Theo Thanh Hiền/Vnexpress.net Vì vậy với vai trò là một nhân viên công tác xã hội, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Học sinh bắt nạt học sinh: Thực trạng và giải pháp Nghiên cứu tại tr
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ NHƯ TRANG
Hà Nội – 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Học sinh bắt nạt học sinh: thực trạng và
giải pháp” (Nghiên cứu tại trường Trung học Cơ sở Phú Nghĩa – Chương Mỹ -
Hà Nội) là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của
T.S Nguyễn Thị Như Trang và những kết quả nghiên cứu ở trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực
Ngày 20 tháng 3 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Duyên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
*********
Để thực hiện luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội với tên đề
“Học sinh bắt nạt học sinh: thực trạng và giải pháp” nghiên cứu tại trường THCS Phú Nghĩa – Chương Mỹ - Hà Nội, tôi đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ,
động viên và giúp đỡ từ phía thầy cô, gia đình và bạn bè
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm đến cô giáo T.S Nguyễn Thị Như Trang,
cô đã hướng dẫn, giúp đỡ học viên trong suốt quá trình thực tập và thực hiện luận văn Cô là người tận tình chỉ bảo, gợi mở và phát triển các ý tưởng; luôn động viên, khích lệ tôi giúp tôi vượt qua những trở ngại khi tiến hành đề tài nghiên cứu này Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy cô và các em học sinh trường THCS Phú Nghĩa đã nhiệt tình tham gia khảo sát và chia sẻ những thông tin để giúp tôi hoàn thành được luận văn này Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn bạn bè hỗ trợ cho tôi nguồn tài liệu hữu ích và những kinh nghiệm quý báu tích lũy trong hoạt động nghề nghiệp thực tế
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên động viên khích lệ tôi để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn
Tuy nhiên, dù có nhiều cố gắng nỗ lực, song luận văn không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và mọi người quan tâm tới đề tài nghiên cứu này
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2016
Học viên
Trang 5MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3
3 Ý nghĩa của nghiên cứu 13
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 13
5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 14
6 Phạm vi nghiên cứu 14
7 Câu hỏi nghiên cứu 14
8 Giả thuyết nghiên cứu 14
9 Phương pháp nghiên cứu 15
10.Phương pháp can thiệp 17
PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH 19
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU `19
1.1 Các khái niệm công cụ 19
1.1.1 Khái niệm bắt nạt 19
1.1.2 Khái niệm về công tác xã hội 22
1.1.3 Khái niệm công tác xã hội trong trường học 24
1.1.4 Khái niệm nhân viên công tác xã hội 24
1.2 Đặc điểm tâm – sinh lí của học sinh trung học cơ sở 25
1.2.1 Yếu tố sinh lý 25
1.2.2 Yếu tố tâm lý 25
1.3 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 27
1.3.1 Lý thuyết hành động xã hội 27
1.3.2 Cách tiếp cận nhận thức hành vi 29
Trang 61.4 Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 33
1.4.1 Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu 33
1.4.2 Đặc điểm khách thể nghiên cứu 35
2.1 Các hình thức bắt nạt ở học sinh trường THCS Phú Nghĩa 37
2.1.1 Hình thức bắt nạt sở hữu 40
2.1.2 Hình thức bắt nạt quan hệ 41
2.1.3 Hình thức bắt nạt giá trị 42
2.1.4 Hình thức bắt nạt truyền thông 43
2.1.5 Hình thức bắt nạt thể chất 44
2.2 Thực trạng bắt nạt ở học sinh trường THCS Phú Nghĩa 44
2.2.1 Phân bố tỷ lệ học sinh bị bắt nạt theo khối lớp 45
2.2.2 Địa điểm học sinh thường bị bắt nạt 45
2.2.3 Cảm xúc của học sinh bị bắt nạt 46
2.2.4 Phản ứng của học sinh bị bắt nạt 47
2.2.5 Đặc điểm về giới tính 48
2.2.6 Sự can thiệp giúp đỡ của mọi người với học sinh bị bắt nạt 49
2.2.7 Các yếu tố khác 51
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 52
CHƯƠNG 3: CÁC TRƯỜNG HỢP CAN THIỆP VÀ BÀI HỌC 53
KINH NGHIỆM 53
3.1.Mô tả trường hợp 1 (Học sinh bị bắt nạt) 53
3.2.Mô tả trường hợp 2 (Học sinh bị bắt nạt) 60
3.3.Mô tả trường hợp 3 (Học sinh đi bắt nạt) 69
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 78
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 79
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 100
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các hình thức bắt nạt 38
Bảng 2.2 Bắt nạt sở hữu 40
Bảng 2.3 Bắt nạt về quan hệ 41
Bảng 2.4 Bắt nạt giá trị 42
Bảng 2.5 Bắt nạt truyền thông 43
Bảng 2.6 Bắt nạt thể chất 44
Bảng 2.7 Tỷ lệ học sinh bị bắt nạt theo khối lớp 45
Bảng 2.8 Địa điểm học sinh bị bắt nạt 45
Bảng 2.9 Cảm xúc của học sinh bị bắt nạt 46
Bảng 2.10 Những phản ứng của học sinh khi bị bắt nạt 47
Bảng 2.11 Đặc điểm về giới tính 48
Bảng 2.12 Sự can thiệp giúp đỡ của người thân với học sinh bị bắt nạt 49 Bảng 2.13: Hiệu quả thực tế của sự giúp đỡ giải quyết vấn đề bắt nạt cho các em học sinh 50
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Số bảng hỏi đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu 17
Biểu đồ 1.1 Tỉ lệ phần trăm học sinh nam và nữ 35
Biểu đồ 1.2 Tỉ lệ học sinh 3 khối lớp 7 – 8 – 9 36
Biểu đồ 1.3 Tỉ lệ phần trăm học lực của học sinh 36
Trang 9có 6 học sinh bị bắt nạt Gần một nửa trong số các em không biết người gây ra hành
vi bắt nạt qua phương tiện điện tử Tuy nhiên, hành động vô hình này lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất, tinh thần ở học sinh Theo nghiên cứu, 3/4 học sinh
bị bạo lực đều cảm thấy bị ảnh hưởng về thể chất, tinh thần, thân thể, có em muốn
tự tử, có em cảm thấy bị cô lập, xa lánh, có em sợ đến trường, cảm thấy buồn
bã thất vọng
Như vậy, trẻ bị bắt nạt có thể bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển tình cảm
và xã hội của trẻ cũng như các thành tích học tập ở trường Bởi các em phải lo tránh
kẻ bắt nạt, thay vì tập trung vào bài giảng của giáo viên hoặc bài tập Các em có thể giả vờ bị bệnh và đến y tá để tránh lên lớp Bắt nạt cũng có thể để lại hậu quả lâu dài đối với nạn nhân, như: ngại giao tiếp và có ít bạn bè Học sinh bị bắt nạt kinh
Trang 10niên có thể có triệu chứng của trầm cảm và thiếu lòng tự trọng khi đã thành người lớn Một số nạn nhân còn có xu hướng muốn tự tử thay vì cứ phải tiếp tục chịu đựng sự quấy nhiễu hay sự trừng phạt của những kẻ bắt nạt Nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và bản thân học sinh vẫn chưa biết cách phải làm gì để phát hiện sớm
và ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng từ những hành vi bắt nạt tưởng chi là “trò đùa” nêu trên
Kết luận được công bố trên trang The BMJ, cho thấy 683 thanh thiếu niên đã báo cáo về việc thường xuyên bị bắt nạt hơn một lần mỗi tuần ở tuổi 13 Kết quả đánh giá mức độ trầm cảm ghi nhận gần 15% những người này bị trầm cảm khi đến tuổi 18
Nhiều nghiên cứu trước đây còn cho thấy, những đứa trẻ bị bắt nạt có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì, đột quỵ và đau tim sau này Nếu chấm dứt nạn bắt nạt ở tuổi
vị thành niên thì số lượng người thừa cân sẽ giảm khoảng 12% Những người ở độ tuổi 40 bị bắt nạt lúc dưới 12 tuổi thường béo hơn và trong máu có nồng độ hóa chất liên quan đến bệnh tim cao hơn Tình trạng bị bắt nạt trong qua khứ cũng gắn liền với các vấn đề về thần kinh như trầm cảm và nghiện rượu về sau Thống kê cũng ghi nhận trong số 1.446 em 13 tuổi bị bắt nạt từ một đến 3 lần trong 6 tháng thì hơn 7% bị trầm cảm ở tuổi 18 Con số này ở nhóm không bị bắt nạt chưa đến 5,5% Theo các nhà khoa học, ngoài yếu tố bị bắt nạt còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến trầm cảm như các vấn đề về thần kinh và hành vi ứng xử, sự áp đặt của gia đình và các vấn đề căng thẳng trong cuộc sống Khi bị bắt nạt, thậm chí bị đánh, hầu hết trẻ không dám nói với giáo viên hoặc cha mẹ mà chia sẻ với một người khác 'Điều này cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở người trẻ tuổi tăng lên là kết quả của những kỳ vọng cao từ phía cha mẹ và người thân', đại diện nhóm nghiên cứu nhận xét Giáo sư Bowes nói: 'Mặc dù đây là một nghiên cứu quan sát và chưa thể kết luận về nguyên nhân và hậu quả cụ thể, song những biện pháp can thiệp để giảm bớt nạn bắt nạt học đường có thể giúp giảm tỷ lệ bệnh trầm cảm trong tương lai' Tiến sĩ Maria Ttofi, Đại học Cambridge đã viết bài bình luận về nghiên cứu này cho rằng cần phải gửi thông điệp đến các bậc cha mẹ và nhà trường nhằm xóa bỏ nạn bắt nạt trẻ vị thành niên Bà cũng kêu gọi cần có thêm nhiều nghiên cứu quy mỗ lớn
Trang 11hơn nữa để xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bắt nạt và bệnh trầm cảm, đồng thời có những giải pháp can thiệp cụ thể để giảm thiểu số nạn nhân của vấn
nạn bắt nạt (Theo Thanh Hiền/Vnexpress.net)
