Bất động sản (BĐS) là một nguồn tài sản lớn của một quốc gia, mọi nền kinh tế, mọi gia đình cá nhân. Nó có vai trò quan trọng trong tất cả các ngành sản xuất xã hội, và luôn là tư liệu sản xuất đặc biệt đảm bảo cho các ngành hoạt động hiệu quả và phát triển, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất hàng hóa, BĐS cũng được trao đổi, mua bán trên thị trường (TT) và trở thành một loại hàng hóa đặc biệt. Sự trao đổi, mua bán ấy đã hình thành nên một loại TT - thị trường bất động sản (TT BĐS). Ở Việt Nam, TT BĐS chính thức được hình thành từ năm 1993, sau khi luật đất đai cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đến năm 1996, lần đầu tiên khái niệm “thị trường bất động sản” được chính thức đề cập trong Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Trong hơn 10 năm hoạt động và phát triển, TT BĐS Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng quan tâm tới, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và liên tục tăng trưởng mạnh những năm gần đây. Việt Nam được xem là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng cao hàng đầu thế giới. Đặc biệt hơn, khi Việt Nam chính thức ra nhập WTO thì vốn đầu tư từ nước ngoài vào BĐS ngày càng cao và trở nên khá sôi động vì vậy đã đặt TT BĐS Việt Nam vào những thách thức của xu hướng toàn cầu hóa. Tuy nhiên, TT BĐS Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển, và vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm của TT cần giải quyết nhiều: sự mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu nhất quán giữa các văn bản pháp lý; các chính sách của nhà nước chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường; thủ tục hành chính rườm rà, rắc rối gây nhiều phiền hà cho người dân. Đặc biệt là vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp (TNT) đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của TT nhà ở nói riêng và TT BĐS nói chung. Thực tế hiện nay, vấn đề nhà ở cho người có TNT đang là vấn đề bức bách của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt vấn đề này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn với các thành phố lớn khi tỷ lệ di dân ngày càng cao. Và thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của cả nước. Cuốn theo chiều xoáy phát triển, Hà Nội đã có những thành tựu nổi bật trên tất cả các mặt của đời sống. Tuy nhiên, như bất kỳ thủ đô của các nước đang phát triển trên thế giới nào, Hà Nội cũng phải đối mặt với một loạt những vấn đề xã hội như: khoảng cách giàu nghèo, tệ nạn xã hội, thất nghiệp… Và “Nhà ở cho người có thu nhập thấp” cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay. Với nền kinh tế TT hiện nay đã gián tiếp tạo nên sự phân hóa về nhà ở. Thì việc tạo lập một chỗ ở ổn định và đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu vẫn là mơ ước đối với tất cả những người có TNT. Do vậy, việc nghiên cứu đề án: “Thực trạng và giải pháp Nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn Hà Nội” trở nên hết sức cấp thiết và có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay, nó góp thêm một công cụ trong việc đi tìm lời giải cho bài toán lớn về vấn đề nhà ở cho người có TNT hiện nay.
LỜI NÓI ĐẦU Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài Bất động sản (BĐS) là một nguồn tài sản lớn của một quốc gia, mọi nền kinh tế, mọi gia đình cá nhân. Nó có vai trò quan trọng trong tất cả các ngành sản xuất xã hội, và luôn là tư liệu sản xuất đặc biệt đảm bảo cho các ngành hoạt động hiệu quả và phát triển, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất hàng hóa, BĐS cũng được trao đổi, mua bán trên thị trường (TT) và trở thành một loại hàng hóa đặc biệt. Sự trao đổi, mua bán ấy đã hình thành nên một loại TT - thị trường bất động sản (TT BĐS). Ở Việt Nam, TT BĐS chính thức được hình thành từ năm 1993, sau khi luật đất đai cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đến năm 1996, lần đầu tiên khái niệm “thị trường bất động sản” được chính thức đề cập