Phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân” trong đó đề cập đến “Phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ THANH HIẾU
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI - NĂM 2017
Trang 2LÊ THỊ THANH HIẾU
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP TRÊN ĐỊA BÀN
Chính sánh công
60 34 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS TS NGUYỄN HỮU HẢI
HÀ NỘI - NĂM 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung nghiên cứu, số liệu, kết quả trong luận vănnày là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào Những số liệutrong luận văn, các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giáđược tác giả thu thập từ các nguồn tư liệu khác nhau, có ghi rõ nguồn trích dẫntrong phần tài liệu tham khảo
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung luận văn của mình
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2017
Học viên thực hiện
Lê Thị Thanh Hiếu
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến PGS.TS.Đỗ Phú Hải – Người đã trực tiếphướng dẫn, giúp tôi tiếp cận những tư liệu khoa học cần thiết để tôi thực hiện vàhoàn thành luận văn này
Tôi xin cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa Chính sách công cùngTập thể các Thầy Cô Khoa Sau đại học – Học viện Hành chính Quốc gia đã nhiệttình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại Trường
Cuối cùng Tôi xin cảm ơn các bạn lớp CS1.B1 đã đồng hành cùng tôi trongsuốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2017
Học viên thực hiện
Lê Thị Thanh Hiếu
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 11
11
NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP 11
11
1.1.1 Khái niệm chính sách 11
1.1.2 Thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp 12
16 16 19
22
thấp 22
thấp 23
thấp 25
nhập thấp 27
28
1.3.6 Giám sá 28 thấp 29
thấp 31
1.5 Kinh nghiệm của một số địa phương về thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp 33
1.5.1.Tỉnh Bình Dương thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp 33 1.5.2.Kinh nghiệm thực hiện chính sách nhà ở thu nhập thấp tại Tỉnh Đà Nẵng 34 1.5.3.Kinh nghiệm thực hiện chính sách nhà ở thu nhập thấp tại Tỉnh Hưng Yên 35 1.5.4.Kinh nghiệm thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp tại tỉnh Quảng Ninh 36
Trang 61.6 Những bài học được rút ra để giải quyết vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp 37
Tiểu kết chương 1 38
Chương 2……… .………47
THẤP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 40
2.1 Những đặc điểm kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội 40
2.2 Đánh giá thực hiện chính sách và các giải pháp công cụ ở cho người thu nhập thấp tại Thành phố Hà Nội 44
i thu nhập thấp 53
thấp 53
thấp 57
thấp 64
66
nhập thấp 67
69 người thu nhập thấp 71
2.4 Kết quả thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp 72
thấp tại Thành phố Hà Nội 76
Tiểu kết chương 2 78
Chương 3 79
THU NHẬP THẤP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 79
thành phố Hà Nội 79
3.1.1 Mục tiêu thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp ở nước ta 79
3.1.2 Mục tiêu thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp tại Hà Nội 80
82
Tiểu kết chương 3 91
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần dây, nguồn dân cư lao động từ các tỉnh thành tập trungsống, học tập và làm việc tại Thành phố Hà Nội ngày một đông và con số nàyvẫn ngày một tăng cao Mức độ gia tăng dân số quá nhanh, nhất là việc gia tăngdân số cơ học khiến Thủ đô đang phải chịu áp lực lớn về chỗ ở, điều kiện họctập, y tế, việc làm, môi trường Điều này phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượngsống và giao thông đô thị của Thủ đô
Để có nhà ở tại Thủ đô Hà Nội là điều vô cùng khó khăn đối với nhữngngười chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền làm công Số tiền ít ỏi họ kiếm được chỉ
đủ trang trải cuộc sống hàng ngày và tích lũy chút ít nhưng không thể nào dư dả
để mua được nhà ở Nhận thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề thừangười thiếu đất thiếu nhà tại Thành phố Hà Nội trong những năm gần đây, Đảng
và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách thông qua các hình thức: Luật,Nghị quyết, Thông tư, các chương trình liên quan đến vấn đề Nhà ở nhằm tìmcác giải pháp tháo gỡ việc gia tăng dân số quá nhanh ở khu vực đô thị, giảmthiểu nạn thiếu nhà ở, đảm bảo đời sống cho người lao động đang sinh sống, họctập và làm việc tại khu vực đô thị trên cả nước nói chung trong đó có Thủ đô HàNội nói riêng
Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước đãxây dựng và thực hiện Chương trình phát triển nhà ở của Thành phố để giảiquyết vấn đề ở cho các đối tượng dân cư trên địa bàn Thời gian qua, công tácphát triển nhà ở tại Thành phố đã có những bước tiến vượt bậc và vững chắc, tạolập được nhiều quỹ nhà ở để giải quyết cho các nhu cầu bức xúc về nhà ở củaThành phố, nhất là nhà ở cho các đối tượng di dân, giải phóng mặt bằng Nhànước lấy làm dự án, người nghèo, người thu nhập thấp với các cơ chế, chínhsách đa dạng, linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố
Trang 8Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở và Luật Nhà ở bổ sung, sửađổi năm 2014 Trên cơ sở các quy định của Luật, Chính phủ đã ban hành Quyếtđịnh phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìnđến năm 2030 số 2127/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ có nêu rõ quan điểm: “Có chỗ ở thích hợp và an toàn là một trong những quyền cơ bản, là điều kiện cần thiết để phát triển con người một cách toàn diện, đồng thời là nhân tố quyết định để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước Phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân” trong đó đề cập đến “Phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội; Nhà nước ban hành chính sách thúc đẩy thị trường nhà ở phát triển, đồng thời
có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho người thu nhập thấp nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đô thị, nông thôn theo hướng văn minh hiện đại” để từ đó:“Giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo hướng ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp để bán, cho thuê, thuê mua” theo phương thức xã hội hóa.
Kể từ khi Quyết định số 2127/QĐ-TTg được thực thi, đã phần nào giải quyếtđược nhu cầu nhà ở cho người dân lao động ngoại tỉnh tại các khu vực đô thịtrên địa bàn cả nước Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách còn gặpnhiều bất cập và khó khăn, đã gây ra không ít những vướng mắc cho người dânkhi làm thủ tục đăng ký mua nhà và bộ máy quản lý thực hiện chính sách Cụthể:
Với mức chi phí bình quân để mua được nhà ở tại các đô thị có mức giá daođộng khoảng từ 12 triệu đồng/m2 đến 15 triệu đồng/m2, có diện tích từ 40 –50m2 cho một gia đình thì người dân phải bỏ ra mức vốn từ 500 đến 700 triệuđồng So với mức thu nhập làm công ăn lương hiện nay chưa đảm bảo được mứcsống sinh hoạt tối thiểu, chưa nói đến việc tích lũy thì việc người thu nhập thấp
có một căn hộ để ở là một việc khá là khó khăn
Trang 9Việc xét duyệt đối tượng đủ điều kiện hưởng chính sách phải được thông quanhiều thủ tục hành chính rườm rà phức tạp.