Vì vậy với vai trò là một nhân viên công tác xã hội, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “ Học sinh bắt nạt học sinh: Thực trạng và giải pháp (Nghiên cứu tại trường THCS Phú Nghĩa – Chương Mỹ - Hà Nội” với mục đích làm rõ hơn thực trạng bắt nạt học sinh hiện nay, nhất là lứa tuổi từ 12 đến 14 tuổi, tìm hiểu những giải pháp
mà học sinh, gia đình nhà trường đã và đang làm để giảm thiểu tình trạng bắt nạt này Bên cạnh đó, trong đề tài này tôi sẽ đề xuất các giải pháp theo hướng công tác
xã hội để giảm thiểu tình trạng bắt nạt giữa học sinh với học sinh một cách hiệu quả
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Các nhà khoa học trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu đến hiện tượng bắt nạt từ thập niên 70, với nghiên cứu đầu tiên của Tiến sĩ Dan Olweus, một nhà khoa học
Na Uy, được xem như người mở đường và là “cha đẻ” của các nghiên cứu về vấn đề bắt nạt và ngược đãi Olweus định nghĩa theo một cách chung nhất, bắt nạt trong
trường học như một “hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấu của một
hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân” Đa số bắt nạt xảy ra ở những học sinh có vẻ ngoài
không hề bộc lộ một sự khiêu khích hay xui giục Trong cuốn sách “Bắt nạt ở trường học, chúng ta biết gí và chúng ta có thể làm gì” (1993), tiến sĩ Olweus đã chỉ
ra đặc điểm của phần lớn những học sinh có thể là người đi bắt nạt và đặc điểm của những học sinh có nguy cơ là nạn nhân của bị bắt nạt
Năm 2001 một nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ tâm lý Tonja Nansel và đồng nghiệp chỉ ra rằng trong số hơn 15000 học sinh Mỹ từ lớp 6 đến lớp 10 có khoảng 17% học sinh cho biết các em thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bị bắt nạt trong cả năm học Gần 19% cho rằng các em thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bắt nạt các bạn khác và 6% nói rằng họ vừa đi bắt nạt người khác vừa là nạn nhân của bắt nạt Rõ ràng là trẻ trai bắt nạt người khác nhiều hơn trẻ gái, và một tỉ lệ lớn các
Trang 12bé gái – khoảng 50% - nói rằng chúng thường bị bắt nạt bởi các bạn trai Mặc dù bắt nạt là một vấn đề lớn giữa những cậu con trai, nhưng nó cũng xảy ra tương đối nhiều giữa các cô gái Bắt nạt về mặt thể chất it phổ biến giữa các cô gái hơn, họ thường dùng những cách như: cô lập một người trong nhóm, loan tin đồn trong một thời gian dài, lôi kéo các bạn bè khác đứng về phía họ…Một vài hình thức bắt nạt khác đôi khi cũng gây tai hại và sầu não như các hình thức công kích trực tiếp và công khai
Những nghiên cứu gần đây càng cho thấy sự phức tạp và mối nguy hại của những hành vi bắt nạt ở tuổi học trò Khoảng 22,6% trẻ mẫu giáo bị bắt nạt từ mức
độ trung bình đến nặng, khoảng 10% trẻ từ 8 đến 12 được bạn cùng lớp xem là “nạn nhân thường xuyên” của bắt nạt (Brock, 2005) Bắt nạt không chỉ gây hậu quả xấu cho nạn nhân trong thời điểm bị bắt nạt (Claghan & Joseph, 1995); Olweus, 1993, 1997; Rigby, 1998; Slee, 1996), mà còn gây hậu quả về mặt phát triển cảm xúc sau này của trẻ (Kochenderfer & Ladd, 1996; Olweus, 2001) Bắt nạt đã làm cho môi trường học tập trở nên không an toàn Nhiều em cảm thấy sợ hãi khi đi đến trường
và ở trường tới mức các em nghỉ học ít nhất một lần trong tháng 56% nam va 33%
nữ cho biết là các em sợ hãi khi trở thành nạn nhân của bạo lực học đường 16% nữ
va 21% nam đem vũ khí đi để phòng vệ Chính những nỗi sợ hãi về bạo lực học đường đã thúc đẩy các em làm như vậy (Noaks & Noaks 2000) Nạn nhân của bắt nạt và bạo lực học đường bị ảnh hưởng cả về mặt học tập lẫn xã hội Nạn nhân thường có điểm tự đánh giá bản thân thấp hơn và mức độ lo âu và trầm cảm cao hơn
so với nhóm không phải là nạn nhân (Gilmartin) Nạn nhân không chỉ bị tấn công
mà các em cũng bị cô lập với các bạn (Bulack, Fulbright and Williams 2003) Là nạn nhân bạo hành cũng có nhiều khả năng sẽ trở thành người bạo hành trong tương lai (Osofsky 2001) Brockenbrough (2002) nghiên cứu về nạn nhân bị bạo hành, nghiên cứu cho thấy những sinh viên vừa bị bạo hành vừa có thái độ hung dữ (hung tính), có nhiều hành vi có nguy cơ cao nhất so với bạn cung lứa Hành vi có nguy cơ như: sử dụng vũ khí, sử dụng rượu và thuốc phiện, tham gia băng nhóm và đánh nhau ở trường Bắt nạt học đường cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh
tế Phí này bao gồm: chăm chữa về tinh thần và thể chất, phí công an, tài sản bị hư
Trang 13hại, phí bắt giữ, phí cai nghiện, phí do bỏ học và lớn lên không có việc…(Bagley & Pritchard, 1998) Bắt nạt có ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần: Trong các mẫu chọn học sinh trung đã kiểm tra tại Istabul, Thổ Nhĩ Kỳ, tỷ lệ bị bắt nạt cao và liên quan đến biểu hiện của trầm cảm Sự tiếp tục trải nghiệm bạo lực va căng thẳng trong các
mối quan hệ xã hội sẽ dẫn đến các biểu hiện tâm thần
(Sabuncuoğlu, O; Ekinci, O; Bahadir, T; Akyuva, Y; Altinoz, E; Berkem, M,
2006) Thanh thiếu niên nam là nạn nhân của bắt nạn cùng lứa trải nghiệm mức độ stress và lo lắng cao Các em cho rằng môi trường trường học của các em không an toàn va sợ có bạo lực học đường (Reuter-Rice, Karin Eve, 2006) Ngoài những hậu quả về mặt xã hội như bị cô lập, bị loại khỏi nhóm bạn, và hậu quả học tập như học giảm sút, ít tham gia hoạt động trường lớp (Ross, 2006) Bắt nạt có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về mặt cảm xúc và nhận thức ở nạn nhân như cô đơn, lo âu, trầm cảm, thu mình, kém tự tin Tình trạng bắt nạt giữa học sinh với học sinh ngày càng là vấn đề bức xúc của xã hội, nên được nhiều nhà tâm lý học va giáo dục học quan tâm nghiên cứu Từ việc phát hiện ra những hậu quả nghiêm trọng của bắt nạt
đã khiến cho các nhà tâm lý học va giáo dục học nhận thấy cần tìm ra những nguyên nhân gây ra hiện tượng bắt nạt, từ đó sẽ đề xuất những giải pháp giảm thiểu hiện tượng bắt nạt Cetinkaya va cộng sự (2009) cho rằng: điều kiện kinh tế gia đình
có liên quan đến hành vi bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh Trong số trẻ
em bị bắt nạt, tỷ lệ trẻ có điều kiện kinh tế khó khăn cao hơn trẻ em có điều kiện
kinh tế thấp Bắt nạt cũng có mối liên hệ với mức sống, tuổi, nghề nghiệp của cha
mẹ, số anh chị em trong gia đình Những nét đặc biệt ở hình dáng của một số học sinh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bắt nạt Robinson, Sabrina cho rằng: thừa cân và béo phì là nạn nhân của bắt nạt hay trêu ghẹo Thanh thiếu niên béo phì có nguy cơ là nạn nhân của bắt nạt cao bởi vì những bạn cùng lứa nhìn nhận họ như một sự khác biệt và người không ai ưa
2.2 Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam những nghiên cứu về bắt nạt thì mới bắt đầu từ năm 2009, bắt đầu
với bài báo “Bị bắt nạt bởi bạn cùng lứa và mối liên hệ với nhận thức bản thân,
trầm cảm ở học sinh phổ thông”[2] nghiên cứu trên học sinh ở Mỹ của tác giả Trần
Trang 14Văn Công, nghiên cứu sinh, Trường Đại học Venderbilt của Hoa Kỳ Trong nghiên cứu tác giả đã sử dụng rất nhiều các phương pháp khác nhau như: phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, thang đo bắt nạt, thang đo nhận thức bản thân, thang đo trầm cảm…để làm rõ tình trạng bắt nạt học sinh ở trường trung học phổ thông với kết quả nghiên cứu là thu được tỉ lệ trẻ bị bắt nạt với các mức độ là: có 25.5 % trẻ thường xuyên bị ít nhất một hình thức bắt nạt ẩn/ quan hệ như bị nói xấu, tung tin đồn 10,75% trẻ thường xuyên bị một hình thức bắt nạt ngoài/ cơ thể như đấm, đá, đánh 28.75% trẻ thường xuyên bị ít nhất một hình thức bắt nạt nào đó ở bắt nạt ẩn/ quan hệ hoặc bắt nạt ngoài/ cơ thể 7,25% trẻ bị bắt nạt cả bắt nạt ẩn/ quan hệ và ngoài/cơ thể Tác giả kết luận rằng cứ 3 em học sinh thì có một em bị ít nhất một hình thức bắt nạt nào đó Trẻ bị bắt nạt dưới những hình thức gián tiếp cao hơn so với trẻ bị bắt nạt dưới những hình thức trực tiếp Trong nghiên cứu này, tác giả còn chỉ ra mối tương quan giữa các hình thức bắt nạt tới nhận thức của học sinh như: bắt nạt với vấn đề trầm cảm, bên cạnh đó nghiên cứu còn chỉ ra rằng nữ giới bị bắt nạt ẩn/ quan hệ nhiều hơn các bạn nam giới Còn nam giới lại bị bắt nạt ngoài/ cơ thể nhiều hơn các bạn nữ giới Tác giả đã dùng mô hình đẳng thức cấu trúc (SEM) để chỉ ra quan hệ giữa việc bị bắt nạt, nhận thức bản thân và trầm cảm và chỉ ra rằng bắt nạt tỉ lệ nghịch với độ tuổi, trẻ càng lớn thì hiện tượng bị bắt nạt càng giảm Bắt nạt ẩn/ quan hệ có hiệu ứng lớn hơn bắt nạt ngoài/ cơ thể đối với nhận thức bản thân và trầm cảm
Hạn chế của nghiên cứu này là nghiên cứu với học sinh ở Mỹ chứ không phải tại Việt Nam Mới chỉ ra thực trạng của hiện tượng bắt nạt với học sinh THPT Nghiên cứu này là luận văn tâm lí học, chưa có trường hợp điển hình và chưa đưa ra hướng giải quyết các vấn đề
