theo giới tính, độ tuổi và tình trạng hôn nhân 14
Biều đồ 2.1: Cơ cấu mẫu khảo sát về trình độ học vấn 25
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nghề nghiệp chính của người dân tại địa bàn khảo sát 27
Biểu đồ 2.3: Tương quan nơi làm việc chính của người dân với địa bàn 28
Biểu đồ 2.4: Tương quan nghề nghiệp phụ với địa bàn khảo sát (Đơn vị %) 29
Biểu đồ 2.5: Lý do thay đổi nghề nghiệp của người dân tại địa bàn khảo sát 31
Biểu đồ 2.6: Đánh giá nghề nghiệp hiện tại của người dân tại địa bàn khảo sát 32
Biểu đồ 2.7: Định hướng của bố mẹ về cấp học cho con (Đơn vị: %) 34
Biểu đồ 2.8: Những hình thức hỗ trợ của bố mẹ về việc học tập của con 35
Biểu đồ 2.9: Định hướng của bố mẹ về nghề nghiệp cho con tại địa bàn 36
Biểu đồ 2.10: Thu nhập trung bình 1 người/tháng của người dân 37
Biểu đồ 2.11: Nhóm tuổi đóng góp thu nhập chính cho hộ gia đình 38
Biểu đồ 2.12: Tương quan nghề nghiệp đóng góp thu nhập chính (Đơn vị %) 40
Biểu đồ 2.13: Mức chi tiêu trung bình 1 người trong 1 tháng của hộ gia đình 41
Biểu đồ 2.14: Tương quan đánh giá mức độ thu nhập và chi tiêu của người dân 42
Biểu đồ 2.15: Tỷ lệ số người có tiếp cận với các hình thức vốn tài chính 43
Biều đồ 2.16: Các loại hình nguồn vốn tài chính được người dân tiếp cận 44
Biểu đồ 2.17: Kế hoạch sử dụng tài chính của người dân 46
Biểu đồ 2.18: Các hình thức hỗ trợ trong gia đình, họ hàng (Đơn vị %) 48
Biểu đồ 2.19:Tương quan tỷ lệ người dân tham gia một số tổ chức xã hội 49
Biểu đồ 2.20: Một số hình thức hỗ trợ của địa phương đối với người dân 50
Biểu đồ 2.21: Các hoạt động được thực hiện tại địa bàn (Đơn vị %) 51
Biểu đồ 2.22: Tương quan diện tích đất ở/ 1 người 54
Biểu đồ 2.23: Tương quan thay đổi diện tích đất ở/1 người 54
Biểu đồ 2.24: Tương quan diện tích đất sản xuất của hộ gia đình 55
Biểu đồ 2.25: Tương quan thay đổi diện tích đất sản xuất của hộ gia đình 55
Biểu đồ 2.26: Loại hình và chất lượng nước sinh hoạt đang sử dụng 56
Biểu đồ 2.27: Hình thức thu gom và xử lý rác thải (Đơn vị %) 58
Trang 7Biểu đồ 2.29: Một số loại nhà ở của hộ gia đình 60
Biểu đồ 2.30: Một số trang thiết bị của hộ gia đính 61
Biểu đồ 2.31: Một số loại hình cơ sở sản xuất của người dân 62
Biểu đồ 2.32: Một số công cụ sản xuất được người dân sử dụng 63
Biểu đồ 2.33: Mức vốn đầu tư sản xuất của người dân 64
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Sinh kế đã đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia đang phát triển Việc định hướng tiếp cận và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực (vốn sinh kế) sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng bền vững của các quốc gia
Trong những năm gần đây, Nhà nước Việt Nam tiếp tục có thêm nhiều chính sách để tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế tại các vùng nông thôn, khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng khu vực nông thôn trong định hướng phát triển kinh tế-xã hội của nước ta, điển hình như Quyết định số: 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính Phủ về “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020” Các vùng nông thôn ven đô thị với vị trí
là môi trường trung gian chịu sự tác động qua lại giữa đô thị và nông thôn, là nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ quá trình chuyển dịch nông nghiệp sang phi nông nghiệp, có vai trò quan trọng trong trong chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ Việc nghiên cứu sinh kế của người dân các vùng nông thôn ven đô thị (vùng đang trong giai đoạn bị đô thị hóa nhánh chóng) sẽ góp phần giải quyết những vấn đề thực tế phát sinh như: mất đất nông nghiệp, thiếu việc làm, thu nhập bấp bênh, ô nhiễm môi trường, chênh lệch chất lượng sống giữa người dân ở nội thị và ngoại thị…
Với những nghiên cứu tìm hiểu thực tế thực trạng nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô tại địa bàn hai phường: Phường Đình Bảng và phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đề tài “Nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô: Thực trạng và giải pháp” tập trung tìm hiểu một số yếu tố trọng yếu ảnh hưởng đến nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô của hai phường Đình Bảng và Đồng Nguyên, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao sinh kế của người dân hai địa bàn ven đô thị này
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
Với nghiên cứu “Sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển: Thực trạng và giải pháp” (Hội thảo vấn đề về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay,
Trang 911/2011), PGS.TS Nguyễn Xuân Mai và Ths Nguyễn Duy Thắng định hướng nghiên cứu tìm hiểu thực trạng sinh kế, những rủi ro sinh kế hiện thời và khả năng chuyển đổi sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển trong bối cảnh tài nguyên ven biển suy giảm đáng kể và hoạt động đánh bắt cá gần bờ tăng mạnh trong những năm gần đây Mặt khác, nghiên cứu cũng đề xuất các mô hình sinh kế thay thế hình thức đánh bắt ven bờ thông qua tham vấn cộng đồng ngư dân ven biển [2]
TS Nguyễn Văn Sửu là nhà nghiên cứu có nhiều đề tài hướng đến các vấn
đề phát triển xã hội, chủ yếu là vùng ven đô và nông thôn Với nghiên cứu: “Tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sinh kế nông dân Việt Nam: Trường hợp một làng ven đô Hà Nội” (Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, 2008), tác giả một lần nữa khai thác vấn đề phát triển vùng ven đô, đi sâu nghiên cứu về việc thu hồi đất nông nghiệp và phân tích các tác động của nó đối với cuộc sống của người nông dân, đặc biệt là với sinh kế của họ ở một làng ven đô Hà Nội
từ cuối những năm 1990 [4]
Bên cạnh đó, nghiên cứu: “Sinh kế người dân thị trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị trong quá trình phát triển khu kinh tế-thương mại đặc biệt Lao Bảo” tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 54, 2009, hai tác giả Mai Văn Xuân và Hồ Văn Minh lựa chọn khu thương mại đặc biệt Lao Bảo (SECA) làm địa bàn thực hiện khảo sát Đây là khu kinh tế thương mại có ý nghĩa to lớn với sự phát triển kinh tế-xã hội của khu vực nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng SECA tạo điều kiện đế phát huy tiềm năng, lợi thế về giao lưu phát triển kinh tế-thương mại của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông-Tây Nghiên cứu này nhằm đánh giá, phân tích tác động của SECA đến thay đổi sinh kế và phúc lợi của người dân địa phương; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của SECA đến cải thiện sinh
kế của người dân nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói chung
Tập trung nghiên cứu đến vai trò và trách nhiệm của các tổ hợp nhóm xã hội, nghiên cứu “Vai trò của tổ hợp tác trong việc nâng cao nguồn lực sinh kế cho nông hộ: Nghiên cứu trường hợp tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” (Tạp chí Khoa học 2012, Trường Đại học Cần Thơ) đã góp phần tìm ra hướng giải quyết