Giá nhà ở còn quá cao so với thu nhập của người dân lao động
Nhiều doanh nghiệp né tránh, ngại đầu tư vào các công trình nhà ở dành chongười thu nhập thấp bởi lợi nhuận thấp, cơ chế chính sách ưu đãi khi đầu tư giữangười mua và doanh nghiệp chưa tương xứng, số lượng dự án không nhiều vìcòn phụ thuộc vào quỹ đất từng địa bàn các khu vực đô thị
Quan điểm và nhận định về Người lao động thu nhập thấp giữa các cơ quanhành chính thực hiện chính sách thiếu sự đồng nhất Theo Thông tư số
17/2014/TT-BXD ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Bộ Xây dựng có nêu: “Người lao động có thu nhập thấp là người làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoặc lao động tự do tại khu vực đô thị có mức thu nhập không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân” như vậy theo nội dung công văn này thì tổng thu
nhập của người có thu nhập thấp phải ở mức không phải đóng thuế thu nhập cánhân Tuy nhiên, đại diện phía các Ngân hàng lại cho rằng người có tổng thunhập dưới mức thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thì không đủ điều kiện vềchứng minh khả năng tài chính để trả nợ vay khi tham gia gói tín dụng ưu đãi.Trong những năm gần đây việc thực hiện chính sách nhà ở cho người thunhập thấp đã được triển khai thực hiện, bước đầu đã có những kết quả nhất định.Tuy nhiên theo thực tế đặt ra, chính sách khi đưa vào vận dụng chưa đáp ứngđược nhu cầu và mong mỏi của đại đa số người dân có thu nhập thấp bởi: chínhsách khó tiếp cận, nhiều thủ tục mang tính đối phó, người có thu nhập cao vẫnmua được nhà dành cho người thu nhập thấp và ngược lại người có thu nhậpthấp lại khó tiếp cận mua được nhà điều này gây ra bất cập trong xã hội Bêncạnh đó lãi suất vay ưu đãi vẫn còn quá cao, điều này gây ra một khó khăn lớncho thủ tục vay mua đối với người thu nhập thấp cũng như việc giải ngân đối vớicác khoản vay dở dang bởi lãi xuất sẽ chuyển sang tính mức thương mại, ngườidân phải xoay sở tài chính để hoàn tất khoản vay cộng lãi Thứ nữa việc triển
Trang 10khai và thực thi chính sách thiếu đồng bộ, bất cập trong công tác quản lý Bêncạnh đó các nhà đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp không mặn màđối với các dự án nhà ở thu nhập thấp bởi cơ chế về ưu đãi thuế, đất đai, thủ tụcđầu tư chưa thực tiễn Nhận thấy những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiệnchính sách nhà ở cho người thu nhập thấp cũng là lý do em xin lựa chọn đề tài
luận văn “Thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội” nhằm làm rõ những vấn đề lý luận thực hiện chính sách
nhà ở cho người thu nhập thấp Thực trạng việc thực hiện chính sách nhà ở chongười thu nhập thấp hiện nay qua nghiên cứu trường hợp Thành phố Hà Nội đãgiải quyết được đến đâu, còn vướng mắc khó khăn và tồn đọng những gì để từ
đó đưa ra những giải pháp tăng cường thực hiện chính sách nhằm mang lại hiệuquả tối ưu cho việc thực hiện chính sách những năm tới đây
Để đẩy mạnh phát triển nhà ở thu nhập thấp đáp ứng yêu cầu của hàng triệungười lao động thu nhập thấp tại các khu vực đô thị trên cả nước nói chung vàThủ đô Hà Nội nói riêng, cần có các cơ chế chính sách ổn định, lâu dài, từngbước triển khai thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, nhất quán, hiệu quả.Giảm thiểu việc tăng dân số quá nhanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hộicủa Thủ đô trong những năm tới đây cần xem xét một cách nghiêm túc các vấn
đề đang tồn tại hiện nay và cần có những giải pháp tháo gỡ để đảm bảo ngườithu nhập thấp có nhà ở, các doanh nghiệp tích cực phối hợp với chính sách đầu
tư xây dựng, cơ chế chính sách hoàn thiện hơn đảm bảo phù hợp, đáp ứngnguyện vọng của người dân, giúp cho nền kinh tế Thành phố ổn định phát triển
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp luôn là vấn đề đượcĐảng, Nhà nước và xã hội quan tâm để kiện toàn hơn nữa vấn đề an sinh xã hộitrong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo
Để thực hiện được những nhiệm vụ đó, cần có sự phối hợp từ nhiều phíatrong đó bao gồm: Nhà nước, cộng đồng xã hội và người dân có thu nhập thấp
để từ đó cùng tìm ra các giải pháp tối ưu nhất khắc phục những hạn chế, yếu
Trang 11kém, những điểm chưa phù hợp của chính sách để từ đó có sự điều chỉnh hợp lýnhằm nâng cao hiệu quả chính sách khi vận dụng vào thực tiễn.
Đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu, các bài báo viết về nhà ở cho ngườithu nhập thấp, trong phạm vi luận văn này tác giả chỉ nêu một số đề tài nghiêncứu tiêu biểu:
- Văn Tất Thu (2014), Năng lực thực hiện chính sách công – Những vấn đề
lý luận và thực tiễn, bài nghiên cứu cho rằng năng lực thực hiện chính sách của
cơ quan thực thi chính sách quyết định chất lượng thực hiện chính sách hiện nay.Đây là luận điểm sẽ được sử dụng trong luận văn này trong phân tích các chủ thểtham gia chính sách
- Đỗ Phú Hải (2016), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực xây dựng và thực hiện chính sách công, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, chuyên mục
nghiên cứu – trao đổi Bài viết nghiên cứu năng lực xây dựng và thực hiện chínhsách công trong đó phân tích về năng lực quản lý và năng lực chính trị từ đó đưa
ra các tiêu chí về năng lực chính sách của đội ngũ cán bộ công chức phải đượcthể hiện trên các mặt: năng lực thiết kế, soạn thảo, ban hành chính sách công;năng lực xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; năng lực phổ biến,tuyên truyền chính sách; năng lực phân công, hợp tác trong xây dựng và thựchiện chính sách; năng lực duy trì chính sách; năng lực theo dõi, đôn đốc, giámsát, kiểm tra việc thực hiện chính sách; năng lực đánh giá, tổng kết rút kinhnghiệm chính sách Các tiêu chí này được tác giả vận dụng trong việc phân tíchluận văn này
- Nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu Kiến trúc, Các giải pháp đồng bộ phát triển Nhà ở người thu nhập thấp tại các đô thị Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu: Việt nam đang trong tiến trình hội nhập và phát triển, đôthị hóa ngày càng tăng nhanh dẫn đến sự phân hóa giữa người nghèo và ngườigiầu tại các đô thị khá là rõ rệt Người thu nhập thấp phải đương đầu với vấn đềthiếu nhà ở hoặc ở trong các khu ở tồi tàn, chật chội, hệ thống hạ tầng quá tải do
họ không có khả năng về kinh tế để cải thiện được chỗ ở cho mình Do vậy tìm
Trang 12ra một giải pháp đồng bộ về chính sách, về thiết kế, xây dựng các khu ở, nhà ởcho người thu nhập thấp hiện đang là một vấn đề bức xúc tại các đô thị ViệtNam.
Đề tài đã đóng góp vào việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đồng bộ từkhâu quy hoạch sử dụng đất, các giải pháp kiến trúc, công nghệ xây dựng, vậtliệu xây dựng cho nhà ở đối với người thu nhập thấp Đã đưa ra một số kiến nghị
về chính sách, cơ chế tài chính cho công tác đầu tư xây dựng tại các khu đô thịtại Việt Nam
- Đỗ Phú Hải (2015), Quy trình xây dựng chính sách công tại các nước đang phát triển Bài viết nghiên cứu đề cập đến thiết kế chính sách công và đưa
ra các giải pháp chính sách công dựa trên các phương diện: can thiệp thông qua
lợi ích kinh tế, thông qua quan hệ cộng đồng, thông qua giá trị xã hội, thông quatâm lý đám đông từ đó chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạch định và thực hiện chính sách công
- Nhaoxahoihn.com, Eo hẹp quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội tại Thành phố
Hà Nội, Bài báo đề cập đến dự án khu đô thị phải dành 20% quỹ đất cho nhà ở
xã hội nhưng thực tế nhiều chủ đầu tư vi phạm quy định Tình hình đáng lo khi
Hà Nội không còn quỹ đất ở những vị trí thuận lợi để xây dựng các dự án nhà ở
xã hội, nhà ở thu nhập thấp tại Thủ đô
- Tonghoixaydungvn.vn (2015), “Chính sách và giải pháp về nhà ở cho người thu nhập thấp tại đô thị và khu công nghiệp”
Bài báo chỉ ra: Để có thể đẩy mạnh phát triển nhà ở đáp ứng yêu cầu củahàng triệu người lao động thu nhập thấp tại Đô thị và khu công nghiệp cần cócác cơ chế chính sách ổn định, lâu dài, từng bước triển khai giải pháp tổ chứcthực hiện Tổng Hội Xây dựng Việt Nam phối hợp và được sự bảo trợ của TổngLiên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức cuộc hội thảo “Chính sách và giải pháp
về nhà ở cho người thu nhập thấp tại đô thị và khu công nghiệp” Với mongmuốn có những tổng kết thực trạng, yêu cầu của thực tế từ góc độ các nhà quản
lý, cơ quan hữu quan, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, người dân và người
Trang 13lao động để từ đó kiến nghị các giải pháp, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chínhsách, tổ chức thực hiện nhằm đẩy mạnh công cuộc phát triển nhà ở nói chung vànhà ở cho người lao động thu nhập thấp tại đô thị và khu công nghiệp nói riêng.Mục tiêu chính bài báo hướng tới:
Các cơ chế chính sách quy định của pháp luật đối với phạm vi nhà ở thunhập thấp gồm: nguồn vốn phát triển, các cơ chế chính sách đối với nhà đầu tư
Về quy hoạch cấp công trình và tiêu chuẩn diện tích căn hộ cho nhà thu nhậpthấp gồm: quy hoạch đất phục vụ cho việc triển khai đầu tư nhà ở thu nhập thấp,phân loại công trình và tiêu chuẩn căn hộ
Đưa ra các giải pháp thực hiện:
Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm về nhà ở thu nhập thấp
Đảm bảo việc quy hoạch đô thị phải trích quỹ đất để xây dựng nhà ở thunhập thấp
Nguồn kinh phí đầu tư cần được rõ ràng và thông qua hàng năm
Công tác phân cấp giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng quản lý
Tạo mọi điều kiện để người thu nhập thấp được tiếp cận chính sách
Ban hành quy định pháp luật khuyến khích gửi tiết kiệm để mua nhà ở thu nhập thấp
- Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Xây dựng (2016), Nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm tạo lập mô hình phát triển nhà ở xã hội.
Mục tiêu đặt ra đề tài là nghiên cứu các giải pháp công nghệ tiên tiến vàđồng bộ, tạo lập mô hình phát triển nhà ở xã hội phù hợp điều kiện thực tiễn ViệtNam và xu hướng phát triển nhà ở xã hội trên thế giới; cụ thể hóa các quan điểm,đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nhà ở xã hội; cung cấpluận cứ khoa học phục vụ cho việc triển khai thực hiện hiệu quả chiến lược pháttriển nhà ở quốc gia và các chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội
Đề tài đã xây dựng được chỉ số đánh giá khả năng hiện thực của sản phẩm đểxác lập mối tương quan giữa khả năng chi trả của người dân và giá thành sản
Trang 14phẩm nhà ở xã hội – đây là công cụ quan trọng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm nhà ở xã hội.