trong Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Trong hơn 10 năm hoạt động và phát triển, TT BĐS Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng quan tâm tới, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và liên tục tăng trưởng mạnh những năm gần đây. Việt Nam được xem là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng cao hàng đầu thế giới. Đặc biệt hơn, khi Việt Nam chính thức ra nhập WTO thì vốn đầu tư từ nước ngoài vào BĐS ngày càng cao và trở nên khá sôi động vì vậy đã đặt TT BĐS Việt Nam vào những thách thức của xu hướng toàn cầu hóa. Tuy nhiên, TT BĐS Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển, và vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm của TT cần giải quyết nhiều: sự mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu nhất quán giữa các văn bản pháp lý; các chính sách của nhà nước chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường; thủ tục hành chính rườm rà, rắc rối gây nhiều phiền hà cho người dân. Đặc biệt là vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp (TNT) đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của TT nhà ở nói riêng và TT BĐS nói chung. Thực tế hiện nay, vấn đề nhà ở cho người có TNT đang là vấn đề bức bách của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt vấn đề này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn với các thành phố lớn khi tỷ lệ di dân ngày càng cao. Và thủ đô Đề án môn học Hà Nội, trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của cả nước. Cuốn theo chiều xoáy phát triển, Hà Nội đã có những thành tựu nổi bật trên tất cả các mặt của đời sống. Tuy nhiên, như bất kỳ thủ đô của các nước đang phát triển trên thế giới nào, Hà Nội cũng phải đối mặt với một loạt những vấn đề xã hội như: khoảng cách giàu nghèo, tệ nạn xã hội, thất nghiệp… Và “Nhà ở cho người có thu nhập thấp” cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay. Với nền kinh tế TT hiện nay đã gián tiếp tạo nên sự phân hóa về nhà ở. Thì việc tạo lập một chỗ ở ổn định và đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu vẫn là mơ ước đối với tất cả những người có TNT. Do vậy, việc nghiên cứu đề án: “Thực trạng và giải pháp Nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn Hà Nội” trở nên hết sức cấp thiết và có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay, nó góp thêm một công cụ trong việc đi tìm lời giải cho bài toán lớn về vấn đề nhà ở cho người có TNT hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề nhà ở trên địa bàn Hà Nội nói chung và mục tiêu cụ thể của đề tài đi vào: Phân tích, hệ thống hóa những lý luận về TT BĐS Việt Nam, tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân về nhà ở cho người có TNT, cơ chế chính sách của nhà nước trong lĩnh vực xây dựng nhà ở cho những người có TNT để từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy xây dựng quỹ nhà ở cho người có TNT. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình thực tế về việc xây dựng nhà ở cho người có TNT trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng về nhà ở cho người có TNT trên địa bàn Hà Nội trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây đến trước ngày 1/08/2008. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp điều tra thu thập số liệu, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phân tích …Ngoài ra còn tham khảo, sử dụng thêm các nguồn số liệu thống kê của các cơ quan nhà nước, trên các tạp chí bất động sản, các trang Web chuyên ngành… Nguyễn Thị Huệ Lớp: Địa chính 47 2 Đề án môn học Kết cấu nội dung của đề tài: Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo, mở đầu và kết luận, đề án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nhà ở cho người có thu nhập thấp. Chương 2: Thực trạng về nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn Hà Nội Chương 3 : Giải pháp phát triển thị trường nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn Hà Nội Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thế