Nguyễn Thị Nga, luận văn thạc sĩ ngành tâm lí học với đề tài: “ Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông”, 2011 đã tiến hành nghiên cứu trên 459 học sinh thuộc 3 trường của huyện Thanh Hà - Hải Dương với 110 học sinh của trường Tiểu học Tiền Tiến - 201 học sinh của trường trung học cơ sở (THCS) Tiền Tiến -
148 học sinh của trường trung học phổ thông (THPT) bán công Thanh Hà từ tháng
11 năm 2009 đến tháng 08 năm 2011 để tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh
Trang 15như mức độ bị bắt nạt, các hình thức bị bắt nạt, nguyên nhân, cách thức ứng xử…ở học sinh phổ thông Xây dựng chân dung học sinh bị bắt nạt điển hình Đưa ra một
số kiến nghị nhằm cải thiện vấn đề bị bắt nạt ở học sinh phổ thông Từ đó, nâng cao sức khoẻ tâm lý cho các em, mục tiêu cao nhất là hỗ trợ các em học tập và rèn luyện một cách tối ưu Trong nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra rằng số học sinh bị một hình thức bắt nạt là 104 học sinh trên tổng số 459 học sinh được khảo sát, chiếm 22.66% Như vậy là khoảng gần 1/4 học sinh bị ít nhất một hình thức bắt nạt nào
đó Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông đang trở thành một vấn đề đáng báo động đối với ngành giáo dục Kết quả khảo sát cho thấy có tới 56.21% học sinh bị bắt nạt ở các mức độ khác nhau, từ bị một hình thức bắt nạt cho đến bị cả năm hình thức bắt nạt: bị bắt nạt về thể chất, bị bắt nạt về quan hệ, bị bắt nạt về giá trị, bị bắt nạt về sở hữu và bị bắt nạt về truyền thông Trong số 5 hình thức bị bắt nạt trên thì học sinh bị bắt nạt nhiều nhất về thể chất, thứ hai là bị bắt nạt về giá trị, thứ ba là bị bắt nạt về quan hệ, thứ tư là bị bắt nạt về sở hữu và cuối cùng là bị bắt nạt về truyền thông Có sự khác nhau về mức độ, hình thức biểu hiện của hiện tượng bị bắt nạt theo cấp học, giới tính…của học sinh Học sinh càng lớn càng ít bị bắt nạt hơn những học sinh nhỏ: học sinh tiểu học bị bắt nạt nhiều hơn học sinh THCS và nhiều hơn học sinh THPT Học sinh nam bị bắt nạt nhiều hơn học sinh nữ Học sinh THPT bị bắt nạt về truyền thông nhiều hơn học sinh THCS và Tiểu học Những học sinh bị bắt nạt có nhiều cách ứng xử khác nhau, trong đó có cả những cách thức ứng
xử này mang ý nghĩa tiêu cực Kết quả điều tra cho thấy, khi bị bắt nạt học sinh có
ba xu hướng ứng xử chính, gồm: lảng tránh, tìm sự trợ giúp và trả thù Trong đó, học sinh có xu hướng tìm sự trợ giúp nhiều hơn Tuy nhiên, các hình thức ứng xử này cũng có sự khác biệt với yếu tố cấp học và giới: học sinh Tiểu học có xu hướng tìm sự trợ giúp nhiều hơn trong khi đó học sinh THPT lại có xu hướng trả thù nhiều hơn Học sinh nam có xu hướng trả thù nhiều hơn học sinh nữ Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một số điều khá thú vị về các vấn đề liên quan đến hiện tượng bị bắt nạt như:
- Thứ nhất về nguyên nhân của hiện tượng bị bắt nạt Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị bắt nạt, song kết quả khảo sát đã chỉ ra, 3 nguyên nhân đầu tiên
Trang 16được đề cập đến thuộc về nguyên nhân khách quan của người đi bắt nạt là: do bạn a dua, do bạn rất hung dữ và do bạn không được bố mẹ giáo dục chu đáo, do em quá hiền, không biết lý do vì sao mình bị bắt nạt
- Thứ hai là về địa điểm bị bắt nạt Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra học sinh bị bắt nạt nhiều nhất ở lớp học và sân trường Có thể nhận thấy, hai địa điểm trên đều thuộc khu vực trong trường học, nơi đó có sự có mặt của giáo viên, các bạn học sinh khác…cũng như học sinh phải chấp hành theo nhiều quy tắc khác nhau
- Thứ ba là về đối tượng bắt nạt Tìm hiểu về vấn đề này, kết quả thu được đã cho thấy những bạn đi bắt nạt thường là những bạn lớn tuổi hơn, cao lớn hơn và có kết quả học tập kém hơn
- Thứ tư là về cảm xúc của học sinh khi bị bắt nạt Khi bị bắt nạt, bốn cảm xúc nổi bật lên nhiều nhất là: học sinh cảm thấy tức giận, cảm thấy buồn, cảm tháy
lo lắng và cảm thấy sợ hãi Điều đáng lưu ý là học sinh cảm thấy sợ hãi nhiều nhất khi em ở một mình và khi em ở ngoài đường
Trong nghiên cứu này mặc dù tác giả Nguyễn Thị Nga đã chỉ ra được thực trạng học sinh bị bắt nạt, các hình thức, nguyên nhân, địa điểm bắt nạt và cảm xúc của học sinh bị bắt nạt và có đưa ra một trường hợp bị bắt nạt nhưng tác giả vẫn chưa chỉ ra những biện pháp mà học sinh bị bắt nạt ứng phó với bắt nạt, nhà trường
và phụ huynh của các em bị bắt nạt và bắt nạt có những biện pháp gì giảm thiểu tình trạng này
Nguyễn Thị Duyên(2012), Luận văn thạc sĩ ngành tâm lí học lâm sàng trẻ em
và vị thành niên với đề tài: “Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” Đề tài đã tìm hiểu và hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về nhân cách và hiện tượng bắt nạt, bị bắt nạt ở học sinh phổ thông Nghiên cứu khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng hiện tượng bắt nạt của 303 học sinh từ lớp 6 đến 12 từ trường Trung học cơ sở Tân Hồng
và trường Trung học phổ thông Lý Thái Tổ, Thị Xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh từ tháng 09/2011-02/2012 Chỉ ra mối liên hệ giữa hiện tượng bắt nạt, bị bắt nạt và đặc điểm nhân cách của học sinh phổ thông, qua đó chỉ ra được những đặc điểm nhân cách chủ chốt của thủ phạm và nạn nhân của bắt nạt
Trang 17Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Thị Duyên đã bổ sung cho đề tài nghiên cứu của tôi đó là quan điểm của học sinh về đặc điểm nhân cách của nạn nhân và thủ phạm của bắt nạt khi so sánh với học sinh nói chung Quan hệ giữa thang đo bị bắt nạt với các thang đo nhân cách và bảng hỏi nhân cách
ThS Nguyễn Thị Thanh Mai , Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Nghiên cứu thực trạng hành vi bắt nạt trong nhóm trẻ em trai ở một số trường trung học Trên
cơ sở đó đề xuất tiếp hướng nghiên cứu tiếp vấn đề này trong đề tài: “ Hành vi bắt nạt trong nhóm trẻ em trai ở bậc trung học trong nhà trường phổ thông” Bằng các phương pháp hồi cứu tư liệu; phương pháp nghiên cứu lý luận; phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình; phương pháp chuyên gia; phương pháp phân tích thống
kê Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát để đánh giá được thực trạng hành vi bắt nạt trẻ em trai ở trung học cơ sở Mục đích của cuộc khảo sát nhằm xác định những nguyên nhân dẫn tới hành vi bắt nạt của học sinh nam, đánh giá thực trạng nhận thức và những biểu hiện hành vi bắt nạt, đánh giá thực trạng về hậu quả đối với học sinh, qua đó đưa ra những đề xuất và kiến nghị hợp lý cho những bước nghiên cứu tiếp theo Đối tượng khảo sát bao gồm 317 học sinh của hai trường THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) và THCS Cầu Diễn (huyện Từ Liêm), 65 giáo viên chủ nhiệm
và cán bộ quản lý, và nghiên cứu 7 trường hợp điển hình thuộc hai trường trên Và theo nhóm tác giả, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bắt nạt ở trẻ em trai ở trường trung học cơ sở là: Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng tới hành vi bắt nạt của trẻ em trai ở trường trung học cơ sở; Tác động của môi trường gia đình, nhà trường đến hành vi bắt nạt của trẻ em trai ở trường trung học cơ sở; Ảnh hưởng của đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trai vì các em có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi, đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ và phức tạp nhất, về cơ thể, tâm lý cũng như về các mối quan
hệ Theo các yếu tố trên, các đặc điểm, biểu hiện của trẻ đi bắt nạt, hậu quả và nguyên nhân dẫn tới hành vi Đề tài đã tiến hành nghiên cứu bảy trường hợp điển hình ở cả hai trường Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đề tài đã sử dụng phối hợp các phương pháp chủ yếu là quan sát các hành vi và hoạt động của học sinh đi bắt nạt và học sinh bị bắt nạt, phỏng vấn, trò chuyện với các đối tượng, với giáo viên và cha mẹ học sinh Qua các phân tích cụ thể, đề tài càng khẳng định được các yếu tố
Trang 18chủ quan, khách quan của hành vi bắt nạt, đó là do bản thân các đối tượng, do môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội chưa đủ sức triệt tiêu hành vi bắt nạt
ở học sinh Điều đó đặt ra cho công tác giáo dục của nhà trường những định hướng
cả về cách nhìn nhận hiện tượng, cả về nội dung và phưưong pháp giáo dục phù hợp
để giải quyết tình trạng bắt nạt ở nhà trường phổ thông nói chung, trường trung học
cơ sở nói riêng Đề tài cũng đề xuất một số kiến nghị, giải pháp
Luận văn “Quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học
sinh trung học phổ thông” Đề tài tìm hiểu hiện trạng học sinh bị bắt nạt bởi bạn
