THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP Ở VIỆT NAM 18

38 2.1K 7
THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP Ở VIỆT NAM	18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sau hơn 20 năm(bắt đầu từ năm 1986), với chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có một bước chuyển đổi cơ bản từ một nền kinh tế tập trung thành một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Trong suốt thời kỳ này, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng GDP ở mức khoảng 8% một năm trong giai đoạn 1990 tới 1997 và tiếp tục duy trì ở mức khoảng 7% từ năm 2000 đến 2002, khiến nước này có tốc độ phát triển kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới 10 năm qua, diện mạo kinh tế VN đã thay đổi nhiều theo hướng tích cực. Thu nhập thực tế trên đầu người tăng khoảng 7%/năm. Khoảng 30 triệu người, tương đương một phần ba dân số, đã thoát khỏi cảnh nghèo đói.. Nét nổi bật ở Việt Nam là việc tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng cũng hạn chế được tốc độ gia tăng bất bình đẳng. Hệ số Gini, một chỉ số xem xét bất bình đẳng thu nhập, chỉ tăng từ 0,34 năm 1993 lên 0,42 năm 2007 - thấp hơn các nền kinh tế mới nổi khác - đã giải thích tốc độ giảm nghèo mạnh. Chúng ta có thể hy vọng về một viễn cảnh nhiều người nữa sẽ thoát khỏi đói nghèo trong tương lai gần Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, số người giàu ở Việt Nam tăng lên nhiều. Tại Việt Nam hiện có 15 xe Rolls-Royce Phantom và hơn 20 chiếc Bentley. BMW X6 xuất hiện ở thị trường Mỹ cuối tháng 4 thì đầu tháng 7-2008 đã có ở Việt Nam tới 7 chiếc. Mặc dù giá của những chiếc xe này gấp 3-4 lần giá ở Mỹ. Một sự kiện quan trọng là việc người Việt Nam đầu tiên mua máy bay riêng. Đó là ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai – người đã trả 7 triệu USD để mua một chiếc máy bay 12 chỗ ngồi, Beechcraft King Air 350, vào tháng 5-2008 Ông Đoàn Nguyên Đức cũng là một trong những người được nêu tên trong "Top 10 người giàu nhất Việt Nam". Tổng giá trị tài sản của 10 người này, cộng lại tương đương 14.000 tỷ đồng, tức khoảng 900 triệu USD, theo thời giá 2007. Việt Nam có thêm nhiều người giàu, nhưng người nghèo lại cũng nghèo đi vì bị gạt ra ngoài rìa công cuộc phát triển kinh tế. UNDP nhận định, người nghèo ở Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế chỉ bằng 76,6% so với mức bình quân của xã hội, trong khi người giàu hưởng lợi tới 115%. Năm 1990, thu nhập của những hộ nghèo nhất Việt Nam chiếm 8% tổng thu nhập quốc dân. Năm 2006, tỷ lệ này sụt xuống chỉ còn 5,6%. Ngược lại, năm 1990, thu nhập của những hộ khá giả nhất chiếm 42,7% tổng thu nhập quốc dân thì đến năm 2006, tỷ lệ này đã chiếm gần nửa, lên 49,3%. Vậy có hay chăng tăng trưởng vì người nghèo, nhà nước ta có thực hiện được mục tiêu phát triển xã hội, đảm bảo công bằng xã hội? Để làm rõ điều này, chúng ta phải nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng.Với đề tài thảo luận này, em hi vọng sẽ giải quyết được mối nghi vấn đó và góp phần cung cấp thông tin cho việc tìm hiểu và tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề nhằm đạt mục đích thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng đề ra. Mặc dù em đã rất cố gắng tìm hiểu vấn đề, tuy nhiên bài viết vẫn còn rất nhiều hạn chế, em rất mong nhận được sự đóng góp của cô giáo để em hiểu sâu và hoàn thiện bài viết hơn

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sau hơn 20 năm(bắt đầu từ năm 1986), với chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có một bước chuyển đổi cơ bản từ một nền kinh tế tập trung thành một nền kinh tế thị trường đầy đủ Trong suốt thời kỳ này, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng GDP ở mức khoảng 8% một năm trong giai đoạn 1990 tới 1997 và tiếp tục duy trì ở mức khoảng 7% từ năm 2000 đến 2002, khiến nước này có tốc độ phát triển kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới 10 năm qua, diện mạo kinh tế VN đã thay đổi nhiều theo hướng tích cực Thu nhập thực tế trên đầu người tăng khoảng 7%/năm Khoảng 30 triệu người, tương đương một phần ba dân số, đã thoát khỏi cảnh nghèo đói Nét nổi bật ở Việt Nam là việc tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng cũng hạn chế được tốc độ gia tăng bất bình đẳng Hệ số Gini, một chỉ số xem xét bất bình đẳng thu nhập, chỉ tăng từ 0,34 năm 1993 lên 0,42 năm 2007 thấp hơn các nền kinh tế mới nổi khác -đã giải thích tốc độ giảm nghèo mạnh Chúng ta có thể hy vọng về một viễn cảnh nhiều người nữa sẽ thoát khỏi đói nghèo trong tương lai gần Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, số người giàu ở Việt Nam tăng lên nhiều Tại Việt Nam hiện có 15 xe Rolls-Royce Phantom và hơn 20 chiếc Bentley BMW X6 xuất hiện ở thị trường Mỹ cuối tháng 4 thì đầu tháng 7-2008 đã có ở Việt Nam tới 7 chiếc Mặc dù giá của những chiếc xe này gấp 3-4 lần giá ở Mỹ Một sự kiện quan trọng là việc người Việt Nam đầu tiên mua máy bay riêng Đó là ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai – người đã trả 7 triệu USD để mua một chiếc máy bay 12 chỗ ngồi, Beechcraft King Air 350, vào tháng 5-2008 Ông Đoàn Nguyên Đức cũng là một trong những người được nêu tên trong "Top 10 người giàu nhất Việt Nam" Tổng giá trị tài sản của 10 người này, cộng lại tương đương 14.000 tỷ đồng, tức khoảng 900 triệu USD, theo thời

