1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM

27 308 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 256 KB

Nội dung

cạnh tranh là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quýêt liệt của các chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị trường hàng hoá cụ thể nào đó nhằm giành giật khách hàng và thị trường, thông qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hoá và thu được lợi nhuận cao.

Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng Mã SV: 482330 Lớp: Công nghiệp 48B. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM I, cơ sở lý luận. 1.khái niệm cạnh tranh. cạnh tranh là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quýêt liệt của các chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị trường hàng hoá cụ thể nào đó nhằm giành giật khách hàng và thị trường, thông qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hoá và thu được lợi nhuận cao. Nếu ta hiểu cạnh tranh là cuộc đấu tranh của các chủ thể kinh doanh thì đó là sự cạnh tranh giữa cá nhân, doanh nghiệp, giữa các nền kinh tế với nhau chứ không phải cạnh tranh của hàng hoá.Thuật ngữ “sức cạnh tranh của hàng hoá” hay “năng lực cạnh tranh của hàng hoá” chỉ sự hấp dẫn của hàng hoá đó với khách hàng. Cạnh tranh là hành vi của chủ thể kinh doanh nhằm duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trường so với các đối thủ khác.Để duy trì và phát triển các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh trên thị trường phải tận dụng lợi thế, điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu và khó khăn, đưa ra chiến lược phù hợp. Nhưng nhận biết điểm mạnh điểm yếu, lợi thế khó khăn đã khó, đưa ra những chiến lược phù hợp với doanh nghiệp lại càng khó khăn hơn. Chỉ một sai sót cũng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh thậm chí dẫn doanh nghiệp tới nguy cơ phá sản. Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới nâng cao năng lực cạnh tranh là đòi hỏi không chỉ của các doanh nghiệp mà của cả nền kinh tế. Tại sao phải nâng cao năng lực cạnh tranhnâng cao bằng cách nào? Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, tăng thị phần, thu lợi nhuận cao thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Do đó cần phải nghiêm cứu kỹ các mô hình cạnh tranh từ đó đưa ra chiến lược cho phù hợp.Các mô hình cạnh tranh đang được sử dụng rộng rãi đó là: ma trận BCG-M.Porter, ma trận MC Kíney( tư vấn của G.E), ma trận SWOT …. Nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ.Doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với các nước trong khi họ có ưu thế về công nghê, vốn, kinh nghiệm… 2.Sau đây là đồ ma trận SWOT SWOT matrix S W O SO WO T ST WT Từ phân tích môi trường kinh doanh ta thấy được cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp gặp phải. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp chịu những tác động cạnh tranh khác nhau :trong môi trường quốc tế, quốc gia, môi trường ngành kinh doanh. Trong môi trường nền kinh tế có nhân tố về kinh tế, chính trị luật pháp, công nghệ, văn hoá xã hội, môi trường tự nhiên.Trong môi trường ngànhnăm thế lực cạnh tranh ngành: Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp xác định thế mạnh điểm yếu của doanh nghiệp: nguồn lực tài chính, công nghệ và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực…. SO : nhóm phương án dùng điểm mạnh của doanh nghiệp khai thác các cơ hội trên thị trường hay doanh nghiệp sẽ tận dụng cơ hội phát huy thế mạnh.ST :dùng điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh nguy cơ. WO: tận dụng cơ hội trên thị trường để khắc phục điểm yếu. WT. Từ đó dựa vào ma trận hình thành các nhóm phương án chiến lược, định hướng chiến lược cho doanh nghiệp. lựa chọn các phương án từ đó hình thành phương án phù hợp nhất với doanh nghiệp. Ma trận SWOT là một kỹ thuật phân tích rất mạnh trong việc phân tích điểm mạnh điểm yếu để từ đó tìm ra cơ hội và nguy cơ. Điều gì làm cho SWOT có sức mạnh như vậy?. Đơn giản nó có thể giúp bạn xem xét tất cả các cơ hội mà bạn có thể tận dụng được. Và bằng cách hiểu được điểm yếu của bạn giúp bạn quản lý và xoá bỏ rủi ro trong kinh