cùng lứa với 393 học sinh từ 3 trường trung học phổ thông Trường trung học phổ thông Tây Hồ - Hà Nội, Trường trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội, Trường trung học phổ thông Thuận Thành số I – Huyện Thuận Thành – Tỉnh Bắc Ninh từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011 Trong luận văn, tác giả đã tìm hiểu cách học sinh nhìn nhận về bản thân mình thông qua thang đo nhận thức Tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về nhận thức và bắt nạt ở học sinh, bao gồm các khái niệm bắt nạt, khái niệm nhận thức; thực trạng bắt nạt và nhận thức về bản thân ở học sinh; mối liên hệ giữa bắt nạt và nhận thức Tác giả dùng Thang đo bắt nạt của các tác giả Mynard và Joseph và thang đo nhận thức bản thân
ở trẻ em (CATS) để điều tra trên 393 học sinh trung học phổ thông Đưa ra một số
khuyến nghị cho công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần - tâm lý trẻ em trong trường
học
Bài viết “Bắt nạt tuổi học trò chuyện cũ mà không cũ” ThS.Võ Thị Hoàng
Yến đã làm sáng tỏ bắt nạt là gì, vì sao mọi người cho rằng bắt nạt là vấn đề phức tạp Cần có luật chống bắt nạt ở trường học (School anti-bullying law) Một chương trình tuyên truyền và hướng dẫn việc thi hành luật cũng hết sức cần thiết vì luật sẽ không khả thi nếu không ai biết đến cũng như hiểu rõ luật Mỗi trường học cũng phải có chính sách riêng của mình đối với bắt nạt, trong đó nêu rõ những hành vi nào (của cả học sinh, thầy cô, và quản lý nhà trường) sẽ bị xem là bắt nạt và các hình thức kỷ luật cụ thể cho việc vi phạm Cần có chương trình tập huấn hoặc sách hướng dẫn cha mẹ nhận ra những dấu hiệu con mình bị bắt nạt hoặc đi bắt nạt người khác, hậu quả của vấn đề và cách giải quyết Cần có chương trình tập huấn hoặc
Trang 19sách hướng dẫn cho thầy cô và các nhân viên trường học nhận ra các dấu hiệu có thể dẫn đến sự bắt nạt hoặc dấu hiệu đã diễn ra bắt nạt, hậu quả của nó và cách giải quyết Tập huấn cho trẻ về giá trị sống và các kỹ năng sống, giúp trẻ hiểu được tác hại của bắt nạt cũng như biết được những cách đúng đắn để thể hiện giá trị của mình Đồng thời trẻ cũng học được kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ, cách nhận ra những dấu hiệu có thể dẫn đến bắt nạt người khác hoặc bị bắt nạt và cách
xử lý chúng…Các chương trình đồng hành (mentoring program) cũng đang được các nước thực hiện Chương trình này bắt cặp các em với bạn đồng trang lứa, với anh chị lớp trên, với những những người lớn thành đạt… sẵn lòng tham gia chương trình Đây là một chương trình mà Đoàn hoặc Hội Liên hiệp thanh niên có thể thực hiện Và đặc biệt, mỗi trường học cần có ít nhất một nhân viên xã hội học đường, người sẽ giúp kết nối các bên liên quan lại với nhau
Một cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, trường ĐHKH XH&NV, ĐHQG HN thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) về tinh trạng bạo lực nữ sinh đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại Cụ thể, có đến 96,7%
số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng, ở trường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên; va 17,3% không thường xuyên
Kết quả khảo sát khác của Nguyễn Văn Tường (2010) - Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em (Trung tâm N-T Nguyễn Khắc Viện), nghiên cứu về bạo lực học đường cũng cho con số đang lo khi có tới 64% các em nữ được hỏi thừa nhận là đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác Đáng chú ý, hầu hết những chuyện đánh nhau lần đầu tiên đều diễn ra trong khuôn viên trường học, và những lần đánh nhau tiếp theo lại diễn ra ngoài trường học Trong số các nữ sinh đã từng có hành vi hành hung người khác, hầu hết đều biết bạo lực gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác, làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với con gái Nhưng vẫn còn gần 1/4 cho rằng, hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì
Trong hội thảo 'Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng - Thực trạng và giải pháp" diễn ra tại Hà Nội ngày 26/11, Viện nghiên cứu Y - Xã hội phối hợp với
tổ chức từ thiện Plan Việt Nam đã công bố kết quả nghiên cứu về bạo lực giới trong
Trang 20trường học Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9/2014 với 3.000 học sinh của 30 trường THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội, sử dụng phương pháp bảng hỏi và phỏng vấn sâu Kết quả, khoảng 80% học sinh cho biết từ trước đến nay đã bị bạo lực giới trong trường học ít nhất một lần, 71% bị bạo lực trong vòng 6 tháng qua Trong đó, bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục ) chiếm tỷ lệ cao nhất 73%, bạo lực thể chất (tát, đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh đập ) là 41% và bạo lực tình dục (tin nhắn với nội dung tình dục, sờ, hôn, hiếp dâm, yêu cầu chạm vào bộ phận sinh dục, lan truyền tin đồn tình dục ) chiếm 19% Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh nam ở cả hai cấp THCS, THPT phải đối mặt với tần suất khá cao bạo lực thể chất tinh thần khi ở trường hay trên đường đi học
về Trong khi đó, nữ sinh THPT lại thường bị xâm hại và quấy rối tình dục, chủ yếu trên đường đi học/về nhà Bạo lực thể chất xảy ra với học sinh THCS (50%) nhiều hơn THPT (25%) Mức độ an toàn ở nhà trường được các em đánh giá rất thấp, chỉ 16% học sinh nữ và 19% học sinh nam cho rằng luôn luôn an toàn trong khuôn viên trường học Nhà vệ sinh được coi là nơi kém an toàn nhất do giáo viên khó quản lý
và học sinh đôi khi đi nhầm bên, ném đồ của bạn sang phòng khác giới Đối tượng gây ra bạo lực học đường, theo nghiên cứu, chủ yếu là học sinh, đôi khi là nhân viên trường học và giáo viên Trên 31% giáo viên nam (trong tổng số 461 chủ nhiệm của
20 trường phổ thông Hà Nội) cho rằng, có thể chấp nhận việc giáo viên trừng phạt
về thân thể và tinh thần như đánh, tát, mắng với học sinh trong một số tình huống nhất định
Mỗi luận văn, mỗi bài viết hay cuộc khảo sát đều nói đến một vấn đề trong hiện tượng học sinh bắt nạt học sinh Nghiên cứu của tôi có điểm mới so với những luận văn, bài viết trên ở điểm đó là luận văn của tôi không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu thực trạng học sinh bắt nạt học sinh, các đặc điểm của hiện tượng bắt nạt, đặc điểm của trẻ đi bắt nạt, của trẻ bị bắt nạt, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp chung như các luận văn trước đó mà luận văn của tôi còn đi sâu vào tìm hiểu những cách nhận biết của phụ huynh, nhà trường với hiện tượng học sinh bắt nạt học sinh, những phương án giải quyết mà học sinh, phụ huynh, nhà trường đã thực hiện Từ
đó luận văn đề xuất hướng can thiệp sử dụng các phương pháp thực hành công tác
Trang 21xã hội để có thể giảm thiểu tình trạng học sinh bắt nạt học sinh Can thiệp trường hợp cụ thể chứng minh sự hiệu quả của công tác xã hội
3 Ý nghĩa của nghiên cứu
Từ thế giới nhìn về công tác xã hội học đường ở Việt Nam cho thấy, không riêng Việt Nam mà các nước đang phải đối diện và giải quyết nhiều vấn đề trong trường học Có thể thấy đó là vấn đề bạo lực trong học đường, nạn bắt nạt trong học sinh, bảo vệ học sinh, giúp học sinh thoát khỏi những tổn thương của hiện tượng bắt nạt, mối quan hệ học sinh -gia đình – học đường trong giải quyết tình trạng học sinh bắt nạt học sinh Những vấn đề này cần có biện pháp để giúp đỡ thông qua con đường CTXH học đường với vai trò của nhân viên công tác xã hội là thành công nhất Vì vậy, qua nghiên cứu đề tài góp phần nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội về hiện tượng học sinh bắt nạt học sinh hiện nay và sự cần thiết của nhân viên công tác xã hội trong trường học ở giai đoạn hiện nay
Thông qua nghiên cứu này, tôi hy vọng học sinh sẽ có những phương án tối
ưu nhất để bản thân các em học sinh không bị bắt nạt, gia đình và nhà trường có những cách nhận biết và biện pháp can thiệp phù hợp giúp con em mình, và có giải pháp thiết thực nhằm phát triển ngành công tác xã hội học đường và phát huy khả năng tích cực của nhân viên công tác xã hội trong trường học trong sự nghiệp giáo dục của đất nước, giảm thiểu những vấn nạn đang tồn tại trong trường học nhất là hiện tượng bắt nạt
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng học sinh bắt nạt học sinh
- Thực hành công tác xã hội với các trường hợp cụ thể
Trang 22- Đưa ra những đề xuất, những kiến nghị nhằm giảm thiểu tình trạng học sinh bắt nạt học sinh
5 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Thực trạng học sinh bắt nạt học sinh và những giải pháp
5.2 Khách thể nghiên cứu
- Học sinh trường THCS Phú Nghĩa – Chương Mỹ - Hà Nội
- Giáo viên
6 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 07 năm 2015
- Phạm vi không gian: Trường THCS Phú Nghĩa
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng học sinh bắt nạt học sinh tại trường THCS Phú Nghĩa Can thiệp trường 2 hợp bị bắt nạt cụ thể và
đề xuất những kiến nghị, giải pháp theo hướng công tác xã hội
7 Câu hỏi nghiên cứu
- Học sinh bắt nạt học sinh tại trường THCS Phú Nghĩa đang diễn ra ở những hình thức nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới các hình thức bắt nạt?
