Các chính sách của nhà nướctạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp ôtô trong nước phát triển. Vậy thì các doanh nghiệp cần làm gì để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong khi chỉ còn gần 10 năm nữa phải cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp nước ngoài. Một số giải pháp đề xuất với hiệp hội VAMA.
Tận dụng chính sách bảo hộ của nhà nước, thuế nhập khẩu ôtô cao khiến giá xe nhập khẩu cao. Các doanh nghiệp trong nước tăng cường thu lợi nhuận tái sản xuất. Đầu tư đổi mới công nghệ: mua dây chuyền công nghệ hiện đại, đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ. Ngành công nghiệp phụ trợ hiện nay còn yếu kém, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam phải tốn nhiều thời gian để tìm kiếm đủ các nhà cung cấp linh phụ kiện.
Phát huy thế mạnh doanh nghiệp ôtô, đầu tư trang trí nội thất, sản xuất sản phẩm nội thất ôtô. Coi đây là lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Các doanh nghiệp ôtô trong nước tăng cường liên kết với nhau, tạo tiềm lực mạnh trong ngành nhằm đối phó với các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay tỷ lệ nội địa hoá thấp, linh phụ kiện chủ yếu là nhập khẩu. Không có sự liên kết phối hợp giữa các doanh nghiệp trong ngành có nguy cơ bị các nhà cung cấp ép giá. Liên kết lại tạo tiềm lực lớn từ đó tạo áp lực với các nhà cung cấp linh phụ kiện. Mặt khác, sự hợp tác phối hợp giữa các doanh nghiệp tạo nên hàng rào bảo hộ cho ngành, giảm áp lực cạnh tranh từ các đối thủ mới, giảm áp lực cạnh tranh tạo điều kiện phát triển công nghiệp ôtô trong nước.
Danh mục tài liệu tham khảo.
1. Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp- Nguyễn Kế Tuấn- Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
2. Giáo trình Quản trị chiến lược- Lê Văn Tâm- Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.
3. Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam-Kenichi Ohno, Nguyễn Văn Thường-Nhà xuất bản Lý luận Chính trị.
4. Phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam: Bài toán đang tìm lời giải- Hoàng Phương Trang- Tạp chí tài chính số 9/07.
5. Phát triển công nghiệp phụ trợ: nhiều bất cập cần tháo gỡ- Phí thị Thu Huyền- Tạp chí tài chính số 10/07.
6. Phát triển công nghiệp phụ trợ: yêu cầu tất yếu để phát triển công nghiệp chính.
7. Điều gì tác động đến công nghiệp ôtô nhiều nhất- Theo VnEconomy.
8. Mổ xẻ ngành công nghiệp ôtô Việt Nam- Lantabrand.
9. Quyết định 117.
10.Chóng mặt với thuế nhập khẩu ôtô- Trần Thuỷ- Vietnamnet.
11.Công nghiệp ôtô Việt Nam chỉ còn 10 năm chạy nước rút- Bắc Lập- Laodong
12.Công nghiệp ôtô hay công nghiệp lắp ráp giản đơn- vietnamnet.
13.Chuẩn bị cho thời kỳ bùng nổ sử dụng ôtô ở Việt Nam: Xe nào sẽ lên ngôi?
14.Công nghiệp ôtô: phát triển theo hướng nào- Báo Người Lao Động.