Trang 2

Việt Nam có thêm nhiều người giàu, nhưng người nghèo lại cũng nghèo đi vì bị gạt ra ngoài rìa công cuộc phát triển kinh tế UNDP nhận định, người nghèo ở Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế chỉ bằng 76,6% so với mức bình quân của xã hội, trong khi người giàu hưởng lợi tới 115% Năm 1990, thu nhập của những hộ nghèo nhất Việt Nam chiếm 8% tổng thu nhập quốc dân Năm 2006, tỷ lệ này sụt xuống chỉ còn 5,6% Ngược lại, năm 1990, thu nhập của những hộ khá giả nhất chiếm 42,7% tổng thu nhập quốc dân thì đến năm 2006, tỷ lệ này đã chiếm gần nửa, lên 49,3%.

Vậy có hay chăng tăng trưởng vì người nghèo, nhà nước ta có thực hiện được mục tiêu phát triển xã hội, đảm bảo công bằng xã hội? Để làm rõ điều này, chúng ta phải nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng.Với đề tài thảo luận này, em hi vọng sẽ giải quyết được mối nghi vấn đó và góp phần cung cấp thông tin cho việc tìm hiểu và tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề nhằm đạt mục đích thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng đề ra Mặc dù em đã rất cố gắng tìm hiểu vấn đề, tuy nhiên bài viết vẫn còn rất nhiều hạn chế, em rất mong nhận được sự đóng góp của cô giáo để em hiểu sâu và hoàn thiện bài viết hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I

Trang 3

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG TRONG

PHÂN PHỐI THU NHẬP1 Quan niệm về tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ Như vậy bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế

2 Quan niệm về bất bình đẳng, các khía cạnh và cách tiếp cận

2.1 Khái niệm về bất bình đẳng : bất bình đẳng được hiểu là sự khác

nhau của các nhóm người trong việc tiếp cận các diều kiện sống và các cơ hội.

2.2 Các khía cạnh của bất bình đẳng

- Khía cạnh thu nhập hay tiêu dùng được đo bằng hệ số gini: đó là sự khác nhau trong thu nhập, người thu nhập quá cao, người lại quá thấp

- Khía cạnh tài sản: có nghĩa là có một số người kiểm soát nhiều hơn đối với những tài sản có giá trị như đất đai, vốn, hay thậm chí tri thức, giáo dục và vì vậy có nhiều lựa chọn trong cuộc sống

- Khía cạnh địa lý: là sự khác biệt về cơ hội trong cuộc sốngcủa người dân giữa các tỉnh, các huyện, giữa các vùng cũng như giữa thành thị và nông thôn

- Khía cạnh về giới: là sự khác nhau về cơ hội của nam và nữ trong việc tiếp cận các điều kiện kinh tế, xã hội cũng như chính trị

- Khía cạnh dân tộc: có nghĩa là một số dân tộc không có các cơ hội về phát triển con người như những dân tộc khác

2.3 Các cách tiếp cận về bất bình đẳng

- Dưới góc độ kinh tế: bất bình đẳng về thu nhập

- Dưới góc độ về cơ hội có: Bất bình đẳng về giáo dục Bất bình đẳng về y tế Bất bình đẳng về việc làm

2.4 Các thước đo bất bình đẳng

Trang 4

- Đường cong Loens

Nếu các đường cong Lorenz càng gần với đường bình đẳng tuyệt đối thì mức độ bình

Theo WB: nước cóthu nhập thấp G giao động từ 0,3 đến 0,5 Nước có thu nhập cao G giao động tứ 0,2 đến 0,4

Nước có thu nhập trung bình G giao động từ 0.4 đến 0,6

3.Các quan điểm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bấtbình đẳng

Hiện nay mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế.Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.Vậy nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: một là sự gia tăng tổng thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội.