- Phương pháp công tác xã hội cá nhân có phải là phương pháp can thiệp có hiệu quả trong việc tăng cường năng lực thoát khỏi tình thế bắt nạt cho học sinh hay không?
8 Giả thuyết nghiên cứu
- Hiện tượng học sinh bắt nạt học sinh ở trường THCS Phú Nghĩa đang diễn ra dưới rất nhiều hình thức khác nhau
- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới các hình thức bắt nạt giữa các em học sinh với nhau
- Phương pháp công tác xã hội cá nhân là phương pháp can thiệp có hiệu quả
trong việc tăng cường năng lực thoát khỏi tình thế bắt nạt cho học sinh
Trang 239 Phương pháp nghiên cứu
9.1 Phương pháp phân tích tài liệu:
Tìm hiểu những nghiên cứu và số liệu sẵn có từ các bài báo khoa học, các luận văn, luận án, các trang web của các tổ chức y tế, các viện nghiên cứu và các trường đại học Qua đó, làm nổi bật các vấn đề có liên quan đến đề tài: khái niệm công cụ, các hình thức bị bắt nạt, đặc điểm, nguyên nhân, cách thức ứng xử của học sinh khi bị bắt nạt, cách nhận biết và giải quyết bắt nạt của phụ huynh và nhà trường
9.2 Bảng hỏi
Tôi sử dụng một bảng hỏi để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hiện tượng bị bắt nạt như: nguyên nhân bị bắt nạt, cảm xúc của học sinh khi bị bắt nạt, đối tượng bắt nạt, cách thức ứng phó của học sinh khi bị bắt nạt
Để đo mức độ bị bắt nạt ở học sinh, tác giả đưa ra các phương án trả lời bao gồm 4 mức độ, tương ứng với điểm đánh giá thang 4 là: 1 = "Không bao giờ", 2=
"thỉnh thoảng", 3 = "Thường xuyên", 4 = "Luôn luôn" Trong nghiên cứu của tác giả
để làm rõ những mức độ bắt nạt này cho học sinh khảo sát dễ hiểu hơn, tác giả quy đổi như sau: 1= “Không bao giờ”, 2= “Một vài lần/một học kỳ”, 3= “Một vài lần/một tháng”, 4= “Một vài lần/một tuần” Phiên bản mà tác giả sử dụng để phân tích bao gồm 16 câu, bao trùm 5 lĩnh vực : (1) Bắt nạt về sở hữu; (2) Bắt nạt về quan hệ; (3) Bắt nạt về giá trị; (4) Bắt nạt về truyền thông, (5) Bắt nạt về thể chất
Với sự phân chia các yếu tố trong từng hình thức bắt nạt như sau:
Thang đo thứ nhất: Bắt nạt về sở hữu gồm: Cố tình làm bẩn, làm hỏng quần áo, đồ dùng của em bằng cách nào đó, lấy trộm, trấn lột đồ, tiền của em
Thang đo thứ hai: Bắt nạt về quan hệ gồm: Cố tình làm cho em gặp rắc rối với giáo viên, Cố tình gây mâu thuẫn, rắc rối giữa em và các bạn khác, Nói xấu sau lưng em với người khác, Thuyết phục bạn khác không chơi với em nữa
Thang đo thứ ba: Bắt nạt về giá trị gồm: Bắt em làm việc mà em không muốn làm, Chế nhạo ngoại hình của em, Bàn tán không hay về gia đình em, Cố tình làm em xấu hổ trước mặt người khác, Gọi em bằng biệt danh xấu, chửi bậy với em
Trang 24Thang đo thứ tư: Bắt nạt về truyền thông gồm: Gửi tin nhắn ác ý, đe dọa em bằng điện thoại,trên mạng, Cố tình đăng những bí mật, riêng tư của em mà không được
Số bảng hỏi phát ra trong quá trình nghiên cứu là 300 bảng hỏi Số bảng hỏi thu về là 300 Tuy nhên trong quá trình nhập dữ liệu và xử lý sơ bộ dữ liệu thấy có
36 em học sinh (tương ứng với 36 bảng hỏi không đạt yêu cầu, điền bảng hỏi không nghiêm túc) Các bảng hỏi bị loại vì bỏ trống quá nhiều, bảng hỏi đánh dấu tất cả những cột thường xuyên và luôn luôn mà không chọn những đáp án khác, những phiếu không đánh dấu mà bỏ trống quá nhiều câu hỏi, phiếu viết lung tung…Sau khi loại bỏ 36 bảng hỏi điều tra không đạt yêu cầu thì còn lại 264 phiếu đạt yêu cầu tương đương với 264 em học sinh được phân bố khá đồng đều ở ba khối lớp: lớp 7:
88 = 33,3%, lớp 8: 93= 35,2%, lớp 9: 83=31,5% học sinh
Trang 25Biểu đồ: Số bảng hỏi đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu
bảng hỏi đạt yêu cầu
bảng hỏi không đạt yêu cầu
9.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn sâu thầy cô giáo để biết thêm xem thầy có biết được tình trạng học sinh bắt nạt học sinh hiện nay không và thầy cô đã và đang có những giải pháp
gì giảm thiểu tình trạng học sinh bắt nạt học sinh
Phỏng vấn sâu với 05 em học sinh của trường để biết thêm những đánh giá, nhận định các vấn đề liên quan đến vấn đề bắt nạt Ví dụ: em đã bao giờ bị bắt nạt hay chưa? Bạn bè quanh em đã ai bị bắt nạt hay chưa? … để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tình trạng học sinh bắt nạt học sinh xem xét mức độ trao đổi thông tin giữa các bậc phụ huynh với các em học sinh ở mức độ nào về hiện tượng học sinh bắt nạt học sinh
10 Phương pháp can thiệp
Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ cá nhân con người thông qua mối quan hệ một - một Nó được nhân viên xã hội ở các cơ sở xã hội sử dụng
để giúp những người có vấn đề về chức năng xã hội và thực hiện chức năng xã hội” (theo Grace Mathew)
“ Công tác xã hội cá nhân là một tiến trình được các cơ quan lo về an sinh con người sử dụng để giúp các cá nhân đối phó hữu hiệu hơn với các vấn đề thuộc về chức năng xã hội của họ” (Theo Helen harris perman)
12% 88%
Trang 26CTXH cá nhân là một phương pháp can thiệp (của CTXH) quan tâm đến những vấn đề về nhân cách mà một thân chủ cảm nghiệm Mục đích của CTXHCN là phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hành bình thường của chức năng xã hội của cá nhân và gia đình NVXH thực hiện điều này bằng cách giúp tiếp cận các tài nguyên cần thiết Về nội tâm, về quan hệ giữa người và người, và kinh tế xã hội Phương pháp này tập trung vào các mối liên hệ về tâm lý xã hội, bối cảnh xã hội trong đó vấn đề của cá nhân và gia đình diễn ra và bị tác động
- Công tác xã hội cá nhân đặt trọng tâm vào nhiệm vụ:
Kiểu mẫu này dùng để giải quyết những vấn đề tâm lý xã hội cụ thể của thân chủ hay gia đình thân chủ trong ngắn hạn Ở đây, nhân viên xã hội và thân chủ đặt một thỏa thuận về những vấn đề nào đó cần giải quyết vào thời gian dự kiến Cả hai cùng nhau khai triển những hành động giải quyết vấn đề, trong đó đề ra những nhiệm vụ chỉ rõ hướng hành động tổng quát cho thân chủ hay một hành vi nào đó buộc thân chủ phải tuân theo Trong khi tập trung nỗ lực giúp thân chủ tuân theo chương trình, nhân viên công tác xã hội sẽ sử dụng nhiều cách can thiệp khác nhau Tiến trình công tác xã hội cá nhân gồm 7 bước:
Bước 1: Tiếp cận thân chủ
Bước 2: Nhận diện vấn đề
Bước 3: Thu thập thông tin
Bước 4: Đánh giá chẩn đoán
Bước 5: Vạch kế hoạch giải quyết vấn đề
Bước 6: Trị liệu
Bước 7: Lượng giá – tiếp tục giúp đỡ hoặc chấm dứt sự giúp đỡ [14]
Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân để can thiệp với 02 trường hợp bị bắt nạt, 01 trường hợp bắt nạt
Trang 27PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 1.1 Các khái niệm công cụ
1.1.1 Khái niệm bắt nạt
Trong nghiên cứu của Dan Olweus, một nhà khoa học Na Uy, được xem như người mở đường và là “cha đẻ” của các nghiên cứu về vấn đề bắt nạt và ngược đãi Olweus định nghĩa theo một cách chung nhất, bắt nạt trong trường học như một
“hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấu của một hoặc nhiều học sinh
nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân” Đa số bắt nạt xảy ra ở những học sinh có vẻ ngoài không hề bộc lộ một sự
khiêu khích hay xúi giục [17] Trong cuốn sách “Bắt nạt ở trường học, chúng ta biết
gì và chúng ta có thể làm gì” (1993), tiến sĩ Olweus đã chỉ ra đặc điểm của phần lớn những học sinh có thể là người đi bắt nạt và đặc điểm của những học sinh có nguy
cơ là nạn nhân của bị bắt nạt
Bắt nạt có thể bao gồm nhiều kiểu hành vi khác nhau Bắt nạt thân thể gồm bất
kỳ kiểu bạo lực nào về thân thể, bất kể nó nhỏ như thế nào Kiểu bắt nạt này chiếm 30.5% của bắt nạt học đường (Time for Tolerance, 2008) Nó gồm việc đánh đập nạn nhân hoặc một hành động đơn giản như ngoéo chân, làm ai đó vấp ngã Kiểu bắt nạt khác là bắt nạt bằng lời nói Kiểu bắt nạt này gồm hành vi xúc phạm, trêu chọc, chế nhạo và những đe doạ bạo lực Kiểu bắt nạt này chiếm 46.5% của những
vụ bắt nạt ở trường học (Time for Tolerance, 2008) Tiếp đến là hăm doạ Kiểu bắt nạt này xuất hiện khi nạn nhân bị đe doạ để kẻ bắt nạt khiến họ làm những việc họ muốn như làm bài tập về nhà hoặc đưa tiền cho họ Cuối cùng là bắt nạt trên mạng Kiểu bắt nạt này có lẽ là kiểu bắt nạt nguy hiểm nhất vì nó có thể được thực hiện một cách vô danh Kẻ bắt nạt qua mạng có thể tìm thấy nhiều phương tiện như email, tin nhắn, và các mạng xã hội như Face Book và MySpace Ở đây kẻ bắt nạt
có thể ẩn danh khi họ tạo ra những tên và hồ sơ giả Việc bắt nạt qua mạng có thể bao gồm những lời đe doạ bạo lực, bạo hành bằng ngôn từ và phát tán thông tin sai với mục đích làm bẽ mặt ai đó hoặc làm tổn hại uy tín của họ
Trang 28Milton Keynes (1989) định nghĩa: “Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp lại
một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho người khác Bắt nạt là đặc trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào đó để đạt được quyền lực trên người khác” [23].