doanh. đối thủ tiềm năng đối thủ cạnh tranh hiện tại Nhà cung cấp Doanh nghiệp Khách hàng Sản phẩm thay thế 3.Vai trò của ngành công nghiệp ôtô trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Định hướng phát triển Việt Nam tới năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển. Nhưng như thế nào được gọi là nước công nghiệp phát triển?. Đó phải chăng là nền sản xuất hiện đại dựa trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ lớn trong tổng sản phẩm nền kinh tế quốc dân. Vậy để xây dựng được tiềm lực công nghiệp thì Việt Nam cần phải làm gì? Công nghiệp Ôtô được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn, được ưu tiên phát triển. Quan điểm phát triển của Chính Phủ thể hiện rõ vai trò ngành công nghiệp ôtô: “Công nghiệp ôtômột ngành công nghiệp rất quan trọng cần được ưu tiên phát triển để góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng tiềm lực an ninh, quốc phòng của đất nước”.Trong số các ngành công nghiệp sản xuất dân dụng, ngành ôtô có liên kết đầu vào- đầu ra rộng nhất và sự phối hợp công nghệ cao nhất. Vì lý do này ngành công nghiệp ôtô có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình công nghiệp hoá của nền kinh tế quốc dân. Chính sự liên kết đó một khi ngành công nghiệp ôtô phát triển sẽ kéo theo sự phát triển rất lớn của các ngành phụ trợ có liên quan. Từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng hơn. Tạo việc làm cho người lao động, giảm thất nghiệp và các tệ nạn xã hội, mức sống được nâng cao. Ngoài ra công nghiệp ôtômột trong số các ngành có trình độ công nghệ cao. Phát triển công nghiệp ôtô cũng chính là nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam, từ đó tạo tiền đề cho Việt Nam trở thành nước công nghiệp. Chính vai trò quan trọng đó ngành công nghiệp ôtô đang được ưu tiên phát triển. Chính phủ có các biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp ôtô trong nước với các nước khác trên thế giới. Hiện nay ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam còn kém phát triển. Giải pháp nào để tạo lợi thế cạnh tranh, phát triển ngành công nghiệp ôtô? Sau đây là mô hình cạnh tranh ngành công nghiệp ôtômột số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành. II, Thực trạng ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. 1. thực trạng ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. a, Mưc độ tham gia vào mạng lưới khu vực. Hiện nay, chính phủ Việt Nam khuyến khích các ngành công nghệ cao. Song khái niệm các sản phẩm công nghệ cao là không rõ ràng. Quan niệm cho rằng máy tính, DVD, máy kỹ thuật số là các sản phẩm công nghệ cao. Các sản phẩm như may mặc, da dầy là các sản phẩm công nghệ thấp là sai lầm. Công nghệ cao hay thấp là ở chỗ giá trị gia tăng tạo ra tại khâu sản xuất đó là cao hay thấp. Thường thì trong quá trình sản xuất thượng nguồn và hạ nguồn là những khâu công nghệ cao, còn giai đoạn giữa lắp ráp thì bất kỳ một nước nào cũng có thể thực hiện được. Giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất thiết kế và linh phụ kiện lắp ráp marketting Giá trị Công nghệ cao Công nghệ thấp Giai đoạn Thượng nguồn Hạ nguồn Hiện nay, công nghiệp Việt Nam chủ yếu là giai đoạn lắp ráp giản đơn, giá trị thị trường của hàng hoá do Việt Nam sản xuất ra là thấp. Các giai đoạn thiết kế, marketting thường ở các nước phát triển cao như Mỹ, Euo, Nhật Bản và tạo giá trị thị trường cao hơn. Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam cũng không ngoại lệ, công nghệp ôtô thực chất chỉ là công nghiệp lắp ráp giản đơn,từ công nghệ lắp ráp đến các linh phụ kiện đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, giá trị thị trường thấp. Phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đi đôi với việc tăng cường đầu tư cho phát triển thượng nguồn (thiết kế và sản xuất linh kiện) và hạ nguồn (marketting) của sản phẩm. Mức độ tham gia vào mang lưới khu vực trên giác độ giá trị thị trường của hàng hoá như ta phân tích ở trên là thấp, trên giác độ tích luỹ kỹ thuật cũng không mấy khả quan. Trên giác độ tích luỹ kỹ thuật, các nước công nghiệp có thể phân chia thành 4 dạng khác nhau, trong đó Việt Nam thuộc nấc 1: trình độ kỹ thuật thấp kém. Dạng Đặc điểm Quốc gia <Nấc 1> Chỉ lắp ráp Không có ngành phụ trợ.Phụ thuộc nặng nề vào công nghệ và quản lý của nước ngoài. Việt Nam <Nấc 2> Lắp ráp và sản xuất linh kiện Có các ngành phụ trợ quan trọng. Vẫn phụ thuộc nặng nề vào công nghệ và quản lý của nước ngoài. Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc <Nấc 3> Năng lực nội địa Công nghệ và quản lý phần lớn được nội địa hoá. Có thể Hàn Quôc, Đài Loan. cao sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao nhưng chưa thể đi đầu trong đổi mới hoặc thiết kế sản phẩm. <Nấc 4> Đầy đủ năng lực đổi mới Trang bị đầy đủ năng lực nội địa bao gồm cả việc đổi mới và thiết kế sản phẩm trong lĩnh vực phát minh công nghệ. Nhật Bản, Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Âu. Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam với trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hâu, kém phát triển, còn đứng trong hàng ngũ các nước đang phát triển. Lắp ráp trong nước chủ yếu do doanh nghiệp nước ngoài thiết lập, Việt Nam chỉ mua công nghệ, thiết bị về lắp ráp chứ chưa sản xuất được ngay cả linh phụ kiện. Còn quá sớm để nói rằng, liệu Việt Nam có thể vượt qua ngưỡng vô hình này để vươn lên các bước tiếp theo hay không. Nếu Việt Nam muốn phát triển nấc cao hơn thì cần bắt đầu tăng tốc tích luỹ kỹ thuật. Hiện nay ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp ôtô chưa phát triển. Linh phụ kiện cho lắp ráp chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài, khả năng cạnh tranh của ngành còn kém. Do đó ngành công nghiệp ôtô muốn phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh thì cần phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Song phát triển ngành công nghiệp phụ trợ có nên tỷ lệ nội địa hoá đến mức tối đa hay là nên tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua lợi thế cạnh tranh để bổ sung và nâng cao năng lực của các quốc gia khác. Như trên đã nói, công nghiệp ôtô Việt Nam chủ yếu là lắp ráp, chưa có nhà cung cấp linh phụ kiện trong nước, chủ yếu là nhập khẩu. Đầu tư nước ngoài cho sản xuất linh phụ kiện cũng như công nghiệp ôtô chính là thấp, trong khi đó Thái Lan là nơi thu hút đầu tư lớn.Tại sao lại như vậy và làm thế nào để thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp ôtô Việt Nam? Chúng ta phải có các chính sách mở cửa, tạo động lực khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam. b, Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong các ngành và toàn bộ nền kinh tế là vô cùng quan trọng. Đó không chỉ là vấn đề của các doanh nghiệp mà của cả xã hội. Hiện nay nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam đang tốn rất nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu, hoạch định? Cần làm gì để nâng cao khả năng cạnh tranh ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Theo quan điểm tiếp cận ma trận SWOT trước tiên chúng ta cần phải đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong các doanh nghiệp ôtô. Các thuận lợi và khó khăn mà ngành gặp phải. Từ đó đưa ra các phương án cho phù hợp. Sau đây là một số điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp ôtô Việt Nam. Việt Nam có lợi thế hơn các nước khác là giá nhân công rẻ, trình độ tương đối tốt. Công nhân có các ý tưởng trong cải tiến thiết bị và kỹ thuật. Nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất. Giá nhân công rẻ hơn các nước trong khu vực đến 1.5 lần cũng là ưu thế tương đối thu hút các nhà đầu tư vào Việt Nam. Song ưu điểm ít mâ nhược điểm lại rất nhiều. Thứ nhất: Giá xe ôtô quá cao làm cho qui mô thị trường bị thu hẹp đáng kể. Giá xe ôtô tại Việt Nam cao hơn gấp hai đến ba lần giá xe trên thế giới. Ngay cả nước được coi là có giá xe ôtô cao như Malaysia. Giá xe tại Việt Nam cao hơn các nước trên thế giới và trong khu vực là do hai nguyên nhân chính là chi phí linh phụ kiện và yếu tố thuế quá cao. Linh phụ kiện chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài, không có sự chủ động trong nguồn hàng, biến động theo giá thế giới. So với các nước công nghiệp phát triển thì tỷ lệ này cao như thế nào. Ngoài ra chính sách thuế đánh vào linh kiện nhập