Từ những năm 1970 trở lại đây, hầu hết các nước đang phát triển đã có sự chuyển hướng ưu tiên trong quá trình phát triển từ việc quan tâm đặc

Trang 5

hơn như: xóa nghèo đói, giảm chênh lệch về thu nhập.Điều này xuất phát từ thực tế là vào những năm 60, các nước đang phát triển có tỉ lệ tăng trưởng tương đối cao nhưng sự tăng trưởng đó mang lại rất ít lợi ích cho người nghèo ở nước họ Chẳng hạn Mỹ La tinh là khu vực có tăng trưởng nhanh từ những năm 1960 và kéo dài đến khi có sự bùng nổ của khủng hoảng nợ(1982) Khoảng cách thu nhập giữa 20% số người giàu nhất và 20% người nghèo nhất trong tổng số dân đã giảm từ tỉ lệ 23/1 xuống 18/1.Tuy nhiên sự cải thiện này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn Trong những năm 1980, tăng trưởng kinh tế của khu vực này làm cho thu nhập của khoảng 10% số người có thu nhập cao nhất tăng 10%, trong khi thu nhập của những người nghèo nhất lại giảm 15% Như vậy tăng trưởng kinh tế chỉ làm tăng phúc lợi cho người giàu, người giàu được hưởng lợi nhiều hơn từ tăng trưởng

Nguyên nhân chính của việc tăng trưởng kinh tế nhanh chóng nhưng không đi đôi với cải thiện đời sống, nâng cao phúc lợi cho đa số dân chúng-những người nghèo là xuất phát từ “phân phối thu nhập” Nếu mức thu nhập và thu nhập bình quân thấp, phân phối thu nhập càng bất công thì dẫn đến kết quả là tổng cầu của nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng bởi thói quen tiêu dùng của người giàu Sức mua có tính chi phối của họ (người giàu) có thể sẽ hướng sản xuất vào những hàng hóa xa xỉ Trong trường hợp này, đường cầu thị trường không phải của tất cả mọi người tiêu dùng mà chỉ của một số ít người giàu Người giàu sẽ thống trị thị trường và quyết định sản xuất cái gì Ngược lại nếu thu nhập được phân phối công bằng hơn, đường cầu sẽ hướng nhiều hơn vào sản xuất hàng hóa thiết yếu để tạo khả năng tăng mức sống cho đại bộ phận dân cư và giảm nghèo đói ở nông thôn Như vậy, có thể nói tăng trưởng (GDP) là điều kiện cần nhưng chưa đủ để làm cho phúc lợi được phân phối rộng rãi hơn Vì vậy trong chiến lược phát triển quốc gia không chỉ đòi hỏi gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn phải quan

Trang 6

tâm trực tiếp đến việc cải thiện đời sống vật chất cho người dân, cũng tức là quan tâm đến việc “phân phối thu nhập”

Một nền kinh tế nếu thực hiện được công bằng sẽ là yếu tố rất quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Khi nền kinh tế thực hiện được công bằng về cơ hội (công bằng về giáo dục và y tế) sẽ tạo ra nguồn nhân lực trong tương lai vừa có kiến thức, tay nghề cao lai có sức khỏe dồi dào thì năng suất lao động chắc chắn đạt kết quả cao, tăng trưởng kinh tế nhanh là điều chắc chắn xảy ra.Khi nền kinh tế thực hiện được công bằng về việc làm, làm tăng thu nhập cho người dân, từ đó tăng mức chi tiêu trong xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

*Một số mô hình phản ánh mối quan hệ giữa tăng trưởng kinhtế và bất bình đẳng

- Mô hình chữ U ngược của Simon Kuznets

Simon Kuznets, nhà kinh tế học Mỹ năm 1955 đã đưa ra một mô hình nghiên cứu mang tính thực nghiệm nhằm xem xét mối quan hệ giữa thu nhập và tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Kuznets đã dùng tỉ số giữa tỉ trọng thu nhập của 20% nhóm giàu nhất trong tổng dân số so với tỉ trọng thu nhập của 60% nhóm nghèo nhất làm thước đo sự bất bình đẳng (gọi là tỉ số Kuznets) Nghiên cứu so sánh này được tiến hành với một nhóm nhỏ các nước đang phát triển như Ấn Độ, Srilanka và nhóm nhỏ các nước phát triển như Mỹ, Anh Kết quả của tỉ số này là: 1.95(Ấn Độ); 1,67(Srilanka); 1,29(Mỹ) và 1,25(Anh) Những giá trị này là dấu hiệu cho thấy các nước đang phát triển có xu hướng diễn ra tình trạng bất bình đẳng ở mức độ cao hơn các nước phát triển Các nghiên cứu sau đó của Kuznets(1963) qua số liệu quan sát được từ 18 nước cũng có kết quả tương tự Vì vậy, Kuznets đã đưa ra giả thiết cho rằng: bất bình đẳng sẽ tăng ở giai đoạn ban đầu và giảm ở giai đoạn sau khi lợi ích của sự phát triển được lan tỏa rộng rãi hơn Nếu biểu diễn mối quan hệ trên đò thị sẽ có dạng chữ

Trang 7

Hạn chế trong mô hình của Kuznets là không giải thích được hai vấn đề quan trọng: thứ nhất, những nguyên nhân cơ bản nào tạo ra sự thay đổi bất bình đẳng trong quá trình phát triển? Thứ hai, phạm vi khác biệt giữa các nước về xu thế thay đổi này trong điều kiện họ sử dụng các chính sách khác nhau tác động tăng trưởng và bất bình đẳng ? Từ hai vấn đề này dẫn đến điều mà các nước đang phát triển băn khoăn: có phải các nước có thu nhập thấp tất yếu phải chấp nhận gia tăng về bất bình đẳng trong quá trình tăng trưởng kinh tế hay không và sau đó họ có thể mong chờ sự bất bình đẳng được giảm bớt khi họ đạt đến mức độ cao của phát triển hay không ?