Trang 10giúp quản lý và nâng cao nguồn sinh kế của người nông dân Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến các hình thức hoạt động kinh tế tập thể của người dân, đặc biệt là mô hình hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Về thể chế và chính sách, Quốc hội đã ban hành Luật Hợp tác xã sửa đổi và bổ sung vào năm
2003 và ngày 10/10/2007, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số
151/2007/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác Chính phủ muốn tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các hình thức tổ hợp tác Dựa trên cơ sở đó, nhóm tác giả Trần Quốc Nhân, Hứa Thị Huỳnh và Đỗ Văn Hoàng chọn tiếp cận vấn
đề nguồn sinh kế dưới hình thức tổ hợp tác của các hộ nông dân tại địa phương khảo sát Qua đó, nhóm tác giả thu nhận được kết quả như sau: Đối với nguồn sinh
kế nông thôn, tổ hợp tác giúp cải thiện hiệu quả vốn sinh kế về nguồn lực xã hội và nguồn lực tài chính Mặt khác, đối với nguồn sinh kế về nhân lực, vật chất và tự nhiên, tổ hợp tác chưa đóng vai trò nâng cao hiệu quả sử dụng đối với người dân
Tác giả Trần Đức Viên và các cô ̣ng sự đánh giá sự phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân ở vùng cao qua ba nghiên cứu trường hợp ở phía Bắc và kiến nghị rằng chính sách quản lý tài nguyên rừng của Nhà nước phải phân cấp mạnh mẽ hơn, nâng cao vai trò của cộng đồng và cần tập trung nhiều hơn vào sinh kế của người dân, những người sống với rừng và phụ thuộc vào rừng [10] Nghiên cứu của tôi cũng cho thấy việc thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp của nhà nước đã tạo ra những tác động quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị đối với một bộ phận nông dân Để ứng phó với tình huống mới , trong khi chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề và tạo việc làm còn có nhiều hạn chế , nhiều hộ gia đình nông dân trong nghiên cứu của tôi đã dựa vào tài sản tự nhiên của mình dưới hình thức quyền sử dụng đất thổ cư để không chỉ tránh nghèo mà còn chuyển dịch sang các chiến lược sinh kế mới, mặc dù quá trình chuyển đổi này hàm chứa sự phân hóa xã hội và đa dạng chiến lược sinh kế trong các hộ gia đình Như
vâ ̣y, biến đổi trong sở hữu đất đai hay tiếp cận đất đai có ảnh hưởng đến an ninh sinh kế nông dân Thực tế này cho thấy một mối quan hệ mật thiết và trực tiếp giữa tiếp cận đất đai và sinh kế, vì thế “tiếp cận tốt hơn đối với đất đai có thể đóng một
Trang 11vai trò quan trọng trong việc giải quyết bốn thách thức lớn của phát triển là đảm bảo tăng trưởng nhanh hơn, giải quyết bất bình đẳng, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và tăng cường tính di động” [15]
Hiện nay, người dân trên khắp cả nước đang gánh chịu những hậu quả khắc nghiệt từ biến đổi khí hậu, cũng như những hệ lụy về môi trường từ việc phát triển các ngành công nghiệp Thời gian gần đây, tình trạng ngập mặn và hạn hán xảy ra nghiêm trọng tại các tỉnh Đồng Bằng sông Cửa Long dẫn đến việc khan hiếm nguồn nước sinh hoạt và nguồn nước dành cho sản xuất nuôi trồng và khả năng cao cháy rừng phòng hộ Đối với người dân miền Trung, hiện tượng nước biển ăn sâu đất liền cùng với thời tiết khắc nghiệt, mưa bão gia tăng khiến đời sống người dân biển vô cùng khó khăn Bên cạnh đó, hiện trạng đất mất ổn định dễ gây nên sụt lún tại một
số nơi vùng núi Tây Bắc Bộ Trên đây chỉ là một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sinh kế của người dân nói chung cũng như người dân ven đô nói chung, để ứng phó với những khó khăn trên, các ban ngành quản lý cũng đã ban hành một số chính sách hướng dẫn nhằm cải thiện nguồn sinh kế, song song, các tổ chức xã hội và người dân cũng đang nỗ lực tìm giải pháp thích ứng, nghiên cứu kinh nghiệm sản xuất kinh tế và công nghệ giúp hỗ trợ thiết thực và kịp thời
3 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn:
3.1 Ý nghĩa lí luận:
Nghiên cứu “Nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô” là nghiên cứu nguồn lực cần thiết cho đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân sinh sống tại khu vực mang tính chất đặc thù như vùng ven đô Từ đó, góp phần khẳng định vai trò của nguồn sinh kế của người dân trong giai đoạn phát triển vùng ven đô thị nói riêng và quá trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay Đồng thời, nghiên cứu về nguồn sinh kế sẽ góp phần cung cấp thêm các luận cứ khoa học và đánh giá được tính hiệu quả và tính thực tiễn của các chính sách và chương trình hoạt động của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội đối với vùng ven đô nói chung và đối với vấn đề nguồn sinh kế khu vực này nói riêng
Trang 12Mặt khác, nghiên cứu này hi vọng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lý thuyết, khái niệm và phương pháp nghiên cứu của xã hội học vùng ngoại ô Trên cơ sở đó góp phần củng cố, bổ sung cho hệ thống lí luận này ngày càng hoàn thiện hơn
tỷ lệ cư dân sinh sống, mà cả những đóng góp về mặt phát triển kinh tế Nghiên cứu
về nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô giúp nhận định được những thay đổi của nguồn sinh kế vùng ven, đánh giá vai trò của nguồn sinh kế đối với việc phát triển kinh tế xã hội vùng ven đô Từ đó, những kết luận khoa học được rút ra sẽ góp phần để tìm ra giải pháp, xây dựng chính sách phát triển nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô và các vấn đề liên quan trong quá trình phát triển đô thị nói riêng, cũng như phát triển xã hội nói chung ở nước ta những năm sắp tới
4 Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Nguồn sinh kế của người dân vù ng ven đô
Trang 135 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1 Mục đích:
Mô tả thực trạng các nguồn sinh kế của người dân ven đô tại địa phương khảo sát Trên cơ sở đó, phân tích một số yếu tố tác động đến nguồn sinh kế và đề xuất một số giải pháp cơ bản giải quyết các nhu cầu sinh kế hiện tại và phát triển nguồn sinh kế trong tương lai
5.2 Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu về tình hình nghề nghiệp, mức độ thu nhập và chi tiêu, các hình thức hỗ trợ từ các tổ chức xã hội mà người dân được tiếp nhận và các điều kiện sống cũng như điều kiện lao động sản xuất
- Tìm hiểu nhu cầu sinh kế của người dân vùng ven đô về việc làm, đào tạo,
sự hỗ trợ trong cuộc sống và sản xuất
- Tìm hiểu về mức độ hiệu quả của những hoạt động xã hội được thực hiện tại địa phương và những chính sách liên quan qua những đánh giá của người dân
- Phân tích yếu tố chính ảnh hưởng đến nguồn sinh kế của người dân hiện nay
- Đánh giá các thuận lợi và khó khăn về nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô ở địa phương khảo sát
- Tìm hiểu về những nguyện vọng về sinh kế của người dân nhằm đề xuất một số giải pháp về nguồn sinh kế của người dân tại địa phương
6 Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng các nguồn sinh kế của người dân vù ng ven đô tại Đình Bảng và Đồng Nguyên hiện nay như thế nào?
- Người dân tại địa phương có nguyện vọng như thế nào để cải thiện và phát triển hơn nguồn sinh kế của họ?