Phán đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Nguyễn Thị Huệ Lớp: Địa chính 47 3 Đề án môn học Chương 1 Cơ sở khoa học về nhà ở cho người có thu nhập thấp 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm nhà ở Nhà ở là sản phẩm của hoạt động xây dựng và là không gian bên trong có tổ chức được ngăn cách với môi trường bên ngoài dùng để ở. Nhà ở là không chỉ là không gian cư trú đơn thuần mà còn là môi trường sống, môi trường lao động và sản xuất, môi trường văn hóa, giáo dục. Nhà ở là tổ ấm hạnh phúc của mọi gia đình, là tế bào của sự phồn vinh và tiến bộ xã hội… Đối với mỗi quốc gia, nhà ở không chỉ là nguồn tài sản lớn, mà còn thể hiện trình độ phát triển, tiềm năng kinh tế và góp phần tạo nên bộ mặt kiến trúc tổng thể. Ngày nay, khi cuộc sống của người dân ngày càng đầy đủ thì nhu cầu về nhà ở lại càng cao. Nhà ở là vấn đề nóng bỏng của mọi xã hội, trong mọi thời kỳ phát triển của nền kinh tế, là sự quan tâm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức kinh tế, xã hội và cả mỗi quốc gia. Nhà ở có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội từ kinh tế, văn hóa đến chính trị xã hội. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm giải quyết vấn đề nhà ở của người dân ở các đô thị cũng như ở nông thôn, đặc biệt là nhà ở cho người có TNT góp phần từng bước thực hiện cải thiện đời sống cho nhân dân. 1.1.2. Bất động sản nhà ở cho người có thu nhập thấp 1.1.2.1. Khái niệm về người có thu nhập thấp Từ trước cho tới nay tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung chưa có một khái niệm nào rõ ràng về “ Người có thu nhập thấp”. Tuy nhiên., theo khái niệm thông thường và đang được nhiều nước chấp nhận thì người có TNT là người có mức thu nhập lớn hơn mức thu nhập bình quân của xã hội. Chẳng hạn, theo số liệu của tổng cục thống kê thì mức thu nhập bình quân khu vức đô thị của nước ta là và theo Cục thống kê Hà Nội thì mức thu nhập bình quân đầu người là 31triệu đồng/ người/ năm . Như vậy theo cách hiểu trên thì người có thu nhập bình quân thấp hơn mức nêu trên sẽ được coi là người có TNT. Nguyễn Thị Huệ Lớp: Địa chính 47 4 Đề án môn học Tuy nhiên, Theo chương trình hộ trợ nhà ở cho người có TNT, thì khái niệm người có TNT là: Người có thu nhập ổn định trên ngưỡng nghèo và dưới mức tiệm cận với mức trung bình, và có khả năng tích lũy vốn để cải thiện điều kiện nơi ở nhưng vẫn cần sự hỗ trợ của nhà nước về vốn vay dài hạn trả góp với mức lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho họ về chính sách đất đai và cơ sở hạ tầng (người vay vốn có khả năng hoàn trả tiền vay). Theo quan niệm của Việt Nam thì người nghèo khác với người có mức TNT, người nghèo được xác định là người thiếu ăn không thể tự lo được mà nhà nước phải hộ trợ hoàn toàn. Còn người có TNT là người có điều kiện sinh hoạt kém chất lượng, với mức thu nhập ổn định nhưng thấp, và cũng có khả năng dành một ít thu nhập cho việc chăm lo cải thiện nhà ở với sự trợ giúp của nhà nước. Ở nước ta, chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành. Theo đó, hộ nghèo ở khu vực nông thôn được xác định là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2,4 triệu đồng/người/năm). Ở khu vực thành thị, những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (3,12 triệu đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. 1.1.2.2. Nhà ở cho người có thu nhập thấp Theo nghĩa hẹp: Nhà ở cho người có TNT là những căn nhà cấp thấp, giá rẻ dành cho người có thu nhập thấp và cho các đối tượng chính sách xa hội như người già, tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa hoặc người có công với đất nước đang sống trong hoàn cảnh khó khăn… Theo nghĩa rộng: Nhà ở cho người có TNT là nhà ở được xây dựng dựa trên quỹ nhà ở xã hội của một quốc gia, địa phương dành cho đa số dân cư và người lao động có thu nhập thấp dưới mức trung bình trong xã hội. 1.1.2.3. Sự cần thiết của nhà ở đối với người có thu nhập thấp Nhà cho người