- Mô hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của A.Lewis

Dưới dạng tổng quát, mô hình cũng nhấ trí với Kuznets về nhận xét cho rằng sự bất bình đẳng sẽ tăng lên lúc đầu và sau đó bị giảm bớt khi đã đạt tới mức độ phát triển nhất định.

Nhưng mô hình đã giải thích được nguyên nhân của xu thế này:

Trước hết sự bất bình đẳng tăng lên ở giai đoạn đầu bởi vì cũng với việc mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp, số lượng lao động được thu hút vào làm việc ở khu vực này ngày càng tăng nhưng tiền công của công nhân nói chung vẫn ở mức tối thiểu Như vậy, trong khi tiền công của công nhân không thay đổi thì thu nhập của các nhà tư bản vừa tăng lên do quy mô mở rộng, vừa tăng lên do lao động của công nhân đưa lại.

Ở giai đoạn sau sự bất bình đẳng giảm bớt do khi lao động dư thừa được thu hút hết vào khu vực thành thị (sản xuất công nghiệp và dịch vụ) thì lao động trỏ thành yếu tố khan hiếm Nhu cầu lao động ngày càng tăng lên đòi hỏi phải tăng tiền lương như vậy sẽ dẫn đến giảm bớt sự bất bình đẳng

Trong mô hình này thì sự bất bình đẳng không chỉ là kết quả của tăng trưởng kinh tế mà còn là điều kiện cần thiết của tăng trưởng.Theo quan điểm của Lewis, bất bình đẳng là điều kiện để người giàu tăng tích lũy, tăng đầu tư, do đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Ngược lại, ở các

Trang 8

nước đang phát triển, khi người giàu tăng thu nhập, nhu cầu tiêu dùng của hộ tăng cao(và hướng vào những hàng hóa xa xỉ) Vì thế, xu hướng tiết kiệm biên rất thấp và tỉ lệ tiết kiệm trung bình của họ có thể thấp hơn những người kém giàu có hơn Như vậy, rõ ràng là đối với các nước đang phát triển, trong trường hợp này, việc giảm bất bình đẳng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tiết kiệm và đầu tư Hay nói cách khác, có thể kết hợp giữa công bằng với tăng trưởng kinh tế.

4 Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng

Có nhiều nguyên nhân gây ra bất bình đẳng.Chúng ta có thể chia thành hai nhóm chính:

4.1 Nhóm nguyên nhân khách quan

Do tác động của yếu tố thời tiết

Nền kinh tế của nước ta chủ yếu là nông nghiệp (lao động nông nghiệp ở nông thôn chiếm 70% dân cư), mà nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì sản xuất nông nghiệp sẽ thuân lợi hơn, tạo động lực sản xuất cho người dân, tăng thu nhập cho người nông dân.

Do tác động của địa lý

Phần lớn nông dân sống ở vùng nông thôn hoặc miền núi, nơi xa trung tâm của dất nước vì thế các cơ sở hạ tầng, giao thông thường khó khăn nên gây không ít cản trở trong sản xuất Trong khi người dân ở thành thị là nơi tập trung các đầu não của đất nước, có các điều kiện thuận lợi để sản xuất và là nơi thu hút được nhiều nguồn tài trợ và vốn của nước ngoài…, làm cho thu nhập của họ ngày càng được nâng cao hơn.

Bất bình dẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản

Do được thừa kế từ tài sản: có những người sinh ra đã được thừa hưởng tài sản sẵn có từ trước của thế hệ trước trong gia đình để lại.Sinh ra trong một gia đình giàu có, họ được hưởng cuộc sông sung túc và có nhiều

Trang 9

ngày càng cao Trong khi người sinh ra trong gia đình khó khăn, không đủ ăn, thì làm sao họ có điều kiện học tập tốt để tìm cho mình một công việc như mong muốn.

Do hành vi tiêu dùng và tiết kiệm: người nghèo có thu nhập thấp nên hầu như họ làm ra chỉ đủ để tiêu dùng không co tiết kiệm hoặc tiết kiệm rất thấp.trong khi người giàu có thu nhập cao tiêu dùng của họ ngày càng tăng, đời sông càng cao, tỉ kệ tiết kiệm của họ tăng chậm hơn tỉ lệ tiêu dùng nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng, như vậy tài sản của họ ngày càng tăng Và khoảng cách giàu nghèo cũng tăng lên.

Do kết quả kinh doanh: người giàu thường có nhiều vốn và họ cũng táo bạo trong kinh doanh hơn nên họ có nhiều cơ hội làm giàu hơn, trong khi người nghèo hầu như không có những thứ đó.

Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động

Do khác nhau về khả năng và kĩ năng lao động: người dân ở thành thị thường có điều kiện tiếp cận với giáo dục và các trường dạy nghề cao hơn nên họ thường có trình độ, khả năng và kĩ năng lao động cao hơn, sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn người dân ở nông thôn.