7 Giả thuyết nghiên cứu:
- Nguồn sinh kế của người dân ổn định, tuy nhiên việc sử dụng vốn sinh kế chưa thật sự hiệu quả nên hoạt động sinh kế chưa đáp ứng được nhu cầu của họ
Trang 14- Để cải thiện nguồn sinh kế, người dân tập trung mong muốn vào những vấn
đề tạo thêm nghề nghiệp ổn định, được hỗ trợ về trang thiết bị và vốn vay để nâng cao hiệu suất lao động và được đảm bảo môi trường sống an toàn
8 Phương pháp nghiên cứu:
8.1 Phương pháp nghiên cứu định tính:
8.1.1 Phương pháp phân tích tài liệu:
Bao gồm các tài liệu về khung sinh kế, các văn kiện báo cáo đánh giá của các
tổ chức, các nhà khoa học về sinh kế và vấn đề sử dụng nguồn vốn sinh kế của người dân nông thôn Phương pháp này được sử dụng để so sánh-tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu có liên quan đến nghiên cứu, nhằm đưa ra khái quát thực trạng nguồn sinh kế của người dân ven đô trong bối cảnh đô thị hoá hiện nay ở phường Đình Bảng và phường Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh
8.1.2 Phương pháp phỏng vấn sâu:
- Thông qua việc chọn mẫu, tiến hành thực hiện phỏng vấn sâu đối với 10 đối tượng, bao gồm: 5 đối tượng tại Đồng Nguyên và 5 đối tượng tại Đình Bảng Các đối tượng thực hiện phỏng vấn sâu chủ là những cán bộ quản lý tại phường, xã
và người dân có trình độ cao Phỏng vấn sâu chủ yếu về những vấn đề cụ thể như xu hướng chuyển đổi nghề, những chính sách cụ thể của địa phương về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, chính sách về quản lý môi trường, quan điểm phát triển nguồn sinh kế,
- Mục đích của phỏng vấn sâu:
+ Thu thập các thông tin chuyên sâu về tình hình sinh kế của mỗi địa phương: Thực trạng sử dụng các nguồn vốn sinh kế trong những năm qua; Khả năng tiếp cận các nguồn vốn sinh kế của người dân; Yếu tố thúc đẩy và cản trở người dân tiếp cận nguồn lực Đây là những thông tin định tính quan trọng phục vụ cho nghiên cứu
+ Cung cấp cơ sở củng cố mức độ chính xác của số liệu định lượng và các kết luận của đề tài
Trang 158.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng
hỏi
a Đối tượng khảo sát: Đại diện hộ gia đình
b Dung lượng mẫu:
Công thức chọn mẫu : Trong đó e= 0,05 hoă ̣c 0,01 tùy theo cách lấy mức chính xác 95% hay 99% tức là sai số 5% hoă ̣c 1%
Xem lại N= số hộ trong xã A và xã B? và thay vào để tìm n=min, sau đó ta lựa chọn n= 400> min;
Hoặc sử dụng công thức sau:
Thay số vào ta có n= 384
Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, mẫu được đề xuất nghiên cứu là 400 đơn
vị (400 phiếu-sau đây gọi là phiếu), trong đó: 200 phiếu phường Đình Bảng và 200 phiếu phường Đồng Nguyên
c Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện Bước 1: Lựa chọn cụm khảo sát: Cụm dân cư có làng nghề đối với phường Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, cụm dân cư chủ yếu làm nghề nông với phường Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh)
Bước 2: Lựa chọn khu tổ dân phố và lập danh sách các hộ gia đình của từng phường khảo sát
Bước 3: Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên, phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi đối với các đối tượng là chủ hộ gia đình và sẵn sàng tham gia trả lời bảng hỏi khảo sát
d Mục đích và nội dung bảng hỏi:
Trang 16- Thu thập số liệu chung về nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô tại phường Đình Bảng và phường Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh khi thực hiện nghiên cứu sâu Bước thực hiện này rất quan trọng, vì số liệu thực tế thu được từ ý kiến người dân sẽ giúp cho người nghiên cứu có được những thông tin quý giá của địa phương mà không hoặc rất khó để có thể tìm được trong những công trình nghiên cứu hay bài báo về địa phương trước hoặc trong thời gian này Tuy nhiên, trong thực tế, số liệu báo cáo của của địa phương có thể có sự chênh lệch, vì vậy, các số liệu phải được xử lý, thẩm định trước khi phân tích, so sánh
- Số liệu về nguồn sinh kế liên quan đến số liệu về vốn con người (giới tính,
đô ̣ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn…), về vốn tài chính (thu nhập, kế hoạch chi tiêu, các nguồn tài chính của gia đình…), về vốn tự nhiên (diện tích đất ở, đất trồng trọt, đất chăn nuôi , điều kiện sử dụng nước sạch, điều kiện môi trường không khí
…), về vốn vật chất (nhà cửa, đồ du ̣ng trong gia đình, dụng cụ lao động sản xuất, số chuồng trại, số vườn tược, số ao cá, số xưởng sản xuất… ), vốn xã hội (mức độ hỗ trơ ̣ trong dòng ho ̣, làng xóm, mức đô ̣ tham gia và hỗ trợ trong các nhóm xã hội,…)
- Minh chứng cụ thể hơn những ý kiến phỏng vấn sâu của người dân về nguồn sinh kế
e Một số số liệu thống kê về cơ cấu của hai địa bàn khảo sát:
Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu theo giới tính, độ tuổi và tình trạng hôn nhân
Trang 17Như thiết kế nghiên cứu đã đặt ra, khảo sát được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi với 400 người dân ở hai phường Đình Bảng
và Đồng Nguyên thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh từ ngày 15 tháng 09 đến 03 tháng 10 năm 2013 Đối tượng phỏng vấn là chủ hộ hoặc vợ/chồng chủ hộ gia đình
ở độ tuổi từ 18 đến 70 tuổi Trong đó, gần 3/5 mẫu khảo sát là người trên 35 đến 55 tuổi (57,8%) Độ tuổi từ 18 đến 35 và từ trên 55 đến 70 tuổi lần lượt chiếm 16,2%
và 26% cơ cấu mẫu Tỷ lệ người trả lời là nam giới chiếm 43,5% tổng số mẫu ít hơn 13% so với tỷ lệ người trả lời là nữ (56,5%) Ngoài ra, phần lớn người trả lời trong mẫu khảo sát đã kết hôn (85,5%) gấp 15 lần tỷ lệ người chưa kết hôn (5,8%) và gấp
10 lần tỷ lệ người ly thân/ly dị/ góa (8,7%) trong mẫu khảo sát
ĐÔ THỊ HÓA
NGUỒN SINH KẾ
Vốn con người Vốn tài chính Vốn xã hội Vốn tự nhiên Vốn vật chất
Trang 18NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Các khái niệm:
a Khái niệm nguồn sinh kế:
- Một sinh kế bao gồm những khả năng, tài sản (các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết cho một kế sinh nhai
- Nguồn sinh kế là việc kết hợp 5 loại tài sản gồm nguồn vốn con người, nguốn vốn tự nhiên, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn vật chất, nguồn vốn xã hội
để tạo ra sinh kế tích cực cho đời sống (Theo DFID-Cơ quan phát triển quốc tế
Vương quốc Anh ,1999) [11]
+ Nguồn vốn con người bao gồm: các yếu tố như cơ cấu nhân khẩu của hộ gia đình, tri thức, khả năng học tập, kĩ năng làm việc và sức khỏe Đây là những yếu tố tạo điều kiện giúp con người theo đuổi và đạt được các mục tiêu sinh kế, được nâng cao thông qua đầu tư trong giáo dục, huấn luyện, lao động để có thể đáp ứng với một hoặc nhiều nghề nghiệp