Trong tài liệu của dự án “Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng” của tổ
chức Plan Việt Nam: Bắt nạt học đường là hành vi xảy ra giữa các học sinh với nhau để đe dọa hoặc làm tổn thương người khác, nhằm mục đích kiểm soát và duy trì quyền lực với người bị bắt nạt Bắt nạt không xảy ra một lần mà lặp đi lặp lại theo thời gian giữa những bạn trong độ tuổi đến trường Bắt nạt có thể là trực tiếp hay gián tiếp Khi bắt nạt xảy ra dưới hình thức trực tiếp, những kẻ bắt nạt bắt nạn nhân phải đối mặt trực tiếp với chúng Ví dụ, người bị hại bị quấy rối bằng lời nói hoặc bị đe dọa, tấn công vật lý (như: đấm, đá, đẩy xuống), hoặc làm nạn nhân cảm thấy xấu hổ (chế giễu, từ chối một chỗ ngồi trong nhà ăn của trường )
Việc các em học sinh cãi cọ, dùng vũ lực đánh lẫn nhau rất dễ xảy ra trên đường đi học, trong sân trường hay trên đường về Nếu hai bên ngang sức, và thỉnh thoảng mới gây hấn với nhau thì chúng ta có thể xem đó chỉ là một chút mâu thuẫn giữa các em, và vì thiếu kinh nghiệm giải quyết vấn đề mà các em dùng vũ lực với nhau Tuy vậy, nó sẽ là sự bắt nạt và sách nhiễu khi một nhóm hay một cá nhân nào liên tiếp tìm kiếm hay tạo dịp chỉ để chứng tỏ sức mạnh của mình Sức mạnh ở đây
có thể là sự dùng vũ lực đấm đá, đánh đập kẻ khác, hay là dùng lời lẽ để thóa mạ, chửi bới và đe doạ kẻ hiền hòa, yếu sức hơn mình Những việc như gán ghép các từ ngữ có nghiã tồi tệ, xấu xa vào tên họ của người khác, dấu giếm hoặc lấy cắp đồ vật của kẻ bị bắt nạt, kêu gọi hay buộc những đứa trẻ khác không được giao tiếp với nạn nhân v.v là những ví dụ điển hình của hành vi bắt nạt
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về bắt nạt, nhưng qua nghiên cứu, tìm
hiểu các tài liệu trong và ngoài nước về vấn đề này, theo tôi có thể hiểu “Bắt nạt là
bất cứ hành vi hay lời nói nào đó lặp đi lặp lại cố tình gây tổn thương đến cơ thể hoặc tâm lý của người khác
Khái niệm bắt nạt với khái niệm bạo lực và bắt nạt có cùng nội hàm, có nghĩa
là đều muốn nói đến những hành vi và lời nói nào đó cố tình gây tổn thương đến cơ
Trang 29thể hoặc tâm lý người khác Bắt nạt học đường cũng là một phần của bạo lực học đường và thậm chí nhiều lúc người ta còn đồng nhất giữa bắt nạt và bạo lực học đường Hơn nữa, những khái niệm này có sự khác nhau về cách phân loại và mức độ Một
khái niệm khác cho rằng: bạo lực học đường là bất kỳ hình thức hoạt động bạo lực
hoặc các hoạt động bên trong các cơ sở trường học Nó bao gồm các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả, bắn,… Bắt nạt và lạm dụng
vật chất là những hình thức phổ biến nhất của bạo lực có liên quan đến bạo lực học đường Tuy nhiên, trường hợp cực đoan như bắn và giết người cũng đã được liệt kê như là bạo lực học đường [21]
Một cách hiểu khác bắt nạt là cố ý hành hạ bằng lời nói, hành động hoặc tâm
lý Từ nhẹ như đánh, xô đẩy, chửi rủa, đe dọa, và chế nhạo…, nghiêm trọng hơn là tống tiền và trấn lột tài sản quý giá Một số trẻ em bắt nạt bằng cách lan truyền tin đồn thất thiệt, sử dụng thư điện tử, chat, tin nhắn, mạng xã hội… nhằm chế nhạo hoặc làm tổn thương cảm xúc bạn bè Như vậy, bắt nạt với bạo lực học đường có liên quan chặt chẽ đến nhau Thường thì hiện tượng bắt nạt là tiền đề dẫn đến những
vụ ẩu đả, đánh nhau giữa các học sinh
Nhưng ta có thể phân biệt rõ ràng rằng bắt nạt là hành vi cố ý, có tính lặp đi lặp lại của các hành vi hoặc lời nói nhằm gây tổn thương đến cơ thể hoặc tâm lí của người khác, nó mang tính dài hạn và khó có thể nhận biết ngay được Còn bạo lực mang tính ngắn hạn, thường thì để giải quyết những mâu thuẫn một cách nhanh chóng và rất dễ nhận biết được Bắt nạt thường xuyên và liên quan đến sự mất cân bằng quyền lực hay sự hơn kém về góc độ thể chất, gia thế, vật chất nhiều hơn, còn bạo lực thì ít thể hiện sự mất cân bằng này
Trong đề tài này tác giả sử dụng khái niệm bắt nạt của Dan Olweus,trong
cuốn sách “Bắt nạt trong trường học, chúng ta biết gì và chúng ta có thể làm gì”
bắt nạt trong trường học như một “hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấu của một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân”
Trang 301.1.2 Khái niệm về công tác xã hội
Hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đào tạo CTXH quốc tế (2011) thống
nhất một định nghĩa về CTXH như sau: Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia
vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người và
lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với với môi trường sống
Công tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội [9]
1.1.2.1 Mục đích của công tác xã hội
Công tác xã hội hướng tới tạo ra “thay đổi” tích cực trong xã hội, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người đặc biệt là những nhóm người yếu thế Công tác xã hội thúc đẩy sự biến đổi xã hội, tăng cường các mối tương tác hài hoà giữa cá nhân, gia đình và xã hội hướng tới tiến bộ và công bằng xã hội
Hoạt động nghề nghiệp Công tác xã hội hướng tới 2 mục đícd cơ bản sau: Một là, nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng như cá nhân, gia đình và cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn
Hai là, cải thiện môi trường xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện các chức năng, vai trò của họ có hiệu quả
1.1.2.2 Các chức năng, nhiệm vụ của công tác xã hội
- Các chức năng của CTXH
Như là bác sỹ xã hội, các nhân viên xã hội thực hiện những chức năng của ngành công tác xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội đó là: chức năng Phòng ngừa, chức năng Can thiệp, Chức năng Phục hồi; Chức năng Phát triển
- Chức năng phòng ngừa
Trang 31Với quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, công tác xã hội không chờ tới khi
cá nhân hay gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn rồi mới giúp đỡ Công tác xã hội rất quan tâm đến phòng ngừa những vấn đề xã hội của cá nhân, gia đình hay cộng đồng Những hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cho cá nhân hay gia đình, việc cung cấp các kiến thức về HIV/AIDS hay kiến thức về ma tuý đều có ý nghĩa cho công tác phòng ngừa
- Chức năng can thiệp
Chức năng can thiệp (còn được gọi là chức năng chữa trị hay trị liệu) nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình hay cộng đồng giải quyết vấn đề đang gặp phải Khi thực hiện chức năng này nhân viên xã hội giúp đỡ đối tượng vượt qua khó khăn, giải quyết vấn đề đang tồn tại Ví dụ như hoạt động trợ cấp khi cộng đồng bị lũ lụt, thiên tai, hoạt động can thiệp bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ bị bạo hành, hoạt động tham vấn can thiệp khủng hoảng khi một bé gái bị xâm hại tình dục là hoạt động can thiệp giải quyết vấn đề
- Chức năng phục hồi
Đó là việc công tác xã hội giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng khôi phục lại chức năng xã hội đã bị suy giảm Nó bao gồm những hoạt động trợ giúp đối tượng trở lại mức ban đầu và hoà nhập cuộc sống xã hội Hoạt động phục hồi nhằm giúp đối tượng trở lại cuộc sống bình thường, hoà nhập cộng đồng, như giúp những người đói nghèo xoá được đói, vượt khỏi nghèo hay hỗ trợ người khuyết tật phục hồi các chức năng (sinh hoạt, lao động, xã hội); giúp trẻ lang thang trở về với gia đình; giúp người nghiện ngập, mại dâm trở lại cuộc sống bình thường, tái hoà nhập cộng đồng, trợ giúp những trẻ em bị vi phạm pháp luật, được giáo dục hoà nhập
Trang 32kỹ năng làm cha, mẹ, kỹ năng giáo dục con cái Thông qua hoạt động giáo dục công tác xã hội giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, phát huy tính chủ động
- Các nhiệm vụ cơ bản của CTXH:
+ Nâng cao năng lực, thúc đẩy khả năng tự giải quyết vấn đề của cá nhân,
+ Phát triển và cải thiện chính sách xã hội
1.1.3 Khái niệm công tác xã hội trong trường học
“Là những hoạt động về các dịch vụ của nhà thực hiện chính sách xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tại trường học Công tác xã hội học đường thực hiện những dịch vụ chủ yếu làm cho giáo dục gắn bó chặt chẽ hơn với thực tại xã hội, giúp học sinh tiếp cận các cơ hội giáo dục và bảo đảm các cơ hội đó được học sinh hưởng dụng Các dịch vụ hỗ trợ trường học thông qua một nhân viên