- Tạp chí kiến trúc (2016), Các giải pháp và cơ chế chính sách về nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp Bài báo nghiên cứu đến các giải pháp về cơ
chế chính sách: Cần nhận rõ tầm quan trọng của nhà ở xã hội, nhà ở cho ngườithu nhập thấp Để có thể cân bằng lợi ích giữa người thu nhập thấp (người muanhà) và nhà đầu tư (đầu tư xây dựng bán nhà) và nhà nước, cần tính toán mức ưuđãi đầu tư cho các bên đều có thể chấp nhận được trên cơ sở một mô hình thíđiểm trên thực tế chứ không phỉa chỉ tính toán trên lý thuyết để có cơ chế điềuchỉnh chính sách hiện hành, tạo ra chính sách đột phá
Điểm nhấn trong bài: Cần chuyển hẳn từ cơ chế “xin - cho” sang cơ chế
“phục vụ”, cần “thân thiện với người dân” và “thân thiện với doanh nghiệp” đểcho người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được với chính sách ưu đãi.Bên cạnh đó, giải pháp về quy hoạch sử dụng đất, kiến trúc, giao thông cơ sở
hạ tầng và đồng bộ, hợp tác giữa nhà nước – tư nhân, tài chính và tổ chức triểnkhai thực hiện chính sách Đây cũng là những giải pháp có tính khả thi cao, tácgiả có vận dụng trong phân tích luận văn
- Phí Thị Thu Hương (2008), Nhà ở cho người có thu nhập thấp: Một thị trường cần thiết và đầy tiềm năng Nghiên cứu có chỉ ra chênh lệch cung – cầu
về nhà ở cho người thu nhập thấp không ngừng gia tăng và việc giải quyết nhà ởcho người thu nhập thấp phải trên cơ sở công bằng xã hội và nâng cao vai tròtrung tâm của Nhà nước Luận văn có sử dụng những tư liệu được tác giả nghiêncứu trong việc phân tích luận văn
- Phạm Kiên Cường (2015), Chính sách nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp Luận văn nghiên cứu nhà ở cho người lao động tại các khu
công nghiệp hiện nay Mức lương của người lao động, nhu cầu sinh hoạt tốithiểu, đánh giá nhu cầu nhà ở của người lao động đang làm việc tại khu côngnghiệp Chỉ ra một số nguyên nhân, tồn tại trong việc giải quyết nhà ở cho ngườilao động tại các khu công nghiệp Định hướng chính sách phát triển nhà ở cho
Trang 15công nhân, người lao động và đề ra các mục tiêu cần triển khai tốt để đảm bảongười lao động tại các khu công nghiệp có nhà: hoàn thiện hệ thống văn bản quyphạm pháp luật, quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cải thiện chế độ tiềnlương, xây dựng các chỉ tiêu phát triển nhà ở hướng đến.
- Đặng Thị Hằng (2013), Giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở Việt Nam,tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra tài chính là vấn đề khiến
cho chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp chưa đạt hiệu quả như mong
muốn Từ việc phân tích thực trạng về các giải pháp tài chính trong chính sáchnhà ở cho người thu nhập thấp ở các đô thị Việt Nam cũng như tham khảo củamột số nước trên thế giới, đã đưa ra một số giải pháp về tài chính giúp sử dụngnguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở thu nhập thấp một cách hiệu quả: chính sáchthuế, chính sách tín dụng, chính sách giá, thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở
- Vũ Thị Minh (2015), Những bất cập trong chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp của Thành phố Hà Nội, tác giả tập trung nghiên cứu về thực trạng
chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp để chỉ ra những bất cập trong quá trìnhtriển khai thực hiện chính sách tại Thủ đô Hà Nội Từ những kết quả nghiên cứu
đó tác giả đưa ra một số giải pháp giúp hoàn thiện chính sách và tháo
gỡ những bất cập mà chính sách đang mắc phải
3 Mục tiêu nghiên cứu
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách nhà ở cho người thunhập thấp và kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện chính sách nhà ở cho người thunhập thấp ở nước ta hiện nay để hình thành khung nghiên cứu cho đề tài
+ Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp để
từ đó chỉ ra những kết quả đạt được và những tồn tại cần giải quyết về nhà ở chongười thu nhập thấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
+ Đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp tại Hà Nội
Trang 164 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Người thu nhập thấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội Bao gồm tổ chức thực hiện chính sách và kết quả thực hiện các giải pháp công cụ thực hiện chính sách
4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Thành phố Hà Nội
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2016
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Phương pháp luận
Luận văn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu chính sách qua tiếp cận đangành, liên ngành khoa học xã hội và nghiên cứu chính sách công
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Thống kê, mô tả, so sánh, phân tích tổng hợp, thu thập dữ liệu
6 Ý nghĩa của Đề tài
Đề tài: “Thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội” sẽ đóng góp phần nào những giải pháp tăng cường thực
hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp, giúp chính sách đi vào thực tiễnđạt hiệu quả và người thu nhập thấp có nhà ở
7 Bố cục của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về chính sách nhà ở cho người thu nhậpthấp
- Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp tại Thành phố Hà Nội
- Chương 3: Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Trang 17Chương 1 NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP
1.1.1 Khái niệm chính sách
Thuật ngữ Chính sách hiện nay được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế
- xã hội Tuy nhiên, đã có khá nhiều các tài liệu, các nghiên cứu định nghĩa về chính sách như sau:
Theo Jame Anderson (1984), đưa ra khái quát về chính sách: “Chính sách làmột chuỗi (tập hợp) những hành động có mục đích nhằm giải quyết một vấn đềphát sinh hoặc vấn đề cần quan tâm” [36]
Theo Considine (1994), “Chính sách là một công việc được thực hiện liêntục, bởi những nhóm hoạch định, nhằm sử dụng các thể chế công để kết nối,phối hợp và biểu đạt giá trị họ theo đuổi” [37]
“Chính sách là đường lối cụ thể của một chính đảng hoặc một chủ thể quyềnlực về một lĩnh vực nhất dịnh cùng các biện pháp, kế hoạch thực hiện đường lốiấy” [32, tr3]
Chính sách là những sách lược về kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đíchnhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra
Chính sách được ban hành bao giờ cũng nhắm đến một mục đích nhất địnhnhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó, chính sách được ban hành đều có
sự tính toán và chủ đích rõ ràng
Từ điển Bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau:
“Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ Chínhsách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thểnào đó Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tínhchất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa” [33, tr475]
Trang 18Ở Việt Nam, thuật ngữ chính sách công còn khá mới mẻ, tuy nhiên nhữngnăm gần đây chính sách công đã được coi trọng, vận dụng cụ thể hóa đường lối,chiến lược và các định hướng chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm phục vụ lợiích của toàn xã hội Vì vậy chu trình chính sách công luôn được nhìn nhận nhưmột quá trình từ hoạch định đến thực hiện cho ra kết quả cuối cùng.
“Chính sách công là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đềphát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khácnhau nhằm thúc đẩy xã hội phát triển” [2, tr14]
Hay “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quannhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện nhằm giảiquyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu đã xác định của đảng chính trị cầmquyền” [4, tr37]
Chính sách công bao giờ cũng được thể hiện trên một loại văn bản của nhànước, loại văn bản này gọi chung là văn bản quy phạm pháp luật gồm: Luật,Nghị định, Quyết định, Thông tư
1.1.2 Thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp
Trong các giai đoạn hình thành đến thực thi, đánh giá chính sách thì giaiđoạn thực thi chính sách là một khâu cấu thành chu trình chính sách, là toàn bộquá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực với các đốitượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định Tổ chức thực thi chính sách là trungtâm kết nối các khâu trong chu trình chính sách thành một hệ thống
Có thể thấy “Thực hiện chính sách công là toàn bộ quá trình chuyển hóa ýchí của chủ thể chính sách thành hiện thực, là bước đặc biệt quan trọng trong chutrình chính sách: hiện thực hóa chính sách, đưa chính sách vào cuộc sống” [31,tr31]
Chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách phụ thuộc nhiều vào năng lực củađội ngũ cán bộ công chức trong quá trình thực thi chính sách Nói cách khác,
Trang 19năng lực thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ công chức tham gia thực hiệnchính sách quyết định chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện chính sách.