có TNT đang là vấn đề hết sức bức bách của mỗi địa phương trong cả nước hiện nay và đặc biệt của Hà Nội trung tâm đầu não của cả nước. Chính vì vậy mà nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách đầu tư về nhà ở để tạo điều kiện và khơi dậy được tiềm năng của nhân dân trong xây dựng quỹ nhà ở. Trong Nguyễn Thị Huệ Lớp: Địa chính 47 5 Đề án môn học những qua, quỹ nhà ở đã tăng lên đáng kể cả về số lượng và chất lượng công trình nhà ở, do đó đã giải quyết được một bước nhu cầu về nhà ở các tầng lớp dân cư. Tại Hà Nội, hiện nay đã có rất nhiều khu đô thị mới mọc lên, với quy mô, chất lượng cơ sở hạ tầng đúng tiêu chuẩn hiện đại. Các công trình dịch vụ thương mại, thể thao vui chơi giải trí đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, xử lý nước thải và chất thải. Các đô thị đó như là: Linh Đàm, Định Công, Khu làng quốc tế Thăng Long, khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính, Trung Yên…Bên cạnh đó cũng có nhiều khu nhà tái định cư, khu nhà ở cho người có TNT, khu nhà ở cho sinh viên, giáo viên cũng đã và đang xây dựng như: Nhà ở cho người có TNT tại xã Xuân Đỉnh - Quận Tây Hồ, khu tái định cư Nam Đại Cồ Việt… Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được ở trên, thì việc đầu tư xây dựng nhà ở theo quy chế mới thời gian qua đã bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là vấn đề nhà ở cho người có TNT. Theo ước tính của ngân hàng phát triển Châu Á thì số hộ TNT ở thành phố Hà Nội là từ 100 – 150 hộ chiếm tới 50% cư dân thành phố và đó là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, người lao động và buôn bán nhỏ… đây là những người tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Trong đó theo điều tra của Bộ Xây Dựng, thì chỉ có 30% cán bộ, công nhân viên nhà nước được phân phối nhà ở, trong đó có 19% là nhà chung cư được xây dựng từ trước năm 1990 và có khoảng 15 – 20 hộ gia đình thực sự khó khăn về nhà ở. Trong khi đó với mức thu nhập bình quân hiện nay, để mua được một căn hộ chung cư trung bình ( có giá từ 7 – 9 triêu đồng/m 2 ) thì ngay cả những hộ gia đình công nhân viên chức có mức thu nhập trung bình khoảng 4 – 6 triệu đồng/ hộ/ tháng cũng không đủ khả năng mua nhà ở theo giá TT. Vì vậy, mong muốn mua nhà ở đối với người TNT là hết sức xa vời. Những năm gần đây, xuất phát từ những nhu cầu đặt ra, quỹ nhà ở của thành phố đã tăng nhanh nhưng so với nhu cầu thực tế thì chỉ như muối bỏ bể. Do vậy cần phải có cái nhìn mới mẻ để cải thiện được vấn đề theo hướng tìm kiếm các giải pháp đầu tư nhà ở thích hợp vừa tạo điều kiện khả năng thanh toán của người TNT, đồng thời đẩy mạnh khả năng giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở cho người TNT. Nguyễn Thị Huệ Lớp: Địa chính 47 6 Đề án môn học 1.1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến nhà ở cho người có thu nhập thấp Sự tăng trưởng về dân số: Dân số tăng làm cho kết cấu và quy mô dân số thay đổi dân đến nhu cầu về nhà ở cũng tăng, mặt khác do số người trong độ tuổi kết hôn tăng cùng với nhu cầu tách hộ muốn ở riêng và độc lập nên nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên. Sự thay đổi của thu nhập việc làm: Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì nhu cầu chi trả cho những khoản chi phí cũng tăng do đó nhu cầu về nhà ở cũng tăng. Khi TNT thì các khoản TNT có được phải được ưu tiên chi trả cho các khoản đáp ứng nhu cầu thiết yếu để duy trì cuộc sống của con người. Khi các nhu cầu đó được đảm bảo thì các khoản thu nhập tăng thêm này sẽ được dùng vào việc đầu tư nhà ở. Cùng với sự tác động của thu nhập thì việc làm cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu nhà ở. Việc làm vừa tác động gián tiếp vừa tác động trực tiếp đến nhà ở. Trước hết việc làm tác động trực tiếp đến thu nhập, nếu việc làm tốt tạo ra thu nhập cao và ổn định thì nhu cầu về nhà ở sẽ tăng cao và ngược lại nếu việc làm tạo ra TNT thì nhu cầu về nhà ở sẽ là chuyện xa vời với người TNT. Tính chất việc làm sẽ tác