+ Nguồn vốn tài chính bao gồm: tiền mặt và các khoản tài chính như lương, tiền gửi ngân hàng hoặc các tài sản như gia súc và đồ trang sức
+ Nguồn vốn tự nhiên là: tất cả những nguyên vật liệu tự nhiên để tạo dựng sinh kế, như nguồn lực đất đai, nước, rừng, biển, các tài nguyên hoang dã, chất lượng không khí, mức độ đa dạng sinh học, chất thải
+ Nguồn vốn vật chất bao gồm: cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa mà người sản xuất cần để hậu thuẫn sinh kế
+ Nguồn vốn xã hội là: các mối quan hệ xã hô ̣i mà con người ta ̣o ra và duy trì để góp phần hỗ trơ ̣ ho ̣ trong cuô ̣c sống Nguồn vốn xã hô ̣i được phát triển thông qua các mạng lưới xã hội, sự hợp tác giữa các thành viên nhóm, hô ̣i; các mối quan
hệ được thực hiện dựa trên niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau, trao đổi và ảnh hưởng lẫn nhau
Trang 19b Vùng ven đô và các đặc trưng:
a Khái niệm vùng ven đô:
Theo các khái niệm khác nhau về vùng ven đô, có thể tóm tắt chung vùng ven đô như sau:
- Về không gian: Vùng ven đô “là vùng chuyển tiếp, vùng trung gian giữa đô thị và nông thôn” [5];
- Về tổng quát: Vùng ven đô là “nơi vừa có các hoạt động nông thôn và vừa
có hoạt động đô thị, nghĩa là không hoàn toàn là đô thị cũng không thuần túy là nông thôn và chịu ảnh hưởng mạnh của đô thị hóa” [6]
- Một số đặc trưng của vùng ven đô như sau:
• Là nơi không đồng nhất về các hoạt động kinh tế, bao gồm: Công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, nhưng tỷ trọng nông nghiệp chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế của khu vực
• Thành phần dân cư không đồng nhất, bao gồm: trí thức, công nhân, nông dân, chủ doanh nghiệp… Trình độ dân trí và nhận thức cao hơn nông thôn Các mối quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp hơn nông thôn do tính đa dạng về thành phần dân cư và trình độ dân trí, nhận thức
• Lối sống pha trộn giữa đô thị và nông thôn, trong đó, lối sống đô thị chi phối mạnh hơn Chính vì thế, giá trị chuẩn mực trong ứng xử, hành vi… cũng thay
đổi theo xu hướng đô thị hóa
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề nguồn sinh kế:
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành QĐ/59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, trong đó, quy định rõ các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình Áp dụng chuẩn nghèo đa chiều yêu cầu những nỗ lực lớn hơn của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo bền vững
Trang 20Thời gian qua, Chính phủ đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, ưu tiên nguồn lực cho giảm nghèo bền vững, tập trung vào vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và địa bàn đặc biệt khó khăn Bên cạnh đầu tư nguồn lực trực tiếp, Chính phủ còn lồng ghép nội dung giảm nghèo trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế
- xã hội Hoàn thiện và triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, nhà ở, bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, hỗ trợ sinh hoạt phí cho học sinh dân tộc thiểu số, tín dụng ưu đãi hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, học sinh sinh viên Đã ban hành chính sách hỗ trợ bảo vệ, phát triển rừng gắn với giảm nghèo ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số “Đến cuối năm
2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn dưới 4,5%, riêng các huyện nghèo còn dưới 30%” [13] Mặc dù kết quả xóa đói giảm nghèo đạt được là ấn tượng song chưa thực sự bền vững Tỷ lệ hộ nghèo vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số còn cao Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn, trong nông dân cao hơn khu vực đô thị Nguy cơ tái nghèo của những hộ nông dân mới thoát nghèo cao vì thu nhập bấp bênh, phụ thuộc vào giá cả thị trường, điều kiện thời tiết, dịch bệnh hay sức khỏe của các thành viên gia đình
Bảo đảm an sinh xã hội, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế,
dễ bị tổn thương là một trong những trọng tâm của chính sách xóa đói giảm nghèo một cách bền vững Phương pháp tiếp cận sinh kế của người dân có thể là một trong những giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ này
Phương pháp tiếp cận sinh kế là phương pháp tập hợp các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của mình
Sinh kế của con người bao gồm toàn bộ những hoạt động để đạt được mục tiêu dựa trên những nguồn lực sẵn có như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, lao động, trình độ phát triển của khoa học công nghệ Tiếp cận sinh kế là cách
tư duy về mục tiêu, phạm vi và những ưu tiên cho phát triển nhằm đẩy nhanh tiến
độ xoá đói giảm nghèo Đây là phương pháp tiếp cận sâu rộng với mục đích nắm
Trang 21giữ và cung cấp các phương tiện để tìm hiểu nguyên nhân và các mặt khác của đói nghèo; phác họa những mối quan hệ giữa các khía cạnh khác nhau của đói nghèo, giúp xác lập ưu tiên tốt hơn cho những hoạt động xóa đói giảm nghèo
Phương pháp tiếp cận sinh kế giúp người dân đạt được thành quả lâu dài mà những kết quả đó được đo bằng các chỉ số do bản thân họ tự xác lập; thể hiện quan điểm lấy người dân làm trung tâm Nó thừa nhận người dân có những quyền nhất định, cũng như trách nhiệm giữa họ với nhau và với xã hội nói chung Phương pháp tiếp cận sinh kế được sử dụng để xác định, thiết kế và đánh giá các chương trình, dự
án mới, sử dụng cho đánh giá lại các hoạt động hiện có, sử dụng để cung cấp thông tin cho việc hoạch định chiến lược và sử dụng cho nghiên cứu Một trong những điểm nổi trội của tiếp cận sinh kế là khả năng linh hoạt và khả năng áp dụng của chúng đối với nhiều tình huống
1.3 Các lý thuyết xã hội học sử dụng trong đề tài:
1.3.1 Thuyết cấu trúc hóa
Khái niệm cấu trúc: Trong lý thuyết của mình, Giddens sử dụng thuật ngữ cấu trúc để chỉ “những nguồn lực và những quy tắc hữu sinh được áp dụng trong hành động và tạo thành hành động” “Những quy tắc hữu sinh” gồm hai loại quy tắc khác nhau là quy tắc ngữ nghĩa và quy tắc đạo đức Các quy tắc ngữ nghĩa bao gồm các cú pháp hay ngữ pháp và toàn bộ các quy tắc có sẵn mà phần lớn được hiểu ngầm đang cấu tạo nên các diễn ngôn hàng ngày và giúp con người thông hiểu ý nghĩa của các hành động của nhau Các quy tắc đạo đức bao gồm bất kỳ một quy tắc nào hay một quy định pháp quy chính thức nào có khả năng tạo ra được sự đánh giá những hành động nào là “tốt” hay “xấu” [1, tr 84]
