Điều chỉnh nền kinh tế tăng trưởng đồng đều

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP Ở VIỆT NAM 18 (Trang 26 - 27)

Tăng trưởng và giảm nghèo phải được diễn ra đồng đều cả ở khu vực thành thị và nông thôn. Có 3 yếu tố dẫn đến tăng trưởng dồng đều cho mọi người ở Việt Nam là giáo dục, thương mại và cơ sở hạ tầng.

- Thứ nhất, cần đảm bảo người nghèo được hưởng các lợi ích từ các chính sách công như giáo dục, y tế, hạ tầng cơ sở… Điều này không chỉ có

nghĩa là Nhà nước tăng cường tiền bạc cho các địa phương còn gặp khó khăn, mà còn phải tìm cách đảm bảo cho người dân tại đây được trực tiếp nhận những ưu đãi này. Một kinh nghiệm quốc tế là cho người nghèo được tham gia vào quá trình đề xuất, hoạch định chính sách, để rồi tự họ theo dõi, giám sát quá trình thực thi chính sách. Trong báo cáo “Nước cho tất cả” vừa được ADB công bố, các tác giả đã chứng minh được rằng trong khi tại các thành phố lớn ở các nước đang phát triển, người dân kêu ca về giá nước cao thì tại các vùng nông thôn, lại không có đủ nước sạch để dùng và “người dân nghèo sẵn sàng trả giá nước sạch cao hơn tại thành phố nếu họ được cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên này đầy đủ và thường xuyên”.

- Thứ hai, tiếp tục đẩy nhanh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi thế của VN là giá nhân công rẻ, nguồn tài nguyên thiên

nhiên phong phú. Mở cửa kinh tế sẽ giúp tất cả các lĩnh vực có cơ hội phát triển, tạo thu nhập cho người dân, đồng thời qua đó giải quyết được các mục tiêu Thiên niên kỷ. Một điều tất yếu là quá trình này cần được tiến

hành song song với việc quản lý của Nhà nước, trên cơ sở hoạch định ra các chiến lược lâu dài qua những cơ chế chính sách phù hợp, bởi nếu không sẽ xảy ra tình trạng lợi bất cập hại của toàn cầu hoá là: VN trở thành nơi đón nhận những công nghệ lạc hậu trên thế giới, thu nhập đầu người được cải thiện chậm chạp

- Cuối cùng cơ sở hạ tầng- đặc biệt là kết nối vùng nông thôn, với chương trình điện khí hóa nông thôn và giao thông nông thôn nhằm mục đích đảm bảo rằng , những khu vực xa xôi nhất cũng không bị bỏ rơi, nhằm mục tiêu lâu dài là tạo ra sự phát triển bền vững.

Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp cơ bản trên, về lâu về dài, khoảng cách giàu - nghèo sẽ được thu hẹp lại mà nền kinh tế vẫn tiếp tục phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP Ở VIỆT NAM 18 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w