xã hội, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các biểu hiện bất thường của học sinh Công tác xã hội học đường còn là sự kết nối giữa các đối tượng trong xã hội cùng quan tâm chăm sóc cho thế hệ tương lai” (Trích nguồn: Kiều Văn Tu – Vai trò và nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội học đường “ Hội thảo về công tác xã hội năm 2009” )
1.1.4 Khái niệm nhân viên công tác xã hội
Nhân viên xã hội (social worker) được Hiệp hội các nhà công tác xã hội chuyên
nghiệp Quốc tế – IASW định nghĩa: “Nhân viên xã hội là người được đào tạo và
trang bị các kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội, họ có nhiệm vụ: trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương
Trang 33tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn”[9]
Nhân viên công tác xã hội đó là những người được đào một cách chuyên nghiệp
về công tác xã hội có bằng cấp chuyên môn Đó là những cán bộ, những chuyên gia
có khả năng phân tích các vấn đề xã hội, biết tổ chức, vận động giáo dục, biết cách thức hành động nhằm mục đích tối ưu hóa sự thực hiện vai trò chủ thể của con người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, góp phần tích cực vào quá trình cải thiện, tăng cường chất lượng cuộc sống của cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội [13]
1.2 Đặc điểm tâm – sinh lí của học sinh trung học cơ sở
1.2.1 Yếu tố sinh lý
Lứa tuổi THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 – 15 tuổi, tương ứng các
em học từ lớp 6 đến lớp 9 trường THCS Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên
và nó có một vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển của các em
Học sinh ở độ tuổi từ 11 đến 15 đang ở trong giai đoạn dậy thì với những dấu hiệu rất rõ nét và diễn ra hết sức nhanh chóng ở hệ thống thần kinh, hệ thống các cơ quan trong cơ thể, sự phát triển nhanh chóng của các cơ quan tế bào màng não, bộ phận sinh dục bắt đầu hoàn thiện, và bắt đầu có những cảm giác tò mò muốn tìm hiểu về giới tính Những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến tâm lí, cảm xúc, tinh thần, hành vi của các em học sinh
1.2.2 Yếu tố tâm lý
Học sinh trong giai đoạn tuổi dậy thì, hệ thống thần kinh ở vào trạng thái chưa ổn định, về nhận thức, tình cảm, ý chí có sự thay đổi, điều này dễ khiến cho các em dễ hưng phấn, dễ hành động và làm việc theo cảm tính, dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài Khi đối mặt với những vấn đề như tình cảm, học tập, giới tính, …các em dễ dàng có cảm giác hài lòng với chính mình Các em cũng bắt đầu có nhu cầu tiếp xúc với các bạn khác giới, có nhu cầu được mọi người tôn trọng, nhu cầu thỏa mãn sự hiếu kì cũng như tò mò của mình,… Khi gặp phải
Trang 34những ảnh hưởng không tốt, các em dễ rơi vào những “cạm bẫy” tiêu cực Từ đó dễ nảy sinh những hành động quá khích, ví dụ như có những học sinh thành tích học tập không tốt, các phương diện khác như ngoại hình, tài ăn nói cũng không tốt, nhưng các em lại có khao khát được thể hiện bản thân, rất muốn thể hiện mình và gây sự chú ý trước mặt người khác Khi đó các em sẽ tìm cách thể hiện bản thân thông những hành vi chống đối, ngang bướng, bỏ học, mê mẩn với những trò chơi điện tử hoặc thậm chí là thực hiện những hành vi bạo lực, để thể hiện cái “Tôi” của bản thân
Do trong giai đoạn từ 10-15 tuổi, học sinh có sự phát triển không đồng bộ và không cân bằng về tâm sinh lí, cùng với những hạn chế về kiến thức xã hội, do đó ở giai đoạn này thanh niên dễ nảy sinh những hành vi bạo lực Các em bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển chuyển tiếp giữa tuổi nhi đồng lên tuổi trưởng thành, sự phát triển của thời kì này vô cùng phức tạp và mâu thuẫn, nó còn đuợc gọi là “thời
kì tiềm ẩn nhiều nguy cơ” Cùng với sự phát triển nhanh chóng về sinh lí thì tâm lý cũng đang phát triển với tốc độ chậm hơn, khả năng nhận thức và kiềm chế bản thân vẫn chưa có sự phát triển hài hòa cùng với sinh lí, nhận thức của trẻ trong giai đoạn này khó có thể đối mặt được với những nguy cơ tiềm ẩn ngoài xã hội Trong điều kiện chưa có sự chuẩn bị trước, mà các em phải đối mặt với rất nhiều mâu thuẫn và nguy cơ như thế, thường khiến cho các em rơi vào trạng thái âu lo Điều này dẫn đến khi các em có chuyện không vừa ý hoặc cảm thấy không công bằng trong cuộc sống gia đình hay trong học tập thì trạng thái cảm xúc của các em cũng mất cân bằng theo Lúc đó những mâu thuẫn về nhu cầu của bản thân và thực tế khách quan ngày càng trở nên phức tạp Sự phát triển không đồng đều giữa tâm sinh
lí, dẫn đến nảy sinh nhiều mâu thuẫn, đây chính là một trong những yếu tố trực tiếp dẫn đến hành vi bắt nạt hay bạo lực trong nhà trường của học sinh
Trang 351.3 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
Tuy nhiên, người có công lớn nhất trong lý thuyết hành động xã hội là Max Weber, nhà xã hội học, kinh tế học, triết học, sử học-một trong những nhà lý luận
có ảnh hướng lớn nhất khi những tranh luận xung quanh luận điểm của ông chưa bao giờ chấm dứt Luận điểm lớn nhất của ông đã có ảnh hưởng to lớn đến tư duy khoa học từ khi ra đời đến nay đó là mối liên hệ giữa yếu tố tôn giáo với kinh tế thông qua luận giải trong tác phẩm lớn nhất “Nền đạo đức tin lành và tinh thần Chủ nghĩa tư bản” Một trong những lý thuyết quan trọng nữa mà Weber để lại đó là ông xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học là hành động xã hội, một sự mở rộng đầy ý nghĩa cho xã hội học khi mối quan tâm của nó sâu sắc hơn về con người chứ không chỉ ở khía cạnh xã hội như trước đây Bên cạnh đó Weber còn nghiên cứu về
bộ máy hành chính Chủ ngĩa tư bản, chủ nghĩa duy lý, tôn giáo, kinh tế và nhất là phương pháp luận loại hình lý tưởng rất hữu ích cho các nhà nghiên cứu
Một trong những người nghiên cứu và đưa học thuyết của Weber đến Bắc
Mỹ là T Passon Ông chịu ảnh hưởng của Weber xem cốt lõi của mọi hành động xã hội là ý nghĩa, do đó để hiểu được hành động phải hiểu được ý nghĩa gắn với hành động đó Theo Pasons thì hành động xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây:
Chủ thể hành động là những cá nhân
Các chủ thể theo đuổi các mục đích
Chủ thể phát triển các phương tiện khác nhau để đạt mục đích
Chủ thể đối mặt với những hoàn cảnh khác nhau, những hoàn cảnh gây tác động đến việc lựa chọn mục đích và phương tiện
Trang 36Chủ thể bị điều khiển bởi các giá trị và chuẩn mực tác động đến việc lựa
chọn mục đích và phương tiện (Theo Bùi Thế Cường, "Các lý thuyết về hành động
xã hội",Tạp chí Khoa học Xã hội, số 6(94)- 2006, tr 57-71.)
Định nghĩa hành động xã hội
“Một hành động xã hội là một hành động của một cá nhân mà có gắn một ý nghĩa vào hành động ấy, và cá nhân đó tính đến hành vi của người khác, bằng cách như vậy mà định hướng vào chuỗi hành động đó” [3] Mọi hành động không tính đến sự tồn tại và những phản ứng có thể có từ những người khác thì không phải là hành động xã hội
Phân loại của Max Weber
- Hành động hợp lý về mục đích Loại hành động này căn cứ vào những mong đợi của đối tượng bên ngoài và coi đó là phương tiện để đạt được mục đích Hay đó chính là việc người hành động phải suy nghĩ và quyết định xem chọn mục đích nào, phương tiện nào để đạt được mục đích
-Hành động hợp lý về giá trị Là nhũng hành động mà chủ thể luôn hướng đến những giá trị xã hội
-Hành động hợp lý theo truyền thống Đó là những hành động tuân thủ theo những theo thói quen, nghi lễ, phong tục,….của truyền thống Ví dụ như tổ chức đám giổ linh đình, mê tín dị đoan
- Hành động hợp lý theo cảm xúc Là hành động tự phát, không có sự cân nhắc, không theo quy luật, không có sự phân tích mà hoàn toàn phụ thuộc vào cảm xúc chủ quan…Ví dụ như do tức ai đó mà đánh làm người ta phải đi viện…
Weber cho rằng tất cả các loại hành động của con người đều thuộc một trong bốn loại hành động này Tuy nhiên, sự tồn tại của bốn loại hành động này không phải độc lập với nhau mà chúng đan xen, bổ trợ và đặc biệt trong thực tiễn ranh giới giữa các hành động không phải lúc nào cũng có thể minh định được
Áp dụng lý thuyết hành động xã hội
Thứ nhất, lý thuyết hành động xã hội vận dụng trong việc lý giải động cơ của các hành động con người Nói cụ thể hơn, trong những nghiên cứu về hành động con người, khi muốn hiểu được tại sao cá nhân, nhóm đó lại hành động như vậy?