khẩu, thuế nội địa khác là cao. Chi phí của Việt Nam cao hơn Thái Lan khoảng 48%, khoảng cách về chi phí linh phụ kiện khoảng 56% và thuế là 44% trong tổng sự chênh lệch đó. Thứ hai: Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp ôtô Việt Nam thấp, trang thiết bị lạc hậu. Như trên đã trình bày, công nghiệp Việt Nam thuộc nấc 1 trên 4 nấc công nghệ thế giới. Trình độ công nghệ thấp kém, chủ yếu là lắp ráp giản đơn do nước ngoài thiết lập. Công nghệ lắp ráp lạc hâu, không có sự đổi mới công nghệ. Trừ công ty cơ khí ôtô 1/5 đầu tư 433 tỷ đồng sản xuất xe buýt và xe 24 chỗ còn các doanh nghiệp khác chủ yếu là lắp ráp ôtô từ sát xi nhập khẩu. Nền tảng của các doanh nghiệp ôtô trong nước là các doanh nghiệp cơ khí trước kia làm công việc sửa chữa đại tu xe, nay được bổ sung nâng cao năng lực sản xuất. Ngay cả công ty Trường Hải được coi là cánh chim đầu đàn của công nghiệp ôtô Việt Nam cũng từ một xưởng sửa chữa nhỏ. Điểm xuất phát thấp, công nghệ lạc hậu khiến cho khả năng cạnh tranh của ngành tương đối thấp. Thứ ba: Tỷ lệ nội địa hoá trong ngành còn thấp. Các linh phụ kiện được sản xuất trong nước chủ yếu với giá trị thấp như là săm, lốp, ácqui, ghế ngồi, dây điện…Các thiết bị linh kiện nhập khẩu với giá trị cao đẩy giá xe trong nước cao. Tỷ lệ nội địa hoá là thấp từ 5đến 10% trong khi đó Thái Lan với sự phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp ôtô có tỷ lệ nội địa hoá lên đến 70%-80%. Một câu hỏi đặt ra là tại sao tỷ suất lợi nhuận trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam là tương đối cao, các doanh nghiệp lại không đầu tư phát triển, nâng cao công nghệ vốn dĩ đã lạc hậu mà chỉ chờ cơ hội chuộc lợi. Thư tư: Các doanh nghiệp ôtô trong nước chủ yếu là từ các xưởng sửa chữa xe phát triển lên, tiềm lực tài chính yếu. Trong khi các công ty nước ngoài, công ty liên doanh có vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến hơn. Khả năng cạnh tranh mạnh hơn các doanh nghiệp trong nước.Sau hơn mười năm hình thành và phát triển đến nay đã có 11 liên doanh và 160 doanh nghiệp lắp ráp và sửa chữa trong nước.Nhiều doanh nghiệp qui mô nhỏ cạnh tranh với nhau trên thị trường khiến ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trở nên manh múm, khó kiểm soát. Thứ năm: Sự hợp tác, phối hợp giữa các doanh nghiệp trong ngành còn yếu. Hiện nay chỉ có hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) với 18 thành viên là có sự liên kết giữa các nhà sản xuất ôtô trong nước, song sự liên kết này vẫn còn khá yếu. Sự ép giá từ các nhà cung cấp linh phụ kiện nước ngoài do chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp, mạnh ai nấy làm. Một khi Việt Nam thưc hiện cam kết gia nhập WTO thuế nhập khẩu ôtô từ các nước trong khu vực là o%, các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Đến lúc đó các doanh nghiệp sẽ bảo vệ thị trường và cạnh tranh như thế nào với các doanh nghiệp đó khi mà sự liên kết trong nước yếu như hiện nay. Thứ sáu: Công suất các nhà máy hiện nay rất nhỏ. Một phần do qui mô thị trường ôtô hiện nay nhỏ, khó tập trung sản xuất hàng loạt với qui mô lớn. Mặt khác còn do tiềm lực khả năng của doanh nghiệp còn yếu, vẫn còn có sự chờ đợi kiểu xếp hàng thời kỳ bao cấp để mua xe, thậm chí phải đút lót để được mua xe trước. Tại sao lại như vậy? Qui mô thị trường nhỏ song đang có xu hướng tăng lên, tiêu thụ ôtô cả nước năm 2003 chỉ khoảng 60 000 chiếc, năm 2007 có khoảng 77 000 xe ôtô con lưu hành , thể hiện là lượng xe bán ra ngày một tăng. Phải chăng công suất nhà máy nhỏ là do các doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, chờ sự biến động của môi trường đặc biệt là tranh thủ thu lợi nhuận tối đa trước khi nhà nước thay đổi chính sách. Thứ bẩy: Xe được sản xuất trong nước chất lượng thấp hơn so với thị trường thế giới. Giá xe ôtô cao ngất ngưởng trong khi đó chất lượng xe thua xa thế giới. Công nghệ lắp ráp lạc hậu được chuyển giao nhiều năm nay, thiết bị nhà xưởng xuống cấp không được đầu tư đổi mới. Trong khi giá xe ôtô cao, thị trường tiêu thụ đang có xu hướng tăng thể hiện là

Ngày đăng: 07/08/2013, 12:01

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w