Khái niệm tính hai mặt của cấu trúc: theo Giddens, cả quy tắc và nguồn lực đều cần được hiểu như là những phương tiện, mà với nó, đời sống xã hội được sản xuất và tái sản xuất thông qua hoạt động thực tiễn, đồng thời, những phương tiện đó cũng được sản xuất và tái sản xuất bằng chính quá trình hoạt động này Giddens cho rằng đây chính là nghĩa cơ bản của khái niệm “tính hai mặt của cấu trúc” “Cấu trúc
Trang 22là nguồn phát sinh của tương tác xã hội nhưng nó cũng chỉ có thể được tạo ra trong chính mối tương tác xã hội đó mà thôi.” [1, tr 85]
Thuyết cấu trúc hóa được Giddens đề xuất cho việc nghiên cứu quá trình mà một hệ thống xã hội đã được tạo ra và tái tạo ra như thế nào thông qua việc sử dụng các nguồn lực và các quy tắc phát sinh trong sự tương tác xã hội
Đối với nghiên cứu về nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô, thuyết cấu trúc hóa của Giddens giúp tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên cơ sở các mối tương tác qua lại giữa những biến đổi mạnh mẽ từ bối cảnh kinh tế-xã hội và nguồn sinh
kế của người dân vùng ven đô Các hộ gia đình thuộc phường khảo sát là Đình Bảng và Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh là những cụm dân cư tồn tại với tư cách
là một hệ thống xã hội nằm trong sự kiểm soát và quản lý của hệ thống xã hội khácnhư Nhà nước và các cơ quan tổ chức thuộc Nhà nước… Vậy, phương thức sinh kế cầnđược lựa chọn như thế nào để phù hợp điều kiện củangười dân, phù hợp với bối cảnh xã hội đang thay đổi không ngừng và mang lại thu nhập ổn định và nâng cao cuộc sống Qua đó, đề tài có thể kiểm chứng mối tương tác qua lại giữa các biến số của nghiên cứu
1.3.2 Thuyết mạng lưới xã hội
Thuyết mạng lưới xã hội đã được ứng dụng cho một phạm vi rộng của tổ chức con người, từ một nhóm nhỏ đến toàn bộ quốc gia Có thể định nghĩa, “mạng lưới xã hội bao gồm những tập hợp các đối tượng và một lược đồ hoặc sự miêu
tả của mối quan hệ giữa các đối tượng đó Mạng lưới đơn giản nhất bao gồm hai đối tượng, A và B và một mối quan hệ kết nối giữa chúng, khi có nhiều hơn một mối quan hệ, mạng lưới xã hội được gọi theo thuật ngữ là quan hệ đa thành phần.” [8, tr 44]
Các mạng lưới xã hội bao gồm gia đình, bạn bè, hàng xóm, cũng những người khác và những nhóm mà chúng ta có quan hệ Người ta thường tạo thành và duy trì các mạng lưới xã hội đối với những lý do chức năng, như: sự thuận lợi nghề
Trang 23hội rất hữu ích cho các cá nhân và quan trọng trong hầu hết các xã hội Vì rằng, thông qua mạng lưới xã hội thông tin, kiến thức và các nguồn lực được chia sẻ giữa các cá nhân và các nhóm xã hội.Thông qua nghiên cứu về mạng lưới xã hội, những hiểu biết về mối quan hệ giữa các cá nhân đối với người khác, chúng ta có thể đánh giá được vốn xã hội của cá nhân đó trong xã hội Bởi vì, vốn xã hội liên quan đến vị trí mạng lưới của khách thể và bao gồm khả năng đạt được các nguồn lực xã hội có trong mạng lưới xã hội đó
Đối với nghiên cứu về nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô, quá trình
đô thị hóa đang tác động không chỉ ngoài xã hội mà còn ngay cả trong gia đình người nông dân ven đô Sự biến đổi lối sống từ nông thôn sang đô thị làm thay đổi một số chuẩn mực văn hóa dẫn đến sự thay đổi thái độ và hành vi và cách ứng xử của mỗi người dân trong cuộc sống gia đình và xã hội Từ đó, các mối quan hệ xã hội của người dân vùng ven đô cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng Các mối quan
hệ không tồn tại đơn giản trong gia đình, họ hàng, làng xã mà nảy sinh các mối quan hệ của đa dạng tầng lớp dân cư và các mô hình tổ chức Bên cạnh đó, việc thiếu hụt tư liệu sản xuất, như: đất đai, công cụ sản xuất, làm nảy sinh mâu thuẫn
do cạnh tranh về tư liệu sản xuất, phân công lao động.Vì vậy, lý thuyết mạng lưới
xã hội giúp lý giải mức độ gắn bó giữa các thành viên trong gia đình và cộng đồng, mối quan hệ của người dân vùng ven tồn tại dựa trên cơ sở chủ yếu nào, các mối quan hệ đó mang lại những nguồn lợi nào cho người dân trong bối cảnh nguồn sinh
kế của họ hiện nay
1.4 Tổng quan địa bàn nghiên cứu:
1.4.1 Phường Đình Bảng:
Đình Bảng ngày nay là một trong 12 đơn vị xã, phường của thị xã Từ Sơn, thuộc vùng ven tỉnh Bắc Ninh Nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, trải dọc theo đường Quốc lộ 1A và đường sắt Hà - Lạng chạy qua, với chiều dài 2,5km, cách thủ đô Hà Nội 16km về phía Bắc, thuận tiện cho việc giao lưu về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,…
Trang 24-Về diện tích và dân số:
Đình Bảng là một phường lớn với tổng diện tích 845,2ha, có 16 khu phố Tổng số nhân khẩu toàn phường là 18,167 người (trong đó có 1,600 khẩu tạm trú)
Diện tích phường Đình Bảng trước đây chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp
và đất dân sinh Trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp và dân sinh bị thu hồi khá lớn phục vụ mục đích xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp… Việc quy hoạch xây dựng góp phần hiện đại hóa bộ mặt địa phương, tuy nhiên, không thể tránh khỏi những mâu thuẫn giữa chính quyền địa phương và người dân đối với việc giải phóng mặt bằng, đền bù thu hồi đất cho người dân, việc làm Hiện nay, chính quyền địa phương đang tiếp tục tiến hành quy hoạch tổng thế kinh tế xã hội, đồng thời, thực hiện những biện pháp đền bù thỏa đáng và ổn định cuộc sống cho người dân
Đình Bảng có cả cụm di tích văn hóa, nhất là những di tích về thời Lý, tạo thành một khu lưu niệm độc đáo, âm vang lịch sử, có tầm cỡ quốc gia, đủ cả: Đình, Đền, Chùa, Lăng, Tẩm đặc trưng của văn hóa làng Việt Nam Như Đền Lý Bát
Đế (hay còn gọi là Đền Đô - nơi lớn nhất thờ 8 vị vua nhà Lý), đình Đình Bảng, chùa Xuân Đài - hay còn gọi là Kim Đài nơi Lý Công Uẩn từng đi tu), Thọ Lăng Thiên Đức (nơi chôn cất các vị vua nhà Lý), chùa Cổ Pháp, Đền Rồng thờ Lý Chiêu Hoàng – vị vua thứ chín của nhà Lý, nhà Tam Tự đường họ Nguyễn Thạc
+ Toàn phường có 2 cụm công nghiệp lớn và nhiều khu riêng lẻ với trên 120 doanh nghiệp lớn nhỏ là người địa phương Thu hút và giải quyết hàng nghìn lao động của địa phương và các vùng lân cận
+ Các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí phát triển mạnh mẽ làm đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao, ngày càng phong phú và đa dạng
+ Đình Bảng nổi tiếng với rượu nấu từ nếp cái hoa vàng, bánh phu thê, giò
bạn nước ngoài cũng biết đến và đánh giá cao hương vị Hiện nay, tình Bắc Ninh
Trang 25đang xúc tiến đầu tư làng nghề sơn mài Đình Bảng theo mô hình du lịch làng nghề nhằm phát triển tiềm năng du lịch của địa phương và thu hút khách du lịch với nét đặc trưng văn hóa và sản phẩm nghề độc đáo
Đình Bảng có 4 Trường học (1 trường THCS, 1 trường tiểu học và 2 Trường mầm non), tất cả các Trường đều đạt chuẩn và nhiều năm liên tục đạt danh hiệu tiên tiến xuất cấp tỉnh