Trong chu trình chính sách, việc hoạch định chính sách đúng, có chất lượng
là rất quan trọng nhưng thực hiện đúng chính sách còn quan trọng hơn Có chínhsách đúng nếu không được thực hiện sẽ trở thành khẩu hiệu suông, không nhữngkhông có ý nghĩa mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể hoạch định và banhành chính sách Nếu chính sách không được thực hiện đúng sẽ dẫn đến sự thiếutin tưởng và sự phản ứng của nhân dân đối với Nhà nước Điều này hoàn toànbất lợi về mặt chính trị và xã hội, gây những khó khăn, bất ổn cho Nhà nướctrong công tác quản lý
Qúa trình thực hiện chính sách mới biết được chính sách có đúng, phù hợp
và đi vào cuộc sống hay không Qúa trình thực hiện với những hoạt động thựctiễn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách cho phù hợp vớithực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống Đồng thời việc phân tích, đánh giámột chính sách chỉ có cơ sở đầy đủ mang tính thuyết phục cao sau khi đã đượcthực hiện
Thực tiễn luôn là chân lý, kết quả thực hiện chính sách là thước đo, là cơ sởđánh giá một cách chính xác, khách quan chất lượng và hiệu quả của chính sách.Việc đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống là một quá trình phức tạp đầy biếnđộng, chịu sự tác động của nhiều yếu tố giúp các Nhà hoạch định và tổ chứcthực hiện chính sách có kinh nghiệm để đề ra được các giải pháp hữu hiệu trongthực hiện chính sách
Một khi chính sách được triển khai thực hiện rộng rãi trong đời sống xã hộithì tính đúng đắn của chính sách được khẳng định ở mức cao hơn, được cả xãhội thừa nhận, nhất là các đối tượng thụ hưởng chính sách
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập và phát triển, đô thị hóa ngày càngtăng nhanh dẫn đến sự phân hóa giữa người nghèo và người giầu tại các đô thịkhá rõ rệt Những người thu nhập thấp ở đô thị đang phải đương đầu với vấn đềthiếu nhà ở hoặc ở trong các khu ở tồi tàn, chật chội và hệ thống hạ tầng quá tải
Trang 20do họ không có khả năng về kinh tế để tự cải thiện chỗ ở của mình Do vậy tìm
ra một giải pháp đồng bộ về chính sách, về thiết kế, xây dựng các khu ở, nhà ởcho người thu nhập thấp đang là một vấn đề bức xúc tại các độ thị Việt Nam.Những năm 1960-1970, dù Nhà nước đã có chính sách nhằm đáp ứng nhucầu nhà ở cho người dân, trong đó tập trung việc phát triển các nhà ở thuộc sởhữu Nhà nước cho cán bộ công nhân viên chức thuê với mức giá rẻ, chính sáchbao cấp nhà ở này vẫn chưa được định danh chính thức Trong thời gian đầu ápdụng chính sách đổi mới sau năm 1986, do một số khó khăn về tài chính cũngnhư những thay đổi căn bản về quan điểm phát triển, nhà ở được đầu tư bằngngân sách của Nhà nước không còn được chú trọng, thay vào đó các cấp chínhquyền đưa ra các chính sách khuyến khích việc tự xây nhà của người dân và sựtham gia của kinh tế tư nhân tới việc phát triển nhà ở thông qua việc thừa nhận
sở hữu nhà tư nhân và quyền trao đổi, mua bán nhà ở thể hiện trong Pháp lệnhnhà ở năm 1991 và việc thay đổi căn bản về chế độ sở hữu đất đai thể hiện trongLuật đất đai năm 1993 cũng như những Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật này năm 1998 và 2001 Tuy nhiên cũng vẫn phải khẳng định rằng trongthập niên 1990 cho đến giữa những năm của thập niên 2000, Nhà nước vẫnmuốn giữ vai trò chủ đạo như là người xây dựng và cung cấp nhà ở cho nhữngđối tượng ưu tiên của mình và muốn hướng các thành phần kinh tế khác tham giavào phân khúc nhà ở này Đến những năm đầu tiên của thế kỷ 21, đã xuất hiệnnhững thay đổi căn bản về việc khuyến khích mạnh mẽ sự tham gia của cácthành phần kinh tế khác nhau vào việc xây dựng các dự án nhà ở trong đó cóquan tâm đến nhà ở cho các đối tượng thu nhập không ổn định trong xã hội.Khi ban hành Nghị định 71/2001/NĐ-CP về ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở đểbán và cho thuê đã cho thấy đầu những năm 2000 khái niệm nhà ở được ưu đãi -một khái niệm rất gần với nhà ở xã hội, tại các khu vực đô thị bao gồm tất cả cácloại hình nhà chung cư cao tầng Nghị định cũng quy định rất rõ ràng căn hộthuộc chung cư cao tầng phải được ưu tiên bán và cho thuê đối với những đối
Trang 21tượng như cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước và sinh viên Hướng tới đốitượng có nguồn thu nhập thấp.
Từ hơn 10 năm nay, cùng với công cuộc đổi mới từ chủ chương đến chínhsách của Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thểxây dựng nhà ở, đã được triển khai ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước Tuynhiên, việc xây dựng nhà ở hướng đến đối tượng thu nhập thấp vẫn chưa thực sựđược quan tâm nhiều, luôn là bài toán hết sức khó khăn trong vấn đề quy hoạch,phân bổ quỹ đất dành riêng cho đối tượng thu nhập thấp
Tại một số đất nước, để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đô thịhóa cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì vấn đề nhà ởđặc biệt là nhà ở cho những người có mức thu nhập thấp phải được giải quyếtđúng đắn, kịp thời Nhận thấy đối tượng có thu nhập thấp chiếm phần không hềnhỏ trong xã hội, Đảng và Nhà nước đã cố gắng quan tâm, chăm lo, tạo điều kiệntừng bước đáp ứng những yêu cầu bức xúc về nhà ở cho những người có thunhập thấp, đã có nhiều chương trình, chính sách, đề án cập nhật đến phát triểnnhà ở cho người thu nhập thấp và được xác định là vấn đề cần được ưu tiên hàngđầu Bởi vậy, chính sách khi thực hiện phù hợp sẽ đem lại hiệu quả cho cộngđồng bền vững, đảm bảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Như vậy có thể hiểu thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp làmột phần quan trọng trong công đoạn xây dựng quy trình chính sách “Thực hiệnchính sách với mục đích đưa chính sách đến với thực tiễn, cụ thể hóa các đườnglối, chiến lược và các định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước và hướngtới đối tượng cụ thể đó là người thu nhập thấp, nguồn thu nhập tương đối ổnđịnh, trên ngưỡng nghèo và dưới mức tiệm cận nghèo với mức trung bình và cókhả năng tích lũy vốn để tự cải thiện điều kiện nơi ở nhưng vẫn cần sự hỗ trợ củaNhà nước Thực hiện chính sách là các hoạt động triển khai giải pháp và công cụchính sách vào thực tiễn để đạt được mục tiêu chính sách” [5, tr36]
Thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp là các hoạt động
triển khai giải pháp và công cụ chính sách vào thực tiễn để đạt được mục tiêu
Trang 22chính sách là tăng nguồn thu nhập ổn định và có khả năng tích lũy vốn để tự cảithiện điều kiện nơi ở.
1.2
Thiết kế chính sách công là nội dung chính của việc hoạch định, xây dựngchính sách, bao gồm việc quyết định các mục tiêu ưu tiên, lựa chọn giải phápchính sách dựa trên phân tích các tiêu chí hiệu quả, chi phí lợi ích, công bằng vàcác giá trị chính trị - xã hội của mỗi lựa chọn
Việc “thiết kế chính sách công mở rộng cho cả hai phương diện hoặc cơ chế
mà qua đó mục tiêu chính sách được đưa ra có hiệu lực và những mục tiêu đó cóliên quan đến việc xem xét tính khả thi, tính thực tế có thể đạt được trong cácmối liên kết hoặc trường hợp sử dụng các công cụ chính sách công Các chínhsách công là kết quả của những nỗ lực của nhà nước để thay đổi hành vi của xãhội để thực hiện mục đích cuối cùng cải thiện vấn đề kinh tế xã hội hoặc sắp xếplại các mục tiêu chính sách, các giải pháp và công cụ chính sách công Những nỗlực này có thể đạt được mục tiêu chính sách công có tính hệ thống và kết thúcvới kết quả đạt được trên diện rộng Tất cả những nỗ lực này được coi là thể hiệnmột thiết kế chính sách công có chủ ý Trong hầu hết các trường hợp, ngay cảkhi những mục tiêu chính sách theo đuổi không được đồng thuận với việc sửdụng tài nguyên không hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu chính sách đềuliên quan đến nỗ lực thiết kế chính sách công Điều này không có nghĩa là tất cảcác thiết kế chính sách công được bình đẳng hoặc tạo ra các kết quả tươngđương Nghiên cứu một cách hệ thống thiết kế chính sách công và quy trình thiết
kế tại các ngành, lĩnh vực phản ánh sự thúc đẩy tiến bộ về chính sách công tạicác nước đang phát triển” [4, tr39]
1.2.1
1.2.1.1 Vấn đề chính sách
Vấn đề chính sách được hiểu là các nhu cầu, các giá trị, hay các cơ hội cảithiện nhưng chưa được thực hiện hóa
Trang 23Là những mâu thuẫn nảy sinh trong các lĩnh vực hoạt động cần được giảiquyết bằng chính sách để thỏa mãn những nhu cầu nhất định của xã hội.