Do khác nhau về cường độ làm việc: tác phong làm việc trong nghành công nghiệp thường bận rộn, nhanh nhẹn , nhạy bén với cường độ làm việc cao Trong khi tác phong làm việc của người nông dân thường rất thong thả, họ có thời gian nhàn rỗi rất nhiều, hầu như chi lam việc trong ngày mùa

Do khác nhau về cơ hội tiếp cận giáo dục và y tế:

ở thành thi thường tập trung các cơ sở giáo dục và y tế lớn có uy tín và trình độ cao hơn nông thôn, dẫn đến chênh lệch về chất lượng nguồn nhân lực.

Do thiếu việc làm:

người nghèo đã có thu nhập thấp lại thêm tình trạng thất nghiệp, không tạo ra thu nhập nhưng họ vẫn phải chi tiêu hàng ngày, cuộc sống đã

Trang 10

khó khăn lại chồng thêm khó khăn khác Trong khi đó người giàu ngày cang giàu hơn.

4.2 Nhóm nguyên nhân chủ quan:

Chủ yếu do tác động chính sách chính phủ

Do cơ cấu đầu tư chưa hợp lý: nhà nước ta vẫn có chính sách ưu tiên cho đầu tư công nghiệp hơn là đầu tư nông nghiệp, trong khi đó phần lớn dân số nước ta sống ỏ khu vực nông thôn.

Do chính sách hỗ trợ của chính phủ chưa thực sự đi đến đúng người được hưởng: chính phủ ta có nhiều chính sách quan tâm đến người nghèo nhưng do đi qua quá nhiều thủ tục dẫn đến thất thoát nhiều Ví dụ như chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng trường trạm cho nông thôn, nhưng lại chủ yếu xây dựng ở khu vực trung tâm nông thôn (thị trấn,các vùng lân cận…) như vậy người nghèo thực sự ở vùng miền núi xa xôi không được hưởng hoặc số người được hưởng rất hạn chế; chính sách cho người nghèo vay vốn ưu đãi, nhưng thực sự họ có vay được không? Mà phần lớn là người thân quen với cán bộ xã dược vay Vậy được bao nhiêu phần trăm chính sách đến đúng người được hưởng lợi.

Mặt khác nhà nước ta vẫn đang nghèo nên có nhiều chính sách thu hút đầu tư công nghệ và vốn nước ngoài, họ cũng đầu tư vì lợi nhuận nên tập trung chủ yếu ở thành thị hoặc khu vực công nghiệp, vì vậy chính phủ lại đầu tư ở khu vực này nhiều hơn.

5 Lí do cần quan tâm đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tếvà bất bình đẳng: Sự bất công sẽ làm chậm lại tốc độ tăng trưởng

Bất bình đẳng trong giáo dục sẽ làm giảm chất lượng nguồn lực (về mặt kĩ năng nghề nghiệp và trình độ chuyên môn) trung bình xã hội, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động trung bình xã hội, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Trang 11

Bất bình đẳng trong y tế ảnh hưởng đến sức khỏe lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em, sẽ làm giảm chất lượng lao động hiện tại và tương lai Qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Hố sâu ngăn cách sự bất bình đẳng trong giàu nghèo đã góp phần dẫn đến sự nghèo khổ cùng cực kéo dài dai dẳng đối với một bộ phận lớn dân số Điều này làm lãng phí tiềm năng về con người và nhiều trường hợp, nó làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững.

Các thể chế thiếu công bằng sẽ gây ra những tổn thất về kinh tế: các thể chế đó dường như bảo vệ lợi ích của người giàu và những người có ảnh hưởng về mặt chính trị Điều đó thường gây hại cho phần đông số dân chúng Điều này làm cho toàn xã hội trở nên kém hiệu quả.

Bất bình đẳng sẽ làm giảm động lực của người lao động: vì dù làm nhiều nhưng cuộc sống của họ vẫn thiếu thốn, điều đó làm họ chán nản, nhiều lúc họ muốn phó mặc cho cuộc sống Dẫn tới ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Bất bình đẳng có thể gây ra rối loạn chính trị như: công nhân biểu tình đòi tăng lương, đòi được hưởng các quyền lợi khác , bị bọn phản loạn lợi dụng xúi dục gây rối chính trị…

Bất bình đẳng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn xã hội: có những người vì nghèo quá đã phải đi trộm cắp, làm những việc trái pháp luật để kiếm sống…

Bất bình đẳng gây cản trở cơ hội đầu tư: những vùng núi xa xôi giàu về nguồn tài nguyên và nguồn nhân lực nhưng lại thiếu cơ sở hạ tầng, giao thông khó khăn đã gây cản trợ trong việc quyết định đầu tư.

Từ những lí do đó ta thấy bất bình đẳng có ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng là sự cần thiết, nhằm tìm ra hướng giải quyết vấn đề.