1.4.2 Phường Đồng Nguyên:
- Về vị trí đi ̣a lý:
Đồng Nguyên là một phường nằm ở phía Đông Bắc thị xã Từ Sơn, thuộc vùng ven tỉnh Bắc Ninh, cách thành phố Bắc Ninh khoảng 11 km về phía Tây Nam
và cách trung tâm Hà Nội khoảng 18 km về phía Đông Bắc Phường có 13 khu phố
- Về diện tích và dân số:
Diện tích tự nhiên có 688,29 ha Dân số gồm 3500 hộ với 15,423 nhân khẩu Đồng Nguyên cũng là một trong số những phường nằm trong dự án thu hồi đất của địa phương nhằm xây dựng một số khu công nghiệp Vì vây, Đồng Nguyên cũng gặp phải những vấn đề khó khăn về giải phóng mặt bằng, đền bù đất nông nghiệp, đặc biệt là vấn đề việc làm của người dân ở phường Vì, Đồng Nguyên tuy
đã trở thành phường nhưng nghề nghiệp chính của người dân vẫn là thuần nông nông nghiệp Nên, việc thu hồi đất nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tư liệu sản xuất chính là đất đai của người dân
- Về lịch sử - văn hóa:
Xưa kia, vùng đất Đồng Nguyên nằm giữa hai bờ sông Tiêu Tương cổ gắn với huyền tích Trương Chi nổi tiếng Dòng sông này đã bị bồi lấp từ lâu, ngày nay trên địa bàn Đồng Nguyên vẫn còn một số địa danh mang dấu tích cổ xưa như Cầu Ván Tam Lư, Vịnh Cầu (Làng Viềng), làng Sậy (tức Đầm sậy) Nằm giữa khu vực được khẳng định là một trong những cái nôi của người Việt cổ, vùng đất Đồng Nguyên đã được con người chọn làm địa bàn địa định cư
Trang 26- Về an ninh xã hội
Phường Đồng Nguyên là địa điểm nóng về các tệ nạn xã hội như: ma tuý, cờ bạc… Vì thế, trong bối cảnh đất nông nghiệp bị thu hồi, việc làm bất ổn định,… thì giải pháp và hành động xử lý hiện tượng ma túy, cờ bạc… là vô cùng cấp thiết Trước thực trạng này, các cấp chính quyền đã phát động toàn dân tham gia tích cực phòng ngừa, phát hiện và tố giác tội phạm và cảm hóa giáo dục người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng Vì vậy, tình hình an sinh xã hội của phường có nhiều chuyển biến đáng kể [12]
Trang 27CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HAI PHƯỜNG ĐÌNH BÀNG VÀ ĐỒNG NGUYÊN, TỪ SƠN, BẮC NINH
2.1 Thực trạng nguồn vốn con người:
Theo như thao tác khái niệm về nguồn vốn con người tại phần thao tác hóa khái niệm, nguồn vốn con người bao gồm các yếu tố như cơ cấu nhân khẩu của hộ gia đình, tri thức, khả năng học tập, làm việc và sức khỏe Đây là những yếu tố tạo điều kiện giúp con người theo đuổi và đạt được các mục tiêu sinh kế, được nâng cao thông qua đầu tư trong giáo dục, huấn luyện, lao động để có thể đáp ứng với một hoặc nhiều nghề nghiệp Với phạm vi luận văn, đề tài tập trung miêu tả thực trạng nguồn sinh kế của địa bàn khảo sát trên những khía cạnh trình độ học vấn, nghề nghiệp, sự định hướng học tập và nghề nghiệp cho thế hệ tương lai
2.1.1 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn là một trong những yếu tố nhân khẩu học quan trọng trong việc đánh giá năng lực nghề nghiệp của con người Tại địa bàn khảo sát, trình độ học vấn của người dân chưa cao nên mức độ đáp ứng nghề nghiệp sẽ bị hạn chế
Biều đồ 1.1: Cơ cấu mẫu khảo sát về trình độ học vấn
(Đơn vị %)
Gần 60% người trả lời trong tổng số mẫu có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên (58,5%) Tỷ lệ người trả lời có trình độ tiểu học và trung học cơ
sở lần lượt chiếm 4,5% và 37% cơ cấu mẫu khảo sát
Trong quá trình xử lý số liệu thống kê, đề tài có sử dụng phần mềm kiểm định độ tin cậy của số liệu Zig test Trong đó, với giá trị 1,645=z<1,96 thì mức độ
Trang 28tin cậy CI=90%; với giá trị 1,96=z<2,58 thì mức độ tin cậy CI=95%; với giá trị z ≥ 2,58 thì mức độ tin cậy CI=99%
Bảng 2.1: Bảng tương quan trình độ học vấn với địa bàn khảo sát và giới tính
Trang 292.1.2 Nghề nghiệp
Có sự tương đồng giữa số liệu thống kê giữa trình độ học vấn (Bảng 2.1) với
cơ cấu nghề nghiệp (Biểu đồ 2.2 dưới đây) Nghề nông ở phường Đình Bảng chiếm
tỉ lệ cao, trong đó, các nghề như kinh doanh và nghề tự do tại phường Đồng Nguyên rất phổ biến Điều này được lý giải là do trình độ học vấn cao cấp Đại học/Cao đẳng trở lên ở phường Đồng Nguyên cao hơn trình độ này tại phường Đình Bảng
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nghề nghiệp chính của người dân tại địa bàn khảo sát
(Đơn vị %)
Về cơ cấu nghề nghiệp chính của đối tượng khảo sát, nghề nông vẫn chiếm
tỷ lệ cao nhất với 34,5% tổng số người trả lời, tiếp theo là nghề kinh doan/buôn bán (19%) và nghề tự do (15,2%) Tỷ lệ cán bộ/viên chức, công nhân/thợ thủ công và bác sĩ/y tá chỉ lần lượt chiếm 10,5%; 9% và 2,2% tổng số mẫu khảo sát Phải kể đến gần 1/10 tổng số người trả lời là cán bộ hưu trí hoặc làm nội trợ ở nhà (9,6%) Điều này dễ hiểu vì 26% số người được phỏng vấn thuộc nhóm tuổi trên 55 đến 70 tuổi, nằm ngoải độ tuổi lao động
Tuy nhiên, số liệu thu được cho thấy có sự khác biệt về cơ cấu nghề nghiệp của người trả lời trong tương quan so sánh theo địa bàn hai phường khảo sát Người trả lời ở phường Đỉnh Bảng chủ yếu làm nghề nông (54,5%) – gần gấp 4 lần tỷ lệ này ở phường Đồng Nguyên (14,5%), và kinh doanh buôn bán (26,5%) – gấp hơn 2 lần tỷ lệ này ở phường Đồng Nguyên (11.5%) Tỷ lệ cán bộ/viên chức và bác sĩ/y tá
Trang 30chỉ lần lượt chiếm 14,5% và 4,5% đối tượng trả lời ở khu vực phường Đình Bảng Trong khi đó, đối tượng làm nghể tự do (30,5%), công nhân/thợ thủ công (18%) và hưu trí /nội trợ (19%) phổ biến và chỉ xuất hiện ở mẫu khảo sát ở phường Đồng Nguyên
“ Ở đây làm ruộng vẫn là nghề chính, ruộng đất ở đây chưa bị thu hồi như các nơi khác, chưa có dự án nào thu hồi đất đai nên bà con vẫn còn ruộng để cấy lúa Từ thời xưa ở đây vẫn làm ruộng nhiều chứ không như các làng bên cạnh.” (Nam, 43 tuổi, Đình Bảng)
“ Nghề nghiệp chủ yếu là nghề tự do, có việc thì làm Thành phần còn lại là công nhân mấy khu công nghiệp xung quanh, kinh doanh chỉ có nhà nghỉ với lại khách sạn thôi, chứ còn nghề nghiệp khu vực này không đa dạng lắm.” (Nam, 63 tuổi, Đồng Nguyên)
Ngoài ra, ở phường Đình Bảng có nghề truyền thống như làm bánh phu thê, nấu rượu… vẫn được duy trì cho đến nay, tuy vậy, do không còn nhiều người theo
nghề truyền thống này nên đã bị mai một ít nhiều “Nghề truyền thống duy trì làm
hàng ngày đấy, hiện tại chắc cũng chỉ được 5 hộ vẫn duy trì truyền thống làm bánh như bánh phu thê, xu xê, nghề nấu rượu.” (Nam, 39 tuổi, Đình Bảng)
Biểu đồ 2.3: Tương quan nơi làm việc chính của người dân với địa bàn
(Đơn vị %)