Thông tin về những vấn đề chính sách đóng một vai trò then chốt trong phântích chính sách, bởi vì cách thức một vấn đề được định nghĩa sẽ định hình việctìm kiếm những giải pháp khả dĩ Thông tin không đầy đủ hoặc sai có thể dẫnđến sai lầm, việc đi tìm lời giải cho một vấn đề không đúng, trong khi đó yêucầu đầu tiên phải là xác định đúng vấn đề cần giải quyết
Ở Việt Nam, với hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chính sách công là công cụ tiền đề,không thể thay thế và chi phối các công cụ quản lý khác như pháp luật, kế hoạch,phân cấp - phân quyền Điều đó giải thích vì sao trong những năm gần đây Đảng
và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao vai trò của
chính sách công như là một công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lýnhà nước nói riêng và đẩy mạnh chất lượng của sự nghiệp đổi mới nói chung.Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao và phức tạp của quản lý nhà nước thìhoạt động hoạch định và thực thi chính sách công ở nước ta đang ở trong bốicảnh nào và đặt ra những vấn đề gì cần giải quyết
“Việc xác định vấn đề chính sách công là giai đoạn đầu tiên nằm trong chutrình chính sách công, bao gồm từ bước phát hiện những vấn đề xã hội, mâuthuẫn nảy sinh trong đời sống xã hội cần được giải quyết bằng chính sách chođến khi hoàn thành những mục tiêu của chính sách công” [4, tr40]
Để xác định đúng vấn đề chính sách, người cán bộ lãnh đạo cũng cần nắmđược các nguyện vọng của nhân dân, tận dụng được sự ủng hộ của thông tin đạichúng và kiểm soát được nghị trình chính thức của chính quyền
Trong vô số các vấn đề chính sách, để được đưa vào nghị trình và bàn luậnthực sự, một vấn đề cần thỏa mãn ba yêu cầu căn bản: tầm quan trọng của vấn
đề, hoàn cảnh chính trị và sự ủng hộ chính trị
Xác định vấn đề chính sách công đúng bản chất, đúng thời điểm, đúng đốitượng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng chính sách công tại các nước đang
Trang 24phát triển do nền kinh tế và hệ thống tài chính còn yếu kém Nếu xác định vấn đềcủa xã hội sai thì xử lý vấn đề chính sách sẽ sai và kéo theo nhiều hệ lụy khác.Việc xây dựng chính sách công phải xác định đúng những bất hợp lý gây mâuthuẫn, tạo mất cân bằng, mất ổn định, ngăn cản tăng trưởng, tạo khoảng cáchgiữa tiềm năng và thực tế, trong đó sự tham gia thảo luận chính sách công củacác tổ chức xã hội và doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng Việc tham vấn chínhsách công qua các tổ chức nhà nước và xã hội giúp làm rõ bản chất của vấn đề
xã hội, tránh việc đưa ra những chính sách công mơ hồ, không mang tính khảthi
Theo đề tài, vấn đề chính sách cần tập trung nghiên cứu là vấn đề nhà ở chongười thu nhập thấp và việc thực hiện chính sách đó có hiệu quả hay không Cầnnhận rõ tầm quan trọng của nhà ở dành cho đối thượng thu nhập thấp vô cùngquan trọng, nhất là nhà ở thu nhập thấp tại các khu vực đô thị hiện nay khi mật
độ dân cư ngày một tập trung đông Cần tổ chức khảo sát, lấy ý kiến đánh giácủa người dân, ghi nhận nguyện vọng của đối tượng chính sách hướng đến bằngthực tiễn và có số liệu bằng chứng cụ thể mang tính thuyết phục cao
“Theo tổng kết của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thì có 07 trụ cộtcho chính sách phát triển nhà ở:
- Cải thiện quyền sở hữu;
- Phát triển tín dụng bất động sản;
- Triển khai hệ thống hỗ trợ có định hướng tốt;
- Mở rộng nguồn cung cấp đất đô thị;
- Cung cấp khung pháp lý cho việc phát triển đất và bất động sản;
- Làm nổi bật tính cạnh tranh của ngành kinh doanh bất động sản;
- Phát triển khung thể chế cho chính sách nhà ở cấp quốc gia” [30]
Có thể nói, chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp đã có cho đến nay thực
ra khá toàn diện Nhưng chương trình phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở
đô thị vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, chưa có sự đột phá và rất cần tìm ra nhữngnguyên nhân, những mặt hạn chế của cơ chế chính sách nhà ở cho người thu
Trang 25nhập thấp Vấn đề chính sách này lại một lần nữa cần được đánh giá lại nhằmđưa ra những giải pháp mang lại hiệu quả tối ưu hơn.
1.2.1.2 Mục tiêu chính sách
Mục tiêu chính sách phản ảnh mong muốn của Nhà nước (cơ quan chủ thểban hành chính sách) về những giá trị kinh tế - xã hội cần đạt được trong tươnglai và phù hợp với yêu cầu phát triển chung của toàn xã hội
“Mục tiêu chính sách là những giá trị hoặc kết quả mà Nhà nước mong muốnđạt được thông qua thực hiện các giải pháp chính sách Mục tiêu chính sách thểhiện ý chí của Nhà nước trong việc giải quyết một vấn đề công, tuy nhiên mụctiêu chính sách phải phù hợp với mục tiêu phát triển chung của đất nước” [3,tr22]
“Mục tiêu chính sách được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, từ mục tiêuchung đến mục tiêu cụ thể, từ định tính đến định lượng Thông thường, mục tiêuchính sách ban đầu hay còn gọi là mục tiêu chung mang yếu tố định tính, tức là
nó được thể hiện dưới dạng ngôn từ hay vì được thể hiện dưới dạng các con số.Những mục tiêu chung này lại được cụ thể hóa thành các mục tiêu ở cấp độ cụthể hơn hay còn gọi là các chỉ tiêu Các mục tiêu cụ thể này phản ánh những khíacạnh cụ thể của mục tiêu chung cho một giai đoạn thời gian nhất định, phù hợpvới điều kiện thực thi cụ thể Các mục tiêu cụ thể này cung cấp cơ sở cho việcgiám sát, đo lường và đánh giá mức độ đạt mục tiêu chung của chính sách” [3,tr23]
Mục tiêu của chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp chính là việc ngườithu nhập thấp có nhà ở
Trang 26đồng bộ, dựa trên nguyên nhân cốt lõi, bao gồm cả việc đo lường các nguyênnhân về mức độ nghiêm trọng, tần suất xuất hiện, quy mô, tùy theo điều kiện cụthể” [4, tr41].
Giải pháp chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp
- Lập quỹ đất và quy hoạch bố trí quỹ đất
Đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp phải gắn với quy hoạch pháttriển đô thị bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Việc quy hoạch các khu nhà ở cho người thu nhập thấp cần phải được sự hỗtrợ từ phía Nhà nước vào công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết lập các khu đấtcho việc phát triển nhà ở, thu xếp các khu giải tỏa và di dời cho các dự án pháttriển nhà ở cho người có thu nhập thấp Quy hoạch đô thị cần tính đến nhu cầunhà đất dựa trên số lượng thực tế để có sự tính toán về tỷ lệ quỹ đất dành choloại hình nhà ở thu nhập thấp này
Miễn thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở đối với trường hợp dự án ápdụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình nhà ở cho người thu nhập thấp do cơ quan
có thẩm quyền ban hành; được sử dụng nhà ở và công trình xây dựng hình thànhtrong tương lai trong phạm vi dự án làm tài sản thế chấp khi vay vốn đầu tư cho
dự án đó
- Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
Các dự án xây dựng nhà ở xã hội sẽ được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đấtđối với diện tích đất trong phạm vi dự án xây dựng; được áp dụng thuế suất ưuđãi thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng; đượcmiễn, giảm và hưởng các ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp theo quyđịnh của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện khuyếnkhích nhà đầu tư tham gia các dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp
- Huy động nguồn vốn phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp
Cần có một hệ thống tài chính đúng đắn để bảo đảm cung cấp đầy đủ vốncho nhà đầu tư, đồng thời tạo điều kiện cho người mua nhà ở có thể trả dần trongmột thời gian dài
Trang 27Thành lập các Quỹ tiết kiệm nhà ở với nguồn vốn được hình thành từ sựđóng góp của người lao động từ tiền lương theo tỷ lệ quy định Mục đích củaquỹ tiết kiệm nhà ở thu nhập thấp để đầu tư xây dựng nhà ở và cho người thunhập thấp mua vay ưu đãi.