Trang 37Lý thuyết hành động xã hội không chỉ cung cấp những động cơ cá nhân bên trong
cá nhân mà còn luận giải sự ảnh hưởng của các yếu tố xã hội như: hệ thống giá trị, chuẩn mực, tín ngưỡng, giới tính, giai tầng, chủng tộc và thậm chí là bối cảnh bên ngoài tác động đến hành động đó Vì vậy hành vi bắt nạt không chỉ xem xét ở góc
độ cá nhân mà còn phải xem xét đến sự tác động của nhân tố bên ngoài
Thứ hai, bên cạnh lý giải động cơ, lý thuyết hành động xã hội còn rất hữu dụng và cần thiết nhằm tìm hiểu, đánh giá những mục đích hay tác động của những hành động đó đến chính cá nhân và xã hội Khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội những hành động mà cá nhân đó thực hiện không chỉ ảnh hưởng đến bản thân anh ta
mà còn có tác động đến một nhóm tổ chức hay xã hội tổng thể Vì vậy áp dụng lí thuyết này ta có thể lí giải hành vi bắt nạt của một cá nhân học sinh nào đó có ảnh hưởng không chỉ đến học sinh đó mà còn ảnh hưởng tới cá nhân bị bắt nạt, lớp học hay trường học của cá nhân đó
Thứ ba, Lý thuyết hành động xã hội có cách nhìn về hành động của con người muốn đạt đến sự xác thực và có sức mạnh cần phải đặt trong sự phối hợp với quan điểm chức năng, tương tác, cấu trúc Bên cạnh sự phối hợp đó thì lý thuyết hành động xã hội cũng trợ giúp và bổ sung cho cả những lý giải hành vi có bằng chứng sâu rộng, đồng thời giúp lý giải vĩ mô không quá trừu tượng và chung chung
1.3.2 Cách tiếp cận nhận thức hành vi
- Thuyết trị liệu nhận thức – hành vi hay còn gọi là thuyết trị liệu nhận thức (behavioral cognitive therapy) bởi nền tảng của nó là các ý tưởng hành vi hoặc là trị liệu nhận thức xã hội do sự liên kết của nó với lý thuyết học hỏi xã hội
- Nội dung của thuyết: thuyết này cho rằng: chính tư duy quyết định phản ứng chứ không phải do tác nhân kích thích quyết định Sở dĩ chúng ta có những hành vi hay tình cảm lệch chuẩn vì chúng ta có những suy nghĩ không phù hợp Do
đó để làm thay đổi những hành vi lệch chuẩn chúng ta cần phải thay đổi chính những suy nghĩ không thích nghi
- Sơ lược về Thuyết hành vi: S -> R -> B (S là tác nhân kích thích, R là phản
ứng, B là hành vi) Thuyết cho rằng con người có phản ứng do có sự thay đổi của môi trường để thích nghi Như vậy, khi có 1 S sẽ xuất hiện nhiều R của con người,
Trang 38nhưng dần dần sẽ có 1 R có xu hướng lặp đi lặp lại do chúng ta được học hay được củng cố khi kết quả của phản ứng đó mang lại điều gì chúng ta mong đợi Như vậy theo thuyết này thì hành vi con người là do chúng ta tự học mà có và môi trường là yếu tố quyết định hành vi
- Quan điểm về nhận thức và hành vi: 2 quan điểm
+ Theo các nhà lý thuyết gia nhận thức- hành vi thì các vấn đề nhân cách hành vi của con người được tạo tác bởi những suy nghĩ sai lệch trong mối quan hệ
tương tác với môi trường bên ngoài (Aron T Beck và David Burns có lý thuyết về
tư duy méo mó) Con người nhận thức lầm và gán nhãn nhầm cả từ tâm trạng ở trong ra đến hành vi bên ngoài, do đó gây nên những niềm tin, hình tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực Suy nghĩ không thích nghi tốt đưa đến các hành vi của một cái tôi thất bại.(ví dụ, đứa trẻ có những suy nghĩ với những hành vi bắt nạt của nó sẽ không
bị ai trừng phạt nên nó ngang nhien thực hiện hành vi này với người bạn mà nó không thích )
+ Hầu hết hành vi là do con người học tập (trừ những hành vi bẩm sinh), đều bắt nguồn từ những tương tác với thế giới bên ngoài, do đó con người có thể học tập các hành vi mới, học hỏi để tập trung nghĩ về việc nâng cao cái tôi, điều này sẽ sản sinh các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức (Hành vi bắt nạt có thể do trẻ đã nhìn thấy người khác làm như vậy, nó thấy hay, thầy chứng tỏ được sức mạnh bản thân nên làm như vậy.)
=> Như vậy, lý thuyết này cho ta thấy rằng cảm xúc, hành vi của con người không phải được tạo ra bởi môi trường, hoàn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề Con người học tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và được thực hiện bằng suy nghĩ và quan niệm của mỗi người về những gì họ đã trải nghiệm
Trang 39Như vậy, thuyết này mang tính nhân văn cao cả và đúng đắn khi đã đặt đúng trọng tâm vai trò của chủ thể con người trong hành vi của họ (khác với thuyết hành
vi coi trọng yếu tố tác nhân kích thích; thuyết học tập xã hội coi trọng yếu tố thói quen hay học tập)
Quan điểm của Sheldon về Trị liệu hành vi - nhận thức cho cá nhân
Đánh giá gần đây của Sheldon về trị liệu hành vi đã đưa ra những đóng góp
về mặt nhận thức Theo ông một thành tố quan trọng trong trị liệu hành vi chính là việc lựa chọn các yếu tố tăng cường, thúc đẩy để củng cố hành vi Các yếu tố này cần được quan sát, khái quát hóa và mô hình hóa (học hỏi qua trải nghiệm), điều này đòi hỏi chúng ta hành động dựa trên nhận thức của chúng ta về thế giới về cuộc sống Sheldon cũng chỉ ra việc học hỏi thông qua việc lập mô hình là nhận thức, điều này có nghĩa là chúng ta tự suy nghĩ về bản thân trong các tình huống mà chúng ta đang quan sát, chỉ ra được chúng ta hành động ra sao Trong thực tế, việc thúc đẩy cách nghĩ như trên là rất hữu ích
Theo ông, lượng giá là một khía cạnh quan trọng trong cách tiếp cận hành vi- nhận thức Một chuổi hình thức lượng giá phù hợp sẽ gồm những nội dung sau:
* Đạt được sự mô tả những vấn đề từ những quan điểm khác nhau
* Đưa ra những ví dụ về ai bị tác động và tác động như thế nào
* Tìm kiếm những hình thức khởi đầu của các vấn đề, chúng biến đổi ra sao
và tác động đến chúng ở những vấn đề gì?
* Xác định những khía cạnh khác nhau của các vấn đề và chúng phù hợp với nhau ra sao?
* Lượng giá về động cơ cho sự biến đổi
* Xác định những mô hình tư duy và những cảm xúc có trước, trong và sau những biến cố về hành vi của vấn đề
* Xác định những điểm mạnh trong và xung quanh thân chủ
Trang 40Ứng dụng lý thuyết nhận thức hành vi:
Áp dụng lý thuyết nhận thức – hành vi với mục đích là làm bộc lộ và kiểm tra ý nghĩ, thay đổi hành vi của thân chủ Áp dụng 4 quá trình như sau:
+ Đầu tiên là nhận diện các tư duy tự động bao gồm các niềm tin không hợp
lý Nhân viên công tác xã hội cho học sinh thấy rằng cảm xúc của họ (hay còn gọi là hậu quả cảm xúc) không phải do người khác gây ra hoặc các nguồn lực bên ngoài (sự kiện kích hoạt), giúp thân chủ hiểu rằng chính cách mà họ làm, họ cảm nhận và thể hiện, cư xử ra bên ngoài…thông qua cách mà thân chủ nghĩ và niềm tin không hợp lý - nhận thức sai lệch
+ Thứ hai là kiểm chứng các tư duy tự động, nhân viên công tác xã hội
hướng dẫn và giúp đỡ học sinh kiểm chứng giá trị của các tư duy tự động, Thân chủ được hướng dẫn để sẵn sàng chất vấn lại với những ý nghĩ của họ trước một sự kiện đau buồn hoặc gây ra những cảm xúc khác, cách thay đổi suy luận của họ Mục đích
là khuyến khích thân chủ đưa ra các giải thích thay thế cho các sự kiện cũng là một cách làm xói mòn các tư duy tự động
+ Thứ ba, nhận diện các giả định kém thích ứng Một khi niềm tin đã nhận
diện thì khuôn mẫu biểu hiện các nguyên tắc hay các giả định kém thích ứng đã dẫn dắt cuộc sống của thân chủ đến với thất vọng, thất bại và cuối cùng là những biểu hiện sai trái
+ Thứ tư là kiểm chứng và thay thế giá trị của giả định kém thích ứng khi đã
nhận diện được các giả định kém thích ứng, nhân viên công tác xã hội đương đầu với từng loại để giúp thân chủ nhìn ra các sai lầm vốn có của niềm tin không hợp lý
thông qua cuộc tranh luận ý thức bằng cách hỏi – yêu cầu đưa ra - giải thích bằng
chứng về niềm tin bởi những câu hỏi trực tiếp; và hình thức thứ hai được lựa chọn
để đương đầu với niềm tin là dùng tranh luận tưởng tượng, đây là kỹ thuật cho phép
trí tưởng tượng của thân chủ đi ngược lại niềm tin không hợp lý, tưởng tượng với tình huống không thoải mái và từng mức thang bậc dễ chịu hơn, ít căng thẳng hơn ,
ít giận hơn…hoặc giảm hơn bất cứ điều gì liên quan đến cảm xúc tiêu cực Khi thân chủ có thể nói ra rằng mình có thể tưởng tượng việc giảm dần cường độ mạnh mẻ của cảm xúc, và Nhà trị liệu sẽ hỏi để giúp than chủ tìm ra suy nghĩ gì đã sử dụng