Trang 31Số liệu từ Biểu đồ 2.3 cho thấy phần lớn người dân làm việc tại hộ gia đình của mình (76,5%) Tỷ lệ làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, nhà máy và xưởng sản xuất v.v… là không đáng kể Điều này một phần có thể lý giải được từ tỷ lệ người trả lời làm nghề nông, kinh doanh/buôn bán, nghề tự do và hưu trí/nội trợ là 87,3% tổng số mẫu khảo sát Đây là tình trạng chung ở cả hai phường thuộc địa bàn khảo sát
Biểu đồ 2.4: Tương quan nghề nghiệp phụ với địa bàn khảo sát (Đơn vị %)
Người dân trong địa bàn khảo sát bên cạnh những nghề chính còn làm những nghề phụ khác (Tổng số người làm nghề phụ là 173 người tương đương 43,25% tổng số người được phỏng vấn) Họ thường làm thêm các nghề tự do (37,7%), nghề nông (23,3%) và kinh doanh buôn bán (22%) Chỉ một số ít cá nhân coi cán bộ/viên chức và công nhân/thợ thủ công (thứ tự tỷ lệ chiếm 4% và 6,9%) là nghề phụ của mình Trong đó, cũng giống như nghề chính, số người có nghề phụ là cán bộ viên chức ở phường Đình Bảng cao hơn 3,7% so với phường Đồng Nguyên (z=2,1 CI 95%)
“ Lương nhà nước chỉ ổn định thôi chứ làm sao trang trải đủ các khoản sinh hoạt hàng ngày và tiền học của con cái Vậy nên, hai vợ chồng chú tay trong tay ngoài mở cửa hàng buôn bán nhỏ để có đồng ra đồng vào hàng tháng.” (Nam, 42 tuổi, Đình Bảng)
Trang 32“ Bây giờ thì ai chả làm mấy việc một lúc, làm như thế mới có thu nhập để chi trả thời kì bão giá này chứ Hiện nay, cô có cửa hàng tạp hóa nhưng vẫn nuôi
gà lợn để bán đều mà.” ( Nữ, 49 tuổi, Đồng Nguyên)
“ Công ty gia đình chú làm ăn cũng khá ổn Tuy nhiên, mấy năm nay theo tình hình kinh tế chung cũng gặp chút khó khăn nên chú không bỏ công việc ở cơ quan là trường dạy nghề của thị xã Dù sao, thu nhập của giáo viên ít nhưng bù lại
ổn định và nhiều thời gian.” ( Nam, 50 tuổi, Đồng Nguyên)
- Về số lần thay đổi nghề
Theo đề tài, chất lượng sinh kế của người dân cũng được đánh giá bằng sự
ổn định trong nghề nghiệp Tại địa bàn khảo sát, việc thay đổi nghề không diễn ra quá phổ biến
Bảng 1.2: Số lần thay đổi nghề nghiệp theo địa bàn khảo sát và giới tính
Số lần thay đổi nghề Tổng
số mẫu
Đình Bảng
Đồng Nguyên Nam Nữ
Gần 50% số người trả lời ở phường Đồng Nguyên đã từng thay đổi nghề nghiệp Trong đó, tỷ lệ người đã từng thay đổi nghề nghiệp 1 đến 2 lần ở phường Đồng Nguyên là 35%, gấp 2,2 lần tỷ lệ thay đổi nghề nghiệp nhiều hơn 2 lần (14,5%) Đặc biệt, tỷ lệ thay đổi nghề nghiệp nhiều hơn 2 lần ở nữ giới (10,2%) cao
Trang 33Để xác định lý do thay đổi nghề nghiệp của người dân ở địa bàn khảo sát, câu hỏi đã được thiết kế cho người trả lời tự đánh giá những vấn đề xoay quanh công việc của mình dựa trên thang Likert 4 điểm xem có phù hợp với suy nghĩ của mình không Thang đo được thiết kế với điểm thấp nhất là 0 – Hoàn toàn không đúng và cao nhất là 3 – Hoàn toàn đúng :
Thang Likert 4 điểm
Hoàn toàn
không đúng Ít đúng Gần đúng Hoàn toàn đúng
Đối với người dân đã từng thay đổi nghề, nguyên nhân thay đổi nghề của họ chủ yếu xuất phát từ sự bấp bênh của công việc dẫn đến mất ổn định trong cuộc sống gia đình, hơn nữa, yêu cầu về chế độ ưu đãi việc làm cũng được người dân quan tâm Những số liệu thuộc biểu đồ 2.5 và 2.6 sẽ làm rõ hơn vấn đề này
Biểu đồ 2.5: Lý do thay đổi nghề nghiệp của người dân tại địa bàn khảo sát
Kết quả thu được cho người trả lời trong địa bàn khảo sát thay đổi nghề nghiệp chủ yếu do thu nhập bấp bênh (2,66/3 điểm) Bên cạnh đó, sự thiếu ổn định của nghề nghiệp (1,99/3 điểm) và chế độ ưu đãi của công việc chưa phù hợp (1,78/3 điểm) cũng là lý do dẫn đến sự thay đội nghề nghiệp của người dân trong địa bàn khảo sát
Trang 34“Nghề nào thì tôi không biết, chứ tôi làm nông nghiệp vất vả đủ đường, suốt
cả năm tối mặt tối mũi với lợn, gà, cám bã, mà cuối vụ tiền thu lại cũng lãi có là bao Thậm chí, một đợt dịch hoặc giống kém chất lượng là công sức cả năm vứt ra sông ra biển hết Nên bằng mọi cách tôi cũng phải đổi sang làm việc khác mà làm thôi.” (Nam, 55 tuổi, Đình Bảng)
“ Gia đình chú có vườn quả, trồng cây theo mùa nên tùy vào thời tiết mà cho năng suất cao hay thấp Diện tích nhỏ nên chú khó mà trồng thêm mấy giống nữa Mấy năm trước, chú cũng đang khó khăn về tiền nong nên người nhà rủ ra Hà Nội buôn bán thế là đi luôn Làm ăn có chút vốn liếng nên chú về đây mở nhà hàng riêng.” ( Nam, 47 tuổi, Đồng Nguyên)
Biểu đồ 2.6: Đánh giá nghề nghiệp hiện tại của người dân tại địa bàn khảo sát
Đối với nghề nghiệp hiện tại, mức độ hài lòng của người dân cũng được đánh giá dựa trên thang Likert 4 như đã sử dụng để tìm hiểu lý do thay đổi nghề nghiệp của người trả lời trong mẫu khảo sát Kết quả được nêu trong Biểu 2.6 cho thấy, mức độ hài lòng với công việc hiện tại của người dân trong địa bàn khảo sát
là khá cao Công việc hiện tại phù hợp với sức khỏe (2,5/3 điểm), trình độ học vấn (2,38/3 điểm) của họ Bên cạnh đó, công việc hiện tại đã gần như đáp ứng đủ trang thiết bị (2,1/3 điểm) và cơ sở hạ tầng làm việc (2,05/3 điểm), và phần nào đưa đến cho họ thu nhập ổn định hơn (2,21/3 điểm) Tuy nhiên, chế độ ưu đãi của công việc hiện tại vẫn chưa làm hài lòng người dân trong địa bàn khảo sát (0,73/3
Trang 35cũng là lý do khiến nhiều người dân thay đổi nghề nghiệp của họ (1,78/3) Đề tài càng được khẳng định rằng chế độ chính sách ưu đãi đối với người lao động của địa phương còn nhiều hạn chế, cần được rà soát và chỉnh sửa để phù hợp với những biến đổi về lao động và việc làm hiện nay
“ Tôi học về sư phạm Vì xin việc ở thành phố khó quá nên tôi về quê thì lại được bố trí đi dạy ở trường ở xã luôn Cũng là may mắn vì việc dạy học đúng chuyên môn của tôi Thu nhập chưa nhiều, ưu đãi cũng ít nhưng cũng là tạm ổn.” ( Nữ, 33 tuổi, Đình Bảng)
“ Các chế độ lao động ở đây cũng ít và thực hiện chậm lắm Nói đơn giản,
cô làm tăng ca mà giải quyết tiền làm thêm cũng mãi không xong Rồi có đợt cô
ốm thì đến nơi làm việc để giải quyết chế độ thì đòi hỏi hết giấy nọ tờ kia.” ( Nữ,
40 tuổi, Đồng Nguyên)
“ … Chế độ lao động thì cũng được nơi làm việc phổ biến nhưng thực hiện thì chẳng ra sao Nói chung là vẫn chưa thỏa đáng cháu ạ!” ( Nam, 45 tuổi, Đình Bảng)
2.1.3.Định hướng học tập và định hướng nghề nghiệp
Định hướng học tập và nghề nghiệp là một việc làm hết sức quan trọng bởi lẽ
nó sẽ giúp cho các em học sinh có những hiểu biết chi tiết hơn việc học và việc chọn nghề nghiệp tương lai và hơn nữa, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia Việc định hướng phải dựa trên nhiều yếu tố như sức khỏe, giới tính, khả năng, sở trưởng cá nhân…Bởi vậy, trách nhiệm định hướng học tập và nghề nghiệp cho học sinh không chỉ thuộc về nhà trường, mà gia đình cũng đóng vai trò cốt yếu Những bậc phụ huynh sẽ là những người hiểu nhất tâm lý và sở thích của con cái nên họ sẽ có những định hướng hợp lý và chuẩn xác hơn cả