- Miễn giảm các loại thuế như: giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, được vay kích cầu
- Được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Thủ tục xét đối tượng hưởng chính sách được tiết giảm, minh bạch Mở rộng đối tượng hưởng chính sách
- Giá thành nhà giảm phù hợp với tài chính của người thu nhập thấp
- Được vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp
- Tiêu chuẩn, quy cách thiết kế nhà ở cho người thu nhập thấp đảm bảo theo quy định và phù hợp với tài chính của người thu nhập thấp
- Cải tiến công nghệ, vật liệu xây dựng đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng
- Kêu gọi các dự án đã triển khai chuyển đổi từ dự án nhà thương mại sangnhà ở thu nhập thấp, các dự án nhà ở sinh viên chuyển sang nhà ở thu nhập thấpnhằm đáp ứng giải quyết được nhu cầu nhà ở, vừa tận dụng tối đa các công trìnhtrên địa bàn đang xây dựng dư thừa, khó bán
- Cải cách về tổ chức thủ tục hành chính thực hiện chính sách
1.2.2.2 Công cụ thực hiện chính sách
Để thực hiện tốt chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp, ngăn chặn cáchoạt động đầu cơ, quản lý sát sao quỹ đất dành cho các dự án nhà ở cho ngườithu nhập thấp cần các cơ quan có các công cụ quản lý nhằm đảm bảo việc triểnkhai thực hiện chính sách đi theo đúng định hướng, mục tiêu đề ra
Các công cụ chính sách cho mỗi giải pháp trên: chính sách quy hoạch kiếntrúc đô thị – tạo lập quỹ đất, chính sách tài chính – tín dụng – thuế, chính sách
ưu đãi đối với đầu tư, chính sách quản lý đối tượng hưởng chính sách, chínhsách kêu gọi chuyển đổi loại hình dự án, chính sách thủ tục hành chính
Trang 28Chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp đã trở thành một phần khôngthể thiếu của quy hoạch nhà ở Quốc gia ở nhiều nước Chiến lược trong giảiquyết vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp cũng khác nhau tùy theo từng Quốcgia do điều kiện về ngân sách, nhu cầu, khả năng tài chính của người dân Khilập kế hoạch xây dựng những chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp, cácnhà hoạch định sẽ có những cách tiếp cận đối tượng của chính sách theo nhiềucách trong đó cách tiếp cận theo nhu cầu (cung – cầu) sẽ hướng đến những đốitượng có mục đích, có nhu cầu nhà ở đích thực Trên cơ sở nhu cầu của ngườithu nhập thấp trong việc mua nhà ở sẽ được tổ chức thu thập thông qua việc tiếpcận, khảo sát của các cơ quan nhà nước có chức năng như: Cục thống kê, Trungtâm nghiên cứu và phát triển dân số và môi trường, phòng kinh tế và dự báothuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ đó Chính phủ sẽ thiết kế chương trình nhà ởdành riêng cho người thu nhập thấp bao gồm các tiêu chí cơ bản đảm bảo nguồnkinh phí đầu tư phù hợp như: kích thước căn nhà dành cho người thu nhập thấp,
vị trí đầu tư, cơ sở vật chất đi kèm, đơn giá phù hợp với đối tượng mua
Chính sách có thể hàm chứa những tính toán, những định hướng dài hạn củaChính phủ, Nhà nước, của Người lãnh đạo, thể hiện mối quan tâm đến toàn xãhội, mọi người, mọi nhóm có liên quan, hoặc đến một số nhóm đối tượng nào
đó Nhưng cũng có những chính sách chỉ được hiểu là những giải pháp có tínhchất tình huống để khắc phục một thực trạng cụ thể nào đó
Trang 29Giải quyết vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp cần được thực hiện xâydựng theo nhiều phương pháp và chia ra thành từng giai đoạn cụ thể.
Giai đoạn đầu khi mà nhu cầu nhà ở là rất cao từ một số lượng lớn dân sốnghèo, có thu nhập và tầng lớp nhập cư để tìm kiếm điều kiện sống tốt hơn Sốlượng dân cư này chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số dân nói chung cũng như trongtổng số có nhu cầu về nhà ở nói riêng Về nhu cầu nhà ở thì nguyện vọng của đa
số số dân này khá đơn giản về nhu cầu nhà ở: chỉ cần nơi trú ngụ, an toàn, diệntích đảm bảo đủ sinh hoạt, ổn định cuộc sống để tập trung công việc, chăm lobản thân và gia đình, bên cạnh đó chất lượng xây dựng cũng đảm bảo theo quyđịnh của pháp luật
Giai đoạn hai khi nguồn quỹ đất đã bị thu hẹp do sử dụng vào giai đoạn đầu,nguyện vọng của người thu nhập thấp đã có những nhu cầu khác biệt hơn: môitrường sống tại các khu nhà ở cần có cảnh quan đô thị, có thêm dịch vụ tiện tích,diện tích xây dựng mong muốn tăng hơn và nhu cầu tín dụng ưu đãi tăng.Khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào đầu tư xây dựng dự án vớinhững cơ chế ưu đãi thu hút hấp dẫn như: tiền giải phóng mặt bằng được khấutrừ sang tiền thuê đất, tiền thuế đất được miễn giảm, hình ảnh cũng như năng lựcđầu tư của doanh nghiệp được công khai quảng bá hình ảnh và một số chính sách
Cần xác định đúng mục tiêu, yêu cầu công việc, nội dung công việc mangtính chi tiết như: địa điểm, không gian thực hiện kế hoạch, nơi bố trí, tập kết
Trang 30nguồn nhân lực thực hiện kế hoạch, thời gian thực hiện kế hoạch, chủ thể đốitượng thực hiện kế hoạch.
Cần xác định phương thức, cách thức tiến hành kế hoạch, tổ chức thực hiện,phân bổ nguồn lực, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách Kế hoạch triểnkhai thực hiện chính sách gồm:
- Lập kế hoạch tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự kiến về hệ thốngcác cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai chính sách, số lượng và chất lượngnhân sự tham gia tổ chức thực thi, những dự kiến về cơ chế trách nhiệm của cán
bộ quản lý và công chức thực thi, cơ chế tác động giữ các cấp thực hiện chínhsách
- Xác định kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực
- Xác định thời gian triển khai thực hiện, tổ chức tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm
- Lệ kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chính sách là những dự kiến về tiến độ,hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách
- Xây dựng những nội quy, quy chế trong thực hiện chính sách: nội quy, quychế tổ chức, điều hành, trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ công chức, khenthưởng, kỷ luật
Trên thực tế, có thể không có kế hoạch nào hoàn toàn đúng hoặc không khảthi nhưng không hoạch định gì thì cũng không được Kế hoạch là tiêu chuẩn, làthước đo kết quả so với những gì đã đề ra Việc phối hợp được mọi nguồn lựccủa cá nhân, tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, có thể giữ vững mụctiêu cuối cùng hướng tới Đồng thời dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả thựchiện dự án của cá nhân Đặc biệt khi có kế hoạch chi tiết, cụ thể nó sẽ giúp tránhđược những việc bị động, đột xuất có thể làm mất thời gian
Đối với chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp thì kế hoạch triển khaithực hiện luôn được cơ quan chủ quản ban hành chính sách xây dựng một cáchchi tiết, đảm bảo khi triển khai thực hiện luôn nhận được sự đồng thuận từ xã hội
và đạt được những mục tiêu đề ra
Trang 31Khi xây dựng triển khai thực hiện chính sách luôn gắn kỳ vọng, nhu cầu củađối tượng thụ hưởng chính sách với các nguồn lực có thể đáp ứng được Xácđịnh rõ ràng mục tiêu, mục đích và đối tượng mục tiêu cho chương trình nhà ởcho người thu nhập thấp một cách cụ thể Cung cấp đủ nguồn lực để đảm bảokhả năng đáp ứng, triển khai chính sách đi đúng mục tiêu đã đề ra.
Xác định và đưa ra những cảnh báo sớm về các khó khăn, vướng mắc có thể
sẽ gặp phải khi triển khai thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp
người thu nhập thấp
Khi triển khai thực hiện chính sách cần kêu gọi sự tham gia rộng rãi của toàn
xã hội và nhất là các đối tượng hưởng chính sách có liên quan để đảm bảo khảnăng, nhu cầu của người thu nhập thấp và chính sách ban hành cũng đáp ứngtheo đúng chương trình đưa ra
Khi chính sách triển khai thực hiện nhưng lại thiếu năng lực tuyên truyền,vận động thì chính sách sẽ đi lệch mục tiêu đề ra, không đúng theo kế hoạch đãđịnh sẵn, làm cho lòng tin của người dân vào chính sách bị giảm
Phổ biến tuyên truyền chính sách được thực hiện thường xuyên liên tục,bằng nhiều hình thức như trực tiếp bằng cách trao đổi giao lưu chia sẻ giữanhững đối tượng chính sách hướng đến và trao đổi gián tiếp thông qua các kênhthông tin đại chúng Phổ biến tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượngchính sách và người dân tham gia hiểu rõ hơn về mục đích chính sách hướngđến, các yêu cầu của chính sách, tính đúng đắn của chính sách trong điều kiệnhoàn cảnh đất nước nhất định và cả về tính khả thi của chính sách để người dân
tự giác thực hiện theo quy định Đồng thời giúp cho mỗi cán bộ công chức nhànước có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện chính sách, nhận thức đượcđầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách đối với đời sống xã hội để chủđộng tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêuchính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả theo đúng kế hoạch tổ chức đượcgiao
Trang 32Trên thực tế cũng có một số cơ quan do thiếu năng lực tuyên truyền, vậnđộng đã là cho chính sách không đi sâu đi sát và người dân khó tiếp cận chínhsách.