động trực tiếp đến nhà ở, nếu việc làm cố định thì người lao động sẽ mong muốn một ngôi nhà kiên cố cho một cuộc sống lâu dài ổn định, còn nếu việc làm thường xuyên thay đổi chỗ làm thì nhu cầu nhà ở kiên cố sẽ giảm đi . Đô thị hóa và sự hoàn thiện, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng: Đô thị hóa là nhu cầu tất yếu của mỗi địa phương, quá trình đô thị hóa làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế , làm thay đổi quy mô và kết cấu dân số vì vậy làm nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên. Tuy nhiên cùng với nó thì sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở các vùng này cũng phải tăng lên tạo điều kiện, khả năng tiếp cận đến những vùng mới được đô thị hóa tăng lên làm tăng khả năng đầu tư xây dựng nhà ở tăng lên vì vậy nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho người có TNT xây dựng và cải tạo nhà ở của mình. Chính sách về đất đai: miễn giảm tiền thuế sử dụng đất cho những hộ có TNT. Hiện nay nhà nước đã có chính sách không thu tiền sử dụng đất đối với những chung cư cao tầng, cần chứng nhận cho những hộ có TNT trong các khu chung cư. Nguyễn Thị Huệ Lớp: Địa chính 47 7 Đề án môn học Chính sách tài chính tín dụng: Hình thành thị trường tài chính nhà ở, huy động các nguồn tài chính của xã hội (nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước như ODA, vốn hỗ trợ người nghèo…) Miễn giảm thuế cho các dự án đầu tư nhà ở cho người có TNT, hình thành quỹ nhà ở của thành phố hỗ trợ người có TNT. Đặc biệt chính sách tài chính phải đảm bảo cho các ngân hàng, nhất là trong việc cho vay thế chấp, giải quyết thu nợ, đấu giá thế chấp khi người có TNT không đủ khả năng thanh toán, hỗ trợ việc mua nhà trả góp cho người dân. Bên cạnh đó phải đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc đăng ký quyền sử dụng đất và nhà ở nhằm tạo điều kiện pháp lý cho người có TNT cải tạo, nâng cấp nhà ở và có thể thế chấp nhà ở để cải thiện nhà ở. 1.1.2.5. Đặc điểm của người có thu nhập thấp Mức lương và thu nhập Theo báo cáo của sở lao động thương binh và xã hội thì thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội năm 2007 là 31triệu đồng/người/ năm Một khảo sát trong số lao động ngoại tỉnh cho thấy: Lao động trong khu vực phi kết cấu có mức thu nhập khác nhau tùy theo kỹ năng tay nghề và loại hình công việc song nhìn chung vẫn thấp hơn so với khu chính thức Với mức thu nhập như vậy thì việc chi tiêu cho các hàng hóa thông thường cũng trở nên khó khăn thậm chí nhiều hộ gia đình không đủ ăn, huống chi đến việc tích lũy mua sắm, đầu tư, nâng cấp cải thiện nhà ở. Hoặc nếu có tích lũy nhưng lại với mức tích lũy từ 7 – 10% thu nhập thì liệu sau bao nhiêu năm họ mới có đủ tiền xây nhà hoặc cải tạo nhà? Điều kiện nơi ở Đối với lao động di cư có trình độ cao, có thu nhập cao thì nhà ở ổn định. Song đa số người lao động đều phải ở nhà trọ, hay nhà cho thuê với chất lượng thấp kém, không đảm bảo vệ sinh, ánh sáng, an ninh trật tự kém… Theo tính toán của Vụ cơ sở hạ tầng - Bộ kế hoạch và đầu tư thì diện tích bình quân đầu người hiện nay trên địa bàn Hà Nội vào khoảng 7m 2 / người và dự kiến đến năm 2010 là 9 – 10 m 2 /người. Trong đó 30% số dân trong thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Huệ Lớp: Địa chính 47 8 Đề án môn học đang ở với diện tích dưới 4m 2 /người và 60% người dân có nhu cầu muốn nâng cấp cải tạo nhà. Như vậy thì diện tích bình quân trên đầu người của những người có TNT chỉ vào khoảng dưới 6m 2 / người. Nhóm người có TNT bao gồm nhiều đối tượng, ngoài đối tượng là cán bộ công nhân viên chức thì còn có công nhân ở các khu công nghiệp và khu chế xuất, sinh viên các trường đại học và cao đẳng và người những người buôn bán nhỏ thì diện tích ở của rất thấp. Đối với những người định cư từ trước khi chuyển đổi nền kinh tế từ chế độ bao cấp thì họ phải ở trong những căn hộ tập thể do nhà nước phân phối.Nay đã xuống cấp nghiêm trọng, lún nứt, quá năm sử dụng và lạc hậu. Không những