Với phạm vi nghiên cứu tại địa bàn khảo sát, đề tài đề cập đến một số định hướng về học tập và nghề nghiệp của các bậc phụ huynh đối với con cái họ trong bối cành ngày càng đa dạng hóa ngành nghề và thị trường lao động chuyên môn hóa Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh sẽ có hình thức như thế nào để hỗ trợ cho con
em mình
Trang 36Biểu đồ 2.7: Định hướng của bố mẹ về cấp học cho con (Đơn vị: %)
Về định hướng học tập cho con cái của người dân hai phường khảo sát, kết quả thu được cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa việc định hướng cấp học của
bố mẹ dành cho con trai và con gái Dễ thấy bố mẹ trong mẫu khảo sát có xu hướng
để con tự lựa chọn cấp học phù hợp với mong muốn bản thân Tỷ lệ bố mẹ để cho con trai tự lựa chọn cấp học là 45,7% và tỷ lệ bố mẹ để con gái tự lựa chọn cấp học
là 47,9 tổng số người được phỏng vấn
“ Con nào chả là con Thậm chí, con gái chân yếu tay mềm thì mình càng phải giúp
đỡ nhiều hơn ý chứ Nói vậy thôi, chú thấy bố mẹ nên để con cái chọn con đường
mà chúng thấy phù hợp với bản thân nhất Tất nhiên, bố mẹ vẫn có thể khuyên bảo nhưng không nên can dự và ép buộc chúng học hay làm điều gì Vì điều này có thể làm cho con chán nản hoặc căng thẳng mà dẫn đến hậu quả không mong muốn.”(Nam, 60 tuổi, Đồng Nguyên)
“ Việc học như thế nào, học đến đâu của con thì để chúng tự túc thôi, miễn sao học
đủ để có cái nghề Suốt ngày cô lo chạy hàng thì không thể có thời gian suy nghĩ tỉ
mỉ đến thế được.” (Nữ, 50 tuổi,Đình Bảng )
“ Học cấp 3 là đủ rồi vì có thể đi học nghề rồi đi làm được luôn Nhưng học lên đại học/cao đẳng thì nhiều cơ hội hơn, ví dụ như: việc tốt hơn, lương cao hơn,… Vì thế, chú vẫn mong con học ít nhất hết cấp 3 còn nếu nó có khả năng thì học lên đại học
và trên đại học nữa thì càng tốt” ( Nam, 55 tuổi, Đình Bảng)
Ngoài ra, bố mẹ định hướng cho con học tới cấp đại học/cao đẳng chiếm tỷ
Trang 37con học đến cấp phổ thông trung học chiếm tỷ lệ nhỏ Tỷ lệ bố mẹ định hướng con học trên đại học chiếm khoảng 17 đến 18%, một tỷ lệ không lớn nhưng cho thấy phần nào nhu cầu nâng cao trình độ học vấn cho thế hệ trẻ của người dân địa phương
Biểu đồ 2.8: Những hình thức hỗ trợ của bố mẹ về việc học tập của con
(Đơn vị %)
Nhìn chung các bậc phụ huynh đều rất quan tâm và hỗ trợ tích cực cho con cái học tập Điều đầu tiên họ chú ý đến đó là việc động viên tinh thần (81%) và chăm sóc sức khỏe (79%) cho con cái mình Bên cạnh đó việc đâu tư trang thiết bị học tập (72,8%) và tạo điều kiện cho con đi học thêm (69,8%) cũng được họ để ý đến Tuy nhiên, tỷ lệ phụ huynh tự tìm hiểu kiến thức hướng dẫn con học tập còn thấp, chỉ chiếm 18,5% mẫu khảo sát Điều này chứng tỏ việc hiểu kiến thức và tham gia hỗ trợ trực tiếp con cái trong quá trình học của các bậc phụ huynh chưa thực sự phổ biến
“Trình độ của mình thì làm sao tự tìm hiểu và học cùng con được Nhất là các môn học ở trường của con thay đổi rất nhiều so với những gì chú được học ngày xưa Nên là cứ cố gắng đi làm rồi tích góp tiền cho con học bằng bạn bằng bè thôi” (Nam, 49 tuổi, Đồng Nguyên)
“ Các môn học của con bây giờ khó lắm, không dễ hướng dẫn con học đâu Con cô mới học lớp 7 nhưng mấy bài tập toán của cháu, cô nghĩ mãi không ra nên nó toàn phải tự nghĩ hoặc hỏi bạn.” (Nữ, 39 tuổi, Đình Bảng)
Trang 38Biểu đồ 2.9: Định hướng của bố mẹ về nghề nghiệp cho con tại địa bàn
“Tùy từng nhà, hoàn cảnh của từng gia đình mà họ tạo điều kiện cho con đi học đến cấp nào và khuyên con nên làm nghề gì Bác có tư tưởng không bắt buộc con học hay làm gì cả, mình chỉ khuyên chúng thôi Đối với gia đình bác, con trai mới vào đại học, cả nhà vui lắm nhưng cũng lo đấy Đồng lương hưu thì sao đủ nuôi con học đại học nên bác và bác gái vẫn đi làm vừa tiết kiệm vừa tìm việc làm thêm Tất cả cũng chỉ mong con học thành tài, sau này công ăn việc làm ổn định là mừng lắm rồi.” (Nam, 65 tuổi, Đồng Nguyên)
Trang 39“ Bọn trẻ thích bay nhảy nên tốt nhất tùy chúng lựa chọn, nhưng nếu con chú hỏi ý kiên thì chú sẽ hướng nó vào làm Nhà nước, có thể công việc lúc đầu không như ý
nó nhưng ổn định là quan trọng hơn.” (Nam, 51 tuổi, Đình Bảng)
2.2.Thực trạng nguồn vốn tài chính
Nguồn vốn tài chính bao gồm tiền mặt và các khoản tài chính như lương, tiền gửi ngân hàng hoặc các tài sản như gia súc và đồ trang sức Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài xoay quanh những vấn đề tài chính như: Thu nhập và chi tiêu trong gia đình, một số hình thức vốn khác ngoài thu nhập từ lương, kế hoạch chi tiêu trong gia đình
2.2.1.Thu nhập và chi tiêu
Theo tiêu chuẩn đánh giá nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 của Thủ tướng Chính phủ, mức thu nhập của người dân tại hai địa bàn khảo sát về cơ bản trên mức cận nghèo (Mức thu nhập cận nghèo đối với khu vực nông thôn là 1 triệu đồng/1 người/1 tháng)
Trang 40bằng 1/3 tỷ lệ thu nhập trên 1,5 triệu đồng Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập trung bình một tháng của 1 người trong hộ dưới 500 nghìn đồng không đáng kể (3,5%)
“Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chỉ khoảng tầm 1 triệu đến 1 triệu rưỡi thôi chứ không đến 2 triệu đâu Khu này, cũng có nhiều người nghèo lắm, chủ yếu
là người đi làm thuê, gia đình lại đông con,…”(Nam, 34 tuổi, Chùa Dận)
“Chú không chắc lắm nhưng nhìn chung, các gia đình xung quanh đây không khá giả nhưng ổn định Thu nhập trung bình mỗi nhà cũng được khoảng 1,5triệu/tháng/người” (Nam, 48 tuổi, Vĩnh Kiều 1)
Bên cạnh đó, có sự chênh lệch giữa hai phường khảo sát về mức thu nhập trung bình của một người trong một tháng Đối với mức thu nhập từ 500 nghìn đến 1,5 triệu đồng, tỷ lệ thu nhập này ở phường Đình Bảng cao hơn 9,5% so với phường Đồng Nguyên Ngược lại, số người có mức thu nhập trên 1,5 triệu đồng ở phường Đồng Nguyên cao hơn 9,5% so với phường Đình Bảng
Số lượng lao động và nhóm độ tuổi lao động góp thu nhập cho gia đình góp phần lớn vào mức độ bền vững tài chính của hộ gia đình Đối với địa bàn khảo sát,
số liệu thu nhận được khá khả quan khi nhóm tuổi lao động góp thu nhập chính là nhóm tuổi 18 đến 60, bên cạnh đó, trung bình mỗi gia đình có 2 lao động chính
Biểu đồ 2.11: Nhóm tuổi đóng góp thu nhập chính cho hộ gia đình
(Đơn vị %)
Thống kê số liệu khảo sát cho thấy, phần lớn các hộ gia đình có lao động trong nhóm tuổi 18 đến 60 tuổi đóng góp thu nhập chính (96,9%) Đối với lực lượng lao động thuộc nhóm ngoài độ tuổi lao động (từ 13 đến 18 và trên 60 tuổi) có