Có sự khảo sát thực tế để biết được ý nguyện của người dân, của toàn xã hộiđối với chính sách, để thấy được việc xây dựng chính sách là đúng, đáp ứngđược nguyện vọng và giải quyết được vấn đề an sinh xã hội, thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội Kêu gọi, vận động các tổ chức, cộng đồng người dân có nhu cầulớn về vấn đề nhà ở cùng tham gia vào quá trình triển khai, thực hiện chính sách
Hỗ trợ cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện chính sách về cải thiện, nâng caonăng lực cũng như về truyền thông: hỗ trợ kỹ thuật, giám sát các chương trình, tạođiều kiện để có cơ hội tuyên truyền thông tin, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn có hiệuquả và đưa ra các đề xuất của từng khu vực vào chính sách nhà nước
Thường xuyên tổ chức các chương trình vận động chính sách để có sự cọ sát,thăm dò ý kiến của người thu nhập thấp về chính sách có thỏa đáng với mongmuốn của người dân hay không để có sự điều chính sách cho chỉnh phù hợp Cần
tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách thường xuyên kể cả khichính sách đang được thi hành để mọi đối tượng nhận được tuyên truyền luôncủng cố lòng tin vào chính sách và tích cực thực hiện chính sách
Việc phổ biến tuyên truyền vận động thực hiện chính sách được thực hiệnbằng nhiều hình thức như tiếp xúc trực tiếp với đối tượng hưởng chính sách, tiếpxúc gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng Tùy theo từng loạihình chính sách để có thể xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động cho phùhợp
Đối với việc phổ biến tuyên truyền vận động thực hiện chính sách nhà ở chongười thu nhập thấp cũng không loại trừ hình thức tuyên truyền bằng hình thứctrực tiếp trao đổi về chính sách với người thu nhập thấp và hình thức gián tiếpthông qua báo, đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử để bằng mọi cách tiếpcận để có thể đưa chính sách đến với người dân, người thu nhập thấp đang cónhu cầu về nhà ở
Trang 33cho người thu nhập thấp
Trách nhiệm giải trình là cốt lõi của quan hệ công việc giữa các cá nhân vớinhau, cũng như giữa một tổ chức với cơ quan quản lý và công chúng và đặc biệtquan trọng trong những lĩnh vực có quan hệ tới lợi ích của số đông công chúng.Thuật ngữ trách nhiệm giải trình là sự thừa nhận về trách nhiệm đối với mọihành động, mọi sản phẩm, mọi quyết định hay chính sách trong việc lãnh đạo,quản lý và thực hiện công việc gắn với nghĩa vụ báo cáo, giải trình, biện minhcho mọi việc đã xảy ra dù đúng hay sai, dù đạt kết quả hay không đạt kết quả.Trách nhiệm giải trình là phương tiện để hướng đến sự công khai, minh bạchcủa chính sách khi thực hiện để người dân biết được nội dung của chính sách,đảm bảo tính dân chủ trong việc thực hiện chính sách của cơ quan nhà nước,người dân có quyền được biết về các chủ chương, đường lối, chính sách Bêncạnh đó, các chính sách ban hành cần xuất phát từ thực tiễn, phản ánh đúng thựctrạng xã hội đang nói đến vì vậy cần có sự tham gia của người dân, chính điềunày sẽ là một công cụ hữu hiệu ngăn ngừa những tệ nạn có thể xảy ra bất kỳ lúcnào trong bộ máy quản lý nhà nước
Thông qua kết quả đạt được khi thực hiện chính sách cần nhận thấy có đápứng được mục tiêu đề ra không, tiêu chí của chính sách hướng đến và phảithường xuyên xem lại các mục tiêu đề ra để đảm bảo việc thực hiện đúng hướngcũng như có thể báo cáo về tiến độ thực hiện
Tổ chức phân công công việc cho các cơ quan quản lý thực hiện chính sáchcũng như đảm bảo tính khả thi, trách nhiệm phân công cho mỗi cơ quan quản lýphải đảm bảo phân công đúng chức năng, đúng vai trò, có nguồn lực, năng lựcđảm bảo
Xây dựng một bộ máy tổ chức chuyên giám sát, đánh giá kết quả khi triểnkhai thực hiện chính sách Việc rà soát, đánh giá này sẽ đem lại kết quả tốt mangtính thực tiễn cao để hoàn chỉnh chính sách về sau
Trang 34nhập thấp
Phân công phối hợp thực hiện chính sách là khả năng tổ chức điều hành thựchiện chính sách một cách chặt chẽ, khoa học và hợp lý Đó là việc phân côngtrách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện chínhsách, xác định tổ chức, cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các cá nhân, tổchức tham gia phối hợp trong quá trình thực hiện chính sách Thông qua việcphân công, phối hợp thực hiện chính sách một cách khoa học hợp lý sẽ phát huyđược nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
Phân công nhiệm vụ cần đặc biệt chú ý đến khả năng, trình độ năng lựcchuyên môn và thế mạnh của từng tổ chức, cá nhân, hạn chế tình trạng trùngchéo nhiệm vụ và không rõ trách nhiệm Năng lực phân công, phối hợp thựchiện chính sách còn được thể hiện qua việc tổ chức điều hành và phối hợp nhịpnhàng, chặt chẽ hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiệnchính sách Năng lực phân công, phối hợp trong tổ chức điều hành thực hiệnchính sách là năng lực của người lãnh đạo, người chỉ huy, người quản lý trongtriển khai thực hiện kế hoạch đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống
Việc phân công phối hợp thực hiện chính sách được diễn ra theo tiến trìnhmột cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phầnnâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách
Trang 35Việc giám sát thực hiện chính sách không phải là một hoạt động đơn thuầnkhông có chủ định nó còn là công cụ quan trọng mà các cơ quan Nhà nước, cácchủ thể có liên quan đến chính sách, các tổ chức xã hội và người dân sử dụng đểtham gia vào quá trình thực hiện chính sách thông qua việc theo dõi, đánh giá,kết luận và đề xuất những giải pháp, những điều chỉnh về chính sách trongtrường hợp cần thiết Như vậy, giám sát thực hiện chính sách vừa là một hoạtđộng mang tính kỹ thuật của quá trình thực hiện chính sách vừa là một hoạt độngmang tính chính trị của các chủ thể khác nhau trong việc giám sát hoạt động củanhau.
Trên thực tế khi triển khai thực hiện chính sách không phải bộ phận nào cũnglàm tốt các mục tiêu đề ra, đi đúng định hướng ban đầu, vì thế cần có việc giámsát thực hiện chính sách để thúc đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều hơn, nêu cao
ý thức trách nhiệm trong thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ, vừa phóng chống những hành vi vi phạm quy định thực hiện chính sách
Đối với việc giám sát thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấpcần có sự đồng bộ của các chủ thể tham gia, xây dựng kế hoạch giám sát mộtcách chi tiết về các quy định tiêu chuẩn, điều kiện của đối tượng thuộc diện xem xétgiải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp, nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp từnay đến năm 2020 và khả năng đáp ứng, nhìn nhận, đánh giá việc thực hiện cơ chế,chính sách, đề xuất những cải tiến, bổ sung sửa đổi trong cơ chế, chính sách nhằmthúc đẩy phát triển quỹ nhà ở cho người thu nhập thấp, tạo cơ hội để người thu nhậpthấp sớm có nhà, vai trò, trách nhiệm tham gia giải quyết nhà ở cho người thu nhậpthấp của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng cùng chung tay giám sátviệc thực hiện chính sách để đem lại kết quả tốt nhất
1.
Trong quy trình chính sách thì việc đánh giá chính sách là một khâu khôngthể thiếu Tuy nhiên trong thực tiễn, việc đánh giá chính sách hiện nay cũng chưathực sự được coi trọng bởi khi chính sách được ban hành và thực hiện vào thựctiễn các chủ thế khó quay trở lại việc đánh giá, tìm hiểu chính sách ban
Trang 36hành có đi đúng định hướng, có đạt mục tiêu đề ra hay không, có tạo được niềmtin của cộng đồng xã hội không Việc này hiện nay còn đang bị bỏ dỡ và khôngđược sát sao thực hiện.
Đánh giá tổng kết chính sách là việc xem xét, nhận định về giá trị các kếtquả đạt được khi ban hành và thực thi một chính sách Để có thể đi vào cuộcsống, chính sách cần được thể chế hóa thành các quy định pháp luật Việc nhìnnhận đánh giá chính sách do đó thường gắn với sự đánh giá những quy địnhpháp luật này có phù hợp với những yêu cầu của cuộc sống hay không và chúngđược vận hành như thế nào trên thực tế
Việc đánh giá tổng kết thực hiện chính sách là kết luận về sự chỉ đạo, điềuhành tổ chức thực hiện chính sách và việc chấp hành, thực hiện chính sách Đểđánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm chính xác cần phải căn cứ vào các tiêu chí,tiêu chuẩn và các nguyên tắc nhất định Cơ sở để xây dựng tiêu chí đánh giácông tác chỉ đạo, điều hành thực thi chính sách của các cơ quan nhà nước củacán bộ công chức là bản kế hoạch và quy chế, nội quy ban hành kèm theo Ngoài
ra còn phải sử dụng các văn bản liên tịch giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức
xã hội, các văn bản quy phạm pháp luật khác, các báo cáo kết quả thực hiệnchính sách của các cơ quan, tổ chức hữu quan, phải căn cứ vào các nguyên tắc đãđược xác định, thống nhất giữa các cơ quan hữu quan bảo đảm tính toàn diện,công bằng và khách quan Việc đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm phải chỉ rađược chính xác ưu điểm, nhược điểm, kinh nghiệm thực hiện chính sách, các tổchức cá nhân thực hiện tốt hoặc không tốt
Cùng với việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo điều hành, thực hiện củacác cơ quan nhà nước, của đội cán bộ công chức còn phải xem xét, đánh giá kếtquả việc thực hiện của các đối tượng thụ hưởng trực tiếp và gián tiếp từ chínhsách Thước đo, căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện chính sách của các đốitượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách, ý thức chấp hànhnhững quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền banhành để thực hiện mục tiêu và các quy định cụ thể của chính sách
Trang 37“Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm là công việc khó, phức tạp trong quátrình thực hiện chính sách, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức và cán bộ công chứctham gia vào công việc này phải có trình độ, năng lực, kiến thức và kỹ năng nhấtđịnh Không có trình độ, năng lực, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm khó có thểđánh giá được chính xác kết quả thực hiện và rút ra được các bài học kinhnghiệm trong thực hiện chính sách” [5, tr39].