thế, đối với những người di cư từ nông thôn ra để làm thuê thì nhà ở của họ là những lều lán dựng tạm bợ, nghèo nàn đơn sơ bằng những loại vật liệu như: tre, nứa , cót ép… Như vậy cho thấy điều kiện về nhà ở cho người có TNT bố trí không khoa học, không đúng quy hoạch thậm chí là lấn chiếm vô tổ chức vì vậy nhà ở của họ thường thuộc diện giải tỏa và không có đủ các điều kiện tối thiểu sinh hoạt. Hệ thống cấp thoát nước không đến được với các hộ dân, hệ thống điện quá tải không được xử lý, ý thức vệ sinh môi trường kém nên dẫn đến môi trường sống ngày càng trở nên ô nhiễm, không đủ tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, vệ sinh môi trường. Tình trạng trộm cắp, gây mất trật tự an ninh đô thị thường xuyên ở những khu vực này. Về văn hóa, giáo dục, thể thao: Những người có TNT không đủ khả năng chi trả các khoản học phí, và các khoản phụ phí do đó đa số họ đành chấp nhận để con em mình học trong các trường có cơ sở vật chất yếu kém, kém chất lượng hoặc thất học. Đời sống văn hóa tinh thần của họ còn nhiều hạn chế, thiếu hụt các cơ sở sinh hoạt văn hóa, thể thao vui chơi giải trí 1.1.2.6. Yêu cầu về nhà ở của người của người có thu nhập thấp Chất lượng: Nhà ở cho người có TNT về chất lượng phải đảm bảo được các nhu cầu tối thiểu như: có đủ tiêu chuẩn hạ tầng dịch vụ tối thiểu, có thể nằm xa trung tâm và các khu dịch vụ - thương mại (để giá đất là thấp nhất); về phương diện kiến Nguyễn Thị Huệ Lớp: Địa chính 47 9 Đề án môn học trúc - thiết kế – xây dựng, phải phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành nhà ở cho người TNT chỉ bao gồm chi phí tối thiểu đảm bảo nhu cầu tối cơ bản (quy mô, diện tích, độ bền kết cấu công trình, chi phí vận hành thiết yếu). Giá cả : Theo nghiên cứu, giá thuê nhà cho người TNT ở nước ngoài chỉ dao động trong khoảng 10-20% thu nhập. Trong vòng 10-15 năm là họ có thể mua được nhà. Vậy mà đề án triển khai với người có TNT tại Việt Nam lại lấy mức cao nhất là 20%. Hơn nữa, hiện nay có rất nhiều cán bộ công nhân viên chức xin nghỉ việc mà hiện tượng này có khả năng trở thành “làn sóng” vì nhiều lý do trong đó không ngoại trừ lý do lương thấp. Với đồng lương “còm” của cán bộ, công chức nước ta hiện nay thì chuyện sở hữu một ngôi nhà ở thành phố, đô thị là điều “không tưởng” có khi cả đời cũng không mua nổi. Theo nghị định 90, giá thuê nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà chung cư thấp nhất đã là 12.000 đồng, cao nhất là 28.000 đồng một m² một tháng. Nếu tính theo tiêu chuẩn căn hộ chung cư thuộc quỹ nhà ở xã hội (diện tích 30-60 m²) thì chi phí thuê căn hộ chung cư từ 360.000 đến 1.680.000 đồng một tháng. Mức giá thuê trên có thể là chấp nhận được với công chức đã đi làm được khoảng 10 năm, những người mới ra trường, hệ số lương thấp, đặc biệt là đối với lao động ở các khu công nghiệp thì còn quá cao. Theo khảo sát của Tổng liên đoàn lao động, hiện phần đông lao động khu công nghiệp là người ngoại tỉnh, thu nhập bình quân 800.000-900.000 đồng một tháng. Họ chỉ dám thuê nhà trọ tư nhân với giá 60.000-150.000 đồng một người một tháng. Hỗ trợ của nhà nước: Theo TS. Hoàng Xuân Nghĩa viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội nhận định, chính sách hỗ trợcủa nhà nước trong việc thúc đẩy thị trường có thể chia làm ba nhóm chính: Nhóm thứ nhất: hạn chế sự lũng đoạn và độc quyền của các Công ty phát triển nhà Nhà nước (các doanh nghiệp nhà nước) và xã hội hóa công tác xây dựng nhà ở. Chẳng hạn, TP Hà Nội hoàn toàn có thể ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân trong và nước ngoài tham gia TT nhà ở cho người TNT. Nguyễn Thị Huệ Lớp: Địa chính 47 10 . việc nghiên cứu đề án: “Thực trạng và giải pháp Nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn Hà Nội” trở nên hết sức cấp thiết và có ý nghĩa trong bối cảnh. khảo, mở đầu và kết luận, đề án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nhà ở cho người có thu nhập thấp. Chương 2: Thực trạng về nhà ở cho người có thu nhập