Trang 12

CHƯƠNG II

KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐI TRƯỚC

Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày các nhà lãnh đạo thế giới cam kết giải quyết các vấn đề cấp bách trên phạm vi toàn cầu, thế giới vẫn tiếp tục chứng kiến cảnh chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng và bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực Mặc dù nền kinh tế toàn cầu đã phát triển với tốc độ chưa từng có trong những năm gần đây, song các nước giàu ngày càng giàu hơn và các nước nghèo ngày càng nghèo đi, một báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết Bản báo cáo, có tên "The World Social Situation: The Inequality Predicament" được công bố cuối tháng 8, thời điểm 3 tuần trước khi một hội nghị thượng đỉnh thế giới được tổ chức theo lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan để giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay như đói, nghèo, bệnh tật và thất học Bản báo cáo, gồm 158 trang, cho thấy sự bất bình đẳng giữa các quốc gia và trong nội bộ một quốc gia thường song hành cùng toàn cầu hóa kinh tế Bất bình đẳng đã và đang gây ra những hậu quả tiêu cực trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lao động, an toàn việc làm và lương Báo cáo tuyên bố "Chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế và tạo thu nhập như là một chiến lược phát triển là không hiệu quả, vì nó dẫn đến sự tích tụ tài sản trong tay một số ít người và làm tăng thêm mức độ nghèo khổ của nhiều người khác".

Trong phần nhận xét của bản báo cáo, Ocampo cảnh báo cộng đồng quốc tế về hậu quả của việc không hành động "Thất bại trong việc giải quyết tình trạng bất bình đẳng sẽ khiến cho việc nâng cao điều kiện sống cho người nghèo và tạo lập công bằng xã hội trở nên khó khăn hơn bao giờ hết Nguy hiểm hơn, nó có thể dẫn đến sự bất ổn về mặt xã hội trên toàn thế giới Khi đó, tất cả mọi người trong chúng ta đều phải trả giá"

1 Ở đây xét diển hình là nền kinh tế nước Brazil:

Trang 13

Sở hữu nền nông nghiệp, khai mỏ, gia công và lĩnh vực dịch vụ lớn ở mức độ phát triển cao, cũng như một lực lượng lao động dồi dào, GDP (theo sức mua tương đương) của Brasil vượt xa nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác, và là nền kinh tế chủ chốt của khối Mercosur Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, Brasil là nền kinh tế lớn thứ chín thế giới theo sức mua tương đương Đa số các ngành công nghiệp lớn nằm ở phía Nam và phía Đông Nam Đông Bắc là vùng nghèo nhất Brasil, nhưng hiện thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.Brasil có lĩnh vực công nghiệp phát triển nhất Mỹ Latinh Chiếm một phần ba GDP, các ngành công nghiệp đa dạng của Brasil từ sản xuất ô tô, thép, hóa dầu tới máy tính, máy bay và các sản phẩm tiêu dùng

Bảng1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Brazil (thập niên 2000).

4,3% 1,3% 2,7% 1,1% 5,7% 3,2% 3,7% 4,5% 4,5% Nguồn: WB, báo cáo phát triển thế giới 2006-2007

Dù nền kinh tế Brasil có kích thước và tầm quan trọng lớn trong khu vực, những vấn đề đang ngày càng phát triển như tham nhũng, nghèo đói và mù chữ vẫn là những cản trở lớn cho sự phát triển

Sau nhiều thập kỷ có mức lạm phát cao và nhiều nỗ lực kiểm soát, Brasil đã thực thi một chương trình ổn định kinh tế với tên gọi Kế hoạch

Real (được đặt theo tên đồng tiền tệ mới real) vào tháng 7 năm 1994 trong

thời kỳ nắm quyền của tổng thống Itamar Franco Tỷ lệ lạm phát vốn từng đạt mức gần 5.000% thời điểm cuối năm 1993, đã giảm rõ rệt, ở mức thấp 2,5% vào năm 1998 Trong thời cầm quyền của tổng thống Fernando Henrique Cardoso (1995-2002), chính phủ Brasil đã có nỗ lực nhằm thay thế nền kinh tế chỉ huy nhà nước bằng một nền kinh tế theo định hướng thị trường Tới cuối năm 2003, chương trình tư nhân hóa của Brasil, gồm cả việc tư nhân hóa các công ty thép, điện lực, viễn thông đã đạt giá trị hơn 90 tỷ dollar.Tháng 1 năm 1999, Ngân hàng Trung ương Brasil thông báo rằng

Trang 14

nước này sẽ không giữ ổn định tỷ giá đồng real với dollar Mỹ nữa, việc này khiến cho đồng tiền tệ nước này bị mất giá mạnh Nền kinh tế Brasil tăng trưởng 4,4% năm 2000, giảm xuống còn 1,3% năm 2001 Năm 2002, những dự đoán rằng ứng cử viên tổng thống nhiều triển vọng Luis Inácio Lula da Silva, sẽ từ chối thanh toán nợ, gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin sâu sắc khiến nền kinh tế giảm sút tăng trưởng Tuy nhiên, khi đã trúng cử Lula tiếp tục theo đuổi các chính sách kinh tế của người tiền nhiệm Năm 2007, kinh tế Brasil tăng trưởng ở mức 4,5%.