Bên cạnh việc đánh giá tổng kết thực hiện chính sách các cơ quan nhà nước,còn cần xem xét đánh giá việc thực hiện của các đối tượng thụ hưởng chính sáchtheo hướng trực tiếp hoặc gián tiếp Cần đánh giá xem chính sách ban hành cácđối tượng này có hưởng ứng, ủng hộ với mục tiêu chính sách và ý thức chấphành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan Nhà nước ban hành đểthực hiện mục tiêu chính sách trong từng điều kiện về không gian và thời gian.Xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp cần hướng tới tiêu chí giảm giáthành để những người dân thu nhập trung bình và thấp có thể tiếp cận đượcchính sách Tuy nhiên, để nhà ở thu nhập thấp có thể phát triển bền vững, cần cómột hệ thống tiêu chí đánh giá sau thực hiện chính sách nhằm rà soát ý nguyệncủa người thu nhập thấp về các chế độ ưu đãi khi mua nhà ở thu nhập thấp, chínhsách có đáp ứng được nguyện vọng, tiêu chí của người dân không Bên cạnh đó,đánh giá thực hiện chính sách giúp cho các chủ đầu tư, các nhà tư vấn hiểu rõ vàhoàn thiện hơn sản phẩm, người dân có thêm các công cụ kiến thức trong việclựa chọn nhà ở của mình Quá trình phát triển nhà ở thu nhập thấp sẽ ngày càng
có tính cạnh tranh và minh bạch hơn
1.4
người thu nhập thấp
Qúa trình tổ chức thực hiện chính sách thường diễn ra trong thời gian dài vàliên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, vì thế kết quả tổ chức thực hiện chính sáchcũng sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố Nắm chắc được các yếu tố tác động,người chỉ đạo, điều hành có thể thúc đẩy những yếu tố tác động tích cực, ngăn chặnhay hạn chế các yếu tố tác động tiêu cực đến việc tổ chức thực hiện chính sách
Trang 38Qúa trình thực hiện chính sách là một quá trình phức tạp, đòi hỏi chịu ảnhhưởng của rất nhiều nhân tố của môi trương vi mô và vĩ mô, chủ quan và kháchquan, các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường đầu tư Sự thay đổi của các nhân
tố này lúc tác động tiêu cực nhưng cũng có lúc tác động tích cực đến hoạt độngđầu tư Có thể kể đến yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan như sau:
- Yếu tố khách quan: là các yếu tố xuất hiện và tác động đến tổ chức thựchiện chính sách từ bên ngoài, độc lập với ý muốn của chủ thể quản lý, các yếu tốnày vận động theo quy luật khách quan nên ít tạo sự biến đổi do đó cũng khó gây
sự chú ý của các nhà quản lý nhưng lại tác động lớn đến quá trình thực hiệnchính sách đó là các yếu tố: tính chất của vấn đề chính sách, môi trường thựchiện chính sách, mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách, tiềm lựccủa các nhóm đối tượng chính sách và đặc tính của đối tượng chính sách
- Yếu tố chủ quan: là các yếu tố thuộc về cơ quan công quyền, do cán bộcông chức chủ động chi phối đến quá trình thực hiện chính sách nên nó có ảnhhưởng lớn đến việc thực hiện chính sách
Cho đến nay, việc triển khai chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp đãtrải một chặng đường chưa phải là dài nhưng cũng không phải là ngắn Trongquá trình triển khai loại hình nhà ở đặc biệt này, Chính phủ và các địa phươngđều gặp nhiều vấn đề khó khăn, mà chủ yếu là những khúc mắc, khó khăn về cơchế và chính sách, chẳng hạn như cách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhàđầu tư – tức nguồn cung của sản phẩm, hình thành cơ chế ưu đãi, ưu tiên chonhững đơn vị, cá nhân có quan tâm đầu tư xây dựng Tuy nhiên, quá trình triểnkhai còn nhiều bất cập, lúng túng từ nhiều phía: Phía chính quyền các địaphương chưa sẵn sàng chuẩn bị quỹ đất quy hoạch cho loại hình nhà ở cho ngườithu nhập thấp – vốn chưa đem lại lợi nhuận nhìn thấy được Phía người dân thìmặc dù đã được phân loại đối tượng khá đầy đủ, nhưng trong thực tế các nhómđối tượng có khả năng tiếp cận chính sách không đều, đặc biệt là nhóm đốitượng không có công ăn việc làm, không có hộ khẩu vẫn rất khó tiếp cận chínhsách nhà ở cho người thu nhập thấp Như vậy, các lĩnh vực liên quan đến nhà ở
Trang 39cho người thu nhập thấp đều gặp phải những khó khăn về chính sách, quản lývận hành và cả công tác quy hoạch xây dựng.
1.5 Kinh nghiệm của một số địa phương về thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp
Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây không ngừng tăng trưởng vàphát triển Bên cạnh sự phát triển về văn hóa – giáo dục, khoa học kỹ thuật thìvấn đề an sinh xã hội vẫn còn những tồn tại cần được quan tâm Nổi cộm là vấn
đề nhà ở trong đó nhà ở cho người thu nhập thấp đang bức thiết tại các khu vực
đô thị bởi lượng dân lao động nhập cư đổ về học tập, sinh sống và tìm kiếm côngviệc làm ngày một tăng cao dẫn đến nhu cầu về nhà ở cũng tăng Việc ban hànhchính sách nhà ở cho người thu nhập thấp đã phần nào giúp cho vấn đề nhà ởcho người thu nhập thấp được cải thiện, người thu nhập thấp có nhà ở, yên tâmcông tác và sinh sống học tập Có thể kể đến việc thành công thực hiện chínhsách nhà ở cho người thu nhập thấp tại một số địa phương:
1.5.1 Tỉnh Bình Dương thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp
Bình Dương là tỉnh thành công trong việc triển khai thực hiện chính sách nhà
ở cho người thu nhập thấp Trong năm 2016, tỉnh Bình Dương đã khánh thànhgần 5.000 căn nhà ở giá rẻ và tiếp tục khởi công 10.000 căn hộ mới Những căn
hộ rộng 30m2 (trong đó diện tích sàn 20m2, gác 10m2) với giá chỉ 100-150 triệuđồng, người lao động chỉ phải trả trước 20% và mỗi tháng trả thêm khoảng 2triệu đồng
Để đạt được những thành quả trên, Bình Dương đã triển khai và thực hiện tốtchính sách nhà ở cho người thu nhập thấp thông qua các giải pháp và công cụquản lý:
+ Đầu tư dự án với hạ tầng đồng bộ: Các dự án được xây dựng tại khu liênhợp và dịch vụ, được quy hoạch bài bản, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chính.Chính yếu tố đồng bộ về hạ tầng giúp cho việc triển khai dự án được thuận lợi,tiết kiệm thời gian và tiền bạc
Trang 40+ Qũy đất dồi dào, giá rẻ: Nguồn đất trống của tỉnh khá nhiều vì vậy là điềukiện thúc đẩy cho việc triển khai dự án, thứ nữa giá đất khá rẻ, chỉ ở mức 2 triệuđồng/m2 Đây được coi là điều kiện thuận lợi để Bình Dương thực hiện dự ánvới chi phí dùng cho quy hoạch quỹ đất không nhiều.
+ Qúa trình xây dựng khép kín: Từ khâu quy hoạch đất, thiết kế dự án, triểnkhai xây dựng đến hoàn thiện căn nhà đều được tỉnh tổ chức triển khai khép kíncác khâu, hạn chế được việc Chủ dự án phải lo trợ giá xây dựng nguyên vật liệu,nhân công
+ Không xây nhiều tầng: Quan điểm của Bình Dương là các khu chung cưchỉ xây dưới 10 tầng để tiết kiệm các khoản chi phí như thang máy không lắp đặt
sẽ tối giản chi phí đầu tư và sau vận hành người dân cũng không phải trả phí caocho hạng mục này
+ Mô hình căn hộ có nhiều sự lựa chọn: Việc đưa các thiết kế điển hìnhtrong đó có diện tích căn hộ 30m2 đã thu hút được lượng lớn người thu nhậpthấp quan tâm Mặc dù diện tích không cao nhưng vẫn đảm bảo điều kiện sinhhoạt
+ Chính quyền nỗ lực đưa nhà ở thu nhập thấp đến tay người dân: BìnhDương là tỉnh có nhiều khu công nghiệp, vì vậy lượng lao động tập trung tại tỉnhkhá cao do đó vấn đề nhà ở luôn bức thiết và cần được quan tâm Các dự án nhà
ở cho người thu nhập thấp được tỉnh quan tâm hỗ trợ thông qua nhiều cơ chếchính sách để dự án được triển khai một cách nhanh chóng và người thu nhậpthấp có nhà ở, ổn định kinh tế - xã hội của Tỉnh
1.5.2 Kinh nghiệm thực hiện chính sách nhà ở thu nhập thấp tại Tỉnh
Đà Nẵng
Thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìnđến năm 2030 của Chính phủ, thời gian gần đây Đà Nẵng đã đẩy mạnh triển khaichương trình phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp
Đối với nhà ở cho người có thu nhập thấp Đà Nẵng đã hoàn thành gần 8.000căn, với kinh phí đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng, bước đầu đã giải quyết vấn đềnhà ở trên địa bàn thành phố, góp phần thực hiện mục tiêu chương trình “có nhà