Dù là một nước lớn với một nền kinh tế khá mạnh, Brasil hiện vẫn có hơn 22 triệu người sống dưới mức nghèo khổ Gộp cả những người sống trong tình trạng khá nghèo (có thu nhập không đủ cho những nhu cầu cơ bản), con số này có thể lên tới hơn 53 triệu người (khoảng 30% dân số) Đây là vấn đề đáng báo động, và nó góp phần vào sự bất bình đẳng kinh tế của đất nước, nước này được coi là đứng hàng đầu thế giới theo hệ số Gini Theo báo cáo phát triển thế giới 2006-2007 của WB, hệ số gini về thu nhập của Brazil là 62%; phần trăm thu nhập của 20% dân số nghèo nhất chỉ chiếm 2.6%.Điều này cho thấy ở Brazil tình trạng bất bình dẳng trong thu nhập diễn ra rất nghiêm trọng Sự nghèo khổ tại Brasil được thể hiện bởi số

lượng lớn các khu ổ chuột (favela), đa số chúng đều tồn tại ở những khu

vực thành thị và ở những vùng xa xôi nơi ít có những phát triển kinh tế và xã hội Vùng Đông Bắc gặp phải những vấn đề kinh niên vì khí hậu nửa khô cằn ở những vùng nội địa, những đợt hạn hán thường kỳ ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người Khoảng 16 triệu người dân Brasil chính thức được coi là mù chữ Nỗ lực gần đây nhất nhằm giảm nhẹ tình trạng này đang được tổng thống đương nhiệm Luiz Inacio Lula da Silva thử nghiệm Ông đã đề xuất một chương trình loại trừ nạn đói (Fome Zero) và tăng ngân sách dành cho các chương trình phân phối công bằng từng được đưa ra trước đó, nhưng có nhiều tranh cãi về hiệu quả thực sự của những

Trang 15

chương trình Đó chính là sự trả giá cho sự nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế quá mức và không xem trọng các vấn đề xẫ hội

2 Xét nền kinh tế Hàn Quốc

Hàn Quốc, từng được biết đến như một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất thế giới, đã nghiêm túc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế từ năm 1962 Sau chưa đầy bốn thập kỷ, đất nước đã đạt được những thành tựu kinh tế được cả thế giới biết đến như “Kỳ tích trên sông Hàn” Đó là một quá trình phi thường đã nhanh chóng giúp cải tạo nền kinh tế Hàn Quốc, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử của đất nước Chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng đã góp phần quan trọng vào sự chuyển đổi kinh tế toàn diện của Hàn Quốc Dựa trên chiến lược này, nhiều chương trình phát triển đã được thực hiện thành công Kết quả là từ năm 1962 đến 2005, tổng thu nhập quốc dân (GNI) của Hàn Quốc tăng từ 2,3 tỷ đô la Mỹ lên 786,8 tỷ đô la Mỹ, với thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng vọt từ 87 đô la Mỹ/năm lên 16.291 đô la Mỹ/năm Những con số đầy ấn tượng như vậy cho thấy những chương trình kinh tế này rõ ràng đã thành công rực rỡ Năm 1998, do tỷ giá hối đoái biến động, tổng thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân đầu người giảm mạnh xuống còn 340,4 tỷ đô la Mỹ và 7.335 đô la Mỹ nhưng con số này năm 2002 đã tăng trở lại và đạt mức trước khủng hoảng kinh tế Theo bản thống kê do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD công bố thì quy mô GDP của Hàn Quốc năm 2007 là 979,9 tỷ USD và trở thành nền kinh tế lớn thứ 13 trên thế giới Đây là quy mô lớn thứ 3 trong khu vực Đông Á, sau Trung Quốc và Nhật Bản GDP năm 1990 là 264 tỷ USD; GDP tiếp tục tăng đều đặn và đạt mức 979 tỷ USD như hiện nay.

Trong năm 1995, Hàn Quốc đã bước vào kỷ nguyên 10.000 USD với thu nhập bình quân đầu người đạt 11.432 USD, tăng cao so với mức 9459 USD năm trước đó Mặc dù vậy, con số này đã tụt giảm mạnh chỉ còn

Trang 16

7.355 USD vào năm 1998 khi đối mặt với cơn khủng hoảng tài chính kinh tế của khu vực châu Á Tiếp theo đó, GNI bình quân đầu người của Hàn Quốc leo lên mức 10.481 USD vào năm 2000, đạt 11.499 USD vào năm 2002, 12.720 USD vào năm 2003 và 14.193 vào năm 2004 Thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đạt 20.045 USD, tương đương 18.626 won trong năm 2007 vừa qua, tăng 8,9% so với 18.401 won vào năm trước đó, bấp chấp giá dầu cao và tình hình quốc tế không mấy thuận lợi.

Bảng 2: thu thập hệ số gini một số năm của Hàn Quốc Đơn vị: %

Hệ số gini 29,4 29,1 29,7 29 29,4 29,5 303030303030

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Phụ lục East Asia Update, những năm

khác nhau Đối với từng năm, ấn bản mới nhất được sử dụng

Qua bảng 2 cho thấy Hàn Quốc có hệ số gini rất thấp và khá ổn định qua thời gian, chỉ tăng rất ít từ 29,4%(năm 1994) đến 30% (năm 2005); trong khi đó nền kinh tế lại tăng với tốc độ nhanh Điều đó cho thấy trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội, Hàn Quốc đã gắn tăng trưởng kinh tế vấn đề giải quyết bất bình đẳng trong thu nhập Ngay từ đầu Hàn Quốc đã biết xem trọng vấn đề nguồn lực, họ đầu tư cho giáo dục ngay từ bước đầu phát triển nền kinh tế, tạo ra nguồn nhân lực co trình độ cao và đồng đều nhờ đó mà thu nhập của dân cư có sự chênh lệch thấp : Năm 1950, cuộc chiến Triều Tiên nổ ra, kéo dài trong ba năm Kết thúc chiến tranh, tài nguyên duy nhất mà Hàn Quốc có chính là nguồn nhân lực Nhiều người cho rằng nhờ giáo dục mà Đại Hàn Dân Quốc mới có thể làm lại từ đầu trong những hoàn cảnh như thế.

Chính phủ Hàn Quốc rất mạnh tay cho việc đầu tư vào con người Số tiền đầu tư cho giáo dục năm 1975 là 220 tỉ won, chiếm 2,2% tổng thu nhập quốc gia (GNP) và 13,9% tổng chi tiêu ngân sách nhà nước Đến năm

Trang 17

1986, chi tiêu cho giáo dục đã đạt con số 3,76 nghìn tỉ won, chiếm 4,5% GNP và 27,3% chi tiêu ngân sách

Đằng sau cơn sốt giáo dục là khát khao và sự hi sinh của những bậccha mẹ Người dân Hàn Quốc chấp nhận khổ cực để con cái họ được học

hành Giáo dục là cách đầu tư chắc chắn nhất để nâng cao vị trí của con người trong xã hội, đồng thời là công cụ giúp con người trưởng thành Giáo dục góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc.

Ngoài ra người Hàn Quốc còn có tinh thần đoàn kết rất cao Người Hàn Quốc dù biểu hiện bề ngoài có vẻ cực kỳ cá nhân, nhưng lại vô cùng đoàn kết mỗi khi cần phát huy sức mạnh dân tộc Trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998, dân chúng đã phát động chiến dịch quyên góp trang sức bằng vàng cho chính phủ Gần đây nhất, trong thảm họa tràn dầu ở bờ biển phía tây, hàng trăm người dân đã tình nguyện đến hiện trường để làm sạch từng viên đá một Qua đó cho thấy họ có tinh thần giúp đỡ, bao bọc

Trang 18

CHƯƠNG III

THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP Ở VIỆT NAM

Sau đây là số liệu về tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam theo giá so sánh năm 1994 do Tổng cục Thống kê công bố:

Bảng 3: GDP của Việt Nam theo giá so sánh năm 1994

Ghi chú: Số liệu ước tính

Bảng 4: Bảng thu thập hệ số gini một số năm của Việt Nam

Đơn vị: %

Năm1993 1996 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2004 2006Hệ số gini 3536,3 3835,4 35,9 36,8 37,5 37,5 37,6 3742

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Phụ lục East Asia Update, những năm

khác nhau Đối với từng năm, ấn bản mới nhất được sử dụng

Trang 19

1 Thu nhập của dân cư

Giai đoạn từ năm 1990-1997 nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá nhanh, thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP so với năm trước từ 5,1% (1990) đến 9,5%(1995); 9,3%(1996); 8,2%(1997) Sau năm 1997, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực Đông Á nền kinh tế nước ta cũng bị tác động, tốc độ tăng GDP giảm xuống 5,8%(1998); 4,8%(1999) Nhìn chung nề kinh tế như thế là tương đối tăng trưởng nhanh Giai đoạn từ năm 2000-2006 nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh và có xu hướng tăng đều, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP so với năm trước từ 6,8%(2000) đến 8,4%(2005); 8,2%(2006) Giai đoạn này nói chung tăng khá nhanh, có thể nói đây là giai đoạn đột phá

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của dân cư cũng thường xuyên tăng lên Đời sông dân cư được cải thiện một bước, trừ vùng thiên tai nặng, hoặc gia đình không có vốn liếng, không có đất hoặc ít đất sản xuất nông nghiệp, thiếu kinh nghiệm sản xuất hoặc neo đơn v.v

Ngày đăng: 07/08/2013, 14:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 3: GDP của Việt Nam theo giá so sánh năm 1994 - THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP Ở VIỆT NAM	18

Bảng 3.

GDP của Việt Nam theo giá so sánh năm 1994 Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 5: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng qua các năm - THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP Ở VIỆT NAM	18

Bảng 5.

Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng qua các năm Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 6: Khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% số hộ có thu nhập cao nhất  so với nhóm 20%  số hộ có thu nhập thấp nhất  - THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP Ở VIỆT NAM	18

Bảng 6.

Khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% số hộ có thu nhập cao nhất so với nhóm 20% số hộ có thu nhập thấp nhất Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 7: Tốc độ tăng GDP bình quân thời kỳ 1991-2000 - THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP Ở VIỆT NAM	18

Bảng 7.

Tốc độ tăng GDP bình quân thời kỳ 1991-2000 Xem tại trang 24 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan